Cõi Người Ta

"Gié lồ... Phen" 1

Tới đỊa điểm họp bạn, tôi vào xếp hàng chờ ghi danh ngay. Năm nay có vẻ đông người tham dự, vì thế hàng chờ đã thấy kéo dài ra tới hiên nhà hàng - Đang

"Gié lồ... phen"

Nguyễn văn Học


       Tới đỊa điểm họp bạn, tôi vào xếp hàng chờ ghi danh ngay.    Năm nay có vẻ đông người tham dự, vì thế hàng chờ đã thấy kéo dài ra tới hiên nhà hàng - Đang nghển cổ ngóng lũ bạn, tìm người "đấu hót" cho vui, tôi bỗng thấy anh ta xuất hiện - Người bạn cùng đơn vị với tôi một thời gian, chỉ đến khi anh bị thương ngoài mặt trận, được chở thẳng về Cộng Hòa điều trị - Còn tôi, sau đó theo học một khóa chuyên môn, rồi đổi đi đơn vị khác, từ đó mới thành ra "đôi ngả chia ly".

       Hơn 30 năm mới gặp lại, nhìn anh tôi nhận ra ngay, dù đã có nhiều thay đổi.  tôi thắc mắc, nghĩ bụng: "Ông thần này ở đâu mà hơn chục năm nay mới thấy xuất hiện đây!" - Tôi vui quá, định réo tên anh, nhưng bỗng dưng lại đổi ý, nhủ thầm: "Để xem lão này có nhận ra mình không?" - Anh ta đi với vợ, hai vợ chồng thư thả tiến lại chỗ chúng tôi, chưa có vẻ gì là nhận ra tôi cả - Khi đứng gần tôi, anh bỗng chăm chú nhìn, rồi nheo nheo cặp mắt, lông mày nhăn tít lại tỏ vẻ suy nghĩ lung lắm, sau đó lịch sự hỏi:

       - Xin lỗi! Tôi trông anh quen quá, mà nhớ không ra.

       Tôi cố nén để không phá lên cười, tỉnh bơ nhìn anh ta, hờ hững trả lời ngắn, gọn, nhưng dài giọng ra như diễu:

       - Thế ...ạ ạ ....!

       Tôi chợt nhớ đến câu trả lời vui vui, có văng tục... nhẹ, của một vị niên trưởng, khi được người bạn cũ hỏi một câu tương tự - thế là bản tính nghịch ngợm của tôi bỗng dưng nổi lên, phải chọc anh ta một chập mới được - Nghĩ là làm liền, tôi nói vừa đủ anh nghe:

        - Mời ông ra đây tôi nói chuyện một chút.

       Anh có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng cũng bước theo ngay.  Tôi cố ý đưa ra xa xa, để các bà không nghe được lời nói của tôi - Tôi hỏi lại cho chắc ăn:

       - Ông thấy tôi quen thật à?

       - Vâng!   Hồi trước ông ở đâu, có ở Liên đoàn 3 không?

       Tôi nhìn thẳng mặt anh ta, làm bộ gằn giọng nói:

       - Quen hả ? Mẹ kiếp, làm sao mà tôi quên được... "Nam địa" nhể.  Bố khỉ!   Mới hơn... ba chục năm không gặp mà đã... làm mặt lạ!!!

       Nghe cung cách nói chuyện của tôi, Nam chăm chú nhìn, rồi có lẽ chợt nhớ ra.  Anh đột nhiên la tên tôi thật to, trước sự ngỡ ngàng của mọi người - Ngỡ ngàng một chút thôi, chứ không ai lạ lùng gì cả, vì ở thời điểm này, chuyện bạn bè sau mấy chục năm xa cách, anh nào cũng trong cảnh chết đi sống lại, khi gặp lại nhau om xòm lên chút đỉnh là việc.... thường tình.  Anh chộp hai vai tôi lắc mạnh, vừa cười vừa nói:

       - Tôi thì lại khác, phải "may mắn" lắm mới có được thằng bạn... "đểu" như anh!  Bộ anh tưởng ba chục năm ngắn lắm hả!?

      Vẫn để hai tay trên vai tôi, anh ngưng cười, nhìn tôi với ánh mắt xót xa, hạ giọng nói với vẻ rất thân tình của "những ngày xưa thân ái":

       - Ơ, mà sao mày ốm "dzử dzậy"!   Có đau yếu gì không?

       Mới gặp nhau, không muốn kể lể tình trạng bệnh hoạn, tôi dở giọng "đểu" ra chọc:

       - Thì tao là dân tỵ nạn chính trị, đau buồn vì chuyện nước mất, nhà tan, "đêm quên ăn, ngày quên ngủ", có đâu như mấy người, thấy "bơ thừa sữa cặn của đế quốc", ăn cho cố, người phình lên, rồi vợ chồng lại "bốc" nhau là trông vẫn phong độ như thuở nào, còn có vẻ bệ vệ hơn trước nữa...

       Nghe xong, anh cười, đầu gật gật như thầm xác nhận tính tình của tôi, vẫn ưa chọc ghẹo bạn bè như xưa - Anh cũng sửa bộ, xoay người, làm hành động giống như hơn 30 năm trước, mỗi lần bị tôi chọc, đó là thoi vào bụng tôi một quả nhẹ nhẹ - Câu chuyện của tôi và Nam bắt đầu rôm rả từ đây, nhất là khi gặp được thêm mấy anh em nữa, kè nhau vào ngồi cùng bàn - Những lời hỏi han, tâm sự - kể lể cho nhau nghe những chuyện của mình từ ngày cách biệt đến nay v...v..., ngôn ngữ thì "loạn xà ngầu".  Khi ra vẻ già cả, đứng đắn, xưng hô với nhau ông ông, tôi tôi - lúc đang vui câu chuyện lại quên tất cả, vẫn mày mày, tao tao, như thuở ba lô, nón sắt.

       Nam cho biết, khi lập hồ sơ đi Mỹ, vì khăng khíu với một người bạn, nên theo anh ta về sống ở Massachusetts, hơn chục năm trời, bây giờ chịu lạnh không nổi, nên mò về đây cho ấm áp - Anh em hỏi đến mục vợ con, gia cảnh, Nam vui vẻ cho biết là mới... cưới vợ được ít năm, trước con mắt ngạc nhiên của bạn bè - Một ông bạn mau mắn lên tiếng:

       - Mẹ kiếp! Người ta nói "lục thập bất nhập đình trung" để mình nghỉ ngơi, khỏe khoắn, suy ngẫm sự đời chứ đâu có phải để cho mày rảnh rang "nhập tân phòng" đâu!

       Chúng tôi xúm vào hỏi cho ra lẽ, tại sao có sự "trì trệ" về đường thê tử như vậy - Hắn cười ngỏn nghẻn, mắt liếc bà vợ, rồi gật gù nói với chúng tôi:

       - Vợ chồng tao bây giờ là chỉ có "phu, thê" thôi, còn "tử" thì đã quá thời "đơm hoa kết trái" rồi, đành chịu vậy - Thôi thì cũng kể cho tụi bay nghe lý do, kẻo cứ thắc mắc hoài.  Chuyện về tao, nhưng lại có liên quan mật thiết đến một thằng bạn, vì chính nó làm ảnh hưởng đến cuộc đời ẫm ương của tao bây giờ - Thằng bạn này rõ là một thằng "mất dạy".  Càng ngày nó lại càng tỏ ra "chó má", làm những chuyện tệ hại, vô tình, bất nghĩa với gia đình, xã hội và cả đất nước nữa.

       Thấy có vẻ... éo le, lại nữa còn nhiều thời giờ, chúng tôi yêu cầu Nam kể lại - Câu chuyện có liên quan đến một phần cuộc đời hắn với một người, mà giờ đây hắn vẫn còn "tạm gọi là bạn" - Nghe xong anh em có vẻ khoái, vì tình tiết của câu chuyện, họ bảo tôi ghi lại - Tôi đồng ý, nhưng xin anh em đóng góp về việc đặt tựa - Căn cứ vào câu chuyện, một người bạn đưa ý kiến:

        - Đề nghị đặt tựa là: Anh bạn "ché đỏ".

       Người phản đối trước tiên là Nam, hắn nói:

       - Việc đếch gì phải "né", cứ bạch văn ra cho dễ hiểu - Gọi thẳng ra cũng đáng lắm chứ không có oan uổng gì đâu! - Những ý kiến khác tiếp tục phát biểu:

       - Đã gọi là "ché đỏ" rồi thì làm sao còn coi là bạn được?  Phải đặt làm sao cho hợp tình hợp lý chứ!

       - Nhân vật trong chuyện cũng có nghệ thuật về dụ dỗ, lường gạt, vả lại bản chất của hắn bao lâu nay không hề thay đổi, tôi thấy có hơi hướm giống mấy tên CS - Ai nghĩ được tên gì hay hay mà đầy đủ ý nghĩa thì tốt lắm...

       - Tớ đang nghĩ tìm chữ nào cho gọn gàng thích hợp!  Mẹ kiếp, thằng này thuộc loại "mặt chai, mày đá", muỗi đốt gẫy vòi chứ chẳng chơi đâu!

       Anh em ồn ào, mỗi người nói một câu, chưa câu nào được chọn cả - Bỗng một anh bạn ít nói nhất, gõ gõ xuống bàn, xin anh em im lặng để anh phát biểu - Anh chậm rải:

       - Tụi mình già rồi các ông ơi!   Xài mấy tiếng nặng nề quá coi cũng kỳ, mất tác phong hết, có một chữ thiên hạ đã dùng nhiều rồi, nhưng tôi thấy cũng hợp với anh chàng này, nên đề nghị đặt cho ông bạn của Nam là "?Yellow Friend", nhẹ nhàng vậy thôi, các ông nghĩ sao..?   Lại một hồi bàn cãi nữa, nhưng may mắn là nhờ có lời mào đầu khéo léo, ý tưởng tuy không mới lạ, nhưng có vẻ hợp tình, hợp cảnh, nên cuối cùng anh em đồng ý với đề tựa này - Vì thế mới có câu chuyện "Gié lồ phen" sau đây...

-/-

       ...Anh bạn của Nam tên Phú, hai người gặp nhau tại Trại Nhập Ngũ số 4, vì bị gọi đi Thủ Đức cùng một khóa.  Nam là con một vị điền chủ miền Tây, vốn dĩ nhà giàu, nên ham chơi hơn ham học.  Việc bị gọi động viên không có gì ngạc nhiên cả, mà cũng chẳng làm Nam ngán ngẩm, bất quá chỉ là thay đổi môi trường để... chơi thôi - Hơn nữa, chính Nam cũng muốn như vậy, nên đã từ chối ý kiến chạy chọt để hoãn dịch của bà mẹ - Thật trái ngược với các bạn đồng khoá, trong khi họ lo lắng, ngại ngùng, vì phải nhập ngũ lúc tình hình chiến sự ngày càng sôi động, thì Nam như một tên "điếc không sợ súng".  Anh ta thích thú, bồn chồn, chờ đợi cuộc sống quân ngũ, ngày nào cũng thắc thỏm nhắc đến lúc nhập khóa, những ngày tập luyện, rồi đến khi ra trường, nhận đơn vị v...v ....  Phú cùng tuổi với Nam, nhưng trông khá chững chạc, người cao ráo với cặp kính cận, hắn ra dáng một nhà trí thức, vì thời thế loạn lạc của đất nước mà phải "gác bút nghiên theo việc đao cung" - Mà quả thật vậy, mấy hôm sau Nam mới biết hắn ta là một giáo sư dạy ở trường trung học tỉnh.  Trong trại nhập ngũ, họ nằm sát bên nhau, nên có rất nhiều cơ hội, thì giờ tâm sự - Phải thật lòng mà nói, sự hiểu biết về đời lính của Phú vượt xa Nam, tuy hai người cùng là tay mơ mới nhập ngũ cả, nhưng không hiểu Phú đã "sưu tầm" từ bao giờ những kiến thức về đời lính, mà hắn vanh vách kể cho mọi người nghe, hết môn này sang môn khác, từ giờ nọ tới giờ kia không hết.

       Khoảng hơn 1 tuần, các tiểu khu chở người mới nhập ngũ về trại đã đủ, tất cả được chuyển lên Thủ Đức, Nam và Phú lại may mắn, vì tên trong danh sách chuyển giao ở gần nhau, nên họ được ở chung một trung đội.

       Phải công nhận Phú là người lanh lẹ, tháo vát, Nam cũng được nhờ vào sự tháo vát, lanh lẹ đó mà có thì giờ ung dung xuống câu lạc bộ, trong khi các bạn khác vùi đầu vào lau súng, đánh giày v...v....   Càng ngày Nam và Phú càng thân nhau hơn.  Thời gian học Thủ Đức rồi cũng qua mau, ngày ra trường, Nam được về BĐQ theo đơn xin, còn Phú về Sư đoàn 5 BB - Nam nghĩ, mình sinh ra và lớn lên ở vùng 4, quen thuộc quá rồi, muốn "thay đổi không khí", phục vụ ở nơi mới, lạ, nên xin về Liên đoàn 3, sau đó về TĐ36.  Thời gian đầu, Nam cũng có đôi ba lần thư từ qua lại với Phú, nhưng rồi bận rộn hành quân, hành quân về đến hậu cứ là bạn bè trong đơn vị, những người sát cạnh mình rủ rê nhậu nhẹt, thời giờ đâu mà thư với từ, sau đó chẳng liên lạc gì với nhau nữa, tuy không liên lạc, nhưng thật sự trong thâm tâm họ vẫn nhớ đến nhau.

       Hơn 3 năm sau ngày ra trường, Nam lên làm Đại đội trưởng, được mấy tháng thì bị thương nặng, phải nằm Cộng Hòa một thời gian.  Khi xuất viện, được nghỉ 29 ngày tái khám, đến lần tái khám thứ hai, lúc vào Trung tâm quản trị trung ương lo giấy tờ, thì Nam gặp lại Phú - Thật vui mừng biết chừng nào, hai người bạn mấy năm trời mới gặp lại nhau, họ quấn quýt, vồn vã thăm hỏi nhau.  Sau đó Phú rủ Nam về sống chung với nhau tại căn phòng của Phú thuê ở khu Hòa Hưng.

       Nam được Phú kể cho nghe là thời gian đầu về Sư đoàn 5.  Hắn chỉ "ội" khoảng nửa năm, sau đó "bắt giò" được ông Tiểu đoàn trưởng, ông ta cho về làm ban quân số tiểu đoàn.   Kế tiếp hắn lại được đi học khóa Tổng quản trị.  Học xong một thời gian, hắn chạy chọt về trung tâm quản trị trung ương luôn - hiện nay hắn làm tại phòng Hành chánh, công việc bình thường như một công chức - Các bạn khác còn phải trực đêm, cấm trại, riêng hắn thì không, hắn được miễn vì hắn cũng đã "bắt giò" được ông Trưởng phòng.  Cứ thứ hai, tư, sáu hắn đến nhà dạy kèm cho mấy đứa con ông - Thứ ba, năm, bảy thì hắn được tự do - Vì là giáo chức nên hắn quen biết nhiều trong ngành giáo dục, do đó hắn kiếm được mỗi tuần mấy giờ dạy đêm ở các trường tư thục quanh Sàigòn vào mấy ngày lẻ đó, nhờ có hai đầu lương, cuộc sống của hắn coi vẻ ung dung lắm - Hắn sống đàng hoàng với anh em trong đơn vị, hắn thẳng thắn nói ra việc làm của hắn, tuy không phải trực như anh em.  Nhưng thật sự hắn đâu có được thoải mái nằm nhà vui với vợ con như anh em, vì đêm nào hắn cũng phải làm việc, mà việc làm của hắn cũng phần nào thỏa mãn nhu cầu cho "sếp".  Khi "sếp" vui vẻ thoải mái thì anh em cũng dễ thở chung.  Tóm lại dù biết hắn "bắt giò" thật đấy, nhưng anh em không ai ghét hắn, vì thật sự quyền lợi anh em cũng không bị đụng chạm, hay có đụng chạm thì cũng chẳng nhằm nhò gì.  Thí dụ, nếu có hắn, thì hai tuần trực một lần, không có hắn thì 13 ngày đến phiên, có mất mát gì mấy đâu - và đúng như lời hắn nói, mấy đứa con "sếp" được hắn kèm, đứa nào học hành cũng tiến bộ trông thấy,  "sếp" khoái lắm, mà càng khoái lại càng nể và quý hắn.  Vì thế nhiều khi anh em trong phòng có điều gì khó nói, hắn chỉ giúp cho vài ba câu là "sếp" chịu ngay, thành ra hắn được lòng cả trên lẫn dưới -Thật cũng lạ, Nam là người chúa ghét thậm thụi, phe đảng - Chàng sẵn sàng nói thẳng vào mặt những người có tính như vậy, nhưng đối với Phú, Nam lại thấy chuyện làm của hắn bình thường, chàng vẫn coi hắn là bạn, thậm chí lại còn thân thiết và nhiệt tình nữa.

       Tiếng là ở chung với nhau, nhưng thật sự Phú đi suốt ngày, buổi tối còn đi dạy đến khuya mới về, chỉ trừ tối Chúa nhật là hắn được nghỉ, lâu lâu mới đi chơi với nhau thôi - Được vài tháng, một hôm đi dạy đêm về, Phú dặn:

       - Mai mốt lãnh lương xong, mày để đấy cho tao mượn hết nha ! Sáng mượn, chiều trả thôi.

       - Có chuyện gì vậy?   Mượn thế thì mượn làm chó gì!

       - Bí mật!  Không cần tìm hiểu.  Có đồng ý thì bảo, nếu không tao còn hỏi chỗ khác.

       - Được thôi!

       Nam dễ dàng đồng ý ngay mà không tò mò nữa - Bạn bè với nhau mà!  Nó có xài luôn cũng không sao, tháng nào mà chàng chẳng phải xin... tiền má.  Bất quá lỡ nó xài hết, mình chỉ mất công xin thêm chút đỉnh nữa thôi - Chàng chỉ đơn giản nghĩ như vậy, chứ không thể nào hình dung được một âm mưu ma mãnh do Phú chủ động, sắp được thực hiện, với sự tiếp tay vô tình của mình.

-/-

       Bà chủ tiệm vàng Mỹ Thịnh ở Ngã Ba Ông Tạ thấy một ông Trung úy bước vào tiệm, nhìn dáng vẻ trí thức, đàng hoàng của ông ta bà nghĩ thầm:"Ông này chắc được vợ nhờ đi mua tấm lắc, hay sợi giây chuyền cho con nít đầy tháng, hay đầy năm chi đây" - Bà đon đả:

       - Chào Trung úy, Trung úy cần mua chi ạ?

       Trung úy Phú, vâng, ông ta là Phú bạn của Nam, chẳng để ý gì đến quầy hàng - với nụ cười ngượng ngập, nói với bà chủ:

       - Thưa bà, vàng lá Kim Thành hôm nay bà bán ra bao nhiêu một lạng.

       Bà chủ hơi khựng một chút vì đã đoán sai, nhưng vẫn vui vẻ trả lời:

- Dạ, Kim Thành thì sáu mươi hai ngàn năm trăm một lạng, còn Kim Sơn thì sáu mươi ngàn chẵn Trung úy.

- Vậy bà cho tôi một lạng vàng Kim Thành.

Bà chủ đến mở két sắt, lấy ra một lạng vàng Kim Thành gói trong tờ giấy dầu, bà mở ra xem lại : đúng 2 miếng rưỡi, đưa lên cân trước mặt Phú, để chứng tỏ cho chàng biết cân lượng đầy đủ, sau đó bà gói lại, trong khi Phú móc túi lấy tiền ra đếm đủ 62.500 trao cho bà, rồi nhận lạng vàng bỏ vào túi áo trận, gài nút cẩn thận - Chàng mỉm cười, chào bà chủ rồi bước ra khỏi tiệm. Bà chủ tiệm còn hỏi với theo:

- Trung úy có cần biên lai không ạ!

- Thôi! Cám ơn bà, tôi không cần.

-/-

       Chỉ non tiếng đồng hồ sau, chiếc xe Honda 67 ngừng trước cửa tiệm vàng Ngọc Bích, đường Lê Thánh Tôn - Trung úy Phú xuống xe, dựng trước cửa tiệm, bước vào chào ông bà chủ rồi hỏi một cách thành thạo:

       - Kim Thành hôm nay ông bà thâu bao nhiêu một lạng.

       - Dạ sáu mươi hai ngàn Trung úy.

       Phú ung dung mở túi áo, lấy ra lạng vàng Kim Thành mà chàng vừa mua cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, đưa cho bà chủ.  Bà cũng mở ra xem kỹ hai miếng rưỡi vàng, đưa lên cân tiểu ly cân lại cẩn thận, sau khi chắc chắn, bà đếm đủ 62.000 đưa cho Phú - Trung úy Phú nhận cọc tiền, thản nhiên nhét vào túi quần, thủng thẳng ra nổ máy xe chạy về.  Ngồi trên xe chạy được một quãng, Phú mỉm cười một mình vì nghĩ đến cảnh chàng gom lương của hai thằng Trung úy độc thân lại, mua một lạng vàng, chưa nóng túi đã đem bán - Việc mua, bán này chàng đã lỗ khơi khơi 500 đồng - Nếu biết chuyện, chắc Nam ngạc nhiên lắm vì Phú mới mượn nguyên tháng lương của Nam, chưa đầy 3 tiếng đồng hồ đã đưa về, sẵn sàng trả lại - Làm sao Nam hiểu được những tính toán trong đầu óc của Phú.

       Việc làm của Phú cứ diễn tiến đều đều như vậy mỗi tháng - Một vài tháng đầu Nam còn thắc mắc, sau chàng thấy cũng bình thường, nên cũng không quan tâm gì đến việc làm của Phú nữa.

-/-

       Bảy, tám tháng sau, Trung úy Phú đã quá quen thuộc với tiệm vàng Mỹ Thịnh ở Ngã Ba Ông Tạ và tiệm vàng Ngọc Bích đường Lê Thánh Tôn, vì hàng tháng, ông đều xuất hiện làm công việc mua bán vàng - cứ mua một lạng vàng ở tiệm Mỹ Thịnh, sau đó chạy lên bán cho tiệm Ngọc Bích - Tuy hai tiệm không biết nhau, chưa bao giờ gặp nhau, nhưng họ có chung một thắc mắc, đó là Trung úy Phú - Đã nhiều lần, trong bữa cơm chiều, họ nhắc đến Trung úy Phú, một khách hàng đã trở thành quen thuộc, nhưng họ chỉ biết tên vì ông ta đeo bảng tên trên ngực thế thôi - Cùng một thắc mắc, nhưng mỗi gia đình lại có một nhận định, đường hướng phán đoán riêng về con người khá đặc biệt này.

       Ông bà Mỹ Thịnh ở Ngã ba Ông Tạ thì vô cùng ngưỡng mộ viên Trung úy, tuy còn trẻ mà đã chí thú làm ăn, thời buổi này tìm được người như vậy khó lắm, không biết làm ăn chuyện gì mà sẵn tiền thế!   Dân nhà binh lương ba cọc, ba đồng, tùng tiệm lắm mới đủ sống, đào đâu ra mà có tiền sắm mỗi tháng một lạng vàng để dành.  Tính tình anh này chắc chu đáo lắm  đây! Không biết đã có vợ, con chưa - (Chuyện này thì ông bà khỏi lo, trước sau gì thì Phú cũng sẽ tìm cách cho ông bà biết thôi !) - Thời buổi bây giờ người ta có ngân hàng để gởi tiền tiết kiệm, nhưng anh này không gửi ngân hàng mà lại mua vàng - Đúng là có sự tính toán rất hợp ý với các... chủ tiệm vàng, vì chủ tiệm vàng thường khuyến khích mọi người sắm vàng để dành cho chắc ăn, không bị lỗ và không sợ bị... giựt (không thấy nói đến vụ bị mất trộm).

       Chuyện đời nhiều khi có những tấu xảo lạ lùng, ai bảo "thiên bất dung gian", ông Trời nhiều khi cũng chơi khăm, làm ngược lại, nghĩa là cũng có lúc ông giúp cho kẻ gian có cơ hội - Đó là trong một lần, khi Phú vào tiệm Mỹ Thịnh mua vàng, tình cờ có cô cháu gái của ông bà chủ tiệm đến chơi.  Gặp Phú, cô ta ngạc nhiên khi thấy Phú mặc quân phục, mang cấp bậc Trung úy.  Cô vui vẻ chào Thày trước sự ngỡ ngàng của ông bà chủ.  Sau đó cô ta cho biết thày Phú dạy cô ta tại trường tư thục Hoài An ở Phú Nhuận - Biết được tin này, hai ông bà đã có một phần câu trả lời, đó là ông Trung úy này ngoài nhiệm vụ trong quân đội, ông còn là một giáo sư, có lẽ thuộc loại khá, nên dạy thêm mà có dư tiền sắm vàng để dành - Ông bà càng có cảm tình với Phú, cả ông lẫn bà thay nhau khen ngợi, nào trí thức, mô phạm - Nào hiền lành đứng đắn, đạo đức, lại chân chỉ làm ăn, biết tiết kiệm v...v... trai còn độc thân mà biết lo lắng như vậy là hiếm lắm...  Từ đó ông bà cho cô con gái lớn xuất hiện thường xuyên hơn, nhất là những dịp đầu tháng khi Phú đến mua vàng, trong lòng ông bà thật sự cũng mong muốn có được một chàng rể biết lo toan cho tương lai như vậy.

       Trong khi đó, ông bà chủ tiệm vàng Ngọc Bích cũng có nhiều điều thắc mắc về người khách hàng rất đúng hạn kỳ của tiệm, đó là Trung úy Phú:

       - Ông à!  Tôi thấy ông Trung úy này sao có vẻ kỳ kỳ!

       - Đúng đấy bà - Rõ ràng ổng là Bắc kỳ mà - Bà nghĩ coi, còn kỳ nào khác không?

        - Lãng xẹt!  Người ta nói ổng kỳ là thái độ, hành đọâng kìa!

        - Vậy sao?  Có gì thì bà nói huỵch toẹt ra đi!

       - Chắc ông này con nhà giàu, lại là con cưng, mỗi tháng bán đi một lượng vàng để xây xài, vì lương nhà binh không đủ.  Điệu này gia đình phải có tới "núi vdzàng" chớ không phải chơi!

       - Sao bà hay quá dzậy?

       - Ôi thôi, chuyện người ta thắc mắc làm gì, lỡ người ta có hai, ba núi thì sao, chuyện chi bà phải lo?

       Nói vậy để ghẹo bà vợ thôi, chứ trong lòng ông cũng đã thầm để ý anh chàng Trung úy này, có nhiều chuyện hơi khác thường - Đâu có ai mỗi tháng bán ra một lượng vàng để chi tiêu trong tháng (theo sự phán đoán của ông bà, vì bán vàng lấy tiền không để tiêu, xài thì làm gì ?) - Anh chàng này chắc con nhà giàu, mấy gia đình giàu có theo xưa, dù Nam hay Bắc, cũng chỉ mua vàng để dành làm của thôi chứ có ai gởi vô ngân hàng, ngân họ gì đâu - Tuy không nói ra, nhưng ông nghĩ rằng, nếu anh ta kết hợp được với "con Ba", con gái thứ nhì của ông, thì cũng không có gì quá đáng. Ông đã nhiều lần suy nghĩ trong đầu:

       - Cái "thằng" thiệt dễ thương.  Con nhà giàu mà không ai biết, bản mặt thì ngơ ngơ, hiền lành - Thật hạp với con Ba nhà mình!

       Điều đáng nói là Phú chưa bao giờ khoe với bất cứ ai là chàng ngoài nhiệm vụ trong quân đội, còn là một giáo sư, có nhiều giờ dạy thêm, nên kiếm được nhiều tiền, hoặc mình là con nhà giàu, tháng tháng phải về xin tiền bố mẹ để chi dụng, vì lương lính không đủ v..v..  Chàng cứ làm công việc như vậy hàng tháng, rồi mặc ai muốn hiểu thế nào về chàng thì hiểu, có điều chàng chắc chắn rằng, cả hai tiệm không ai nghĩ xấu, hay bất lợi cho chàng cả.

       Những phán đoán về hoàn cảnh của chàng hoàn toàn do hai ông bà chủ hai tiệm vàng "định đoạt" theo đường hướng suy nghĩ riêng của họ - Nhưng không phải vô tình, mà đó là cố ý của Phú, một kế hoạch đã được sắp đặt, tính toán chi ly - Nói đúng hơn, một cái bẫy đã hình thành để đón hai con mồi, hay một mũi tên sẽ trúng hai...  con nhạn.

***

       Khi tình cảm giữa hai cô con gái của hai ông bà chủ tiệm vàng với Trung úy Phú trở nên thắm thiết thì Nam nhận quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu, ra khỏi binh chủng, thuyên chuyển về một đơn vị định sở ở vùng 4 - Thôi! lúc này thương tích cùng mình rồi, được yên nơi, yên chỗ dưỡng thân thế này cho ông bà già yên trí - Nam nghĩ như vậy, nên vui vẻ từ giã Phú, khăn gói về đáo nhậm đơn vị mới mà trong lòng phơi phới vì đây chắc là tin rất vui cho gia đình chàng.

       Mấy tháng sau, Nam nhận được thiệp hồng của Phú, mời lên Sài gòn dự đám cưới - cô dâu là ái nữ ông bà chủ tiệm vàng Ngọc Bích đường Lê Thánh Tôn - Tiệc cưới đông, khách khứa tấp nập, nhưng cô dâu, chú rể, mặt mũi cứ đăm đăm như sắp sửa lên võ đài.  Cảm nhận được không khí khác lạ, Nam rất thắc mắc nhưng không biết hỏi ai cho ra cớ sự, đành cứ phải ngậm miệng làm thinh, ấm ách trong lòng mãi.  Tiệc tan, khách khứa ra về hết, Nam nán lại chờ Phú để đặt vài câu hỏi cho thỏa óc tò mò - Nhưng chưa kịp hỏi thì Nam đã có một phần câu trả lời, vì trong khi Phú lo liệu công việc thanh toán tiền bạc với nhà hàng, thì cô dâu như một người xa lạ, chẳng ngó ngàng gì đến những việc chính mình phải làm trong ngày cưới.  Cô để mặc anh chồng chạy tới chạy lui, không mở miệng nói một lời, sau đó lẳng lặng theo bố mẹ lên xe về nhà... mình.  Nam nghĩ có lẽ đôi bên có chuyện gì bất hòa trong việc tổ chức đám cưới, họ "làm mình, làm mẩy" với nhau một chút thôi, chắc không có chuyện gì lớn - Chàng chỉ thấy sự việc quả thật trầm trọng khi Phú xong công việc ra gặp chàng, nói giọng tỉnh khô:

       - Xong rồi, thôi tụi mình về!

       Nam ngạc nhiên hỏi lại:

       - Về đâu? Làm sao tao về với mày được?

       Phú trả lời trong tiếng cười gượng gạo:

       -Sao mà không được, về nhà tao chứ về đâu!

       - Còn?  Bà vợ mày thì sao?

       - Kệ bà ấy.  Ít bữa rồi cũng ổn thôi!

       - Mẹ... có chuyện gì rắc rối hả? - đêm tân hôn mà mày để vậy không được đâu - Về chỗ bà ấy làm hòa đi, tao về bà chị, sáng mai ra La Pagode gặp nói chuyện sau.

       - Chuyện rắc rối lắm.  Không phải giải quyết một ngày, một buổi mà xong - Hơn nữa bây giờ về nhà bà ấy rất bất tiện vì đụng độ nguyên cả dòng họ, làm sao tao đỡ nổi - Mày cứ về với tao đi, tụi mình nói chuyện, may ra mày giúp tao được chút ý kiến gì chăng! 

       Hai người gọi một chiếc taxi, trở về căn phòng của Phú thuê ở Hòa Hưng, nơi mà họ đã có thời gian chung sống - Nơi mà Phú đã khởi sự kế hoạch chinh phục của hắn, với sự tiếp tay vô tình của Nam.

       Nằm bên nhau đêm đó, Phú đã tóm tắt tình trạng rối bời của hắn cho Nam nghe:

       - Sau một thời gian gom lương của mày và tao đi mua vàng chỗ này, bán ra chỗ kia, tao nghiễm nhiên thành một người có uy tín đối với cả hai tiệm - Dĩ nhiên tao đã "điều tra" trước, biết được hai nhà cùng đều có... con gái cả, nên tao cứ để họ hiểu sao thì hiểu - sau đó thì cá cắn câu, tao chẳng phải tán tỉnh gì nhiều vì nhà nào cũng làm như "thánh" - Thôi thì cho tao là người đứng đắn, biết lo xa, người thì bảo tao là con nhà giàu nhưng dấu v..v.. Tao cứ ậm ừ cho qua chuyện và từ từ quen thân với cả hai cô - Tao rảnh được mỗi một ngày chúa nhật, nhưng cứ chia phiên sáng, chiều, chỉ đi chơi với mỗi cô một lần mà thôi... Được cái mình dân nhà binh nên dễ nói dối, nhất là lúc tình hình an ninh bất ổn, hết trực, gác, rồi ứng chiến, cấm trại làm sao mà các em kiểm soát nổi.  Khi nghe tin cô ở dưới Ông Tạ mang bầu thì tao ngỏ lời xin cưới cô ở Lê Thánh Tôn ngay.

       - Mày làm giọng gì kỳ vậy?   Người ta có bầu với mày, mày lại đi cưới người khác!

       - Thì phải vậy chứ sao - Có bầu với mình rồi thì "chạy" đi đâu mà sợ.

       - Sao hôm nay tao thấy không khí đám cưới u ám quá, có phải chuyện đổ bể rồi phải không?

       - Đúng vậy, bà này đã biết bà kia có bầu.

       - Thế à! Chuyện dễ giải quyết quá mà, bà này cứ việc chửi cho mày một trận, tống cổ mày đi, bỏ vụ cưới xin để mày về với bà kia là xong chứ gì!

       - Éo le lắm, không thể làm như vậy được, vì hiện nay bà này cũng đã... có bầu rồi!

       - Trời đất!!!  Vậy là mày định lấy cả hai?

       - Không hẳn là như vậy!

       - Mẹ kiếp, làm con người ta có bầu cả hai đứa rồi, còn chưa chịu nhận là muốn cả hai.  Ở đó mà hẳn với không hẳn?

       - Còn tùy cơ ứng biến, mày biết.  Công tao vất vả chạy lên chạy xuống cả năm trời mới gây được uy tín, mới đầu thì cũng định lựa một người thôi, sau khi quen biết tao thấy cả hai cô cùng dễ thương cả, nên bỏ qua thì... tiếc.

       - Mày còn hơn Sở Khanh nữa Phú à!  Đm, phải tụi nó là em gái tao thì mày no đòn rồi... con ạ!

       - Cũng phải ngó trước, ngó sau chứ mày.  Ai dại gì đút đầu vào những chỗ có anh trai, em trai là Nhảy Dù, TQLC hay Biệt Động, Biệt Kích, Thám báo v..v.., no đòn thật chứ không phải dỡn - Nghe cách nói chuyện "cù nhầy" của Phú, Nam nóng mặt, một lần nữa chàng văng tục:

       - Đm! Nói chuyện với mày chán thấy mẹ - chắc tao cũng phải "dze" mày thôi - Đi với mày có ngày ăn lựu đạn hay ít gì cũng lãnh át xít - Nếu không cũng bị thiên hạ chửi bới, nguyền rủa, xấu hổ lắm!!!

***

       Sau đêm ấy, Nam trở về đơn vị và kể từ đó không còn liên lạc gì với Phú nữa, những lần có dịp lên Sàigòn, Nam cũng chẳng bao giờ ghé thăm hay tìm gặp, thật sự chàng đã chán những loại bạn như vậy - Chẳng lẽ đấm vào mặt nó.

       Mấy năm sau, Nam có nghe phong phanh qua những người quen biết Phú và chàng, thì không hiểu Phú khôn khéo cách nào mà vẫn giữ được cả hai bà vợ, mỗi bà đều đã có hai đứa con.  Họ sống với nhau tuy không đầm ấm, nhưng cũng có vẻ đề huề vì bà nào cũng có cửa có nhà riêng, không phải chung đụng.  Phú chỉ việc "cầm cân nẩy mực" sao cho công bằng, phân phối thời giờ của chàng đều cho hai nhà, để các bà không ồn ào là đã coi như thành công trong trường hợp "một cảnh hai quê" mà chàng đang gánh chịu - Công bằng mà nói, đây là cái nợ Phú phải trả vì hậu quả này do chính chàng gây ra, nên cố mà chịu thôi - Chuyện đến đây thì miền Nam bị mất... Nam khăn gói đi trình diện để.... vào tù.

       . . . . .

Sinh Tồn chuyển

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"Gié lồ... Phen" 1

Tới đỊa điểm họp bạn, tôi vào xếp hàng chờ ghi danh ngay. Năm nay có vẻ đông người tham dự, vì thế hàng chờ đã thấy kéo dài ra tới hiên nhà hàng - Đang

"Gié lồ... phen"

Nguyễn văn Học


       Tới đỊa điểm họp bạn, tôi vào xếp hàng chờ ghi danh ngay.    Năm nay có vẻ đông người tham dự, vì thế hàng chờ đã thấy kéo dài ra tới hiên nhà hàng - Đang nghển cổ ngóng lũ bạn, tìm người "đấu hót" cho vui, tôi bỗng thấy anh ta xuất hiện - Người bạn cùng đơn vị với tôi một thời gian, chỉ đến khi anh bị thương ngoài mặt trận, được chở thẳng về Cộng Hòa điều trị - Còn tôi, sau đó theo học một khóa chuyên môn, rồi đổi đi đơn vị khác, từ đó mới thành ra "đôi ngả chia ly".

       Hơn 30 năm mới gặp lại, nhìn anh tôi nhận ra ngay, dù đã có nhiều thay đổi.  tôi thắc mắc, nghĩ bụng: "Ông thần này ở đâu mà hơn chục năm nay mới thấy xuất hiện đây!" - Tôi vui quá, định réo tên anh, nhưng bỗng dưng lại đổi ý, nhủ thầm: "Để xem lão này có nhận ra mình không?" - Anh ta đi với vợ, hai vợ chồng thư thả tiến lại chỗ chúng tôi, chưa có vẻ gì là nhận ra tôi cả - Khi đứng gần tôi, anh bỗng chăm chú nhìn, rồi nheo nheo cặp mắt, lông mày nhăn tít lại tỏ vẻ suy nghĩ lung lắm, sau đó lịch sự hỏi:

       - Xin lỗi! Tôi trông anh quen quá, mà nhớ không ra.

       Tôi cố nén để không phá lên cười, tỉnh bơ nhìn anh ta, hờ hững trả lời ngắn, gọn, nhưng dài giọng ra như diễu:

       - Thế ...ạ ạ ....!

       Tôi chợt nhớ đến câu trả lời vui vui, có văng tục... nhẹ, của một vị niên trưởng, khi được người bạn cũ hỏi một câu tương tự - thế là bản tính nghịch ngợm của tôi bỗng dưng nổi lên, phải chọc anh ta một chập mới được - Nghĩ là làm liền, tôi nói vừa đủ anh nghe:

        - Mời ông ra đây tôi nói chuyện một chút.

       Anh có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng cũng bước theo ngay.  Tôi cố ý đưa ra xa xa, để các bà không nghe được lời nói của tôi - Tôi hỏi lại cho chắc ăn:

       - Ông thấy tôi quen thật à?

       - Vâng!   Hồi trước ông ở đâu, có ở Liên đoàn 3 không?

       Tôi nhìn thẳng mặt anh ta, làm bộ gằn giọng nói:

       - Quen hả ? Mẹ kiếp, làm sao mà tôi quên được... "Nam địa" nhể.  Bố khỉ!   Mới hơn... ba chục năm không gặp mà đã... làm mặt lạ!!!

       Nghe cung cách nói chuyện của tôi, Nam chăm chú nhìn, rồi có lẽ chợt nhớ ra.  Anh đột nhiên la tên tôi thật to, trước sự ngỡ ngàng của mọi người - Ngỡ ngàng một chút thôi, chứ không ai lạ lùng gì cả, vì ở thời điểm này, chuyện bạn bè sau mấy chục năm xa cách, anh nào cũng trong cảnh chết đi sống lại, khi gặp lại nhau om xòm lên chút đỉnh là việc.... thường tình.  Anh chộp hai vai tôi lắc mạnh, vừa cười vừa nói:

       - Tôi thì lại khác, phải "may mắn" lắm mới có được thằng bạn... "đểu" như anh!  Bộ anh tưởng ba chục năm ngắn lắm hả!?

      Vẫn để hai tay trên vai tôi, anh ngưng cười, nhìn tôi với ánh mắt xót xa, hạ giọng nói với vẻ rất thân tình của "những ngày xưa thân ái":

       - Ơ, mà sao mày ốm "dzử dzậy"!   Có đau yếu gì không?

       Mới gặp nhau, không muốn kể lể tình trạng bệnh hoạn, tôi dở giọng "đểu" ra chọc:

       - Thì tao là dân tỵ nạn chính trị, đau buồn vì chuyện nước mất, nhà tan, "đêm quên ăn, ngày quên ngủ", có đâu như mấy người, thấy "bơ thừa sữa cặn của đế quốc", ăn cho cố, người phình lên, rồi vợ chồng lại "bốc" nhau là trông vẫn phong độ như thuở nào, còn có vẻ bệ vệ hơn trước nữa...

       Nghe xong, anh cười, đầu gật gật như thầm xác nhận tính tình của tôi, vẫn ưa chọc ghẹo bạn bè như xưa - Anh cũng sửa bộ, xoay người, làm hành động giống như hơn 30 năm trước, mỗi lần bị tôi chọc, đó là thoi vào bụng tôi một quả nhẹ nhẹ - Câu chuyện của tôi và Nam bắt đầu rôm rả từ đây, nhất là khi gặp được thêm mấy anh em nữa, kè nhau vào ngồi cùng bàn - Những lời hỏi han, tâm sự - kể lể cho nhau nghe những chuyện của mình từ ngày cách biệt đến nay v...v..., ngôn ngữ thì "loạn xà ngầu".  Khi ra vẻ già cả, đứng đắn, xưng hô với nhau ông ông, tôi tôi - lúc đang vui câu chuyện lại quên tất cả, vẫn mày mày, tao tao, như thuở ba lô, nón sắt.

       Nam cho biết, khi lập hồ sơ đi Mỹ, vì khăng khíu với một người bạn, nên theo anh ta về sống ở Massachusetts, hơn chục năm trời, bây giờ chịu lạnh không nổi, nên mò về đây cho ấm áp - Anh em hỏi đến mục vợ con, gia cảnh, Nam vui vẻ cho biết là mới... cưới vợ được ít năm, trước con mắt ngạc nhiên của bạn bè - Một ông bạn mau mắn lên tiếng:

       - Mẹ kiếp! Người ta nói "lục thập bất nhập đình trung" để mình nghỉ ngơi, khỏe khoắn, suy ngẫm sự đời chứ đâu có phải để cho mày rảnh rang "nhập tân phòng" đâu!

       Chúng tôi xúm vào hỏi cho ra lẽ, tại sao có sự "trì trệ" về đường thê tử như vậy - Hắn cười ngỏn nghẻn, mắt liếc bà vợ, rồi gật gù nói với chúng tôi:

       - Vợ chồng tao bây giờ là chỉ có "phu, thê" thôi, còn "tử" thì đã quá thời "đơm hoa kết trái" rồi, đành chịu vậy - Thôi thì cũng kể cho tụi bay nghe lý do, kẻo cứ thắc mắc hoài.  Chuyện về tao, nhưng lại có liên quan mật thiết đến một thằng bạn, vì chính nó làm ảnh hưởng đến cuộc đời ẫm ương của tao bây giờ - Thằng bạn này rõ là một thằng "mất dạy".  Càng ngày nó lại càng tỏ ra "chó má", làm những chuyện tệ hại, vô tình, bất nghĩa với gia đình, xã hội và cả đất nước nữa.

       Thấy có vẻ... éo le, lại nữa còn nhiều thời giờ, chúng tôi yêu cầu Nam kể lại - Câu chuyện có liên quan đến một phần cuộc đời hắn với một người, mà giờ đây hắn vẫn còn "tạm gọi là bạn" - Nghe xong anh em có vẻ khoái, vì tình tiết của câu chuyện, họ bảo tôi ghi lại - Tôi đồng ý, nhưng xin anh em đóng góp về việc đặt tựa - Căn cứ vào câu chuyện, một người bạn đưa ý kiến:

        - Đề nghị đặt tựa là: Anh bạn "ché đỏ".

       Người phản đối trước tiên là Nam, hắn nói:

       - Việc đếch gì phải "né", cứ bạch văn ra cho dễ hiểu - Gọi thẳng ra cũng đáng lắm chứ không có oan uổng gì đâu! - Những ý kiến khác tiếp tục phát biểu:

       - Đã gọi là "ché đỏ" rồi thì làm sao còn coi là bạn được?  Phải đặt làm sao cho hợp tình hợp lý chứ!

       - Nhân vật trong chuyện cũng có nghệ thuật về dụ dỗ, lường gạt, vả lại bản chất của hắn bao lâu nay không hề thay đổi, tôi thấy có hơi hướm giống mấy tên CS - Ai nghĩ được tên gì hay hay mà đầy đủ ý nghĩa thì tốt lắm...

       - Tớ đang nghĩ tìm chữ nào cho gọn gàng thích hợp!  Mẹ kiếp, thằng này thuộc loại "mặt chai, mày đá", muỗi đốt gẫy vòi chứ chẳng chơi đâu!

       Anh em ồn ào, mỗi người nói một câu, chưa câu nào được chọn cả - Bỗng một anh bạn ít nói nhất, gõ gõ xuống bàn, xin anh em im lặng để anh phát biểu - Anh chậm rải:

       - Tụi mình già rồi các ông ơi!   Xài mấy tiếng nặng nề quá coi cũng kỳ, mất tác phong hết, có một chữ thiên hạ đã dùng nhiều rồi, nhưng tôi thấy cũng hợp với anh chàng này, nên đề nghị đặt cho ông bạn của Nam là "?Yellow Friend", nhẹ nhàng vậy thôi, các ông nghĩ sao..?   Lại một hồi bàn cãi nữa, nhưng may mắn là nhờ có lời mào đầu khéo léo, ý tưởng tuy không mới lạ, nhưng có vẻ hợp tình, hợp cảnh, nên cuối cùng anh em đồng ý với đề tựa này - Vì thế mới có câu chuyện "Gié lồ phen" sau đây...

-/-

       ...Anh bạn của Nam tên Phú, hai người gặp nhau tại Trại Nhập Ngũ số 4, vì bị gọi đi Thủ Đức cùng một khóa.  Nam là con một vị điền chủ miền Tây, vốn dĩ nhà giàu, nên ham chơi hơn ham học.  Việc bị gọi động viên không có gì ngạc nhiên cả, mà cũng chẳng làm Nam ngán ngẩm, bất quá chỉ là thay đổi môi trường để... chơi thôi - Hơn nữa, chính Nam cũng muốn như vậy, nên đã từ chối ý kiến chạy chọt để hoãn dịch của bà mẹ - Thật trái ngược với các bạn đồng khoá, trong khi họ lo lắng, ngại ngùng, vì phải nhập ngũ lúc tình hình chiến sự ngày càng sôi động, thì Nam như một tên "điếc không sợ súng".  Anh ta thích thú, bồn chồn, chờ đợi cuộc sống quân ngũ, ngày nào cũng thắc thỏm nhắc đến lúc nhập khóa, những ngày tập luyện, rồi đến khi ra trường, nhận đơn vị v...v ....  Phú cùng tuổi với Nam, nhưng trông khá chững chạc, người cao ráo với cặp kính cận, hắn ra dáng một nhà trí thức, vì thời thế loạn lạc của đất nước mà phải "gác bút nghiên theo việc đao cung" - Mà quả thật vậy, mấy hôm sau Nam mới biết hắn ta là một giáo sư dạy ở trường trung học tỉnh.  Trong trại nhập ngũ, họ nằm sát bên nhau, nên có rất nhiều cơ hội, thì giờ tâm sự - Phải thật lòng mà nói, sự hiểu biết về đời lính của Phú vượt xa Nam, tuy hai người cùng là tay mơ mới nhập ngũ cả, nhưng không hiểu Phú đã "sưu tầm" từ bao giờ những kiến thức về đời lính, mà hắn vanh vách kể cho mọi người nghe, hết môn này sang môn khác, từ giờ nọ tới giờ kia không hết.

       Khoảng hơn 1 tuần, các tiểu khu chở người mới nhập ngũ về trại đã đủ, tất cả được chuyển lên Thủ Đức, Nam và Phú lại may mắn, vì tên trong danh sách chuyển giao ở gần nhau, nên họ được ở chung một trung đội.

       Phải công nhận Phú là người lanh lẹ, tháo vát, Nam cũng được nhờ vào sự tháo vát, lanh lẹ đó mà có thì giờ ung dung xuống câu lạc bộ, trong khi các bạn khác vùi đầu vào lau súng, đánh giày v...v....   Càng ngày Nam và Phú càng thân nhau hơn.  Thời gian học Thủ Đức rồi cũng qua mau, ngày ra trường, Nam được về BĐQ theo đơn xin, còn Phú về Sư đoàn 5 BB - Nam nghĩ, mình sinh ra và lớn lên ở vùng 4, quen thuộc quá rồi, muốn "thay đổi không khí", phục vụ ở nơi mới, lạ, nên xin về Liên đoàn 3, sau đó về TĐ36.  Thời gian đầu, Nam cũng có đôi ba lần thư từ qua lại với Phú, nhưng rồi bận rộn hành quân, hành quân về đến hậu cứ là bạn bè trong đơn vị, những người sát cạnh mình rủ rê nhậu nhẹt, thời giờ đâu mà thư với từ, sau đó chẳng liên lạc gì với nhau nữa, tuy không liên lạc, nhưng thật sự trong thâm tâm họ vẫn nhớ đến nhau.

       Hơn 3 năm sau ngày ra trường, Nam lên làm Đại đội trưởng, được mấy tháng thì bị thương nặng, phải nằm Cộng Hòa một thời gian.  Khi xuất viện, được nghỉ 29 ngày tái khám, đến lần tái khám thứ hai, lúc vào Trung tâm quản trị trung ương lo giấy tờ, thì Nam gặp lại Phú - Thật vui mừng biết chừng nào, hai người bạn mấy năm trời mới gặp lại nhau, họ quấn quýt, vồn vã thăm hỏi nhau.  Sau đó Phú rủ Nam về sống chung với nhau tại căn phòng của Phú thuê ở khu Hòa Hưng.

       Nam được Phú kể cho nghe là thời gian đầu về Sư đoàn 5.  Hắn chỉ "ội" khoảng nửa năm, sau đó "bắt giò" được ông Tiểu đoàn trưởng, ông ta cho về làm ban quân số tiểu đoàn.   Kế tiếp hắn lại được đi học khóa Tổng quản trị.  Học xong một thời gian, hắn chạy chọt về trung tâm quản trị trung ương luôn - hiện nay hắn làm tại phòng Hành chánh, công việc bình thường như một công chức - Các bạn khác còn phải trực đêm, cấm trại, riêng hắn thì không, hắn được miễn vì hắn cũng đã "bắt giò" được ông Trưởng phòng.  Cứ thứ hai, tư, sáu hắn đến nhà dạy kèm cho mấy đứa con ông - Thứ ba, năm, bảy thì hắn được tự do - Vì là giáo chức nên hắn quen biết nhiều trong ngành giáo dục, do đó hắn kiếm được mỗi tuần mấy giờ dạy đêm ở các trường tư thục quanh Sàigòn vào mấy ngày lẻ đó, nhờ có hai đầu lương, cuộc sống của hắn coi vẻ ung dung lắm - Hắn sống đàng hoàng với anh em trong đơn vị, hắn thẳng thắn nói ra việc làm của hắn, tuy không phải trực như anh em.  Nhưng thật sự hắn đâu có được thoải mái nằm nhà vui với vợ con như anh em, vì đêm nào hắn cũng phải làm việc, mà việc làm của hắn cũng phần nào thỏa mãn nhu cầu cho "sếp".  Khi "sếp" vui vẻ thoải mái thì anh em cũng dễ thở chung.  Tóm lại dù biết hắn "bắt giò" thật đấy, nhưng anh em không ai ghét hắn, vì thật sự quyền lợi anh em cũng không bị đụng chạm, hay có đụng chạm thì cũng chẳng nhằm nhò gì.  Thí dụ, nếu có hắn, thì hai tuần trực một lần, không có hắn thì 13 ngày đến phiên, có mất mát gì mấy đâu - và đúng như lời hắn nói, mấy đứa con "sếp" được hắn kèm, đứa nào học hành cũng tiến bộ trông thấy,  "sếp" khoái lắm, mà càng khoái lại càng nể và quý hắn.  Vì thế nhiều khi anh em trong phòng có điều gì khó nói, hắn chỉ giúp cho vài ba câu là "sếp" chịu ngay, thành ra hắn được lòng cả trên lẫn dưới -Thật cũng lạ, Nam là người chúa ghét thậm thụi, phe đảng - Chàng sẵn sàng nói thẳng vào mặt những người có tính như vậy, nhưng đối với Phú, Nam lại thấy chuyện làm của hắn bình thường, chàng vẫn coi hắn là bạn, thậm chí lại còn thân thiết và nhiệt tình nữa.

       Tiếng là ở chung với nhau, nhưng thật sự Phú đi suốt ngày, buổi tối còn đi dạy đến khuya mới về, chỉ trừ tối Chúa nhật là hắn được nghỉ, lâu lâu mới đi chơi với nhau thôi - Được vài tháng, một hôm đi dạy đêm về, Phú dặn:

       - Mai mốt lãnh lương xong, mày để đấy cho tao mượn hết nha ! Sáng mượn, chiều trả thôi.

       - Có chuyện gì vậy?   Mượn thế thì mượn làm chó gì!

       - Bí mật!  Không cần tìm hiểu.  Có đồng ý thì bảo, nếu không tao còn hỏi chỗ khác.

       - Được thôi!

       Nam dễ dàng đồng ý ngay mà không tò mò nữa - Bạn bè với nhau mà!  Nó có xài luôn cũng không sao, tháng nào mà chàng chẳng phải xin... tiền má.  Bất quá lỡ nó xài hết, mình chỉ mất công xin thêm chút đỉnh nữa thôi - Chàng chỉ đơn giản nghĩ như vậy, chứ không thể nào hình dung được một âm mưu ma mãnh do Phú chủ động, sắp được thực hiện, với sự tiếp tay vô tình của mình.

-/-

       Bà chủ tiệm vàng Mỹ Thịnh ở Ngã Ba Ông Tạ thấy một ông Trung úy bước vào tiệm, nhìn dáng vẻ trí thức, đàng hoàng của ông ta bà nghĩ thầm:"Ông này chắc được vợ nhờ đi mua tấm lắc, hay sợi giây chuyền cho con nít đầy tháng, hay đầy năm chi đây" - Bà đon đả:

       - Chào Trung úy, Trung úy cần mua chi ạ?

       Trung úy Phú, vâng, ông ta là Phú bạn của Nam, chẳng để ý gì đến quầy hàng - với nụ cười ngượng ngập, nói với bà chủ:

       - Thưa bà, vàng lá Kim Thành hôm nay bà bán ra bao nhiêu một lạng.

       Bà chủ hơi khựng một chút vì đã đoán sai, nhưng vẫn vui vẻ trả lời:

- Dạ, Kim Thành thì sáu mươi hai ngàn năm trăm một lạng, còn Kim Sơn thì sáu mươi ngàn chẵn Trung úy.

- Vậy bà cho tôi một lạng vàng Kim Thành.

Bà chủ đến mở két sắt, lấy ra một lạng vàng Kim Thành gói trong tờ giấy dầu, bà mở ra xem lại : đúng 2 miếng rưỡi, đưa lên cân trước mặt Phú, để chứng tỏ cho chàng biết cân lượng đầy đủ, sau đó bà gói lại, trong khi Phú móc túi lấy tiền ra đếm đủ 62.500 trao cho bà, rồi nhận lạng vàng bỏ vào túi áo trận, gài nút cẩn thận - Chàng mỉm cười, chào bà chủ rồi bước ra khỏi tiệm. Bà chủ tiệm còn hỏi với theo:

- Trung úy có cần biên lai không ạ!

- Thôi! Cám ơn bà, tôi không cần.

-/-

       Chỉ non tiếng đồng hồ sau, chiếc xe Honda 67 ngừng trước cửa tiệm vàng Ngọc Bích, đường Lê Thánh Tôn - Trung úy Phú xuống xe, dựng trước cửa tiệm, bước vào chào ông bà chủ rồi hỏi một cách thành thạo:

       - Kim Thành hôm nay ông bà thâu bao nhiêu một lạng.

       - Dạ sáu mươi hai ngàn Trung úy.

       Phú ung dung mở túi áo, lấy ra lạng vàng Kim Thành mà chàng vừa mua cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, đưa cho bà chủ.  Bà cũng mở ra xem kỹ hai miếng rưỡi vàng, đưa lên cân tiểu ly cân lại cẩn thận, sau khi chắc chắn, bà đếm đủ 62.000 đưa cho Phú - Trung úy Phú nhận cọc tiền, thản nhiên nhét vào túi quần, thủng thẳng ra nổ máy xe chạy về.  Ngồi trên xe chạy được một quãng, Phú mỉm cười một mình vì nghĩ đến cảnh chàng gom lương của hai thằng Trung úy độc thân lại, mua một lạng vàng, chưa nóng túi đã đem bán - Việc mua, bán này chàng đã lỗ khơi khơi 500 đồng - Nếu biết chuyện, chắc Nam ngạc nhiên lắm vì Phú mới mượn nguyên tháng lương của Nam, chưa đầy 3 tiếng đồng hồ đã đưa về, sẵn sàng trả lại - Làm sao Nam hiểu được những tính toán trong đầu óc của Phú.

       Việc làm của Phú cứ diễn tiến đều đều như vậy mỗi tháng - Một vài tháng đầu Nam còn thắc mắc, sau chàng thấy cũng bình thường, nên cũng không quan tâm gì đến việc làm của Phú nữa.

-/-

       Bảy, tám tháng sau, Trung úy Phú đã quá quen thuộc với tiệm vàng Mỹ Thịnh ở Ngã Ba Ông Tạ và tiệm vàng Ngọc Bích đường Lê Thánh Tôn, vì hàng tháng, ông đều xuất hiện làm công việc mua bán vàng - cứ mua một lạng vàng ở tiệm Mỹ Thịnh, sau đó chạy lên bán cho tiệm Ngọc Bích - Tuy hai tiệm không biết nhau, chưa bao giờ gặp nhau, nhưng họ có chung một thắc mắc, đó là Trung úy Phú - Đã nhiều lần, trong bữa cơm chiều, họ nhắc đến Trung úy Phú, một khách hàng đã trở thành quen thuộc, nhưng họ chỉ biết tên vì ông ta đeo bảng tên trên ngực thế thôi - Cùng một thắc mắc, nhưng mỗi gia đình lại có một nhận định, đường hướng phán đoán riêng về con người khá đặc biệt này.

       Ông bà Mỹ Thịnh ở Ngã ba Ông Tạ thì vô cùng ngưỡng mộ viên Trung úy, tuy còn trẻ mà đã chí thú làm ăn, thời buổi này tìm được người như vậy khó lắm, không biết làm ăn chuyện gì mà sẵn tiền thế!   Dân nhà binh lương ba cọc, ba đồng, tùng tiệm lắm mới đủ sống, đào đâu ra mà có tiền sắm mỗi tháng một lạng vàng để dành.  Tính tình anh này chắc chu đáo lắm  đây! Không biết đã có vợ, con chưa - (Chuyện này thì ông bà khỏi lo, trước sau gì thì Phú cũng sẽ tìm cách cho ông bà biết thôi !) - Thời buổi bây giờ người ta có ngân hàng để gởi tiền tiết kiệm, nhưng anh này không gửi ngân hàng mà lại mua vàng - Đúng là có sự tính toán rất hợp ý với các... chủ tiệm vàng, vì chủ tiệm vàng thường khuyến khích mọi người sắm vàng để dành cho chắc ăn, không bị lỗ và không sợ bị... giựt (không thấy nói đến vụ bị mất trộm).

       Chuyện đời nhiều khi có những tấu xảo lạ lùng, ai bảo "thiên bất dung gian", ông Trời nhiều khi cũng chơi khăm, làm ngược lại, nghĩa là cũng có lúc ông giúp cho kẻ gian có cơ hội - Đó là trong một lần, khi Phú vào tiệm Mỹ Thịnh mua vàng, tình cờ có cô cháu gái của ông bà chủ tiệm đến chơi.  Gặp Phú, cô ta ngạc nhiên khi thấy Phú mặc quân phục, mang cấp bậc Trung úy.  Cô vui vẻ chào Thày trước sự ngỡ ngàng của ông bà chủ.  Sau đó cô ta cho biết thày Phú dạy cô ta tại trường tư thục Hoài An ở Phú Nhuận - Biết được tin này, hai ông bà đã có một phần câu trả lời, đó là ông Trung úy này ngoài nhiệm vụ trong quân đội, ông còn là một giáo sư, có lẽ thuộc loại khá, nên dạy thêm mà có dư tiền sắm vàng để dành - Ông bà càng có cảm tình với Phú, cả ông lẫn bà thay nhau khen ngợi, nào trí thức, mô phạm - Nào hiền lành đứng đắn, đạo đức, lại chân chỉ làm ăn, biết tiết kiệm v...v... trai còn độc thân mà biết lo lắng như vậy là hiếm lắm...  Từ đó ông bà cho cô con gái lớn xuất hiện thường xuyên hơn, nhất là những dịp đầu tháng khi Phú đến mua vàng, trong lòng ông bà thật sự cũng mong muốn có được một chàng rể biết lo toan cho tương lai như vậy.

       Trong khi đó, ông bà chủ tiệm vàng Ngọc Bích cũng có nhiều điều thắc mắc về người khách hàng rất đúng hạn kỳ của tiệm, đó là Trung úy Phú:

       - Ông à!  Tôi thấy ông Trung úy này sao có vẻ kỳ kỳ!

       - Đúng đấy bà - Rõ ràng ổng là Bắc kỳ mà - Bà nghĩ coi, còn kỳ nào khác không?

        - Lãng xẹt!  Người ta nói ổng kỳ là thái độ, hành đọâng kìa!

        - Vậy sao?  Có gì thì bà nói huỵch toẹt ra đi!

       - Chắc ông này con nhà giàu, lại là con cưng, mỗi tháng bán đi một lượng vàng để xây xài, vì lương nhà binh không đủ.  Điệu này gia đình phải có tới "núi vdzàng" chớ không phải chơi!

       - Sao bà hay quá dzậy?

       - Ôi thôi, chuyện người ta thắc mắc làm gì, lỡ người ta có hai, ba núi thì sao, chuyện chi bà phải lo?

       Nói vậy để ghẹo bà vợ thôi, chứ trong lòng ông cũng đã thầm để ý anh chàng Trung úy này, có nhiều chuyện hơi khác thường - Đâu có ai mỗi tháng bán ra một lượng vàng để chi tiêu trong tháng (theo sự phán đoán của ông bà, vì bán vàng lấy tiền không để tiêu, xài thì làm gì ?) - Anh chàng này chắc con nhà giàu, mấy gia đình giàu có theo xưa, dù Nam hay Bắc, cũng chỉ mua vàng để dành làm của thôi chứ có ai gởi vô ngân hàng, ngân họ gì đâu - Tuy không nói ra, nhưng ông nghĩ rằng, nếu anh ta kết hợp được với "con Ba", con gái thứ nhì của ông, thì cũng không có gì quá đáng. Ông đã nhiều lần suy nghĩ trong đầu:

       - Cái "thằng" thiệt dễ thương.  Con nhà giàu mà không ai biết, bản mặt thì ngơ ngơ, hiền lành - Thật hạp với con Ba nhà mình!

       Điều đáng nói là Phú chưa bao giờ khoe với bất cứ ai là chàng ngoài nhiệm vụ trong quân đội, còn là một giáo sư, có nhiều giờ dạy thêm, nên kiếm được nhiều tiền, hoặc mình là con nhà giàu, tháng tháng phải về xin tiền bố mẹ để chi dụng, vì lương lính không đủ v..v..  Chàng cứ làm công việc như vậy hàng tháng, rồi mặc ai muốn hiểu thế nào về chàng thì hiểu, có điều chàng chắc chắn rằng, cả hai tiệm không ai nghĩ xấu, hay bất lợi cho chàng cả.

       Những phán đoán về hoàn cảnh của chàng hoàn toàn do hai ông bà chủ hai tiệm vàng "định đoạt" theo đường hướng suy nghĩ riêng của họ - Nhưng không phải vô tình, mà đó là cố ý của Phú, một kế hoạch đã được sắp đặt, tính toán chi ly - Nói đúng hơn, một cái bẫy đã hình thành để đón hai con mồi, hay một mũi tên sẽ trúng hai...  con nhạn.

***

       Khi tình cảm giữa hai cô con gái của hai ông bà chủ tiệm vàng với Trung úy Phú trở nên thắm thiết thì Nam nhận quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu, ra khỏi binh chủng, thuyên chuyển về một đơn vị định sở ở vùng 4 - Thôi! lúc này thương tích cùng mình rồi, được yên nơi, yên chỗ dưỡng thân thế này cho ông bà già yên trí - Nam nghĩ như vậy, nên vui vẻ từ giã Phú, khăn gói về đáo nhậm đơn vị mới mà trong lòng phơi phới vì đây chắc là tin rất vui cho gia đình chàng.

       Mấy tháng sau, Nam nhận được thiệp hồng của Phú, mời lên Sài gòn dự đám cưới - cô dâu là ái nữ ông bà chủ tiệm vàng Ngọc Bích đường Lê Thánh Tôn - Tiệc cưới đông, khách khứa tấp nập, nhưng cô dâu, chú rể, mặt mũi cứ đăm đăm như sắp sửa lên võ đài.  Cảm nhận được không khí khác lạ, Nam rất thắc mắc nhưng không biết hỏi ai cho ra cớ sự, đành cứ phải ngậm miệng làm thinh, ấm ách trong lòng mãi.  Tiệc tan, khách khứa ra về hết, Nam nán lại chờ Phú để đặt vài câu hỏi cho thỏa óc tò mò - Nhưng chưa kịp hỏi thì Nam đã có một phần câu trả lời, vì trong khi Phú lo liệu công việc thanh toán tiền bạc với nhà hàng, thì cô dâu như một người xa lạ, chẳng ngó ngàng gì đến những việc chính mình phải làm trong ngày cưới.  Cô để mặc anh chồng chạy tới chạy lui, không mở miệng nói một lời, sau đó lẳng lặng theo bố mẹ lên xe về nhà... mình.  Nam nghĩ có lẽ đôi bên có chuyện gì bất hòa trong việc tổ chức đám cưới, họ "làm mình, làm mẩy" với nhau một chút thôi, chắc không có chuyện gì lớn - Chàng chỉ thấy sự việc quả thật trầm trọng khi Phú xong công việc ra gặp chàng, nói giọng tỉnh khô:

       - Xong rồi, thôi tụi mình về!

       Nam ngạc nhiên hỏi lại:

       - Về đâu? Làm sao tao về với mày được?

       Phú trả lời trong tiếng cười gượng gạo:

       -Sao mà không được, về nhà tao chứ về đâu!

       - Còn?  Bà vợ mày thì sao?

       - Kệ bà ấy.  Ít bữa rồi cũng ổn thôi!

       - Mẹ... có chuyện gì rắc rối hả? - đêm tân hôn mà mày để vậy không được đâu - Về chỗ bà ấy làm hòa đi, tao về bà chị, sáng mai ra La Pagode gặp nói chuyện sau.

       - Chuyện rắc rối lắm.  Không phải giải quyết một ngày, một buổi mà xong - Hơn nữa bây giờ về nhà bà ấy rất bất tiện vì đụng độ nguyên cả dòng họ, làm sao tao đỡ nổi - Mày cứ về với tao đi, tụi mình nói chuyện, may ra mày giúp tao được chút ý kiến gì chăng! 

       Hai người gọi một chiếc taxi, trở về căn phòng của Phú thuê ở Hòa Hưng, nơi mà họ đã có thời gian chung sống - Nơi mà Phú đã khởi sự kế hoạch chinh phục của hắn, với sự tiếp tay vô tình của Nam.

       Nằm bên nhau đêm đó, Phú đã tóm tắt tình trạng rối bời của hắn cho Nam nghe:

       - Sau một thời gian gom lương của mày và tao đi mua vàng chỗ này, bán ra chỗ kia, tao nghiễm nhiên thành một người có uy tín đối với cả hai tiệm - Dĩ nhiên tao đã "điều tra" trước, biết được hai nhà cùng đều có... con gái cả, nên tao cứ để họ hiểu sao thì hiểu - sau đó thì cá cắn câu, tao chẳng phải tán tỉnh gì nhiều vì nhà nào cũng làm như "thánh" - Thôi thì cho tao là người đứng đắn, biết lo xa, người thì bảo tao là con nhà giàu nhưng dấu v..v.. Tao cứ ậm ừ cho qua chuyện và từ từ quen thân với cả hai cô - Tao rảnh được mỗi một ngày chúa nhật, nhưng cứ chia phiên sáng, chiều, chỉ đi chơi với mỗi cô một lần mà thôi... Được cái mình dân nhà binh nên dễ nói dối, nhất là lúc tình hình an ninh bất ổn, hết trực, gác, rồi ứng chiến, cấm trại làm sao mà các em kiểm soát nổi.  Khi nghe tin cô ở dưới Ông Tạ mang bầu thì tao ngỏ lời xin cưới cô ở Lê Thánh Tôn ngay.

       - Mày làm giọng gì kỳ vậy?   Người ta có bầu với mày, mày lại đi cưới người khác!

       - Thì phải vậy chứ sao - Có bầu với mình rồi thì "chạy" đi đâu mà sợ.

       - Sao hôm nay tao thấy không khí đám cưới u ám quá, có phải chuyện đổ bể rồi phải không?

       - Đúng vậy, bà này đã biết bà kia có bầu.

       - Thế à! Chuyện dễ giải quyết quá mà, bà này cứ việc chửi cho mày một trận, tống cổ mày đi, bỏ vụ cưới xin để mày về với bà kia là xong chứ gì!

       - Éo le lắm, không thể làm như vậy được, vì hiện nay bà này cũng đã... có bầu rồi!

       - Trời đất!!!  Vậy là mày định lấy cả hai?

       - Không hẳn là như vậy!

       - Mẹ kiếp, làm con người ta có bầu cả hai đứa rồi, còn chưa chịu nhận là muốn cả hai.  Ở đó mà hẳn với không hẳn?

       - Còn tùy cơ ứng biến, mày biết.  Công tao vất vả chạy lên chạy xuống cả năm trời mới gây được uy tín, mới đầu thì cũng định lựa một người thôi, sau khi quen biết tao thấy cả hai cô cùng dễ thương cả, nên bỏ qua thì... tiếc.

       - Mày còn hơn Sở Khanh nữa Phú à!  Đm, phải tụi nó là em gái tao thì mày no đòn rồi... con ạ!

       - Cũng phải ngó trước, ngó sau chứ mày.  Ai dại gì đút đầu vào những chỗ có anh trai, em trai là Nhảy Dù, TQLC hay Biệt Động, Biệt Kích, Thám báo v..v.., no đòn thật chứ không phải dỡn - Nghe cách nói chuyện "cù nhầy" của Phú, Nam nóng mặt, một lần nữa chàng văng tục:

       - Đm! Nói chuyện với mày chán thấy mẹ - chắc tao cũng phải "dze" mày thôi - Đi với mày có ngày ăn lựu đạn hay ít gì cũng lãnh át xít - Nếu không cũng bị thiên hạ chửi bới, nguyền rủa, xấu hổ lắm!!!

***

       Sau đêm ấy, Nam trở về đơn vị và kể từ đó không còn liên lạc gì với Phú nữa, những lần có dịp lên Sàigòn, Nam cũng chẳng bao giờ ghé thăm hay tìm gặp, thật sự chàng đã chán những loại bạn như vậy - Chẳng lẽ đấm vào mặt nó.

       Mấy năm sau, Nam có nghe phong phanh qua những người quen biết Phú và chàng, thì không hiểu Phú khôn khéo cách nào mà vẫn giữ được cả hai bà vợ, mỗi bà đều đã có hai đứa con.  Họ sống với nhau tuy không đầm ấm, nhưng cũng có vẻ đề huề vì bà nào cũng có cửa có nhà riêng, không phải chung đụng.  Phú chỉ việc "cầm cân nẩy mực" sao cho công bằng, phân phối thời giờ của chàng đều cho hai nhà, để các bà không ồn ào là đã coi như thành công trong trường hợp "một cảnh hai quê" mà chàng đang gánh chịu - Công bằng mà nói, đây là cái nợ Phú phải trả vì hậu quả này do chính chàng gây ra, nên cố mà chịu thôi - Chuyện đến đây thì miền Nam bị mất... Nam khăn gói đi trình diện để.... vào tù.

       . . . . .

Sinh Tồn chuyển

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm