Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 04 -7 -2023

xxx

HoaLuc Dep**************

Viên cảnh sát bắn Nahel được ủng hộ 1 triệu USD, dân Pháp thêm phẫn nộ


Một cảnh sát đứng gác bên ngoài một tòa nhà ở Nantes, Pháp, trong đợt biểu tình ngày 30-6 - Ảnh: AFP

Một cảnh sát đứng gác bên ngoài một tòa nhà ở Nantes, Pháp, trong đợt biểu tình ngày 30-6 - Ảnh: AFP

'Máy phát bạo loạn'

Quỹ do ông Jean Messiha, cựu cố vấn của chính trị gia Pháp Marine Le Pen, lập trên trang GoFundMe đã nhận được hơn 1 triệu euro, khoảng 1,09 triệu USD, tính đến ngày 3-7. Trong khi đó, quỹ để hỗ trợ gia đình thiếu niên Nahel chỉ nhận được chưa đến 200.000 euro, khoảng 218.000 USD.


Quỹ cho viên cảnh sát bắn thiếu niên ở Pháp nhận được 1 triệu USD, căng thẳng lại bùng lên


Quỹ cho viên cảnh sát bắn thiếu niên ở Pháp nhận được 1 triệu USD, căng thẳng lại bùng lên

GoFundMe là một nền tảng trực tuyến của Mỹ có chức năng quyên góp tiền cho các sự kiện khác nhau trong cuộc sống.

Viên cảnh sát Florian M, 38 tuổi, được xác định là người đã nổ súng vào Nahel M cách đây một tuần vì cậu không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe sau khi vi phạm luật giao thông ở thành phố Nanterre. Vụ nổ súng khiến thiếu niên này thiệt mạng. 

Vụ việc đã làm bùng lên làn sóng biểu tình khắp nước Pháp và tranh cãi về cách hành xử của lực lượng cảnh sát. 

"Hãy hỗ trợ cho gia đình của sĩ quan cảnh sát Nanterre, Florian M, người đã làm công việc của mình và hôm nay đang phải trả giá đắt. Hãy ủng hộ anh ấy một cách mạnh mẽ và ủng hộ cảnh sát của chúng ta", thông báo gây quỹ cho cảnh sát Florian viết. 

Theo báo Guardian, đã có 58.000 người tham gia ủng hộ quỹ này.

Trong khi đó, bà Nadia, được xác định là bà của thiếu niên Nahel, nói rằng quỹ này khiến bà đau lòng. "Anh ta đã lấy đi mạng sống của cháu tôi. Anh ta phải trả giá, như bao người khác", bà nói trên kênh truyền hình BFM.

Các chính trị gia cánh tả cũng lên tiếng chỉ trích quỹ này, cho rằng bà Jean Messiha đang đùa với lửa. 

"Đó là một máy phát bạo loạn. Số tiền vài trăm nghìn euro cho viên cảnh sát bị truy tố trong vụ sát hại thiếu niên Nahel là điều khiếm nhã và tai tiếng", ông Eric Bothorel, thuộc Đảng En Marche của Tổng thống Emmanuel Macron, viết trên Twitter.

Cả một bãi xe bị những kẻ bạo loạn đốt phá ở Paris - Ảnh: AP

Cả một bãi xe bị những kẻ bạo loạn đốt phá ở Paris - Ảnh: AP

Chính phủ Pháp nói gì? 

Ông Olivier Faure, lãnh đạo Đảng Xã hội, và một số chính trị gia khác đã kêu gọi GoFundMe đóng trang gây quỹ này. "Bạn duy trì một vết rạn nứt vốn đã lớn bằng cách tham gia ủng hộ một sĩ quan cảnh sát bị truy tố tội cố ý giết người. Hãy đóng lại!", ông Faure nhấn mạnh.

Tuy nhiên, GoFundMe cho biết họ không vi phạm quy định nào và số tiền sẽ được chi cho gia đình viên cảnh sát Florian, chứ không phải các chi phí tòa án.

Phát biểu với báo Le Figaro, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne khẳng định chính phủ không quyết định sự tồn tại của quỹ quyên góp này. 

Nhưng bà Borne nhấn mạnh việc một lãnh đạo đảng cực hữu quyên góp quỹ chắc chắn không mang lại một sự xoa dịu nào đối với tình hình căng thẳng hiện tại. 

Trong khi đó, Cơ quan tình báo nội địa Pháp cho biết nhiều kẻ nổi loạn dùng bạo lực với mục đích giết người. Theo đó, nhiều thành viên tham gia bạo loạn còn rất trẻ, nhạy cảm với mạng xã hội, không chùn tay với bạo lực và trộm cắp, theo báo Le Monde. 

Cơ quan tình báo nội địa Pháp (DRNT) nhận định với báo Le Monde rằng gọi các cuộc bạo loạn vừa qua là khủng hoảng ở quy mô quốc gia. Theo DRNT, cuộc khủng hoảng này là sự tiếp nối của chuỗi khủng hoảng không có hồi kết: Phong trào “Áo vàng”, các cuộc biểu tình chống vắc xin, và phản đối cải cách lương hưu. 

Báo Euro News dẫn thống kê (tính đến ngày 2-7) từ Bộ Nội vụ Pháp về thiệt hại do các cuộc biểu tình bạo loạn gây ra. Theo đó, có khoảng 5.000 phương tiện bị đốt cháy, gần 1.000 tòa nhà bị đốt cháy hoặc hư hại, 250 vụ tấn công vào đồn cảnh sát hoặc hiến binh, hơn 700 thành viên lực lượng an ninh trật tự bị thương.


************

bbc.com

Moscow: Các chuyến bay chính bị gián đoạn do bị drone tấn công

Kathryn Armstrong

BBC News

Các hạn chế tại sân bay Vnukovo, một trong ba sân bay quốc tế của Moscow, hiện đã được dỡ bỏ.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Các hạn chế tại sân bay Vnukovo, một trong ba sân bay quốc tế của Moscow, hiện đã được dỡ bỏ. (Ảnh tư liệu)

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng drone vào Moscow, buộc các chuyến bay phải chuyển hướng sang Sân bay Quốc tế Vnukovo.

Năm drone đã được sử dụng trong cuộc tấn công hôm thứ Ba và cũng nhắm mục tiêu vào các địa điểm trong khu vực rộng lớn hơn xung quanh thủ đô Moscow,

Bộ Quốc phòng cho biết tất cả các máy bay không người lái đã bị bắn hạ và không có thương vong hay thiệt hại.

Ukraine đã không nhận trách nhiệm về vụ tấn công bị cáo buộc.

Các hạn chế tại sân bay Vnukovo, một trong ba sân bay quốc tế của Moscow, hiện đã được dỡ bỏ. Các chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ai Cập nằm trong số những chuyến bay bị ảnh hưởng.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, bốn trong số các drone đang bay trong khu vực Moscow đã bị hệ thống phòng không bắn hạ. Một drone thứ năm đã bị chặn điện tử trước khi bị rơi.

“Nỗ lực của chính quyền Kyiv nhằm tấn công một khu vực có cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm một sân bay tiếp nhận các chuyến bay quốc tế, là một hành động khủng bố mới,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết trên Telegram.

Truyền thông nhà nước Nga cho biết một trong những drone đã bị rơi ở thị trấn Kubinka, cách sân bay Vnukovo ở phía tây nam thành phố khoảng 36 km.

Một chiếc khác được cho là bị bắn rơi gần làng Valuevo, cũng gần sân bay.

BBC đang cố gắng xác minh thông tin này một cách độc lập.

Đây không phải là cuộc tấn công bằng máy drone đầu tiên nhằm vào Moscow. Vào tháng Năm, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ít nhất 8 máy bay không người lái đã gây ra thiệt hại nhỏ.

Đây là lần đầu tiên thành phố bị nhiều drone nhắm tới kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai năm 2022 và xảy ra sau khi Moscow đổ lỗi cho Kyiv về một cuộc tấn công bằng drone vào Điện Kremlin.

Ukraine từ chối trách nhiệm cho cả hai vụ việc.

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm thứ Ba diễn ra sau khi Ukraine phát động cuộc phản công chống lại Nga.

Điều này vẫn chưa đạt được tốc độ và động lực mà một số người đã hy vọng, bao gồm cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người trước đây thừa nhận tiến độ là chậm.

Trong khi đó, số người chết trong cuộc tấn công bằng drone của Nga vào thành phố Sumy, miền bắc Ukraine hôm thứ Hai đã tăng lên ba người, theo thị trưởng địa phương. Một số người khác bị thương.


***********

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm để sản xuất chất bán dẫn

Chi Phương

Bộ Thương Mại Trung Quốc, hôm 03/07/2023, thông báo sẽ kiểm soát việc xuất khẩu một số kim loại hiếm được sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là động thái mới nhất trong cuộc chiến chất bán dẫn giữa Bắc Kinh và Washington.  

Đăng ngày:


2 phút

Ảnh minh họa : Một công nhân sản xuất chip tại nhà máy của Công ty bán dẫn Jiejie ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, ngày 17/03/2021.
Ảnh minh họa : Một công nhân sản xuất chip tại nhà máy của Công ty bán dẫn Jiejie ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, ngày 17/03/2021. AFP - STR

Theo The Financial Times, kể từ ngày 01/08/2023, việc xuất khẩu những kim loại hiếm như germanium hay gallium phải có giấy phép của bộ Thương Mại Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cho rằng biện pháp này nhằm “bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”.  Trung Quốc là nhà sản xuất gallium và germanium hàng đầu thế giới, do vậy, việc giảm xuất khẩu các kim loại này có thể làm chậm lại quá trình sản xuất hoặc làm tăng giá các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông, năng lượng.   

Chiến lược quản lý xuất khẩu các loại kim loại hiếm để sản xuất các đĩa bán dẫn silicon (wafer silicon) trong ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, được đưa ra vài ngày sau khi Hà Lan công bố áp dụng biện pháp kiểm soát, hạn chế bán thiết bị sản xuất chip công nghệ cao ra nước ngoài. Cụ thể, kể từ ngày 01/09, công ty ASML của Hà Lan sẽ khó có thể xuất khẩu hàng chục máy móc sản xuất chip bán dẫn cho Trung Quốc.  

Những hạn chế này liên quan đến chính sách kiểm soát, hạn chế xuất khẩu chip công nghệ cao và các thiết bị để chế tạo chất bán dẫn sang Trung Quốc, được Hoa Kỳ khởi xướng từ tháng 10 năm ngoái. Không chỉ Hà Lan, Hoa Kỳ, mà Nhật Bản cũng tham gia, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ cao để sản xuất vũ khí, trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu. 

Cuộc chiến chất bán dẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục khi trang Wall Street Journal đưa tin hôm nay, 04/07/2023, cho biết bộ Thương Mại Hoa Kỳ trong những tuần sắp tới, có thể sẽ đưa ra các hạn chế các doanh nghiệp Hoa Kỳ, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin và lưu trữ đám mây cho các doanh nghiệp Trung Quốc. 


***********
rfi.fr

Ấn Độ : Thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải khai mạc

Anh Vũ

Hôm nay, 04/07/2023, tại New Dehli, Ấn Độ chủ trì thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS), một định chế tập hợp 9 quốc gia  khu vực Trung Á đặc biệt hai nước lớn Trung Quốc và Nga. Hội nghị  được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.  Sự tham gia tích cực của Ấn Độ vào OCS gây không ít ngạc nhiên trong lúc New Dehli thúc đẩy các quan hệ gần gũi với phương Tây.

Đăng ngày:


2 phút

Lãnh đạo các nước thành viên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS) tham gia cuộc họp thượng đỉnh qua vidéo hội nghị. Ảnh chụp từ Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 04/07/2023.
Lãnh đạo các nước thành viên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS) tham gia cuộc họp thượng đỉnh qua vidéo hội nghị. Ảnh chụp từ Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 04/07/2023. via REUTERS - SPUTNIK

Thông tín viên Sébastien Farcis tại New Dehli cho biết thêm thông tin :

Cách nay hai tuần, thủ tướng Ấn Độ công du Hoa Kỳ rầm rộ đúc kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ quân sự giữa hai nước. Chục ngày nữa, ông sẽ tới Paris dự lễ kỷ niệm quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ -Pháp. Giữa khoảng thời gian này, thủ tướng Narendra Modi chủ trì thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, tập trung theo hướng hợp tác với Bắc Kinh và Matxcơva. Sự cách biệt lớn này được Rajesh Rajagopalan, giáo sự chính trị quốc tế thuộc đại học Jawarhalal Nehru tại New Dehli giải thích :

« Ấn Độ không muốn là đồng minh chính thức của bất kỳ nước nào nhưng muốn có quan hệ đối tác với tất cả các nước dù đó là phương Tây, Nga, các nước nam bán cầu và Ấn Độ cũng mong muốn quan hệ đối tác với cả Trung Quốc, nếu như không có vấn đề về biên giới. »

Bởi vậy Ấn Độ tiếp tục chính sách không liên kết đã theo đuổi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, giờ đây được New Dehli gọi là chính sách ngoại giao đa cực. Nhưng trò chơi thăng bằng này có thể  nguy hiểm.

Vấn đề là Ấn Độ ngần ngại không muốn là một đối tác về an ninh, để tránh mọi sự công kích nhắm vào Trung Quốc. Vậy nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, có khả năng Ấn Độ sẽ không sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh phương Tây. Đây là điều có thể khiến phương Tây thất vọng.

Năm nay, Iran, một đối thủ khác của phương Tây sẽ chính thức gia nhập Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải.

Mở rộng cửa cho đồng minh của Nga 

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi « bảo vệ hòa bình trong vùng và bảo đảm an ninh chung ».

Chủ yếu tập trung vào các vấn đề an ninh và thương mại trong khu vực Trung Á, hội nghị thượng đỉnh lần này đặt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của OCS với việc kết nạp Iran làm thành viên đầy đủ, chuẩn bị mở cửa đón Belarus gia nhập, hai quốc gia đồng minh thân cận với Nga hiện nay.

***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) - Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị công du ba nước châu Âu. Theo thông báo của Nhà Trắng ngày 02/07/2023, nhân vòng công du từ 09-13/07, ông Biden sẽ đi thăm Vương Quốc Anh, và hội đàm với vua Charles III và thủ tướng Anh Rishi Sunak ở Luân Đôn, trước khi bay qua Vilnius dự thượng đỉnh khối NATO tại Lítva trong hai ngày 11 và 12/07. Ở chặng cuối của chuyến đi, tại Helsinki, thủ đô Phần Lan, tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Âu vào ngày 13 tháng 7. 

(AFP) - Xe thiết giáp Pháp "không phù hợp" để tấn công trên chiến trường Ukraina. Theo tiết lộ của một sĩ quan Ukraina ngày 30/06/2023, vì lớp giáp quá mỏng, loại xe tăng hạng nhẹ AMX-10 RC mà Pháp viện trơ cho Ukraina và hiện đang được sử dụng trong cuộc phản công của lực lượng Kiev, không phù hợp cho các cuộc tấn công trực diện. Thiếu tá Spartanets, chỉ huy một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 37, hiện được triển khai ở vùng Donetsk, đã quan sát những chiếc xe tăng Pháp trên chiến trường và cho rằng loại xe này dùng để yểm trợ hỏa lực do súng và thiết bị quan sát rất tốt, nhưng lớp giáp mỏng nên không thể dùng trong các chiến dịch tấn công trực diện. Đã có trường hợp một quả đạn 152mm phát nổ gần chiếc xe và mảnh đạn pháo đã xuyên thủng lớp giáp bọc, khiến cho 4 chiến sĩ trong xe bị thiệt mạng. 

(AFP) - Trung Quốc kêu gọi Nga tăng cường hợp tác hải quân. Phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) được đưa ra hôm nay 03/07/2023 khi ông tiếp tổng tư lệnh hải quân Nga Nikolai Ievmenov tại Bắc Kinh. Theo bộ Quốc Phòng Trung Quốc, ông Lý Thượng Phúc nói rằng hai nước cần thường xuyên tổ chức các cuộc thao dợt và tuần tra, thi đấu chung. Đây được xem là cuộc gặp cao cấp nhất về quốc phòng giữa Nga và Trung Quốc từng được công bố kể từ khi Putin điều quân xâm lược Ukraina.

(Reuters) - Việt Nam cấm chiếu phim Barbie của hãng Warner Bros vì hình đường chín đoạn trên bản đồ Biển Đông. Theo dự kiến ban đầu, bộ phim Barbie của hãng Warner Bros sẽ được trình chiếu tại Việt Nam vào ngày 21/07/2023, cùng ngày phim được chiếu tại Mỹ. Tuy nhiên, hôm nay 03/07 truyền thông trong nước thông báo Cục điện ảnh không cấp giấy phép phát hành phim này ở Việt Nam. Hãng phim Warner Bros hiện chưa bình luận về thông tin nói trên. Việt Nam đã từng cấm chiếu một số bộ phim nước ngoài vì lý do tương tự, chẳng hạn phim Abominable của DreamWorks hồi năm 2019, phim 2022.

(AFP) - Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc : Biến đổi khí hậu khiến tương lai trở nên « kinh dị ». Hôm nay 03/07/2023, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Turk cảnh báo đe dọa nạn biến đổi khí hậu, với những hiện tượng thời tiết cực đoan, đe dọa gây ra nạn đói và nhiều nỗi khổ đau đáng kinh hãi. Tại cuộc thảo luận của Hội đồng Nhân quyền LHQ về quyền lương thực, cao ủy Volker Turk tố cáo các lãnh đạo thế giới chỉ đấu tranh bằng câu từ và chỉ nghĩ đến ngắn hạn. Theo Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong năm 2021, có hơn 828 triệu người phải đương đầu với nạn đói, biến đổi khí hậu sẽ khiến con số trên từ nay đến giữa thế kỷ tăng thêm 80 triệu.

(Reuters) - Nga không muốn gia hạn thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen. Theo đặc sứ Nga, Gennady Gatilov, tại Liên Hiệp Quốc được báo Nga Izzvestia dẫn lại vào hôm nay 03/07/2023, không có lý do gì để triển hạn, trong bối cảnh thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen được ký kết giữa Nga và Ukraina dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và qua trung gian Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/07. Điều kiện Matxcơva đưa ra hiện nay là ngân hàng nông nghiệp Rosselkhozbank của Nga sẽ được gia nhập trở lại hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. 

(AFP) - Đài Loan tập trận bắn đạn thật. Hôm nay 03/07/2023, trong khuôn khổ các hoạt động quân sự trong năm, quân đội Đài Loan tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài trong hai ngày. Tuy nhiên cuộc tập trận lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự ngày càng lớn đối với hòn đảo. Bộ Quốc Phòng Đài Loan gần như ngày nào cũng đưa tin các chiến hạm hoặc máy bay của Trung Quốc xâm nhập vào hải và không phận của đảo. Các bài tập bắn đạn thật của quân đội Đài Loan diễn ra tại Bình Đông, một huyện ở cực nam đảo Đài Loan.

(AFP) - Ba Lan tăng cường bảo vệ biên giới với Belarus. Bộ trưởng Nội Vụ Ba LanMariusz Kaminski ngày 02/07/2023 thông báo trên Twitter, quyết định điều động tăng cường 500 cảnh sát đến dọc biên giới với Belarus. Biên phòng Ba Lan hôm qua cho biết đã có 187 người hôm trước đó từ Belarus đã định xâm nhập bất hợp pháp vào Ba Lan. Vẫn theo bộ trưởng Kaminski, số cảnh sát trên sẽ tới tăng cường cho 5 nghìn lính biên phòng và 2 nghìn binh sĩ quân đội đang bảo vệ tuyến biên giới của Ba Lan với nước láng giềng Belarus. 

(AFP) - Tập đoàn TotalEnergies và Shell bị tố cáo buôn bán khí đốt Nga. Tổ chức phi chính phủ Global Witness, hôm 02/07/2023 đã tố các các công ty TotalEnergies của Pháp và Shell của Anh đã buôn bán khí đốt của Nga và thu lợi hàng “trăm triệu” đô la từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Tổ chức phi chính phủ này cho biết, cho đến tháng 5 vùa rồi, tập đoàn Anh đã mua bán gần 170 nghìn mét khối khí của Nga, do công ty dầu lửa Nikolay Zubov vận chuyển. Được AFP hỏi, Shell và TotalEnergies đều khẳng định có liên quan đến các hợp đồng cũ mua bán khí đốt Nga, mặc dù hai tập đoàn này đã rút quan hệ với các đối tác Nga sau cuộc xâm lược Ukraina tháng 2/2022. 


***********

rfi.fr

Thái Lan: Tân Hạ Viện khai mạc chuẩn bị cho bầu thủ tướng

Anh Vũ

Theo báo Nikkei Asia, tại Bangkok, Hạ Viện Thái Lan họp phiên toàn thể đầu tiên với sự tham dự của 500 nghị sĩ mới được bầu. Theo nghi lễ truyền thống, vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đọc diễn văn khai mạc Hạ Viện khóa mới. Ngày mai 04/7 Hạ Viện sẽ bầu chủ tịch và phó chủ tịch. 

Tâm điểm chú ý hôm nay tại nghi viện Thái Lan là các nghị sĩ của Move Forward, đảng đã bất ngờ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử cách nay 6 tuần.

Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward hiện chiếm đa số ghế tại Hạ Viện, cho biết đảng của ông sẽ đạt được thỏa thuận với đảng Pheu Thai trong việc bầu lãnh đạo Hạ viện trước khi cuộc bỏ phiếu này diễn ra.  Nhưng mối quan tâm lớn nhất của đảng này là cuộc bỏ phiếu bầu tân thủ tướng, dự kiến diễn ra vào ngày 13/07 tới đây.

Trong cuộc bầu cử ngày 14/5, đảng ủng hộ dân chủ của ông Pita Limjaroenrat giành tổng cộng 151 ghế, đảng Pheu Thai được 141 ghế. Hai đảng này đã cùng 6 đảng khác đã thỏa thuận lập liên minh và có được 312 ghế. Như vậy để ông Pita Limjaroenrat trở thành thủ tướng và đứng ra thành lập chính phủ mới tại Thái Lan, liên minh trên cần thêm 64 phiếu ủng hộ của thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ từ các đảng khác

Theo Hiến pháp Thái Lan năm 2017, một ứng viên muốn trở thành Thủ tướng nước này cần giành được hơn 50% phiếu bầu từ hai viện Quốc hội, gồm 500 thành viên Hạ viện, 250 thành viên Thượng Viện. Nghĩa là, ông Pita cần giành ít nhất 376 phiếu bầu để đắc cử thủ tướng. Trong khi đó hầu hết các thượng nghị sĩ đều thuộc phe ủng hộ quân đội, tức đảng vừa thất bại trong cuộc bầu cử Hạ Viện

Tuần trước, ông Pita tuyên bố tự tin giành được sự ủng hộ cần thiết để trở thành lãnh đạo của đất nước. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi về triển vọng này bởi một số thượng nghị sĩ đã tuyên bố không ủng hộ vì lý do lập trường của ông liên quan đến tội khi quân. 


************

voatiengviet.com

Nhiệt độ tăng kỷ lục, thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu

Reuters

Các chuyên gia khí hậu cho biết, mục tiêu duy trì sự tăng nhiệt toàn cầu dài hạn trong mức 1,5 độ C đang vượt quá tầm với, với việc các quốc gia không thể đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng hơn bất chấp nhiều tháng nắng nóng kỷ lục trên đất liền và trên biển.

Khi các phái viên tập trung tại Bonn vào đầu tháng 6 để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về khí hậu hàng năm vào tháng 11 năm nay, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu trong nhiều ngày đã cao hơn 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) do EU tài trợ cho biết.

Mặc dù trước đó nhiệt độ trung bình đã tạm thời vượt ngưỡng 1,5 độ C, nhưng đây là lần đầu tiên nhiệt độ như vậy vào mùa hè ở bắc bán cầu bắt đầu từ ngày 1 tháng 6. Nhiệt độ nước biển cũng phá kỷ lục của tháng 4 và tháng 5.

Bà Sarah Perkins-Kirkpatrick, nhà khí hậu học tại Đại học New South Wales của Australia, nói: “Chúng ta đã hết thời gian vì thay đổi cần có thời gian.”

Khi các đặc phái viên về khí hậu từ hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất chuẩn bị gặp nhau vào tháng tới, nhiệt độ đã phá vỡ kỷ lục của tháng 6 tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc và những đợt nắng nóng khắc nghiệt đã tấn công Hoa Kỳ.

Các khu vực của Bắc Mỹ cao hơn khoảng 10 độ C so với mức trung bình theo mùa trong tháng này và khói từ các đám cháy rừng bao phủ Canada và Bờ Đông Hoa Kỳ trong khói mù nguy hiểm, với lượng khí thải carbon ước tính ở mức kỷ lục 160 triệu tấn.

Ở Ấn Độ, một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất, số ca tử vong được báo cáo là tăng đột biến do nhiệt độ cao kéo dài và nắng nóng khắc nghiệt đã được ghi nhận ở Tây Ban Nha, Iran và Việt Nam, làm dấy lên lo ngại rằng mùa hè chết chóc năm ngoái có thể trở thành thông lệ.

Các quốc gia đã đồng ý tại Paris vào năm 2015 cố gắng giữ mức tăng nhiệt trung bình dài hạn trong khoảng 1,5 độ C, nhưng hiện có 66% khả năng nhiệt độ trung bình hàng năm sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C trong ít nhất một năm từ nay đến năm 2027, Tổ chức Khí tượng Thế giới dự đoán vào tháng 5 năm nay.

Ảnh hưởng tăng gấp bốn lần

Nhiệt độ trên đất liền cao tương đương với nhiệt độ trên biển, sự tăng nhiệt càng khắc nghiệt do hiện tượng El Nino và các yếu tố khác.

Nhiệt độ mặt nước biển trung bình toàn cầu đạt 21 độ C vào cuối tháng 3 và duy trì ở mức kỷ lục trong năm trong suốt tháng 4 và tháng 5. Cơ quan thời tiết Australia cảnh báo nhiệt độ nước biển ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có thể ấm hơn 3 độ C so với bình thường vào tháng 10.

Ông Piers Forster, giáo sư vật lý khí hậu tại Đại học Leeds, cho biết sự hâm nóng toàn cầu là yếu tố chính, nhưng El Nino, sự suy giảm bụi sa mạc Sahara thổi qua đại dương và việc sử dụng nhiên liệu vận chuyển có hàm lượng lưu huỳnh thấp cũng là nguyên nhân.

Ông nói: “Vì vậy, nhìn chung, các đại dương đang bị ảnh hưởng bởi một cú va chạm gấp bốn lần. “Đó là một dấu hiệu của những điều sắp xảy ra.”

Hàng nghìn con cá chết dạt vào các bãi biển ở Texas và hiện tượng tảo phát triển do nắng nóng cũng được cho là nguyên nhân giết chết sư tử biển và cá heo ở California.

Bà Annalisa Bracco, nhà khí hậu học tại Viện Công nghệ Georgia, cho biết biển ấm hơn cũng có nghĩa là ít gió và mưa hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến nhiệt độ thậm chí còn cao hơn.

Bà cho biết mặc dù nhiệt độ nước biển cao trong năm nay là do “sự kết hợp hoàn hảo” của các hoàn cảnh gây ra, nhưng tác động sinh thái có thể kéo dài.

“Đại dương sẽ có phản ứng rất chậm vì nó tích tụ (nhiệt) từ từ nhưng cũng giữ nhiệt rất lâu.”

Con đường đến Dubai

Các chuyên gia về khí hậu cho biết mức độ và tần suất của thời tiết khắc nghiệt đang gia tăng, và năm nay cũng chứng kiến những đợt hạn hán nghiêm trọng trên khắp thế giới, cũng như một cơn lốc xoáy hiếm gặp và gây chết người ở châu Phi.

Tuy nhiên, Quỹ Thiên nhiên Toàn cầu đã cảnh báo về “sự thiếu đà tiến đáng lo ngại” trong các cuộc đàm phán về khí hậu ở Bonn trong tháng này, với rất ít tiến bộ đạt được đối với các vấn đề chính như nhiên liệu hóa thạch và tài chính, trước các cuộc đàm phán về khí hậu COP28 vào tháng 11 ở Dubai.

Ông Li Shuo, cố vấn khí hậu cấp cao của Greenpeace tại Bắc Kinh, nói: “Nó rất tách biệt với những gì đang diễn ra bên ngoài tòa nhà ở Bonn – tôi rất thất vọng vì điều đó”.

“Chúng ta đang thực sự đi đến thời điểm của sự thật... Tôi hy vọng rằng thực tế tuyệt đối sẽ giúp chúng ta thay đổi động thái của mọi người và thay đổi chính trị.”

Các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể nối lại vào tuần tới với đặc phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry sẽ đến thăm Bắc Kinh, mặc dù ít người mong đợi điều đó sẽ tạo thêm đà tiến cho các cuộc đàm phán về khí hậu.

“Đây chẳng qua là một bài tập xây dựng lòng tin,” ông Li nói. “Tôi không nghĩ bên nào có thể thúc ép bên kia hứa hẹn nhiều hơn những gì họ sẵn sàng làm - chính trị sẽ không cho phép điều đó.”


***********

voatiengviet.com

NATO có thêm cơ hội kiềm chế Nga với sự gia nhập của Phần Lan, Thụy Điển

Reuters

Trên cao một cây cầu đường sắt bắc qua một dòng sông sủi bọt ngay bên ngoài Vòng Bắc Cực, các công nhân xây dựng Phần Lan đang nỗ lực thực hiện một dự án làm thông suốt các kết nối từ bờ biển Đại Tây Dương của NATO ở Na Uy đến biên giới mới với Nga.

Cho đến tháng 2 năm 2022, dự án điện khí hóa trị giá 37 triệu euro (41 triệu đô la Mỹ) cho đoạn đường sắt ngắn này – tuyến đường sắt duy nhất giữa Thụy Điển và Phần Lan – chỉ đơn giản là hứa hẹn cho người dân địa phương cơ hội đi chuyến tàu đêm tới những ánh đèn rực rỡ của Stockholm.

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, điều đó đã thay đổi.

Bây giờ Phần Lan là một phần của NATO và Thụy Điển hy vọng sẽ sớm gia nhập.

Vào lúc liên minh định hình lại chiến lược của mình để đối phó với chiến dịch của Nga, việc tiếp cận các vùng lãnh thổ mới này và cơ sở hạ tầng của họ sẽ mở ra những cách để các đồng minh theo dõi và kiềm chế Moscow, đồng thời là cơ hội chưa từng có để đối xử với toàn bộ Tây Bắc Âu như một khối, gần hai chục nhà ngoại giao và các chuyên gia quân sự và an ninh nói với Reuters.

“Đặt Nga vào tình trạng rủi ro

Những cải tiến đường sắt của Phần Lan xung quanh Tornio ở biên giới Thụy Điển là một ví dụ. Dự kiến hoàn thành vào năm tới, chúng sẽ giúp các đồng minh dễ dàng gửi quân tiếp viện và thiết bị từ bên kia Đại Tây Dương đến Kemijarvi, cách biên giới Nga một giờ lái xe và bảy giờ từ căn cứ quân sự và căn cứ hạt nhân của Nga gần Murmansk ở bán đảo Kola.

Trong số các lực lượng đóng ở đó, Hạm đội Phương Bắc của Nga có 27 tàu ngầm, hơn 40 tàu chiến, khoảng 80 máy bay chiến đấu và kho đầu đạn hạt nhân và phi đạn, dữ liệu do Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan (FIIA) thu thập cho thấy.

Trong một cuộc xung đột quân sự với NATO, nhiệm vụ chính của Hạm đội sẽ là đảm bảo quyền kiểm soát Biển Barents và ngăn chặn các tàu đưa tiếp viện từ Bắc Mỹ đến châu Âu qua vùng biển giữa Greenland, Iceland và Vương quốc Anh.

Đó là điều mà Phần Lan có thể giúp NATO chống lại.

Thiếu tướng Mỹ đã nghỉ hưu Gordon B. Davis Jr. nói với Reuters: “Tất cả chỉ nhằm kiềm chế những loại năng lực đó từ phía bắc.”

Bên cạnh việc mở rộng lãnh thổ, Helsinki đang mua những khí tài phù hợp, đặc biệt là máy bay chiến đấu, “để tăng thêm giá trị cho việc phòng thủ ở phía đông bắc, và nói thẳng ra là, trong một cuộc xung đột khiến Nga gặp rủi ro,” ông nói.

Sự đóng góp của Thụy Điển, vào năm 2028, sẽ bao gồm một thế hệ tàu ngầm mới ở Biển Baltic mà ông Fredrik Linden, Chỉ huy Đội tàu ngầm đầu tiên của Thụy Điển, cho biết sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng đáy biển dễ bị tổn thương và duy trì quyền tiếp cận - vấn đề an ninh đang gây nhức đầu hiện nay, như việc phá hủy các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào tháng 9 năm 2022 đã cho thấy.

Ông Linden nói với Reuters: “Với 5 chiếc tàu ngầm, chúng tôi có thể đóng cửa biển Baltic.”

Phó Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan FIIA Samu Paukkunen nói với Reuters rằng Nga đã và đang tích cực phát triển các năng lực quân sự và hỗn hợp của mình ở Bắc Cực để chống lại phương Tây, một phần dưới vỏ bọc hợp tác kinh tế và môi trường quốc tế. Bộ Quốc phòng Nga không trả lời yêu cầu bình luận.

Viện của ông Paukkunen ước tính các lực lượng vũ trang phương Tây chậm hơn Nga khoảng 10 năm về mặt quân sự ở Bắc Cực.

Ông Paukkunen cho biết, ngay cả với những tổn thất mà Nga phải gánh chịu ở Ukraine, thành phần hải quân của Hạm đội Phương Bắc và các máy bay ném bom chiến lược vẫn còn nguyên vẹn.

Đan Mạch, thành viên NATO, đã loại bỏ dần hạm đội tàu ngầm của mình vào năm 2004, một phần trong động thái thu hẹp quy mô khả năng quân sự sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và nước này vẫn chưa quyết định các khoản đầu tư trong tương lai. Na Uy cũng đang đặt mua 4 tàu ngầm mới, chiếc đầu tiên sẽ được giao vào năm 2029.

Ông Sebastian Bruns, nhà nghiên cứu cấp cao về an ninh hàng hải tại Viện Chính sách An ninh của Đại học Kiel, nói: “Đối với tôi, dường như chúng ta có một số việc phải làm, bởi vì chúng ta đã không làm điều đó đúng cách trong 25 năm qua”.

“Toàn bộ”

Cả hai diễn biến đều cho thấy liên minh mở rộng sẽ định hình lại bản đồ an ninh của châu Âu như thế nào. Khu vực từ Baltic ở phía nam đến vùng cao phía bắc gần như có thể trở thành một khu vực hoạt động tổng hợp của NATO.

“Đối với NATO, điều quan trọng là phải kiểm soát toàn bộ phần phía bắc, xem nó như một khối toàn bộ,” Trung tá Michael Maus của NATO nói với Reuters. Ông chủ trì nhóm công tác dẫn dắt việc hội nhập quân sự của Phần Lan vào NATO.

“Với các quốc gia NATO (hiện nay) là Na Uy và Đan Mạch, giờ đây chúng ta có cả một khối. Và khi nghĩ về các kế hoạch phòng thủ tiềm năng, đó là một bước tiến lớn đối với chúng ta, để coi đó là một khu vực toàn bộ hiện tại.”

Điều này trở nên rõ ràng vào tháng 5, khi Phần Lan tổ chức cuộc tập trận đầu tiên ở Bắc Cực với tư cách là thành viên NATO tại một trong những căn cứ huấn luyện pháo binh lớn nhất châu Âu cách Vòng Bắc Cực 25 km.

Thị trấn Rovaniemi gần đó, được khách du lịch gọi là quê hương của ông già Noel, cũng là căn cứ của lực lượng không quân Bắc Cực của Phần Lan và sẽ đóng vai trò là trung tâm quân sự cho khu vực trong trường hợp xảy ra xung đột. Phần Lan đang đầu tư khoảng 150 triệu euro cải tạo căn cứ để có thể tiếp nhận một nửa phi đội mới gồm 64 máy bay chiến đấu F-35, dự kiến sẽ đến từ năm 2026.

Đối với cuộc diễn tập tháng 5, gần 1.000 binh sĩ lực lượng đồng minh từ Hoa Kỳ, Anh, Na Uy và Thụy Điển đã tràn ngập các đường cao tốc thưa thớt khi họ tham gia cùng khoảng 6.500 quân Phần Lan và 1.000 xe.

Đại úy Kurt Rossi, Sĩ quan Pháo binh dã chiến của Quân đội Hoa Kỳ, dẫn đầu một khẩu đội mang theo một bệ phóng rốc-két M270.

Đầu tiên nó được vận chuyển từ Đức qua biển Baltic, sau đó được vận chuyển bằng xe tải gần 900 km về phía bắc.

Ông Rossi nói: “Chúng tôi chưa từng gần (với Nga) như vậy và chưa huấn luyện ở Phần Lan trước đây.”

Nếu xảy ra xung đột với Nga ở khu vực Biển Baltic - nơi Nga có khả năng quân sự đáng kể tại St. Petersburg và Kaliningrad - tuyến đường vận chuyển mà NATO sử dụng cho cuộc tập trận đó sẽ rất dễ bị tổn thương. Phần Lan phụ thuộc rất nhiều vào vận tải hàng hải cho tất cả các nguồn cung cấp của mình – dữ liệu hải quan cho thấy gần 96% ngoại thương của nước này được vận chuyển qua Baltic.

Tuyến đường sắt đông-tây băng qua vùng cao phía bắc sẽ mở ra một giải pháp thay thế, có thể mang tính quyết định.

Ông Tuomo Lamberg, quản lý các hoạt động xuyên biên giới tại Sweco, công ty Thụy Điển thiết kế điện khí hóa, nói: “Tôi nghĩ rằng người Nga có thể dễ dàng làm gián đoạn việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nên về cơ bản, tuyến đường phía bắc này là tuyến đường duy nhất có thể tiếp cận sau đó”.

“Không có gì đánh bại họ”

Nhưng rủi ro đó cũng có thể giảm đi khi Thụy Điển gia nhập NATO.

Ở bên dưới mực nước Biển Baltic, chỉ huy tàu ngầm Linden cho phóng viên xem khu vực dành cho hạm trưởng tàu Gotland, một trong bốn tàu ngầm hiện có trong hạm đội của Thụy Điển, sẽ nâng tổng số tàu của NATO ở các nước Baltic lên 12 chiếc vào năm 2028.

Viện Kiel dự kiến Nga sẽ bổ sung thêm 1 tới 3 tàu ngầm trong những năm tới, nâng tổng số tàu ngầm Baltic lên 4 chiếc, cùng với hạm đội khoảng 6 tàu chiến hiện đại. Khả năng của họ tại Kaliningrad cũng bao gồm các phi đạn đạn đạo tầm trung.

“Đây có thể là nơi cô đơn nhất trên thế giới,” ông Linden, người chỉ huy con tàu trong nhiều năm, nói. Trong một nhiệm vụ điển hình, kéo dài hai đến ba tuần, không có liên lạc với trụ sở chính, ông cho hay.

Nhà nghiên cứu Bruns nói chiếc Gotlands, giống như tàu ngầm Loại 212 hiện đại của Đức, sẽ là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất của NATO và có thể ở ngoài cảng lâu hơn đáng kể so với hầu hết các mẫu thông thường khác.

Ông Bruns nói: “Không nghi ngờ gì nữa, tôi có thể nói rằng lớp tàu Gotland và Loại 212 của Đức là những tàu ngầm phi hạt nhân có khả năng nhất trên thế giới.”

“Không có gì có thể đánh bại chúng, theo đúng nghĩa đen. Xét về mức độ thầm lặng của chúng, động cơ chúng sử dụng, chúng đặc biệt thầm lặng và rất cơ động.”

Trong chiến tranh tàu ngầm, ông Linden nói, câu hỏi chính là kẻ thù ở đâu. Một thành viên thủy thủ đoàn bất cẩn làm rơi cờ lê hoặc đóng sầm cửa tủ có thể dẫn đến việc bị phát hiện.

“Chúng tôi nói chuyện rất nhỏ trên tàu,” ông Linden nói. “Bạn không nên tin ... những bộ phim mà mệnh lệnh được hét lên.”

Chiếc Gotland có trụ sở tại Karlskrona, cách Kaliningrad khoảng 350 km qua biển Baltic. Theo Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu, với trung bình 1.500 tàu mỗi ngày qua lại trên biển Baltic, đây là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới – và thực sự chỉ có một đường đi ra, đó là Biển Kattegatt giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

Con đường biển nông và đông đúc chỉ có thể được tiếp cận thông qua ba eo biển hẹp mà tàu ngầm không thể đi qua mà không bị phát hiện.

Sức mạnh của lắng nghe

Nếu bất kỳ eo biển nào bị đóng, giao thông vận tải đường biển đến Thụy Điển và Phần Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và các quốc gia vùng Baltic bị cắt đứt hoàn toàn. Nhưng với Thụy Điển trong liên minh, điều đó trở nên dễ ngăn ngừa hơn, bởi vì các tàu ngầm của Thụy Điển sẽ tăng thêm sức mạnh lắng nghe của NATO.

Ông Linden nói thủy thủ đoàn tàu Gotland đôi khi có thể nghe thấy tiếng tàu của Nga. Phạm vi di chuyển của âm thanh thay đổi một phần tùy thuộc vào các mùa. Ông nói, vào mùa đông, bạn có thể nghe âm thanh xa đến tận đảo Oeland – chỉ xa hơn một chút so với khoảng cách giữa London và Birmingham ở Vương quốc Anh.

“Bạn có thể nằm bên ngoài Stockholm và nghe thấy tiếng xích lạch cạch trên phao phía bắc của Oeland,” ông Linden nói. “Vào mùa hè, bạn có thể nghe khoảng 3.000 mét.”

Đến năm 2028, khi Thụy Điển nhận tàu thiết kế mới, khả năng này sẽ tăng lên. Tàu thiết kế mới, được gọi là A26, sẽ cho phép các thủy thủ đoàn tàu ngầm triển khai các phương tiện hoạt động từ xa (ROV), thợ lặn chiến đấu hoặc các hệ thống tự trị thuộc loại nào đó mà không gây nguy hiểm cho tàu ngầm hoặc thủy thủ đoàn, ông Bruns nói.

“Tùy thuộc vào nhiệm vụ, nó có thể là ROV bảo vệ đường ống hoặc cáp dữ liệu, nó có thể là thợ lặn chiến đấu lên bờ trong bóng tối, nó có thể là hầu hết mọi thứ.”

Khả năng đó sẽ tăng phạm vi của Thụy Điển trong việc kiểm soát các tàu đến và đi qua Biển Baltic.

“Nếu bạn tính tất cả các lực lượng, với Đức dẫn đầu, Thụy Điển và Phần Lan tham gia, thì tất cả các lực lượng đó đã thực sự thay đổi cán cân ở Biển Baltic khá đáng kể”, ông Nick Childs, thành viên cấp cao về Lực lượng Hải quân và An ninh Hàng hải tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết.

“Điều đó sẽ khiến hạm đội Biển Baltic của Nga rất khó hoạt động một cách tự do”, ông nói. “Nhưng nó có thể ... vẫn đặt ra những thách thức cho NATO.”


**********

Mỹ khuyến cáo công dân cân nhắc rủi ro khi tới Trung Quốc

AP

Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ cân nhắc việc du hành tới Trung Quốc vì thực thi pháp luật tùy tiện và các lệnh cấm xuất cảnh tùy tiện cũng như nguy cơ bị giam giữ sai trái.

Không có trường hợp cụ thể nào được trích dẫn, nhưng khuyến cáo được đưa ra sau khi một công dân Hoa Kỳ 78 tuổi bị kết án tù chung thân vì tội gián điệp vào tháng 5 năm nay.

Diễn biến này theo sau việc thông qua Luật Quan hệ Đối ngoại sâu rộng vào tuần trước vốn đe dọa sẽ có các biện pháp đối phó chống lại những người bị coi là gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc gần đây cũng đã thông qua luật phản gián được viết rất bao quát khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài quan ngại, với các văn phòng bị khám xét cùng một điều luật trừng phạt những người nước ngoài chỉ trích Trung Quốc.

“Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tùy tiện thực thi luật pháp địa phương, bao gồm ban hành lệnh cấm xuất cảnh đối với công dân Hoa Kỳ và công dân của các quốc gia khác, mà không có quy trình công bằng và minh bạch theo luật,” khuyến cáo của Hoa Kỳ cho biết.

“Công dân Hoa Kỳ đi du lịch hoặc cư trú tại Trung Quốc có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với các dịch vụ lãnh sự của Hoa Kỳ hoặc tiếp cận với thông tin về hành vi mà họ bị cáo buộc phạm tội,” khuyến cáo cảnh báo.

Khuyến cáo cũng nói rằng chính quyền Trung Quốc “dường như có toàn quyền coi nhiều loại tài liệu, dữ liệu, số liệu thống kê hoặc tài liệu là bí mật nhà nước và bắt giữ cũng như truy tố các công dân nước ngoài với cáo buộc hoạt động gián điệp.”

Khuyến cáo liệt kê một loạt các hành vi có thể bị xem là phạm tội, từ tham gia biểu tình đến gửi tin nhắn chỉ trích chính sách của Trung Quốc hoặc thậm chí chỉ đơn giản là tiến hành nghiên cứu về các lĩnh vực được coi là nhạy cảm.

Các lệnh cấm xuất cảnh có thể được sử dụng để buộc các cá nhân tham gia vào các cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc, gây áp lực buộc các thân nhân trong gia đình trở về từ nước ngoài, giải quyết các tranh chấp dân sự có lợi cho công dân Trung Quốc và “đạt được đòn bẩy thương lượng đối với các chính phủ nước ngoài”, khuyến cáo cho biết.

Khuyến cáo tương tự đã được ban hành cho các khu vực bán tự trị của Trung Quốc như Hong Kong và Macao. Khyến cáo đề ngày 30/6 và loan báo qua email cho báo giới vào ngày 3/7.

Trước đây, Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến cáo tương tự cho công dân của mình, nhưng những khuyến cáo trong những năm gần đây chủ yếu cảnh báo về sự nguy hiểm của việc bị phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài trong khi Trung Quốc đóng cửa biên giới trong ba năm theo chính sách hà khắc “zero-COVID”.

Nhìn chung, Trung Quốc phản ứng một cách giận dữ với điều mà họ coi là những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm bôi xấu hệ thống độc tài do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trung Quốc đã đưa ra các khuyến cáo du hành của riêng mình liên quan đến Hoa Kỳ, cảnh báo về sự nguy hiểm của tội phạm, của nạn phân biệt đối xử chống người châu Á và chi phí chăm sóc y tế khẩn cấp đắt đỏ.

Trung Quốc chưa phản hồi đối với khuyến cáo du hành của Mỹ ngày 3/7.

Không có thông tin chi tiết về các cáo buộc chống lại điệp viên John Shing-Wan Leung vì hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và do sự kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với các vấn đề pháp lý. Ông Leung, người cũng có hộ khẩu thường trú tại Hong Kong, đã bị giam giữ tại thành phố Tô Châu phía đông nam từ ngày 15 tháng 4 năm 2021 — thời điểm Trung Quốc đóng cửa biên giới và hạn chế chặt chẽ việc di chuyển của người dân trong nước để kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

Các cảnh báo được đưa ra khi quan hệ Mỹ-Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, về thương mại, công nghệ, về vấn đề Đài Loan và nhân quyền, mặc dù các bên đang thực hiện một số bước để cải thiện tình hình. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuần trước đã có chuyến thăm Bắc Kinh bị trì hoãn từ lâu và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ thực hiện chuyến đi rất được mong đợi tới Bắc Kinh trong tuần này. Trung Quốc gần đây cũng đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Washington, người đã trình ủy nhiệm thư trong cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc.

Tuy nhiên, các sự kiện khác cũng chỉ ra sự thử thách trong mối quan hệ. Trung Quốc đã chính thức phản đối vào tháng trước sau khi ông Biden gọi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là “nhà độc tài”, vài ngày sau chuyến thăm của ông Blinken.

Ông Biden phớt lờ sự phản đối, nói rằng những lời nói của ông sẽ không có tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Trung và ông vẫn mong sớm gặp ông Tập. Ông Biden cũng đã khiến Bắc Kinh chỉ trích bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan tự trị nếu Trung Quốc, nước tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ của mình, tấn công hòn đảo này.

Ông Biden nói những tuyên bố thẳng thừng của ông về Trung Quốc “không phải là điều mà tôi sẽ thay đổi nhiều”.

Chính quyền Biden cũng chịu áp lực từ cả hai đảng phải có đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc, khiến vấn đề này trở thành một trong số ít vấn đề mà hầu hết các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đồng ý.

Cùng với một số người Mỹ bị giam giữ, hai người Úc gốc Hoa, Cheng Lei, người trước đây làm việc cho đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, và nhà văn Yang Jun, đã bị giam giữ lần lượt từ năm 2020 và 2019 mà không có thông tin gì về bản án của họ.

Có lẽ trường hợp giam giữ tùy tiện khét tiếng nhất liên quan đến hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor, đã bị giam giữ ở Trung Quốc vào năm 2018, ngay sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei Technologies và là con gái của người sáng lập tập đoàn công nghệ này theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.

Họ bị buộc tội về các tội liên quan đến an ninh quốc gia mà không bao giờ được giải thích và được trả tự do ba năm sau khi Hoa Kỳ dàn xếp các cáo buộc gian lận đối với bà Mạnh. Nhiều quốc gia gọi hành động của Trung Quốc là “chính trị con tin.”


**********

Tin tức thế giới 4-7: Phản công của Ukraine chậm lại; Giá dầu giảm


Một tòa nhà bị hư hại ở thành phố Sumy tại miền đông Ukraine ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Một tòa nhà bị hư hại ở thành phố Sumy tại miền đông Ukraine ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Chiến sự ở miền đông Ukraine bế tắc 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình ở miền đông nước này đang rất khó khăn, dù khẳng định lực lượng của Kiev vẫn đang tiến lên từng bước. 

Ông Zelensky nói rằng Ukraine giành thêm 37km2 lãnh thổ ở phía nam trong tuần qua, thấp hơn so với 900km2 lấy lại được trong vài ngày đầu tiên mở chiến dịch phản công.

"Có một số lượng đáng kể lính Nga ở Ukraine. Có những trở ngại phòng thủ đáng kể. Phản công rất khó. Mọi người đừng bao giờ nghĩ rằng đây là một cuộc dạo chơi dễ dàng", Hãng tin AFP dẫn lời ông Rob Bauer, chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO.

Ukraine cho biết Nga đã triển khai 180.000 quân ở 2 mặt trận chính. Theo lực lượng vũ trang của Kiev, lực lượng của Nga được bố trí rải rác gần các thành phố Lyman đến Kupyansk cũng như xung quanh Bakhmut.

* Ukraine và Đức kêu gọi duy trì thỏa thuận ngũ cốc. Trong cuộc điện đàm ngày 3-7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng cần duy trì thỏa thuận ngũ cốc với Nga để đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen. Trước đó, Nga nói rằng không có nhiều hy vọng kéo dài thỏa thuận này.

Tờ Financial Times cho biết EU đang cân nhắc nhượng bộ với Nga, trong đó cho phép Ngân hàng Nông nghiệp Nga thành lập một công ty con để kết nối lại với mạng lưới tài chính toàn cầu.

* Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO. Ngày 3-7, Tổng thống Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phản đối Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này nếu Stockholm vẫn chứa chấp các nhóm mà Ankara coi là khủng bố. 

Trước đó, Thụy Điển cho biết họ đã tìm cách giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Ankara, bao gồm cả việc đưa ra luật chống khủng bố mới trong tháng này, nhưng Ankara cho rằng điều này là "vô nghĩa". 

Đến nay, còn Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary phản đối kết nạp Thụy Điển vào NATO.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không ủng hộ Thụy Điển vào NATO nếu không giải quyết được các lo ngại an ninh - Ảnh: AFP

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không ủng hộ Thụy Điển vào NATO nếu không giải quyết được các lo ngại an ninh - Ảnh: AFP

Giá dầu giảm bất chấp Nga, Saudi Arabia cắt giảm sản lượng 

Sáng 4-7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giảm 1% xuống còn 74,6 USD/thùng, còn giá dầu West Texas Intermediate tại thị trường Mỹ giảm 1,2%, còn 69,7 USD/thùng. 

Trước đó, giá dầu chỉ tăng nhẹ 0,6% sau khi Saudi Arabia và Nga, những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, tuyên bố sẽ cùng cắt giảm sản lượng dầu của cả 2 nước xuống 1,5 triệu thùng/tháng vào tháng sau.

Mức cắt giảm này, tương đương 1,5% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu, nhằm vực dậy giá dầu trong bối cảnh lo ngại về kinh tế toàn cầu ngày càng tăng và khả năng Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất.

* EU tính chốt thỏa thuận về người di cư trong năm nay. Liên minh châu Âu (EU) hy vọng đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay để đối phó với cách hàng ngàn người di cư đang hướng về châu lục này.

Thỏa thuận tái phân bổ những người di cư đang xin tị nạn hiện gây chia rẽ ở châu Âu. Một số quốc gia như Ý, Hy Lạp hay Tây Ban Nha ủng hộ vì cho rằng họ phải chịu gánh nặng bất công vì là điểm đến chính của người di cư. 

Trong khi đó, các chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc ở Hungary và Ba Lan phản đối kế hoạch tái phân bổ nêu trên, theo AFP.

* Tuần hành phản đối biểu tình khắp nước Pháp. Ngày 3-7, các thị trưởng ở Pháp tổ chức các cuộc tuần hành để phản đối biểu tình bạo lực gây bất ổn kéo dài nhiều ngày qua. 

"Điều này không thể tiếp tục", ông Vincent Jeanbrun, xã trưởng vùng L'Hay-les-Roses ở ngoại ô Paris, nói khi dẫn đầu đoàn tuần hành. 

Các quan chức Pháp dẫn đầu tuần hành phản đối biểu tình bạo lực ở phía nam thủ đô Paris ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Các quan chức Pháp dẫn đầu tuần hành phản đối biểu tình bạo lực ở phía nam thủ đô Paris ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Biểu tình bùng nổ cuối tháng trước sau vụ cảnh sát ở Nanterre bắn chết 1 thiếu niên 17 tuổi vì không tuân thủ lệnh dừng xe sau khi vi phạm giao thông. 

Thủ tướng Elisabeth Borne nói sẽ duy trì lực lượng 45.000 cảnh sát trong đêm 4-7 để đảm bảo trật tự.

* Đức tăng chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục. Đức dự kiến chi 445,7 tỉ euro, khoảng 485 tỉ USD, cho năm 2024 và sẽ vay thêm khoảng 16,6 tỉ euro để bù đắp thiếu hụt do tăng chi tiêu quốc phòng. 

Chính phủ Đức đã cam kết đến năm 2024 sẽ đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng tương đương 2% GDP như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với 51,8 tỉ euro dự kiến dành riêng cho chi tiêu quốc phòng và 19,2 tỉ bổ sung quỹ ngân sách cho các lực lượng vũ trang.

Chu du thế giới

Con tàu Amerigo Vespucci rời cảng Genoa ngày 1-7 để bắt đầu chuyến thăm 30 cảng khắp thế giới kéo dài 18 tháng. Chuyến đi nhằm quảng bá các giá trị của nước Ý đến toàn cầu - Ảnh: Hải quân Ý

Con tàu Amerigo Vespucci rời cảng Genoa ngày 1-7 để bắt đầu chuyến thăm 30 cảng khắp thế giới kéo dài 18 tháng. Chuyến đi nhằm quảng bá các giá trị của nước Ý đến toàn cầu - Ảnh: Hải quân Ý


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 04 -7 -2023

xxx

HoaLuc Dep**************

Viên cảnh sát bắn Nahel được ủng hộ 1 triệu USD, dân Pháp thêm phẫn nộ


Một cảnh sát đứng gác bên ngoài một tòa nhà ở Nantes, Pháp, trong đợt biểu tình ngày 30-6 - Ảnh: AFP

Một cảnh sát đứng gác bên ngoài một tòa nhà ở Nantes, Pháp, trong đợt biểu tình ngày 30-6 - Ảnh: AFP

'Máy phát bạo loạn'

Quỹ do ông Jean Messiha, cựu cố vấn của chính trị gia Pháp Marine Le Pen, lập trên trang GoFundMe đã nhận được hơn 1 triệu euro, khoảng 1,09 triệu USD, tính đến ngày 3-7. Trong khi đó, quỹ để hỗ trợ gia đình thiếu niên Nahel chỉ nhận được chưa đến 200.000 euro, khoảng 218.000 USD.


Quỹ cho viên cảnh sát bắn thiếu niên ở Pháp nhận được 1 triệu USD, căng thẳng lại bùng lên


Quỹ cho viên cảnh sát bắn thiếu niên ở Pháp nhận được 1 triệu USD, căng thẳng lại bùng lên

GoFundMe là một nền tảng trực tuyến của Mỹ có chức năng quyên góp tiền cho các sự kiện khác nhau trong cuộc sống.

Viên cảnh sát Florian M, 38 tuổi, được xác định là người đã nổ súng vào Nahel M cách đây một tuần vì cậu không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe sau khi vi phạm luật giao thông ở thành phố Nanterre. Vụ nổ súng khiến thiếu niên này thiệt mạng. 

Vụ việc đã làm bùng lên làn sóng biểu tình khắp nước Pháp và tranh cãi về cách hành xử của lực lượng cảnh sát. 

"Hãy hỗ trợ cho gia đình của sĩ quan cảnh sát Nanterre, Florian M, người đã làm công việc của mình và hôm nay đang phải trả giá đắt. Hãy ủng hộ anh ấy một cách mạnh mẽ và ủng hộ cảnh sát của chúng ta", thông báo gây quỹ cho cảnh sát Florian viết. 

Theo báo Guardian, đã có 58.000 người tham gia ủng hộ quỹ này.

Trong khi đó, bà Nadia, được xác định là bà của thiếu niên Nahel, nói rằng quỹ này khiến bà đau lòng. "Anh ta đã lấy đi mạng sống của cháu tôi. Anh ta phải trả giá, như bao người khác", bà nói trên kênh truyền hình BFM.

Các chính trị gia cánh tả cũng lên tiếng chỉ trích quỹ này, cho rằng bà Jean Messiha đang đùa với lửa. 

"Đó là một máy phát bạo loạn. Số tiền vài trăm nghìn euro cho viên cảnh sát bị truy tố trong vụ sát hại thiếu niên Nahel là điều khiếm nhã và tai tiếng", ông Eric Bothorel, thuộc Đảng En Marche của Tổng thống Emmanuel Macron, viết trên Twitter.

Cả một bãi xe bị những kẻ bạo loạn đốt phá ở Paris - Ảnh: AP

Cả một bãi xe bị những kẻ bạo loạn đốt phá ở Paris - Ảnh: AP

Chính phủ Pháp nói gì? 

Ông Olivier Faure, lãnh đạo Đảng Xã hội, và một số chính trị gia khác đã kêu gọi GoFundMe đóng trang gây quỹ này. "Bạn duy trì một vết rạn nứt vốn đã lớn bằng cách tham gia ủng hộ một sĩ quan cảnh sát bị truy tố tội cố ý giết người. Hãy đóng lại!", ông Faure nhấn mạnh.

Tuy nhiên, GoFundMe cho biết họ không vi phạm quy định nào và số tiền sẽ được chi cho gia đình viên cảnh sát Florian, chứ không phải các chi phí tòa án.

Phát biểu với báo Le Figaro, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne khẳng định chính phủ không quyết định sự tồn tại của quỹ quyên góp này. 

Nhưng bà Borne nhấn mạnh việc một lãnh đạo đảng cực hữu quyên góp quỹ chắc chắn không mang lại một sự xoa dịu nào đối với tình hình căng thẳng hiện tại. 

Trong khi đó, Cơ quan tình báo nội địa Pháp cho biết nhiều kẻ nổi loạn dùng bạo lực với mục đích giết người. Theo đó, nhiều thành viên tham gia bạo loạn còn rất trẻ, nhạy cảm với mạng xã hội, không chùn tay với bạo lực và trộm cắp, theo báo Le Monde. 

Cơ quan tình báo nội địa Pháp (DRNT) nhận định với báo Le Monde rằng gọi các cuộc bạo loạn vừa qua là khủng hoảng ở quy mô quốc gia. Theo DRNT, cuộc khủng hoảng này là sự tiếp nối của chuỗi khủng hoảng không có hồi kết: Phong trào “Áo vàng”, các cuộc biểu tình chống vắc xin, và phản đối cải cách lương hưu. 

Báo Euro News dẫn thống kê (tính đến ngày 2-7) từ Bộ Nội vụ Pháp về thiệt hại do các cuộc biểu tình bạo loạn gây ra. Theo đó, có khoảng 5.000 phương tiện bị đốt cháy, gần 1.000 tòa nhà bị đốt cháy hoặc hư hại, 250 vụ tấn công vào đồn cảnh sát hoặc hiến binh, hơn 700 thành viên lực lượng an ninh trật tự bị thương.


************

bbc.com

Moscow: Các chuyến bay chính bị gián đoạn do bị drone tấn công

Kathryn Armstrong

BBC News

Các hạn chế tại sân bay Vnukovo, một trong ba sân bay quốc tế của Moscow, hiện đã được dỡ bỏ.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Các hạn chế tại sân bay Vnukovo, một trong ba sân bay quốc tế của Moscow, hiện đã được dỡ bỏ. (Ảnh tư liệu)

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng drone vào Moscow, buộc các chuyến bay phải chuyển hướng sang Sân bay Quốc tế Vnukovo.

Năm drone đã được sử dụng trong cuộc tấn công hôm thứ Ba và cũng nhắm mục tiêu vào các địa điểm trong khu vực rộng lớn hơn xung quanh thủ đô Moscow,

Bộ Quốc phòng cho biết tất cả các máy bay không người lái đã bị bắn hạ và không có thương vong hay thiệt hại.

Ukraine đã không nhận trách nhiệm về vụ tấn công bị cáo buộc.

Các hạn chế tại sân bay Vnukovo, một trong ba sân bay quốc tế của Moscow, hiện đã được dỡ bỏ. Các chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ai Cập nằm trong số những chuyến bay bị ảnh hưởng.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, bốn trong số các drone đang bay trong khu vực Moscow đã bị hệ thống phòng không bắn hạ. Một drone thứ năm đã bị chặn điện tử trước khi bị rơi.

“Nỗ lực của chính quyền Kyiv nhằm tấn công một khu vực có cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm một sân bay tiếp nhận các chuyến bay quốc tế, là một hành động khủng bố mới,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho biết trên Telegram.

Truyền thông nhà nước Nga cho biết một trong những drone đã bị rơi ở thị trấn Kubinka, cách sân bay Vnukovo ở phía tây nam thành phố khoảng 36 km.

Một chiếc khác được cho là bị bắn rơi gần làng Valuevo, cũng gần sân bay.

BBC đang cố gắng xác minh thông tin này một cách độc lập.

Đây không phải là cuộc tấn công bằng máy drone đầu tiên nhằm vào Moscow. Vào tháng Năm, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ít nhất 8 máy bay không người lái đã gây ra thiệt hại nhỏ.

Đây là lần đầu tiên thành phố bị nhiều drone nhắm tới kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai năm 2022 và xảy ra sau khi Moscow đổ lỗi cho Kyiv về một cuộc tấn công bằng drone vào Điện Kremlin.

Ukraine từ chối trách nhiệm cho cả hai vụ việc.

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm thứ Ba diễn ra sau khi Ukraine phát động cuộc phản công chống lại Nga.

Điều này vẫn chưa đạt được tốc độ và động lực mà một số người đã hy vọng, bao gồm cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người trước đây thừa nhận tiến độ là chậm.

Trong khi đó, số người chết trong cuộc tấn công bằng drone của Nga vào thành phố Sumy, miền bắc Ukraine hôm thứ Hai đã tăng lên ba người, theo thị trưởng địa phương. Một số người khác bị thương.


***********

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm để sản xuất chất bán dẫn

Chi Phương

Bộ Thương Mại Trung Quốc, hôm 03/07/2023, thông báo sẽ kiểm soát việc xuất khẩu một số kim loại hiếm được sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là động thái mới nhất trong cuộc chiến chất bán dẫn giữa Bắc Kinh và Washington.  

Đăng ngày:


2 phút

Ảnh minh họa : Một công nhân sản xuất chip tại nhà máy của Công ty bán dẫn Jiejie ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, ngày 17/03/2021.
Ảnh minh họa : Một công nhân sản xuất chip tại nhà máy của Công ty bán dẫn Jiejie ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, ngày 17/03/2021. AFP - STR

Theo The Financial Times, kể từ ngày 01/08/2023, việc xuất khẩu những kim loại hiếm như germanium hay gallium phải có giấy phép của bộ Thương Mại Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cho rằng biện pháp này nhằm “bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”.  Trung Quốc là nhà sản xuất gallium và germanium hàng đầu thế giới, do vậy, việc giảm xuất khẩu các kim loại này có thể làm chậm lại quá trình sản xuất hoặc làm tăng giá các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông, năng lượng.   

Chiến lược quản lý xuất khẩu các loại kim loại hiếm để sản xuất các đĩa bán dẫn silicon (wafer silicon) trong ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, được đưa ra vài ngày sau khi Hà Lan công bố áp dụng biện pháp kiểm soát, hạn chế bán thiết bị sản xuất chip công nghệ cao ra nước ngoài. Cụ thể, kể từ ngày 01/09, công ty ASML của Hà Lan sẽ khó có thể xuất khẩu hàng chục máy móc sản xuất chip bán dẫn cho Trung Quốc.  

Những hạn chế này liên quan đến chính sách kiểm soát, hạn chế xuất khẩu chip công nghệ cao và các thiết bị để chế tạo chất bán dẫn sang Trung Quốc, được Hoa Kỳ khởi xướng từ tháng 10 năm ngoái. Không chỉ Hà Lan, Hoa Kỳ, mà Nhật Bản cũng tham gia, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ cao để sản xuất vũ khí, trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu. 

Cuộc chiến chất bán dẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục khi trang Wall Street Journal đưa tin hôm nay, 04/07/2023, cho biết bộ Thương Mại Hoa Kỳ trong những tuần sắp tới, có thể sẽ đưa ra các hạn chế các doanh nghiệp Hoa Kỳ, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin và lưu trữ đám mây cho các doanh nghiệp Trung Quốc. 


***********
rfi.fr

Ấn Độ : Thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải khai mạc

Anh Vũ

Hôm nay, 04/07/2023, tại New Dehli, Ấn Độ chủ trì thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS), một định chế tập hợp 9 quốc gia  khu vực Trung Á đặc biệt hai nước lớn Trung Quốc và Nga. Hội nghị  được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.  Sự tham gia tích cực của Ấn Độ vào OCS gây không ít ngạc nhiên trong lúc New Dehli thúc đẩy các quan hệ gần gũi với phương Tây.

Đăng ngày:


2 phút

Lãnh đạo các nước thành viên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS) tham gia cuộc họp thượng đỉnh qua vidéo hội nghị. Ảnh chụp từ Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 04/07/2023.
Lãnh đạo các nước thành viên Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (OCS) tham gia cuộc họp thượng đỉnh qua vidéo hội nghị. Ảnh chụp từ Kremlin, Matxcơva, Nga, ngày 04/07/2023. via REUTERS - SPUTNIK

Thông tín viên Sébastien Farcis tại New Dehli cho biết thêm thông tin :

Cách nay hai tuần, thủ tướng Ấn Độ công du Hoa Kỳ rầm rộ đúc kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ quân sự giữa hai nước. Chục ngày nữa, ông sẽ tới Paris dự lễ kỷ niệm quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ -Pháp. Giữa khoảng thời gian này, thủ tướng Narendra Modi chủ trì thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, tập trung theo hướng hợp tác với Bắc Kinh và Matxcơva. Sự cách biệt lớn này được Rajesh Rajagopalan, giáo sự chính trị quốc tế thuộc đại học Jawarhalal Nehru tại New Dehli giải thích :

« Ấn Độ không muốn là đồng minh chính thức của bất kỳ nước nào nhưng muốn có quan hệ đối tác với tất cả các nước dù đó là phương Tây, Nga, các nước nam bán cầu và Ấn Độ cũng mong muốn quan hệ đối tác với cả Trung Quốc, nếu như không có vấn đề về biên giới. »

Bởi vậy Ấn Độ tiếp tục chính sách không liên kết đã theo đuổi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, giờ đây được New Dehli gọi là chính sách ngoại giao đa cực. Nhưng trò chơi thăng bằng này có thể  nguy hiểm.

Vấn đề là Ấn Độ ngần ngại không muốn là một đối tác về an ninh, để tránh mọi sự công kích nhắm vào Trung Quốc. Vậy nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, có khả năng Ấn Độ sẽ không sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh phương Tây. Đây là điều có thể khiến phương Tây thất vọng.

Năm nay, Iran, một đối thủ khác của phương Tây sẽ chính thức gia nhập Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải.

Mở rộng cửa cho đồng minh của Nga 

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi « bảo vệ hòa bình trong vùng và bảo đảm an ninh chung ».

Chủ yếu tập trung vào các vấn đề an ninh và thương mại trong khu vực Trung Á, hội nghị thượng đỉnh lần này đặt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của OCS với việc kết nạp Iran làm thành viên đầy đủ, chuẩn bị mở cửa đón Belarus gia nhập, hai quốc gia đồng minh thân cận với Nga hiện nay.

***********

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) - Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị công du ba nước châu Âu. Theo thông báo của Nhà Trắng ngày 02/07/2023, nhân vòng công du từ 09-13/07, ông Biden sẽ đi thăm Vương Quốc Anh, và hội đàm với vua Charles III và thủ tướng Anh Rishi Sunak ở Luân Đôn, trước khi bay qua Vilnius dự thượng đỉnh khối NATO tại Lítva trong hai ngày 11 và 12/07. Ở chặng cuối của chuyến đi, tại Helsinki, thủ đô Phần Lan, tổng thống Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ và Bắc Âu vào ngày 13 tháng 7. 

(AFP) - Xe thiết giáp Pháp "không phù hợp" để tấn công trên chiến trường Ukraina. Theo tiết lộ của một sĩ quan Ukraina ngày 30/06/2023, vì lớp giáp quá mỏng, loại xe tăng hạng nhẹ AMX-10 RC mà Pháp viện trơ cho Ukraina và hiện đang được sử dụng trong cuộc phản công của lực lượng Kiev, không phù hợp cho các cuộc tấn công trực diện. Thiếu tá Spartanets, chỉ huy một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 37, hiện được triển khai ở vùng Donetsk, đã quan sát những chiếc xe tăng Pháp trên chiến trường và cho rằng loại xe này dùng để yểm trợ hỏa lực do súng và thiết bị quan sát rất tốt, nhưng lớp giáp mỏng nên không thể dùng trong các chiến dịch tấn công trực diện. Đã có trường hợp một quả đạn 152mm phát nổ gần chiếc xe và mảnh đạn pháo đã xuyên thủng lớp giáp bọc, khiến cho 4 chiến sĩ trong xe bị thiệt mạng. 

(AFP) - Trung Quốc kêu gọi Nga tăng cường hợp tác hải quân. Phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) được đưa ra hôm nay 03/07/2023 khi ông tiếp tổng tư lệnh hải quân Nga Nikolai Ievmenov tại Bắc Kinh. Theo bộ Quốc Phòng Trung Quốc, ông Lý Thượng Phúc nói rằng hai nước cần thường xuyên tổ chức các cuộc thao dợt và tuần tra, thi đấu chung. Đây được xem là cuộc gặp cao cấp nhất về quốc phòng giữa Nga và Trung Quốc từng được công bố kể từ khi Putin điều quân xâm lược Ukraina.

(Reuters) - Việt Nam cấm chiếu phim Barbie của hãng Warner Bros vì hình đường chín đoạn trên bản đồ Biển Đông. Theo dự kiến ban đầu, bộ phim Barbie của hãng Warner Bros sẽ được trình chiếu tại Việt Nam vào ngày 21/07/2023, cùng ngày phim được chiếu tại Mỹ. Tuy nhiên, hôm nay 03/07 truyền thông trong nước thông báo Cục điện ảnh không cấp giấy phép phát hành phim này ở Việt Nam. Hãng phim Warner Bros hiện chưa bình luận về thông tin nói trên. Việt Nam đã từng cấm chiếu một số bộ phim nước ngoài vì lý do tương tự, chẳng hạn phim Abominable của DreamWorks hồi năm 2019, phim 2022.

(AFP) - Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc : Biến đổi khí hậu khiến tương lai trở nên « kinh dị ». Hôm nay 03/07/2023, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Turk cảnh báo đe dọa nạn biến đổi khí hậu, với những hiện tượng thời tiết cực đoan, đe dọa gây ra nạn đói và nhiều nỗi khổ đau đáng kinh hãi. Tại cuộc thảo luận của Hội đồng Nhân quyền LHQ về quyền lương thực, cao ủy Volker Turk tố cáo các lãnh đạo thế giới chỉ đấu tranh bằng câu từ và chỉ nghĩ đến ngắn hạn. Theo Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong năm 2021, có hơn 828 triệu người phải đương đầu với nạn đói, biến đổi khí hậu sẽ khiến con số trên từ nay đến giữa thế kỷ tăng thêm 80 triệu.

(Reuters) - Nga không muốn gia hạn thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen. Theo đặc sứ Nga, Gennady Gatilov, tại Liên Hiệp Quốc được báo Nga Izzvestia dẫn lại vào hôm nay 03/07/2023, không có lý do gì để triển hạn, trong bối cảnh thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen được ký kết giữa Nga và Ukraina dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và qua trung gian Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/07. Điều kiện Matxcơva đưa ra hiện nay là ngân hàng nông nghiệp Rosselkhozbank của Nga sẽ được gia nhập trở lại hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. 

(AFP) - Đài Loan tập trận bắn đạn thật. Hôm nay 03/07/2023, trong khuôn khổ các hoạt động quân sự trong năm, quân đội Đài Loan tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài trong hai ngày. Tuy nhiên cuộc tập trận lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự ngày càng lớn đối với hòn đảo. Bộ Quốc Phòng Đài Loan gần như ngày nào cũng đưa tin các chiến hạm hoặc máy bay của Trung Quốc xâm nhập vào hải và không phận của đảo. Các bài tập bắn đạn thật của quân đội Đài Loan diễn ra tại Bình Đông, một huyện ở cực nam đảo Đài Loan.

(AFP) - Ba Lan tăng cường bảo vệ biên giới với Belarus. Bộ trưởng Nội Vụ Ba LanMariusz Kaminski ngày 02/07/2023 thông báo trên Twitter, quyết định điều động tăng cường 500 cảnh sát đến dọc biên giới với Belarus. Biên phòng Ba Lan hôm qua cho biết đã có 187 người hôm trước đó từ Belarus đã định xâm nhập bất hợp pháp vào Ba Lan. Vẫn theo bộ trưởng Kaminski, số cảnh sát trên sẽ tới tăng cường cho 5 nghìn lính biên phòng và 2 nghìn binh sĩ quân đội đang bảo vệ tuyến biên giới của Ba Lan với nước láng giềng Belarus. 

(AFP) - Tập đoàn TotalEnergies và Shell bị tố cáo buôn bán khí đốt Nga. Tổ chức phi chính phủ Global Witness, hôm 02/07/2023 đã tố các các công ty TotalEnergies của Pháp và Shell của Anh đã buôn bán khí đốt của Nga và thu lợi hàng “trăm triệu” đô la từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Tổ chức phi chính phủ này cho biết, cho đến tháng 5 vùa rồi, tập đoàn Anh đã mua bán gần 170 nghìn mét khối khí của Nga, do công ty dầu lửa Nikolay Zubov vận chuyển. Được AFP hỏi, Shell và TotalEnergies đều khẳng định có liên quan đến các hợp đồng cũ mua bán khí đốt Nga, mặc dù hai tập đoàn này đã rút quan hệ với các đối tác Nga sau cuộc xâm lược Ukraina tháng 2/2022. 


***********

rfi.fr

Thái Lan: Tân Hạ Viện khai mạc chuẩn bị cho bầu thủ tướng

Anh Vũ

Theo báo Nikkei Asia, tại Bangkok, Hạ Viện Thái Lan họp phiên toàn thể đầu tiên với sự tham dự của 500 nghị sĩ mới được bầu. Theo nghi lễ truyền thống, vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đọc diễn văn khai mạc Hạ Viện khóa mới. Ngày mai 04/7 Hạ Viện sẽ bầu chủ tịch và phó chủ tịch. 

Tâm điểm chú ý hôm nay tại nghi viện Thái Lan là các nghị sĩ của Move Forward, đảng đã bất ngờ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử cách nay 6 tuần.

Ông Pita Limjaroenrat, lãnh đạo đảng Move Forward hiện chiếm đa số ghế tại Hạ Viện, cho biết đảng của ông sẽ đạt được thỏa thuận với đảng Pheu Thai trong việc bầu lãnh đạo Hạ viện trước khi cuộc bỏ phiếu này diễn ra.  Nhưng mối quan tâm lớn nhất của đảng này là cuộc bỏ phiếu bầu tân thủ tướng, dự kiến diễn ra vào ngày 13/07 tới đây.

Trong cuộc bầu cử ngày 14/5, đảng ủng hộ dân chủ của ông Pita Limjaroenrat giành tổng cộng 151 ghế, đảng Pheu Thai được 141 ghế. Hai đảng này đã cùng 6 đảng khác đã thỏa thuận lập liên minh và có được 312 ghế. Như vậy để ông Pita Limjaroenrat trở thành thủ tướng và đứng ra thành lập chính phủ mới tại Thái Lan, liên minh trên cần thêm 64 phiếu ủng hộ của thượng nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ từ các đảng khác

Theo Hiến pháp Thái Lan năm 2017, một ứng viên muốn trở thành Thủ tướng nước này cần giành được hơn 50% phiếu bầu từ hai viện Quốc hội, gồm 500 thành viên Hạ viện, 250 thành viên Thượng Viện. Nghĩa là, ông Pita cần giành ít nhất 376 phiếu bầu để đắc cử thủ tướng. Trong khi đó hầu hết các thượng nghị sĩ đều thuộc phe ủng hộ quân đội, tức đảng vừa thất bại trong cuộc bầu cử Hạ Viện

Tuần trước, ông Pita tuyên bố tự tin giành được sự ủng hộ cần thiết để trở thành lãnh đạo của đất nước. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi về triển vọng này bởi một số thượng nghị sĩ đã tuyên bố không ủng hộ vì lý do lập trường của ông liên quan đến tội khi quân. 


************

voatiengviet.com

Nhiệt độ tăng kỷ lục, thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu

Reuters

Các chuyên gia khí hậu cho biết, mục tiêu duy trì sự tăng nhiệt toàn cầu dài hạn trong mức 1,5 độ C đang vượt quá tầm với, với việc các quốc gia không thể đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng hơn bất chấp nhiều tháng nắng nóng kỷ lục trên đất liền và trên biển.

Khi các phái viên tập trung tại Bonn vào đầu tháng 6 để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về khí hậu hàng năm vào tháng 11 năm nay, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu trong nhiều ngày đã cao hơn 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) do EU tài trợ cho biết.

Mặc dù trước đó nhiệt độ trung bình đã tạm thời vượt ngưỡng 1,5 độ C, nhưng đây là lần đầu tiên nhiệt độ như vậy vào mùa hè ở bắc bán cầu bắt đầu từ ngày 1 tháng 6. Nhiệt độ nước biển cũng phá kỷ lục của tháng 4 và tháng 5.

Bà Sarah Perkins-Kirkpatrick, nhà khí hậu học tại Đại học New South Wales của Australia, nói: “Chúng ta đã hết thời gian vì thay đổi cần có thời gian.”

Khi các đặc phái viên về khí hậu từ hai quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất chuẩn bị gặp nhau vào tháng tới, nhiệt độ đã phá vỡ kỷ lục của tháng 6 tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc và những đợt nắng nóng khắc nghiệt đã tấn công Hoa Kỳ.

Các khu vực của Bắc Mỹ cao hơn khoảng 10 độ C so với mức trung bình theo mùa trong tháng này và khói từ các đám cháy rừng bao phủ Canada và Bờ Đông Hoa Kỳ trong khói mù nguy hiểm, với lượng khí thải carbon ước tính ở mức kỷ lục 160 triệu tấn.

Ở Ấn Độ, một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất, số ca tử vong được báo cáo là tăng đột biến do nhiệt độ cao kéo dài và nắng nóng khắc nghiệt đã được ghi nhận ở Tây Ban Nha, Iran và Việt Nam, làm dấy lên lo ngại rằng mùa hè chết chóc năm ngoái có thể trở thành thông lệ.

Các quốc gia đã đồng ý tại Paris vào năm 2015 cố gắng giữ mức tăng nhiệt trung bình dài hạn trong khoảng 1,5 độ C, nhưng hiện có 66% khả năng nhiệt độ trung bình hàng năm sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C trong ít nhất một năm từ nay đến năm 2027, Tổ chức Khí tượng Thế giới dự đoán vào tháng 5 năm nay.

Ảnh hưởng tăng gấp bốn lần

Nhiệt độ trên đất liền cao tương đương với nhiệt độ trên biển, sự tăng nhiệt càng khắc nghiệt do hiện tượng El Nino và các yếu tố khác.

Nhiệt độ mặt nước biển trung bình toàn cầu đạt 21 độ C vào cuối tháng 3 và duy trì ở mức kỷ lục trong năm trong suốt tháng 4 và tháng 5. Cơ quan thời tiết Australia cảnh báo nhiệt độ nước biển ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có thể ấm hơn 3 độ C so với bình thường vào tháng 10.

Ông Piers Forster, giáo sư vật lý khí hậu tại Đại học Leeds, cho biết sự hâm nóng toàn cầu là yếu tố chính, nhưng El Nino, sự suy giảm bụi sa mạc Sahara thổi qua đại dương và việc sử dụng nhiên liệu vận chuyển có hàm lượng lưu huỳnh thấp cũng là nguyên nhân.

Ông nói: “Vì vậy, nhìn chung, các đại dương đang bị ảnh hưởng bởi một cú va chạm gấp bốn lần. “Đó là một dấu hiệu của những điều sắp xảy ra.”

Hàng nghìn con cá chết dạt vào các bãi biển ở Texas và hiện tượng tảo phát triển do nắng nóng cũng được cho là nguyên nhân giết chết sư tử biển và cá heo ở California.

Bà Annalisa Bracco, nhà khí hậu học tại Viện Công nghệ Georgia, cho biết biển ấm hơn cũng có nghĩa là ít gió và mưa hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến nhiệt độ thậm chí còn cao hơn.

Bà cho biết mặc dù nhiệt độ nước biển cao trong năm nay là do “sự kết hợp hoàn hảo” của các hoàn cảnh gây ra, nhưng tác động sinh thái có thể kéo dài.

“Đại dương sẽ có phản ứng rất chậm vì nó tích tụ (nhiệt) từ từ nhưng cũng giữ nhiệt rất lâu.”

Con đường đến Dubai

Các chuyên gia về khí hậu cho biết mức độ và tần suất của thời tiết khắc nghiệt đang gia tăng, và năm nay cũng chứng kiến những đợt hạn hán nghiêm trọng trên khắp thế giới, cũng như một cơn lốc xoáy hiếm gặp và gây chết người ở châu Phi.

Tuy nhiên, Quỹ Thiên nhiên Toàn cầu đã cảnh báo về “sự thiếu đà tiến đáng lo ngại” trong các cuộc đàm phán về khí hậu ở Bonn trong tháng này, với rất ít tiến bộ đạt được đối với các vấn đề chính như nhiên liệu hóa thạch và tài chính, trước các cuộc đàm phán về khí hậu COP28 vào tháng 11 ở Dubai.

Ông Li Shuo, cố vấn khí hậu cấp cao của Greenpeace tại Bắc Kinh, nói: “Nó rất tách biệt với những gì đang diễn ra bên ngoài tòa nhà ở Bonn – tôi rất thất vọng vì điều đó”.

“Chúng ta đang thực sự đi đến thời điểm của sự thật... Tôi hy vọng rằng thực tế tuyệt đối sẽ giúp chúng ta thay đổi động thái của mọi người và thay đổi chính trị.”

Các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể nối lại vào tuần tới với đặc phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry sẽ đến thăm Bắc Kinh, mặc dù ít người mong đợi điều đó sẽ tạo thêm đà tiến cho các cuộc đàm phán về khí hậu.

“Đây chẳng qua là một bài tập xây dựng lòng tin,” ông Li nói. “Tôi không nghĩ bên nào có thể thúc ép bên kia hứa hẹn nhiều hơn những gì họ sẵn sàng làm - chính trị sẽ không cho phép điều đó.”


***********

voatiengviet.com

NATO có thêm cơ hội kiềm chế Nga với sự gia nhập của Phần Lan, Thụy Điển

Reuters

Trên cao một cây cầu đường sắt bắc qua một dòng sông sủi bọt ngay bên ngoài Vòng Bắc Cực, các công nhân xây dựng Phần Lan đang nỗ lực thực hiện một dự án làm thông suốt các kết nối từ bờ biển Đại Tây Dương của NATO ở Na Uy đến biên giới mới với Nga.

Cho đến tháng 2 năm 2022, dự án điện khí hóa trị giá 37 triệu euro (41 triệu đô la Mỹ) cho đoạn đường sắt ngắn này – tuyến đường sắt duy nhất giữa Thụy Điển và Phần Lan – chỉ đơn giản là hứa hẹn cho người dân địa phương cơ hội đi chuyến tàu đêm tới những ánh đèn rực rỡ của Stockholm.

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, điều đó đã thay đổi.

Bây giờ Phần Lan là một phần của NATO và Thụy Điển hy vọng sẽ sớm gia nhập.

Vào lúc liên minh định hình lại chiến lược của mình để đối phó với chiến dịch của Nga, việc tiếp cận các vùng lãnh thổ mới này và cơ sở hạ tầng của họ sẽ mở ra những cách để các đồng minh theo dõi và kiềm chế Moscow, đồng thời là cơ hội chưa từng có để đối xử với toàn bộ Tây Bắc Âu như một khối, gần hai chục nhà ngoại giao và các chuyên gia quân sự và an ninh nói với Reuters.

“Đặt Nga vào tình trạng rủi ro

Những cải tiến đường sắt của Phần Lan xung quanh Tornio ở biên giới Thụy Điển là một ví dụ. Dự kiến hoàn thành vào năm tới, chúng sẽ giúp các đồng minh dễ dàng gửi quân tiếp viện và thiết bị từ bên kia Đại Tây Dương đến Kemijarvi, cách biên giới Nga một giờ lái xe và bảy giờ từ căn cứ quân sự và căn cứ hạt nhân của Nga gần Murmansk ở bán đảo Kola.

Trong số các lực lượng đóng ở đó, Hạm đội Phương Bắc của Nga có 27 tàu ngầm, hơn 40 tàu chiến, khoảng 80 máy bay chiến đấu và kho đầu đạn hạt nhân và phi đạn, dữ liệu do Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan (FIIA) thu thập cho thấy.

Trong một cuộc xung đột quân sự với NATO, nhiệm vụ chính của Hạm đội sẽ là đảm bảo quyền kiểm soát Biển Barents và ngăn chặn các tàu đưa tiếp viện từ Bắc Mỹ đến châu Âu qua vùng biển giữa Greenland, Iceland và Vương quốc Anh.

Đó là điều mà Phần Lan có thể giúp NATO chống lại.

Thiếu tướng Mỹ đã nghỉ hưu Gordon B. Davis Jr. nói với Reuters: “Tất cả chỉ nhằm kiềm chế những loại năng lực đó từ phía bắc.”

Bên cạnh việc mở rộng lãnh thổ, Helsinki đang mua những khí tài phù hợp, đặc biệt là máy bay chiến đấu, “để tăng thêm giá trị cho việc phòng thủ ở phía đông bắc, và nói thẳng ra là, trong một cuộc xung đột khiến Nga gặp rủi ro,” ông nói.

Sự đóng góp của Thụy Điển, vào năm 2028, sẽ bao gồm một thế hệ tàu ngầm mới ở Biển Baltic mà ông Fredrik Linden, Chỉ huy Đội tàu ngầm đầu tiên của Thụy Điển, cho biết sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng đáy biển dễ bị tổn thương và duy trì quyền tiếp cận - vấn đề an ninh đang gây nhức đầu hiện nay, như việc phá hủy các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào tháng 9 năm 2022 đã cho thấy.

Ông Linden nói với Reuters: “Với 5 chiếc tàu ngầm, chúng tôi có thể đóng cửa biển Baltic.”

Phó Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan FIIA Samu Paukkunen nói với Reuters rằng Nga đã và đang tích cực phát triển các năng lực quân sự và hỗn hợp của mình ở Bắc Cực để chống lại phương Tây, một phần dưới vỏ bọc hợp tác kinh tế và môi trường quốc tế. Bộ Quốc phòng Nga không trả lời yêu cầu bình luận.

Viện của ông Paukkunen ước tính các lực lượng vũ trang phương Tây chậm hơn Nga khoảng 10 năm về mặt quân sự ở Bắc Cực.

Ông Paukkunen cho biết, ngay cả với những tổn thất mà Nga phải gánh chịu ở Ukraine, thành phần hải quân của Hạm đội Phương Bắc và các máy bay ném bom chiến lược vẫn còn nguyên vẹn.

Đan Mạch, thành viên NATO, đã loại bỏ dần hạm đội tàu ngầm của mình vào năm 2004, một phần trong động thái thu hẹp quy mô khả năng quân sự sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, và nước này vẫn chưa quyết định các khoản đầu tư trong tương lai. Na Uy cũng đang đặt mua 4 tàu ngầm mới, chiếc đầu tiên sẽ được giao vào năm 2029.

Ông Sebastian Bruns, nhà nghiên cứu cấp cao về an ninh hàng hải tại Viện Chính sách An ninh của Đại học Kiel, nói: “Đối với tôi, dường như chúng ta có một số việc phải làm, bởi vì chúng ta đã không làm điều đó đúng cách trong 25 năm qua”.

“Toàn bộ”

Cả hai diễn biến đều cho thấy liên minh mở rộng sẽ định hình lại bản đồ an ninh của châu Âu như thế nào. Khu vực từ Baltic ở phía nam đến vùng cao phía bắc gần như có thể trở thành một khu vực hoạt động tổng hợp của NATO.

“Đối với NATO, điều quan trọng là phải kiểm soát toàn bộ phần phía bắc, xem nó như một khối toàn bộ,” Trung tá Michael Maus của NATO nói với Reuters. Ông chủ trì nhóm công tác dẫn dắt việc hội nhập quân sự của Phần Lan vào NATO.

“Với các quốc gia NATO (hiện nay) là Na Uy và Đan Mạch, giờ đây chúng ta có cả một khối. Và khi nghĩ về các kế hoạch phòng thủ tiềm năng, đó là một bước tiến lớn đối với chúng ta, để coi đó là một khu vực toàn bộ hiện tại.”

Điều này trở nên rõ ràng vào tháng 5, khi Phần Lan tổ chức cuộc tập trận đầu tiên ở Bắc Cực với tư cách là thành viên NATO tại một trong những căn cứ huấn luyện pháo binh lớn nhất châu Âu cách Vòng Bắc Cực 25 km.

Thị trấn Rovaniemi gần đó, được khách du lịch gọi là quê hương của ông già Noel, cũng là căn cứ của lực lượng không quân Bắc Cực của Phần Lan và sẽ đóng vai trò là trung tâm quân sự cho khu vực trong trường hợp xảy ra xung đột. Phần Lan đang đầu tư khoảng 150 triệu euro cải tạo căn cứ để có thể tiếp nhận một nửa phi đội mới gồm 64 máy bay chiến đấu F-35, dự kiến sẽ đến từ năm 2026.

Đối với cuộc diễn tập tháng 5, gần 1.000 binh sĩ lực lượng đồng minh từ Hoa Kỳ, Anh, Na Uy và Thụy Điển đã tràn ngập các đường cao tốc thưa thớt khi họ tham gia cùng khoảng 6.500 quân Phần Lan và 1.000 xe.

Đại úy Kurt Rossi, Sĩ quan Pháo binh dã chiến của Quân đội Hoa Kỳ, dẫn đầu một khẩu đội mang theo một bệ phóng rốc-két M270.

Đầu tiên nó được vận chuyển từ Đức qua biển Baltic, sau đó được vận chuyển bằng xe tải gần 900 km về phía bắc.

Ông Rossi nói: “Chúng tôi chưa từng gần (với Nga) như vậy và chưa huấn luyện ở Phần Lan trước đây.”

Nếu xảy ra xung đột với Nga ở khu vực Biển Baltic - nơi Nga có khả năng quân sự đáng kể tại St. Petersburg và Kaliningrad - tuyến đường vận chuyển mà NATO sử dụng cho cuộc tập trận đó sẽ rất dễ bị tổn thương. Phần Lan phụ thuộc rất nhiều vào vận tải hàng hải cho tất cả các nguồn cung cấp của mình – dữ liệu hải quan cho thấy gần 96% ngoại thương của nước này được vận chuyển qua Baltic.

Tuyến đường sắt đông-tây băng qua vùng cao phía bắc sẽ mở ra một giải pháp thay thế, có thể mang tính quyết định.

Ông Tuomo Lamberg, quản lý các hoạt động xuyên biên giới tại Sweco, công ty Thụy Điển thiết kế điện khí hóa, nói: “Tôi nghĩ rằng người Nga có thể dễ dàng làm gián đoạn việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nên về cơ bản, tuyến đường phía bắc này là tuyến đường duy nhất có thể tiếp cận sau đó”.

“Không có gì đánh bại họ”

Nhưng rủi ro đó cũng có thể giảm đi khi Thụy Điển gia nhập NATO.

Ở bên dưới mực nước Biển Baltic, chỉ huy tàu ngầm Linden cho phóng viên xem khu vực dành cho hạm trưởng tàu Gotland, một trong bốn tàu ngầm hiện có trong hạm đội của Thụy Điển, sẽ nâng tổng số tàu của NATO ở các nước Baltic lên 12 chiếc vào năm 2028.

Viện Kiel dự kiến Nga sẽ bổ sung thêm 1 tới 3 tàu ngầm trong những năm tới, nâng tổng số tàu ngầm Baltic lên 4 chiếc, cùng với hạm đội khoảng 6 tàu chiến hiện đại. Khả năng của họ tại Kaliningrad cũng bao gồm các phi đạn đạn đạo tầm trung.

“Đây có thể là nơi cô đơn nhất trên thế giới,” ông Linden, người chỉ huy con tàu trong nhiều năm, nói. Trong một nhiệm vụ điển hình, kéo dài hai đến ba tuần, không có liên lạc với trụ sở chính, ông cho hay.

Nhà nghiên cứu Bruns nói chiếc Gotlands, giống như tàu ngầm Loại 212 hiện đại của Đức, sẽ là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất của NATO và có thể ở ngoài cảng lâu hơn đáng kể so với hầu hết các mẫu thông thường khác.

Ông Bruns nói: “Không nghi ngờ gì nữa, tôi có thể nói rằng lớp tàu Gotland và Loại 212 của Đức là những tàu ngầm phi hạt nhân có khả năng nhất trên thế giới.”

“Không có gì có thể đánh bại chúng, theo đúng nghĩa đen. Xét về mức độ thầm lặng của chúng, động cơ chúng sử dụng, chúng đặc biệt thầm lặng và rất cơ động.”

Trong chiến tranh tàu ngầm, ông Linden nói, câu hỏi chính là kẻ thù ở đâu. Một thành viên thủy thủ đoàn bất cẩn làm rơi cờ lê hoặc đóng sầm cửa tủ có thể dẫn đến việc bị phát hiện.

“Chúng tôi nói chuyện rất nhỏ trên tàu,” ông Linden nói. “Bạn không nên tin ... những bộ phim mà mệnh lệnh được hét lên.”

Chiếc Gotland có trụ sở tại Karlskrona, cách Kaliningrad khoảng 350 km qua biển Baltic. Theo Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu, với trung bình 1.500 tàu mỗi ngày qua lại trên biển Baltic, đây là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới – và thực sự chỉ có một đường đi ra, đó là Biển Kattegatt giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

Con đường biển nông và đông đúc chỉ có thể được tiếp cận thông qua ba eo biển hẹp mà tàu ngầm không thể đi qua mà không bị phát hiện.

Sức mạnh của lắng nghe

Nếu bất kỳ eo biển nào bị đóng, giao thông vận tải đường biển đến Thụy Điển và Phần Lan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và các quốc gia vùng Baltic bị cắt đứt hoàn toàn. Nhưng với Thụy Điển trong liên minh, điều đó trở nên dễ ngăn ngừa hơn, bởi vì các tàu ngầm của Thụy Điển sẽ tăng thêm sức mạnh lắng nghe của NATO.

Ông Linden nói thủy thủ đoàn tàu Gotland đôi khi có thể nghe thấy tiếng tàu của Nga. Phạm vi di chuyển của âm thanh thay đổi một phần tùy thuộc vào các mùa. Ông nói, vào mùa đông, bạn có thể nghe âm thanh xa đến tận đảo Oeland – chỉ xa hơn một chút so với khoảng cách giữa London và Birmingham ở Vương quốc Anh.

“Bạn có thể nằm bên ngoài Stockholm và nghe thấy tiếng xích lạch cạch trên phao phía bắc của Oeland,” ông Linden nói. “Vào mùa hè, bạn có thể nghe khoảng 3.000 mét.”

Đến năm 2028, khi Thụy Điển nhận tàu thiết kế mới, khả năng này sẽ tăng lên. Tàu thiết kế mới, được gọi là A26, sẽ cho phép các thủy thủ đoàn tàu ngầm triển khai các phương tiện hoạt động từ xa (ROV), thợ lặn chiến đấu hoặc các hệ thống tự trị thuộc loại nào đó mà không gây nguy hiểm cho tàu ngầm hoặc thủy thủ đoàn, ông Bruns nói.

“Tùy thuộc vào nhiệm vụ, nó có thể là ROV bảo vệ đường ống hoặc cáp dữ liệu, nó có thể là thợ lặn chiến đấu lên bờ trong bóng tối, nó có thể là hầu hết mọi thứ.”

Khả năng đó sẽ tăng phạm vi của Thụy Điển trong việc kiểm soát các tàu đến và đi qua Biển Baltic.

“Nếu bạn tính tất cả các lực lượng, với Đức dẫn đầu, Thụy Điển và Phần Lan tham gia, thì tất cả các lực lượng đó đã thực sự thay đổi cán cân ở Biển Baltic khá đáng kể”, ông Nick Childs, thành viên cấp cao về Lực lượng Hải quân và An ninh Hàng hải tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết.

“Điều đó sẽ khiến hạm đội Biển Baltic của Nga rất khó hoạt động một cách tự do”, ông nói. “Nhưng nó có thể ... vẫn đặt ra những thách thức cho NATO.”


**********

Mỹ khuyến cáo công dân cân nhắc rủi ro khi tới Trung Quốc

AP

Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ cân nhắc việc du hành tới Trung Quốc vì thực thi pháp luật tùy tiện và các lệnh cấm xuất cảnh tùy tiện cũng như nguy cơ bị giam giữ sai trái.

Không có trường hợp cụ thể nào được trích dẫn, nhưng khuyến cáo được đưa ra sau khi một công dân Hoa Kỳ 78 tuổi bị kết án tù chung thân vì tội gián điệp vào tháng 5 năm nay.

Diễn biến này theo sau việc thông qua Luật Quan hệ Đối ngoại sâu rộng vào tuần trước vốn đe dọa sẽ có các biện pháp đối phó chống lại những người bị coi là gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc gần đây cũng đã thông qua luật phản gián được viết rất bao quát khiến cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài quan ngại, với các văn phòng bị khám xét cùng một điều luật trừng phạt những người nước ngoài chỉ trích Trung Quốc.

“Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tùy tiện thực thi luật pháp địa phương, bao gồm ban hành lệnh cấm xuất cảnh đối với công dân Hoa Kỳ và công dân của các quốc gia khác, mà không có quy trình công bằng và minh bạch theo luật,” khuyến cáo của Hoa Kỳ cho biết.

“Công dân Hoa Kỳ đi du lịch hoặc cư trú tại Trung Quốc có thể bị giam giữ mà không được tiếp cận với các dịch vụ lãnh sự của Hoa Kỳ hoặc tiếp cận với thông tin về hành vi mà họ bị cáo buộc phạm tội,” khuyến cáo cảnh báo.

Khuyến cáo cũng nói rằng chính quyền Trung Quốc “dường như có toàn quyền coi nhiều loại tài liệu, dữ liệu, số liệu thống kê hoặc tài liệu là bí mật nhà nước và bắt giữ cũng như truy tố các công dân nước ngoài với cáo buộc hoạt động gián điệp.”

Khuyến cáo liệt kê một loạt các hành vi có thể bị xem là phạm tội, từ tham gia biểu tình đến gửi tin nhắn chỉ trích chính sách của Trung Quốc hoặc thậm chí chỉ đơn giản là tiến hành nghiên cứu về các lĩnh vực được coi là nhạy cảm.

Các lệnh cấm xuất cảnh có thể được sử dụng để buộc các cá nhân tham gia vào các cuộc điều tra của chính phủ Trung Quốc, gây áp lực buộc các thân nhân trong gia đình trở về từ nước ngoài, giải quyết các tranh chấp dân sự có lợi cho công dân Trung Quốc và “đạt được đòn bẩy thương lượng đối với các chính phủ nước ngoài”, khuyến cáo cho biết.

Khuyến cáo tương tự đã được ban hành cho các khu vực bán tự trị của Trung Quốc như Hong Kong và Macao. Khyến cáo đề ngày 30/6 và loan báo qua email cho báo giới vào ngày 3/7.

Trước đây, Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến cáo tương tự cho công dân của mình, nhưng những khuyến cáo trong những năm gần đây chủ yếu cảnh báo về sự nguy hiểm của việc bị phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài trong khi Trung Quốc đóng cửa biên giới trong ba năm theo chính sách hà khắc “zero-COVID”.

Nhìn chung, Trung Quốc phản ứng một cách giận dữ với điều mà họ coi là những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm bôi xấu hệ thống độc tài do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trung Quốc đã đưa ra các khuyến cáo du hành của riêng mình liên quan đến Hoa Kỳ, cảnh báo về sự nguy hiểm của tội phạm, của nạn phân biệt đối xử chống người châu Á và chi phí chăm sóc y tế khẩn cấp đắt đỏ.

Trung Quốc chưa phản hồi đối với khuyến cáo du hành của Mỹ ngày 3/7.

Không có thông tin chi tiết về các cáo buộc chống lại điệp viên John Shing-Wan Leung vì hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và do sự kiểm soát tuyệt đối của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với các vấn đề pháp lý. Ông Leung, người cũng có hộ khẩu thường trú tại Hong Kong, đã bị giam giữ tại thành phố Tô Châu phía đông nam từ ngày 15 tháng 4 năm 2021 — thời điểm Trung Quốc đóng cửa biên giới và hạn chế chặt chẽ việc di chuyển của người dân trong nước để kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

Các cảnh báo được đưa ra khi quan hệ Mỹ-Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, về thương mại, công nghệ, về vấn đề Đài Loan và nhân quyền, mặc dù các bên đang thực hiện một số bước để cải thiện tình hình. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuần trước đã có chuyến thăm Bắc Kinh bị trì hoãn từ lâu và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ thực hiện chuyến đi rất được mong đợi tới Bắc Kinh trong tuần này. Trung Quốc gần đây cũng đã bổ nhiệm một đại sứ mới tại Washington, người đã trình ủy nhiệm thư trong cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc.

Tuy nhiên, các sự kiện khác cũng chỉ ra sự thử thách trong mối quan hệ. Trung Quốc đã chính thức phản đối vào tháng trước sau khi ông Biden gọi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là “nhà độc tài”, vài ngày sau chuyến thăm của ông Blinken.

Ông Biden phớt lờ sự phản đối, nói rằng những lời nói của ông sẽ không có tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Trung và ông vẫn mong sớm gặp ông Tập. Ông Biden cũng đã khiến Bắc Kinh chỉ trích bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan tự trị nếu Trung Quốc, nước tuyên bố hòn đảo này là lãnh thổ của mình, tấn công hòn đảo này.

Ông Biden nói những tuyên bố thẳng thừng của ông về Trung Quốc “không phải là điều mà tôi sẽ thay đổi nhiều”.

Chính quyền Biden cũng chịu áp lực từ cả hai đảng phải có đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc, khiến vấn đề này trở thành một trong số ít vấn đề mà hầu hết các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đồng ý.

Cùng với một số người Mỹ bị giam giữ, hai người Úc gốc Hoa, Cheng Lei, người trước đây làm việc cho đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, và nhà văn Yang Jun, đã bị giam giữ lần lượt từ năm 2020 và 2019 mà không có thông tin gì về bản án của họ.

Có lẽ trường hợp giam giữ tùy tiện khét tiếng nhất liên quan đến hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor, đã bị giam giữ ở Trung Quốc vào năm 2018, ngay sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei Technologies và là con gái của người sáng lập tập đoàn công nghệ này theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.

Họ bị buộc tội về các tội liên quan đến an ninh quốc gia mà không bao giờ được giải thích và được trả tự do ba năm sau khi Hoa Kỳ dàn xếp các cáo buộc gian lận đối với bà Mạnh. Nhiều quốc gia gọi hành động của Trung Quốc là “chính trị con tin.”


**********

Tin tức thế giới 4-7: Phản công của Ukraine chậm lại; Giá dầu giảm


Một tòa nhà bị hư hại ở thành phố Sumy tại miền đông Ukraine ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Một tòa nhà bị hư hại ở thành phố Sumy tại miền đông Ukraine ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Chiến sự ở miền đông Ukraine bế tắc 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình ở miền đông nước này đang rất khó khăn, dù khẳng định lực lượng của Kiev vẫn đang tiến lên từng bước. 

Ông Zelensky nói rằng Ukraine giành thêm 37km2 lãnh thổ ở phía nam trong tuần qua, thấp hơn so với 900km2 lấy lại được trong vài ngày đầu tiên mở chiến dịch phản công.

"Có một số lượng đáng kể lính Nga ở Ukraine. Có những trở ngại phòng thủ đáng kể. Phản công rất khó. Mọi người đừng bao giờ nghĩ rằng đây là một cuộc dạo chơi dễ dàng", Hãng tin AFP dẫn lời ông Rob Bauer, chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO.

Ukraine cho biết Nga đã triển khai 180.000 quân ở 2 mặt trận chính. Theo lực lượng vũ trang của Kiev, lực lượng của Nga được bố trí rải rác gần các thành phố Lyman đến Kupyansk cũng như xung quanh Bakhmut.

* Ukraine và Đức kêu gọi duy trì thỏa thuận ngũ cốc. Trong cuộc điện đàm ngày 3-7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng cần duy trì thỏa thuận ngũ cốc với Nga để đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen. Trước đó, Nga nói rằng không có nhiều hy vọng kéo dài thỏa thuận này.

Tờ Financial Times cho biết EU đang cân nhắc nhượng bộ với Nga, trong đó cho phép Ngân hàng Nông nghiệp Nga thành lập một công ty con để kết nối lại với mạng lưới tài chính toàn cầu.

* Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO. Ngày 3-7, Tổng thống Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phản đối Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này nếu Stockholm vẫn chứa chấp các nhóm mà Ankara coi là khủng bố. 

Trước đó, Thụy Điển cho biết họ đã tìm cách giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Ankara, bao gồm cả việc đưa ra luật chống khủng bố mới trong tháng này, nhưng Ankara cho rằng điều này là "vô nghĩa". 

Đến nay, còn Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary phản đối kết nạp Thụy Điển vào NATO.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không ủng hộ Thụy Điển vào NATO nếu không giải quyết được các lo ngại an ninh - Ảnh: AFP

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không ủng hộ Thụy Điển vào NATO nếu không giải quyết được các lo ngại an ninh - Ảnh: AFP

Giá dầu giảm bất chấp Nga, Saudi Arabia cắt giảm sản lượng 

Sáng 4-7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giảm 1% xuống còn 74,6 USD/thùng, còn giá dầu West Texas Intermediate tại thị trường Mỹ giảm 1,2%, còn 69,7 USD/thùng. 

Trước đó, giá dầu chỉ tăng nhẹ 0,6% sau khi Saudi Arabia và Nga, những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, tuyên bố sẽ cùng cắt giảm sản lượng dầu của cả 2 nước xuống 1,5 triệu thùng/tháng vào tháng sau.

Mức cắt giảm này, tương đương 1,5% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu, nhằm vực dậy giá dầu trong bối cảnh lo ngại về kinh tế toàn cầu ngày càng tăng và khả năng Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất.

* EU tính chốt thỏa thuận về người di cư trong năm nay. Liên minh châu Âu (EU) hy vọng đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay để đối phó với cách hàng ngàn người di cư đang hướng về châu lục này.

Thỏa thuận tái phân bổ những người di cư đang xin tị nạn hiện gây chia rẽ ở châu Âu. Một số quốc gia như Ý, Hy Lạp hay Tây Ban Nha ủng hộ vì cho rằng họ phải chịu gánh nặng bất công vì là điểm đến chính của người di cư. 

Trong khi đó, các chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc ở Hungary và Ba Lan phản đối kế hoạch tái phân bổ nêu trên, theo AFP.

* Tuần hành phản đối biểu tình khắp nước Pháp. Ngày 3-7, các thị trưởng ở Pháp tổ chức các cuộc tuần hành để phản đối biểu tình bạo lực gây bất ổn kéo dài nhiều ngày qua. 

"Điều này không thể tiếp tục", ông Vincent Jeanbrun, xã trưởng vùng L'Hay-les-Roses ở ngoại ô Paris, nói khi dẫn đầu đoàn tuần hành. 

Các quan chức Pháp dẫn đầu tuần hành phản đối biểu tình bạo lực ở phía nam thủ đô Paris ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Các quan chức Pháp dẫn đầu tuần hành phản đối biểu tình bạo lực ở phía nam thủ đô Paris ngày 3-7 - Ảnh: AFP

Biểu tình bùng nổ cuối tháng trước sau vụ cảnh sát ở Nanterre bắn chết 1 thiếu niên 17 tuổi vì không tuân thủ lệnh dừng xe sau khi vi phạm giao thông. 

Thủ tướng Elisabeth Borne nói sẽ duy trì lực lượng 45.000 cảnh sát trong đêm 4-7 để đảm bảo trật tự.

* Đức tăng chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục. Đức dự kiến chi 445,7 tỉ euro, khoảng 485 tỉ USD, cho năm 2024 và sẽ vay thêm khoảng 16,6 tỉ euro để bù đắp thiếu hụt do tăng chi tiêu quốc phòng. 

Chính phủ Đức đã cam kết đến năm 2024 sẽ đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng tương đương 2% GDP như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với 51,8 tỉ euro dự kiến dành riêng cho chi tiêu quốc phòng và 19,2 tỉ bổ sung quỹ ngân sách cho các lực lượng vũ trang.

Chu du thế giới

Con tàu Amerigo Vespucci rời cảng Genoa ngày 1-7 để bắt đầu chuyến thăm 30 cảng khắp thế giới kéo dài 18 tháng. Chuyến đi nhằm quảng bá các giá trị của nước Ý đến toàn cầu - Ảnh: Hải quân Ý

Con tàu Amerigo Vespucci rời cảng Genoa ngày 1-7 để bắt đầu chuyến thăm 30 cảng khắp thế giới kéo dài 18 tháng. Chuyến đi nhằm quảng bá các giá trị của nước Ý đến toàn cầu - Ảnh: Hải quân Ý


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm