Cõi Người Ta

Chuyện vệ sinh

Xưa nay người ta đều nói văn hóa truyền thống người Việt là “văn hóa làng”. Nói thế cũng tức là ngầm thừa nhận xã hội người Việt không có truyền thống đô thị.

 

Xưa nay người ta đều nói văn hóa truyền thống người Việt là “văn hóa làng”. Nói thế cũng tức là ngầm thừa nhận xã hội người Việt không có truyền thống đô thị.

Thế nhưng dù sao thì đô thị đã xuất hiện ở xứ này ngay thời quân chủ; bên cạnh các “thành” các “phủ” các “trấn”, các lỵ sở nhiệm sở của vua chúa, quan lại các cấp, dần dần xuất hiện các “phố”, nơi ở của nhóm dân cư làm các loại dịch vụ, phục vụ các mặt sinh hoạt của những người sống trong thành.

 

Về phần đất trong “thành”, các kiến trúc có chức năng làm trụ sở các bộ, các viện, các tòa... có lẽ cũng được bố trí theo một quy hoạch nào đó; nhưng phần đất ngoài phố thì thường là khá tùy tiện. Điều này thấy rõ nhất là ở các đô thị nhỏ, công sở chỉ chiếm số ít, các phố xá thì do cư dân tự kiếm đất dựng nhà, kết cục là rất khó tìm thấy ở đâu có những đoạn phố thẳng tắp trải dài; trái lại, chỗ nào cũng gặp nhà cửa lô nhô, cái thụt ra cái thụt vào…

Cứ nhìn vào những con phố thuộc khu vực hiện được gọi là “phố cổ” ở Hà Nội ngày nay thì đủ hình dung cái lộn xộn tự phát thiếu quy hoạch khi xưa.

Cái phần phiền toái nhất của sự cộng cư nơi đô thị có lẽ là việc tổ chức quản lý cho chuyện... bài tiết của con người như thế nào. Nói không quá, đến trên một nửa điều kiện để có sinh hoạt văn minh là gồm trong việc này.

Một người gốc từ Đàng Trong nhưng từng sống và chết ở Hà Nội là Phan Khôi (1887-1959) sớm tìm hiểu và biết rằng trước thời Tự Đức, tức giữa thế kỷ 19 trở về trước, ở khu “phố cổ” bây giờ nhà dựng san sát, trong từng nhà không có cầu xí, cũng không có ngõ sau, nên cả thành phố đều lấy dải đất ven hồ Gươm làm nơi phóng uế!

Chuyện ấy có thể khiến bạn trẻ ngày nay giật mình, khó tin nhưng là chuyện thật đấy! Và là chuyện trải dài đến dăm sáu trăm năm, ấy thế nhưng không ai vì thế không coi kinh thành là nơi thanh lịch; đó là một thời đại khác!

Cũng theo Phan Khôi, từ khoảng thời Đồng Khánh hoặc Thành Thái, tức là từ giữa những năm 1880, chính quyền thành phố Hà Nội bắt buộc mỗi nhà phải nhận một chiếc thùng, đặt trong chiếc cầu tiêu xây bằng gạch. Cùng lúc đó, người ta mở con đường vòng quanh hồ Gươm. Việc này tuy có làm mất ngôi chùa đẹp mang tên Quan Thượng, nhưng giữ được diện tích mặt hồ khỏi bị lấn chiếm thêm, lại tạo điều kiện cải thiện dần cảnh quan để nơi đây dần dần thành một nơi thanh lịch, có thể dạo mát, thư giãn hay ăn kem!

Thế nhưng “mô hình” cái thùng được giữ lại khá lâu. Nhà phố hình ống, không có ngõ sau, cách dăm ba tối một lần phu đổ thùng lại tới, mang thùng mới đổi thùng cũ, đi theo cửa chính. Thành thử những đồ nội thất sang trọng, nào sập gụ tủ chè, giường Hong Kong, salon kiểu Louis XV, màn che các loại, lỡ ra cái xú uế mà phu đổ thùng lỡ làm dây vào thì thật tai hại!

Hình ảnh đổ thùng tất nhiên đi vào văn chương tiền chiến. Ở một vài truyện ngắn đầu tay của Vũ Trọng Phụng chắc hẳn có cảnh êm đềm thơ mộng của cặp uyên ương trên căn gác giữa đêm trung thu bỗng bị cắt ngang bởi tiếng gọi cửa đổ thùng! Vài nhà văn có óc trinh thám đã dựa vào đây để tạo ra ứng xử cho nhân vật, chẳng hạn anh chàng ở trọ đi chơi đêm về muộn, không vào được nhà, đành nấp đâu đó chờ phu đổ thùng tới gọi cửa rồi theo đó lẻn vào! Nhiều cuộc đột nhập ly kỳ hơn gây hậu quả tệ hơn, cũng được hư cấu từ sự cố đổ thùng!

Cho đến giữa những năm 1980, “mô hình” (hoặc “văn hóa”) cái thùng vẫn còn thông dụng ở không ít phố phường Hà Nội. Trong khi ở những “phố tây” đã dần dần áp dụng kiểu bể ngầm bán tự hoại, một vài năm công ty vệ sinh cho xe chuyên dụng tới bơm hút một lần, thì ở sâu bên trong các căn nhà phố cổ vẫn là những bệ gạch cũ kỹ với những chiếc thùng sắt, nơi ngự trị của gián và chuột và mùi hôi không tránh khỏi.

Vả chăng đây còn dính đến công nghệ. Suốt thời bao cấp, ở miền Bắc hầu như không có nơi nào sản xuất các đồ gốm sứ vệ sinh. Những vận động tích cực nhất chỉ nhắm vào “mô hình” hố xí hai ngăn, chỉ hạn chế chứ không ngăn được mùi hôi lan tỏa!

Không phải ngẫu nhiên, từ những năm 1990 các phố đồ sứ vệ sinh mọc ra tơi tới, mua bán tấp nập. Nhà nhà ngầm đua nhau sửa sang khu vệ sinh, biến nó từ chỗ là khu vực hôi hám bất đắc dĩ phải có trong nhà thành nơi thơm tho mà mỗi lần sử dụng người ta đều thấy dễ chịu. Chỉ thế thôi mà không hiểu sao cũng phải mất ngần ấy thời gian để thay đổi.

Một ông bạn già thường ít khi bằng lòng với mọi sự xung quanh, một hôm, nhân bàn chuyện vệ sinh bỗng thở ra như một thú nhận ngoài ý muốn: Ờ, cứ như chuyện vệ sinh này thì cuộc sống bây giờ quả có đổi mới ra thật, tốt đẹp lên thật!

LẠI NGUYÊN ÂN

http://proxyweb.com.es/browse.php?u=http%3A%2F%2Ftuoitre.vn%2FTuoi-tre-cuoi-tuan%2FVan-hoa-nghe-thuat%2F570247%2Fchuyen-ve-sinh.html&b=12

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện vệ sinh

Xưa nay người ta đều nói văn hóa truyền thống người Việt là “văn hóa làng”. Nói thế cũng tức là ngầm thừa nhận xã hội người Việt không có truyền thống đô thị.

 

Xưa nay người ta đều nói văn hóa truyền thống người Việt là “văn hóa làng”. Nói thế cũng tức là ngầm thừa nhận xã hội người Việt không có truyền thống đô thị.

Thế nhưng dù sao thì đô thị đã xuất hiện ở xứ này ngay thời quân chủ; bên cạnh các “thành” các “phủ” các “trấn”, các lỵ sở nhiệm sở của vua chúa, quan lại các cấp, dần dần xuất hiện các “phố”, nơi ở của nhóm dân cư làm các loại dịch vụ, phục vụ các mặt sinh hoạt của những người sống trong thành.

 

Về phần đất trong “thành”, các kiến trúc có chức năng làm trụ sở các bộ, các viện, các tòa... có lẽ cũng được bố trí theo một quy hoạch nào đó; nhưng phần đất ngoài phố thì thường là khá tùy tiện. Điều này thấy rõ nhất là ở các đô thị nhỏ, công sở chỉ chiếm số ít, các phố xá thì do cư dân tự kiếm đất dựng nhà, kết cục là rất khó tìm thấy ở đâu có những đoạn phố thẳng tắp trải dài; trái lại, chỗ nào cũng gặp nhà cửa lô nhô, cái thụt ra cái thụt vào…

Cứ nhìn vào những con phố thuộc khu vực hiện được gọi là “phố cổ” ở Hà Nội ngày nay thì đủ hình dung cái lộn xộn tự phát thiếu quy hoạch khi xưa.

Cái phần phiền toái nhất của sự cộng cư nơi đô thị có lẽ là việc tổ chức quản lý cho chuyện... bài tiết của con người như thế nào. Nói không quá, đến trên một nửa điều kiện để có sinh hoạt văn minh là gồm trong việc này.

Một người gốc từ Đàng Trong nhưng từng sống và chết ở Hà Nội là Phan Khôi (1887-1959) sớm tìm hiểu và biết rằng trước thời Tự Đức, tức giữa thế kỷ 19 trở về trước, ở khu “phố cổ” bây giờ nhà dựng san sát, trong từng nhà không có cầu xí, cũng không có ngõ sau, nên cả thành phố đều lấy dải đất ven hồ Gươm làm nơi phóng uế!

Chuyện ấy có thể khiến bạn trẻ ngày nay giật mình, khó tin nhưng là chuyện thật đấy! Và là chuyện trải dài đến dăm sáu trăm năm, ấy thế nhưng không ai vì thế không coi kinh thành là nơi thanh lịch; đó là một thời đại khác!

Cũng theo Phan Khôi, từ khoảng thời Đồng Khánh hoặc Thành Thái, tức là từ giữa những năm 1880, chính quyền thành phố Hà Nội bắt buộc mỗi nhà phải nhận một chiếc thùng, đặt trong chiếc cầu tiêu xây bằng gạch. Cùng lúc đó, người ta mở con đường vòng quanh hồ Gươm. Việc này tuy có làm mất ngôi chùa đẹp mang tên Quan Thượng, nhưng giữ được diện tích mặt hồ khỏi bị lấn chiếm thêm, lại tạo điều kiện cải thiện dần cảnh quan để nơi đây dần dần thành một nơi thanh lịch, có thể dạo mát, thư giãn hay ăn kem!

Thế nhưng “mô hình” cái thùng được giữ lại khá lâu. Nhà phố hình ống, không có ngõ sau, cách dăm ba tối một lần phu đổ thùng lại tới, mang thùng mới đổi thùng cũ, đi theo cửa chính. Thành thử những đồ nội thất sang trọng, nào sập gụ tủ chè, giường Hong Kong, salon kiểu Louis XV, màn che các loại, lỡ ra cái xú uế mà phu đổ thùng lỡ làm dây vào thì thật tai hại!

Hình ảnh đổ thùng tất nhiên đi vào văn chương tiền chiến. Ở một vài truyện ngắn đầu tay của Vũ Trọng Phụng chắc hẳn có cảnh êm đềm thơ mộng của cặp uyên ương trên căn gác giữa đêm trung thu bỗng bị cắt ngang bởi tiếng gọi cửa đổ thùng! Vài nhà văn có óc trinh thám đã dựa vào đây để tạo ra ứng xử cho nhân vật, chẳng hạn anh chàng ở trọ đi chơi đêm về muộn, không vào được nhà, đành nấp đâu đó chờ phu đổ thùng tới gọi cửa rồi theo đó lẻn vào! Nhiều cuộc đột nhập ly kỳ hơn gây hậu quả tệ hơn, cũng được hư cấu từ sự cố đổ thùng!

Cho đến giữa những năm 1980, “mô hình” (hoặc “văn hóa”) cái thùng vẫn còn thông dụng ở không ít phố phường Hà Nội. Trong khi ở những “phố tây” đã dần dần áp dụng kiểu bể ngầm bán tự hoại, một vài năm công ty vệ sinh cho xe chuyên dụng tới bơm hút một lần, thì ở sâu bên trong các căn nhà phố cổ vẫn là những bệ gạch cũ kỹ với những chiếc thùng sắt, nơi ngự trị của gián và chuột và mùi hôi không tránh khỏi.

Vả chăng đây còn dính đến công nghệ. Suốt thời bao cấp, ở miền Bắc hầu như không có nơi nào sản xuất các đồ gốm sứ vệ sinh. Những vận động tích cực nhất chỉ nhắm vào “mô hình” hố xí hai ngăn, chỉ hạn chế chứ không ngăn được mùi hôi lan tỏa!

Không phải ngẫu nhiên, từ những năm 1990 các phố đồ sứ vệ sinh mọc ra tơi tới, mua bán tấp nập. Nhà nhà ngầm đua nhau sửa sang khu vệ sinh, biến nó từ chỗ là khu vực hôi hám bất đắc dĩ phải có trong nhà thành nơi thơm tho mà mỗi lần sử dụng người ta đều thấy dễ chịu. Chỉ thế thôi mà không hiểu sao cũng phải mất ngần ấy thời gian để thay đổi.

Một ông bạn già thường ít khi bằng lòng với mọi sự xung quanh, một hôm, nhân bàn chuyện vệ sinh bỗng thở ra như một thú nhận ngoài ý muốn: Ờ, cứ như chuyện vệ sinh này thì cuộc sống bây giờ quả có đổi mới ra thật, tốt đẹp lên thật!

LẠI NGUYÊN ÂN

http://proxyweb.com.es/browse.php?u=http%3A%2F%2Ftuoitre.vn%2FTuoi-tre-cuoi-tuan%2FVan-hoa-nghe-thuat%2F570247%2Fchuyen-ve-sinh.html&b=12

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm