Cõi Người Ta

Thú phạt

Trừ những phong tục đã trở thành hủ tục tại các vùng miền núi xa xôi, có lẽ miền Tây nam bộ là nơi cuối cùng của đất nước ta sử dụng quyền "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" trong chuyện hôn nhân bởi



Trừ những phong tục đã trở thành hủ tục tại các vùng miền núi xa xôi, có lẽ miền Tây nam bộ là nơi cuối cùng của đất nước ta sử dụng quyền "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" trong chuyện hôn nhân bởi cách đây chừng 30 năm, việc này còn khá phổ biến, ngay cả hiện nay, chuyện làm mai- coi mặt- cưới, nghĩa là không cần tình yêu trước khi  thành vợ chồng vẫn còn xảy ra, dù đã ít hơn, tại vùng đất này.
Ngày nay thanh niên đã được toàn quyền tự do tìm hiểu, yêu đương trước khi cưới, dù sau đó họ có sống với nhau bền vững như cha mẹ ông bà mình hay không thì chưa chắc. Nhìn lại thời trước, có vẻ như người miền Tây nam bộ thường áp đặt con cái hơn các vùng miền khác. Trai gái lớn lên, nhất nhất phải nghe lời cha mẹ đi lấy vợ lấy chồng nơi gia đình đã định, dù rằng có khi cái mối duyên ấy là do hai người cha nổi hứng hứa gả con cho nhau trong một... cuộc nhậu!

Tuổi thanh niên tôi sống lâu dài ở trung tâm đồng bằng này và từng chứng kiến rất nhiều nước mắt của những cô gái phải nghe lời cha mẹ đi làm vợ một người mình không yêu, thậm chí chưa từng quen biết. Thường thì bi kịch rơi vào các cô gái, bởi các chàng trai khó bị ép uổng hơn, và những chàng trai lấy vợ sắp đặt thường nhút nhát, hoặc hời hợt và khi coi mắt, thấy cô gái xinh đẹp thì dễ gật đầu.

Thế nhưng ngay cả từ những năm tháng rất xa xưa, không phải mọi con đường tình yêu đều bị chắn lối. Nếu những cặp đôi đã hẹn hò nhau, đã có một tình yêu đủ lớn thì họ sẽ được ban cho một ân huệ thông thoáng đến bất ngờ. Đó là sẽ thành vợ chồng mà không cần đám cưới, chỉ cần một cái lễ đơn sơ, gọi là lễ thú phạt!

Tôi cũng đã không ít lần được dự cái lễ hơi bi hài này. Đó thường là khi một đám cưới do mai mối sắp tiến hành, có khi ngay trước đêm tân hôn, cô dâu, do đã nặng lòng với một chàng trai khác, đã tìm cách bỏ trốn đến một nơi bí mật nào đó với người mình yêu. Vậy là cuộc hôn nhân sắp đặt kia tan vỡ. Tất nhiên nhà gái phải "đền bù" cho nhà trai, phải chịu nhiều điều tiếng, nhưng rồi mọi chuyện cũng qua... Sau đó thường thì cái cặp đôi đã dắt nhau đi kia sẽ âm thầm về nhà chàng trai, đánh tiếng và khi được đồng ý (cho có lệ chứ gần như chắc chắn), nhà trai sẽ đem "lễ vật" tối thiểu là 1 cặp vịt sang nhà gái, một bữa rượu đơn sơ sẽ được tổ chức giới thiệu họ hàng ruột thịt, và nhận sui gia. Đó là lễ "thú phạt". Có lẽ các vị hồi xưa ghép từ "thú" là đàn ông lấy vợ với chữ "phạt" của hình phạt, nghĩa là phạt vì đã... lấy vợ... trái phép! Vậy là xong. Họ chính thức trở thành vợ chồng, tuy cô gái có phần thiệt thòi vì không có đám cưới, rước dâu... nhưng bù lại họ sẽ được chung sống cùng nhau suốt đời thay vì phải cam chịu với một người xa lạ!

Tình yêu hay bất cứ mong ước tốt đẹp nào dù có khi rất nhiều rào cản nhưng vẫn còn có lối thoát, nếu chúng ta có đủ lòng niềm in và dũng cảm! Cũng vì vậy, tôi vẫn phục người miền Tây nam bộ nghĩ ra cái lễ "thú phạt", đó chính là một con đường hẹp nhưng dẫn đến hạnh phúc và chỉ giành cho những tình yêu thực sự!

Nguyễn Đình Bổn
http://nguyendinhbon.blogspot.com/2014/07/thu-phat.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thú phạt

Trừ những phong tục đã trở thành hủ tục tại các vùng miền núi xa xôi, có lẽ miền Tây nam bộ là nơi cuối cùng của đất nước ta sử dụng quyền "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" trong chuyện hôn nhân bởi



Trừ những phong tục đã trở thành hủ tục tại các vùng miền núi xa xôi, có lẽ miền Tây nam bộ là nơi cuối cùng của đất nước ta sử dụng quyền "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" trong chuyện hôn nhân bởi cách đây chừng 30 năm, việc này còn khá phổ biến, ngay cả hiện nay, chuyện làm mai- coi mặt- cưới, nghĩa là không cần tình yêu trước khi  thành vợ chồng vẫn còn xảy ra, dù đã ít hơn, tại vùng đất này.
Ngày nay thanh niên đã được toàn quyền tự do tìm hiểu, yêu đương trước khi cưới, dù sau đó họ có sống với nhau bền vững như cha mẹ ông bà mình hay không thì chưa chắc. Nhìn lại thời trước, có vẻ như người miền Tây nam bộ thường áp đặt con cái hơn các vùng miền khác. Trai gái lớn lên, nhất nhất phải nghe lời cha mẹ đi lấy vợ lấy chồng nơi gia đình đã định, dù rằng có khi cái mối duyên ấy là do hai người cha nổi hứng hứa gả con cho nhau trong một... cuộc nhậu!

Tuổi thanh niên tôi sống lâu dài ở trung tâm đồng bằng này và từng chứng kiến rất nhiều nước mắt của những cô gái phải nghe lời cha mẹ đi làm vợ một người mình không yêu, thậm chí chưa từng quen biết. Thường thì bi kịch rơi vào các cô gái, bởi các chàng trai khó bị ép uổng hơn, và những chàng trai lấy vợ sắp đặt thường nhút nhát, hoặc hời hợt và khi coi mắt, thấy cô gái xinh đẹp thì dễ gật đầu.

Thế nhưng ngay cả từ những năm tháng rất xa xưa, không phải mọi con đường tình yêu đều bị chắn lối. Nếu những cặp đôi đã hẹn hò nhau, đã có một tình yêu đủ lớn thì họ sẽ được ban cho một ân huệ thông thoáng đến bất ngờ. Đó là sẽ thành vợ chồng mà không cần đám cưới, chỉ cần một cái lễ đơn sơ, gọi là lễ thú phạt!

Tôi cũng đã không ít lần được dự cái lễ hơi bi hài này. Đó thường là khi một đám cưới do mai mối sắp tiến hành, có khi ngay trước đêm tân hôn, cô dâu, do đã nặng lòng với một chàng trai khác, đã tìm cách bỏ trốn đến một nơi bí mật nào đó với người mình yêu. Vậy là cuộc hôn nhân sắp đặt kia tan vỡ. Tất nhiên nhà gái phải "đền bù" cho nhà trai, phải chịu nhiều điều tiếng, nhưng rồi mọi chuyện cũng qua... Sau đó thường thì cái cặp đôi đã dắt nhau đi kia sẽ âm thầm về nhà chàng trai, đánh tiếng và khi được đồng ý (cho có lệ chứ gần như chắc chắn), nhà trai sẽ đem "lễ vật" tối thiểu là 1 cặp vịt sang nhà gái, một bữa rượu đơn sơ sẽ được tổ chức giới thiệu họ hàng ruột thịt, và nhận sui gia. Đó là lễ "thú phạt". Có lẽ các vị hồi xưa ghép từ "thú" là đàn ông lấy vợ với chữ "phạt" của hình phạt, nghĩa là phạt vì đã... lấy vợ... trái phép! Vậy là xong. Họ chính thức trở thành vợ chồng, tuy cô gái có phần thiệt thòi vì không có đám cưới, rước dâu... nhưng bù lại họ sẽ được chung sống cùng nhau suốt đời thay vì phải cam chịu với một người xa lạ!

Tình yêu hay bất cứ mong ước tốt đẹp nào dù có khi rất nhiều rào cản nhưng vẫn còn có lối thoát, nếu chúng ta có đủ lòng niềm in và dũng cảm! Cũng vì vậy, tôi vẫn phục người miền Tây nam bộ nghĩ ra cái lễ "thú phạt", đó chính là một con đường hẹp nhưng dẫn đến hạnh phúc và chỉ giành cho những tình yêu thực sự!

Nguyễn Đình Bổn
http://nguyendinhbon.blogspot.com/2014/07/thu-phat.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm