Thân Hữu Tiếp Tay...

Đám Đông Thầm Lặng (2)

Và nếu như ở Việt nam hiện nay có nhiều phụ nữ như chị Bùi Thị Minh Hằng, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, v.v…thì chắc còn lâu Đảng Cộng Sản Việt Nam mới còn dịp nắm toàn quyền sinh sát.
Thật ra nếu nói người Việt Nam chưa bao giờ dám xuống đường biểu tình để đòi chính phủ thực thi những quyền hạn tự do, dân chủ thì cũng không hẳn chính xác cho lắm. Vì trên thực tế, vào ngày này năm ngoái, đã có hàng ngàn người Việt từ già đến trẻ xuống đường biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội. Và tuy mục tiêu chính của những buổi xuống đường này là để chống đối sự tham lam quá độ của Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng chúng ta ai cũng có thể đồng ý rằng những buổi xuống đường ấy là một cách gián tiếp mà người dân muốn phản đối các chính sách của nhà cầm quyền Hà Nội.

Dĩ nhiên nếu so với những cuộc biểu tình rầm rộ ở Yangon thì chúng ta không thể nào sánh bằng. Kể cả ở số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên có còn hơn không. Và nếu như ở Việt nam hiện nay có nhiều phụ nữ như chị Bùi Thị Minh Hằng, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, v.v…thì chắc còn lâu Đảng Cộng Sản Việt Nam mới còn dịp nắm toàn quyền sinh sát.

Nhưng mà thôi. Đấy là chuyện ở trong nước. Hôm nay tôi đã bảo là tôi sẽ nói về cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà lị.

Nhìn chung tôi thấy thế này. Đó là ở bất cứ nơi nào có nhiều người Việt cư ngụ cũng có nhiều hội đoàn, đoàn thể được thành lập. Từ các cộng đồng được bầu ra ở địa phương, các cấp tiểu bang hay liên bang như ở Úc, Canada. Cho đến các hội cựu quân nhân, hội giúp người nghèo, nhà thờ, chùa, những tổ chức phi chính phủ, bất vụ lợi như VOICE được thành lập để tranh đấu quyền lợi cho những người tỵ nạn. Tất cả đều tạo nên một bức tranh xã hội rất sống động đặc trưng cho một xã hội dân sự lành mạnh nơi mà tất cả mọi người – đám đông thầm lặng – được trực tiếp tham gia vào những hoạt động xã hội hay chính trị mà mình yêu thích.

Chị thích tham gia vào các hoạt động từ thiện xóa đói giảm nghèo? Đó là một điều rất tốt. Anh chỉ mơ được góp công, góp của để tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam? Quả là một việc rất đáng làm. Riêng chúng tôi không thích tham gia vào bất cứ hoạt động nào. Chỉ biết sáng đi làm, tối về nghỉ, cuối tuần ở nhà lo cho vợ, lo cho con? That’s OK too!

Nói tóm lại sự xuất hiện của nhiều hội đoàn, đoàn thể, cá nhân phản ảnh trực tiếp sự suy nghĩ và giá trị của ‘the critical mass’. Đôi lúc nó sẽ ất ồn ào, có nhiều va chạm và nhất là mang đến những tai tiếng không tốt đối với những người luôn thích ‘ăn cơm nhà, vác ngà voi’. Tuy nhiên nếu thiếu nó thì chắc chắn một điều đấy không phải là một xã hội dân sự thật sự nơi mà mọi người đều có thể lên tiếng. Kể cả những tiếng nói phản cảm, đầy ác ý.

Đã sống trong một xã hội dân chủ là phải biết chấp nhận sự chỉ trích. Phải biết là sẽ không bao giờ bạn nhận được sự ủng hộ 100% hay 80% hay thậm chí là 60% từ đa số thầm lặng này. Ngay cả ở những nước dân chủ nhất, văn minh nhất như Úc, Mỹ…chuyện tổng thống hay thủ tướng chỉ thắng được 52% hay 53% phiếu bầu là chuyện thường tình ở huyện. Thắng kiểu hơn 90% hay ‘hoàn toàn nhất trí’ trong các cuộc bầu cử ở Việt Nam mới là có vấn đề.

Vì ai cũng biết chín người, mười ý. Ngoại trừ khi ý ấy không được phép lộ ra.

Đó cũng là lý do tại sao ở hải ngoại trong các cộng đồng người Việt và đối với một số vấn đề trong xã hội nó đều trông có vẻ như hơi bát nháo, có quá nhiều cuộc tranh cãi, ỳ xèo. Y như thời của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.

Nhưng đó là lẽ tất nhiên luôn có mặt trong bất kỳ sinh hoạt dân chủ phôi thai nào. Từ Á Châu sang đến Phi Châu. Phải có những buổi tranh luận nảy lửa đến độ đã có những nhà dân biểu phải thượng cẳng hạ chân tay ngay giữa phòng họp quốc hội, ở Nam Hàn, Đài Loan vào những thập niên trước, thì sau này, sau quá trình thanh lọc tự nhiên, họ mới xây dựng được những nền dân chủ thật sự.

Trở lại với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, có tranh cãi đến đâu thì chúng ta cũng phải công nhận ít nhất ba điều này.

Thứ nhất, số tiền mà cộng đồng người Việt cùng nhau gom góp gửi về Việt Nam để giúp gia đình, giúp những người nghèo khó hàng năm có thể lên đến ít nhất vài trăm triệu đô. Đây là một con số rất lớn và đã giúp được rất nhiều người.

Thứ hai, nếu như không có mặt của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, không có tiếng nói của họ về những vấn đề to lớn của đất nước thì chắc chắn một điều là cộng đồng quốc tế sẽ không thể nào biết rõ để kịp thời can thiệp.  

Và thứ ba, rõ đúng là ‘the critical mass’ ở hải ngoại đã và đang thực hiện những quyền lợi căn bản mà họ phải bỏ nước ra đi mới đạt được. Tôi nghĩ chúng ta không nên xem thường vấn đề này. Vì khác với những người Việt trong nước, chúng ta được nói và sống theo đúng lương tâm của mình. Đây là điều mà chúng ta luôn nên trân trọng. Để nhận thức được rằng chúng ta đã may mắn hơn rất nhiều những người con khác của Việt Nam.

Nói như thế không có nghĩa là ở Việt Nam không có những người dám nói, dám làm. Đôi khi tôi thấy họ còn dám làm, dám nghĩ hơn hẳn chúng ta. Mặc dù họ phải mất hơn rất nhiều. Và phải chịu đựng hơn tất cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước.

Đó là lý do tại sao tôi rất cảm phục họ. Rất trân trọng họ. Và chỉ ước mong sao trong một ngày gần đây tôi thể làm được một chút gì đó cho tương lai dân tộc.

* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đám Đông Thầm Lặng (2)

Và nếu như ở Việt nam hiện nay có nhiều phụ nữ như chị Bùi Thị Minh Hằng, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, v.v…thì chắc còn lâu Đảng Cộng Sản Việt Nam mới còn dịp nắm toàn quyền sinh sát.
Thật ra nếu nói người Việt Nam chưa bao giờ dám xuống đường biểu tình để đòi chính phủ thực thi những quyền hạn tự do, dân chủ thì cũng không hẳn chính xác cho lắm. Vì trên thực tế, vào ngày này năm ngoái, đã có hàng ngàn người Việt từ già đến trẻ xuống đường biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội. Và tuy mục tiêu chính của những buổi xuống đường này là để chống đối sự tham lam quá độ của Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng chúng ta ai cũng có thể đồng ý rằng những buổi xuống đường ấy là một cách gián tiếp mà người dân muốn phản đối các chính sách của nhà cầm quyền Hà Nội.

Dĩ nhiên nếu so với những cuộc biểu tình rầm rộ ở Yangon thì chúng ta không thể nào sánh bằng. Kể cả ở số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên có còn hơn không. Và nếu như ở Việt nam hiện nay có nhiều phụ nữ như chị Bùi Thị Minh Hằng, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, v.v…thì chắc còn lâu Đảng Cộng Sản Việt Nam mới còn dịp nắm toàn quyền sinh sát.

Nhưng mà thôi. Đấy là chuyện ở trong nước. Hôm nay tôi đã bảo là tôi sẽ nói về cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà lị.

Nhìn chung tôi thấy thế này. Đó là ở bất cứ nơi nào có nhiều người Việt cư ngụ cũng có nhiều hội đoàn, đoàn thể được thành lập. Từ các cộng đồng được bầu ra ở địa phương, các cấp tiểu bang hay liên bang như ở Úc, Canada. Cho đến các hội cựu quân nhân, hội giúp người nghèo, nhà thờ, chùa, những tổ chức phi chính phủ, bất vụ lợi như VOICE được thành lập để tranh đấu quyền lợi cho những người tỵ nạn. Tất cả đều tạo nên một bức tranh xã hội rất sống động đặc trưng cho một xã hội dân sự lành mạnh nơi mà tất cả mọi người – đám đông thầm lặng – được trực tiếp tham gia vào những hoạt động xã hội hay chính trị mà mình yêu thích.

Chị thích tham gia vào các hoạt động từ thiện xóa đói giảm nghèo? Đó là một điều rất tốt. Anh chỉ mơ được góp công, góp của để tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam? Quả là một việc rất đáng làm. Riêng chúng tôi không thích tham gia vào bất cứ hoạt động nào. Chỉ biết sáng đi làm, tối về nghỉ, cuối tuần ở nhà lo cho vợ, lo cho con? That’s OK too!

Nói tóm lại sự xuất hiện của nhiều hội đoàn, đoàn thể, cá nhân phản ảnh trực tiếp sự suy nghĩ và giá trị của ‘the critical mass’. Đôi lúc nó sẽ ất ồn ào, có nhiều va chạm và nhất là mang đến những tai tiếng không tốt đối với những người luôn thích ‘ăn cơm nhà, vác ngà voi’. Tuy nhiên nếu thiếu nó thì chắc chắn một điều đấy không phải là một xã hội dân sự thật sự nơi mà mọi người đều có thể lên tiếng. Kể cả những tiếng nói phản cảm, đầy ác ý.

Đã sống trong một xã hội dân chủ là phải biết chấp nhận sự chỉ trích. Phải biết là sẽ không bao giờ bạn nhận được sự ủng hộ 100% hay 80% hay thậm chí là 60% từ đa số thầm lặng này. Ngay cả ở những nước dân chủ nhất, văn minh nhất như Úc, Mỹ…chuyện tổng thống hay thủ tướng chỉ thắng được 52% hay 53% phiếu bầu là chuyện thường tình ở huyện. Thắng kiểu hơn 90% hay ‘hoàn toàn nhất trí’ trong các cuộc bầu cử ở Việt Nam mới là có vấn đề.

Vì ai cũng biết chín người, mười ý. Ngoại trừ khi ý ấy không được phép lộ ra.

Đó cũng là lý do tại sao ở hải ngoại trong các cộng đồng người Việt và đối với một số vấn đề trong xã hội nó đều trông có vẻ như hơi bát nháo, có quá nhiều cuộc tranh cãi, ỳ xèo. Y như thời của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.

Nhưng đó là lẽ tất nhiên luôn có mặt trong bất kỳ sinh hoạt dân chủ phôi thai nào. Từ Á Châu sang đến Phi Châu. Phải có những buổi tranh luận nảy lửa đến độ đã có những nhà dân biểu phải thượng cẳng hạ chân tay ngay giữa phòng họp quốc hội, ở Nam Hàn, Đài Loan vào những thập niên trước, thì sau này, sau quá trình thanh lọc tự nhiên, họ mới xây dựng được những nền dân chủ thật sự.

Trở lại với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, có tranh cãi đến đâu thì chúng ta cũng phải công nhận ít nhất ba điều này.

Thứ nhất, số tiền mà cộng đồng người Việt cùng nhau gom góp gửi về Việt Nam để giúp gia đình, giúp những người nghèo khó hàng năm có thể lên đến ít nhất vài trăm triệu đô. Đây là một con số rất lớn và đã giúp được rất nhiều người.

Thứ hai, nếu như không có mặt của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, không có tiếng nói của họ về những vấn đề to lớn của đất nước thì chắc chắn một điều là cộng đồng quốc tế sẽ không thể nào biết rõ để kịp thời can thiệp.  

Và thứ ba, rõ đúng là ‘the critical mass’ ở hải ngoại đã và đang thực hiện những quyền lợi căn bản mà họ phải bỏ nước ra đi mới đạt được. Tôi nghĩ chúng ta không nên xem thường vấn đề này. Vì khác với những người Việt trong nước, chúng ta được nói và sống theo đúng lương tâm của mình. Đây là điều mà chúng ta luôn nên trân trọng. Để nhận thức được rằng chúng ta đã may mắn hơn rất nhiều những người con khác của Việt Nam.

Nói như thế không có nghĩa là ở Việt Nam không có những người dám nói, dám làm. Đôi khi tôi thấy họ còn dám làm, dám nghĩ hơn hẳn chúng ta. Mặc dù họ phải mất hơn rất nhiều. Và phải chịu đựng hơn tất cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng được trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước.

Đó là lý do tại sao tôi rất cảm phục họ. Rất trân trọng họ. Và chỉ ước mong sao trong một ngày gần đây tôi thể làm được một chút gì đó cho tương lai dân tộc.

* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm