Thân Hữu Tiếp Tay...

GẬP GHỀNH KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG

Cho đến năm tôi được nghỉ hưu sớm ( 2005), tôi đã có 16 năm làm báo chuyên nghiệp, đi dọc miền Trung gập ghềnh đèo dốc. Có người hỏi :” Anh là nhà thơ mà đi làm báo có hợp không ? Tôi đã trả lời :” Báo là nghề, thơ là nghiệp.

 

Bạn đọc thân mến. Tôi viết bài này cho ngày 21/6. Bài đã in trên báo Văn Nghệ số  25 ( 23/6/2012). Nhưng bài viết của tôi bị cắt xén nhiều chỗ rất uổng. Có thể là do  dung lượng trang không cho phép nên biên tập phải cắt. Ngày báo chí đã qua lâu rồi, nhưng tôi xin in lại bài này để bạn đọc chia sẻ, để biết làm nhà báo chân chính khổ cực, nguy hiểm đến thế nào ( NGÔ MINH)  

 

          GẬP GHỀNH KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG

 

 

                   Ký ức làm báo của Ngô Minh

 

 
Đèo Hải Vân

 

 

Đèo Hải Vân

 

Cho đến năm tôi được nghỉ hưu sớm ( 2005), tôi đã có 16 năm làm báo chuyên nghiệp, đi dọc miền Trung gập ghềnh đèo dốc. Có người hỏi :” Anh là nhà thơ mà đi làm báo có hợp không ? Tôi đã trả lời :” Báo là nghề, thơ là nghiệp. Làm báo như ăn cơn với vợ, làm thơ như uống rượu với bạn”. Báo là nghề tôi gắn bó từ thưở học cấp 2 trường làng, với bao nhiêu năm buồn vui, thắc thỏm; biết bao bài học cuộc đời tôi đã nhận được từ những tháng ngày làm đại diện của báo Thương Mại tại miền Trung. Xin kể vài ký ức sâu đậm để bạn đọc cùng chia sẻ.

 

 

              HÀNH KHÁCH CHÝ Ý,  XE ĐANG BỊ ĐỨT THẮNG !

 

         Nỗi ám ảnh lớn nhất, thường trực nhất đối với tôi khi đi thực tế viết báo dọc miền Trung là xa xôi và đèo dốc. Từ Huế đi Quảng Bình 165 cây số, ra Nghệ An 350 cây. Hồi đó tàu xe gì cũng ì ạch lắm. Ra Nghệ An đi xe mất cả ngày. Đi tàu chợ ra Đồng Hới ì ạch tới 10 tiếng đồng hồ. Huế – Nha trang 600 cây, Huế – Buôn Ma Thuột 750 cây, xe bò  hai ngày mới tới. Một chuyến công tác chỉ riêng đi về cũng đã mất 5 sáu ngày ngồi xe, tàu. Ê ẩm cả người.Còn không may mà xe hỏng, hay tắc cầu, tắc đường vì lụt lội thì có khi nằm cả tháng trên đường. Vài năm lại đây,đường sá đỡ hơn. Tàu hỏa cũng chạy nhanh hơn, lại có mấy chuyến bay nối các sân bay trong khu vực như Đà Nẵng- Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng- Đà Lạt…, nên đi lại có đỡ hơn, nhưng vẫn xa thăm thẳm, phải lên xe xuống tàu chặng này chặng khác thật vật vả. Trước mỗi chuyến đi, vợ tôi thường thức khuya chuẩn bị đủ thứ thuốc men, dầu xoa, khăn áo..và cả cơm nắm, muối mè, chẳng khác gì chồng sắp ra trận .Một thứ không bao giờ được quên là chứng minh thư và cái cac-vi-dít gắn chặt vào túi áo để khi xe lên xuống đèo“ không may có chuyện gì”, người ta còn biết mình là ai, địa chỉ ở đâu mà báo tin. Hồi đó chưa có điện thoại di động như bây giờ, nên “sảy nhà ra bặt tin”. Vì thẻ nhà báo chỉ ghi tên cơ quan, chẳng có số điện thoại hay địa chỉ gì cả. Miền Trung có lắm dốc đèo nguy hiểm: Đèo Ngang, Phú Gia, Phước Tượng, Đèo Hải Vân, Cù Mông, Đèo Cả, Đèo Phượng Hoàng ( từ Nha Trang lên Đắc Lăk), đèo An Khê, Mang Giang… Đèo nào cũng“nghìn thước lên cao nghìn thuốc xuống” , như trong thơ Quang Dũng; đèo nào cũng “Ải Vân thăm thẳm huyệt đêm ngày”… Một lần qua đèo An Khê, thấy xe ca Thái Bình rơi xuống thung lũng, người ta  đưa xác người chết bày ra đường mà  ớn lạnh. Tôi đã  2 lần hú hồn hú vía khi đi qua đèo Cù Mông và đèo Hải Vân.

       Đầu tháng 10 năm 1992, tôi từ Đà Nẵng nhảy xe đò vào Phú Yên. Hôm trước đài đã báo bão, nhưng tôi nghĩ mình đi nhanh hơn đến nơi khi bão chưa đến .Vả lại ở một chỗ thêm vài ngày sẽ không đủ ngân khoản mà đi xa theo kế hoạch. Thế là tôi nhảy xe đò. Xe vào đến ngã ba Phú Tài ( Nha Trang) thì gió đã mạnh lắm, nhưng tay lái xe trẻ cứ chạy liều lên đèo Cù Mông . Chiếc xe ca 50 chỗ ngồi bò  ì ạch lên đèo trong mưa to gió lớn, cây cối ngả nghiêng. Hành khách ngồi cứ níu vào thành ghế mỗi khi xe nghiêng, đến thót tim. Vì bên phải là vực sâu thăm thẳm. Càng lên cao gió càng mạnh, cứ cuốn ù ù. Bão đã đến thật rồi ! Vì không có chỗ nấp an toàn nên chiếc xe vẫn cứ cố bò lên tìm chỗ  trú. Có lúc xe rung lên rùng rùng như bị lật ngược. Không chịu nổi, tất cả hành khách  đều xuống xe, chịu ướt rét đi bộ nghiêng ngả trong mưa gió, cùng lái, phụ đẩy xe lên chỗ trú ẩn ngay đỉnh đèo, mấy tiếng đồng hồ sau , bão lắng mới đi tiếp. Nhìn xuống vực, xác một chiếc xe ca đổ tự bao giờ, trắng hếu trong mưa như đe dọa. Thật hú via.

            Một lần khác, đúng ngày Ông Táo về trời giáp Tết Nguyên Đán 1993, tôi đi xe ca từ Nha Trang ra Huế cho kịp cùng vợ cúng tiễn ông Táo. Xe đang xuống đèo Hải Vân, phía địa phận Thừa Thiên Huế, tôi bỗng cảm thấy xe cứ đi giật cục, nghiêng ngả. Ngồi cạnh tôi là một anh lái xe  đi phép Tết ra Hải Dương. Anh ta ghé tai tôi thì thào :” Xe đứt thắng tồi ! Anh theo tôi”. Hai anh em tôi nhanh nhẹn chui qua cửa sổ xe ca, đu người vào chiếc thang sắt dùng để bốc hàng lên trần. Tôi thấy hai tay lơ xe đang chạy thực mạng theo chiếc xe ca, vừa chạy vừa lao các đòn gỗ, cục đá vào bánh xe để xe giảm tốc độ. Nhưng chiếc xe cứ lao vun vút. Tay lái xe  nói to :” Hành khách chý ý, xe bị mất thắng, lái xe đang xử lý, không ai được  nhảy , nguy hiểm “. Hai anh em tôi lần bám theo từng thang, lấy thế lao xuống đường, lăn lốc lốc, mặt cắt không còn hột máu. May không bị thương chỗ nào. Còn chiếc xe thì lao vun vút độ hai trăm mét nữa thì đâm sầm vào sườn núi, bẹp cả đầu máy. Tay lái xe nhảy ra khỏi chiếc ca-bin bẹp dúm, nhảy ùm xuống vũng suốt bên đường. Có lẽ do căng thẳng thần kinh quá. Tất cả hành khách đều an toàn.  Thật may, chỉ dăm chục mét  nữa thôi là đến đoạn đèo cua khủy tay áo, đến đó xe chỉ còn nước lao xuống vực sâu. Tôi hoảng hồn, nhưng  cũng nhớ ra  rút thẻ nhà báo, vẫy một chiếc u-oát xin về Huế. Về đến nhà  vẫn tim đập chân run ! Hóa ra làm báo thường trú  ở khúc ruột miền Trung thật không dễ dàng. Không phải đi lại bàng xe, tàu, mà bằng ý chí, nghị lực  và lòng yêu nghề. Vâng tôi đã đi như thế suốt 16 năm trời. Và hôm nay, nhiều anh em khác của rất nhiều báo chí có cơ quan Đại diện miền Trung vân tiếp tục những chuyến vượt đèo…

 

 

                            LÀM NHÀ BÁO PHẢI GIỎI NHỊN ĐÓI

 

        Chuyện nhịn đói trên đường đi công tác các tỉnh đối với tôi thường xuyên xảy ra trong suốt những năm làm phóng viên thường trú miền Trung. Đói do xe hỏng không sửa chữa được. Đói do mắc lụt dọc đường . Những lúc đó, tiền thi cạn mà một đĩa cơm, tô mì tôm giá tăng lên gấp  5 gấp 10. Đói do chỉ còn đủ tiền để mua cái vé xe, đành cố nhịn ăn vài bữa trên đường, chờ về đến nơi…ăn một thể. Thôi thì đủ kiểu đói.Tôi có lần làm “nhà báo đói” nhớ đời.

          Cuối năm 1989, sau bốn tháng nhận nhiệm vụ “phóng viên thường trú” báo Thương Mại tại miền Trung và Tây Nguyên ( địa bàn từ Nghệ An đến Khánh Hòa và ba tỉnh Tây Nguyên Đắc Lak, Gia Lai, Kon Tum ), tôi thực hiện chuyến “vi hành” thực tế đầu tiên vào Quảng Ngãi, Nha Trang. Chuyến đi đó vì chưa có kinh nghiệm, tôi bị hết tiền dọc đường một cách khốn khổ. Ở Quảng Ngãi tôi ở một nhà trọ bình dân gần bến xe suốt một tuần, cho rẻ. Ăn thì tiện đâu ăn đó, đa phần là các cơ sở mình đến làm việc “mời cơm thân mật”. Ấy thế mà không hiểu sao khi mua xong chiếc vé xe vào Nha Trang, trong túi chỉ còn hai chục nghìn đồng bạc lẻ và một bao thuốc lá “ba số” anh giám đốc khách sạn biếu hôm trước. Tôi vốn không biết hút thuốc, nhưng có bao thuốc trong túi mời bạn bè hoặc xã giao cũng tiện. Thế là cầm. Chừng ấy tiền cũng tạm đủ đi đường, cứ vào đến Nha Trang rồi tính sau, ở đó có khối bạn bè nhà văn để vay, để xin, tôi nghĩ…Chuyến xe ấy đúng là chuyến xe bão táp.

          Vừa rời thị xã Quảng Ngãi đến Đức Phổ là xe hỏng máy. Thợ và lái xe lem luốc sửa được rồi, chạy chưa đến chục cây lại “ban” tiếp. Cứ cà rịt cà tàng như thế mãi tới một giờ sáng xe mới tới chỗ rẽ về Nha Trang  ở đường Một. Hai chục nghìn trong túi chỉ ăn đĩa cơm, mua mấy chai nước uống hết vèo từ trưa! Một bất ngờ đối với tôi là chỗ xe dừng cho tôi xuống chưa phải là thành phố Nha Trang mà chỉ mới là ngã ba, phải rẽ về phía biển đi thêm 10 cây số nữa mới đến.Vì lần đầu đến Nha Trang nên tôi không hề biết. Đêm đã quá khuya. Tìm nhà trọ cũng “chết” mà thuê xe về Nha Trang cũng “chêt”, vì không còn xu dính túi ! Bất giác nhớ lại là trong cặp mình có bao thuốc lá “ba số”vẫn còn nguyên, tôi quyết định thuê xích lô xuống Nha Trang. Vì lần đầu chẳng biết Sở Thương Mại ở chỗ nào, mà có biết thì giờ này họ cũng đã đóng cửa ai về nhà nấy rồi. Tay xích lô cứ đạp chở tôi đi vòng vèo qua mấy phố, không hiểu sao tôi lại cứ ngồi lỳ không xuống chỗ nào. Qua phố Quang Trung phát hiện cổng nhà có tấm biển đề Hội Nhà báo Khánh Hòa, lúc đó quán cà phê còn sáng đèn, tôi mừng hú như chết đuối vớ phải cọc. Tôi vội xuống xe rút bao thuốc lá “ba số” giúi vào tay anh xích lô xuống giọng năn nỉ mong anh ta thông cảm vì tôi đã hết tiền. Anh đạp xích lô lưỡng lự một lúc rồi cầm bao thuốc, chửi đổng quay xe đi. Sau khi trình bày mọi loại giấy tờ như thẻ nhà báo, thẻ nhà văn, chứng minh thư với cô gái bán cà phê, tôi được bố trí ngủ tạm ở một phòng khách rộng đầy giường nhưng chẳng có chăn màn gì cả. Vì đói và mệt, nên tôi ngủ một mạch tới sáng, chẳng cần mắc màn và rửa chân tay gì cả. Đến sáng thấy nốt muỗi đầy mặt, đầy chân.  Đến giờ làm việc sáng tôi xách đồ đi tìm đến Sở Thương Mại, những mong Sở sẽ cho chỗ ở để tắm rửa, sau đó sẽ điện thoại mấy ông bạn nhà văn ở Nha Trang để vay tiền. Nhưng khi tôi vào tới Sở, cô Chi trưởng phòng Tổ chức hành chính liền dẫn ngay lên gặp giám đốc. Anh Sơn, giám đốc Sở Thương Mại Khánh Hòa lúc đó, mới được bổ nhiệm nên có rất nhiều dự định ấp ủ. Tôi vừa ngồi xuống, chưa kịp đề xuất gì, thì đã “bị” anh nhiệt tình cho nghe một thôi một hồi những “kế hoạch mới”, “ đề án đang nghiên cứu”, “ những dự định cải cách”…Tôi ngồi nghe anh Sơn nói mà đói hoa cả mắt. Lại uống lỡ chén nước trà Thái, bụng nôn nao như có thác đổ. Dù thế, tôi cố giữ thăng bằng với nét mặt tươi cười như chăm chú lắng nghe để anh khỏi phật lòng. Tới gần trưa anh Sơn mới nhớ ra, giục tôi đi cất đồ và đi ăn cơm với anh. Bữa cơm hôm đó là bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Tôi đã nhịn đói ngót 24 giờ đồng hồ, lại đi xa tới bốn trăm cây số để được ăn bữa cơm thì làm sao mà không ngon được!

  Đi tàu chợ thì lâu, đi xe đò thì nguy hiểm và dễ bị đói dọc đường như trên đã kể. Nhưng là một nhà báo thường trú,tôi vẫn thích đi lại bằng hai thứ phương tiện bình dân ấy. Vì ngồi trên xe đò, tàu chợ ngày qua trăm miền đất ta dễ thu nhận được những tư liệu rất quý về thực trạng kinh tế từng vùng, những cảnh đời đen bạc và những bài học về lòng nhân ái, nhờ đó mà có thêm vốn liếng đề bồi đắp hồn vía, máu thịt cho những bài báo của mình…

 

 

                       Đối diện với sự thật

 

  Thương trường không chỉ có chuyện thua thiệt, lời lỗ, mà còn có máu đổ, chết người. Chuyện đó nhờ đi làm báo dọc miền Trung mà tôi hân hạnh có lần được là nạn nhân trong cuộc. Đó là chuyện tôi và nhà báo già tóc trắng Nhất Lâm bị dọa giết, bị hành hung do bài viết về Tàu Thuận An 06 của tỉnh Thừa Thiên – Huế đi buôn lậu hàng ở Trung Quốc bị chìm ở phía Tây Nam Đảo Hải Nam (Trung Quốc) quý 3/1994 các báo đã đưa tin nhiều. Câu chuyện cũng đã qua 5 năm, nhiều nỗi đau mất mát đã trôi đi, những ngườitrong cuộc đã có đủ thời gian để suy nghĩ, thấm thía bài học về hai chữ “làm ăn”. Riêng tôi , nhớ lại chuyện này tôi vẫn thầm nghĩ là mình đã hành động đúng, đã nói được cái cần nói theo lương tâm của một nhà báo. Kể lại câu chuyện này không phải đẻ bới móc chuyện cũ, mà để bạ đọc hiểu thêm sự nguy hiểm của nghề báo, không chỉ đối với các nhà báo trong chiến tranh hay chống mafia, mà ngay trong hòa bình viết về kinh tế thị trường cũng nguy hiểm không kém.

Tàu Thuận An 06 là tàu của Nhà nước thuộc cảng Thuận An, Huế. Trị giá tàu lúc mới đại tu về gần 2 tỷ đồng. Chuyến đi Trung Quốc ngày 5/7/1994 ấy là chuyến đi đầu tiên sau khi tàu đại tu, chưa kịp mua bảo hiểm. Tàu chìm do chở hàng quá nặng và do cơn bão số 5 đang đỏ bộ vào Vịnh Bắc Bộ ngày 19-7-1994 trên đường về Việt Nam. Hậu quả đau đớn của chuyến tàu này là hàng chục người chết và mất tích (thủy thủ đoàn và các chủ hàng), con tàu và hàng tỷ đồng hàng hóa bị chìm đáy biển. Sau khi tôi in bài tàu Thuận An 06 đi buôn lậu bị đắm trên báo Thương Mại, sau đó in tiếp bài tường thuật ngắn trên báo Công An Đà Nẵng, một buổi khoảng sáu giờ tối, năm chiếc xe Dream II phanh kít trước căn hộ khi tập thể của tôi. Mười thanh niên cao lớn, hùng hổ bước vào nhà tôi với nét mặt sát khí đằng đằng. Bên hông quần anh nào cũng đeo nào dao găm, nhị côn, ngực áo phanh trần và cánh tay người nào cũng xăm đủ thứ hình thù kỳ dị. Vào tới nhà, tất cả bọn họ dàn trận ra hai bên đứng dạng chân, tay lăm lăm khí cụ như sắp vào trận chiến. Người nhỏ con nhất trong đám, một chân gỗ hỏi tôi có phải Ngô Minh Khôi không. Tôi bảo phải. Ông ta liền dặn mạnh con dao găm xuống bàn, áp vào tôi chỉ trỏ, xưng mày tao và mắng té tát, tục tỉu vào mặt tôi là “đồ nay”, “đồ kia”, “mày ăn tiền ai ma viết về tàu Thuận An!”, “mày phải đền tội”, “ông sẽ giết mày”…Vừa nói ông ta vừa thở hổn hển, như chính tôi đã gây ra tai họa đắm tàu kia. Tôi lúc đó mặc pizama, ngồi yên lặng. Thú thật tôi cũng lo sợ bọn họ làm càn. Còn vợ con tôi thì mặt cắt không còn hột máu, đứng sau lưng tôi run bần bật. Chờ cho ông ta nói cạn một hơi, tôi mơi từ tốn hỏi “dạ thưa, anh là ai, ở đâu?”. Ông ta bảo rằng “tao” là Giới, thương binh chống Mỹ, giám đốc Công ty 27/7 ( Công ty Thương binh cua thành phố Huế ). Dường như chữ “hai bảy tháng bảy” làm cho ông ta thêm sức mạnh để chửi bới, hét to hơn trước… Đợi ông ta nói xong tôi mới thủ thỉ rằng: “Trước khi nói chuyện với nhau tôi xin thông báo với anh rằng tôi cũng là một người lính từ chiến trường về. Chỉ khac anh là tôi không bị thương. Còn khí phách người lính thì tôi chắc cũng không khác anh! Hơn nữa bài báo của tôi không làm cho người chết, hàng mất, mất mát là do những người trên tàu gây ra!”. Nghe tôi nói cứng, giám đốc Giới không còn hét lên như trước. Lúc này vợ tôi dã lẻn sang nhà bên gọi máy kêu Công an phường rồi công an tỉnh nhưng không có ai trực, bèn gọi cho nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, một người bạn thân thiết. Anh Tạo nghe phôn Ngô Minh đang bị tấn công tại nhà thì mặc nguyên quần áo ở nhà phóng xe tới. Bên ngoài cửa nhà tôi mấy chú công nhân trong khu tập thể nghe chuyện cũng kéo đến dàn hàng ngang. Sau đó, khi sự việc qua rồi mấy chú kể lại là lúc đó nếu bọn chúng có hành động gì nguy hiểm thì lập tức các chú sẽ can thiệp, việc đầu tiên là đâm thủng hết tất cả các lốp xe máy để giữ chân chúng. Có anh Tạo, và các chú trong khu tập thể, giám đốc Giới tỏ ra xuống giọng hơn. Anh ta kể rằng, trong những người mất tích trên tàu Thuận An 06 ấy có người anh trai của anh từ làng quê Thanh hóa vô Huế làm ăn. Ngay chuyến buôn hàng Trung Quốc đầu tiên, người anh ấy đã bị nạn mất tích cùng tàu Thuận An 06, bỏ lại vợ cùng 4 đứa con nhỏ ở quê. Giám đốc thương binh Giới thổ lộ rằng, mình quá bức xúc xông đến đây để trả thù là vì đọc bài báo đúng vào ngày giỗ “ 50 ngày” anh trai mình! Tôi nói rằng tôi rất lấy làm tiếc, xin chia sẻ nỗi đau cùng gia đình anh! Cuộc dọa nạt kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ giám đốc Giới mới kéo quân đi. Trước khi đi giới còn buộc tôi ngay ngày mai, đến giờ làm việc, phải đến “trình diện” tại cơ quan của Giới ở đường Mai Thúc Loan, Huế để viết bài cải chính rằng công ty 27/7 không phai là chủ hàng chính, rằng công ty 27-7 không vay tiền của các dây hụi chợ Đông Ba cho chuyến đi cỉa tàu Thuận An 06. Nếu không tới, ông giám đốc sẽ không chịu trách nhiệm về những hành động của mấy đứa đàn em! Thế là tôi tiếp tuc bị “quản thúc”, đe dọa tại cơ quan của Giới suốt 2 ngày sau đó. Tuy nhiên, ngày nào đến Công ty 27-7 tôi cũng rủ nhà văn Dương Phước Thu, một người cao to nặng 85 ký như là vệ sỹ để “dọa lại”, chứ thực ra Thu chẳng có võ vẽ gì! Bằng sự biến hóa của ngôn ngữ, tôi đã tìm được một cách viết và in trên báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng không phải bài xin lỗi như Giới yêu cầu mà là bài nói lại, nôi dung mềm mỏng hơn nhưng không hề trái với những tư tưởng chính của các tin bài trước của mình.

 Sau cuộc bị “dọa giết” tại nhà ấy, tôi đã lớn lên rất nhiều về sự ứng xử, kinh nghiệm lấy tư liệu viết chống tiêu cực,vẫn tiếp tục viết phanh phui hàng chục vụ tiêu cực khác, trong đó có vụ đấu tranh bảo vệ 37 chiếc ô tô của các doanh nghiệp ở Nha Trang, Gia Lai…nhập khẩu về cảng Quy Nhơn bị Hải Quan tỉnh Bình Định bắt, tịch thu oan. Sau đó Chính phủ đã ra lệnh giải tỏa, trả xe cho chủ hàng. Cả mấy tháng trời theo dõi, lấy tư liệu mới để là sáng tỏ vụ án, tôi đã phải “đi không khói, nói không tiếng”. Nhiều lần vào Quy Nhơn không ciinbg khai, phải bí mật ở nhà bạn. Sợ bị trả thù, tôi đã phải vào “ăn nằm” tại Nha Trang để liên lạc với Quy Nhơn, Hà Nội lấy thông tin mới cho các bài báo về vụ án. Tôi làm tất cả mọi việc do lương tâm mình mách bảo. cũng như khi tôi viết về tàu Thuận An 06, chứ tôi chẳng hề biết chủ nhân 37 chiếc ô tô đó mặt mũi ngang doc thế nào. Đã lâu lắm rồi, tôi không còn nghe tin gì về công ty 27/7 và giám đốc Giới nữa. Có lẽ anh đã chuyên sang một nghề khác. Nếu đọc được những dòng hồi ức này , chắc anh sẽ hiểu, sẽ thông cảm với tôi hơn, bởi vì anh cũng là một người lính dũng cảm. Và anh sẽ hiểu hơn rằng, để có một xã hội công bằng văn minh, mỗi nhà báo đều phải là những người lính dũng cảm trên mặt trận chông tham nhũng, chống tiêu cực !

Đối với phóng viên ở Tòa Soạn thì giải quyết các vụ việc phản ứng quá khich sau các bài viết của độc giả như ông Giới nói trên là việc của lãnh đạo tòa soạn, phóng viên chẳng phải đối mặt trực tiếp. Với phóng viên thường trú hoạt động độc lập một mình như tôi , sự việc sẽ phức tạp hơn lên, có khi biến thành sự thù hằn cá nhân nguy hiểm. Bài học sâu sắc mà tôi học được qua vụ tàu Thuân An 06, vụ 37 ô tô ở Bình Định là không phải là buông bút mà là vô tư trong sáng trong hoạt động nghiệp vụ và sự mềm mỏng thuyết phục hơn trong các bài viết của mình. Đó là điều mà chính cuộc sống đã dạy…

 

 

  Nhà báo ơi, cô ấy không phải mang bầu đâu!

 

  Đối với tôi, mỗi chuyến đi là một chuyến đi học ngoại khóa. Ra Quảng Trị đêm ngồi nghe giám đốc Trần Minh Chất, Lê Hữu Thăng tâm sự chuyện mánh mung buôn bán thương trường, tôi thấy lạ lùng và sâu sắc không sách vở nào bằng. Lên Buôn Ma Thuột tôi được giám đốc Phạm Minh Chính, Lê Xuân Nhân bày cho những kiến thức cơ bản về cây cà phê, thế nào là thời kỳ “kiến thiết cơ bản”, thế nào là “ cà phê kinh doanh”, một ha trồng bao nhiêu gốc, thế nào là niên vụ, cây cà phê tuổi thọ bao nhiêu, v.v.. nghĩa là toàn những bài học vỡ lòng, mà nếu không có nó tôi không tài nào viết nổi những bài báo về cây cà phê Tây Nguyên liên tục trong những năm còn làm phóng viên. Rồi tôi còn học được cách ngâm rượu đẻn của người Cửa Tùng, Đồng Hới…cách ủ rượu cần của người Ê đê, đó là sự học thực sự, học có “thầy” hẳn hoi. Mười sáu năm đi làm báo Thương Mại, tôi đã “ngộ” ra nhiều điều trong cuộc sống, học được rất nhiều bài học từ chính những bất ngờ trong cuộc đi.

  Năm 1990, Lần đầu  tiên lên Đak Lak, tôi đề nghị chị Dung, giám đốc Sở Thương Mại lúc đó giúp cho tôi đi một chuyến Bản Đôn để xem voi! Lâu nay chỉ đọc trên sách báo về voi Bản Đôn nổi tiếng, bây giờ muốn mục sở thị. Chị Dung đồng ý tồi bảo tôi chuẩn bị sáng mai đi sớm. Tôi nằm suốt đêm không ngủ, hình dung về Bản Đôn với những chú voi khổng lồ đi lại nghênh ngang bên những ngôi nhà sàn. Rồi tôi ngây thơ lo lắng lỡ ngày mai xe mình đi không đóng kín cửa, voi thò vòi vào xe thì khốn! Nhưng ngày hôm sau, khi vào tới Bản Đôn tôi cứ ngó quanh, tịnh không thấy bóng dáng chú voi nào cả. Thế voi ở đâu? Cậu lái xe cứ nhìn tôi tủm tỉm cười, hỏi không chịu nói. Tôi thật thà hỏi một già làng. Ông già phá  lên cười rồi vỗ vai tôi giải thích rằng voi phải thả tận rừng sâu, khi nào có việc gì, cần đến con nào mới đưa con đó về bản! Đấy, chỉ chuyện voi nuôi thả ở rừng chứ không phải như nuôi bò, trâu ở quanh nhà mà cũng nhờ lên tận Bản Đôn tôi mới biết!

Ấn tượng nhất đối với tôi là chuyến đi thực tế tận cửa khẩu Đức Cơ (Gia Lai) năm 1995. Hồi đó cửa khẩu Đức Cơ biên giới Việt- Campuchia là điểm nóng buôn lậu thuốc lá ngoại và gỗ. Tôi muốn đến tận nơi xem sao, mặc dù các anh Quản lý thị trường cho biết, mùa này đang nắng dữ, đường lên đó bụi đỏ mù trời! Tôi và anh Ngọc Thanh Bằng, công đoàn  Sở Thương Mại được người của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai dẫn đi. Dọc đường Pleiku – Đức Cơ, vỏ tút thuốc lá ZET trắng xóa trên cỏ. Thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp một cửu vạn gùi thuốc lá, phát hiện ra xe Quản lý thị trường, liền chạy thụt mạng vào rừng. Sau hơn 2 giờ đồng hồ lắc lư, quần áo mắt mũi người nào cũng đỏ au bụi đường, chúng tôi ghé vào trạm Hải Quan cửa khẩu. Các đồng chí Hải Quan rất nhiệt tình, hướng dẫn tôi đi ra bìa rừng nhìn sang bên kia con suối là đất bạn, nơi có thời gian lính của Liên hiệp quốc đóng để giám sát bầu cử ở Campuchia. Ra cửa khẩu, tôi thấy có rất nhiều xe chở người Campuchia buôn thuốc lá ngoại sang Việt Nam đang chờ làm thủ tục. Luật lệ ở Đức Cơ lúc đó mỗi người qua về biên giới được phép mang không quá 2 hay 3 cây thuốc gì đó, không phân biệt người Việt hay người Campuchia. Đây là nguyên nhân của thuốc lá ngoại tràn qua cửa khẩu không ngăn chặn được. Vì mỗi người trong một ngày có thể qua cửa khẩu hàng chục lần. Số thuốc được tập kết về cho chủ nậu. Tôi giơ chiếc máy ảnh ZENIT cổ lỗ của mình lên định bấm một kiểu ảnh về những người mang thuốc lá công khai qua biên giới. Bỗng có người kéo tay tôi lại. Một chiến sĩ biên phong từ tốn: “ Xin lỗi anh, đây là biên giới, không được chụp ảnh!” Nhưng mà tôi không thấy biển cấm đâu cả! Hơn nữa tôi chụp những người đi buôn lậu thuốc lá ngoại, phá hoại an ninh kinh tế đất nước, tôi là nhà báo, thì được phép chụp chứ? – Tôi lại hỏi, rồi rút nào thẻ nhà báo, nào giấy giới thiệu của Hải Quan tỉnh.. Nhưng vô ích trước người chiến sĩ nguyên tắc cứng đờ. Tôi bèn theo anh ta năn nỉ. Tôi bảo anh ta gọi điện thoại về đồng chí chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, tôi sẽ xin phép. Anh vẫn không nhúc nhích. Tôi hiểu ra ngay sự việc là tại chúng tôi khi đến cửa khẩu đã không trình báo với Đồn biên phòng mà lại chui vào Hải Quan trước, nên bị gây khó dễ, chứ chẳng lẽ tôi là nhà báo Việt Nam lại không được chụp ảnh trên đất Tổ quốc mình? Lợi dụng lúc tay biên phòng cúi xuống lấy phích nước dưới bàn để rót vào ấm trà, tôi giơ máy ảnh lên hướng về chỗ mình định chụp bấm đại một kiểu. Anh lính quay lại gắt: “Anh làm cái gì thế!”. Tôi cười bảo, tôi phải trả lại phim, khi nãy lên phim lỡ, anh không cho chụp để lâu sợ hư. Cũng may tay biên phòng chẳng biết gì về máy ảnh nên anh ta tưởng thật. Tấm ảnh ấy sau đó tôi đăng kèm bài phóng sự viết về “ZET” ở Đức cơ với câu chú thích”Ảnh chụp trộm tại biên giới”! . Chụp được ảnh rồi tôi đứng dậy bắt tay anh biên phòng, ra xe giuc mọi người về.

  Có rất nhiều cô gái, chàng trai xách cặp như đi công tác đến nói với tôi cho quá giang về Pleiku. Trong đó có cô gái khuôn mặt xinh đẹp, hiền hậu như Đức Mẹ, bụng lại mang bầu sắp đẻ, tay xách chiếc cặp da lặc lè đến bên cửa xe năn nỉ tôi cho đi  nhờ. Chắc là thấy tôi mập nên ai cũng tưởng la “giám đốc”, là “xếp” mới đến xin thế chứ. Thấy cô gái trẻ đẹp bụng mang dạ chửa, tôi xúc động, máu nhà thơ nổi lên, tôi đề nghị cậu lái xe cho cô ta đi kẻo tội! Cô gái vừa bước lên xe, thì ngay lập tức, một chiến sĩ biên phòng cùng anh lính không cho tôi chụp ảnh lúc nãy chạy đến kêu lên: “Nha báo ơi, cô gái ấy không phải mang bầu đâu, đó là thuốc ZET đấy!”. Vừa nói hai người lính vừa mở cửa xe ra lệnh cho cô gái: “Cô xuống ngay!”. Theo dõi cuộc khám xét, tôi ngớ ra, cô gái xinh đẹp ấy chẳng chửa đẻ gì cả. Cô là người đi buôn lậu thuốc lá ngoại bị bộ đội biên phòng bắt. Cô định lợi dụng xe chúng tôi để chạy thoát. Dọc đường về, anh Ngọc Thanh Bằng nói vui:”Thiếu chút nữa thì xe của quản lý thị trường và nhà báo chống buôn lậu tiếp tay chở thuốc lá cho dân buôn lậu, hay thật, hay thật..!

  Chuyến đi Đức Cơ ấy đã cho tôi hai bài học quý về nghề nghiệp: Thứ nhất là những người lính biên phòng nơi rừng núi cửa khẩu ấy họ không phải không muốn chống buôn lậu. Thực tế họ đã bắt rất nhiều vụ buôn lậu gỗ, thuốc lá ngoại. Sở dĩ họ làm mình khó dễ là bởi tại mình không trình báo đàng hoàng. Đất ở đâu cũng có thổ thần ! Thứ hai là trong kinh tế nếu vội xét đoán con người theo hình thức bên ngoài sẽ rất dễ bị lừa nguy hiểm. Nếu “cô gái mang bầu” ấy mà lên xe chúng tôi đi được một chặng, gặp lực lượng chống buôn lậu khác phát hiện ra xe của Quản lý hị trường chở hàng lậu và người buôn lậu như anh Bằng nói thì sự việc sẽ trở nên rắc rối lắm. Phải không, thưa bạn đọc ?…

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

GẬP GHỀNH KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG

Cho đến năm tôi được nghỉ hưu sớm ( 2005), tôi đã có 16 năm làm báo chuyên nghiệp, đi dọc miền Trung gập ghềnh đèo dốc. Có người hỏi :” Anh là nhà thơ mà đi làm báo có hợp không ? Tôi đã trả lời :” Báo là nghề, thơ là nghiệp.

 

Bạn đọc thân mến. Tôi viết bài này cho ngày 21/6. Bài đã in trên báo Văn Nghệ số  25 ( 23/6/2012). Nhưng bài viết của tôi bị cắt xén nhiều chỗ rất uổng. Có thể là do  dung lượng trang không cho phép nên biên tập phải cắt. Ngày báo chí đã qua lâu rồi, nhưng tôi xin in lại bài này để bạn đọc chia sẻ, để biết làm nhà báo chân chính khổ cực, nguy hiểm đến thế nào ( NGÔ MINH)  

 

          GẬP GHỀNH KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG

 

 

                   Ký ức làm báo của Ngô Minh

 

 
Đèo Hải Vân

 

 

Đèo Hải Vân

 

Cho đến năm tôi được nghỉ hưu sớm ( 2005), tôi đã có 16 năm làm báo chuyên nghiệp, đi dọc miền Trung gập ghềnh đèo dốc. Có người hỏi :” Anh là nhà thơ mà đi làm báo có hợp không ? Tôi đã trả lời :” Báo là nghề, thơ là nghiệp. Làm báo như ăn cơn với vợ, làm thơ như uống rượu với bạn”. Báo là nghề tôi gắn bó từ thưở học cấp 2 trường làng, với bao nhiêu năm buồn vui, thắc thỏm; biết bao bài học cuộc đời tôi đã nhận được từ những tháng ngày làm đại diện của báo Thương Mại tại miền Trung. Xin kể vài ký ức sâu đậm để bạn đọc cùng chia sẻ.

 

 

              HÀNH KHÁCH CHÝ Ý,  XE ĐANG BỊ ĐỨT THẮNG !

 

         Nỗi ám ảnh lớn nhất, thường trực nhất đối với tôi khi đi thực tế viết báo dọc miền Trung là xa xôi và đèo dốc. Từ Huế đi Quảng Bình 165 cây số, ra Nghệ An 350 cây. Hồi đó tàu xe gì cũng ì ạch lắm. Ra Nghệ An đi xe mất cả ngày. Đi tàu chợ ra Đồng Hới ì ạch tới 10 tiếng đồng hồ. Huế – Nha trang 600 cây, Huế – Buôn Ma Thuột 750 cây, xe bò  hai ngày mới tới. Một chuyến công tác chỉ riêng đi về cũng đã mất 5 sáu ngày ngồi xe, tàu. Ê ẩm cả người.Còn không may mà xe hỏng, hay tắc cầu, tắc đường vì lụt lội thì có khi nằm cả tháng trên đường. Vài năm lại đây,đường sá đỡ hơn. Tàu hỏa cũng chạy nhanh hơn, lại có mấy chuyến bay nối các sân bay trong khu vực như Đà Nẵng- Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng- Đà Lạt…, nên đi lại có đỡ hơn, nhưng vẫn xa thăm thẳm, phải lên xe xuống tàu chặng này chặng khác thật vật vả. Trước mỗi chuyến đi, vợ tôi thường thức khuya chuẩn bị đủ thứ thuốc men, dầu xoa, khăn áo..và cả cơm nắm, muối mè, chẳng khác gì chồng sắp ra trận .Một thứ không bao giờ được quên là chứng minh thư và cái cac-vi-dít gắn chặt vào túi áo để khi xe lên xuống đèo“ không may có chuyện gì”, người ta còn biết mình là ai, địa chỉ ở đâu mà báo tin. Hồi đó chưa có điện thoại di động như bây giờ, nên “sảy nhà ra bặt tin”. Vì thẻ nhà báo chỉ ghi tên cơ quan, chẳng có số điện thoại hay địa chỉ gì cả. Miền Trung có lắm dốc đèo nguy hiểm: Đèo Ngang, Phú Gia, Phước Tượng, Đèo Hải Vân, Cù Mông, Đèo Cả, Đèo Phượng Hoàng ( từ Nha Trang lên Đắc Lăk), đèo An Khê, Mang Giang… Đèo nào cũng“nghìn thước lên cao nghìn thuốc xuống” , như trong thơ Quang Dũng; đèo nào cũng “Ải Vân thăm thẳm huyệt đêm ngày”… Một lần qua đèo An Khê, thấy xe ca Thái Bình rơi xuống thung lũng, người ta  đưa xác người chết bày ra đường mà  ớn lạnh. Tôi đã  2 lần hú hồn hú vía khi đi qua đèo Cù Mông và đèo Hải Vân.

       Đầu tháng 10 năm 1992, tôi từ Đà Nẵng nhảy xe đò vào Phú Yên. Hôm trước đài đã báo bão, nhưng tôi nghĩ mình đi nhanh hơn đến nơi khi bão chưa đến .Vả lại ở một chỗ thêm vài ngày sẽ không đủ ngân khoản mà đi xa theo kế hoạch. Thế là tôi nhảy xe đò. Xe vào đến ngã ba Phú Tài ( Nha Trang) thì gió đã mạnh lắm, nhưng tay lái xe trẻ cứ chạy liều lên đèo Cù Mông . Chiếc xe ca 50 chỗ ngồi bò  ì ạch lên đèo trong mưa to gió lớn, cây cối ngả nghiêng. Hành khách ngồi cứ níu vào thành ghế mỗi khi xe nghiêng, đến thót tim. Vì bên phải là vực sâu thăm thẳm. Càng lên cao gió càng mạnh, cứ cuốn ù ù. Bão đã đến thật rồi ! Vì không có chỗ nấp an toàn nên chiếc xe vẫn cứ cố bò lên tìm chỗ  trú. Có lúc xe rung lên rùng rùng như bị lật ngược. Không chịu nổi, tất cả hành khách  đều xuống xe, chịu ướt rét đi bộ nghiêng ngả trong mưa gió, cùng lái, phụ đẩy xe lên chỗ trú ẩn ngay đỉnh đèo, mấy tiếng đồng hồ sau , bão lắng mới đi tiếp. Nhìn xuống vực, xác một chiếc xe ca đổ tự bao giờ, trắng hếu trong mưa như đe dọa. Thật hú via.

            Một lần khác, đúng ngày Ông Táo về trời giáp Tết Nguyên Đán 1993, tôi đi xe ca từ Nha Trang ra Huế cho kịp cùng vợ cúng tiễn ông Táo. Xe đang xuống đèo Hải Vân, phía địa phận Thừa Thiên Huế, tôi bỗng cảm thấy xe cứ đi giật cục, nghiêng ngả. Ngồi cạnh tôi là một anh lái xe  đi phép Tết ra Hải Dương. Anh ta ghé tai tôi thì thào :” Xe đứt thắng tồi ! Anh theo tôi”. Hai anh em tôi nhanh nhẹn chui qua cửa sổ xe ca, đu người vào chiếc thang sắt dùng để bốc hàng lên trần. Tôi thấy hai tay lơ xe đang chạy thực mạng theo chiếc xe ca, vừa chạy vừa lao các đòn gỗ, cục đá vào bánh xe để xe giảm tốc độ. Nhưng chiếc xe cứ lao vun vút. Tay lái xe  nói to :” Hành khách chý ý, xe bị mất thắng, lái xe đang xử lý, không ai được  nhảy , nguy hiểm “. Hai anh em tôi lần bám theo từng thang, lấy thế lao xuống đường, lăn lốc lốc, mặt cắt không còn hột máu. May không bị thương chỗ nào. Còn chiếc xe thì lao vun vút độ hai trăm mét nữa thì đâm sầm vào sườn núi, bẹp cả đầu máy. Tay lái xe nhảy ra khỏi chiếc ca-bin bẹp dúm, nhảy ùm xuống vũng suốt bên đường. Có lẽ do căng thẳng thần kinh quá. Tất cả hành khách đều an toàn.  Thật may, chỉ dăm chục mét  nữa thôi là đến đoạn đèo cua khủy tay áo, đến đó xe chỉ còn nước lao xuống vực sâu. Tôi hoảng hồn, nhưng  cũng nhớ ra  rút thẻ nhà báo, vẫy một chiếc u-oát xin về Huế. Về đến nhà  vẫn tim đập chân run ! Hóa ra làm báo thường trú  ở khúc ruột miền Trung thật không dễ dàng. Không phải đi lại bàng xe, tàu, mà bằng ý chí, nghị lực  và lòng yêu nghề. Vâng tôi đã đi như thế suốt 16 năm trời. Và hôm nay, nhiều anh em khác của rất nhiều báo chí có cơ quan Đại diện miền Trung vân tiếp tục những chuyến vượt đèo…

 

 

                            LÀM NHÀ BÁO PHẢI GIỎI NHỊN ĐÓI

 

        Chuyện nhịn đói trên đường đi công tác các tỉnh đối với tôi thường xuyên xảy ra trong suốt những năm làm phóng viên thường trú miền Trung. Đói do xe hỏng không sửa chữa được. Đói do mắc lụt dọc đường . Những lúc đó, tiền thi cạn mà một đĩa cơm, tô mì tôm giá tăng lên gấp  5 gấp 10. Đói do chỉ còn đủ tiền để mua cái vé xe, đành cố nhịn ăn vài bữa trên đường, chờ về đến nơi…ăn một thể. Thôi thì đủ kiểu đói.Tôi có lần làm “nhà báo đói” nhớ đời.

          Cuối năm 1989, sau bốn tháng nhận nhiệm vụ “phóng viên thường trú” báo Thương Mại tại miền Trung và Tây Nguyên ( địa bàn từ Nghệ An đến Khánh Hòa và ba tỉnh Tây Nguyên Đắc Lak, Gia Lai, Kon Tum ), tôi thực hiện chuyến “vi hành” thực tế đầu tiên vào Quảng Ngãi, Nha Trang. Chuyến đi đó vì chưa có kinh nghiệm, tôi bị hết tiền dọc đường một cách khốn khổ. Ở Quảng Ngãi tôi ở một nhà trọ bình dân gần bến xe suốt một tuần, cho rẻ. Ăn thì tiện đâu ăn đó, đa phần là các cơ sở mình đến làm việc “mời cơm thân mật”. Ấy thế mà không hiểu sao khi mua xong chiếc vé xe vào Nha Trang, trong túi chỉ còn hai chục nghìn đồng bạc lẻ và một bao thuốc lá “ba số” anh giám đốc khách sạn biếu hôm trước. Tôi vốn không biết hút thuốc, nhưng có bao thuốc trong túi mời bạn bè hoặc xã giao cũng tiện. Thế là cầm. Chừng ấy tiền cũng tạm đủ đi đường, cứ vào đến Nha Trang rồi tính sau, ở đó có khối bạn bè nhà văn để vay, để xin, tôi nghĩ…Chuyến xe ấy đúng là chuyến xe bão táp.

          Vừa rời thị xã Quảng Ngãi đến Đức Phổ là xe hỏng máy. Thợ và lái xe lem luốc sửa được rồi, chạy chưa đến chục cây lại “ban” tiếp. Cứ cà rịt cà tàng như thế mãi tới một giờ sáng xe mới tới chỗ rẽ về Nha Trang  ở đường Một. Hai chục nghìn trong túi chỉ ăn đĩa cơm, mua mấy chai nước uống hết vèo từ trưa! Một bất ngờ đối với tôi là chỗ xe dừng cho tôi xuống chưa phải là thành phố Nha Trang mà chỉ mới là ngã ba, phải rẽ về phía biển đi thêm 10 cây số nữa mới đến.Vì lần đầu đến Nha Trang nên tôi không hề biết. Đêm đã quá khuya. Tìm nhà trọ cũng “chết” mà thuê xe về Nha Trang cũng “chêt”, vì không còn xu dính túi ! Bất giác nhớ lại là trong cặp mình có bao thuốc lá “ba số”vẫn còn nguyên, tôi quyết định thuê xích lô xuống Nha Trang. Vì lần đầu chẳng biết Sở Thương Mại ở chỗ nào, mà có biết thì giờ này họ cũng đã đóng cửa ai về nhà nấy rồi. Tay xích lô cứ đạp chở tôi đi vòng vèo qua mấy phố, không hiểu sao tôi lại cứ ngồi lỳ không xuống chỗ nào. Qua phố Quang Trung phát hiện cổng nhà có tấm biển đề Hội Nhà báo Khánh Hòa, lúc đó quán cà phê còn sáng đèn, tôi mừng hú như chết đuối vớ phải cọc. Tôi vội xuống xe rút bao thuốc lá “ba số” giúi vào tay anh xích lô xuống giọng năn nỉ mong anh ta thông cảm vì tôi đã hết tiền. Anh đạp xích lô lưỡng lự một lúc rồi cầm bao thuốc, chửi đổng quay xe đi. Sau khi trình bày mọi loại giấy tờ như thẻ nhà báo, thẻ nhà văn, chứng minh thư với cô gái bán cà phê, tôi được bố trí ngủ tạm ở một phòng khách rộng đầy giường nhưng chẳng có chăn màn gì cả. Vì đói và mệt, nên tôi ngủ một mạch tới sáng, chẳng cần mắc màn và rửa chân tay gì cả. Đến sáng thấy nốt muỗi đầy mặt, đầy chân.  Đến giờ làm việc sáng tôi xách đồ đi tìm đến Sở Thương Mại, những mong Sở sẽ cho chỗ ở để tắm rửa, sau đó sẽ điện thoại mấy ông bạn nhà văn ở Nha Trang để vay tiền. Nhưng khi tôi vào tới Sở, cô Chi trưởng phòng Tổ chức hành chính liền dẫn ngay lên gặp giám đốc. Anh Sơn, giám đốc Sở Thương Mại Khánh Hòa lúc đó, mới được bổ nhiệm nên có rất nhiều dự định ấp ủ. Tôi vừa ngồi xuống, chưa kịp đề xuất gì, thì đã “bị” anh nhiệt tình cho nghe một thôi một hồi những “kế hoạch mới”, “ đề án đang nghiên cứu”, “ những dự định cải cách”…Tôi ngồi nghe anh Sơn nói mà đói hoa cả mắt. Lại uống lỡ chén nước trà Thái, bụng nôn nao như có thác đổ. Dù thế, tôi cố giữ thăng bằng với nét mặt tươi cười như chăm chú lắng nghe để anh khỏi phật lòng. Tới gần trưa anh Sơn mới nhớ ra, giục tôi đi cất đồ và đi ăn cơm với anh. Bữa cơm hôm đó là bữa cơm ngon nhất trong đời tôi. Tôi đã nhịn đói ngót 24 giờ đồng hồ, lại đi xa tới bốn trăm cây số để được ăn bữa cơm thì làm sao mà không ngon được!

  Đi tàu chợ thì lâu, đi xe đò thì nguy hiểm và dễ bị đói dọc đường như trên đã kể. Nhưng là một nhà báo thường trú,tôi vẫn thích đi lại bằng hai thứ phương tiện bình dân ấy. Vì ngồi trên xe đò, tàu chợ ngày qua trăm miền đất ta dễ thu nhận được những tư liệu rất quý về thực trạng kinh tế từng vùng, những cảnh đời đen bạc và những bài học về lòng nhân ái, nhờ đó mà có thêm vốn liếng đề bồi đắp hồn vía, máu thịt cho những bài báo của mình…

 

 

                       Đối diện với sự thật

 

  Thương trường không chỉ có chuyện thua thiệt, lời lỗ, mà còn có máu đổ, chết người. Chuyện đó nhờ đi làm báo dọc miền Trung mà tôi hân hạnh có lần được là nạn nhân trong cuộc. Đó là chuyện tôi và nhà báo già tóc trắng Nhất Lâm bị dọa giết, bị hành hung do bài viết về Tàu Thuận An 06 của tỉnh Thừa Thiên – Huế đi buôn lậu hàng ở Trung Quốc bị chìm ở phía Tây Nam Đảo Hải Nam (Trung Quốc) quý 3/1994 các báo đã đưa tin nhiều. Câu chuyện cũng đã qua 5 năm, nhiều nỗi đau mất mát đã trôi đi, những ngườitrong cuộc đã có đủ thời gian để suy nghĩ, thấm thía bài học về hai chữ “làm ăn”. Riêng tôi , nhớ lại chuyện này tôi vẫn thầm nghĩ là mình đã hành động đúng, đã nói được cái cần nói theo lương tâm của một nhà báo. Kể lại câu chuyện này không phải đẻ bới móc chuyện cũ, mà để bạ đọc hiểu thêm sự nguy hiểm của nghề báo, không chỉ đối với các nhà báo trong chiến tranh hay chống mafia, mà ngay trong hòa bình viết về kinh tế thị trường cũng nguy hiểm không kém.

Tàu Thuận An 06 là tàu của Nhà nước thuộc cảng Thuận An, Huế. Trị giá tàu lúc mới đại tu về gần 2 tỷ đồng. Chuyến đi Trung Quốc ngày 5/7/1994 ấy là chuyến đi đầu tiên sau khi tàu đại tu, chưa kịp mua bảo hiểm. Tàu chìm do chở hàng quá nặng và do cơn bão số 5 đang đỏ bộ vào Vịnh Bắc Bộ ngày 19-7-1994 trên đường về Việt Nam. Hậu quả đau đớn của chuyến tàu này là hàng chục người chết và mất tích (thủy thủ đoàn và các chủ hàng), con tàu và hàng tỷ đồng hàng hóa bị chìm đáy biển. Sau khi tôi in bài tàu Thuận An 06 đi buôn lậu bị đắm trên báo Thương Mại, sau đó in tiếp bài tường thuật ngắn trên báo Công An Đà Nẵng, một buổi khoảng sáu giờ tối, năm chiếc xe Dream II phanh kít trước căn hộ khi tập thể của tôi. Mười thanh niên cao lớn, hùng hổ bước vào nhà tôi với nét mặt sát khí đằng đằng. Bên hông quần anh nào cũng đeo nào dao găm, nhị côn, ngực áo phanh trần và cánh tay người nào cũng xăm đủ thứ hình thù kỳ dị. Vào tới nhà, tất cả bọn họ dàn trận ra hai bên đứng dạng chân, tay lăm lăm khí cụ như sắp vào trận chiến. Người nhỏ con nhất trong đám, một chân gỗ hỏi tôi có phải Ngô Minh Khôi không. Tôi bảo phải. Ông ta liền dặn mạnh con dao găm xuống bàn, áp vào tôi chỉ trỏ, xưng mày tao và mắng té tát, tục tỉu vào mặt tôi là “đồ nay”, “đồ kia”, “mày ăn tiền ai ma viết về tàu Thuận An!”, “mày phải đền tội”, “ông sẽ giết mày”…Vừa nói ông ta vừa thở hổn hển, như chính tôi đã gây ra tai họa đắm tàu kia. Tôi lúc đó mặc pizama, ngồi yên lặng. Thú thật tôi cũng lo sợ bọn họ làm càn. Còn vợ con tôi thì mặt cắt không còn hột máu, đứng sau lưng tôi run bần bật. Chờ cho ông ta nói cạn một hơi, tôi mơi từ tốn hỏi “dạ thưa, anh là ai, ở đâu?”. Ông ta bảo rằng “tao” là Giới, thương binh chống Mỹ, giám đốc Công ty 27/7 ( Công ty Thương binh cua thành phố Huế ). Dường như chữ “hai bảy tháng bảy” làm cho ông ta thêm sức mạnh để chửi bới, hét to hơn trước… Đợi ông ta nói xong tôi mới thủ thỉ rằng: “Trước khi nói chuyện với nhau tôi xin thông báo với anh rằng tôi cũng là một người lính từ chiến trường về. Chỉ khac anh là tôi không bị thương. Còn khí phách người lính thì tôi chắc cũng không khác anh! Hơn nữa bài báo của tôi không làm cho người chết, hàng mất, mất mát là do những người trên tàu gây ra!”. Nghe tôi nói cứng, giám đốc Giới không còn hét lên như trước. Lúc này vợ tôi dã lẻn sang nhà bên gọi máy kêu Công an phường rồi công an tỉnh nhưng không có ai trực, bèn gọi cho nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, một người bạn thân thiết. Anh Tạo nghe phôn Ngô Minh đang bị tấn công tại nhà thì mặc nguyên quần áo ở nhà phóng xe tới. Bên ngoài cửa nhà tôi mấy chú công nhân trong khu tập thể nghe chuyện cũng kéo đến dàn hàng ngang. Sau đó, khi sự việc qua rồi mấy chú kể lại là lúc đó nếu bọn chúng có hành động gì nguy hiểm thì lập tức các chú sẽ can thiệp, việc đầu tiên là đâm thủng hết tất cả các lốp xe máy để giữ chân chúng. Có anh Tạo, và các chú trong khu tập thể, giám đốc Giới tỏ ra xuống giọng hơn. Anh ta kể rằng, trong những người mất tích trên tàu Thuận An 06 ấy có người anh trai của anh từ làng quê Thanh hóa vô Huế làm ăn. Ngay chuyến buôn hàng Trung Quốc đầu tiên, người anh ấy đã bị nạn mất tích cùng tàu Thuận An 06, bỏ lại vợ cùng 4 đứa con nhỏ ở quê. Giám đốc thương binh Giới thổ lộ rằng, mình quá bức xúc xông đến đây để trả thù là vì đọc bài báo đúng vào ngày giỗ “ 50 ngày” anh trai mình! Tôi nói rằng tôi rất lấy làm tiếc, xin chia sẻ nỗi đau cùng gia đình anh! Cuộc dọa nạt kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ giám đốc Giới mới kéo quân đi. Trước khi đi giới còn buộc tôi ngay ngày mai, đến giờ làm việc, phải đến “trình diện” tại cơ quan của Giới ở đường Mai Thúc Loan, Huế để viết bài cải chính rằng công ty 27/7 không phai là chủ hàng chính, rằng công ty 27-7 không vay tiền của các dây hụi chợ Đông Ba cho chuyến đi cỉa tàu Thuận An 06. Nếu không tới, ông giám đốc sẽ không chịu trách nhiệm về những hành động của mấy đứa đàn em! Thế là tôi tiếp tuc bị “quản thúc”, đe dọa tại cơ quan của Giới suốt 2 ngày sau đó. Tuy nhiên, ngày nào đến Công ty 27-7 tôi cũng rủ nhà văn Dương Phước Thu, một người cao to nặng 85 ký như là vệ sỹ để “dọa lại”, chứ thực ra Thu chẳng có võ vẽ gì! Bằng sự biến hóa của ngôn ngữ, tôi đã tìm được một cách viết và in trên báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng không phải bài xin lỗi như Giới yêu cầu mà là bài nói lại, nôi dung mềm mỏng hơn nhưng không hề trái với những tư tưởng chính của các tin bài trước của mình.

 Sau cuộc bị “dọa giết” tại nhà ấy, tôi đã lớn lên rất nhiều về sự ứng xử, kinh nghiệm lấy tư liệu viết chống tiêu cực,vẫn tiếp tục viết phanh phui hàng chục vụ tiêu cực khác, trong đó có vụ đấu tranh bảo vệ 37 chiếc ô tô của các doanh nghiệp ở Nha Trang, Gia Lai…nhập khẩu về cảng Quy Nhơn bị Hải Quan tỉnh Bình Định bắt, tịch thu oan. Sau đó Chính phủ đã ra lệnh giải tỏa, trả xe cho chủ hàng. Cả mấy tháng trời theo dõi, lấy tư liệu mới để là sáng tỏ vụ án, tôi đã phải “đi không khói, nói không tiếng”. Nhiều lần vào Quy Nhơn không ciinbg khai, phải bí mật ở nhà bạn. Sợ bị trả thù, tôi đã phải vào “ăn nằm” tại Nha Trang để liên lạc với Quy Nhơn, Hà Nội lấy thông tin mới cho các bài báo về vụ án. Tôi làm tất cả mọi việc do lương tâm mình mách bảo. cũng như khi tôi viết về tàu Thuận An 06, chứ tôi chẳng hề biết chủ nhân 37 chiếc ô tô đó mặt mũi ngang doc thế nào. Đã lâu lắm rồi, tôi không còn nghe tin gì về công ty 27/7 và giám đốc Giới nữa. Có lẽ anh đã chuyên sang một nghề khác. Nếu đọc được những dòng hồi ức này , chắc anh sẽ hiểu, sẽ thông cảm với tôi hơn, bởi vì anh cũng là một người lính dũng cảm. Và anh sẽ hiểu hơn rằng, để có một xã hội công bằng văn minh, mỗi nhà báo đều phải là những người lính dũng cảm trên mặt trận chông tham nhũng, chống tiêu cực !

Đối với phóng viên ở Tòa Soạn thì giải quyết các vụ việc phản ứng quá khich sau các bài viết của độc giả như ông Giới nói trên là việc của lãnh đạo tòa soạn, phóng viên chẳng phải đối mặt trực tiếp. Với phóng viên thường trú hoạt động độc lập một mình như tôi , sự việc sẽ phức tạp hơn lên, có khi biến thành sự thù hằn cá nhân nguy hiểm. Bài học sâu sắc mà tôi học được qua vụ tàu Thuân An 06, vụ 37 ô tô ở Bình Định là không phải là buông bút mà là vô tư trong sáng trong hoạt động nghiệp vụ và sự mềm mỏng thuyết phục hơn trong các bài viết của mình. Đó là điều mà chính cuộc sống đã dạy…

 

 

  Nhà báo ơi, cô ấy không phải mang bầu đâu!

 

  Đối với tôi, mỗi chuyến đi là một chuyến đi học ngoại khóa. Ra Quảng Trị đêm ngồi nghe giám đốc Trần Minh Chất, Lê Hữu Thăng tâm sự chuyện mánh mung buôn bán thương trường, tôi thấy lạ lùng và sâu sắc không sách vở nào bằng. Lên Buôn Ma Thuột tôi được giám đốc Phạm Minh Chính, Lê Xuân Nhân bày cho những kiến thức cơ bản về cây cà phê, thế nào là thời kỳ “kiến thiết cơ bản”, thế nào là “ cà phê kinh doanh”, một ha trồng bao nhiêu gốc, thế nào là niên vụ, cây cà phê tuổi thọ bao nhiêu, v.v.. nghĩa là toàn những bài học vỡ lòng, mà nếu không có nó tôi không tài nào viết nổi những bài báo về cây cà phê Tây Nguyên liên tục trong những năm còn làm phóng viên. Rồi tôi còn học được cách ngâm rượu đẻn của người Cửa Tùng, Đồng Hới…cách ủ rượu cần của người Ê đê, đó là sự học thực sự, học có “thầy” hẳn hoi. Mười sáu năm đi làm báo Thương Mại, tôi đã “ngộ” ra nhiều điều trong cuộc sống, học được rất nhiều bài học từ chính những bất ngờ trong cuộc đi.

  Năm 1990, Lần đầu  tiên lên Đak Lak, tôi đề nghị chị Dung, giám đốc Sở Thương Mại lúc đó giúp cho tôi đi một chuyến Bản Đôn để xem voi! Lâu nay chỉ đọc trên sách báo về voi Bản Đôn nổi tiếng, bây giờ muốn mục sở thị. Chị Dung đồng ý tồi bảo tôi chuẩn bị sáng mai đi sớm. Tôi nằm suốt đêm không ngủ, hình dung về Bản Đôn với những chú voi khổng lồ đi lại nghênh ngang bên những ngôi nhà sàn. Rồi tôi ngây thơ lo lắng lỡ ngày mai xe mình đi không đóng kín cửa, voi thò vòi vào xe thì khốn! Nhưng ngày hôm sau, khi vào tới Bản Đôn tôi cứ ngó quanh, tịnh không thấy bóng dáng chú voi nào cả. Thế voi ở đâu? Cậu lái xe cứ nhìn tôi tủm tỉm cười, hỏi không chịu nói. Tôi thật thà hỏi một già làng. Ông già phá  lên cười rồi vỗ vai tôi giải thích rằng voi phải thả tận rừng sâu, khi nào có việc gì, cần đến con nào mới đưa con đó về bản! Đấy, chỉ chuyện voi nuôi thả ở rừng chứ không phải như nuôi bò, trâu ở quanh nhà mà cũng nhờ lên tận Bản Đôn tôi mới biết!

Ấn tượng nhất đối với tôi là chuyến đi thực tế tận cửa khẩu Đức Cơ (Gia Lai) năm 1995. Hồi đó cửa khẩu Đức Cơ biên giới Việt- Campuchia là điểm nóng buôn lậu thuốc lá ngoại và gỗ. Tôi muốn đến tận nơi xem sao, mặc dù các anh Quản lý thị trường cho biết, mùa này đang nắng dữ, đường lên đó bụi đỏ mù trời! Tôi và anh Ngọc Thanh Bằng, công đoàn  Sở Thương Mại được người của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai dẫn đi. Dọc đường Pleiku – Đức Cơ, vỏ tút thuốc lá ZET trắng xóa trên cỏ. Thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp một cửu vạn gùi thuốc lá, phát hiện ra xe Quản lý thị trường, liền chạy thụt mạng vào rừng. Sau hơn 2 giờ đồng hồ lắc lư, quần áo mắt mũi người nào cũng đỏ au bụi đường, chúng tôi ghé vào trạm Hải Quan cửa khẩu. Các đồng chí Hải Quan rất nhiệt tình, hướng dẫn tôi đi ra bìa rừng nhìn sang bên kia con suối là đất bạn, nơi có thời gian lính của Liên hiệp quốc đóng để giám sát bầu cử ở Campuchia. Ra cửa khẩu, tôi thấy có rất nhiều xe chở người Campuchia buôn thuốc lá ngoại sang Việt Nam đang chờ làm thủ tục. Luật lệ ở Đức Cơ lúc đó mỗi người qua về biên giới được phép mang không quá 2 hay 3 cây thuốc gì đó, không phân biệt người Việt hay người Campuchia. Đây là nguyên nhân của thuốc lá ngoại tràn qua cửa khẩu không ngăn chặn được. Vì mỗi người trong một ngày có thể qua cửa khẩu hàng chục lần. Số thuốc được tập kết về cho chủ nậu. Tôi giơ chiếc máy ảnh ZENIT cổ lỗ của mình lên định bấm một kiểu ảnh về những người mang thuốc lá công khai qua biên giới. Bỗng có người kéo tay tôi lại. Một chiến sĩ biên phong từ tốn: “ Xin lỗi anh, đây là biên giới, không được chụp ảnh!” Nhưng mà tôi không thấy biển cấm đâu cả! Hơn nữa tôi chụp những người đi buôn lậu thuốc lá ngoại, phá hoại an ninh kinh tế đất nước, tôi là nhà báo, thì được phép chụp chứ? – Tôi lại hỏi, rồi rút nào thẻ nhà báo, nào giấy giới thiệu của Hải Quan tỉnh.. Nhưng vô ích trước người chiến sĩ nguyên tắc cứng đờ. Tôi bèn theo anh ta năn nỉ. Tôi bảo anh ta gọi điện thoại về đồng chí chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, tôi sẽ xin phép. Anh vẫn không nhúc nhích. Tôi hiểu ra ngay sự việc là tại chúng tôi khi đến cửa khẩu đã không trình báo với Đồn biên phòng mà lại chui vào Hải Quan trước, nên bị gây khó dễ, chứ chẳng lẽ tôi là nhà báo Việt Nam lại không được chụp ảnh trên đất Tổ quốc mình? Lợi dụng lúc tay biên phòng cúi xuống lấy phích nước dưới bàn để rót vào ấm trà, tôi giơ máy ảnh lên hướng về chỗ mình định chụp bấm đại một kiểu. Anh lính quay lại gắt: “Anh làm cái gì thế!”. Tôi cười bảo, tôi phải trả lại phim, khi nãy lên phim lỡ, anh không cho chụp để lâu sợ hư. Cũng may tay biên phòng chẳng biết gì về máy ảnh nên anh ta tưởng thật. Tấm ảnh ấy sau đó tôi đăng kèm bài phóng sự viết về “ZET” ở Đức cơ với câu chú thích”Ảnh chụp trộm tại biên giới”! . Chụp được ảnh rồi tôi đứng dậy bắt tay anh biên phòng, ra xe giuc mọi người về.

  Có rất nhiều cô gái, chàng trai xách cặp như đi công tác đến nói với tôi cho quá giang về Pleiku. Trong đó có cô gái khuôn mặt xinh đẹp, hiền hậu như Đức Mẹ, bụng lại mang bầu sắp đẻ, tay xách chiếc cặp da lặc lè đến bên cửa xe năn nỉ tôi cho đi  nhờ. Chắc là thấy tôi mập nên ai cũng tưởng la “giám đốc”, là “xếp” mới đến xin thế chứ. Thấy cô gái trẻ đẹp bụng mang dạ chửa, tôi xúc động, máu nhà thơ nổi lên, tôi đề nghị cậu lái xe cho cô ta đi kẻo tội! Cô gái vừa bước lên xe, thì ngay lập tức, một chiến sĩ biên phòng cùng anh lính không cho tôi chụp ảnh lúc nãy chạy đến kêu lên: “Nha báo ơi, cô gái ấy không phải mang bầu đâu, đó là thuốc ZET đấy!”. Vừa nói hai người lính vừa mở cửa xe ra lệnh cho cô gái: “Cô xuống ngay!”. Theo dõi cuộc khám xét, tôi ngớ ra, cô gái xinh đẹp ấy chẳng chửa đẻ gì cả. Cô là người đi buôn lậu thuốc lá ngoại bị bộ đội biên phòng bắt. Cô định lợi dụng xe chúng tôi để chạy thoát. Dọc đường về, anh Ngọc Thanh Bằng nói vui:”Thiếu chút nữa thì xe của quản lý thị trường và nhà báo chống buôn lậu tiếp tay chở thuốc lá cho dân buôn lậu, hay thật, hay thật..!

  Chuyến đi Đức Cơ ấy đã cho tôi hai bài học quý về nghề nghiệp: Thứ nhất là những người lính biên phòng nơi rừng núi cửa khẩu ấy họ không phải không muốn chống buôn lậu. Thực tế họ đã bắt rất nhiều vụ buôn lậu gỗ, thuốc lá ngoại. Sở dĩ họ làm mình khó dễ là bởi tại mình không trình báo đàng hoàng. Đất ở đâu cũng có thổ thần ! Thứ hai là trong kinh tế nếu vội xét đoán con người theo hình thức bên ngoài sẽ rất dễ bị lừa nguy hiểm. Nếu “cô gái mang bầu” ấy mà lên xe chúng tôi đi được một chặng, gặp lực lượng chống buôn lậu khác phát hiện ra xe của Quản lý hị trường chở hàng lậu và người buôn lậu như anh Bằng nói thì sự việc sẽ trở nên rắc rối lắm. Phải không, thưa bạn đọc ?…

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm