Cõi Người Ta

World Cup, chủ nghĩa quốc gia và toàn cầu hoá - Nguyễn Hưng Quốc

Phải mất năm bảy phút sau, tôi mới nghĩ ra nguyên nhân của sự vắng vẻ bất bình thường này: Đó cũng là giờ đội tuyển Úc đá với đội tuyển Chi Lê trong giải World Cup.
Sáng Thứ Bảy, 14/6, như thường lệ, tôi đến hồ bơi công cộng gần nhà để tập thể dục vào đúng 8 giờ, giờ hồ bơi mở cửa. Điều tôi ngạc nhiên đầu tiên là thấy bãi đậu xe trống trơn. Bước qua cửa, nhìn vào phòng tập thể dục dụng cụ: vắng ngắt; đi ngang qua hồ bơi trẻ em, chỉ thấy lác đác vài bà mẹ ngồi trông chừng con cái đang bì bõm dưới nước; nhìn sang hồ bơi chính: chỉ thưa thớt vài người, hầu hết là phụ nữ; đến hồ tập thể dục: cũng chỉ có vài phụ nữ lớn tuổi đi qua đi lại dưới nước; trong spa và phòng sauna: Không có ai cả. Bình thường, vào giờ này, ở đâu cũng đông nghẹt. Phải mất năm bảy phút sau, tôi mới nghĩ ra nguyên nhân của sự vắng vẻ bất bình thường này: Đó cũng là giờ đội tuyển Úc đá với đội tuyển Chi Lê trong giải World Cup.

Nhiều người đã ghi nhận, một trong những nét làm nên “dân tộc tính” của người Úc là sự say mê nồng nhiệt dành cho thể thao. Phần lớn thanh thiếu niên Úc đều tham gia vào một hình thức thể thao nào đó. Trên ti vi, một trong những chương trình phổ biến nhất là thể thao; nhất là vào hai ngày cuối tuần, mở đài nào cũng thấy thể thao. Trên các tờ báo Úc, cũng vậy, ngày nào cũng dày đặc tin tức liên quan đến thể thao.

Trong các loại bóng tròn, người Úc mê nhất là bóng đá Úc (Australian Football League, AFL, hoặc còn gọi là Aussie Rules). Đến mùa thi đấu, đi đâu cũng nghe người Úc bàn tán về các cuộc tranh tài, về ưu và khuyết của từng huấn luyện viên và từng cầu thủ. Ở hồ bơi công cộng tôi thường đến mỗi ngày, hầu như đó là đề tài duy nhất người ta chuyện trò với nhau một cách say sưa và sôi nổi. Số lượng người thích bóng đá (hay túc cầu, soccer), ít hơn. Nếu các trận đấu bóng đá Úc thu hút cả gần tám, chín chục ngàn người xem; các trận đấu bóng đá (soccer) thường chỉ có khoảng hai, ba chục ngàn người xem, có  khi ít hơn nữa, nếu đó không phải là giải quốc gia.

Tuy nhiên, với World Cup thì khác. Trước khi World Cup chính thức bắt đầu, người ta đã râm ran bàn tán về hy vọng đội tuyển Úc vào sâu trong tứ kết hay chung kết. Không ai thực sự lạc quan. Bóng đá không phải là mặt mạnh nổi bật của Úc trong các cuộc tranh tài đẳng cấp thế giới. Lâu, thật lâu, hiếm hoi lắm, Úc mới được vào tứ kết. Dù vậy, người ta vẫn hết lòng ủng hộ đội tuyển Úc. Người ta đặt hy vọng vào từng trận đấu một cho đến lúc Úc… bị loại. Sống ở Úc khá lâu, tôi thấy dường như hiếm khi nào người Úc lại đoàn kết và giống nhau đến như vậy. Mọi người nhìn đội tuyển Úc như một biểu tượng của quốc gia.

Trong đời sống chính trị đương đại, có lẽ chỉ có hai trường hợp chủ nghĩa quốc gia được bộc lộ rõ rệt và mạnh mẽ: chiến tranh và các giải thể thao. Chiến tranh, trừ các cuộc chiến tranh giữ nước, còn có tranh luận và tranh chấp, còn chia rẽ quốc gia một cách sâu sắc, đặc biệt giữa những người ủng hộ và những người phản đối. Còn các giải thể thao thì chỉ có hai thành phần: Một ủng hộ và một thờ ơ không quan tâm chứ không có người chống đối. Nhưng ngay cả những người thờ ơ cũng không thoát được ảnh hưởng của những cơn cuồng nhiệt đến từ người khác. Cứ bật ti vi lên là thấy. Cứ mở tờ báo ra xem là thấy. Cứ bật radio lên là nghe. Thể thao xuất hiện ở mọi nơi. Và cùng với nó, tinh thần quốc gia cũng dâng lên dào dạt.

Chủ nghĩa quốc gia chỉ là một khía cạnh. Còn một khía cạnh khác quan trọng không kém: Không ở đâu xu hướng toàn cầu hoá lại được thể hiện rõ nét như trong lãnh vực thể thao, đặc biệt, bóng đá. Nhìn vào các đội bóng đá nổi tiếng ở châu Âu mà xem: Mỗi đội, nhất là các đội lớn, quy tụ rất nhiều các cầu thủ từ khắp nơi trên thế giới: Có người da trắng, có người da vàng và có người da đen. Họ mang những quốc tịch khác nhau. Ngoài tên đội bóng, giữa họ, hầu như chỉ có một điểm chung duy nhất: cùng một huấn luyện viên, người phân bố vị trí cho từng người và cũng là người quyết định việc dàn quân và chiến thuật cho từng trận đấu. Ngay ở Việt Nam, người ta cũng có thể nhận thấy xu hướng toàn cầu hoá trong bóng đá: phần lớn huấn luyện viên là người ngoại quốc. Nhiều cầu thủ ngoại quốc, nhất là ở Nam Mỹ và châu Phi, sang Việt Nam đá thuê. Ở Úc, hầu như tất cả các cầu thủ nổi tiếng đều đi đá thuê cho các đội bóng ở châu Âu, nơi có nhiều khán giả và nhiều cuộc tranh tài hàng năm hơn, do đó, cũng trả lương cao hơn. Hiện tượng làm huấn luyện hay làm cầu thủ thuê ở nước khác như vậy cho thấy tính chất quốc tế trong bóng đá.
 
Có khi tính chất quốc tế và tinh thần quốc gia xung đột nhau một cách trầm trọng. Ví dụ, ở World Cup năm 2006, trong trận đấu giữa Úc và Croatia vào ngày 22 tháng 6, 2006, một số cầu thủ Úc gốc Croatia đã phải đối đầu với đồng hương của chính họ trên sân cỏ. Vấn đề đặt ra là: Họ nên trung thành với quê gốc (Croatia) hay quê mới (Úc)? Ngay với kháan giả cũng có mâu thuẫn ấy. Ví dụ trong trận đấu giữa đội Úc và đội Ý vào ngày 26 tháng 6, khán giả Úc đã chia làm hai phe: người Úc gốc Ý (vốn khá đông tại Úc) và người Úc “rặt” hoặc đến từ những nơi khác. Cả hai đều ngồi xem trận đấu được chiếu trên màn ảnh rộng ở nhiều tụ điểm khác nhau trong các thành phố lớn. Tự sâu kín trong tâm hồn mỗi người đều nảy ra sự chọn lựa đầy phân vân: Ủng hộ đội nào? Cuối cùng, đội Ý thắng đội Úc 1 – 0. Các hình ảnh được chiếu trên tivi cho thấy, sau khi trận đấu chấm dứt, những người gốc Ý vỗ tay reo hò ầm ĩ, nhưng khi họ nhìn sang bên cạnh, thấy những người Úc khác có vẻ buồn bã, nhiều người khựng lại và tiếng vỗ tay tắt nhanh hơn bình thường. Hiểu được tâm trạng của nhiều người Úc gốc Ý, những người Úc-không-phải Ý, sau một thoáng im lặng, bỗng vỗ tay vang dội để chia sẻ với các “đồng bào” không cùng sắc tộc với mình!
 
Trong sự xung đột giữa tinh thần quốc gia và tinh thần quốc tế, ở Tây phương, thấy nổi bật lên một yếu tố thứ ba; tinh thần chuyên nghiệp. Đấu cho ai và/hoặc đấu với ai, các huấn luyện viên và các cầu thủ đều cố gắng làm hết sức mình. Và khán giả tin cậy họ. Trong trận đấu giữa Úc và Croatia kể trên, người dân Úc nói chung không hề nghi ngờ các cầu thủ Úc gốc Croatia sẽ “phản bội” Úc hoặc tìm cách bán độ.
 
Ít nhất, đó cũng là các điểm son của bóng đá. Là một trong những lý do chính đáng để chúng ta an tâm bỏ thì giờ miệt mài ngồi trước màn ảnh ti vi để xem bóng đá từ trận này sang trận khác.
VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

World Cup, chủ nghĩa quốc gia và toàn cầu hoá - Nguyễn Hưng Quốc

Phải mất năm bảy phút sau, tôi mới nghĩ ra nguyên nhân của sự vắng vẻ bất bình thường này: Đó cũng là giờ đội tuyển Úc đá với đội tuyển Chi Lê trong giải World Cup.
Sáng Thứ Bảy, 14/6, như thường lệ, tôi đến hồ bơi công cộng gần nhà để tập thể dục vào đúng 8 giờ, giờ hồ bơi mở cửa. Điều tôi ngạc nhiên đầu tiên là thấy bãi đậu xe trống trơn. Bước qua cửa, nhìn vào phòng tập thể dục dụng cụ: vắng ngắt; đi ngang qua hồ bơi trẻ em, chỉ thấy lác đác vài bà mẹ ngồi trông chừng con cái đang bì bõm dưới nước; nhìn sang hồ bơi chính: chỉ thưa thớt vài người, hầu hết là phụ nữ; đến hồ tập thể dục: cũng chỉ có vài phụ nữ lớn tuổi đi qua đi lại dưới nước; trong spa và phòng sauna: Không có ai cả. Bình thường, vào giờ này, ở đâu cũng đông nghẹt. Phải mất năm bảy phút sau, tôi mới nghĩ ra nguyên nhân của sự vắng vẻ bất bình thường này: Đó cũng là giờ đội tuyển Úc đá với đội tuyển Chi Lê trong giải World Cup.

Nhiều người đã ghi nhận, một trong những nét làm nên “dân tộc tính” của người Úc là sự say mê nồng nhiệt dành cho thể thao. Phần lớn thanh thiếu niên Úc đều tham gia vào một hình thức thể thao nào đó. Trên ti vi, một trong những chương trình phổ biến nhất là thể thao; nhất là vào hai ngày cuối tuần, mở đài nào cũng thấy thể thao. Trên các tờ báo Úc, cũng vậy, ngày nào cũng dày đặc tin tức liên quan đến thể thao.

Trong các loại bóng tròn, người Úc mê nhất là bóng đá Úc (Australian Football League, AFL, hoặc còn gọi là Aussie Rules). Đến mùa thi đấu, đi đâu cũng nghe người Úc bàn tán về các cuộc tranh tài, về ưu và khuyết của từng huấn luyện viên và từng cầu thủ. Ở hồ bơi công cộng tôi thường đến mỗi ngày, hầu như đó là đề tài duy nhất người ta chuyện trò với nhau một cách say sưa và sôi nổi. Số lượng người thích bóng đá (hay túc cầu, soccer), ít hơn. Nếu các trận đấu bóng đá Úc thu hút cả gần tám, chín chục ngàn người xem; các trận đấu bóng đá (soccer) thường chỉ có khoảng hai, ba chục ngàn người xem, có  khi ít hơn nữa, nếu đó không phải là giải quốc gia.

Tuy nhiên, với World Cup thì khác. Trước khi World Cup chính thức bắt đầu, người ta đã râm ran bàn tán về hy vọng đội tuyển Úc vào sâu trong tứ kết hay chung kết. Không ai thực sự lạc quan. Bóng đá không phải là mặt mạnh nổi bật của Úc trong các cuộc tranh tài đẳng cấp thế giới. Lâu, thật lâu, hiếm hoi lắm, Úc mới được vào tứ kết. Dù vậy, người ta vẫn hết lòng ủng hộ đội tuyển Úc. Người ta đặt hy vọng vào từng trận đấu một cho đến lúc Úc… bị loại. Sống ở Úc khá lâu, tôi thấy dường như hiếm khi nào người Úc lại đoàn kết và giống nhau đến như vậy. Mọi người nhìn đội tuyển Úc như một biểu tượng của quốc gia.

Trong đời sống chính trị đương đại, có lẽ chỉ có hai trường hợp chủ nghĩa quốc gia được bộc lộ rõ rệt và mạnh mẽ: chiến tranh và các giải thể thao. Chiến tranh, trừ các cuộc chiến tranh giữ nước, còn có tranh luận và tranh chấp, còn chia rẽ quốc gia một cách sâu sắc, đặc biệt giữa những người ủng hộ và những người phản đối. Còn các giải thể thao thì chỉ có hai thành phần: Một ủng hộ và một thờ ơ không quan tâm chứ không có người chống đối. Nhưng ngay cả những người thờ ơ cũng không thoát được ảnh hưởng của những cơn cuồng nhiệt đến từ người khác. Cứ bật ti vi lên là thấy. Cứ mở tờ báo ra xem là thấy. Cứ bật radio lên là nghe. Thể thao xuất hiện ở mọi nơi. Và cùng với nó, tinh thần quốc gia cũng dâng lên dào dạt.

Chủ nghĩa quốc gia chỉ là một khía cạnh. Còn một khía cạnh khác quan trọng không kém: Không ở đâu xu hướng toàn cầu hoá lại được thể hiện rõ nét như trong lãnh vực thể thao, đặc biệt, bóng đá. Nhìn vào các đội bóng đá nổi tiếng ở châu Âu mà xem: Mỗi đội, nhất là các đội lớn, quy tụ rất nhiều các cầu thủ từ khắp nơi trên thế giới: Có người da trắng, có người da vàng và có người da đen. Họ mang những quốc tịch khác nhau. Ngoài tên đội bóng, giữa họ, hầu như chỉ có một điểm chung duy nhất: cùng một huấn luyện viên, người phân bố vị trí cho từng người và cũng là người quyết định việc dàn quân và chiến thuật cho từng trận đấu. Ngay ở Việt Nam, người ta cũng có thể nhận thấy xu hướng toàn cầu hoá trong bóng đá: phần lớn huấn luyện viên là người ngoại quốc. Nhiều cầu thủ ngoại quốc, nhất là ở Nam Mỹ và châu Phi, sang Việt Nam đá thuê. Ở Úc, hầu như tất cả các cầu thủ nổi tiếng đều đi đá thuê cho các đội bóng ở châu Âu, nơi có nhiều khán giả và nhiều cuộc tranh tài hàng năm hơn, do đó, cũng trả lương cao hơn. Hiện tượng làm huấn luyện hay làm cầu thủ thuê ở nước khác như vậy cho thấy tính chất quốc tế trong bóng đá.
 
Có khi tính chất quốc tế và tinh thần quốc gia xung đột nhau một cách trầm trọng. Ví dụ, ở World Cup năm 2006, trong trận đấu giữa Úc và Croatia vào ngày 22 tháng 6, 2006, một số cầu thủ Úc gốc Croatia đã phải đối đầu với đồng hương của chính họ trên sân cỏ. Vấn đề đặt ra là: Họ nên trung thành với quê gốc (Croatia) hay quê mới (Úc)? Ngay với kháan giả cũng có mâu thuẫn ấy. Ví dụ trong trận đấu giữa đội Úc và đội Ý vào ngày 26 tháng 6, khán giả Úc đã chia làm hai phe: người Úc gốc Ý (vốn khá đông tại Úc) và người Úc “rặt” hoặc đến từ những nơi khác. Cả hai đều ngồi xem trận đấu được chiếu trên màn ảnh rộng ở nhiều tụ điểm khác nhau trong các thành phố lớn. Tự sâu kín trong tâm hồn mỗi người đều nảy ra sự chọn lựa đầy phân vân: Ủng hộ đội nào? Cuối cùng, đội Ý thắng đội Úc 1 – 0. Các hình ảnh được chiếu trên tivi cho thấy, sau khi trận đấu chấm dứt, những người gốc Ý vỗ tay reo hò ầm ĩ, nhưng khi họ nhìn sang bên cạnh, thấy những người Úc khác có vẻ buồn bã, nhiều người khựng lại và tiếng vỗ tay tắt nhanh hơn bình thường. Hiểu được tâm trạng của nhiều người Úc gốc Ý, những người Úc-không-phải Ý, sau một thoáng im lặng, bỗng vỗ tay vang dội để chia sẻ với các “đồng bào” không cùng sắc tộc với mình!
 
Trong sự xung đột giữa tinh thần quốc gia và tinh thần quốc tế, ở Tây phương, thấy nổi bật lên một yếu tố thứ ba; tinh thần chuyên nghiệp. Đấu cho ai và/hoặc đấu với ai, các huấn luyện viên và các cầu thủ đều cố gắng làm hết sức mình. Và khán giả tin cậy họ. Trong trận đấu giữa Úc và Croatia kể trên, người dân Úc nói chung không hề nghi ngờ các cầu thủ Úc gốc Croatia sẽ “phản bội” Úc hoặc tìm cách bán độ.
 
Ít nhất, đó cũng là các điểm son của bóng đá. Là một trong những lý do chính đáng để chúng ta an tâm bỏ thì giờ miệt mài ngồi trước màn ảnh ti vi để xem bóng đá từ trận này sang trận khác.
VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm