Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những Đaị danh lịch sử

Tháng 3 năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông và cũng là Trúc Lâm Đại Sĩ vào đất Bố Chính (Quảng Bình) để lập am Tri Kiến cho việc tu tập. Cũng lúc đó có một phái đoàn của vương quốc Chiêm Thành

Đỗ Tấn Thọ


*Chân thành nhớ ơn những người dân ở Đèo Hải Vân; Lăng Cô; Nam Ô; An Tân (Chu Lai), đã từng thương yêu và chở che mảnh đời phiêu bạt này lúc quê hương khổ loạn vì cộng sản.

ĐÈO HẢI VÂN.

Nước Đại Việt đời Nhà Trần (1225-1413), năm 1293 vua Trần Nhân Tông (1258-1308) *(1) nhường ngôi cho con lên làm vua là Trần Anh Tông (1276-1320) (*2), còn ngài thì làm Thái Thượng Hoàng, lui về ở Phủ Thiên Trường (làng Tức Mặc, Nam Định). Năm 1299, thượng hoàng chính thức xuất gia, trước ở Vũ Lâm (Ninh Bình) sau về Yên Tử (Quảng Ninh), pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà, pháp hiệu Đại Hương Hải Ấn Thiền Sư nhưng cũng thường xưng Trúc Lâm Đại Sĩ.

Tháng 3 năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông và cũng là Trúc Lâm Đại Sĩ vào đất Bố Chính (Quảng Bình) để lập am Tri Kiến cho việc tu tập. Cũng lúc đó có một phái đoàn của vương quốc Chiêm Thành (Champa) vừa sang nước Đại Việt triều cống ở kinh đô Thăng Long, nay đang trở về nước và đi ngang Bố Chính. Vị quan trưởng đoàn Chiêm Thành là ông Chế Bồ Đài (- ?), lúc biết tin thượng hoàng Trần Nhân Tông cũng đang ở đây liền tìm đến am Tri Kiến để chào kính. Trong cuộc tiếp kiến này, trưởng đoàn Chiêm Thành có ngỏ lời mời thượng hoàng sang thăm Chiêm Thành và ngài đã nhận lời, cũng như định ngày lên đường (xin được nói rõ là trước đó không lâu, nước Đại Việt thời vua Trần Nhân Tông đã liên kết và giúp vương quốc Chiêm Thành đánh tan đoàn quân của tướng Mông Cổ là Toa Đô tại Thành Gỗ (gần Quy Nhơn) năm 1283. Khi đó, vua Chiêm Thành là ông Djaia Indravarman V (1228-1285), người con trai trưởng của ông là thái tử Harijit (Chế Mân,1255 - 1307) làm thống soái quân đội).

Lúc tới kinh đô Vijaya (Đồ Bàn, Quy Nhơn), Trúc Lâm Đại Sĩ được ông Chế Mân, nay là vua Djaia Simhavarman III và triều đình đón tiếp rất trọng thể. Ngài được tiếp đãi nồng hậu,được dành riêng một khu vực ngay trong cung hoàng gia và được mời đến nhiều nơi thuyết giảng đạo pháp. Sau 9 tháng ở Chiêm Thành, năm 1302 thượng hoàng Trần Nhân Tông về nước, ngài mang theo lời hứa sẽ gả người con gái út của mình là công chúa Huyền Trân (1287-1340) (*3) kết hôn với vua Chế Mân, dù ngài biết ông vuanày đã có hai bà hoàng hậu (*4).

Lúc về tới kinh đô Thăng Long, chuyện hứa hôn của thượng hoàng bị triều đình phản đối, nhất là vua Trần Anh Tông người anh cả của công chúa Huyền Trân. Nhưng cũng có hai người là Trần Đạo Tái (- ?) và Trần Khắc Chung (1264-1330) tán thành cuộc hôn nhân này. Và liên tiếp trong 4 năm liền, năm nào vua Chế Mân cũng cho mang lễ vật sang cống nạp và mong được sớm rước dâu. Đến khi trưởng phái đoàn Chiêm Thành là ông Chế Bồ Đài cho biết phía nhà trai sẵn sàng dâng hai vùng đất châu Ô, châu Rí (từ Bắc- Quảng Trị đến Nam- Đèo Hải Vân ngày nay) để làm lễ cưới thì triều đình Đại Việt mới chấp nhận cuộc hôn nhân đó.

Tháng 6 năm 1306, đoàn thuyền đưa cô dâu là công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt về nhà chồng, là vua Djaia Simhavarman III - Chế Mân của nước Chiêm Thành. Một lễ cưới được vua Chế Mân cho tổ chức thật lớn tại kinh đô Vijaya, dân chúng được vui chơi suốt ba ngày, công chúa Huyền Trân được tấn phong là hoàng hậu Paramecvari (gần một năm sau bà sinh người con trai đầu lòng là hoàng tử Chế Đa Gia). Tháng Giêng năm 1307, Nhà Trần làm lễ tiếp nhận hai vùng đất mới, vua Trần Anh Tông sai ông Đoàn Nhữ Hài (1280-1335) vào khởi sự thiết lập hệ thống chính quyền tại đây, dân chúng nước Đại Việt cũng được triều đình khuyến khích đến lập nghiệp ở miền đất vừa sáp nhập vào lãnh thổ với tên mới là châu Thuận (tức châu Ô, Quảng Trị ngày nay), châu Hóa (châu Rí (Lý), Thừa Thiên), vùng núi đèo giáp với Chiêm Thành (Hải Vân sau này) thì thuộc Phủ Triệu Phong, châu Hóa.Trên đỉnh đèo Nhà Trần cho xây một cửa ải nhỏ gọi là Ải Vân (ải trên mây, đến thời Nhà Hậu Lê, 1428-1788, thì nơi đây có tên mới là Hải Vân Sơn hoặc Núi Hải Vân, Đèo Hải Vân, Hải Vân Quan) nhưng cửa ải nầy đã bị sụp đổ, hoang tàn vì những trận đánh giữa Chiêm Thành và Đại Việt sau này.

* * *

Đèo Hải Vân về mặt địa lý, là chân núi hướng Đông Nam của núi Bạch Mã phía Tây Bắc, đây là dãy núi cuối cùng đâm ngang ra tới biển của dãy Trường Sơn ở phương Nam. Đỉnh núi Bạch Mã cao khoảng 1.448 thước (m) so với mặt biển, triền thấp dần ở hướng Nam với đỉnh núi thứ hai cao khoảng 1.172 thước (đỉnh núi Hải Vân, không phải đỉnh đèo), từ đây triền núi xuôi ra hướng chính Đông, xuống một trũng thấp có chiều cao khoảng 496 thước và đây chính là đỉnh đèo mà người xưa chọn làm nơi giao tiếp của hai con đường lên và xuống lúc vượt đèo, triền núi lại cao lên dần ở hướng Đông, tới đỉnh núi thứ ba là Ngự Hải, cao khoảng 650 thước thì chân núi mới xuống lần tới Biển Đông.

Đèo Hải Vân là một ngọn đèo thuộc loại hùng vĩ nhất, cao nhất, đường đi dài nhất và nguy hiểm nhất trong các đèo ở Việt Nam. Lối đi quanh co, uốn lượn và dài tới 23.5 cây số (km), dài hơn Đèo Ngang gấp bốn lần, gấp bảy lần Đèo Phước Tượng và dài gấp chín lần so với Đèo Phú Gia. Đứng trên đỉnh Đèo Hải Vân, nơi có Đồn Nhất, nhìn về hướng Bắc sẽ thấy Lăng Cô, Đèo Phú Gia và mũi Chân Mây. Nhìn hướng Nam thấy Nam Ô, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, chòm Núi Non Nước và Cù lao Chàm. Đỉnh đèo cách Huế 80 cây số và Đà Nẵng 29 cây số đường chim bay. Ngay dưới chân đèo ở hướng Bắc là làng Lăng Cô (nay là thị trấn), cách chân đèo 1 cây số, cách Huế 62 và Đà Nẵng 38 cây số. Dưới chân đèo về hướng Nam là làng đánh cá Nam Ô (nay là thị trấn), cách chân đèo 5 và Đà Nẵng 14 cây số. Suốt đoạn đường Đèo Hải Vân có hơn 50 các suối, khe lớn, nhỏ, có 9 khúc cua tay áo (V), một cua xếp hình chữ Z, một suối khá lớn gần Đồn Nhì ở hướng Bắc.

Năm 1471, trên đường chinh phạt Chiêm Thành trở về, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã sững sờ lúc nhìn thấy vị trí hiểm yếu và phong cảnh tuyệt vời của Đèo Hải Vân, ngài phong cho nơi nầy là “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”. Trong thời Nam-Bắc phân tranh lần thứ nhứt (1600-1786) giữa các Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, có một lần Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) đi tuần du đất Quảng Nam, lúc lên tới đỉnh đèo ngài làm một bài thơ nói về Đèo Hải Vân như sau:

“Việt Nam hiểm ải thử điên.
            Hình thế hồn như Thục đạo thiên.
            Đãn kiếm vận hành tam tuấn lĩnh.
            Bất nhi nhân tại kỷ trùng thiên?

(tạm dịch nghĩa: Đây là sơn ải hiểm trở nhất Việt Nam. Hình thể như đường vô đất Thục. Ba quả núi như thanh gươm đâm ngang (ra biển). Chẳng biết ở trên đời có nơi đâu giống như vậy không?).

Năm 1826, vua Minh Mạng (1791-1841) của Nhà Nguyễn (1802-1945) ban lệnh cho sửa sang lại Đèo Hải Vân. Đường đi thì mở rộng khoảng 4 thước và lót đá từng bậc. Trên đỉnh đèo cho dân phu phá đất thành một chổ trống rộng gần 1 mẫu (hectare). Nơi nền cũ cửa ải thời Nhà Trần, xây một khu vực thành bằng gạch nung để quan binh có nơi đồn trú lâu dài và người đi đường có chổ nghỉ chân. Xây một cửa ải hình vuông cao hơn 20 thước, mổi cạnh rộng hơn 10 thước. Ngay trên cửa ải nhìn về hướng Nam, ngài cho khắc lớn 6 chữ mà vua Lê Thánh Tông năm 1471 đã phong cho nơi đây: “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”, cửa ải huớng Bắc khắc ba chữ lớn là “Hải Vân Quan” (khu thành ải nầy nay vẫn còn), sửa lại ngôi miếu cổ thờ Thần Núi với hình tượng là một ông Cọp. Hai khúc cua thứ nhất lúc mới lên đèo ở hai hướng được đặt hai con Rùa bằng đá thật lớn, đầu nhìn ra Biển Đông và chạm khắc rất tỉ mỉ. Trên lưng Rùa là tấm bia đá cao gần hai thước, trên đó khắc ghi công đức của tiền nhân thuở trước cho tới thời vua Minh Mạng, đã tốn biết bao công sức mới có được con đường đèo nầy cho con, cháu mai sau (do hai khúc quanh nầy có hai con Rùa, nên người qua đèo gọi đây là “cua con Rùa” cho dễ nhớ).

Từ thuở xa xưa đến thời Nhà Nguyễn, có ba lối đi khác nhau để vượt qua dãy núi hiểm trở nầy:

(1) Thượng Đạo là lối đi ở hướng Tây dọc theo sườn núi Bạch Mã. Người đi rất khổ nhọc vì hành trình dài gấp hai lần, phải đi qua nhiều núi, rừng rậm rạp và cũng lắm thú dữ.

(2) Trung Đạo là con đường dễ đi nhất nhưng cũng lắm nhọc nhằn. Bắt đầu lên núi từ làng Lăng Cô, vượt qua các sườn đồi thấp để lên cao dần cho tới lúc gặp trũng thấp trên lưng chừng núi thì xuống đèo, cũng khúc khuỷu gập ghềnh hơn 10 cây số nữa mới xuống được chân đèo ở hướng Nam, đó là thôn Kim Liên, cách chân đèo 1 cây số (lối đi nầy sau được khai phá thành “Đường Cái Quan” rồi một đoạn của Quốc Lộ 1 như ngày hôm nay).

(3) Hạ Đạo là con đường đi theo các sườn núi thấp dọc theo hướng biển, tuy thấp nhưng rất khó đi bởi có nhiều vách đá thẳng đứng, suối lớn v.v vì các con suối thường rộng lớn thêm lúc nó xuống thấp lần trước khi hòa nhập vào biển cả.

Năm 1884, thực dân Pháp chiếm nước Việt Nam, họ thấy ngay tầm mức quan trọng của Đèo Hải Vân trên con đường xuyên Nam- Bắc. Nhưng lúc đó người Pháp chưa có kế hoạch nào để mở rộng “Đường Cái Quan” mà họ lại chú trọng đến một lối đi khác, nhanh hơn và vận chuyển được nhiều hơn. Năm 1904, thực dân Pháp bắt đầu làm đoạn đường sắt từ Đà Nẵng đi Huế, năm 1906 thì hoàn tất với chiều dài 103 cây số (Huế- Đà Nẵng 108 cây số đường quốc lộ), con đường sắt qua Đèo Hải Vân dài 20 cây số, người Pháp đã nương theo lối cũ là Hạ Đạo để từ đó mới làm rộng thêm ra. Bắt đầu từ ga Kim Liên, cách chân đèo phía Nam 1 cây số, tàu lên đèo khoảng 8 cây số thì tới ga Trại Phong (hay Làng Cùi) rồi đến ga Suối Đông, ga nầy là điểm cao nhứt, hơn 200 thước, trước khi tàu qua một cái hầm để xuống bên kia đèo, tới ga Hóc Mang Cá (gẩn Đồn Nhì), xuống hết chân núi thì gặp ga Lăng Cô.

Để vượt Đèo Hải Vân, tàu phải đi qua 18 cây cầu và xuyên qua 6 cái hầm, cái ngắn nhứt chỉ có 85 thước nhưng cái dài nhứt là 600 thước. Riêng đường quốc lộ đoạn qua Đèo Hải Vân thì từ năm 1926 người Pháp đã có dự án mở rộng và rải đá ở từng nơi. Tuy vậy đường đèo lúc ấy vẫn còn nhỏ, hơn nữa thời đó kỹ nghệ xe hơi chưa làm được loại máy xe nào đủ mạnh để qua nổi các đèo cao như Đèo Hải Vân. Những vết tích mà họ làm ở đây từ năm 1926 đến nay vẫn còn, đó là những lô cốt bê tông to lớn để canh gác hai đầu đèo và trên Đồn Nhất. Tới năm 1940 thì thực dân Pháp mới mở rộng đường hoàn toàn, họ cho dở bỏ hết những phiến đá lót đường có từ thời vua Minh Mạng và rải đá vụn trên mặt đường, nhưng lòng đường chỉ rộng khoảng 8 thước nên suốt 25 năm sau đó (1940-1965) tất cả các loại xe muốn qua Đèo Hải Vân đều phải tập trung ở hai bên chân đèo trước 9 giờ sáng. Sau giờ nầy, các xe ở hai bên cùng lên đèo một lần, cùng tập trung trên đỉnh Đồn Nhất một lần, xe nào chết máy dọc đường thì phải cố gắng... đẩy nó sát vào vách núi. Sau 2 giờ chiều, các xe trên Đồn Nhất mới xuống đèo cùng một lúc cho cả hai hướng Nam và Bắc. Tới các năm 1966, 1967 thì giờ lên đèo được ấn định làm bốn lần cho mổi ngày.

Năm 1968, lực lượng Công Binh/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, công binh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, công binh Ong Biển / Hải Quân Mỹ cùng phối hợp mở rộng tối đa đường Đèo Hải Vân ra 14 thước. Mặt đường được tráng nhựa hoàn toàn, các cây cầu cũ đều được thay và làm lại cầu mới. Từ đó xe cộ lưu thông qua Đèo Hải Vân mới có đường hai chiều, không còn cảnh chờ lên và xuống đèo cùng một lần như thuở trước.

Về mặt giữ an ninh cho Đèo Hải Vân trước vấn nạn cộng sản thì nơi đây được canh phòng rất cẩn mật. Duy nhất chỉ một lần vào năm 1952, một đơn vị cấp đại đội của Việt Minh đã dại dột tấn công Đồn Nhất trên đỉnh, nơi đồn trú hai trung đội lính Âu-Phi của Pháp. Chỉ trong một giờ giao chiến, đơn vị tấn công gần như bị xóa sổ vì lúc các máy bay khu trục từ phi trường Đà Nẵng lên tiếp cứu, họ không còn nơi đâu để chạy. Năm 1969, chính người viết bài nầy trong một lần đi theo đoàn “convoa” (convoy) Mỹ từ Đồn Nhất định xuống ghé chơi ở Lăng Cô. Lúc đoàn xe tới gần khu vực Đồn Nhì, một tổ cảm tử của cộng sản nấp trên một hốc đá bắn xuống đoàn xe một lúc hai trái B-40... nhưng họ bắn trật! Ngay lập tức, cả đoàn “convoa” hối hả xuống đèo với một tốc độ kinh hoàng. Hôm đó đoàn xe nầy chỉ chở toàn bánh, kẹo và nước ngọt đi Phú Bài. Do xuống đèo quá nhanh nên lúc quẹo gấp tại những khúc cua, nhiều kiện hàng bị văng xuống đường bể tan tành. Ngày đó lính cũng như dân ta, từ Đồn Nhì tới Lăng Cô (khoảng 8 cây số) đã lượm được vô số các loại lon nước ngọt và bánh, kẹo. Riêng tổ cảm tử của cộng sản gồm 4 người không còn ai sống sót, vì trực thăng vũ trang bảo vệ đoàn xe đã xúm vô bắn nát tan hốc đá nơi họ ẩn núp.

Theo sự phân chia địa lý hành chánh từ thời Nhà Nguyễn đến thời Việt Nam Cộng Hòa, thì Đèo Hải Vân thuộc về hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam, tính từ đỉnh Đồn Nhất. Phía Bắc đèo thuộc về xã Lộc Hải quận Phú Lộc. Phía Nam thuộc xã Hòa Hiệp quận Hòa Vang. Nhưng chuyện ấy chỉ có trên giấy tờ, vì cộng sản đâu cần biết điều đó! Họ chỉ biết khủng bố, phá hoại bất cứ nơi đâu nếu có cơ hội. Nếu quân cộng sản làm tê liệt đoạn Quốc Lộ 1 ở Đèo Hải Vân, đồng bào Thừa Thiên với Quảng Trị chắc khó ở yên với... nón cối. Vì vậy nên trong suốt cuộc chiến với cộng sản, trách nhiệm canh phòng Đèo Hải Vân được giao cho lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thuộc tỉnh Quảng Nam, do Đà Nẵng quá gần để tiếp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Từ Đồn Ba ở chân đèo hướng Bắc cho tới cầu Nam Ô ở hướng Nam, thường xuyên có từ 3 tới 4 đại đội ĐPQ luân phiên tuần tra và trấn giữ những địa điểm quan trọng (Đồn Ba, hay còn gọi Đồn Bắc, ngay “cua con Rùa”, cách Lăng Cô khoảng 300 thước bên kia cửa Đầm Lập An, nhìn Lăng Cô đẹp như một bức tranh vĩ đại và sống động. Đồn Ba được thiết lập năm 1967 bởi công binh và quân nhân thuộc Đại Đội 606/ Địa Phương Quân/ Yếu Khu Đèo Hải Vân/Đặc Khu Quảng Đà/ Quân Khu I, Đại Đội Trưởng: Trung úy Lê Văn Tập, Đại Đội Phó: Thiếu úy Thuận).

Ngoài ra từ năm 1969 tới 1970, Bộ Tư Lịnh /Đệ Tam Thủy Bộ /Mỹ ở Đà Nẵng cũng thường tăng cường thêm 2 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đến hoạt động tại Đèo Hải Vân. Một tiểu đoàn rải quân mỏng ra cấp tiểu đội, họ trấn giữ những nơi có cầu, cống nước cỡ lớn v.v dọc theo đường hai bên đèo, tiểu đoàn còn lại thì tảo thanh, lùng sục ngày đêm từ đồi nầy qua núi nọ. Trung bình mổi hai tháng lại có hai tiểu đoàn khác tới thay. Nhưng có hai đơn vị thường lui, tới nhiều lần là Tiểu Đoàn 2/ Trung Đoàn 1/Sư Đoàn 1 TQLC và TĐ 3/ TrĐ 26/ SĐ 5/ TQLC Mỹ. Khu vực Đồn Nhất trên đỉnh đèo, nơi đặt Bộ Chỉ Huy/ Yếu Khu/ Đèo Hải Vân, được bảo vệ bởi 1 đại đội ĐPQ, đối diện trước cổng đồn, phía bên kia bãi đất trống rộng lớn tráng nhựa là đồn Quân Cảnh và Cảnh Sát, trưởng đồn “muôn năm” là Thượng sĩ nhất Đăng, quanh đó là 9 căn nhà xập xệ của những gia đình sống với nghề mở quán ăn... trên mây ! Trên miếng đất nhỏ ngay trước cổng đồn nhìn về phương Nam, cũng là trước cửa ải với hàng chữ “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”, là một căn nhà khá lớn với vách và nóc đều bằng “tôn” của ngành công chánh, chuyên lo sửa đường, cầu, cống v.v trên đèo (nay Cộng Việt đã phá mất căn nhà nầy, thay vào đó họ xây một tấm bia tưởng niệm những người đã hy sinh trong trận đánh Đồn Nhất vào năm 1952).

Ngay tại đây có con đường xe chạy lên đỉnh núi phía Đông, chạy chừng 100 thước thì ngang chổ đóng quân của một trung đội lính Mỹ. Trung đội nầy là một đơn vị đặc biệt, họ nằm ở đây để liên lạc và yểm trợ cho các toán Lôi Hổ, Biệt Kích, Viễn Thám v.v đang thâm nhập hoạt động trong hang ổ của cộng sản. Đi tiếp lên theo con đường chừng hai cây số thì tới đỉnh núi Ngự Hải cao khoảng 650 thước, nơi đây có đài phát tuyến của Quân Khu I, nơi làm việc của một Trung Đội Truyền Tin Hỗn Hợp Việt-Mỹ, được bảo vệ bởi một Trung Đội Cảnh Sát Dã Chiến/ Việt Nam Cộng Hòa.

Cũng từ đây nhìn hướng Đông-Đông Nam khoảng 8 cây số bên kia cửa Vịnh Đà Nẵng sẽ thấy bán đảo Sơn Trà, cao khoảng 693 thước, thấy Đài Thiên Văn và Khí Tượng trên đỉnh núi thứ ba của bán đảo là đỉnh Cổ Ngựa, cao khoảng 650 thước, và Đài Kiểm Báo Panama ở độ cao gần 250 thước bên sườn Nam bán đảo. Khu vực Bắc-Đèo Hải Vân từ Đồn Nhì (xây năm 1948) -Suối Lớn tới Đồn Ba “cua con Rùa” được 1 đại đội ĐPQ bảo vệ. Phía Nam đèo từ Đồi 335 (nhìn xuống Trại Phong, Nam Ô) tới Cảng Xăng-Dầu Liên Chiểu, thôn Kim Liên cũng do 1 đại đội ĐPQ canh phòng. Một đại đội khác làm trừ bị, đóng quân ở các thôn Nam Ô; Xuân Dương và Xuân Thiều thuộc xã Hòa Hiệp. Tất cả các đơn vị Việt Nam hoạt động tại địa bàn của đèo nầy, từ tác chiến đến chuyên môn, đều trực thuộc Yếu Khu Đèo Hải Vân mà vị Chỉ Huy Trưởng năm 1970 là Thiếu tá Lê Văn Tập. (Tổng Kho Xăng-Dầu 2 mà dân chúng vẫn quen gọi “kho xăng Liên Chiểu” là hải cảng nhiên liệu duy nhất ở Việt Nam. Nằm kề bên chân Đèo Hải Vân về phía Nam, đây là nơi phân phối xăng-dầu các loại cho nhu cầu quân và dân sự của 6 tỉnh Bắc miền Trung/ Việt Nam Cộng Hòa (QTrị; TThiên; QNam; QTín; QNgãi; BĐịnh), chủ quản kho xăng là hãng ESSO. Tổng kho ở Liên Chiểu bao gồm Kho Xăng-Dầu cầu Trình Minh Thế, chủ quản là hãng SHELL.

704 năm đã trôi qua kể từ lúc Hải Vân Sơn là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Từ con đường mòn bề ngang 9 tấc, luồn lách trên những sườn núi - xanh rừng nhiều thú dữ, cho tới đường được lót đá, tráng nhựa, rộng cả chục thước, cách đây vài năm Đèo Hải Vân lại có thêm con đường mới là đường hầm xuyên núi... nhưng không phải do Cộng Việt làm đâu nhé! Mũi khoan vào núi để làm hầm được khoan lần đầu vào ngày 20.5.2001. Sau bốn năm, đường hầm Đèo Hải Vân được khánh thành ngày 5.6.2005 với phí tổn 252 triệu tiền Mỹ nhưng do Nhật tài trợ. Hầm chính dài 6 cây số 280 thước, hầm phụ dài 6 cây số 286 thước.

Đây là một trong 30 đường hầm lớn nhất thế giới và lớn nhất vùng Đông Nam châu Á. Đường hầm Đèo Hải Vân được thiết kế và giám sát kỹ thuật bởi hai hãng: Louis Berger International Inc của Mỹ và Nippon Koei của Nhật Bản. Hai công ty trực tiếp xây dựng đường hầm là Hazama của Nhật và Dong Ah của Đại Hàn. Công nhân thợ máy, thợ hồ, thợ điện v.v dĩ nhiên là đồng bào khốn khổ của mình.

Đi xe hơi qua đường hầm Đèo Hải Vân, từ Lăng Cô tới Kim Liên chỉ mất 15 phút nhưng chỉ thấy toàn bê tông với đèn pha. Nếu đi đường của tiền nhân khai phá thuở nào thì hơn hai giờ đồng hồ, nhưng đổi lại được nhìn thấy mây, núi, suối, sông và biển cả quyện vào nhau ngay trước mắt, và cũng thấy được công ơn cùng xương máu của biết bao thế hệ xa xăm đã hy sinh cho con, cháu ngày hôm nay có được nước non nầy. Tổ tiên ta ngày trước chỉ cần những con đường mòn, cheo leo bên vách núi mà mở rộng bờ cõi đến tận Mũi Cà Mau. Ngày hôm nay kẻ cướp nước cho xây những tòa nhà tráng lệ, mở những xa lộ rộng thênh thang với đủ các loại xe hơi bóng nhoáng chỉ với mục đích che mắt người đời, làm mờ mắt người dân để họ không thấy Ải Nam Quan, biển, đảo v.v đang mất dần bởi bọn bán nước là Cộng Vẹm.

* * *

Nói về Đèo Hải Vân, ông Lê Quý Đôn (1726-1784) đã ghi lại như sau trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục: ”Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc tầng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Sáu thế kỷ trước vùng đất này thuộc về hai châu Ô- Rí của nước Champa. Được vua Cham là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần..”.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán thời vua Tự Đức (1829-1883) ghi: ..

”Núi Hải Vân ở Đông Nam huyện Phú Lộc, là chổ giáp giới giữa Phủ Thừa Thiên và Quảng Nam. Nữa đèo phía Bắc thuộc huyện Phú Lộc Phủ Thừa Thiên, nữa đèo phía Nam thuộc huyện Hòa Vang Phủ Quảng Nam. Phía Tây có núi Bà Sơn, phía Bắc là núi Hải Sơn, ba ngọn liên tiếp xen nhau trên cao chót vót đến tầng mây, dưới chạy dăng tới bờ biển, đường đi chín khúc vòng mới vượt qua đèo, hai bên cây cối um tùm, người đi như vượn leo, thật là hiểm trở. Trên núi có 5 cái khe là Khe Kỷ; Khe Vu; Khe Hổ Lang; Khe Bé; Khe Lớn. Phía Bắc chân núi có bãi biển Hang Dơi, có Bãi Cháy. Tương truyền xưa có sóng thần, thuyền qua đây hay bị chìm nên trong dân gian có câu ca: “Đi bộ thì sợ Hải Vân. Vượt biển lại sợ sóng thần Hang Dơi”...”

Về thơ thì có ông Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1882) với bài “Lên Đèo Hải Vân”:

Đồi liễu ngàn mai cảnh quạnh hiu.
Chia hai Thuận-Quảng một con đèo.
Lá dòm mặt nước cây mong lội.
Biển bọc chân non sóng muốn trèo.
Mặt đất day ngang đường khuất khúc.
Sườn non dựng ngược đá cheo leo.
Vén mây muốn bước lên trên tót.
Đoái lại vầng trăng lẽo đẽo theo.

Ông Trần Bích San (1840-1877) cũng có bài “Qua Ải Hải Vân” như sau:

Tam niên tam thướng Hải Vân Đài.
Nhất điểu thân khinh độc vãn hồi.
Thảo trụ bán không đê nhật nguyệt.
Càn-Khôn chích nhãn tiểu trần ai.
Văn phi sơn thủy vô kỳ khí.
Nhân bất phong sương vị lão tài.
Mạc đạo Tần quan chinh lộ hiếm.
Mã đầu hoa tận đới yên khai”.

(Người dịch, ông Nguyễn Tấn Hưng (-?)

“Ba năm ba lượt Hải Vân.
Chiếc thân chim nhẹ mấy lần ngược xuôi.
Cỏ cây vắt vẻo lưng trời.
Càn- Khôn chếch mắt nhỏ nhoi lạ thường.
Văn không sông núi tầm thường.
Người chưa dày dạn phong sương há tài!
Nẻo Tần chớ bảo chông gai.
Khói tuôn đầu ngựa dặm dài nở hoa”.

Ông Cao Bá Quát (1808-1885) cũng có hai câu:

“Nhất bích ngưng vi giới.
           Trùng vân nhiễu tác thành”.

(dịch tạm: Một vùng xanh biếc khắp. Vô vàn mây dựng thành).

Lòng người dân xứ Quảng:

“Chiều chiều mây phủ Hải Vân.
            Chim kêu gành đá gẫm thân lại buồn”.

* * *

Chú thích cho phần Đèo Hải Vân.

(1) Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngài còn có những đạo hiệu khác như Trúc Lâm Đầu Đà; Điều Ngự Giác Hoàng.

(2) Vua Trần Anh Tông là vị vua cho bỏ tập tục bắt buộc con dân nước Việt phải xăm mình, một lệ đã có từ nhiều ngàn năm trước.

(3) Công chúa Huyền Trân xuất gia đi tu năm 1309 tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh), pháp danh Hương Tràng. Năm 1311 bà đến làng Hỗ Sơn (Nam Định) lập am tu hành ở dưới chân núi Hỗ. Bà qua đời ngày 9/1/1340, được nhìều nơi lập đền thờ.

(4) Hoàng hậu thứ nhất người Chiêm Thành, con trai cả của bà là thái tử Chế Chí, sau lên ngôi vua. Hoàng hậu thứ hai là công chúa Tapasi của nước Java (Nam Dương sau nầy). Sau khi ông Chế Mân qua đời bà trở về nước, công chúa Huyền Trân cũng vậy. Không hề có chuyện các bà phải lên giàn thiêu, và chuyện ông Trần Khắc Chung qua bày kế đem bà về cũng không có. Tất cả chỉ là chuyện thêu dệt thêm của đời sau mà thôi.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/nhungdiadanhlichsu.htm

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những Đaị danh lịch sử

Tháng 3 năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông và cũng là Trúc Lâm Đại Sĩ vào đất Bố Chính (Quảng Bình) để lập am Tri Kiến cho việc tu tập. Cũng lúc đó có một phái đoàn của vương quốc Chiêm Thành

Đỗ Tấn Thọ


*Chân thành nhớ ơn những người dân ở Đèo Hải Vân; Lăng Cô; Nam Ô; An Tân (Chu Lai), đã từng thương yêu và chở che mảnh đời phiêu bạt này lúc quê hương khổ loạn vì cộng sản.

ĐÈO HẢI VÂN.

Nước Đại Việt đời Nhà Trần (1225-1413), năm 1293 vua Trần Nhân Tông (1258-1308) *(1) nhường ngôi cho con lên làm vua là Trần Anh Tông (1276-1320) (*2), còn ngài thì làm Thái Thượng Hoàng, lui về ở Phủ Thiên Trường (làng Tức Mặc, Nam Định). Năm 1299, thượng hoàng chính thức xuất gia, trước ở Vũ Lâm (Ninh Bình) sau về Yên Tử (Quảng Ninh), pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà, pháp hiệu Đại Hương Hải Ấn Thiền Sư nhưng cũng thường xưng Trúc Lâm Đại Sĩ.

Tháng 3 năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tông và cũng là Trúc Lâm Đại Sĩ vào đất Bố Chính (Quảng Bình) để lập am Tri Kiến cho việc tu tập. Cũng lúc đó có một phái đoàn của vương quốc Chiêm Thành (Champa) vừa sang nước Đại Việt triều cống ở kinh đô Thăng Long, nay đang trở về nước và đi ngang Bố Chính. Vị quan trưởng đoàn Chiêm Thành là ông Chế Bồ Đài (- ?), lúc biết tin thượng hoàng Trần Nhân Tông cũng đang ở đây liền tìm đến am Tri Kiến để chào kính. Trong cuộc tiếp kiến này, trưởng đoàn Chiêm Thành có ngỏ lời mời thượng hoàng sang thăm Chiêm Thành và ngài đã nhận lời, cũng như định ngày lên đường (xin được nói rõ là trước đó không lâu, nước Đại Việt thời vua Trần Nhân Tông đã liên kết và giúp vương quốc Chiêm Thành đánh tan đoàn quân của tướng Mông Cổ là Toa Đô tại Thành Gỗ (gần Quy Nhơn) năm 1283. Khi đó, vua Chiêm Thành là ông Djaia Indravarman V (1228-1285), người con trai trưởng của ông là thái tử Harijit (Chế Mân,1255 - 1307) làm thống soái quân đội).

Lúc tới kinh đô Vijaya (Đồ Bàn, Quy Nhơn), Trúc Lâm Đại Sĩ được ông Chế Mân, nay là vua Djaia Simhavarman III và triều đình đón tiếp rất trọng thể. Ngài được tiếp đãi nồng hậu,được dành riêng một khu vực ngay trong cung hoàng gia và được mời đến nhiều nơi thuyết giảng đạo pháp. Sau 9 tháng ở Chiêm Thành, năm 1302 thượng hoàng Trần Nhân Tông về nước, ngài mang theo lời hứa sẽ gả người con gái út của mình là công chúa Huyền Trân (1287-1340) (*3) kết hôn với vua Chế Mân, dù ngài biết ông vuanày đã có hai bà hoàng hậu (*4).

Lúc về tới kinh đô Thăng Long, chuyện hứa hôn của thượng hoàng bị triều đình phản đối, nhất là vua Trần Anh Tông người anh cả của công chúa Huyền Trân. Nhưng cũng có hai người là Trần Đạo Tái (- ?) và Trần Khắc Chung (1264-1330) tán thành cuộc hôn nhân này. Và liên tiếp trong 4 năm liền, năm nào vua Chế Mân cũng cho mang lễ vật sang cống nạp và mong được sớm rước dâu. Đến khi trưởng phái đoàn Chiêm Thành là ông Chế Bồ Đài cho biết phía nhà trai sẵn sàng dâng hai vùng đất châu Ô, châu Rí (từ Bắc- Quảng Trị đến Nam- Đèo Hải Vân ngày nay) để làm lễ cưới thì triều đình Đại Việt mới chấp nhận cuộc hôn nhân đó.

Tháng 6 năm 1306, đoàn thuyền đưa cô dâu là công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt về nhà chồng, là vua Djaia Simhavarman III - Chế Mân của nước Chiêm Thành. Một lễ cưới được vua Chế Mân cho tổ chức thật lớn tại kinh đô Vijaya, dân chúng được vui chơi suốt ba ngày, công chúa Huyền Trân được tấn phong là hoàng hậu Paramecvari (gần một năm sau bà sinh người con trai đầu lòng là hoàng tử Chế Đa Gia). Tháng Giêng năm 1307, Nhà Trần làm lễ tiếp nhận hai vùng đất mới, vua Trần Anh Tông sai ông Đoàn Nhữ Hài (1280-1335) vào khởi sự thiết lập hệ thống chính quyền tại đây, dân chúng nước Đại Việt cũng được triều đình khuyến khích đến lập nghiệp ở miền đất vừa sáp nhập vào lãnh thổ với tên mới là châu Thuận (tức châu Ô, Quảng Trị ngày nay), châu Hóa (châu Rí (Lý), Thừa Thiên), vùng núi đèo giáp với Chiêm Thành (Hải Vân sau này) thì thuộc Phủ Triệu Phong, châu Hóa.Trên đỉnh đèo Nhà Trần cho xây một cửa ải nhỏ gọi là Ải Vân (ải trên mây, đến thời Nhà Hậu Lê, 1428-1788, thì nơi đây có tên mới là Hải Vân Sơn hoặc Núi Hải Vân, Đèo Hải Vân, Hải Vân Quan) nhưng cửa ải nầy đã bị sụp đổ, hoang tàn vì những trận đánh giữa Chiêm Thành và Đại Việt sau này.

* * *

Đèo Hải Vân về mặt địa lý, là chân núi hướng Đông Nam của núi Bạch Mã phía Tây Bắc, đây là dãy núi cuối cùng đâm ngang ra tới biển của dãy Trường Sơn ở phương Nam. Đỉnh núi Bạch Mã cao khoảng 1.448 thước (m) so với mặt biển, triền thấp dần ở hướng Nam với đỉnh núi thứ hai cao khoảng 1.172 thước (đỉnh núi Hải Vân, không phải đỉnh đèo), từ đây triền núi xuôi ra hướng chính Đông, xuống một trũng thấp có chiều cao khoảng 496 thước và đây chính là đỉnh đèo mà người xưa chọn làm nơi giao tiếp của hai con đường lên và xuống lúc vượt đèo, triền núi lại cao lên dần ở hướng Đông, tới đỉnh núi thứ ba là Ngự Hải, cao khoảng 650 thước thì chân núi mới xuống lần tới Biển Đông.

Đèo Hải Vân là một ngọn đèo thuộc loại hùng vĩ nhất, cao nhất, đường đi dài nhất và nguy hiểm nhất trong các đèo ở Việt Nam. Lối đi quanh co, uốn lượn và dài tới 23.5 cây số (km), dài hơn Đèo Ngang gấp bốn lần, gấp bảy lần Đèo Phước Tượng và dài gấp chín lần so với Đèo Phú Gia. Đứng trên đỉnh Đèo Hải Vân, nơi có Đồn Nhất, nhìn về hướng Bắc sẽ thấy Lăng Cô, Đèo Phú Gia và mũi Chân Mây. Nhìn hướng Nam thấy Nam Ô, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, chòm Núi Non Nước và Cù lao Chàm. Đỉnh đèo cách Huế 80 cây số và Đà Nẵng 29 cây số đường chim bay. Ngay dưới chân đèo ở hướng Bắc là làng Lăng Cô (nay là thị trấn), cách chân đèo 1 cây số, cách Huế 62 và Đà Nẵng 38 cây số. Dưới chân đèo về hướng Nam là làng đánh cá Nam Ô (nay là thị trấn), cách chân đèo 5 và Đà Nẵng 14 cây số. Suốt đoạn đường Đèo Hải Vân có hơn 50 các suối, khe lớn, nhỏ, có 9 khúc cua tay áo (V), một cua xếp hình chữ Z, một suối khá lớn gần Đồn Nhì ở hướng Bắc.

Năm 1471, trên đường chinh phạt Chiêm Thành trở về, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã sững sờ lúc nhìn thấy vị trí hiểm yếu và phong cảnh tuyệt vời của Đèo Hải Vân, ngài phong cho nơi nầy là “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”. Trong thời Nam-Bắc phân tranh lần thứ nhứt (1600-1786) giữa các Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, có một lần Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) đi tuần du đất Quảng Nam, lúc lên tới đỉnh đèo ngài làm một bài thơ nói về Đèo Hải Vân như sau:

“Việt Nam hiểm ải thử điên.
            Hình thế hồn như Thục đạo thiên.
            Đãn kiếm vận hành tam tuấn lĩnh.
            Bất nhi nhân tại kỷ trùng thiên?

(tạm dịch nghĩa: Đây là sơn ải hiểm trở nhất Việt Nam. Hình thể như đường vô đất Thục. Ba quả núi như thanh gươm đâm ngang (ra biển). Chẳng biết ở trên đời có nơi đâu giống như vậy không?).

Năm 1826, vua Minh Mạng (1791-1841) của Nhà Nguyễn (1802-1945) ban lệnh cho sửa sang lại Đèo Hải Vân. Đường đi thì mở rộng khoảng 4 thước và lót đá từng bậc. Trên đỉnh đèo cho dân phu phá đất thành một chổ trống rộng gần 1 mẫu (hectare). Nơi nền cũ cửa ải thời Nhà Trần, xây một khu vực thành bằng gạch nung để quan binh có nơi đồn trú lâu dài và người đi đường có chổ nghỉ chân. Xây một cửa ải hình vuông cao hơn 20 thước, mổi cạnh rộng hơn 10 thước. Ngay trên cửa ải nhìn về hướng Nam, ngài cho khắc lớn 6 chữ mà vua Lê Thánh Tông năm 1471 đã phong cho nơi đây: “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”, cửa ải huớng Bắc khắc ba chữ lớn là “Hải Vân Quan” (khu thành ải nầy nay vẫn còn), sửa lại ngôi miếu cổ thờ Thần Núi với hình tượng là một ông Cọp. Hai khúc cua thứ nhất lúc mới lên đèo ở hai hướng được đặt hai con Rùa bằng đá thật lớn, đầu nhìn ra Biển Đông và chạm khắc rất tỉ mỉ. Trên lưng Rùa là tấm bia đá cao gần hai thước, trên đó khắc ghi công đức của tiền nhân thuở trước cho tới thời vua Minh Mạng, đã tốn biết bao công sức mới có được con đường đèo nầy cho con, cháu mai sau (do hai khúc quanh nầy có hai con Rùa, nên người qua đèo gọi đây là “cua con Rùa” cho dễ nhớ).

Từ thuở xa xưa đến thời Nhà Nguyễn, có ba lối đi khác nhau để vượt qua dãy núi hiểm trở nầy:

(1) Thượng Đạo là lối đi ở hướng Tây dọc theo sườn núi Bạch Mã. Người đi rất khổ nhọc vì hành trình dài gấp hai lần, phải đi qua nhiều núi, rừng rậm rạp và cũng lắm thú dữ.

(2) Trung Đạo là con đường dễ đi nhất nhưng cũng lắm nhọc nhằn. Bắt đầu lên núi từ làng Lăng Cô, vượt qua các sườn đồi thấp để lên cao dần cho tới lúc gặp trũng thấp trên lưng chừng núi thì xuống đèo, cũng khúc khuỷu gập ghềnh hơn 10 cây số nữa mới xuống được chân đèo ở hướng Nam, đó là thôn Kim Liên, cách chân đèo 1 cây số (lối đi nầy sau được khai phá thành “Đường Cái Quan” rồi một đoạn của Quốc Lộ 1 như ngày hôm nay).

(3) Hạ Đạo là con đường đi theo các sườn núi thấp dọc theo hướng biển, tuy thấp nhưng rất khó đi bởi có nhiều vách đá thẳng đứng, suối lớn v.v vì các con suối thường rộng lớn thêm lúc nó xuống thấp lần trước khi hòa nhập vào biển cả.

Năm 1884, thực dân Pháp chiếm nước Việt Nam, họ thấy ngay tầm mức quan trọng của Đèo Hải Vân trên con đường xuyên Nam- Bắc. Nhưng lúc đó người Pháp chưa có kế hoạch nào để mở rộng “Đường Cái Quan” mà họ lại chú trọng đến một lối đi khác, nhanh hơn và vận chuyển được nhiều hơn. Năm 1904, thực dân Pháp bắt đầu làm đoạn đường sắt từ Đà Nẵng đi Huế, năm 1906 thì hoàn tất với chiều dài 103 cây số (Huế- Đà Nẵng 108 cây số đường quốc lộ), con đường sắt qua Đèo Hải Vân dài 20 cây số, người Pháp đã nương theo lối cũ là Hạ Đạo để từ đó mới làm rộng thêm ra. Bắt đầu từ ga Kim Liên, cách chân đèo phía Nam 1 cây số, tàu lên đèo khoảng 8 cây số thì tới ga Trại Phong (hay Làng Cùi) rồi đến ga Suối Đông, ga nầy là điểm cao nhứt, hơn 200 thước, trước khi tàu qua một cái hầm để xuống bên kia đèo, tới ga Hóc Mang Cá (gẩn Đồn Nhì), xuống hết chân núi thì gặp ga Lăng Cô.

Để vượt Đèo Hải Vân, tàu phải đi qua 18 cây cầu và xuyên qua 6 cái hầm, cái ngắn nhứt chỉ có 85 thước nhưng cái dài nhứt là 600 thước. Riêng đường quốc lộ đoạn qua Đèo Hải Vân thì từ năm 1926 người Pháp đã có dự án mở rộng và rải đá ở từng nơi. Tuy vậy đường đèo lúc ấy vẫn còn nhỏ, hơn nữa thời đó kỹ nghệ xe hơi chưa làm được loại máy xe nào đủ mạnh để qua nổi các đèo cao như Đèo Hải Vân. Những vết tích mà họ làm ở đây từ năm 1926 đến nay vẫn còn, đó là những lô cốt bê tông to lớn để canh gác hai đầu đèo và trên Đồn Nhất. Tới năm 1940 thì thực dân Pháp mới mở rộng đường hoàn toàn, họ cho dở bỏ hết những phiến đá lót đường có từ thời vua Minh Mạng và rải đá vụn trên mặt đường, nhưng lòng đường chỉ rộng khoảng 8 thước nên suốt 25 năm sau đó (1940-1965) tất cả các loại xe muốn qua Đèo Hải Vân đều phải tập trung ở hai bên chân đèo trước 9 giờ sáng. Sau giờ nầy, các xe ở hai bên cùng lên đèo một lần, cùng tập trung trên đỉnh Đồn Nhất một lần, xe nào chết máy dọc đường thì phải cố gắng... đẩy nó sát vào vách núi. Sau 2 giờ chiều, các xe trên Đồn Nhất mới xuống đèo cùng một lúc cho cả hai hướng Nam và Bắc. Tới các năm 1966, 1967 thì giờ lên đèo được ấn định làm bốn lần cho mổi ngày.

Năm 1968, lực lượng Công Binh/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, công binh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, công binh Ong Biển / Hải Quân Mỹ cùng phối hợp mở rộng tối đa đường Đèo Hải Vân ra 14 thước. Mặt đường được tráng nhựa hoàn toàn, các cây cầu cũ đều được thay và làm lại cầu mới. Từ đó xe cộ lưu thông qua Đèo Hải Vân mới có đường hai chiều, không còn cảnh chờ lên và xuống đèo cùng một lần như thuở trước.

Về mặt giữ an ninh cho Đèo Hải Vân trước vấn nạn cộng sản thì nơi đây được canh phòng rất cẩn mật. Duy nhất chỉ một lần vào năm 1952, một đơn vị cấp đại đội của Việt Minh đã dại dột tấn công Đồn Nhất trên đỉnh, nơi đồn trú hai trung đội lính Âu-Phi của Pháp. Chỉ trong một giờ giao chiến, đơn vị tấn công gần như bị xóa sổ vì lúc các máy bay khu trục từ phi trường Đà Nẵng lên tiếp cứu, họ không còn nơi đâu để chạy. Năm 1969, chính người viết bài nầy trong một lần đi theo đoàn “convoa” (convoy) Mỹ từ Đồn Nhất định xuống ghé chơi ở Lăng Cô. Lúc đoàn xe tới gần khu vực Đồn Nhì, một tổ cảm tử của cộng sản nấp trên một hốc đá bắn xuống đoàn xe một lúc hai trái B-40... nhưng họ bắn trật! Ngay lập tức, cả đoàn “convoa” hối hả xuống đèo với một tốc độ kinh hoàng. Hôm đó đoàn xe nầy chỉ chở toàn bánh, kẹo và nước ngọt đi Phú Bài. Do xuống đèo quá nhanh nên lúc quẹo gấp tại những khúc cua, nhiều kiện hàng bị văng xuống đường bể tan tành. Ngày đó lính cũng như dân ta, từ Đồn Nhì tới Lăng Cô (khoảng 8 cây số) đã lượm được vô số các loại lon nước ngọt và bánh, kẹo. Riêng tổ cảm tử của cộng sản gồm 4 người không còn ai sống sót, vì trực thăng vũ trang bảo vệ đoàn xe đã xúm vô bắn nát tan hốc đá nơi họ ẩn núp.

Theo sự phân chia địa lý hành chánh từ thời Nhà Nguyễn đến thời Việt Nam Cộng Hòa, thì Đèo Hải Vân thuộc về hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam, tính từ đỉnh Đồn Nhất. Phía Bắc đèo thuộc về xã Lộc Hải quận Phú Lộc. Phía Nam thuộc xã Hòa Hiệp quận Hòa Vang. Nhưng chuyện ấy chỉ có trên giấy tờ, vì cộng sản đâu cần biết điều đó! Họ chỉ biết khủng bố, phá hoại bất cứ nơi đâu nếu có cơ hội. Nếu quân cộng sản làm tê liệt đoạn Quốc Lộ 1 ở Đèo Hải Vân, đồng bào Thừa Thiên với Quảng Trị chắc khó ở yên với... nón cối. Vì vậy nên trong suốt cuộc chiến với cộng sản, trách nhiệm canh phòng Đèo Hải Vân được giao cho lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thuộc tỉnh Quảng Nam, do Đà Nẵng quá gần để tiếp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Từ Đồn Ba ở chân đèo hướng Bắc cho tới cầu Nam Ô ở hướng Nam, thường xuyên có từ 3 tới 4 đại đội ĐPQ luân phiên tuần tra và trấn giữ những địa điểm quan trọng (Đồn Ba, hay còn gọi Đồn Bắc, ngay “cua con Rùa”, cách Lăng Cô khoảng 300 thước bên kia cửa Đầm Lập An, nhìn Lăng Cô đẹp như một bức tranh vĩ đại và sống động. Đồn Ba được thiết lập năm 1967 bởi công binh và quân nhân thuộc Đại Đội 606/ Địa Phương Quân/ Yếu Khu Đèo Hải Vân/Đặc Khu Quảng Đà/ Quân Khu I, Đại Đội Trưởng: Trung úy Lê Văn Tập, Đại Đội Phó: Thiếu úy Thuận).

Ngoài ra từ năm 1969 tới 1970, Bộ Tư Lịnh /Đệ Tam Thủy Bộ /Mỹ ở Đà Nẵng cũng thường tăng cường thêm 2 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đến hoạt động tại Đèo Hải Vân. Một tiểu đoàn rải quân mỏng ra cấp tiểu đội, họ trấn giữ những nơi có cầu, cống nước cỡ lớn v.v dọc theo đường hai bên đèo, tiểu đoàn còn lại thì tảo thanh, lùng sục ngày đêm từ đồi nầy qua núi nọ. Trung bình mổi hai tháng lại có hai tiểu đoàn khác tới thay. Nhưng có hai đơn vị thường lui, tới nhiều lần là Tiểu Đoàn 2/ Trung Đoàn 1/Sư Đoàn 1 TQLC và TĐ 3/ TrĐ 26/ SĐ 5/ TQLC Mỹ. Khu vực Đồn Nhất trên đỉnh đèo, nơi đặt Bộ Chỉ Huy/ Yếu Khu/ Đèo Hải Vân, được bảo vệ bởi 1 đại đội ĐPQ, đối diện trước cổng đồn, phía bên kia bãi đất trống rộng lớn tráng nhựa là đồn Quân Cảnh và Cảnh Sát, trưởng đồn “muôn năm” là Thượng sĩ nhất Đăng, quanh đó là 9 căn nhà xập xệ của những gia đình sống với nghề mở quán ăn... trên mây ! Trên miếng đất nhỏ ngay trước cổng đồn nhìn về phương Nam, cũng là trước cửa ải với hàng chữ “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan”, là một căn nhà khá lớn với vách và nóc đều bằng “tôn” của ngành công chánh, chuyên lo sửa đường, cầu, cống v.v trên đèo (nay Cộng Việt đã phá mất căn nhà nầy, thay vào đó họ xây một tấm bia tưởng niệm những người đã hy sinh trong trận đánh Đồn Nhất vào năm 1952).

Ngay tại đây có con đường xe chạy lên đỉnh núi phía Đông, chạy chừng 100 thước thì ngang chổ đóng quân của một trung đội lính Mỹ. Trung đội nầy là một đơn vị đặc biệt, họ nằm ở đây để liên lạc và yểm trợ cho các toán Lôi Hổ, Biệt Kích, Viễn Thám v.v đang thâm nhập hoạt động trong hang ổ của cộng sản. Đi tiếp lên theo con đường chừng hai cây số thì tới đỉnh núi Ngự Hải cao khoảng 650 thước, nơi đây có đài phát tuyến của Quân Khu I, nơi làm việc của một Trung Đội Truyền Tin Hỗn Hợp Việt-Mỹ, được bảo vệ bởi một Trung Đội Cảnh Sát Dã Chiến/ Việt Nam Cộng Hòa.

Cũng từ đây nhìn hướng Đông-Đông Nam khoảng 8 cây số bên kia cửa Vịnh Đà Nẵng sẽ thấy bán đảo Sơn Trà, cao khoảng 693 thước, thấy Đài Thiên Văn và Khí Tượng trên đỉnh núi thứ ba của bán đảo là đỉnh Cổ Ngựa, cao khoảng 650 thước, và Đài Kiểm Báo Panama ở độ cao gần 250 thước bên sườn Nam bán đảo. Khu vực Bắc-Đèo Hải Vân từ Đồn Nhì (xây năm 1948) -Suối Lớn tới Đồn Ba “cua con Rùa” được 1 đại đội ĐPQ bảo vệ. Phía Nam đèo từ Đồi 335 (nhìn xuống Trại Phong, Nam Ô) tới Cảng Xăng-Dầu Liên Chiểu, thôn Kim Liên cũng do 1 đại đội ĐPQ canh phòng. Một đại đội khác làm trừ bị, đóng quân ở các thôn Nam Ô; Xuân Dương và Xuân Thiều thuộc xã Hòa Hiệp. Tất cả các đơn vị Việt Nam hoạt động tại địa bàn của đèo nầy, từ tác chiến đến chuyên môn, đều trực thuộc Yếu Khu Đèo Hải Vân mà vị Chỉ Huy Trưởng năm 1970 là Thiếu tá Lê Văn Tập. (Tổng Kho Xăng-Dầu 2 mà dân chúng vẫn quen gọi “kho xăng Liên Chiểu” là hải cảng nhiên liệu duy nhất ở Việt Nam. Nằm kề bên chân Đèo Hải Vân về phía Nam, đây là nơi phân phối xăng-dầu các loại cho nhu cầu quân và dân sự của 6 tỉnh Bắc miền Trung/ Việt Nam Cộng Hòa (QTrị; TThiên; QNam; QTín; QNgãi; BĐịnh), chủ quản kho xăng là hãng ESSO. Tổng kho ở Liên Chiểu bao gồm Kho Xăng-Dầu cầu Trình Minh Thế, chủ quản là hãng SHELL.

704 năm đã trôi qua kể từ lúc Hải Vân Sơn là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Từ con đường mòn bề ngang 9 tấc, luồn lách trên những sườn núi - xanh rừng nhiều thú dữ, cho tới đường được lót đá, tráng nhựa, rộng cả chục thước, cách đây vài năm Đèo Hải Vân lại có thêm con đường mới là đường hầm xuyên núi... nhưng không phải do Cộng Việt làm đâu nhé! Mũi khoan vào núi để làm hầm được khoan lần đầu vào ngày 20.5.2001. Sau bốn năm, đường hầm Đèo Hải Vân được khánh thành ngày 5.6.2005 với phí tổn 252 triệu tiền Mỹ nhưng do Nhật tài trợ. Hầm chính dài 6 cây số 280 thước, hầm phụ dài 6 cây số 286 thước.

Đây là một trong 30 đường hầm lớn nhất thế giới và lớn nhất vùng Đông Nam châu Á. Đường hầm Đèo Hải Vân được thiết kế và giám sát kỹ thuật bởi hai hãng: Louis Berger International Inc của Mỹ và Nippon Koei của Nhật Bản. Hai công ty trực tiếp xây dựng đường hầm là Hazama của Nhật và Dong Ah của Đại Hàn. Công nhân thợ máy, thợ hồ, thợ điện v.v dĩ nhiên là đồng bào khốn khổ của mình.

Đi xe hơi qua đường hầm Đèo Hải Vân, từ Lăng Cô tới Kim Liên chỉ mất 15 phút nhưng chỉ thấy toàn bê tông với đèn pha. Nếu đi đường của tiền nhân khai phá thuở nào thì hơn hai giờ đồng hồ, nhưng đổi lại được nhìn thấy mây, núi, suối, sông và biển cả quyện vào nhau ngay trước mắt, và cũng thấy được công ơn cùng xương máu của biết bao thế hệ xa xăm đã hy sinh cho con, cháu ngày hôm nay có được nước non nầy. Tổ tiên ta ngày trước chỉ cần những con đường mòn, cheo leo bên vách núi mà mở rộng bờ cõi đến tận Mũi Cà Mau. Ngày hôm nay kẻ cướp nước cho xây những tòa nhà tráng lệ, mở những xa lộ rộng thênh thang với đủ các loại xe hơi bóng nhoáng chỉ với mục đích che mắt người đời, làm mờ mắt người dân để họ không thấy Ải Nam Quan, biển, đảo v.v đang mất dần bởi bọn bán nước là Cộng Vẹm.

* * *

Nói về Đèo Hải Vân, ông Lê Quý Đôn (1726-1784) đã ghi lại như sau trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục: ”Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc tầng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Sáu thế kỷ trước vùng đất này thuộc về hai châu Ô- Rí của nước Champa. Được vua Cham là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần..”.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán thời vua Tự Đức (1829-1883) ghi: ..

”Núi Hải Vân ở Đông Nam huyện Phú Lộc, là chổ giáp giới giữa Phủ Thừa Thiên và Quảng Nam. Nữa đèo phía Bắc thuộc huyện Phú Lộc Phủ Thừa Thiên, nữa đèo phía Nam thuộc huyện Hòa Vang Phủ Quảng Nam. Phía Tây có núi Bà Sơn, phía Bắc là núi Hải Sơn, ba ngọn liên tiếp xen nhau trên cao chót vót đến tầng mây, dưới chạy dăng tới bờ biển, đường đi chín khúc vòng mới vượt qua đèo, hai bên cây cối um tùm, người đi như vượn leo, thật là hiểm trở. Trên núi có 5 cái khe là Khe Kỷ; Khe Vu; Khe Hổ Lang; Khe Bé; Khe Lớn. Phía Bắc chân núi có bãi biển Hang Dơi, có Bãi Cháy. Tương truyền xưa có sóng thần, thuyền qua đây hay bị chìm nên trong dân gian có câu ca: “Đi bộ thì sợ Hải Vân. Vượt biển lại sợ sóng thần Hang Dơi”...”

Về thơ thì có ông Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1882) với bài “Lên Đèo Hải Vân”:

Đồi liễu ngàn mai cảnh quạnh hiu.
Chia hai Thuận-Quảng một con đèo.
Lá dòm mặt nước cây mong lội.
Biển bọc chân non sóng muốn trèo.
Mặt đất day ngang đường khuất khúc.
Sườn non dựng ngược đá cheo leo.
Vén mây muốn bước lên trên tót.
Đoái lại vầng trăng lẽo đẽo theo.

Ông Trần Bích San (1840-1877) cũng có bài “Qua Ải Hải Vân” như sau:

Tam niên tam thướng Hải Vân Đài.
Nhất điểu thân khinh độc vãn hồi.
Thảo trụ bán không đê nhật nguyệt.
Càn-Khôn chích nhãn tiểu trần ai.
Văn phi sơn thủy vô kỳ khí.
Nhân bất phong sương vị lão tài.
Mạc đạo Tần quan chinh lộ hiếm.
Mã đầu hoa tận đới yên khai”.

(Người dịch, ông Nguyễn Tấn Hưng (-?)

“Ba năm ba lượt Hải Vân.
Chiếc thân chim nhẹ mấy lần ngược xuôi.
Cỏ cây vắt vẻo lưng trời.
Càn- Khôn chếch mắt nhỏ nhoi lạ thường.
Văn không sông núi tầm thường.
Người chưa dày dạn phong sương há tài!
Nẻo Tần chớ bảo chông gai.
Khói tuôn đầu ngựa dặm dài nở hoa”.

Ông Cao Bá Quát (1808-1885) cũng có hai câu:

“Nhất bích ngưng vi giới.
           Trùng vân nhiễu tác thành”.

(dịch tạm: Một vùng xanh biếc khắp. Vô vàn mây dựng thành).

Lòng người dân xứ Quảng:

“Chiều chiều mây phủ Hải Vân.
            Chim kêu gành đá gẫm thân lại buồn”.

* * *

Chú thích cho phần Đèo Hải Vân.

(1) Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngài còn có những đạo hiệu khác như Trúc Lâm Đầu Đà; Điều Ngự Giác Hoàng.

(2) Vua Trần Anh Tông là vị vua cho bỏ tập tục bắt buộc con dân nước Việt phải xăm mình, một lệ đã có từ nhiều ngàn năm trước.

(3) Công chúa Huyền Trân xuất gia đi tu năm 1309 tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh), pháp danh Hương Tràng. Năm 1311 bà đến làng Hỗ Sơn (Nam Định) lập am tu hành ở dưới chân núi Hỗ. Bà qua đời ngày 9/1/1340, được nhìều nơi lập đền thờ.

(4) Hoàng hậu thứ nhất người Chiêm Thành, con trai cả của bà là thái tử Chế Chí, sau lên ngôi vua. Hoàng hậu thứ hai là công chúa Tapasi của nước Java (Nam Dương sau nầy). Sau khi ông Chế Mân qua đời bà trở về nước, công chúa Huyền Trân cũng vậy. Không hề có chuyện các bà phải lên giàn thiêu, và chuyện ông Trần Khắc Chung qua bày kế đem bà về cũng không có. Tất cả chỉ là chuyện thêu dệt thêm của đời sau mà thôi.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/nhungdiadanhlichsu.htm

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm