Cõi Người Ta

Bức thư cảm động của LS gửi Hội đồng xét xử tướng cướp Hồ Duy Trúc

Với tư cách là người làm luật sư, tôi đã theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng ngay từ đầu vụ án. Thực sự tôi cảm thấy sốc trước những hành vi máu lạnh của bị cáo Trúc và đồng bọn khi ra tay với người dân vô tội.
Kính thưa HĐXX! Kính thưa vị đại diện VKS!

Thưa các gia đình bị hại và những người có mặt trong phiên toà hôm nay

Tôi là Luật sư Lê Nguyễn Lê Vi, Trưởng văn phòng Hoàng Việt Luật - Lê Vi (Chi nhánh Ninh Thuận, thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM).

Tôi đến đây với tư cách người bào chữa quyền và lợi hợp pháp cho thân chủ tôi là bị cáo Hồ Duy Trúc trong vụ án cướp tài sản.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ và phiên toà xét hỏi công khai hôm nay. Tôi xin nêu lên một số vấn đề sau đây:

Với tư cách là người làm luật sư, tôi đã theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng ngay từ đầu vụ án. Thực sự tôi cảm thấy sốc trước những hành vi máu lạnh của bị cáo Trúc và đồng bọn khi ra tay với người dân vô tội. Tôi cũng cực lực lên án những hành vi của gia đình, người thân bị cáo đã có những ứng xử vô cảm, thiếu trách nhiệm đối với những người bị hại sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, làm dư luận phẩn nộ…

Thưa HĐXX, sau phiên tòa sơ thẩm, tôi được các luật sư và nhân viên văn phòng luật sư điện báo có gia đình bị cáo Trúc đến xin được tư vấn và bào chữa cho bị cáo Trúc ở phiên tòa phúc thẩm. Không một chút chần chừ, tôi từ chối tiếp xúc với gia đình bị cáo Trúc, bởi hành vi bị cáo quá tàn nhẫn và máu lạnh không thể tha thứ.

Tuy nhiên, vài ngày sau đó, tôi ghé vào trước cổng chợ Phan Rang mua một bình bông cúc thì gặp người bán bông trông rất giống mẹ bị cáo Trúc, liền hỏi thì bà gật đầu, tôi là mẹ bị cáo Trúc. Từ buổi đó, tôi cứ suy nghĩ về người phụ nữ này. Nhiều câu hỏi đặt ra, nếu như bà đừng đại náo và có những lời nói vô đạo đức ở phiên tòa sơ thẩm thì con bà sẽ có một tia hy vọng được sống, nhưng mọi việc đều ngược lại. 


Bà Út và Khánh Minh (áo đỏ) gào thét bên xe tù chở Hồ Duy Trúc sau phiên tòa sơ thẩm Số phận những người phụ nữ sau lưng tướng cướp Trúc

Thưa HĐXX, khi bước vào hành nghề luật sư, tôi luôn suy nghĩ mình phải “làm cho người ta được hòa thuận. Làm cho người ta làm điều lành tránh điều dữ. Làm cho người ta tha thứ thì sẽ được thứ tha”. Hình ảnh người đàn bà gầy ốm, tầm tả ngày đêm lam lủ buôn bán ở vỉa hè cứ quanh quẫn trong suy nghĩ hàng ngày của tôi. Từ đó, tôi đi tìm hiểu và quyết định tư vấn cho gia đình bị cáo Trúc làm những việc cần làm trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm.

Khi gặp gia đình bị cáo Trúc, lời đầu tiên tôi đã bày tỏ thái độ bất bình về những hành vi ứng xử ở phiên tòa sơ thẩm và hỏi tại sao bà lại ứng xử như vậy? Và đề nghị bà, bằng mọi cách, mọi nỗ lực khắc phục hậu quả mà đứa con-bị cáo gây ra. Thật đâu xót, lời đầu tiên của bà là “ tiền đâu mà khắc phục”.

Thật vậy, sau khi bỏ thời gian tìm hiểu, tôi thật sự bất ngờ, xót xa bởi cuộc sống của gia đình bị cáo đến cùng cực, vượt ra ngoài hình dung và khả năng tượng tượng, phỏng đoán của tôi trước đó.

Tôi xin trích một số đoạn mà báo chí đã nói về hoàn cảnh của bị cáo Trúc:

Hơn bốn năm trước, người phụ nữ đang gào thét bên cạnh mẹ Hồ Duy Trúc ở ngoài sân phiên tòa sơ thẩm, vẫn còn là một cô gái rất trẻ mới 20 tuổi. Câu chuyện và những bức ảnh về cô cũng đã từng chiếm lĩnh mặt báo khiến bao nhiêu nước mắt đã rơi, lương tâm xã hội lên cơn sốt. Tên cô là Hồ Thị Khánh Minh (chị ruột bị cáo). Chồng cô là Tô Công Luân đã nghe lời cò dụ dỗ lần sang Quảng Châu, Trung Quốc bán thận, bị biến chứng sau phẫu thuật trở nên thân tàn ma dại, Hồ Thị Khánh Minh đã một mình lần theo đường dây ấy sang tận xứ người đưa chồng về chỉ với một ước mong duy nhất: “để anh ấy được chết ở quê nhà”… Cô muốn “đòi lại công bằng, công lý” cho một tình yêu đã chết. Công lý tuyệt vời nhưng đôi khi không đến được tất cả mọi người. Vụ án không hề được khởi tố, không một ai bị điệu ra tòa.

Bà Nguyễn Thị Út, mẹ đẻ bị cáo Hồ Duy Trúc (năm nay 64 tuổi) có 2 đời chồng, sinh 12 người con. Hiện bà Út có đến 26 đứa cháu và sẽ còn thêm nữa. Lẽ ra ở tuổi ngoại lục tuần, bà Út có thể được hưởng niềm hạnh phúc giản dị của một người đàn bà nông dân con đàn cháu đống. Nhưng chữ nghèo đeo đẳng, đàn cháu con đông đúc ấy vẫn đang là gánh nặng áo cơm oằn trĩu trên vai người đàn bà tận khổ này.

Bà Út mồ côi cả cha lẫn mẹ. Những người anh người chị của bà, chưa kịp lớn đã tha phương cầu thực rồi thất lạc, đến này bà cũng không biết chính xác mình có bao nhiêu anh em ruột và ai mất ai còn, bà sống trong sự đùm bọc của hàng xóm láng giềng nhưng không được giáo dục đầy đủ.

Năm 16 tuổi, bà Út đi ở đợ cho một chủ tiệm may và phải lòng với anh thợ điện. Cuộc hôn nhân không cưới hỏi để lại cho bà 5 mặt con. Không may, một đứa chết khi chưa đầy tuổi, một đứa con gái khác hơn 2 tuổi bị bắt cóc trong những ngày vợ chồng bà sinh sống ở Sài Gòn. Đứa thứ 2 tên là Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1968), từ nhỏ đã bị tật nguyền, 26 năm nay lê lết ăn xin trước cổng chợ Phủ Hà -Phan Rang. Sau cuộc hôn nhân thứ nhất đứt đoạn, ông chồng đã mất tích.

Năm 1978, bà đi bước nữa với ông Hồ Duy Tùng (cha đẻ bị cáo Trúc), một người chạy xe ba gác mướn ở Phan Rang và lần lượt 7 đứa con nữa nối nhau ra đời. Hồ Duy Trúc là con áp út, cũng là đứa con trai duy nhất của ông bà. Con cháu đông, gia đình bà Út phải chạy ăn từng bữa. Bán trái cây và hoa cúng ở chợ Phan Rang, không có tiền thuê sạp, ông bà bày hàng bên lề đường, trên một chiếc xe đẩy ở sát cổng chợ. Bị đuổi thì đẩy xe chạy, yên yên thì lại đẩy xe về bày hàng ra bán lay lắt nuôi bầy con và một lũ cháu.

Sáu cô con gái trong nhà chỉ có một cô là có cưới hỏi đàng hoàng; số còn lại đều vì “có con với người ta nên gọi bố của chúng là chồng”. Sau khi sinh vài đứa con, cả 6 chị em đều lần lượt thành gái “cụt đọt” - hoặc bỏ chồng hoặc bị chồng bỏ - ném lại cho ông bà ngoại chưa lớn tuổi đã quá già những đứa cháu còn đỏ hỏn. Mẹ của chúng lại tiếp tục tứ tán mỗi đứa một phương, vừa tìm kế mưu sinh nơi xứ khác, vừa nhân tiện tìm duyên mới để bổ sung cho ông bà những đứa cháu ngoại không chắc lớn lên đã nhớ tên cha.

Đàn cháu ngoại quá đông, đến nỗi bà Út không nhớ hết tên của 11 đứa cháu đang cưu mang, chỉ áng chừng mà gọi. Để có tiền mua gạo, mua sữa cho cháu, hai vợ chồng bà Út phải vay tiền góp. Vay 5 triệu, mỗi ngày góp tiền lãi 50.000 đồng, tiền gốc giữ nguyên.

Trước Tết, để có tiền vào TP.HCM chờ dự phiên xử sơ thẩm vụ Hồ Duy Trúc, ông bà lại phải vay thêm 7 triệu đồng…và cứ bao nhiêu khó khăn cứ dồn dập đến với bà Út.

Ngày bị cáo Trúc ra tòa, Hằng - vợ Trúc có ôm con vào thăm nhưng bảo vệ không cho mang trẻ em vào phòng xử cho nên cha con vẫn chưa một lần được thấy mặt nhau. Khi bị bắt, Trúc cũng chưa hề biết là mình đã có con nên cũng chẳng khai là mình đã có vợ!

Nghèo đói ám ảnh cuộc đời

Lớn lên trong nghèo đói, bi kịch chồng chất bi kịch, nỗi ám ảnh biến thành nỗi cay cú với cuộc đời. Hồ Duy Trúc đã bỏ trường vô TP.HCM học nghề điện lạnh, rồi rủ bạn lập băng đi cướp, tàn mất một giấc mơ chữ nghĩa nhằm đổi phận nghèo. Sự tử tế trong con người Hồ Duy Trúc đã bị hủy hoại. Nó tự biến mình thành một kẻ máu lạnh tham gia 15 vụ cướp chặt tay và đối diện bản án tử hình.

Trong những ngày qua gia đình bị cáo Trúc đã cố gắng khắc phục hậu quả cho gia đình bị hại và xin người bị hại tha thứ và bà cũng đã biết hành vi của mình là không đúng.

Đơn cử như Ngày 25/02/2014 vừa qua, ở phiên tòa phúc thẩm vụ án khác tại tỉnh Ninh Thuận, bà Út không tỏ thái độ bức xúc như lo ngại của nhiều người, mà ngược lại, khi được phóng viên truyền hình phỏng vấn, bà như dịp giải bày nỗi lòng. Bà nói: ”Xin đài truyền hình gửi lời xin lỗi chúng tôi đến Tòa án nhân dân TP.HCM về những hành động không hay mà chúng tôi gây ra. Xin gửi lời xin lỗi đến người bị hại…”.

Sau đó gia đình bà đi vay mượn được 15 triệu và tôi cũng góp thêm 5 triệu cho gia đình bà để đi đến nhà chị Thúy bồi thường cho bị hại, xem như đó là bổn phận trách nhiệm và nghĩa vụ của những người làm cha, làm mẹ. Vì con dạ thì cái mang.

Gia đình chị Thúy có nhận 20 triệu và chị Thúy cũng đã viết giấy xin giảm án cho bị cáo Trúc.

Trước tòa, tôi xin thay mặt cho gia đình bị cáo cảm ơn chị Thúy, người bị hại, và xin được đón nhận nghĩa cử đó như một phần thông cảm, tha thứ. Tôi cũng xin và mong được quý tòa xem xét và chấp nhận việc đó như một tình tiết giảm nhẹ.

Kính thưa HĐXX!

Tôi nhớ đã từng đọc một đoạn sách cổ Tân Ước. Có một người Thầy từng giảng dạy mọi người là hãy tha thứ yêu thương người và hãy sống đúng luật pháp quy định mà mình đang sống.

Luật của người dân Do Thái thời ấy quy định nếu ai phạm tội ngoại tình, làm điếm mà bắt quả tang thì phải xử ném đá cho đến chết.

Một số người đưa một phụ nữ bị phạm tội ngoại tình, bị bắt quả tang đến trước mặt ông thầy và hỏi ông rằng: Này ông, ông luôn luôn dạy mọi người hãy yêu thương nhau, tha thứ cho nhau và sống đúng luật pháp quy định. Chúng tôi không biết xử lý như thế nào?

Ông thầy im lặng một hồi lâu và nói: Ai trong các ngươi cảm thấy mình không có tội thì hãy ném đá người này đi. Sau đó ông cuối mặt xuống đất và mọi người nhìn qua nhìn lại rồi lặng lẽ bỏ ra đi, một lúc sau ông nhìn lên không thấy còn ai đứng đó nữa. Ông nhìn người đàn bà và nói: “Chị hãy về đi, đừng phạm tội nữa, phần tôi, tôi không lên án chị đâu”.

Chính vì câu chuyện có ý nghĩa nên nhạc sĩ Song Ngọc đã sáng tác bài hát với tựa đề "Chuyện người đàn bà 2.000 năm trước”.

Thật sự tôi không giám nhận vai trò là một luật sư đứng ra bào chữa cho bị cáo Trúc. Ở đây, tôi chỉ đại diện cho gia đình bị cáo xin HĐXX, bị hại, xã hội và công luận tha thứ cho bị cáo vì những lỗi lầm đã gây ra; tha thứ và thông cảm cho gia đình bị cáo và cho bị cáo một mức án nhẹ hơn mức án tử, để bị cáo có thời gian suy nghĩ đền tội những lỗi lầm của mình và đó là một bản án theo suốt cuộc đời bị cáo.

Người ta thường nói “nhất nhựt tại tù, thiện thu tại ngoại”. Nếu được HĐXX xem xét giảm án cho bị cáo Trúc thì bố mẹ bị cáo xem đây là một ân huệ, đủ sức mạnh vượt qua khốn khó để nuôi bầy cháu nheo nhót.

Tôi tin chắc rằng sau phiên tòa này, bà Út sẽ giáo dục con cháu tốt hơn và nhìn thấy bị báo Trúc đền tội suốt cuộc đời này trong chốn lao tù để lấy đó mà làm gương. Được như thế, tôi tin cũng là sự tôn vinh bản chất nhân đạo, khoan hồng và vị tha của pháp luật XHCN mà chúng ta luôn tin tưởng, bảo vệ. Nhưng nếu bị cáo Trúc phải chịu án tử thì đó cũng là một bản án nghiêm minh. Tôi khuyên rằng những ai đang phạm tội, đã phạm tội thì hãy tự đầu thú, sửa sai thì sẽ được pháp luật khoan hồng và tha thứ.

Kính thưa HĐXX!

Ai cũng có con và mong muốn con cái thành người, ai cũng mong muốn gia đình mình hạnh phúc, nhưng mỗi gia đình có mỗi câu chuyện. Không có một người làm cha, làm mẹ nào khi nhìn thấy con mình sắp chết mà không đâu xót, không sẵn sàng dồn mọi nổ lực để cố gắng cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn HĐXX, những người bị hại và cộng đồng xã hội của chúng ta và cảm ơn mọi người đã lắng nghe!

Luật sư Lê Nguyễn Lê Vi
Trưởng văn phòng Luật sư Lê Vi, Đoàn Luật sư TP.HCM

(Đất Việt)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bức thư cảm động của LS gửi Hội đồng xét xử tướng cướp Hồ Duy Trúc

Với tư cách là người làm luật sư, tôi đã theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng ngay từ đầu vụ án. Thực sự tôi cảm thấy sốc trước những hành vi máu lạnh của bị cáo Trúc và đồng bọn khi ra tay với người dân vô tội.
Kính thưa HĐXX! Kính thưa vị đại diện VKS!

Thưa các gia đình bị hại và những người có mặt trong phiên toà hôm nay

Tôi là Luật sư Lê Nguyễn Lê Vi, Trưởng văn phòng Hoàng Việt Luật - Lê Vi (Chi nhánh Ninh Thuận, thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM).

Tôi đến đây với tư cách người bào chữa quyền và lợi hợp pháp cho thân chủ tôi là bị cáo Hồ Duy Trúc trong vụ án cướp tài sản.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ và phiên toà xét hỏi công khai hôm nay. Tôi xin nêu lên một số vấn đề sau đây:

Với tư cách là người làm luật sư, tôi đã theo dõi trên phương tiện thông tin đại chúng ngay từ đầu vụ án. Thực sự tôi cảm thấy sốc trước những hành vi máu lạnh của bị cáo Trúc và đồng bọn khi ra tay với người dân vô tội. Tôi cũng cực lực lên án những hành vi của gia đình, người thân bị cáo đã có những ứng xử vô cảm, thiếu trách nhiệm đối với những người bị hại sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, làm dư luận phẩn nộ…

Thưa HĐXX, sau phiên tòa sơ thẩm, tôi được các luật sư và nhân viên văn phòng luật sư điện báo có gia đình bị cáo Trúc đến xin được tư vấn và bào chữa cho bị cáo Trúc ở phiên tòa phúc thẩm. Không một chút chần chừ, tôi từ chối tiếp xúc với gia đình bị cáo Trúc, bởi hành vi bị cáo quá tàn nhẫn và máu lạnh không thể tha thứ.

Tuy nhiên, vài ngày sau đó, tôi ghé vào trước cổng chợ Phan Rang mua một bình bông cúc thì gặp người bán bông trông rất giống mẹ bị cáo Trúc, liền hỏi thì bà gật đầu, tôi là mẹ bị cáo Trúc. Từ buổi đó, tôi cứ suy nghĩ về người phụ nữ này. Nhiều câu hỏi đặt ra, nếu như bà đừng đại náo và có những lời nói vô đạo đức ở phiên tòa sơ thẩm thì con bà sẽ có một tia hy vọng được sống, nhưng mọi việc đều ngược lại. 


Bà Út và Khánh Minh (áo đỏ) gào thét bên xe tù chở Hồ Duy Trúc sau phiên tòa sơ thẩm Số phận những người phụ nữ sau lưng tướng cướp Trúc

Thưa HĐXX, khi bước vào hành nghề luật sư, tôi luôn suy nghĩ mình phải “làm cho người ta được hòa thuận. Làm cho người ta làm điều lành tránh điều dữ. Làm cho người ta tha thứ thì sẽ được thứ tha”. Hình ảnh người đàn bà gầy ốm, tầm tả ngày đêm lam lủ buôn bán ở vỉa hè cứ quanh quẫn trong suy nghĩ hàng ngày của tôi. Từ đó, tôi đi tìm hiểu và quyết định tư vấn cho gia đình bị cáo Trúc làm những việc cần làm trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm.

Khi gặp gia đình bị cáo Trúc, lời đầu tiên tôi đã bày tỏ thái độ bất bình về những hành vi ứng xử ở phiên tòa sơ thẩm và hỏi tại sao bà lại ứng xử như vậy? Và đề nghị bà, bằng mọi cách, mọi nỗ lực khắc phục hậu quả mà đứa con-bị cáo gây ra. Thật đâu xót, lời đầu tiên của bà là “ tiền đâu mà khắc phục”.

Thật vậy, sau khi bỏ thời gian tìm hiểu, tôi thật sự bất ngờ, xót xa bởi cuộc sống của gia đình bị cáo đến cùng cực, vượt ra ngoài hình dung và khả năng tượng tượng, phỏng đoán của tôi trước đó.

Tôi xin trích một số đoạn mà báo chí đã nói về hoàn cảnh của bị cáo Trúc:

Hơn bốn năm trước, người phụ nữ đang gào thét bên cạnh mẹ Hồ Duy Trúc ở ngoài sân phiên tòa sơ thẩm, vẫn còn là một cô gái rất trẻ mới 20 tuổi. Câu chuyện và những bức ảnh về cô cũng đã từng chiếm lĩnh mặt báo khiến bao nhiêu nước mắt đã rơi, lương tâm xã hội lên cơn sốt. Tên cô là Hồ Thị Khánh Minh (chị ruột bị cáo). Chồng cô là Tô Công Luân đã nghe lời cò dụ dỗ lần sang Quảng Châu, Trung Quốc bán thận, bị biến chứng sau phẫu thuật trở nên thân tàn ma dại, Hồ Thị Khánh Minh đã một mình lần theo đường dây ấy sang tận xứ người đưa chồng về chỉ với một ước mong duy nhất: “để anh ấy được chết ở quê nhà”… Cô muốn “đòi lại công bằng, công lý” cho một tình yêu đã chết. Công lý tuyệt vời nhưng đôi khi không đến được tất cả mọi người. Vụ án không hề được khởi tố, không một ai bị điệu ra tòa.

Bà Nguyễn Thị Út, mẹ đẻ bị cáo Hồ Duy Trúc (năm nay 64 tuổi) có 2 đời chồng, sinh 12 người con. Hiện bà Út có đến 26 đứa cháu và sẽ còn thêm nữa. Lẽ ra ở tuổi ngoại lục tuần, bà Út có thể được hưởng niềm hạnh phúc giản dị của một người đàn bà nông dân con đàn cháu đống. Nhưng chữ nghèo đeo đẳng, đàn cháu con đông đúc ấy vẫn đang là gánh nặng áo cơm oằn trĩu trên vai người đàn bà tận khổ này.

Bà Út mồ côi cả cha lẫn mẹ. Những người anh người chị của bà, chưa kịp lớn đã tha phương cầu thực rồi thất lạc, đến này bà cũng không biết chính xác mình có bao nhiêu anh em ruột và ai mất ai còn, bà sống trong sự đùm bọc của hàng xóm láng giềng nhưng không được giáo dục đầy đủ.

Năm 16 tuổi, bà Út đi ở đợ cho một chủ tiệm may và phải lòng với anh thợ điện. Cuộc hôn nhân không cưới hỏi để lại cho bà 5 mặt con. Không may, một đứa chết khi chưa đầy tuổi, một đứa con gái khác hơn 2 tuổi bị bắt cóc trong những ngày vợ chồng bà sinh sống ở Sài Gòn. Đứa thứ 2 tên là Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1968), từ nhỏ đã bị tật nguyền, 26 năm nay lê lết ăn xin trước cổng chợ Phủ Hà -Phan Rang. Sau cuộc hôn nhân thứ nhất đứt đoạn, ông chồng đã mất tích.

Năm 1978, bà đi bước nữa với ông Hồ Duy Tùng (cha đẻ bị cáo Trúc), một người chạy xe ba gác mướn ở Phan Rang và lần lượt 7 đứa con nữa nối nhau ra đời. Hồ Duy Trúc là con áp út, cũng là đứa con trai duy nhất của ông bà. Con cháu đông, gia đình bà Út phải chạy ăn từng bữa. Bán trái cây và hoa cúng ở chợ Phan Rang, không có tiền thuê sạp, ông bà bày hàng bên lề đường, trên một chiếc xe đẩy ở sát cổng chợ. Bị đuổi thì đẩy xe chạy, yên yên thì lại đẩy xe về bày hàng ra bán lay lắt nuôi bầy con và một lũ cháu.

Sáu cô con gái trong nhà chỉ có một cô là có cưới hỏi đàng hoàng; số còn lại đều vì “có con với người ta nên gọi bố của chúng là chồng”. Sau khi sinh vài đứa con, cả 6 chị em đều lần lượt thành gái “cụt đọt” - hoặc bỏ chồng hoặc bị chồng bỏ - ném lại cho ông bà ngoại chưa lớn tuổi đã quá già những đứa cháu còn đỏ hỏn. Mẹ của chúng lại tiếp tục tứ tán mỗi đứa một phương, vừa tìm kế mưu sinh nơi xứ khác, vừa nhân tiện tìm duyên mới để bổ sung cho ông bà những đứa cháu ngoại không chắc lớn lên đã nhớ tên cha.

Đàn cháu ngoại quá đông, đến nỗi bà Út không nhớ hết tên của 11 đứa cháu đang cưu mang, chỉ áng chừng mà gọi. Để có tiền mua gạo, mua sữa cho cháu, hai vợ chồng bà Út phải vay tiền góp. Vay 5 triệu, mỗi ngày góp tiền lãi 50.000 đồng, tiền gốc giữ nguyên.

Trước Tết, để có tiền vào TP.HCM chờ dự phiên xử sơ thẩm vụ Hồ Duy Trúc, ông bà lại phải vay thêm 7 triệu đồng…và cứ bao nhiêu khó khăn cứ dồn dập đến với bà Út.

Ngày bị cáo Trúc ra tòa, Hằng - vợ Trúc có ôm con vào thăm nhưng bảo vệ không cho mang trẻ em vào phòng xử cho nên cha con vẫn chưa một lần được thấy mặt nhau. Khi bị bắt, Trúc cũng chưa hề biết là mình đã có con nên cũng chẳng khai là mình đã có vợ!

Nghèo đói ám ảnh cuộc đời

Lớn lên trong nghèo đói, bi kịch chồng chất bi kịch, nỗi ám ảnh biến thành nỗi cay cú với cuộc đời. Hồ Duy Trúc đã bỏ trường vô TP.HCM học nghề điện lạnh, rồi rủ bạn lập băng đi cướp, tàn mất một giấc mơ chữ nghĩa nhằm đổi phận nghèo. Sự tử tế trong con người Hồ Duy Trúc đã bị hủy hoại. Nó tự biến mình thành một kẻ máu lạnh tham gia 15 vụ cướp chặt tay và đối diện bản án tử hình.

Trong những ngày qua gia đình bị cáo Trúc đã cố gắng khắc phục hậu quả cho gia đình bị hại và xin người bị hại tha thứ và bà cũng đã biết hành vi của mình là không đúng.

Đơn cử như Ngày 25/02/2014 vừa qua, ở phiên tòa phúc thẩm vụ án khác tại tỉnh Ninh Thuận, bà Út không tỏ thái độ bức xúc như lo ngại của nhiều người, mà ngược lại, khi được phóng viên truyền hình phỏng vấn, bà như dịp giải bày nỗi lòng. Bà nói: ”Xin đài truyền hình gửi lời xin lỗi chúng tôi đến Tòa án nhân dân TP.HCM về những hành động không hay mà chúng tôi gây ra. Xin gửi lời xin lỗi đến người bị hại…”.

Sau đó gia đình bà đi vay mượn được 15 triệu và tôi cũng góp thêm 5 triệu cho gia đình bà để đi đến nhà chị Thúy bồi thường cho bị hại, xem như đó là bổn phận trách nhiệm và nghĩa vụ của những người làm cha, làm mẹ. Vì con dạ thì cái mang.

Gia đình chị Thúy có nhận 20 triệu và chị Thúy cũng đã viết giấy xin giảm án cho bị cáo Trúc.

Trước tòa, tôi xin thay mặt cho gia đình bị cáo cảm ơn chị Thúy, người bị hại, và xin được đón nhận nghĩa cử đó như một phần thông cảm, tha thứ. Tôi cũng xin và mong được quý tòa xem xét và chấp nhận việc đó như một tình tiết giảm nhẹ.

Kính thưa HĐXX!

Tôi nhớ đã từng đọc một đoạn sách cổ Tân Ước. Có một người Thầy từng giảng dạy mọi người là hãy tha thứ yêu thương người và hãy sống đúng luật pháp quy định mà mình đang sống.

Luật của người dân Do Thái thời ấy quy định nếu ai phạm tội ngoại tình, làm điếm mà bắt quả tang thì phải xử ném đá cho đến chết.

Một số người đưa một phụ nữ bị phạm tội ngoại tình, bị bắt quả tang đến trước mặt ông thầy và hỏi ông rằng: Này ông, ông luôn luôn dạy mọi người hãy yêu thương nhau, tha thứ cho nhau và sống đúng luật pháp quy định. Chúng tôi không biết xử lý như thế nào?

Ông thầy im lặng một hồi lâu và nói: Ai trong các ngươi cảm thấy mình không có tội thì hãy ném đá người này đi. Sau đó ông cuối mặt xuống đất và mọi người nhìn qua nhìn lại rồi lặng lẽ bỏ ra đi, một lúc sau ông nhìn lên không thấy còn ai đứng đó nữa. Ông nhìn người đàn bà và nói: “Chị hãy về đi, đừng phạm tội nữa, phần tôi, tôi không lên án chị đâu”.

Chính vì câu chuyện có ý nghĩa nên nhạc sĩ Song Ngọc đã sáng tác bài hát với tựa đề "Chuyện người đàn bà 2.000 năm trước”.

Thật sự tôi không giám nhận vai trò là một luật sư đứng ra bào chữa cho bị cáo Trúc. Ở đây, tôi chỉ đại diện cho gia đình bị cáo xin HĐXX, bị hại, xã hội và công luận tha thứ cho bị cáo vì những lỗi lầm đã gây ra; tha thứ và thông cảm cho gia đình bị cáo và cho bị cáo một mức án nhẹ hơn mức án tử, để bị cáo có thời gian suy nghĩ đền tội những lỗi lầm của mình và đó là một bản án theo suốt cuộc đời bị cáo.

Người ta thường nói “nhất nhựt tại tù, thiện thu tại ngoại”. Nếu được HĐXX xem xét giảm án cho bị cáo Trúc thì bố mẹ bị cáo xem đây là một ân huệ, đủ sức mạnh vượt qua khốn khó để nuôi bầy cháu nheo nhót.

Tôi tin chắc rằng sau phiên tòa này, bà Út sẽ giáo dục con cháu tốt hơn và nhìn thấy bị báo Trúc đền tội suốt cuộc đời này trong chốn lao tù để lấy đó mà làm gương. Được như thế, tôi tin cũng là sự tôn vinh bản chất nhân đạo, khoan hồng và vị tha của pháp luật XHCN mà chúng ta luôn tin tưởng, bảo vệ. Nhưng nếu bị cáo Trúc phải chịu án tử thì đó cũng là một bản án nghiêm minh. Tôi khuyên rằng những ai đang phạm tội, đã phạm tội thì hãy tự đầu thú, sửa sai thì sẽ được pháp luật khoan hồng và tha thứ.

Kính thưa HĐXX!

Ai cũng có con và mong muốn con cái thành người, ai cũng mong muốn gia đình mình hạnh phúc, nhưng mỗi gia đình có mỗi câu chuyện. Không có một người làm cha, làm mẹ nào khi nhìn thấy con mình sắp chết mà không đâu xót, không sẵn sàng dồn mọi nổ lực để cố gắng cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn HĐXX, những người bị hại và cộng đồng xã hội của chúng ta và cảm ơn mọi người đã lắng nghe!

Luật sư Lê Nguyễn Lê Vi
Trưởng văn phòng Luật sư Lê Vi, Đoàn Luật sư TP.HCM

(Đất Việt)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm