Cõi Người Ta

Cô gái thất học và triết gia lãng mạn

"Cô tin là thấy ở tôi một người đàn ông chính trực; cô không lầm. Tôi tin là thấy ở cô một cô gái đa cảm, chất phác và không đỏng đảnh; tôi cũng không lầm. Tôi sống với Thérèse của tôi dễ chịu như với bậc kỳ tài phi thường nhất thiên hạ. "

  Đã từng đề cập đến Jean-Jacques Rousseau thông qua ngòi bút của một nhà tư tưởng hiện đại khác - Richard David Precht (Đức) trong "Scandal của một triết gia", Đọc chậm cuối tuần lại có dịp nhắc đến ông bởi sự ra đời một tác phẩm đồ sộ. "Những lời bộc bạch" vừa ra mắt tại Việt Nam được viết bởi chính ông lúc cuối đời, như một lời trần tình về bản thân với công chúng và hậu thế.

Rousseau là một trong những vĩ nhân có xuất thân "dưới đáy" nhưng sau này đã vượt lên để trở thành người khổng lồ của nhân loại - một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến phong trào Khai sáng, cuộc cách mạng Pháp cũng như chủ nghĩa Lãng mạn. Cậu bé ốm yếu và đa cảm, mồ côi mẹ từ nhỏ, sinh ra trong một gia đình chữa đồng hồ lang bạt - đã dành cả cuộc đời mình tìm kiếm và xây dựng một con người lý tưởng trong xã hội mà ông nhìn thấy có quá nhiều bất công.

Nghiệm chứng từ chính bản thân mình trong mối tương quan với cộng đồng, các tác phẩm trong cuộc đời Rosseau tập trung ở 2 công trình lớn: xây dựng các "Khế ước xã hội" và xây dựng con người mới - "Émile hay là về giáo dục" (Tại Nhật, người ta bắt buộc tất cả giáo viên mầm non phải đọc một số chương trong cuốn sách này trước khi bước vào nghề).

Không chỉ tìm cách cải thiện cấu trúc xã hội bằng cách đưa ra các ý tưởng về khế ước, ông còn nhìn sâu và đấu tranh với cái xấu ngay trong chính bản thân mình. Dù nhiều người xem ông là cực đoan và kì dị, Rousseau chắc chắn là một trong những triết gia liêm khiết nhất, tự trọng nhất, thành thực nhất - người đã lấy cuộc đời mình chứng minh cho những quan niệm mà ông theo đuổi.

Là một triết gia của thế kỉ 18, nhưng Rosseau có một tầm nhìn rất xa vượt qua thời đại của mình: ông dùng lý trí để phê phán cách sử dụng lý tính tuyệt đối, ông tôn trọng con người thuần chất, tôn trọng cảm xúc và lưu ý về việc giữ gìn cảm xúc, ông cảnh báo về sự xa rời của con người với tự nhiên, ông là người đầu tiên đem lại phẩm chất cao quý cho từ "dân chúng"...

Tất cả những điều đó đã làm nên một Rosseau hiện đại ngay cả trong thế kỉ 21. Tư tưởng của ông còn được coi là gần gũi với những người yêu chủ nghĩa lãng mạn, những người hippie, những người yêu hòa bình, những người bảo vệ môi trường và những người yêu thích văn hóa đại chúng.

Ảnh 1: Giáo sư/dịch giả Lê Hồng Sâm từng được nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp (2003) và giải thưởng “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” của quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh (2008).

Trong cuộc tọa đàm về "Những lời bộc bạch" diễn ra cuối tháng 9/2012 tại Hà Nội, dịch giả Lê Hồng Sâm đã "đính chính" một tư tưởng hay bị hiểm nhầm nhất của Rousseau. Trong khi một số tài liệu cho rằng Rousseau không tin vào tác dụng của khoa học và nghệ thuật với con người, thì dịch giả cho hay ông chỉ không tin vào khoa học và nghệ thuật ngay tại xã hội hiện thời ông đang sống. Ông cho rằng cạnh tranh xã hội làm con người xấu xa đi. Nhưng bởi là một người trưởng thành nhờ tự học, Rousseau cũng thông báo "nếu như con người có tiềm năng để trở nên xấu xa, thì cũng chính con người cũng có thể trở nên tốt đẹp". Ông phân biệt con người với các loài động vật bằng "khả năng tự hoàn thiện" của con người.

Rousseau có một trái tim hiền hòa, một trí óc nhạy cảm và nhiều tình yêu thương. Ông cũng đòi hỏi và kì vọng ở những con người khác trong xã hội một cung cách xử sự, một tấm chân tình tương tự; nhưng ông thường xuyên thất vọng. Trong cả cuộc đời mình, ít khi ông tìm thấy niềm an ủi nơi người khác. Thérèse là một trong vài ngoại lệ.

Không phải là một người phụ nữ thông tuệ, nhưng tính tình khiêm nhường, chất phác và dịu dàng của cô khiến cho quãng thời gian bên Thérèse trở thành hồi ức hạnh phúc trong cuộc đời nhà triết học Khai sáng và lãng mạn - J.J. Rousseau

Ảnh 2: Nhà triết học Khai sáng và lãng mạn - J.J. Rousseau

 

Trích đoạn thuộc về cuốn sách "Những lời bộc bạch" của J.J. Rousseau (NXB Tri thức), do dịch giả Lê Hồng Sâm dịch từ tiếng Pháp.

 

 

*Viết về việc học

 

Chúng tôi thường ăn sáng bằng cà phê sữa. Đó là thời gian trong gày mà chung tôi được yên tĩnh nhất, mà chúng tôi trò chuyện thoải mái nhất. Những buổi này thường kéo khá dài, kkhiến cho tôi vẫn còn rất thích các bữa sáng; và tôi vô cùng ưa tập quán của Anh và Thụy Sĩ, tại đó bữa sáng là một bữa ăn thực sự, tập hợp tất cả mọi người, hơn là tập quán của Pháp, nơi mỗi người ăn sáng một mình trong phòng riêng, hoặc thường xuyên hơn cả là không hề ăn sáng.

Sau một hai giờ trò chuyện, tôi đến với sách vở cho đến bữa ăn trưa. Tôi bắt đầu bằng một cuốn sách triết học nào đó, như Logic của Port-Royal, Tiểu luận của Locke, Malebranche, Leibnitz, Descartes, v.v..Chẳng bao lâu sau tôi nhận thấy tất cả các tác gia đó hầu như mâu thuẫn với nhau triền miên, và tôi xây dựng kế hoạch hão huyền là hòa hợp họ, cái kế hoạch khiến tôi rất mệt mỏi và mất nhiều thì giờ. Đầu óc tôi rối loạn và tôi chẳng tiến lên được.

Cuối cùng, từ bỏ phương pháp đó, tôi theo một phương pháp khác vô cùng tốt hơn, và tôi quy cho phương pháp này tất cả sự tiến bộ mà tôi có thể đạt được; mặc dù thiếu khả năng; vì chắc chắn rằng tôi luôn có rất ít khả năng để học tập.

Trong khi đọc mỗi tác gia, tôi đặt thành luật cho mình phải tán thành và đi theo mọi ý tưởng của tác gia đó, không xen ý tưởng của mình hay của một tác gia khác vào, và không bao giờ tranh cãi với ông ta.

Tôi tự nhủ: "Hãy khởi đầu bằng việc tạo cho mình một kho ý tưởng, đúng hay sai, nhưng rõ ràng, trong khi chờ đợi đầu óc mình chứa được nhiều ý tưởng đủ để có thể so sánh và chọn lọc".

Phương pháp này không khỏi bất tiện, tôi biết như vậy, nhưng nó giúp tôi thành công trong mục tiêu trau dồi học thức. Sau vài năm chỉ tư duy thật đúng theo người khác, có thể nói là không ngẫm nghĩ và hầu như không suy lý, tôi thấy mình có một vốn thu hoạch đủ lớn để tự túc được, và tư duy không cần sự giúp đỡ của người khác.

Thế là, khi các chuyến đi và công việc khiến tôi không có phương tiện tham khảo sách vở, tôi giải trí bằng cách ôn lại và đối chiếu những gì mình đã đọc, bằng cách cân nhắc mỗi điều trên cán cân lý trí, và đôi khi xét đoán các bậc thầy của mình. Tuy bắt đầu muộn việc sử dụng năng lực phán đoán, song tôi thấy năng lực ấy không bị mất đi khí lực, và khi tôi công bố những ý tưởng của riêng tôi, mọi người đã không kết tội tôi là một đồ đệ nô lệ, nhất nhất chỉ theo lời thầy.

 

*Viết về Thérèse

 

Lần đầu tiên thấy cô gái này xuất hiện tại bàn ăn, tôi ngạc nhiên vì tư thái khiêm nhường của cô, và xúc động hơn nữa vì ánh mắt linh hoạt và dịu dàng, với tôi chẳng bao giờ có ánh mắt nào sánh được. Khách ăn, ngoài ông De Bonnefond, gồm nhiều tu sĩ người Irlande, Gascogne, và những người khác cùng kiểu như vậy. Bản thân bà chủ nhà đã từng lâu năm dập dìu ong bướm; ở đó chỉ có một mình tôi nói năng và cư xử đứng đắn.

Mọi người trêu ghẹo cô bé; tôi bênh vực cô. Lập tức những lời châm chọc rơi vào tôi. Cho dù tôi không có một mối ưa thích tự nhiên nào đối với cô gái tội ghiệp, thì niềm thương cảm, sự phản đối có lẽ cũng khiến tôi ưa thích cô. Tôi luôn yêu mến sự lương thiện trong thái độ và trong lời lẽ, nhất là ở nữ giới. Tôi đường hoàng trở thành người bảo hộ cô. Tôi thấy cô cảm động trước sự chăm sóc của tôi, và ánh mắt cô, phấn khích vì lòng biết ơn mà cô không dám nói ra miệng, chỉ càng thấm thía hơn vì thế.

Cô rất rụt rè, tôi cũng vậy. Tuy nhiêm mối quan hệ mà tâm tính chung này dường như đẩy ra xa lại càng hình thành nhanh chóng. Bà chủ nhà, nhận thấy chuyện đó, trở nên giận dữ, và những sự thô bạo của bà lại khiến chuyện của tôi tiến triển hơn với cô, do chỉ có mình tôi là chỗ dựa trong nhà, nên cô buồn khổ nhìn tôi ra phố và thở dài khi người che chở mình quay về.

Sự tương ứng giữa con tim chúng tôi, sự trùng hợp về tâm tính chúng tôi chẳng bao lâu có hiệu quả bình thường của nó. Cô tin là thấy ở tôi một người đàn ông chính trực; cô không lầm. Tôi tin là thấy ở cô một cô gái đa cảm, chất phác và không đỏng đảnh; tôi cũng không lầm. Tôi tuyên bố trước với cô rằng tôi sẽ không bao giờ bỏ mặc cũng không bao giờ lấy cô. Tình yêu, niềm quý trọng, sự thành thực chân chất là trợ thủ cho thắng lợi của tôi; và bởi cô giàu lòng yêu thương và lương thiện nên tôi chẳng dạn dĩ tán tỉnh mà lại được hạnh phúc.

Thoạt tiên tôi chỉ có ý định để mình vui chơi. Tôi thấy mình đã làm nhiều hơn, và đã để mình có một bạn gái. Quen thuộc hơn một chút với cô gái rất tốt này, suy nghĩ hơn một chút về tình thế của mình, tôi cảm nhận rằng trong khi chỉ nghĩ đến thú vui, thì tôi đã làm rất nhiều cho hạnh phúc của tôi. Thay vào chỗ tham vọng đã tắt, tôi cần một tình cảm sống động làm đầy trái tim tôi.

Khi tôi hoàn toàn đơn độc, lòng tôi trống trải nhưng để làm đầy nó chỉ cần một tấm lòng. Tôi tìm thấy ở Thérèse sự thay thế mà tôi cần; nhờ cô tôi sống hạnh phúc nhiều hết mức có thể, tùy theo tiến trình của các biến cố.

Bên cạnh những người mà ta yêu, tình cảm nuôi dưỡng trí não cũng như con tim, và ta ít cần tìm kiếm ý tưởng ở nơi khác. Tôi sống với Thérèse của tôi dễ chịu như với bậc kỳ tài phi thường nhất thiên hạ. Mẹ cô, tự hào vì trước kia được nuôi dạy bên nữ hầu tước De Monpipeau, làm ra vẻ có đầu óc văn chương, muốn chỉ huy đầu óc cô, và sự xảo quyệt của bà làm hỏng tính giản dị chất phác trong mối giao tiếp giữa chúng tôi. Do chán ngán sự quấy rầy này, tôi khắc phục được đôi chút nỗi xấu hổ ngu dại không dám xuất hiện công khai cùng Thérèse, và chúng tôi có những cuộc đi dạo riêng với nhau nơi đồng nội và những bữa nhẹ giữa chiều tuyệt vời đối với tôi.

Tôi thấy cô yêu tôi chân thành, và điều này làm tăng thêm tình thương mến nơi tôi. Tình trạng thân mật êm dịu này thay thế tất cả đối với tôi; tương lai không quan hệ đến tôi nữa, hoặc chỉ quan hệ đến tôi như là hiện tại kéo dài: tôi chỉ mong muốn làm cho nó được vững bền.

 

* Về công chúng và sự riêng tư

 

Thành công của những văn phẩm đầu tiên đã khiến tôi hợp thời thượng. Cảnh huống tôi đã chọn kích thích lòng hiếu kỳ; mọi người muốn biết cái con người kỳ quái chẳng cầu thân ai, chẳng quan tâm đến cái gì ngoài việc sống tự do và hạnh phúc theo cách của mình: thế là đủ để người đó không sao sống như vậy được. Căn phòng tôi ở không ngớt những người viện ra nhiều cớ khác nhau để chiếm lấy thì giờ của tôi.

Phụ nữ dùng trăm phương ngàn kế để có được tôi trong bữa ăn tối. Tôi càng cộc cằn với mọi người, thì họ càng gan lì. Tôi chẳng thể khước từ toàn thiên hạ. Do từ chối mà chuốc cho mình muôn kẻ thù, đồng thời tôi lại không ngừng bị chi phối vì dễ dãi, và dẫu làm cách nào, tôi cũng không có được mỗi ngày một giờ cho riêng mình.

Khi đó tôi cảm thấy nghèo và độc lập không phải bao giờ cũng dễ dàng như ta tưởng tượng. Tôi muốn sống bằng nghề của mình, công chúng không muốn thế. Họ nghĩ ra muôn ngàn kế nho nhỏ đề đền bù khoảng thời gian họ làm tôi bị mất. Chẳng mấy chốc khéo mà tôi phải phô mình như Polichinelle để được trả chừng này mỗi người. Tôi không biết tình trạng lệ thuộc nào nhục nhã hơn và tàn ác hơn tình trạng này. Tôi chỉ thấy phương cứu chữa là từ chối mọi tặng phẩm lớn nhỏ và không có ngoại lệ cho bất kì ai.

Tất cả chuyện này chỉ thu hút thêm người hiến tặng, họ muốn có niềm vinh quang thắng được sự kháng cự của tôi, và buộc tôi phải mang ơn họ bất chấp ý muốn của tôi. Như cái người có lẽ chẳng cho tôi một đồng écu, nếu tôi hỏi xin, lại cứ quấy rầy tôi không ngừng để biếu để tặng, và, nhằm trả thù vì bị cự tuyệt, chê trách sự từ chối của tôi là ngạo mạn và phô trương.

 

* Vẻ đẹp của thôn quê

 

Mặc dù trời lạnh, thậm chí hãy còn tuyết, song đất đai bắt đầu sinh trưởng; ta nhìn thấy hoa đổng thảo và anh thảo; các mầm cây bắt đầu nhú, và chính đêm tôi đến được đánh dấu bằng tiếng ca đầu tiên của chim họa mi, văng vẳng gần như bên cửa sổ, trong khu rừng nhỏ liền kề ngôi nhà.

Sau giấc ngủ không say, tỉnh dậy quên mất việc di dời, tôi ngỡ mình vẫn đang ở phố Genelle, thì đột nhiên tiếng hót ấy khiến tôi rùng mình và tôi reo lên phấn khích: "Cuối cùng mọi ước nguyện của ta đều được chuẩn nhận!".

Mối quan tâm đầu tiên của tôi là thả mình theo ấn tượng của ngoại vật thôn dã bao quanh tôi. Càng xem xét nơi ẩn cư xinh đẹp, tôi càng cảm thấy nó hợp với mình. Nơi chốn hẻo lánh hơn là hoang dã ấy đưa tôi đến tận cùng thế giới bằng tâm tưởng. Nó có những vẻ đẹp nao lòng ít thấy gần thành phố, và khi được chuyển thẳng một lèo đến đó, chẳng bao giờ ta có thể tin mình chỉ cách Paris bốn dặm đường.

 

Vân Sam

 

(*) Tiêu đề phụ do người viết đặt

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cô gái thất học và triết gia lãng mạn

"Cô tin là thấy ở tôi một người đàn ông chính trực; cô không lầm. Tôi tin là thấy ở cô một cô gái đa cảm, chất phác và không đỏng đảnh; tôi cũng không lầm. Tôi sống với Thérèse của tôi dễ chịu như với bậc kỳ tài phi thường nhất thiên hạ. "

  Đã từng đề cập đến Jean-Jacques Rousseau thông qua ngòi bút của một nhà tư tưởng hiện đại khác - Richard David Precht (Đức) trong "Scandal của một triết gia", Đọc chậm cuối tuần lại có dịp nhắc đến ông bởi sự ra đời một tác phẩm đồ sộ. "Những lời bộc bạch" vừa ra mắt tại Việt Nam được viết bởi chính ông lúc cuối đời, như một lời trần tình về bản thân với công chúng và hậu thế.

Rousseau là một trong những vĩ nhân có xuất thân "dưới đáy" nhưng sau này đã vượt lên để trở thành người khổng lồ của nhân loại - một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến phong trào Khai sáng, cuộc cách mạng Pháp cũng như chủ nghĩa Lãng mạn. Cậu bé ốm yếu và đa cảm, mồ côi mẹ từ nhỏ, sinh ra trong một gia đình chữa đồng hồ lang bạt - đã dành cả cuộc đời mình tìm kiếm và xây dựng một con người lý tưởng trong xã hội mà ông nhìn thấy có quá nhiều bất công.

Nghiệm chứng từ chính bản thân mình trong mối tương quan với cộng đồng, các tác phẩm trong cuộc đời Rosseau tập trung ở 2 công trình lớn: xây dựng các "Khế ước xã hội" và xây dựng con người mới - "Émile hay là về giáo dục" (Tại Nhật, người ta bắt buộc tất cả giáo viên mầm non phải đọc một số chương trong cuốn sách này trước khi bước vào nghề).

Không chỉ tìm cách cải thiện cấu trúc xã hội bằng cách đưa ra các ý tưởng về khế ước, ông còn nhìn sâu và đấu tranh với cái xấu ngay trong chính bản thân mình. Dù nhiều người xem ông là cực đoan và kì dị, Rousseau chắc chắn là một trong những triết gia liêm khiết nhất, tự trọng nhất, thành thực nhất - người đã lấy cuộc đời mình chứng minh cho những quan niệm mà ông theo đuổi.

Là một triết gia của thế kỉ 18, nhưng Rosseau có một tầm nhìn rất xa vượt qua thời đại của mình: ông dùng lý trí để phê phán cách sử dụng lý tính tuyệt đối, ông tôn trọng con người thuần chất, tôn trọng cảm xúc và lưu ý về việc giữ gìn cảm xúc, ông cảnh báo về sự xa rời của con người với tự nhiên, ông là người đầu tiên đem lại phẩm chất cao quý cho từ "dân chúng"...

Tất cả những điều đó đã làm nên một Rosseau hiện đại ngay cả trong thế kỉ 21. Tư tưởng của ông còn được coi là gần gũi với những người yêu chủ nghĩa lãng mạn, những người hippie, những người yêu hòa bình, những người bảo vệ môi trường và những người yêu thích văn hóa đại chúng.

Ảnh 1: Giáo sư/dịch giả Lê Hồng Sâm từng được nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp (2003) và giải thưởng “Tinh hoa Giáo dục Quốc tế” của quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh (2008).

Trong cuộc tọa đàm về "Những lời bộc bạch" diễn ra cuối tháng 9/2012 tại Hà Nội, dịch giả Lê Hồng Sâm đã "đính chính" một tư tưởng hay bị hiểm nhầm nhất của Rousseau. Trong khi một số tài liệu cho rằng Rousseau không tin vào tác dụng của khoa học và nghệ thuật với con người, thì dịch giả cho hay ông chỉ không tin vào khoa học và nghệ thuật ngay tại xã hội hiện thời ông đang sống. Ông cho rằng cạnh tranh xã hội làm con người xấu xa đi. Nhưng bởi là một người trưởng thành nhờ tự học, Rousseau cũng thông báo "nếu như con người có tiềm năng để trở nên xấu xa, thì cũng chính con người cũng có thể trở nên tốt đẹp". Ông phân biệt con người với các loài động vật bằng "khả năng tự hoàn thiện" của con người.

Rousseau có một trái tim hiền hòa, một trí óc nhạy cảm và nhiều tình yêu thương. Ông cũng đòi hỏi và kì vọng ở những con người khác trong xã hội một cung cách xử sự, một tấm chân tình tương tự; nhưng ông thường xuyên thất vọng. Trong cả cuộc đời mình, ít khi ông tìm thấy niềm an ủi nơi người khác. Thérèse là một trong vài ngoại lệ.

Không phải là một người phụ nữ thông tuệ, nhưng tính tình khiêm nhường, chất phác và dịu dàng của cô khiến cho quãng thời gian bên Thérèse trở thành hồi ức hạnh phúc trong cuộc đời nhà triết học Khai sáng và lãng mạn - J.J. Rousseau

Ảnh 2: Nhà triết học Khai sáng và lãng mạn - J.J. Rousseau

 

Trích đoạn thuộc về cuốn sách "Những lời bộc bạch" của J.J. Rousseau (NXB Tri thức), do dịch giả Lê Hồng Sâm dịch từ tiếng Pháp.

 

 

*Viết về việc học

 

Chúng tôi thường ăn sáng bằng cà phê sữa. Đó là thời gian trong gày mà chung tôi được yên tĩnh nhất, mà chúng tôi trò chuyện thoải mái nhất. Những buổi này thường kéo khá dài, kkhiến cho tôi vẫn còn rất thích các bữa sáng; và tôi vô cùng ưa tập quán của Anh và Thụy Sĩ, tại đó bữa sáng là một bữa ăn thực sự, tập hợp tất cả mọi người, hơn là tập quán của Pháp, nơi mỗi người ăn sáng một mình trong phòng riêng, hoặc thường xuyên hơn cả là không hề ăn sáng.

Sau một hai giờ trò chuyện, tôi đến với sách vở cho đến bữa ăn trưa. Tôi bắt đầu bằng một cuốn sách triết học nào đó, như Logic của Port-Royal, Tiểu luận của Locke, Malebranche, Leibnitz, Descartes, v.v..Chẳng bao lâu sau tôi nhận thấy tất cả các tác gia đó hầu như mâu thuẫn với nhau triền miên, và tôi xây dựng kế hoạch hão huyền là hòa hợp họ, cái kế hoạch khiến tôi rất mệt mỏi và mất nhiều thì giờ. Đầu óc tôi rối loạn và tôi chẳng tiến lên được.

Cuối cùng, từ bỏ phương pháp đó, tôi theo một phương pháp khác vô cùng tốt hơn, và tôi quy cho phương pháp này tất cả sự tiến bộ mà tôi có thể đạt được; mặc dù thiếu khả năng; vì chắc chắn rằng tôi luôn có rất ít khả năng để học tập.

Trong khi đọc mỗi tác gia, tôi đặt thành luật cho mình phải tán thành và đi theo mọi ý tưởng của tác gia đó, không xen ý tưởng của mình hay của một tác gia khác vào, và không bao giờ tranh cãi với ông ta.

Tôi tự nhủ: "Hãy khởi đầu bằng việc tạo cho mình một kho ý tưởng, đúng hay sai, nhưng rõ ràng, trong khi chờ đợi đầu óc mình chứa được nhiều ý tưởng đủ để có thể so sánh và chọn lọc".

Phương pháp này không khỏi bất tiện, tôi biết như vậy, nhưng nó giúp tôi thành công trong mục tiêu trau dồi học thức. Sau vài năm chỉ tư duy thật đúng theo người khác, có thể nói là không ngẫm nghĩ và hầu như không suy lý, tôi thấy mình có một vốn thu hoạch đủ lớn để tự túc được, và tư duy không cần sự giúp đỡ của người khác.

Thế là, khi các chuyến đi và công việc khiến tôi không có phương tiện tham khảo sách vở, tôi giải trí bằng cách ôn lại và đối chiếu những gì mình đã đọc, bằng cách cân nhắc mỗi điều trên cán cân lý trí, và đôi khi xét đoán các bậc thầy của mình. Tuy bắt đầu muộn việc sử dụng năng lực phán đoán, song tôi thấy năng lực ấy không bị mất đi khí lực, và khi tôi công bố những ý tưởng của riêng tôi, mọi người đã không kết tội tôi là một đồ đệ nô lệ, nhất nhất chỉ theo lời thầy.

 

*Viết về Thérèse

 

Lần đầu tiên thấy cô gái này xuất hiện tại bàn ăn, tôi ngạc nhiên vì tư thái khiêm nhường của cô, và xúc động hơn nữa vì ánh mắt linh hoạt và dịu dàng, với tôi chẳng bao giờ có ánh mắt nào sánh được. Khách ăn, ngoài ông De Bonnefond, gồm nhiều tu sĩ người Irlande, Gascogne, và những người khác cùng kiểu như vậy. Bản thân bà chủ nhà đã từng lâu năm dập dìu ong bướm; ở đó chỉ có một mình tôi nói năng và cư xử đứng đắn.

Mọi người trêu ghẹo cô bé; tôi bênh vực cô. Lập tức những lời châm chọc rơi vào tôi. Cho dù tôi không có một mối ưa thích tự nhiên nào đối với cô gái tội ghiệp, thì niềm thương cảm, sự phản đối có lẽ cũng khiến tôi ưa thích cô. Tôi luôn yêu mến sự lương thiện trong thái độ và trong lời lẽ, nhất là ở nữ giới. Tôi đường hoàng trở thành người bảo hộ cô. Tôi thấy cô cảm động trước sự chăm sóc của tôi, và ánh mắt cô, phấn khích vì lòng biết ơn mà cô không dám nói ra miệng, chỉ càng thấm thía hơn vì thế.

Cô rất rụt rè, tôi cũng vậy. Tuy nhiêm mối quan hệ mà tâm tính chung này dường như đẩy ra xa lại càng hình thành nhanh chóng. Bà chủ nhà, nhận thấy chuyện đó, trở nên giận dữ, và những sự thô bạo của bà lại khiến chuyện của tôi tiến triển hơn với cô, do chỉ có mình tôi là chỗ dựa trong nhà, nên cô buồn khổ nhìn tôi ra phố và thở dài khi người che chở mình quay về.

Sự tương ứng giữa con tim chúng tôi, sự trùng hợp về tâm tính chúng tôi chẳng bao lâu có hiệu quả bình thường của nó. Cô tin là thấy ở tôi một người đàn ông chính trực; cô không lầm. Tôi tin là thấy ở cô một cô gái đa cảm, chất phác và không đỏng đảnh; tôi cũng không lầm. Tôi tuyên bố trước với cô rằng tôi sẽ không bao giờ bỏ mặc cũng không bao giờ lấy cô. Tình yêu, niềm quý trọng, sự thành thực chân chất là trợ thủ cho thắng lợi của tôi; và bởi cô giàu lòng yêu thương và lương thiện nên tôi chẳng dạn dĩ tán tỉnh mà lại được hạnh phúc.

Thoạt tiên tôi chỉ có ý định để mình vui chơi. Tôi thấy mình đã làm nhiều hơn, và đã để mình có một bạn gái. Quen thuộc hơn một chút với cô gái rất tốt này, suy nghĩ hơn một chút về tình thế của mình, tôi cảm nhận rằng trong khi chỉ nghĩ đến thú vui, thì tôi đã làm rất nhiều cho hạnh phúc của tôi. Thay vào chỗ tham vọng đã tắt, tôi cần một tình cảm sống động làm đầy trái tim tôi.

Khi tôi hoàn toàn đơn độc, lòng tôi trống trải nhưng để làm đầy nó chỉ cần một tấm lòng. Tôi tìm thấy ở Thérèse sự thay thế mà tôi cần; nhờ cô tôi sống hạnh phúc nhiều hết mức có thể, tùy theo tiến trình của các biến cố.

Bên cạnh những người mà ta yêu, tình cảm nuôi dưỡng trí não cũng như con tim, và ta ít cần tìm kiếm ý tưởng ở nơi khác. Tôi sống với Thérèse của tôi dễ chịu như với bậc kỳ tài phi thường nhất thiên hạ. Mẹ cô, tự hào vì trước kia được nuôi dạy bên nữ hầu tước De Monpipeau, làm ra vẻ có đầu óc văn chương, muốn chỉ huy đầu óc cô, và sự xảo quyệt của bà làm hỏng tính giản dị chất phác trong mối giao tiếp giữa chúng tôi. Do chán ngán sự quấy rầy này, tôi khắc phục được đôi chút nỗi xấu hổ ngu dại không dám xuất hiện công khai cùng Thérèse, và chúng tôi có những cuộc đi dạo riêng với nhau nơi đồng nội và những bữa nhẹ giữa chiều tuyệt vời đối với tôi.

Tôi thấy cô yêu tôi chân thành, và điều này làm tăng thêm tình thương mến nơi tôi. Tình trạng thân mật êm dịu này thay thế tất cả đối với tôi; tương lai không quan hệ đến tôi nữa, hoặc chỉ quan hệ đến tôi như là hiện tại kéo dài: tôi chỉ mong muốn làm cho nó được vững bền.

 

* Về công chúng và sự riêng tư

 

Thành công của những văn phẩm đầu tiên đã khiến tôi hợp thời thượng. Cảnh huống tôi đã chọn kích thích lòng hiếu kỳ; mọi người muốn biết cái con người kỳ quái chẳng cầu thân ai, chẳng quan tâm đến cái gì ngoài việc sống tự do và hạnh phúc theo cách của mình: thế là đủ để người đó không sao sống như vậy được. Căn phòng tôi ở không ngớt những người viện ra nhiều cớ khác nhau để chiếm lấy thì giờ của tôi.

Phụ nữ dùng trăm phương ngàn kế để có được tôi trong bữa ăn tối. Tôi càng cộc cằn với mọi người, thì họ càng gan lì. Tôi chẳng thể khước từ toàn thiên hạ. Do từ chối mà chuốc cho mình muôn kẻ thù, đồng thời tôi lại không ngừng bị chi phối vì dễ dãi, và dẫu làm cách nào, tôi cũng không có được mỗi ngày một giờ cho riêng mình.

Khi đó tôi cảm thấy nghèo và độc lập không phải bao giờ cũng dễ dàng như ta tưởng tượng. Tôi muốn sống bằng nghề của mình, công chúng không muốn thế. Họ nghĩ ra muôn ngàn kế nho nhỏ đề đền bù khoảng thời gian họ làm tôi bị mất. Chẳng mấy chốc khéo mà tôi phải phô mình như Polichinelle để được trả chừng này mỗi người. Tôi không biết tình trạng lệ thuộc nào nhục nhã hơn và tàn ác hơn tình trạng này. Tôi chỉ thấy phương cứu chữa là từ chối mọi tặng phẩm lớn nhỏ và không có ngoại lệ cho bất kì ai.

Tất cả chuyện này chỉ thu hút thêm người hiến tặng, họ muốn có niềm vinh quang thắng được sự kháng cự của tôi, và buộc tôi phải mang ơn họ bất chấp ý muốn của tôi. Như cái người có lẽ chẳng cho tôi một đồng écu, nếu tôi hỏi xin, lại cứ quấy rầy tôi không ngừng để biếu để tặng, và, nhằm trả thù vì bị cự tuyệt, chê trách sự từ chối của tôi là ngạo mạn và phô trương.

 

* Vẻ đẹp của thôn quê

 

Mặc dù trời lạnh, thậm chí hãy còn tuyết, song đất đai bắt đầu sinh trưởng; ta nhìn thấy hoa đổng thảo và anh thảo; các mầm cây bắt đầu nhú, và chính đêm tôi đến được đánh dấu bằng tiếng ca đầu tiên của chim họa mi, văng vẳng gần như bên cửa sổ, trong khu rừng nhỏ liền kề ngôi nhà.

Sau giấc ngủ không say, tỉnh dậy quên mất việc di dời, tôi ngỡ mình vẫn đang ở phố Genelle, thì đột nhiên tiếng hót ấy khiến tôi rùng mình và tôi reo lên phấn khích: "Cuối cùng mọi ước nguyện của ta đều được chuẩn nhận!".

Mối quan tâm đầu tiên của tôi là thả mình theo ấn tượng của ngoại vật thôn dã bao quanh tôi. Càng xem xét nơi ẩn cư xinh đẹp, tôi càng cảm thấy nó hợp với mình. Nơi chốn hẻo lánh hơn là hoang dã ấy đưa tôi đến tận cùng thế giới bằng tâm tưởng. Nó có những vẻ đẹp nao lòng ít thấy gần thành phố, và khi được chuyển thẳng một lèo đến đó, chẳng bao giờ ta có thể tin mình chỉ cách Paris bốn dặm đường.

 

Vân Sam

 

(*) Tiêu đề phụ do người viết đặt

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm