Tin nóng trong ngày

Chiến sự lan tới thủ đô Syria

Xyri đang phải chứng kiến tình trạng leo thang bạo lực và các vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ với các lực lượng đối lập thuộc Quân đội Tự do Syria (FSA)

Ngày 27/6, kênh truyền hình Al-Ikhbariya thân chính phủ ở thị trấn Drousha (cách thủ đô Damascus, Syria, 20 km về phía nam) đã bị “tấn công khủng bố”, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad nhận định Syria đang trong tình trạng chiến tranh.


Theo hãng thông tấn SANA, vụ tấn công đã làm ba nhân viên của Al-Ikhbariya thiệt mạng. Một nhân viên của kênh truyền hình này cho biết, các tay súng đã ập vào hai trong số các tòa nhà của kênh, bắt giữ một số bảo vệ rồi cho nổ tung nhiều phần của trụ sở. Tuy nhiên, kênh Al-Ikhbariya vẫn phát sóng bất chấp bị tấn công.


Xyri đang phải chứng kiến tình trạng leo thang bạo lực và các vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ với các lực lượng đối lập thuộc Quân đội Tự do Syria (FSA). Các cuộc đụng độ ở ngoại ô Damascus ngày 26/6 được xem là ác liệt nhất và là lần đầu tiên chính quyền sử dụng đạn pháo trong cuộc giao tranh ở ngay gần trung tâm thủ đô. Truyền thông nhà nước đưa tin, lực lượng của chính phủ đã bắt giữ một số tay súng, trong đó hầu hết là người Arập từ bên ngoài Syria, và thu giữ nhiều vũ khí như súng phóng lựu, súng máy và rất nhiều đạn dược.


 

Một góc văn phòng kênh truyền hình Al-Ikhbariya đổ nát sau vụ tấn công khủng bố ngày 27/6. Ảnh: SANA

 

 

Đài Tiếng nói nước Nga ngày 23/6 dẫn một báo cáo đăng tải trên website của nhật báo Anh The Guardian cho biết, Arập Xêút đã thỏa thuận với Mỹ và một nước Arập rằng Riát sẽ trả tiền cho các tay súng FSA để “kích” những binh sĩ chính phủ đào tẩu, từ đó gia tăng sức ép lên chính quyền Damascus.

 

Trước đó, tờ New York Times đưa tin, một nhóm nhỏ nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện đang hoạt động ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phối hợp cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria. Theo báo trên, các loại súng trường, súng phóng lựu, đạn dược và vũ khí chống tăng đang được tuồn vào Syria qua “các trung gian”. Nguồn cung cấp vũ khí này được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Cata tài trợ.

Tổng thống Assad ngày 27/6 thừa nhận Syria “đang trong tình trạng chiến tranh thực sự”, đồng thời chỉ thị cho chính phủ mới được bổ nhiệm tập trung mọi nỗ lực để đánh bại phong trào nổi dậy chống chính quyền. Tổng thống Syria cũng bác bỏ luận điệu của phương Tây đòi ông từ chức.


Trong khi đó, người phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Herve Ladsous cũng cho biết, tình hình tại Syria đang ngày càng nguy hiểm nên phái đoàn quan sát viên của LHQ không thể khôi phục hoạt động tại nước này. Theo ông Ladsous, thỏa thuận ngừng bắn, một phần trong kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung LHQ - Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đưa ra, chỉ còn tồn tại trên giấy.


Giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria ngày càng trở nên nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho quốc gia này.


Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin ngày 27/6 cho biết Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov đã nhất trí tham dự một hội nghị quốc tế về Syria, dự kiến tổ chức tại Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 30/6 tới. Đặc phái viên Annan muốn tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các cường quốc trong một nỗ lực cuối cùng nhằm đạt được thỏa thuận về cách thức giải quyết vấn đề Syria. Ông Churkin bày tỏ quan điểm rằng, Nga kỳ vọng hội nghị ở Geneve sẽ mang tính xây dựng, tích cực. Lập trường của (Moscow) Mátxcơva là phản đối mạnh mẽ sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng Syria. Theo ông, thành phần tham dự hội nghị nên là các nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ cũng như các nước láng giềng của Syria, các thành viên chủ chốt của AL.

 


Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng ngày nhấn mạnh, hội nghị sắp tới ở Geneve cần có sự tham dự của Iran, tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia nhiều hơn của các nước láng giềng quốc gia này. Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng hội nghị về Syria sẽ kém hiệu quả nếu Iran vắng mặt. Về phía Iran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria sẽ phá hoại an ninh khu vực, và vấn đề Syria cần được giải quyết “thông qua hợp tác của những nước nhiều ảnh hưởng” trong khu vực.


Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chiến sự lan tới thủ đô Syria

Xyri đang phải chứng kiến tình trạng leo thang bạo lực và các vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ với các lực lượng đối lập thuộc Quân đội Tự do Syria (FSA)

Ngày 27/6, kênh truyền hình Al-Ikhbariya thân chính phủ ở thị trấn Drousha (cách thủ đô Damascus, Syria, 20 km về phía nam) đã bị “tấn công khủng bố”, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad nhận định Syria đang trong tình trạng chiến tranh.


Theo hãng thông tấn SANA, vụ tấn công đã làm ba nhân viên của Al-Ikhbariya thiệt mạng. Một nhân viên của kênh truyền hình này cho biết, các tay súng đã ập vào hai trong số các tòa nhà của kênh, bắt giữ một số bảo vệ rồi cho nổ tung nhiều phần của trụ sở. Tuy nhiên, kênh Al-Ikhbariya vẫn phát sóng bất chấp bị tấn công.


Xyri đang phải chứng kiến tình trạng leo thang bạo lực và các vụ đụng độ giữa quân đội chính phủ với các lực lượng đối lập thuộc Quân đội Tự do Syria (FSA). Các cuộc đụng độ ở ngoại ô Damascus ngày 26/6 được xem là ác liệt nhất và là lần đầu tiên chính quyền sử dụng đạn pháo trong cuộc giao tranh ở ngay gần trung tâm thủ đô. Truyền thông nhà nước đưa tin, lực lượng của chính phủ đã bắt giữ một số tay súng, trong đó hầu hết là người Arập từ bên ngoài Syria, và thu giữ nhiều vũ khí như súng phóng lựu, súng máy và rất nhiều đạn dược.


 

Một góc văn phòng kênh truyền hình Al-Ikhbariya đổ nát sau vụ tấn công khủng bố ngày 27/6. Ảnh: SANA

 

 

Đài Tiếng nói nước Nga ngày 23/6 dẫn một báo cáo đăng tải trên website của nhật báo Anh The Guardian cho biết, Arập Xêút đã thỏa thuận với Mỹ và một nước Arập rằng Riát sẽ trả tiền cho các tay súng FSA để “kích” những binh sĩ chính phủ đào tẩu, từ đó gia tăng sức ép lên chính quyền Damascus.

 

Trước đó, tờ New York Times đưa tin, một nhóm nhỏ nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hiện đang hoạt động ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phối hợp cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria. Theo báo trên, các loại súng trường, súng phóng lựu, đạn dược và vũ khí chống tăng đang được tuồn vào Syria qua “các trung gian”. Nguồn cung cấp vũ khí này được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Cata tài trợ.

Tổng thống Assad ngày 27/6 thừa nhận Syria “đang trong tình trạng chiến tranh thực sự”, đồng thời chỉ thị cho chính phủ mới được bổ nhiệm tập trung mọi nỗ lực để đánh bại phong trào nổi dậy chống chính quyền. Tổng thống Syria cũng bác bỏ luận điệu của phương Tây đòi ông từ chức.


Trong khi đó, người phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Herve Ladsous cũng cho biết, tình hình tại Syria đang ngày càng nguy hiểm nên phái đoàn quan sát viên của LHQ không thể khôi phục hoạt động tại nước này. Theo ông Ladsous, thỏa thuận ngừng bắn, một phần trong kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung LHQ - Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đưa ra, chỉ còn tồn tại trên giấy.


Giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Syria ngày càng trở nên nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế tiếp tục tăng cường nỗ lực tìm kiếm một giải pháp chính trị cho quốc gia này.


Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin ngày 27/6 cho biết Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov đã nhất trí tham dự một hội nghị quốc tế về Syria, dự kiến tổ chức tại Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 30/6 tới. Đặc phái viên Annan muốn tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các cường quốc trong một nỗ lực cuối cùng nhằm đạt được thỏa thuận về cách thức giải quyết vấn đề Syria. Ông Churkin bày tỏ quan điểm rằng, Nga kỳ vọng hội nghị ở Geneve sẽ mang tính xây dựng, tích cực. Lập trường của (Moscow) Mátxcơva là phản đối mạnh mẽ sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc khủng hoảng Syria. Theo ông, thành phần tham dự hội nghị nên là các nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ cũng như các nước láng giềng của Syria, các thành viên chủ chốt của AL.

 


Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng ngày nhấn mạnh, hội nghị sắp tới ở Geneve cần có sự tham dự của Iran, tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria sẽ tốt hơn nếu có sự tham gia nhiều hơn của các nước láng giềng quốc gia này. Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng hội nghị về Syria sẽ kém hiệu quả nếu Iran vắng mặt. Về phía Iran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria sẽ phá hoại an ninh khu vực, và vấn đề Syria cần được giải quyết “thông qua hợp tác của những nước nhiều ảnh hưởng” trong khu vực.


Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm