Cõi Người Ta

Càng già càng dẻo càng dai...

Càng dai? Nghi lắm! Chẳng qua là để an ủi cõi lòng thôi. Càng già càng xơ cứng, càng mỏi gối chồn chân … thì có. Thế nhưng “gừng càng già càng cay” thì đúng. Cay lắm!


… Càng dai? Nghi lắm! Chẳng qua là để an ủi cõi lòng thôi. Càng già càng xơ cứng, càng mỏi gối chồn chân … thì có. Thế nhưng “gừng càng già càng cay” thì đúng. Cay lắm! Và đó là lý do tại sao những người có tuổi ham tập thể dục, dưỡng sinh, khí công, tài chí, thiền, yoga… trong lúc các bạn trẻ còn đang mãi mê ngồi quán café phì phà thuốc lá, hoặc dô dô 100% ở các quán nhậu đợi cho tới khi thấp khớp, sưng chân, bụng phệ, tiểu đường… rồi tập cũng chưa muộn! Một anh bạn ở Mỹ về chơi nói bên đó bây giờ người sồn sồn như mình đa số mắc bệnh “3 cao 1 thấp”!
Tôi ngạc nhiên:
- 3 cao 1 thấp là bệnh gì?
- 3 cao là cao máu (tăng huyết áp), cao đường (tiểu đường) và cao mỡ (thừa chất béo).
- Còn 1 thấp?
- 1 thấp là “Thấp khớp”!
- Thì ra là vậy!
Nửa thế kỷ trước, lứa chúng tôi nhiều người mê cuốn “Bắp thịt trước đã” của Phạm Văn Tươi, hướng dẫn tập thể hình để được như… Lý Đức bây giờ. Vậy là mỗi cậu mua một tấm gương lớn, tự chế mấy cái tạ bằng xi măng, hì hà hì hục tập. Mỗi sáng mỗi chiều đứng trước gương, gồng tay, gồng bụng coi nổi mấy cục. Thỉnh thỏang lấy thước dây đo vòng đùi vòng cánh tay rồi còn so đứa này với đứa khác. Tôi cũng mua gương, làm tạ, tập được mấy hôm rồi bỏ! Đâu có dễ! Lý Đức bây giờ phải có ý chí ghê lắm, rèn luyện ghê lắm, rồi còn phải ăn mỗi ngày mấy chục quả trứng gà, vài ký lô thịt bò, ức gà… chớ đâu phải chuyện chơi! Dù sao thì cái thông điệp “bắp thịt trước đã” vẫn hòan toàn có lý! Cơ bắp là bộ phận rất quan trọng của thân thể ta. Không có nó, không có sự co duỗi của nó, ta không thể nhúc nhích được chớ đừng nói tới chuyện nhảy múa ca hát, ỏng ẹo này nọ! Cứ coi mấy cái robot cà giựt cà giựt thì biết! Cơ thể nếu chỉ có khung xương mà không có bắp cơ thì cũng cà giựt, cứng đơ như thế. Co duỗi cơ tốn rất nhiều năng lượng. Một người bình thường chỉ cần khỏang 1500 calo để họat động, để sinh tồn, thì khi chơi thể thao- đá banh, tennis chẳng hạn- có thể phải cần đến 6000 calo hoặc hơn! Cơ bắp tiêu thụ oxy rất mạnh để sinh năng lượng đáp ứng nhu cầu. Chính vì thế khi cơ bắp vận động nhiều ta dễ bị vọp bẻ ( chuột rút). Khi chạy đua, người ta nín thở thì sau đó phải thờ bù, phì phò phì phào để trả “nợ oxy”! Nếu biết cách giữ hơi thở điều hòa thì ta ít bị mệt khi cơ bắp họat động mạnh. Khi Đòan Dự và Kiều Phong chạy đua, Kiều Phong là tay khinh công số một, còn Đòan Dư chẳng biết chút võ công nào nhưng chạy không hề thua kém khiến Kiều Phong rất khâm phục. Hỏi, Đòan Dự đáp tại hạ có biết khinh công gì đâu, chẳng qua vừa chạy vừa… thở ! Nhiều bạn trẻ ngạc nhiên thấy các cụ già tập dưỡng sinh sao mà từng động tác chậm chạp như rùa bò chịu không nổi! Thực ra, các cụ không tập thuần cơ bắp như người trẻ mà gắn vận động cơ bắp với hơi thở. Hơi thở càng “êm, chậm, sâu, đều” thì động tác càng nhẹ nhàng, khinh khoái. Đó là cách luyện thân và luyện tâm cùng lúc, phù hợp với người cao tuổi. Các phương pháp yoga, khí công, tài chí, dưỡng sinh… đều dạy phải làm sao cho thân tâm nhất như, nghĩa là hòa hợp.
Các thiền sư chủ yếu luyện tâm cũng không quên tập thể lực. Có lần tôi đến thăm một vị thiền sư, thấy ngài có đôi tạ tập thể dục hàng ngày, không kể vài giờ đi bộ quanh chân núi, nên dù tuổi đã cao, ngài vẫn khỏe, tráng kiện, thư thái. Vận động thể lực bằng bất cứ phương pháp nào cũng tốt cả. Chọn phương pháp nào là tùy sở thích, tùy cơ địa của ta, nhưng nguyên tắc chung là phải tập… từ từ và đều đều. Không gấp gáp được, không “nhảy vọt” được! Nhà thơ Trụ Vũ – nhà thư pháp nổi tiếng- hơn tám mươi tuổi, mỗi sáng đều chạy bộ vài tiếng đồng hồ. Chạy xong về đến nơi thì…thơ túa ra, ông phải viết rất nhanh mới kịp. Ông xuất bản hằng chục tập thơ nhờ những buổi chạy bộ như vậy. Ông nói không biết tại sao phải chạy nó mới ra… thơ! Không có gì lạ cả, chạy bộ cũng như các cách vận động thể lực khác như nhảy múa, khiêu vũ, thái cực quyền… khi đạt đến một mức độ nào đó, não bộ sẽ tiết ra chất endorphine, một thứ “á phiện” nội sinh, giúp ta cảm thấy sảng khoái, lâng lâng, một trạng thái “hỷ lạc” mà các vị thiền sư hay nói đến. Endorphine là một thứ “á phiện” tốt – không độc hại- thứ thuốc sản sinh tự bên trong, làm cho hết mệt mỏi , đau nhức, giúp cơ thể dẻo dai mà không phải lệ thụôc vào các thứ thuốc tự bên ngòai dễ gây phản ứng phụ. Cho nên không phải không có lý khi người ta nói “càng già càng dẻo càng dai” ở những người có luyện tập.
Những người bệnh nằm lâu một chỗ dễ bị teo cơ. Bắp cơ sinh ra là để co duỗi, để hoạt động, không đựơc dùng thì đành phải teo lại. Đời sống hiện tại giúp cơ… teo nhanh hơn. Đứng dậy bật cái TV cũng không đựơc vì đã có cái remote, không lẽ không dùng? Mọi thứ cứ bấm bấm là xong hết! Chẳng trách trẻ con sau này chỉ phát triển ngón tay cái còn người già thì ngày càng béo phệ. Đời sống tĩnh tại, riết rồi các bắp cơ chỗ cần phình thì teo, chỗ cần teo thì phình, nên ta mới có những “quái vật ” như trong các phim giả tưởng!
Tóm lại, ở bất cứ tuổi nào, đừng quên vận động, tập luyện thể lực. Vận động là một hạnh phúc! Thế còn tôi thì sao? Tôi ấp úng thưa rằng hãy nghe những gì tôi nói…
BS.Đỗ Hồng Ngọc
Phung Tran chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Càng già càng dẻo càng dai...

Càng dai? Nghi lắm! Chẳng qua là để an ủi cõi lòng thôi. Càng già càng xơ cứng, càng mỏi gối chồn chân … thì có. Thế nhưng “gừng càng già càng cay” thì đúng. Cay lắm!


… Càng dai? Nghi lắm! Chẳng qua là để an ủi cõi lòng thôi. Càng già càng xơ cứng, càng mỏi gối chồn chân … thì có. Thế nhưng “gừng càng già càng cay” thì đúng. Cay lắm! Và đó là lý do tại sao những người có tuổi ham tập thể dục, dưỡng sinh, khí công, tài chí, thiền, yoga… trong lúc các bạn trẻ còn đang mãi mê ngồi quán café phì phà thuốc lá, hoặc dô dô 100% ở các quán nhậu đợi cho tới khi thấp khớp, sưng chân, bụng phệ, tiểu đường… rồi tập cũng chưa muộn! Một anh bạn ở Mỹ về chơi nói bên đó bây giờ người sồn sồn như mình đa số mắc bệnh “3 cao 1 thấp”!
Tôi ngạc nhiên:
- 3 cao 1 thấp là bệnh gì?
- 3 cao là cao máu (tăng huyết áp), cao đường (tiểu đường) và cao mỡ (thừa chất béo).
- Còn 1 thấp?
- 1 thấp là “Thấp khớp”!
- Thì ra là vậy!
Nửa thế kỷ trước, lứa chúng tôi nhiều người mê cuốn “Bắp thịt trước đã” của Phạm Văn Tươi, hướng dẫn tập thể hình để được như… Lý Đức bây giờ. Vậy là mỗi cậu mua một tấm gương lớn, tự chế mấy cái tạ bằng xi măng, hì hà hì hục tập. Mỗi sáng mỗi chiều đứng trước gương, gồng tay, gồng bụng coi nổi mấy cục. Thỉnh thỏang lấy thước dây đo vòng đùi vòng cánh tay rồi còn so đứa này với đứa khác. Tôi cũng mua gương, làm tạ, tập được mấy hôm rồi bỏ! Đâu có dễ! Lý Đức bây giờ phải có ý chí ghê lắm, rèn luyện ghê lắm, rồi còn phải ăn mỗi ngày mấy chục quả trứng gà, vài ký lô thịt bò, ức gà… chớ đâu phải chuyện chơi! Dù sao thì cái thông điệp “bắp thịt trước đã” vẫn hòan toàn có lý! Cơ bắp là bộ phận rất quan trọng của thân thể ta. Không có nó, không có sự co duỗi của nó, ta không thể nhúc nhích được chớ đừng nói tới chuyện nhảy múa ca hát, ỏng ẹo này nọ! Cứ coi mấy cái robot cà giựt cà giựt thì biết! Cơ thể nếu chỉ có khung xương mà không có bắp cơ thì cũng cà giựt, cứng đơ như thế. Co duỗi cơ tốn rất nhiều năng lượng. Một người bình thường chỉ cần khỏang 1500 calo để họat động, để sinh tồn, thì khi chơi thể thao- đá banh, tennis chẳng hạn- có thể phải cần đến 6000 calo hoặc hơn! Cơ bắp tiêu thụ oxy rất mạnh để sinh năng lượng đáp ứng nhu cầu. Chính vì thế khi cơ bắp vận động nhiều ta dễ bị vọp bẻ ( chuột rút). Khi chạy đua, người ta nín thở thì sau đó phải thờ bù, phì phò phì phào để trả “nợ oxy”! Nếu biết cách giữ hơi thở điều hòa thì ta ít bị mệt khi cơ bắp họat động mạnh. Khi Đòan Dự và Kiều Phong chạy đua, Kiều Phong là tay khinh công số một, còn Đòan Dư chẳng biết chút võ công nào nhưng chạy không hề thua kém khiến Kiều Phong rất khâm phục. Hỏi, Đòan Dự đáp tại hạ có biết khinh công gì đâu, chẳng qua vừa chạy vừa… thở ! Nhiều bạn trẻ ngạc nhiên thấy các cụ già tập dưỡng sinh sao mà từng động tác chậm chạp như rùa bò chịu không nổi! Thực ra, các cụ không tập thuần cơ bắp như người trẻ mà gắn vận động cơ bắp với hơi thở. Hơi thở càng “êm, chậm, sâu, đều” thì động tác càng nhẹ nhàng, khinh khoái. Đó là cách luyện thân và luyện tâm cùng lúc, phù hợp với người cao tuổi. Các phương pháp yoga, khí công, tài chí, dưỡng sinh… đều dạy phải làm sao cho thân tâm nhất như, nghĩa là hòa hợp.
Các thiền sư chủ yếu luyện tâm cũng không quên tập thể lực. Có lần tôi đến thăm một vị thiền sư, thấy ngài có đôi tạ tập thể dục hàng ngày, không kể vài giờ đi bộ quanh chân núi, nên dù tuổi đã cao, ngài vẫn khỏe, tráng kiện, thư thái. Vận động thể lực bằng bất cứ phương pháp nào cũng tốt cả. Chọn phương pháp nào là tùy sở thích, tùy cơ địa của ta, nhưng nguyên tắc chung là phải tập… từ từ và đều đều. Không gấp gáp được, không “nhảy vọt” được! Nhà thơ Trụ Vũ – nhà thư pháp nổi tiếng- hơn tám mươi tuổi, mỗi sáng đều chạy bộ vài tiếng đồng hồ. Chạy xong về đến nơi thì…thơ túa ra, ông phải viết rất nhanh mới kịp. Ông xuất bản hằng chục tập thơ nhờ những buổi chạy bộ như vậy. Ông nói không biết tại sao phải chạy nó mới ra… thơ! Không có gì lạ cả, chạy bộ cũng như các cách vận động thể lực khác như nhảy múa, khiêu vũ, thái cực quyền… khi đạt đến một mức độ nào đó, não bộ sẽ tiết ra chất endorphine, một thứ “á phiện” nội sinh, giúp ta cảm thấy sảng khoái, lâng lâng, một trạng thái “hỷ lạc” mà các vị thiền sư hay nói đến. Endorphine là một thứ “á phiện” tốt – không độc hại- thứ thuốc sản sinh tự bên trong, làm cho hết mệt mỏi , đau nhức, giúp cơ thể dẻo dai mà không phải lệ thụôc vào các thứ thuốc tự bên ngòai dễ gây phản ứng phụ. Cho nên không phải không có lý khi người ta nói “càng già càng dẻo càng dai” ở những người có luyện tập.
Những người bệnh nằm lâu một chỗ dễ bị teo cơ. Bắp cơ sinh ra là để co duỗi, để hoạt động, không đựơc dùng thì đành phải teo lại. Đời sống hiện tại giúp cơ… teo nhanh hơn. Đứng dậy bật cái TV cũng không đựơc vì đã có cái remote, không lẽ không dùng? Mọi thứ cứ bấm bấm là xong hết! Chẳng trách trẻ con sau này chỉ phát triển ngón tay cái còn người già thì ngày càng béo phệ. Đời sống tĩnh tại, riết rồi các bắp cơ chỗ cần phình thì teo, chỗ cần teo thì phình, nên ta mới có những “quái vật ” như trong các phim giả tưởng!
Tóm lại, ở bất cứ tuổi nào, đừng quên vận động, tập luyện thể lực. Vận động là một hạnh phúc! Thế còn tôi thì sao? Tôi ấp úng thưa rằng hãy nghe những gì tôi nói…
BS.Đỗ Hồng Ngọc
Phung Tran chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm