Cõi Người Ta

Lời tạ ơn không bao giờ cũ

Người ta vẫn nói như thế kể từ sau khi có các vụ tấn công khủng bố. Ðiều đó cũng có phần nào đúng trong một số trường hợp


 

“Nước Mỹ sẽ không còn như xưa nữa”...

Người ta vẫn nói như thế kể từ sau khi có các vụ tấn công khủng bố. Ðiều đó cũng có phần nào đúng trong một số trường hợp. Ví dụ như tôi, sẽ chẳng bao giờ còn được lái xe một mạch đến phi trường, đậu ở parking, tà tà thả bộ vào sân bay, đứng ngắm một số tranh ảnh trên tường, rồi tìm một cái ghế nào trống mà ngồi nhìn ra phi đạo qua khung cửa kính, những khi bất chợt muốn đi tìm “linh cảm cho những bài thơ”... như ngày nào xưa ở quê hương tôi vẫn thường đến các sân ga để nghe tiếng còi tàu, để nhìn ánh đèn vàng vọt heo hút của một nhà ga xép tỉnh lẻ nào đó khi đoàn tàu đã rời ga.

Trước đây, tôi vẫn thường hay làm như thế, ngồi nhìn ra phi đạo với những đôi cánh bạc phi cơ bay lên, đáp xuống phi trường, rồi quan sát những người ra đi, những người đưa đón, có khi tôi suy nghiệm ra được nhiều lẽ hợp tan của đời người, có khi chẳng nghĩ suy gì cả, chỉ thích làm một điều như thế. Và nay thì, điều ấy đã không thể được tự do để làm nữa. Sẽ chẳng ai để yên cho tôi bước vào khu vực kiểm soát an ninh một cách thoải mái như xưa, một loạt câu hỏi sẽ được đưa ra để tôi không thể trả lời kịp.

Có ai lại không thắc mắc đến một phụ nữ (phụ nữ ôm bom tự sát thiếu gì...) lơ ngơ đi lang thang ở phi trường mà không đáp máy bay, không đưa, không đón ai cả. An ninh nổi chìm của phi trường sẽ đến vỗ vai tôi rất nhẹ nhàng và nói thẳng rằng hành tung của tôi rất đáng ngờ, giấy tờ tùy thân của tôi có cái họ nào liên quan tới Muhamed, Abdul, Osama, v.v... hay chăng? Mặt mày hiền lành như tôi, trông đâu có hung thần sắt máu như những tay cuồng tín, nhưng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra... có cái gì không ngờ tới lại chẳng đã xảy ra trên cõi đời đang nhiễu nhương này? Tốt hơn hết là đừng nên giỡn mặt với chính quyền, nhất là trong những lúc tình hình đang căng thẳng.

Ấy thế, nhưng mà sao tôi vẫn nhớ những phút giây nổi hứng bất tử như thế, những phút giây ngồi lặng lẽ ở một góc sân bay để trốn tránh những tiếng ồn ào bon chen ngoài đường phố. Ngày xưa ấy chắc sẽ chẳng bao giờ còn trở lại như cũ nữa... Nước Mỹ không còn như cũ, thế giới cũng không còn như cũ. Nói gì cho xa xôi... “người ấy” của ta hẳn cũng đã không còn như xưa nữa. Nhưng có một điều tôi tin là sẽ chẳng bao giờ cũ, đó là những lời cám ơn nhau, tạ ơn nhau. V. A. Sukhomlinski kể rằng:

“Có hai người bộ hành đi trong một khu rừng rậm rạp. Ðó là hai ông cháu. Trời nóng và oi bức. Họ đã khát nước. Cuối cùng họ đến một con suối nhỏ. Dòng nước mát lạnh chảy rì rào. Họ cúi xuống uống nước. Người ông bảo “Cám ơn dòng suối nhỏ.” Nói đoạn ông rút trong túi một cái muỗng và múc một ít bùn từ dưới lòng suối đổ đi. Ðứa cháu cười “Vì sao cháu lại cười?” Người ông hỏi. “Có gì mà ông phải cám ơn dòng suối? Dòng suối có phải là người đâu? Nó không nghe được lời ông nói, nó không hiểu được lời cám ơn của ông.”

Người ông ngẫm nghĩ. Dòng suối vẫn chảy róc rách. Chim hót vang trong rừng. Sau một lúc lâu im lặng, ông bảo “Thế đó... Dòng suối không nghe thấy gì đâu. Nếu như một con chó sói uống nước, có thể nó không cám ơn dòng suối. Nhưng chúng ta không là chó sói mà là con người. Ðừng quên điều đó, cháu ạ. Và cháu có biết con người nói hai tiếng cám ơn để làm gì không?” Ðứa cháu trầm ngâm. Nó chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó. “Chúng ta nói lên hai tiếng ‘cám ơn’ là để không trở thành chó sói.”

Mười năm đã qua rồi, mười năm tôi không còn được đến phi trường nhìn máy bay lên, xuống để... làm thơ. Dù đã không còn nữa... vẫn có thể biết ơn hệ thống an ninh phi cảng đã tận tâm bảo đảm an ninh cho chúng ta được an tâm đi lại bằng phương tiện hàng không. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ lòng biết ơn của con người kể từ sau cái ngày 11-9 đáng nhớ kia, đáng nhớ không phải vì những hành động điên cuồng của “chó sói” mà đáng nhớ vì sự đùm bọc quan tâm lẫn nhau của “con người” khi hoạn nạn. Hãy nhìn nước Mỹ những khi hoạn nạn chứ đừng nên đánh giá đất nước này lúc thanh bình, yên ấm. Trong cuốn “Generosity from the heart” có kể về một câu chuyện của lòng nhân ái thật sự:

“Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Ðứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Ðứa con gái nhỏ bám chặt mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm cũng kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.

Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai con trai sinh đôi 7 tuổi và con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.” Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói... Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Ðứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh.”

Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp-bê cũ kỹ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp-bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.” Con gái tôi gật đầu nghiêm trang “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.” Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thực sự là đem cho những gì mình yêu quí nhất...”

Và lòng nhân ái cũng là một cách bày tỏ lòng biết ơn của ta đối với tha nhân.

“Nous savons tous deux nos mains à donner. Prenez ma main je vous conduirai loin”... Cả hai chúng ta đều có bàn tay để trao tặng. Em hãy nắm bàn tay tôi, tôi sẽ đưa em đi thật xa... Thi sĩ Paul Eluard đã nói với người yêu như thế trong bài thơ “Vivre” của ông vào năm 1940. Và “Anh cám ơn em những ngày vui...” là những ca từ trong một bài hát của nhạc sĩ VTA. Cám ơn những ngày vui bên nhau, những ngày còn được nắm bàn tay nhau, thật ân cần, ấm áp...

Có nhiều người không đồng ý với cách chúng ta bày tỏ lòng biết ơn với người yêu, với người bạn đời, với những người thân trong gia đình, hay với thầy cô, bạn bè, ân nhân... trong đời sống. Vì cho rằng đó chỉ là những sáo ngữ, không cần phải thốt lời cám ơn những gì tốt đẹp họ đã dành cho chúng ta hoặc ta dành cho họ trong khoảng đời nào đó, làm như đó là những chuyện đương nhiên hay bổn phận phải làm... Nhưng hãy nghĩ xem... hành trình nhỏ nhoi của sự biết ơn đã đưa chúng ta đi đến những chân trời xa vạn dặm đầy những điều kỳ diệu ra sao...

Tôi không có gia đình ở một tiểu bang nào xa xôi để phải đáp máy bay về quây quần dự lễ Tạ Ơn, nhưng nếu có thì nhất định cũng sẽ đi, và tin rằng những người có thân nhân xa cách cũng sẽ làm như thế, bởi vì tất cả đều có thể qua đi và không còn như xưa nữa, nhưng sự biết ơn và lòng nhân ái sẽ chẳng bao giờ lỗi thời.

Cầu mong và chúc tất cả mọi người được an bình hạnh phúc bên nhau trong mùa lễ Tạ Ơn này. (N.T.Y)

Tác giả : Ngô Tịnh Yên/Sống Magazine

http://www.tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-187_4-285/loi-ta-on-khong-bao-gio-cu.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lời tạ ơn không bao giờ cũ

Người ta vẫn nói như thế kể từ sau khi có các vụ tấn công khủng bố. Ðiều đó cũng có phần nào đúng trong một số trường hợp


 

“Nước Mỹ sẽ không còn như xưa nữa”...

Người ta vẫn nói như thế kể từ sau khi có các vụ tấn công khủng bố. Ðiều đó cũng có phần nào đúng trong một số trường hợp. Ví dụ như tôi, sẽ chẳng bao giờ còn được lái xe một mạch đến phi trường, đậu ở parking, tà tà thả bộ vào sân bay, đứng ngắm một số tranh ảnh trên tường, rồi tìm một cái ghế nào trống mà ngồi nhìn ra phi đạo qua khung cửa kính, những khi bất chợt muốn đi tìm “linh cảm cho những bài thơ”... như ngày nào xưa ở quê hương tôi vẫn thường đến các sân ga để nghe tiếng còi tàu, để nhìn ánh đèn vàng vọt heo hút của một nhà ga xép tỉnh lẻ nào đó khi đoàn tàu đã rời ga.

Trước đây, tôi vẫn thường hay làm như thế, ngồi nhìn ra phi đạo với những đôi cánh bạc phi cơ bay lên, đáp xuống phi trường, rồi quan sát những người ra đi, những người đưa đón, có khi tôi suy nghiệm ra được nhiều lẽ hợp tan của đời người, có khi chẳng nghĩ suy gì cả, chỉ thích làm một điều như thế. Và nay thì, điều ấy đã không thể được tự do để làm nữa. Sẽ chẳng ai để yên cho tôi bước vào khu vực kiểm soát an ninh một cách thoải mái như xưa, một loạt câu hỏi sẽ được đưa ra để tôi không thể trả lời kịp.

Có ai lại không thắc mắc đến một phụ nữ (phụ nữ ôm bom tự sát thiếu gì...) lơ ngơ đi lang thang ở phi trường mà không đáp máy bay, không đưa, không đón ai cả. An ninh nổi chìm của phi trường sẽ đến vỗ vai tôi rất nhẹ nhàng và nói thẳng rằng hành tung của tôi rất đáng ngờ, giấy tờ tùy thân của tôi có cái họ nào liên quan tới Muhamed, Abdul, Osama, v.v... hay chăng? Mặt mày hiền lành như tôi, trông đâu có hung thần sắt máu như những tay cuồng tín, nhưng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra... có cái gì không ngờ tới lại chẳng đã xảy ra trên cõi đời đang nhiễu nhương này? Tốt hơn hết là đừng nên giỡn mặt với chính quyền, nhất là trong những lúc tình hình đang căng thẳng.

Ấy thế, nhưng mà sao tôi vẫn nhớ những phút giây nổi hứng bất tử như thế, những phút giây ngồi lặng lẽ ở một góc sân bay để trốn tránh những tiếng ồn ào bon chen ngoài đường phố. Ngày xưa ấy chắc sẽ chẳng bao giờ còn trở lại như cũ nữa... Nước Mỹ không còn như cũ, thế giới cũng không còn như cũ. Nói gì cho xa xôi... “người ấy” của ta hẳn cũng đã không còn như xưa nữa. Nhưng có một điều tôi tin là sẽ chẳng bao giờ cũ, đó là những lời cám ơn nhau, tạ ơn nhau. V. A. Sukhomlinski kể rằng:

“Có hai người bộ hành đi trong một khu rừng rậm rạp. Ðó là hai ông cháu. Trời nóng và oi bức. Họ đã khát nước. Cuối cùng họ đến một con suối nhỏ. Dòng nước mát lạnh chảy rì rào. Họ cúi xuống uống nước. Người ông bảo “Cám ơn dòng suối nhỏ.” Nói đoạn ông rút trong túi một cái muỗng và múc một ít bùn từ dưới lòng suối đổ đi. Ðứa cháu cười “Vì sao cháu lại cười?” Người ông hỏi. “Có gì mà ông phải cám ơn dòng suối? Dòng suối có phải là người đâu? Nó không nghe được lời ông nói, nó không hiểu được lời cám ơn của ông.”

Người ông ngẫm nghĩ. Dòng suối vẫn chảy róc rách. Chim hót vang trong rừng. Sau một lúc lâu im lặng, ông bảo “Thế đó... Dòng suối không nghe thấy gì đâu. Nếu như một con chó sói uống nước, có thể nó không cám ơn dòng suối. Nhưng chúng ta không là chó sói mà là con người. Ðừng quên điều đó, cháu ạ. Và cháu có biết con người nói hai tiếng cám ơn để làm gì không?” Ðứa cháu trầm ngâm. Nó chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó. “Chúng ta nói lên hai tiếng ‘cám ơn’ là để không trở thành chó sói.”

Mười năm đã qua rồi, mười năm tôi không còn được đến phi trường nhìn máy bay lên, xuống để... làm thơ. Dù đã không còn nữa... vẫn có thể biết ơn hệ thống an ninh phi cảng đã tận tâm bảo đảm an ninh cho chúng ta được an tâm đi lại bằng phương tiện hàng không. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ lòng biết ơn của con người kể từ sau cái ngày 11-9 đáng nhớ kia, đáng nhớ không phải vì những hành động điên cuồng của “chó sói” mà đáng nhớ vì sự đùm bọc quan tâm lẫn nhau của “con người” khi hoạn nạn. Hãy nhìn nước Mỹ những khi hoạn nạn chứ đừng nên đánh giá đất nước này lúc thanh bình, yên ấm. Trong cuốn “Generosity from the heart” có kể về một câu chuyện của lòng nhân ái thật sự:

“Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Ðứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Ðứa con gái nhỏ bám chặt mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm cũng kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.

Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai con trai sinh đôi 7 tuổi và con gái 3 tuổi. Tôi bảo chúng “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có.” Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói... Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Ðứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Tôi nói với con “Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh.”

Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp-bê cũ kỹ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó ôm hôn con búp-bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói “Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà.” Con gái tôi gật đầu nghiêm trang “Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia.” Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thực sự là đem cho những gì mình yêu quí nhất...”

Và lòng nhân ái cũng là một cách bày tỏ lòng biết ơn của ta đối với tha nhân.

“Nous savons tous deux nos mains à donner. Prenez ma main je vous conduirai loin”... Cả hai chúng ta đều có bàn tay để trao tặng. Em hãy nắm bàn tay tôi, tôi sẽ đưa em đi thật xa... Thi sĩ Paul Eluard đã nói với người yêu như thế trong bài thơ “Vivre” của ông vào năm 1940. Và “Anh cám ơn em những ngày vui...” là những ca từ trong một bài hát của nhạc sĩ VTA. Cám ơn những ngày vui bên nhau, những ngày còn được nắm bàn tay nhau, thật ân cần, ấm áp...

Có nhiều người không đồng ý với cách chúng ta bày tỏ lòng biết ơn với người yêu, với người bạn đời, với những người thân trong gia đình, hay với thầy cô, bạn bè, ân nhân... trong đời sống. Vì cho rằng đó chỉ là những sáo ngữ, không cần phải thốt lời cám ơn những gì tốt đẹp họ đã dành cho chúng ta hoặc ta dành cho họ trong khoảng đời nào đó, làm như đó là những chuyện đương nhiên hay bổn phận phải làm... Nhưng hãy nghĩ xem... hành trình nhỏ nhoi của sự biết ơn đã đưa chúng ta đi đến những chân trời xa vạn dặm đầy những điều kỳ diệu ra sao...

Tôi không có gia đình ở một tiểu bang nào xa xôi để phải đáp máy bay về quây quần dự lễ Tạ Ơn, nhưng nếu có thì nhất định cũng sẽ đi, và tin rằng những người có thân nhân xa cách cũng sẽ làm như thế, bởi vì tất cả đều có thể qua đi và không còn như xưa nữa, nhưng sự biết ơn và lòng nhân ái sẽ chẳng bao giờ lỗi thời.

Cầu mong và chúc tất cả mọi người được an bình hạnh phúc bên nhau trong mùa lễ Tạ Ơn này. (N.T.Y)

Tác giả : Ngô Tịnh Yên/Sống Magazine

http://www.tuanbaosongonline.com/D_1-2_2-187_4-285/loi-ta-on-khong-bao-gio-cu.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm