Nhân Vật

Buồn 5 Phút : Con trai cố Tổng thống Trần Văn Hương... là một chiến sĩ Điện Biên !!

Ông Lưu Vĩnh Châu, người con trai Tổng thống chính quyền Sài Gòn Trần Văn Hương...là một chiến sĩ Điện biên ! Hồi ấy ông có tên là Dõi. T

Trước đèn xem truyện (Ông) Hương,
Chuyện xưa đọc lại thêm buồn lòng thôi!


Ông Lưu Vĩnh Châu, người con trai Tổng thống chính quyền Sài Gòn Trần Văn Hương...là một chiến sĩ Điện biên !
Hồi ấy ông có tên là Dõi. Trần Văn Dõi. Con trai đầu lòng của Ông Đốc học Tây Ninh Trần Văn Hương.

Trong những ngày đầu sôi nổi của cuộc Cách mạng tháng Tám, rất nhiều trí thức miền Đông miền Tây tham gia kháng chiến trong số đó có Đốc học tỉnh Tây Ninh Trần Văn Hương. Vị đốc học này đã trở thành Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh như vậy đó, khi ông Dõi đang tuổi mười tám vừa học xong trung học Cần Thơ.

Như một lẽ tự nhiên của lớp trẻ hồi ấy, ông xung vào thanh niên tiền phong rồi vào Vệ quốc đoàn tháng 10 năm 1945.
Những trận đánh ác liệt của bộ đội Tây Ninh chọi lại những tiểu đoàn thiện chiến quân đội Pháp như Trâu Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu... đơn vị ông đều tham gia tuốt luốt. Gian khổ ác liệt. Thiếu thốn trăm bề. Nhưng thứ thiếu nhất, bức xúc nhất vẫn là thiếu súng đạn! Vì vậy ông nhận lệnh nhập vào một đội quân ra Bắc nhận vũ khí vào thời điểm cuối năm 1946.

Lênh đênh nhiều ngày trên biển, tới đất Bắc lần đầu tiên trong đời biết thế nào là những cơn gió bấc cắt thịt da thì bập ngay vào không khí hừng hực sục sôi của những ngày toàn quốc kháng chiến. Ông tham gia chiến đấu cùng tự vệ và Vệ quốc đoàn khu phố Bạch Mai phối thuộc với Trung đoàn Thủ Đô. Đơn vị ông may mắn thoát ra được.

Ông được lựa trong số những người ưu tú đi học trường lục quân Trần Quốc Tuấn khoá IV. Ngày khai giảng khoá học, anh thanh niên người Nam Bộ Trần Văn Dõi lấy tên mới là Lưu Vĩnh Châu và sau đó một năm trở thành đảng viên ĐCS Đông Dương.

Tốt nghiệp, Lưu Vĩnh Châu được điều về một đơn vị vận tải. Năm 1952 là đại đội trưởng C57, tiểu đoàn 206 thuộc Tổng cục Hậu cần QĐNDVN. Sau đó, đơn vị của Châu được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phần việc nặng nề nhất để chuẩn bị cho chiến dịch là đảm bảo giao thông thông suốt ở hai cửa ngõ quan trọng vào mặt trận như thứ yết hầu của cơ thể là bến phà Tạ Khoa qua sông Đà và ngã ba Cò Nòi. Tiểu đoàn 206 sau khi vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch đã kiên cường bám trụ liên tục suốt ngày đêm tại hai trọng điểm này

Phần việc nặng nề nhất để chuẩn bị cho chiến dịch là đảm bảo giao thông thông suốt ở hai cửa ngõ quan trọng vào mặt trận như thứ yết hầu của cơ thể là bến phà Tạ Khoa qua sông Đà và ngã ba Cò Nòi. Tiểu đoàn 206 sau khi vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch đã kiên cường bám trụ liên tục suốt ngày đêm tại hai trọng điểm này. Thương vong chả phải ít. Công sức bỏ ra khó mà tính đếm để tìm được tìm ra phương pháp tháo gỡ nhiều loại bom nổ chậm cũng như tìm những cung chặng vòng tránh đảm bảo giao thông thông suốt với mặt trận.

Trong số cán bộ chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy, anh em người Nam Bộ rất hiếm hoi, hình như chỉ có 3 người là Nguyễn Trí Việt (312) và Châu Kỳ Nam (316) và đại đội trưởng công binh - vận tải Lưu Vĩnh Châu? May mắn là cả 3 anh em đều cùng khoá IV của trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng bước sang tuổi tám mươi và bây giờ cùng sống tại thành phố mang tên Bác!

Năm 1954, niềm vui chiến thắng thì có nhưng niềm vui đoàn tụ với Châu chưa thành! Không có tổng tuyển cử cũng như ngày Bắc Nam đoàn tụ. Lưu Vĩnh Châu đi dò hỏi hàng tháng trời qua bà con ra tập kết tin tức người thân quê nhà nhưng vẫn bặt vô âm tín. Hình ảnh người cha gày gò dong dỏng ngày nắm vội bàn tay cậu con trai như in hằn trong tâm trí ...

Xứ Bắc ba lâu rồi chưa ghé lại... ở ngoải, ba có nhiều bạn bè hồi cùng học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám, Phạm Huy Thông... Mà thôi, ra đó ráng làm mau nhiệm vụ rồi về!

Một lần về Đồ Sơn an dưỡng, Lưu Vĩnh Châu đã gặp được một người con gái quê mẹ ở Mỏ Cày, công tác ở bên y tế Hải Phòng. Họ nên vợ nên chồng ... Năm 1961, Đại uý QĐNDVN Lưu Vĩnh Châu chuyển ngành đi học Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp loại ưu, Châu được điều về công tác ở Ban công nghiệp Trung ương.

Một ngày nọ, một người bạn thân cùng quê tập kết đang công tác ở Hà Nội bất ngờ cho anh hay cái tin là người cha của anh hiện còn sống! Chưa kịp mừng, Châu suýt té ngửa sững sờ bởi người bạn cho biết thêm, trong đó cha anh vừa mới được chọn làm một chức lớn, Phó tổng thống nguỵ quyền Sài gòn !

Tổ chức nhà trường Đại học Bách khoa và tổ chức nơi anh công tác chỉ biết Lưu Vĩnh Châu là con trai Trần Văn Hương chủ tịch UBKC tỉnh Tây Ninh! Theo gợi ý của người bạn, anh lên gặp ông Ung Văn Khiêm là chỗ quen của hai anh em, hiện đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông Bộ trưởng niềm nở tiếp hai anh em. Rồi một hôm, Lưu Vĩnh Châu lại được ông Ung Văn Khiêm kêu tới... Việc của anh là viết một bức thư cho “ông già” như ông Khiêm gợi ý, không nói chi cả, chỉ báo tin cho ổng hay là Châu có công ăn việc làm tử tế ngoài Bắc, hiện là kỹ sư cơ khí, có một mái ấm gia đình với vợ và hai con v.v...

Lá thư được gửi đi... Một thời gian sau, ông Khiêm lại gọi anh tới, gợi ý rằng có thể Châu sẽ phải vô Nam làm một nhiệm vụ đặc biệt. Còn nhiệm vụ chi, thời gian nào, tổ chức sẽ tính tiếp và giao cụ thể. Châu phải giữ bí mật việc này, không được nói với ai kể cả tổ chức cơ quan hay vợ con...

Lá thư không có hồi âm cũng như nhiệm vụ đặc biệt đã không đến với kỹ sư Lưu Vĩnh Châu. Năm năm qua đi... rồi tới ngày toàn thắng 30 tháng Tư... Kỹ sư Lưu Vĩnh Châu cứ yên ổn làm việc, trước là tại Ban công nghiệp Trung ương sau là một thời gian dài biệt phái xuống nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo chuyên lo chế tạo động cơ nổ 12 mã lực cùng việc cải tiến bơm cao áp con heo dầu là đề tài khoa học mà Lưu Vĩnh Châu say mê và đã bỏ ra rất nhiều thời gian lẫn công sức!

Ba năm sau mùa xuân 1975, tại căn nhà số 216A, đường Điện Biên Phủ thành phố Hồ Chí Minh, đêm đã khuya lắm tại phòng khách, câu chuyện giữa hai người một già một trẻ của hai cha con đã diễn ra tới sáng.

Thời gian làm chủ tịch UBHC kháng chiến Tây Ninh thấy bộ đội du kích đằng mình bắt nhầm mấy ông trí thức rồi qui là Việt gian, có người còn bị họ đem bắn, ba ớn quá! Ba mặc cảm, hoang mang... Sau năm 1946, ba bỏ về quê và tuyên bố hẳn hoi Trần Văn Hương nầy không làm bất cứ việc gì liên quan đến chuyện theo Tây phản lại dân tộc! Ba về Sài Gòn mở một kho thuốc. Nhưng đâu có yên. Chánh tham biện gặp ba, Bảo Đại gặp ba. Rồi sau này có cả người của Diệm nữa... Tất thảy đều mời ba ra làm việc nhưng ba đã thề rồi. Chính quyền Diệm bắt ba giam 3 tháng. Con hỏi sao ba lại nhận chức phó tổng thống?

Chuyện thì dài nhưng ba có cái ý của ba... Mỹ đưa quân vô dữ lắm. Mỹ thì có khác chi Tây? Học trò của ba nhiều người làm cấp này chức khác tới khóc nói là đám quân sự Thiệu Kỳ nắm hết quyền hành, hoành hành tham nhũng dữ quá, khổ dân... Thầy là người có tài có đức, dù sao lúc này tiếng nói của thầy có trọng lượng, thầy nên đứng ra lãnh một việc chi đặng giúp gì đó cho dân tộc!

Ba đã lầm cũng như sau này lại lầm. Mình hổng có đảng riêng có quân đội có tài chính riêng, ngoại bang kiểm soát hết thì mần được cái chi ?! À, còn cái thơ của con, ba có nhận được, nghe nói hồi đó do chính ông Phạm Ngọc Thạch đem vô Nam, nhưng lúc đó ba cứ bán tín bán nghi bởi nghe nói hồi ra Bắc con chết lâu rồi mà? Thằng Ba em con nói, thôi cứ đốt tiêu đi nhỡ có bề gì lại liên luỵ!

Căn biệt thự sang trọng của ông cựu Tổng thống Trần Văn Hương sau giải phóng, cách mạng không đụng tới. Hàng ngày từ nhà riêng ông dùng xe đạp tự tới dinh Độc lập là địa điểm học tập cải tạo do ông Cao Đăng Chiếm giảng bài. Cuối khoá các quan chức tướng tá nguỵ quyền Sài Gòn tham gia học tập đều phải viết thu hoạch. Ông Chiếm nói ông Trần Văn Hương có tuổi, mắt lại kém nên miễn cho việc viết nhưng ông Hương cứ tình nguyện viết thu hoạch nghiêm cẩn.

Sau cuộc hội ngộ lần đó, vợ chồng kỹ sư Lưu Vĩnh Châu chuyển vô thành phố công tác. Thi thoảng vợ chồng ông có ghé qua thăm ông già (mẹ ông mất trước giải phóng nhằm ngày 30 tháng 12 năm 1974 . Ông Hương ở với người con gái. Người con trai út, em ruột ông Châu đã ra nước ngoài).

Chú Tư Chì, giáo sư dạy đại học Mỹ Tho, bạn với ông Trần Văn Hương, hồi đó công tác ở Mặt trận Tổ quốc thành phố giục ông Châu nên về ở với ông già. Thứ nhứt, vợ ông là bác sĩ, ông già tuổi cao lại lắm bệnh, nhỡ có bề gì. Thứ hai, ông Tư cười bộ tụi bây cứ e dè làm vậy người ta ngỡ cách mạng mình hổng có tình cảm gia đình chi ráo trọi...

Được lời như cởi tấm lòng. Vợ chồng ông nghe chú Tư, bỏ ngoài tai những sự đồn thổi ác ý, lẳng lặng dọn về ngôi nhà ở đường Điện Biên Phủ để làm phận sự con trai với cha già, dâu con với cha chồng! Hàng ngày vợ ông vừa lo công chuyện cơ quan vừa lui cui tất bật cơm nước chợ búa để chắp nối cho vừa cho đủ những năm tháng bao cấp khốn khó. Trong mớ tem phiếu mà bà chầu chực trước các cửa hàng mậu dịch có tiêu chuẩn phiếu E của người cha chồng mà nhà nước mình cấp cho nguyên tổng thống chính quyền Sài Gòn Trần Văn Hương!
Có lẽ sự so xúi túng bấn là có thực còn chuyện của chìm của nổi của người đứng đầu chính quyền cũ - cho dù chỉ ít ngày - chỉ là sự đồn thổi chăng mà người em trai của ông Châu khi đó đang ở nước ngoài đã viết thơ về hối thúc cha lẫn anh mình rằng cứ đưa ông già qua biên giới tức khắc sẽ có người đón (!?). Ông già Trần Văn Hương đọc thơ cười lớn sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại sứ Ma-tin còn gọi điện hối thúc là luôn giành sẵn cho qua một chiếc trực thăng. Nếu qua có đi thì đi ngay từ hồi đó rồi!

...Có lẽ đám tang ông Trần Văn Hương thuộc loại hiếm ở thành phố vào cái thời điểm Mồng Ba Tết năm 1982? Muốn chết đơn giản, ông xin được thiêu xác. Quây kín ở đài hoá thân hoàn vũ bữa đó như cách nói vui của người Sài Gòn là đông đủ cả người của cách mạng và người của chế độ cũ. Lại có sự hiện diện của mấy vị tướng nguỵ vừa mãn hạn học tập cải tạo. Phụ trách lễ tang là bạn cũ của người vừa quá cố, GS Nguyễn Văn Chì tức chú Tư Chì, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Hồ Chí Minh...

Ngó cái tuổi tám mươi của ông Châu thơ thái cùng con cháu trong khu chung cư theo tiêu chuẩn nhà nước, tôi chả muốn hỏi ông bà thêm về duyên do hồi họ vui vẻ rời căn biệt thự đường Điện Biên Phủ. Nhìn đồ đạc khiêm nhường trong căn chung cư giản dị này, tôi bất giác nhớ tới một trưa ấy ghé đất Vĩnh Long. Chuyến đi ấy tôi chỉ nhớ hơi lâu căn nhà lợp ngói ta xây thâm thấp tờ tợ như cung cách xây cất của một nhà địa chủ thường ngoài Bắc của cụ thân sinh ra ông Trần Văn Hương ở thị trấn Long Hồ...

Lập Hạ năm DậuXuân BaViệt Báo----

Luong Mai chuyển

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Buồn 5 Phút : Con trai cố Tổng thống Trần Văn Hương... là một chiến sĩ Điện Biên !!

Ông Lưu Vĩnh Châu, người con trai Tổng thống chính quyền Sài Gòn Trần Văn Hương...là một chiến sĩ Điện biên ! Hồi ấy ông có tên là Dõi. T

Trước đèn xem truyện (Ông) Hương,
Chuyện xưa đọc lại thêm buồn lòng thôi!


Ông Lưu Vĩnh Châu, người con trai Tổng thống chính quyền Sài Gòn Trần Văn Hương...là một chiến sĩ Điện biên !
Hồi ấy ông có tên là Dõi. Trần Văn Dõi. Con trai đầu lòng của Ông Đốc học Tây Ninh Trần Văn Hương.

Trong những ngày đầu sôi nổi của cuộc Cách mạng tháng Tám, rất nhiều trí thức miền Đông miền Tây tham gia kháng chiến trong số đó có Đốc học tỉnh Tây Ninh Trần Văn Hương. Vị đốc học này đã trở thành Chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh như vậy đó, khi ông Dõi đang tuổi mười tám vừa học xong trung học Cần Thơ.

Như một lẽ tự nhiên của lớp trẻ hồi ấy, ông xung vào thanh niên tiền phong rồi vào Vệ quốc đoàn tháng 10 năm 1945.
Những trận đánh ác liệt của bộ đội Tây Ninh chọi lại những tiểu đoàn thiện chiến quân đội Pháp như Trâu Vàng, Bến Sỏi, Bến Cầu... đơn vị ông đều tham gia tuốt luốt. Gian khổ ác liệt. Thiếu thốn trăm bề. Nhưng thứ thiếu nhất, bức xúc nhất vẫn là thiếu súng đạn! Vì vậy ông nhận lệnh nhập vào một đội quân ra Bắc nhận vũ khí vào thời điểm cuối năm 1946.

Lênh đênh nhiều ngày trên biển, tới đất Bắc lần đầu tiên trong đời biết thế nào là những cơn gió bấc cắt thịt da thì bập ngay vào không khí hừng hực sục sôi của những ngày toàn quốc kháng chiến. Ông tham gia chiến đấu cùng tự vệ và Vệ quốc đoàn khu phố Bạch Mai phối thuộc với Trung đoàn Thủ Đô. Đơn vị ông may mắn thoát ra được.

Ông được lựa trong số những người ưu tú đi học trường lục quân Trần Quốc Tuấn khoá IV. Ngày khai giảng khoá học, anh thanh niên người Nam Bộ Trần Văn Dõi lấy tên mới là Lưu Vĩnh Châu và sau đó một năm trở thành đảng viên ĐCS Đông Dương.

Tốt nghiệp, Lưu Vĩnh Châu được điều về một đơn vị vận tải. Năm 1952 là đại đội trưởng C57, tiểu đoàn 206 thuộc Tổng cục Hậu cần QĐNDVN. Sau đó, đơn vị của Châu được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phần việc nặng nề nhất để chuẩn bị cho chiến dịch là đảm bảo giao thông thông suốt ở hai cửa ngõ quan trọng vào mặt trận như thứ yết hầu của cơ thể là bến phà Tạ Khoa qua sông Đà và ngã ba Cò Nòi. Tiểu đoàn 206 sau khi vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch đã kiên cường bám trụ liên tục suốt ngày đêm tại hai trọng điểm này

Phần việc nặng nề nhất để chuẩn bị cho chiến dịch là đảm bảo giao thông thông suốt ở hai cửa ngõ quan trọng vào mặt trận như thứ yết hầu của cơ thể là bến phà Tạ Khoa qua sông Đà và ngã ba Cò Nòi. Tiểu đoàn 206 sau khi vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch đã kiên cường bám trụ liên tục suốt ngày đêm tại hai trọng điểm này. Thương vong chả phải ít. Công sức bỏ ra khó mà tính đếm để tìm được tìm ra phương pháp tháo gỡ nhiều loại bom nổ chậm cũng như tìm những cung chặng vòng tránh đảm bảo giao thông thông suốt với mặt trận.

Trong số cán bộ chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ngày ấy, anh em người Nam Bộ rất hiếm hoi, hình như chỉ có 3 người là Nguyễn Trí Việt (312) và Châu Kỳ Nam (316) và đại đội trưởng công binh - vận tải Lưu Vĩnh Châu? May mắn là cả 3 anh em đều cùng khoá IV của trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng bước sang tuổi tám mươi và bây giờ cùng sống tại thành phố mang tên Bác!

Năm 1954, niềm vui chiến thắng thì có nhưng niềm vui đoàn tụ với Châu chưa thành! Không có tổng tuyển cử cũng như ngày Bắc Nam đoàn tụ. Lưu Vĩnh Châu đi dò hỏi hàng tháng trời qua bà con ra tập kết tin tức người thân quê nhà nhưng vẫn bặt vô âm tín. Hình ảnh người cha gày gò dong dỏng ngày nắm vội bàn tay cậu con trai như in hằn trong tâm trí ...

Xứ Bắc ba lâu rồi chưa ghé lại... ở ngoải, ba có nhiều bạn bè hồi cùng học trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám, Phạm Huy Thông... Mà thôi, ra đó ráng làm mau nhiệm vụ rồi về!

Một lần về Đồ Sơn an dưỡng, Lưu Vĩnh Châu đã gặp được một người con gái quê mẹ ở Mỏ Cày, công tác ở bên y tế Hải Phòng. Họ nên vợ nên chồng ... Năm 1961, Đại uý QĐNDVN Lưu Vĩnh Châu chuyển ngành đi học Đại học Bách khoa Hà Nội. Tốt nghiệp loại ưu, Châu được điều về công tác ở Ban công nghiệp Trung ương.

Một ngày nọ, một người bạn thân cùng quê tập kết đang công tác ở Hà Nội bất ngờ cho anh hay cái tin là người cha của anh hiện còn sống! Chưa kịp mừng, Châu suýt té ngửa sững sờ bởi người bạn cho biết thêm, trong đó cha anh vừa mới được chọn làm một chức lớn, Phó tổng thống nguỵ quyền Sài gòn !

Tổ chức nhà trường Đại học Bách khoa và tổ chức nơi anh công tác chỉ biết Lưu Vĩnh Châu là con trai Trần Văn Hương chủ tịch UBKC tỉnh Tây Ninh! Theo gợi ý của người bạn, anh lên gặp ông Ung Văn Khiêm là chỗ quen của hai anh em, hiện đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông Bộ trưởng niềm nở tiếp hai anh em. Rồi một hôm, Lưu Vĩnh Châu lại được ông Ung Văn Khiêm kêu tới... Việc của anh là viết một bức thư cho “ông già” như ông Khiêm gợi ý, không nói chi cả, chỉ báo tin cho ổng hay là Châu có công ăn việc làm tử tế ngoài Bắc, hiện là kỹ sư cơ khí, có một mái ấm gia đình với vợ và hai con v.v...

Lá thư được gửi đi... Một thời gian sau, ông Khiêm lại gọi anh tới, gợi ý rằng có thể Châu sẽ phải vô Nam làm một nhiệm vụ đặc biệt. Còn nhiệm vụ chi, thời gian nào, tổ chức sẽ tính tiếp và giao cụ thể. Châu phải giữ bí mật việc này, không được nói với ai kể cả tổ chức cơ quan hay vợ con...

Lá thư không có hồi âm cũng như nhiệm vụ đặc biệt đã không đến với kỹ sư Lưu Vĩnh Châu. Năm năm qua đi... rồi tới ngày toàn thắng 30 tháng Tư... Kỹ sư Lưu Vĩnh Châu cứ yên ổn làm việc, trước là tại Ban công nghiệp Trung ương sau là một thời gian dài biệt phái xuống nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo chuyên lo chế tạo động cơ nổ 12 mã lực cùng việc cải tiến bơm cao áp con heo dầu là đề tài khoa học mà Lưu Vĩnh Châu say mê và đã bỏ ra rất nhiều thời gian lẫn công sức!

Ba năm sau mùa xuân 1975, tại căn nhà số 216A, đường Điện Biên Phủ thành phố Hồ Chí Minh, đêm đã khuya lắm tại phòng khách, câu chuyện giữa hai người một già một trẻ của hai cha con đã diễn ra tới sáng.

Thời gian làm chủ tịch UBHC kháng chiến Tây Ninh thấy bộ đội du kích đằng mình bắt nhầm mấy ông trí thức rồi qui là Việt gian, có người còn bị họ đem bắn, ba ớn quá! Ba mặc cảm, hoang mang... Sau năm 1946, ba bỏ về quê và tuyên bố hẳn hoi Trần Văn Hương nầy không làm bất cứ việc gì liên quan đến chuyện theo Tây phản lại dân tộc! Ba về Sài Gòn mở một kho thuốc. Nhưng đâu có yên. Chánh tham biện gặp ba, Bảo Đại gặp ba. Rồi sau này có cả người của Diệm nữa... Tất thảy đều mời ba ra làm việc nhưng ba đã thề rồi. Chính quyền Diệm bắt ba giam 3 tháng. Con hỏi sao ba lại nhận chức phó tổng thống?

Chuyện thì dài nhưng ba có cái ý của ba... Mỹ đưa quân vô dữ lắm. Mỹ thì có khác chi Tây? Học trò của ba nhiều người làm cấp này chức khác tới khóc nói là đám quân sự Thiệu Kỳ nắm hết quyền hành, hoành hành tham nhũng dữ quá, khổ dân... Thầy là người có tài có đức, dù sao lúc này tiếng nói của thầy có trọng lượng, thầy nên đứng ra lãnh một việc chi đặng giúp gì đó cho dân tộc!

Ba đã lầm cũng như sau này lại lầm. Mình hổng có đảng riêng có quân đội có tài chính riêng, ngoại bang kiểm soát hết thì mần được cái chi ?! À, còn cái thơ của con, ba có nhận được, nghe nói hồi đó do chính ông Phạm Ngọc Thạch đem vô Nam, nhưng lúc đó ba cứ bán tín bán nghi bởi nghe nói hồi ra Bắc con chết lâu rồi mà? Thằng Ba em con nói, thôi cứ đốt tiêu đi nhỡ có bề gì lại liên luỵ!

Căn biệt thự sang trọng của ông cựu Tổng thống Trần Văn Hương sau giải phóng, cách mạng không đụng tới. Hàng ngày từ nhà riêng ông dùng xe đạp tự tới dinh Độc lập là địa điểm học tập cải tạo do ông Cao Đăng Chiếm giảng bài. Cuối khoá các quan chức tướng tá nguỵ quyền Sài Gòn tham gia học tập đều phải viết thu hoạch. Ông Chiếm nói ông Trần Văn Hương có tuổi, mắt lại kém nên miễn cho việc viết nhưng ông Hương cứ tình nguyện viết thu hoạch nghiêm cẩn.

Sau cuộc hội ngộ lần đó, vợ chồng kỹ sư Lưu Vĩnh Châu chuyển vô thành phố công tác. Thi thoảng vợ chồng ông có ghé qua thăm ông già (mẹ ông mất trước giải phóng nhằm ngày 30 tháng 12 năm 1974 . Ông Hương ở với người con gái. Người con trai út, em ruột ông Châu đã ra nước ngoài).

Chú Tư Chì, giáo sư dạy đại học Mỹ Tho, bạn với ông Trần Văn Hương, hồi đó công tác ở Mặt trận Tổ quốc thành phố giục ông Châu nên về ở với ông già. Thứ nhứt, vợ ông là bác sĩ, ông già tuổi cao lại lắm bệnh, nhỡ có bề gì. Thứ hai, ông Tư cười bộ tụi bây cứ e dè làm vậy người ta ngỡ cách mạng mình hổng có tình cảm gia đình chi ráo trọi...

Được lời như cởi tấm lòng. Vợ chồng ông nghe chú Tư, bỏ ngoài tai những sự đồn thổi ác ý, lẳng lặng dọn về ngôi nhà ở đường Điện Biên Phủ để làm phận sự con trai với cha già, dâu con với cha chồng! Hàng ngày vợ ông vừa lo công chuyện cơ quan vừa lui cui tất bật cơm nước chợ búa để chắp nối cho vừa cho đủ những năm tháng bao cấp khốn khó. Trong mớ tem phiếu mà bà chầu chực trước các cửa hàng mậu dịch có tiêu chuẩn phiếu E của người cha chồng mà nhà nước mình cấp cho nguyên tổng thống chính quyền Sài Gòn Trần Văn Hương!
Có lẽ sự so xúi túng bấn là có thực còn chuyện của chìm của nổi của người đứng đầu chính quyền cũ - cho dù chỉ ít ngày - chỉ là sự đồn thổi chăng mà người em trai của ông Châu khi đó đang ở nước ngoài đã viết thơ về hối thúc cha lẫn anh mình rằng cứ đưa ông già qua biên giới tức khắc sẽ có người đón (!?). Ông già Trần Văn Hương đọc thơ cười lớn sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại sứ Ma-tin còn gọi điện hối thúc là luôn giành sẵn cho qua một chiếc trực thăng. Nếu qua có đi thì đi ngay từ hồi đó rồi!

...Có lẽ đám tang ông Trần Văn Hương thuộc loại hiếm ở thành phố vào cái thời điểm Mồng Ba Tết năm 1982? Muốn chết đơn giản, ông xin được thiêu xác. Quây kín ở đài hoá thân hoàn vũ bữa đó như cách nói vui của người Sài Gòn là đông đủ cả người của cách mạng và người của chế độ cũ. Lại có sự hiện diện của mấy vị tướng nguỵ vừa mãn hạn học tập cải tạo. Phụ trách lễ tang là bạn cũ của người vừa quá cố, GS Nguyễn Văn Chì tức chú Tư Chì, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Hồ Chí Minh...

Ngó cái tuổi tám mươi của ông Châu thơ thái cùng con cháu trong khu chung cư theo tiêu chuẩn nhà nước, tôi chả muốn hỏi ông bà thêm về duyên do hồi họ vui vẻ rời căn biệt thự đường Điện Biên Phủ. Nhìn đồ đạc khiêm nhường trong căn chung cư giản dị này, tôi bất giác nhớ tới một trưa ấy ghé đất Vĩnh Long. Chuyến đi ấy tôi chỉ nhớ hơi lâu căn nhà lợp ngói ta xây thâm thấp tờ tợ như cung cách xây cất của một nhà địa chủ thường ngoài Bắc của cụ thân sinh ra ông Trần Văn Hương ở thị trấn Long Hồ...

Lập Hạ năm DậuXuân BaViệt Báo----

Luong Mai chuyển

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm