Thân Hữu Tiếp Tay...

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 2)

Kinh tế học quan tâm đến hai khía cạnh của một thị trường - trong trường hợp này là thị trường mại dâm. Thứ nhất là từ góc độ thực nghiệm, kinh tế học tìm cách khảo sát các hiện tượng của thị trường này, phát hiện các nghịch lý, các điểm không dễ giải thích chỉ dựa vào cảm quan

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 2)

 
 
Kinh tế học quan tâm đến hai khía cạnh của một thị trường - trong trường hợp này là thị trường mại dâm. Thứ nhất là từ góc độ thực nghiệm, kinh tế học tìm cách khảo sát các hiện tượng của thị trường này, phát hiện các nghịch lý, các điểm không dễ giải thích chỉ dựa vào cảm quan, các quy luật và các cách thức vận hành của thị trường mại dâm. Thứ hai, từ góc độ lý thuyết, kinh tế học đưa ra các giả thuyết và dựa trên các giả thuyết này để giải thích bằng các mô hình kinh tế các hiện tượng mà nghiên cứu thực nghiệm đưa ra.
 
Về mặt lý thuyết, trước khi nghiên cứu một hiện tượng, kinh tế học phải định nghĩa được hiện tượng đó là gì. Việc định nghĩa thế nào là mại dâm nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản, nhưng thực tế không phải như vậy.
 
Trong từ điển tiếng Anh của
Random House, mại dâm được hiểu là “một hành vi liên quan đến làm tình để đổi lấy tiền.” Thế nhưng theo cách nói của Edlund và Korn (2002) thì “một gái mại dâm không thể hiểu đơn thuần là một người phụ nữ bán thân xác mình vì, theo nhiều triết gia trong lịch sử, kể cả nhà Mác-xít luận Ăng Ghen, “việc này được thực hiện hàng ngày bởi những phụ nữ trở thành các bà vợ và vì thế có nhà cửa và một cuộc sống no đủ”.
 
Cũng theo Edlund và Korn, thời trung cổ có luật sư Johannes Teutonicus cho rằng một người phụ nữ có quan hệ tình dục với ít nhất 23 nghìn người đàn ông thì phải gọi là gái điếm, nhưng nếu một người phụ nữ quan hệ với 40-60 người thì cũng nên gọi như thế. Tuy nhiên, theo Edlund và Korn, phần lớn mọi người đều đồng ý rằng cặp kè hẹn hò nhiều không có nghĩa là một người trở thành gái/trai điếm. Thêm nữa, đưa ra một ngưỡng như 40 hay 23 nghìn sai lầm ở chỗ nó không bao gồm được những người làm mại dâm cao cấp.
 
Chính vì thế, Edlund và Korn đưa ra một định nghĩa mà theo hai bà là chính xác hơn, đó là: mại dâm là một hình thức bán tình dục không nhằm mục đích sinh đẻ, nhìn từ góc độ người mua dâm, để đổi lấy thu nhập.  Điều đó có nghĩa, từ phía người đi mua quan hệ tình dục, mục đích của họ là vui vẻ, chứ hoàn toàn không có mục đích có con, và họ trả tiền cho sự vui vẻ này. Nó khác với quan hệ tình dục trong gia đình là ít nhiều liên quan tới chuyện duy trì nòi giống.
 
Dựa trên định nghĩa này, Edlund và Korn đặt câu hỏi: tại sao có sự trênh lệch đáng kinh ngạc giữa nghề mại dâm và các ngành nghề khác? Theo rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành khắp nơi trên thế giới, mức thu nhập trung bình của người làm nghề mại dâm cao hơn nhiều so với các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật và mức độ học vấn cao hơn. Thí dụ trong cuốn sách “Ngành công nghiệp tình dục: Khía cạnh kinh tế và các nền tảng xã hội của mại dâm ở Đông Nam Á” của Jones Gavin chủ biên (1998), các tác giả thống kê được rằng thu nhập trung bình của gái mại dâm ở Indonesia là khoảng từ US$1500 đến US$2500, cao gấp nhiều lần so với thu nhập của công chức và nhân viên văn phòng. Nagaraj và Yahya (1998) thống kê được thu nhập của nghề này ở Malaysia cao gấp 6 lần so với các ngành nghề trình độ thấp khác.
 
Ở các nước phát triển, cũng theo Edlund và Korn, báo chí đưa tin rằng gái mại dâm ở Thụy Điển kiếm được khoảng US$1750 mỗi ngày vào năm 1998, bằng mức thu nhập của một tháng của lao động không có trình độ. Theo báo The Economist (1998), một số phụ nữ làm nghề mại dâm ở khối Ả rập có thể kiếm được US$2000 một đêm. Còn theo một nghiên cứu của Parera (1995), gái mại dâm cấp thấp ở Barcelona (Tây Ban Nha) năm 1995 có thu nhập khoảng US$300 đến US$2000/ngày tùy số lần phục vụ trong khi những cô gái làm việc trong các tiệm saunas kiếm được từ US$1000 đến US$2000 mỗi ngày còn các cô gái gọi thì kiếm được US$1000 cho mỗi lần đi khách. GDP trên đầu người của Tây Ban Nha trong cùng năm là khoảng US$18800, tức là các cô gái bán dâm ở Tây Ban Nha chỉ cần làm việc khoảng 18 ngày là bằng thu nhập cả năm của một người Tây Ban Nha trung bình.

Không dễ để trả lời câu hỏi, hay đúng hơn là nghịch lý, này. Có nhiều cách giải thích, thí dụ do việc mại dâm là phi pháp. Tuy nhiên, hiện tượng thu nhập cao hơn đột biến của nghề này vẫn tồn tại ở rất nhiều nơi mại dâm được pháp luật công nhận là một ngành nghề hợp pháp. Vì thế khoảng cách thu nhập không thể giải thích bằng sự phi pháp của nghề nghiệp. Tính rủi ro của nghề nghiệp này cũng vậy. Nhiều hoạt động mại dâm, đặc biệt của mại dâm cao cấp như các diễn viên phim khiêu dâm, hoặc các người mẫu chụp ảnh khiêu dâm, hoặc gái gọi hạng sang, đều có mức độ rủi ro không cao. Một cách giải thích khác là nghề mại dâm có tuổi nghề ngắn. Nhưng việc này cũng không hợp lý nốt. Vì theo Edlund và Korn, những người hành nghề mại dâm phần nhiều là những người không đầu tư để nâng cao trình độ/kinh nghiệm làm việc ở các nghề nghiệp khác ngay cả nếu họ không làm mại dâm. Do đó, không thể giải thích mức thu nhập cao đột biến của họ như là một thứ bù đắp cho chi phí cơ hội mà họ phải đánh đổi để đi theo con đường mại dâm.
 
Lý thuyết của Edlund và Korn
 
Để trả lời câu hỏi: tại sao có sự trênh lệch đáng kinh ngạc giữa nghề mại dâm và các ngành nghề khác? Edlund và Korn xây dựng một lý thuyết về lựa chọn. Theo hai bà, một người phụ nữ không thể vừa làm mại dâm vừa lập gia đình. Uy tín của họ với tư cách là một gái mại dâm, hoặc đã từng là gái mại dâm, khiến họ ít có khả năng lập gia đình. Vì thế họ phải chọn một trong hai – hoặc là làm mại dâm và ít có khả năng lấy chồng, hoặc là làm các công việc bình thường.
 
Khi lập gia đình, các cặp vợ chồng sẽ có con, và con cái đem lại cho họ giá trị. Một người phụ nữ làm mẹ sẽ có thu nhập bình thường và hưởng giá trị từ việc có con cái, trong khi một người phụ nữ làm mại dâm sẽ chỉ có thu nhập từ mại dâm. Đàn ông hưởng giá trị từ việc có con cái, từ tiêu dùng, và từ tình dục thương mại trong khi phụ nữ chỉ hưởng giá trị từ tiêu dùng và từ con cái (một giả định mà chắc chắn nhiều người cho rằng mang tính thiên lệch về giới).
 
Từ hệ thống giả định này, không khó để Edlund và Korn chứng minh được thu nhập của gái mại dâm phải cao hơn thu nhập của những người phụ nữ không làm nghề mại dâm. Khoảng cách thu nhập này sẽ giảm dần theo sự chấp thuận của xã hội đối với nghề này – thể hiện ở chỗ những người phụ nữ làm mại dâm hoặc đã từng làm mại dâm có dễ lấy chồng hay không.
 
Ngoài kết luận khá hiển nhiên này, Edlund và Korn còn chứng minh được rằng xã hội sẽ luôn luôn có một số phụ nữ làm nghề mại dâm. Lý do là càng ít người làm nghề này thì do luật cung cầu, thu nhập từ mại dâm sẽ càng cao, và chắc chắn sẽ hấp dẫn với một số người. Edlund và Korn cũng chứng minh được rằng khi mặt bằng thu nhập của những người phụ nữ không làm nghề mại dâm tăng lên thì số người làm nghề mại dâm sẽ giảm, mặc dù không bao giờ biến mất hoàn toàn.
 
Edlund và Korn cũng chứng minh được một số kết quả lý thuyết khác khá thú vị. Thí dụ, với một số giả định tương đối bình thường, thu nhập của đàn ông càng tăng thì mại dâm cũng sẽ ngày càng giảm. Kết quả này tương đối thống nhất với một thực tế rằng tỷ lệ phụ nữ làm nghề mại dâm ở các nước phát triển nhìn chung thấp hơn ở các nước đang phát triển. Một kết quả khác nữa là ở những xã hội mà tỷ lệ nam – nữ bị lệch theo hướng nhiều nam và ít nữ - thì sẽ có nhiều phụ nữ làm mại dâm hơn. Lý do cũng tương đối dễ hiểu: những người đàn ông không lấy được vợ sẽ không được hưởng giá trị từ con cái, và vì thế sẽ tiêu dùng và mua dâm nhiều hơn. Khi số lượng những người đàn ông này càng nhiều thì giá cả của dịch vụ mại dâm sẽ càng cao và như thế càng thu hút được nhiều phụ nữ tham gia.

Nghiên cứu của Edlund và Korn có vai trò rất quan trọng với tư cách là lần đầu tiên chủ đề này được đăng tải trên một tạp chí đầu ngành của kinh tế học. Tiếp sau nghiên cứu này, có một số công trình khác tiếp tục đưa ra các ý tưởng mới. Một trong các công trình đó là của 3 nữ giáo sư Marina Della Giusta (University of Reading, UK), Maria Laura Di Tommaso (University of Turin, Italy), và Steinar Strom (University of Oslo, Norway) mang tên “
Một lý thuyết khác về mại dâm” (Another theory of prostitution). (còn tiếp)
 
Bài liên quan:

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 1)


* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 2)

Kinh tế học quan tâm đến hai khía cạnh của một thị trường - trong trường hợp này là thị trường mại dâm. Thứ nhất là từ góc độ thực nghiệm, kinh tế học tìm cách khảo sát các hiện tượng của thị trường này, phát hiện các nghịch lý, các điểm không dễ giải thích chỉ dựa vào cảm quan

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 2)

 
 
Kinh tế học quan tâm đến hai khía cạnh của một thị trường - trong trường hợp này là thị trường mại dâm. Thứ nhất là từ góc độ thực nghiệm, kinh tế học tìm cách khảo sát các hiện tượng của thị trường này, phát hiện các nghịch lý, các điểm không dễ giải thích chỉ dựa vào cảm quan, các quy luật và các cách thức vận hành của thị trường mại dâm. Thứ hai, từ góc độ lý thuyết, kinh tế học đưa ra các giả thuyết và dựa trên các giả thuyết này để giải thích bằng các mô hình kinh tế các hiện tượng mà nghiên cứu thực nghiệm đưa ra.
 
Về mặt lý thuyết, trước khi nghiên cứu một hiện tượng, kinh tế học phải định nghĩa được hiện tượng đó là gì. Việc định nghĩa thế nào là mại dâm nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản, nhưng thực tế không phải như vậy.
 
Trong từ điển tiếng Anh của
Random House, mại dâm được hiểu là “một hành vi liên quan đến làm tình để đổi lấy tiền.” Thế nhưng theo cách nói của Edlund và Korn (2002) thì “một gái mại dâm không thể hiểu đơn thuần là một người phụ nữ bán thân xác mình vì, theo nhiều triết gia trong lịch sử, kể cả nhà Mác-xít luận Ăng Ghen, “việc này được thực hiện hàng ngày bởi những phụ nữ trở thành các bà vợ và vì thế có nhà cửa và một cuộc sống no đủ”.
 
Cũng theo Edlund và Korn, thời trung cổ có luật sư Johannes Teutonicus cho rằng một người phụ nữ có quan hệ tình dục với ít nhất 23 nghìn người đàn ông thì phải gọi là gái điếm, nhưng nếu một người phụ nữ quan hệ với 40-60 người thì cũng nên gọi như thế. Tuy nhiên, theo Edlund và Korn, phần lớn mọi người đều đồng ý rằng cặp kè hẹn hò nhiều không có nghĩa là một người trở thành gái/trai điếm. Thêm nữa, đưa ra một ngưỡng như 40 hay 23 nghìn sai lầm ở chỗ nó không bao gồm được những người làm mại dâm cao cấp.
 
Chính vì thế, Edlund và Korn đưa ra một định nghĩa mà theo hai bà là chính xác hơn, đó là: mại dâm là một hình thức bán tình dục không nhằm mục đích sinh đẻ, nhìn từ góc độ người mua dâm, để đổi lấy thu nhập.  Điều đó có nghĩa, từ phía người đi mua quan hệ tình dục, mục đích của họ là vui vẻ, chứ hoàn toàn không có mục đích có con, và họ trả tiền cho sự vui vẻ này. Nó khác với quan hệ tình dục trong gia đình là ít nhiều liên quan tới chuyện duy trì nòi giống.
 
Dựa trên định nghĩa này, Edlund và Korn đặt câu hỏi: tại sao có sự trênh lệch đáng kinh ngạc giữa nghề mại dâm và các ngành nghề khác? Theo rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành khắp nơi trên thế giới, mức thu nhập trung bình của người làm nghề mại dâm cao hơn nhiều so với các ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật và mức độ học vấn cao hơn. Thí dụ trong cuốn sách “Ngành công nghiệp tình dục: Khía cạnh kinh tế và các nền tảng xã hội của mại dâm ở Đông Nam Á” của Jones Gavin chủ biên (1998), các tác giả thống kê được rằng thu nhập trung bình của gái mại dâm ở Indonesia là khoảng từ US$1500 đến US$2500, cao gấp nhiều lần so với thu nhập của công chức và nhân viên văn phòng. Nagaraj và Yahya (1998) thống kê được thu nhập của nghề này ở Malaysia cao gấp 6 lần so với các ngành nghề trình độ thấp khác.
 
Ở các nước phát triển, cũng theo Edlund và Korn, báo chí đưa tin rằng gái mại dâm ở Thụy Điển kiếm được khoảng US$1750 mỗi ngày vào năm 1998, bằng mức thu nhập của một tháng của lao động không có trình độ. Theo báo The Economist (1998), một số phụ nữ làm nghề mại dâm ở khối Ả rập có thể kiếm được US$2000 một đêm. Còn theo một nghiên cứu của Parera (1995), gái mại dâm cấp thấp ở Barcelona (Tây Ban Nha) năm 1995 có thu nhập khoảng US$300 đến US$2000/ngày tùy số lần phục vụ trong khi những cô gái làm việc trong các tiệm saunas kiếm được từ US$1000 đến US$2000 mỗi ngày còn các cô gái gọi thì kiếm được US$1000 cho mỗi lần đi khách. GDP trên đầu người của Tây Ban Nha trong cùng năm là khoảng US$18800, tức là các cô gái bán dâm ở Tây Ban Nha chỉ cần làm việc khoảng 18 ngày là bằng thu nhập cả năm của một người Tây Ban Nha trung bình.

Không dễ để trả lời câu hỏi, hay đúng hơn là nghịch lý, này. Có nhiều cách giải thích, thí dụ do việc mại dâm là phi pháp. Tuy nhiên, hiện tượng thu nhập cao hơn đột biến của nghề này vẫn tồn tại ở rất nhiều nơi mại dâm được pháp luật công nhận là một ngành nghề hợp pháp. Vì thế khoảng cách thu nhập không thể giải thích bằng sự phi pháp của nghề nghiệp. Tính rủi ro của nghề nghiệp này cũng vậy. Nhiều hoạt động mại dâm, đặc biệt của mại dâm cao cấp như các diễn viên phim khiêu dâm, hoặc các người mẫu chụp ảnh khiêu dâm, hoặc gái gọi hạng sang, đều có mức độ rủi ro không cao. Một cách giải thích khác là nghề mại dâm có tuổi nghề ngắn. Nhưng việc này cũng không hợp lý nốt. Vì theo Edlund và Korn, những người hành nghề mại dâm phần nhiều là những người không đầu tư để nâng cao trình độ/kinh nghiệm làm việc ở các nghề nghiệp khác ngay cả nếu họ không làm mại dâm. Do đó, không thể giải thích mức thu nhập cao đột biến của họ như là một thứ bù đắp cho chi phí cơ hội mà họ phải đánh đổi để đi theo con đường mại dâm.
 
Lý thuyết của Edlund và Korn
 
Để trả lời câu hỏi: tại sao có sự trênh lệch đáng kinh ngạc giữa nghề mại dâm và các ngành nghề khác? Edlund và Korn xây dựng một lý thuyết về lựa chọn. Theo hai bà, một người phụ nữ không thể vừa làm mại dâm vừa lập gia đình. Uy tín của họ với tư cách là một gái mại dâm, hoặc đã từng là gái mại dâm, khiến họ ít có khả năng lập gia đình. Vì thế họ phải chọn một trong hai – hoặc là làm mại dâm và ít có khả năng lấy chồng, hoặc là làm các công việc bình thường.
 
Khi lập gia đình, các cặp vợ chồng sẽ có con, và con cái đem lại cho họ giá trị. Một người phụ nữ làm mẹ sẽ có thu nhập bình thường và hưởng giá trị từ việc có con cái, trong khi một người phụ nữ làm mại dâm sẽ chỉ có thu nhập từ mại dâm. Đàn ông hưởng giá trị từ việc có con cái, từ tiêu dùng, và từ tình dục thương mại trong khi phụ nữ chỉ hưởng giá trị từ tiêu dùng và từ con cái (một giả định mà chắc chắn nhiều người cho rằng mang tính thiên lệch về giới).
 
Từ hệ thống giả định này, không khó để Edlund và Korn chứng minh được thu nhập của gái mại dâm phải cao hơn thu nhập của những người phụ nữ không làm nghề mại dâm. Khoảng cách thu nhập này sẽ giảm dần theo sự chấp thuận của xã hội đối với nghề này – thể hiện ở chỗ những người phụ nữ làm mại dâm hoặc đã từng làm mại dâm có dễ lấy chồng hay không.
 
Ngoài kết luận khá hiển nhiên này, Edlund và Korn còn chứng minh được rằng xã hội sẽ luôn luôn có một số phụ nữ làm nghề mại dâm. Lý do là càng ít người làm nghề này thì do luật cung cầu, thu nhập từ mại dâm sẽ càng cao, và chắc chắn sẽ hấp dẫn với một số người. Edlund và Korn cũng chứng minh được rằng khi mặt bằng thu nhập của những người phụ nữ không làm nghề mại dâm tăng lên thì số người làm nghề mại dâm sẽ giảm, mặc dù không bao giờ biến mất hoàn toàn.
 
Edlund và Korn cũng chứng minh được một số kết quả lý thuyết khác khá thú vị. Thí dụ, với một số giả định tương đối bình thường, thu nhập của đàn ông càng tăng thì mại dâm cũng sẽ ngày càng giảm. Kết quả này tương đối thống nhất với một thực tế rằng tỷ lệ phụ nữ làm nghề mại dâm ở các nước phát triển nhìn chung thấp hơn ở các nước đang phát triển. Một kết quả khác nữa là ở những xã hội mà tỷ lệ nam – nữ bị lệch theo hướng nhiều nam và ít nữ - thì sẽ có nhiều phụ nữ làm mại dâm hơn. Lý do cũng tương đối dễ hiểu: những người đàn ông không lấy được vợ sẽ không được hưởng giá trị từ con cái, và vì thế sẽ tiêu dùng và mua dâm nhiều hơn. Khi số lượng những người đàn ông này càng nhiều thì giá cả của dịch vụ mại dâm sẽ càng cao và như thế càng thu hút được nhiều phụ nữ tham gia.

Nghiên cứu của Edlund và Korn có vai trò rất quan trọng với tư cách là lần đầu tiên chủ đề này được đăng tải trên một tạp chí đầu ngành của kinh tế học. Tiếp sau nghiên cứu này, có một số công trình khác tiếp tục đưa ra các ý tưởng mới. Một trong các công trình đó là của 3 nữ giáo sư Marina Della Giusta (University of Reading, UK), Maria Laura Di Tommaso (University of Turin, Italy), và Steinar Strom (University of Oslo, Norway) mang tên “
Một lý thuyết khác về mại dâm” (Another theory of prostitution). (còn tiếp)
 
Bài liên quan:

Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp (phần 1)


* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm