Đoạn Đường Chiến Binh

"Gié lồ... Phen" 2

Những năm tù đằng đẵng, từ Nam ra Bắc - Rồi cũng có ngày Nam lết được tấm thân tàn trở về với ba, má - Đó là đầu năm 1983 - Gia đình Nam thật sự mất hết -

Phần 2

"Gié lồ... phen"

Nguyễn văn Học


       . . . . . .

***

       Những năm tù đằng đẵng, từ Nam ra Bắc - Rồi cũng có ngày Nam lết được tấm thân tàn trở về với ba, má - Đó là đầu năm 1983 - Gia đình Nam thật sự mất hết - Cả ngàn mẫu ruộng xưa kia bị truất hữu, chính phủ Cộng Hòa trả cho một số tiền lớn, tính bằng công khố phiếu, để trong ngân hàng, hàng năm số tiền lời lấy về tiêu xài dư dả, số tiền này đã bị bọn cộng sản "...xù" hết - Điều đó cũng còn lý giải được, nhưng còn khoảng hơn chục mẫu ruộng do gia đình được để lại canh tác và mấy mẫu vườn cây ăn trái, chúng cũng tịch thu ráo, lại còn tính thuế cả mấy chục năm qua, bắt gia đình chàng phải thanh toán - Nỗi uất ức không biết để đâu cho hết - Nhìn bố mẹ vì buồn rầu cảnh nhà tan nát, của cải tiêu ma, mà thân già chỉ còn da bọc xương.  may mà còn được một số "của chìm" là những tư trang, vàng vòng mà mẹ Nam dấu được, gia đình bán dần để sống nên mới cầm cự được - Nam thấy xót xa, ray rứt, nhưng cũng chỉ biết đưa mắt nhìn, tình thế này lo thân mình chưa xong, chàng cục cựa gì được nữa - Nam chua xót nghĩ tới câu "đất nước mất, mất tất cả", đành ngậm ngùi gục mặt.  Sự trở về của Nam là một tin vui khiến ba má chàng khởi sắc, lại thêm mấy năm tù tội, có thời giờ ngẫm nghĩ tình đời, lại được gia đình lo lắng chu đáo làm chàng cảm kích,  Nam bỗng trở nên điềm đạm, bỏ hẳn tật ăn chơi, biết để tâm săn sóc đến bố mẹ, vì thế ông bà cụ càng vui, sức khỏe thấy khả quan hơn những năm trước. 
       Để giúp đỡ vào sinh hoạt gia đình, Nam thỉnh thoảng lên Sài gòn gặp bạn bè, tom góp một chuyến thuốc tây, đưa về dưới tỉnh bán kiếm lời và vì thế trong một dịp tình cờ chàng gặp lại "Phú" .  Đôi bạn tuy sau này không ý hợp tâm đầu về vụ vợ con của Phú, nhưng ít ra cũng đã có thời gian chung sống, để lại nhiều kỷ niệm với nhau - Hơn nữa trong hoàn cảnh đau buồn chung, hai người dễ nối kết lại tình bạn xưa kia, vả lại Nam thầm nghĩ: "cho dù nó... đa mang, nhưng bây giờ cũng phải vất vả lo lắng cho cả hai gia đình.  đáng đời thằng em.  đúng là "sướng con..., mù con mắt"..., thật cũng "tội nghiệp".  Theo lời Phú kể lại, hắn bị tù hơn hai năm thì hai bà vợ của nó hùn hạp với nhau, qua trung gian một người bà con của "bà Ông Tạ" từ Bắc vào Nam để "tìm họ, nhận hàng", đến gặp một người cùng làng đang "nàm nớn" tại quân khu 7 - người này bảo lãnh cho Phú ra tù với giá hữu nghị là một xe Honda dame và một ti vi Dê non (Denon) - Từ ngày ra tù, Phú được một ông bố vợ truyền nghề thợ bạc, hắn ké một chỗ ngồi tại sạp hàng của người bà con trong chợ An Đông, kê một cái tủ nhỏ, sắm một cái đèn xì, xin một giấy phép hành nghề sửa chữa nữ trang, hắn nghiễm nhiên trở thành "chủ tiệm vàng".
       Trong thời điểm này, phong trào vượt biên đang nở rộ, bà con dùng vàng để giao dịch, nên công việc liên quan đến vàng cần nhiều thứ - Từ mua đi bán lại, đến những công việc đơn giản như vàng lá hoặc những đồ trang sức giây chuyền, vòng đeo tay, nay muốn làm thành khoen năm phân, một chỉ, hai chỉ v..v.. để dễ "chung" cũng như dễ kỳ kèo thêm bớt, khiến quầy hàng của Phú luôn có khách - Nam cũng nhờ có chỗ đó mà liên lạc với bạn bè để chạy hàng.  Cả Nam lẫn Phú đều có điều kiện vượt biên, nghĩa là có đủ vài ba lượng vàng đóng tiền chỗ, nhưng cả hai đều không đi, dù rất muốn - Nam không nỡ xa cha mẹ già yếu, đồng thời cũng không muốn vì mình mà cha mẹ phải lo lắng trong khoảng thời gian, từ khi bước chân ra đi cho đến khi nhận được tin bình an ở một nước tự do nào đó - Đấy là "xuôi chèo mát mái".  Còn nếu không may, chàng bị bắt, không biết cha mẹ già sẽ đau buồn đến thế nào - Riêng Phú không đi được vì sự "quản lý không thống nhất" của hai bà.  "Bà Ông Tạ" muốn đưa con cả hai người đi trước cùng với Phú, trong khi "bà Lê Thánh Tôn" không muốn Phú ra đi mà không có bà ta - Họ chỉ đồng ý với nhau trong trường hợp tất cả cùng ra đi.  Nhưng cả ba người lớn đều nghĩ đến trường hợp ra đi như vậy, nếu bị bắt cả hai nhà thì tương lai sẽ ra sao v..v.. - Ra đi từng phần không ai chịu ai, còn ra đi hết lại không dám - Thôi!   Đã không giải quyết được trường hợp này, hãy cứ sống tạm theo thời thế đi, rồi tới đâu hay tới đó!  Cuộc sống bấp bênh khiến Nam không hề nghĩ đến chuyện vợ, con, mặc dù cha mẹ, anh chị, chàng thường xuyên nhắc nhở - Nam có than thở đời sống khó khăn thì họ bảo chàng "trời sinh voi, sinh cỏ..".  Riêng Nam chỉ nghĩ đơn giản rằng: "Thân mình còn chưa lo nổi, đèo bòng vào làm chi cho khổ đời người khác".  Thế là mặc cho gia đình đốc thúc, chàng vẫn sống độc thân.
       Về phần Phú, chuyện vất vả, lo lắng hẳn nhiên phải hơn Nam, vì hắn có những hai gia đình, mà hai gia đình đó dĩ nhiên không hợp nhau.  Tuy không chống đối nhau ra mặt, nhưng những đòn ngầm các bà tung ra làm nhiều khi Phú cũng không biết giải quyết thế nào cho ổn.  Hắn thường than thở với Nam là thân hắn bị chi phối bởi hai "chính phủ quần thâm", nhiều khi xoay mòng mòng không biết đường nào mà đỡ.  Những lúc ấy Nam chỉ cười cười nói với hắn một câu ông bà để lạI: "Bụng làm dạ chịu"!  Năm 1989, một tin tức làm phấn chấn tinh thần các anh em cựu tù nhân và gia đình - Chính phủ Mỹ với sự đồng ý của nhà cầm quyền cộng sản, sẽ cho định cư tại Hoa Kỳ các cựu tù nhân và gia đình với điều kiện phải bị tù từ ba năm trở lên...
       Cuộc đời của anh em cựu tù bỗng nhiên chứa chan biết bao hy vọng.  Niềm hy vọng tràn trề đó thể hiện qua ánh mắt, nụ cười của họ và gia đình, những háo hức, bồn chồn, chờ đợi một đời sống mới trong thế giới tự do - Trong niềm hân hoan đó, nhiều người tuy vui ngoài mặt, nhưng trong lòng vẫn còn ưu tư, hồi hộp, vì không biết đây có phải là sự thật không, hay chỉ là một chút "đòn phép" giữa tư bản và cộng sản, vì bên nào cũng muốn tranh tiếng rằng phe mình là "bác ái, nhân đạo"? - Hãy cứ chờ xem sao đã, ở với cộng sản mười mấy năm rồi, đừng mừng vội, nhiều khi hối không kịp - Nhưng lần này là mừng thật, có lẽ vì nhiều lý do khó nói mà chính quyền cộng sản phải bằng lòng cho các cựu tù và gia đình ra đi - Đúng là anh em cựu tù đã đến lúc "hết cơn bỉ cực", vì đã có thông báo chính thức của sở ngoại vụ, bắt đầu nhận đơn - Mọi người thở phào nhẹ nhõm, lao vào việc lo liệu hồ sơ...  Niềm vui mừng hớn hở của anh em càng mãnh liệt, khi họ nghĩ đến tương lai tươi sáng của con cái, lúc qua được đất nước tự do, văn minh nhất hoàn cầu, bù đắp những khổ ải mà chúng và gia đình đã phải chịu trong mười mấy năm qua - Người người vui sướng, nhà nhà vui sướng - Già trẻ, lớn bé cùng chung một niềm vui.
       Trong lúc mọi người vui thì Phú rầu thối ruột - Nỗi buồn trước mắt là thời gian ở tù của Phú không đủ ba năm, không đủ điều kiện chính phủ Mỹ đặt ra - Kế đến là nếu đủ ba năm thì cũng chỉ mang đi được... một bà, còn một bà để đâu bây giờ.  Vả lại chắc gì bà không có giấy tờ, hôn thơ hôn thú, chịu để yên cho bà kia thảnh thơi ra đi, ai cản được bà ta "quậy" - Nhưng thật không hổ danh là con người khéo xoay sở, chạy chọt, đi cửa hậu v..V.. - Từng phần, từng phần, Phú giải quyết xong cả - Việc đầu tiên là chi ra một mớ để tăng thêm thời hạn ở tù, đổi giấy ra trại khác, đã lỡ tốn tiền rồi thì cứ cho thời gian ở tù là hơn 5 năm đi cho... chắc ăn - lỡ mai này họ đổi ý, tăng thêm thời gian, phải tù từ 5 năm trở lên mới cho đi thì sao - Lo xong phần thời gian ở tù, đến phần thuyết phục "bà Ông Tạ", vì bà không có giấy tờ hợp lệ - Phú đưa ra một chương trình hành động rất... hợp tình, hợp lý, hy vọng thành công rất cao - Hai bà và các con sẽ đi chung một chuyến, dưới sự lo lắng, chăm sóc của Phú! - Chuyện này lại phải đòi hỏi có sự tham dự của Nam...

 ***

       Đang lui cui hớt tóc cho ông bố dưới nhà, Nam nghe tiếng mẹ hỏi một người khách nào đó:
       - Ông kiếm ai?
       Rồi giọng quen thuộc của Phú trả lời:
       - Dạ, cháu muốn gặp anh Nam!
       Nam ngạc nhiên hết sức, không hiểu có chuyện gì mà từ bao nhiêu lâu nay.  Có bao giờ Phú nghĩ đến chuyện xuống thăm chàng đâu, nay lại đến tận nhà thế này.  Buông chiếc kéo và lược xuống bàn, Nam bước vội lên nhà trên.  Chàng thấy Phú đang khệ nệ xách một giỏ đầy những quà cáp, đứng giữa cửa, trước vẻ mặt ngơ ngác, lo âu của bà mẹ.  Vì người khách lạ, nói giọng Bắc làm bà cụ nhợn nhợn, đúng như cụ Nguyễn Du đã tả "Thiếp như con én lạc đàn.  Phải tên rồi sợ cả làn cây cong...  Không ớn sao được vì cũng những giọng nói này, đã súng ống đầy mình, kéo rầm rập đến nhà bà, chĩa súng vào từng người trong gia đình bắt đứng yên tại chỗ, sau khi đã đọc lệnh khám xét của chính quyền "cách mạng" - Chúng xăm xoi, lục lọi khắp nơi trong nhà, rồi mang đi hết những đồ quý, như TV, Radio, Cassette, máy chụp ảnh v..v..  Những ngày kế tiếp là khai báo, là kiểm điểm, tổng kết, cho đến lúc hai ông bà già chỉ còn cái xác nhà đây thôi - Biết ý mẹ, Nam vội lên tiếng giới thiệu rành rọt để đánh tan sự sợ hãi của bà cụ:
       - Đây là anh Phú, bạn cùng khóa Thủ Đức với con đấy má! 
       Bà cụ nghe thế mới yên dạ, lên tiếng với hai người:
      - Vậy hả con, má không biết nên nghe giọng ảnh nói má ngại quá!  Thôi, mời cháu vô trong này đi. 
       Vốn nhạy bén, Phú đã hiểu ra ngay câu chuyện, vì ít nhiều gì chàng cũng đã được Nam kể cho nghe những sự việc đã xảy ra cho gia đình - Phú vui vẻ lên tiếng để đánh tan mọi sự nghi kỵ của bà mẹ Nam:
       - Con xin lỗi vì đường đột đã làm bác... giật mình - Thật sự thì giọng nói 54 của con khác hẳn những người 75 sau này bác ạ!
       Bà già cởi mở:
       - Ờ cũng nghe nhiều người nói vậy, nhưng bác có tiếp xúc thường đâu mà phân biệt được - Thôi bỏ qua chuyện đó, anh em ngồi chơi nói chuyện, bác ra vườn kiếm vài trái dừa uống.
       - Chuyện ngồi chơi uống nước tính sau má! Con còn đang dang dở mái tóc của ba mà.
       Nói rồi Nam kéo Phú xuống tuốt nhà dưới chào ông cụ, đồng thời vừa hớt tóc.  Ba người nói chuyện mưa nắng, thời thế với nhau - Dĩ nhiên chuyện sốt dẻo nhất vẫn là nguồn tin các cựu tù được cho tái định cư ở Mỹ.

***

Cơm nước xong Nam kéo Phú ra hàng hiên ngồi nói chuyện - Bây giờ Phú mới có cơ hội ngồi riêng với Nam để nói thật mục đích của chuyến viếng thăm này, chàng ta thăm dò:
       - Mày đã làm hồ sơ xin xuất cảnh chưa?
       - Chưa, tao thấy ông bà già tội nghiệp quá, nên còn phân vân, chưa muốn xa ông bà cụ.  Cứ thủng thẳng, lo cho các cụ thêm được chút nào hay chút đó.
       - Mà thật tâm mày có muốn đi Mỹ không?
      - Mẹ... hỏi kỳ chưa!
       - Thằng nào mà không muốn xa cái chế độ khốn nạn này - Mày không thấy thiên hạ còn liều mạng mười phần chết, một phần sống cũng ùn ùn ra đi đấy à?  Có điều tao thân một mình, nên còn dùng dằng vì cha mẹ già - Các cụ hối thúc lắm chứ, mà tao cũng chưa quyết định.  Còn như mày thì dễ quyết định rồi, cha mẹ thì dĩ nhiên ai cũng yêu kính, nhưng đâu có thể cứ bo bo suy nghĩ như vậy mà bỏ quên bổn phận đối với vợ con, mà tương lai con cái mới đúng là mục tiêu quan trọng nhất....
       - Người ta thì dễ đấy, nhưng tao thì không giống như thế, hoàn cảnh tao mà mày bảo dễ quyết định à?
       Nghe vậy, Nam ngẩn người ra suy nghĩ một chút - Phải, hoàn cảnh của Phú không thể so sánh với mọi người được.  Nam nói tiếp:
       - Đúng là mày khó xử thật.
        Phú vội cướp lời:
       - Khó xử lắm, nhưng chỉ mình mày là có thể giúp tao được thôi!
       - Mày nói lạ! Tao giúp gì được - Mà lại chỉ một mình tao mới giúp được là làm sao?
       Nghe câu hỏi của Nam như vậy, Phú vội nắm lấy, để làm "tiền đề" cho một bài "thuyết trình" dưới đây:
       - Như mày biết, tao có... hai vợ, bốn con, hoàn cảnh của tao hay dở thế nào mày cũng đã hiểu quá rõ - Cũng cái tội ham hố, đa mang mà cuộc đời tao chẳng còn gì là lạc thú, ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm lo lắng đủ bề.  Phần lo sinh kế cho hai gia đình, phần lo các bà ấy trở chứng, gay go với nhau, mình ở giữa chỉ có... chết - Bây giờ có tin chính phủ Mỹ đã đồng ý với Việt cộng cho anh em mình định cư ở Mỹ, tao lại lãnh một cái... búa lớn - Các bà thi nhau lên án tao chịu khổ chịu cực không bằng các anh em khác, ở tù mới có vài năm đã rên như bọng, tìm đủ mọi cách đốc thúc gia đình phải bỏ tiền ra chạy chọt cho về - Bây giờ mới trắng mắt ra, đã hao tiền, tốn của, mà thời gian ở tù không đủ để được sang Mỹ...đã đau đớn chưa?!   Tuy không ưa nhau, nhưng cả hai bà cùng một luận điệu như thế để ngày đêm chì chiết tao, làm như nếu tao đủ ba năm tù, thì có thể mang được cả hai bà đi luôn vậy - Ròng rã mấy tháng trời nghe các bà ấy sỉ vả, đến khi tao lo được tờ giấy ra trại khác với trên 5 năm tù thì hai bà trở thành hai mặt trận đối đầu với nhau, nhưng vẫn đồng loạt tấn công... ta.
       - Sao kỳ vậy Phú?
       - Mày chịu khó suy nghĩ một chút là ra ngay - Có gì đâu, khi biết tao đã đủ điều kiện về thời gian ở tù thì các bà ấy "ngộ" ra rằng, dù mươi mười lăm năm tù đi chăng nữa, tao cũng chỉ mang đi được một bà mà thôi, mà ưu tiên là bà Lê Thánh Tôn vì bà này có hôn thú với tao - Hai bên ghìm nhau kỹ lắm, nhất là bà Ông Tạ, vì không có hôn thú nên bà ta càng kiểm soát kỹ - Bà ấy sợ tao lỉnh đi riêng với bà kia, nên đã công khai tuyên bố:  "Đi là đi hết, ở thì ở hết", nếu lén lút làm giấy tờ, bà ấy sẽ đến tận sở ngoại vụ hay gặp phái đoàn phỏng vấn để "quậy" cho tanh bành luôn.  Bà Lê Thánh Tôn vì nôn nóng, nên dại dột đưa ra đề nghị là đem hai đứa nhỏ của bà kia đi trước, liền bị phạng một câu xanh dờn: - Đúng rồi, chỉ còn một mình gái già này ở lại thì mai mốt ai còn nghĩ đến nữa, bỏ luôn là tiện nhất, dễ xử quá mà!  Tình hình cứ như vậy mà tao ăn không ngon, ngủ không yên, ngày nào cũng phải ít lắm là một lần đến "trình diện" các bà ấy, nếu không cả làng cả xóm đều náo động - Mẹ kiếp, còn hơn chế độ quản chế của công an VC nữa mày ạ - Đang lúc "dầu sôi, lửa bỏng" như vậy tao đột nhiên nghĩ đến mày và hiểu rằng chỉ mình mày là giúp được tao với lũ con tao thôi.
       Nam tròn mắt nhìn Phú và lại lập lại câu hỏi ban đầu:
       - Giúp mày là giúp cái gì?
       - Mày hiện đang độc thân, giúp tao bằng cách làm hôn thú với bà Ông Tạ để đưa sang Mỹ luôn dùm tao.
       Nghe Phú nói, Nam sững sờ, không thể nghĩ thằng bạn mình lại có ý tưởng quái quỷ như vậy, Nam lắc đầu quầy quậy:
       - Làm như vậy ai mà coi được, tao thấy mắc cở lắm!
       - Mày cứ nói thế chứ, ai cười mà ngại? - Đây là mình giả bộ mà, bạn bè thân thiết, tao chỉ có tin tưởng nơi mày, mong rằng mày giúp tao để giải quyết tình trạng khó khăn của tao.  Hơn nữa tao cũng nghĩ đến tương lai lũ con tao, vì các bà ấy đã quyết, nếu đi là đi hết, ở là ở hết, chẳng cần ngày mai, ngày mốt, tương lai, tương ớt gì hết - Mày thử nghĩ xem, làm cách nào mà đi hết được, chẳng lẽ khai với phái đoàn Mỹ là tôi có hai vợ, bốn con, làm ơn cho đi hết được không à? - Đâu có thể vì sự bực bội của các bà ấy để lũ con mình sống làm cu li cho những thằng chín phần khỉ một phần người như những thằng cộng sản này được!?
       Nghe Phú nói, Nam thấy bất nhẫn, những điều trình bày của Phú thật sự cũng có phần đúng, nhưng mọi chuyện cũng tại nó mà ra cả - Nam dịu giọng bảo Phú\:
       - Cũng tại mày, đèo bòng cho lắm vào bây giờ mang họa - Mày đã thấy tội nghiệp cho lũ con mày chưa? Tao chả dại dây dưa vào đâu, vả lại làm những chuyện khuất tất tao thấy nhột nhạt lắm, mày hiểu dùm cho tao.
       Phú cao giọng, cố thuyết phục bạn bằng luận điệu riêng của hắn:
       - Làm gì có chuyện khuất tất.  Mày nghĩ coi, mày có đủ điều kiện xuất ngoại mà, mày độc thân không vợ con thì mày giúp đỡ bạn bè bằng cách đưa vợ con bạn đi, có gì sai trái đâu?  Tao nói cho mày nghe, tao còn biết có những người đút lót cho bọn VC ở sở ngoại vụ, làm hồ sơ giả từ A đến Z mà vẫn đi ngon lành đấy...
       Nam vẫn ngồi bất động, im lặng, không lên tiếng phản đối hay đồng ý - Tình trạng im lặng kéo dài, cuối cùng Phú đưa ra một ý kiến tối hậu:
       - Tao có thêm một đề nghị này nữa để mày tính toán với gia đình - Mày không có con, nhưng có cháu, mày có thể đem theo hai đứa con ông anh, lựa hai đứa có tuổi sàn sàn như hai đứa nhà tao, để chúng làm anh chị em cho dễ - Tao chỉ cần người và tấm giấy ra trại của mày thôi, còn tất cả các loại giấy tờ hộ tịch, hộ khẩu, tao sẽ lo liệu hết - Tóm lại nếu mày đồng ý, chỉ việc dắt hai đứa cháu lên, nhập chung với vợ và hai con tao, thành một gia đình hai vợ chồng, 4 đứa con là xong thôi - Tao phải về không trễ, mày cứ bàn với hai bác và vợ chồng ông anh, có gì lên cho tao hay sau...

***

       Khi nghe Nam kể lại lý do mà Phú xuống thăm và đề nghị của Phú, gia đình Nam chẳng ai phản đối cả.  Ba má rồi anh trai, chị dâu, ai nghe cũng bằng lòng ngay.  Cả bốn người cùng thuyết phục Nam nên nhận lời để có cơ hội cho hai cháu cùng được đi với chú - Ai cũng giảng giải cho Nam biết, việc thương ba má dĩ nhiên quan trọng, nhưng nếu Nam cứ ở nhà quanh quẩn bên các cu,ï thì sự quan tâm đó cũng không thiết thực cho bằng chàng mạnh dạn ra đi.  Khi công việc làm ăn ổn định là có tiền giúp đỡ cha mẹ để tăng cao đời sống vật chất cho các cụ, có điều kiện để thuốc men, tẩm bổ cho các cụ, như vậy mới dễ dàng kéo dài tuổi thọ - Việc săn sóc đã có anh chị và các cháu bên này lo liệu, không phải nghĩ ngợi - Hơn nữa thời gian gần đây, những người Việt tỵ nạn ở các nước Âu Mỹ, họ về thăm nhà hà rầm, mai mốt có nhớ ba má em cũng về được vậy - Mình ra đi hợp pháp mà sợ gì, nếu em bằng lòng mới đúng là thương ba má, anh chị và các cháu đấy - Gia đình đốc thúc, rồi chính Nam cũng đắn đo suy nghĩ hơn thiệt - Chàng cảm thấy đây là cơ hội cho hai cháu được tiến thân, mà mình tuy có lỗi qua mặt pháp luật, nhưng không hệ trọng lắm - Thật ra nếu chàng lập gia đình như các bạn cùng trang lứa, thì giờ này cũng có một vợ bốn năm con để đưa đi chứ kém ai!  Còn xét về mặt lương tâm, những người chàng mang đi là những người thân thích, không phải vì ham tiền mà đưa những thành phần bất hảo, buôn bán hay cộng sản sang nằm vùng v..v..  Chắc không còn cơ hội nào tốt hơn nữa đâu.
       Nghĩ vậy, nên hai tuần sau, Nam lên Sàigòn trả lời cho Phú biết chàng bằng lòng.  Phú mừng hơn bắt được... vàng.  Hắn bắt tay ngay vào việc lo liệu giấy tờ... Hồ sơ xuất cảnh của Nam được dựng lên với những chi tiết như sau: Gia đình gồm hai vợ chồng, cưới nhau từ năm 1966, có hôn thú đàng hoàng, họ có bốn đứa con, "hộ khẩu" thường trú tại ngã ba Ông Tạ.  Chồng là sĩ quan chế độ cũ, "học tập cải tạo" hơn 7 năm... - Mấy tháng sau, "gia đình Nam" và gia đình Phú nộp đơn xin tái định cư chung một ngày, mọi chuyện đều do Phú tính toán, để hai gia đình được cùng một danh sách, rời VN chung chuyến bay.  Cuối cùng có khác biệt chút xíu là khi đến Thái Lan, Phú sang Mỹ trước Nam một tuần - Họ cùng về Massachusetts định cư, do sự bảo trợ của một gia đình người thân của Phú đã sinh sống ở đây từ mấy năm trước.  Tình trạng này làm Nam thật sự bế tắc về việc lập gia đình, vì trên danh nghĩa, chàng đã là người đã có vợ con - Ai biết đấy là đâu - Làm sao có can đảm giải thích

***

       Ròng rã mấy tháng trời ở chung với vợ Phú để che mắt mọi người và nhất là dễ dàng trong việc đi lại hoàn thành thủ tục giấy tờ của một gia đình tỵ nạn - Căn apartment 2 phòng, vợ Phú cùng 2 con một phòng, ba chú cháu Nam một phòng - Tuy chia ra như vậy, nhưng dưới một mái nhà, nên gây rất nhiều phiền toái, khó chịu cho Nam, vì sinh hoạt luôn bị gò bó - Đã vậy hàng ngày Phú đều phải đến để... thăm hỏi vợ con, làm Nam cũng khó nghĩ - Vợ chồng người ta đôi khi muốn thân mật với nhau một chút thì chàng lại như một thứ "kỳ đà cản mũi".  Vì thế khi cảm thấy vừa đủ thời gian để... xa nhau, Nam tính ngay đến chuyện minh bạch hoàn cảnh của chàng, để khỏi rắc rối sau này, Nam nộp đơn xin ly dị. Giấy tờ xong xuôi, ba chú cháu Nam dọn ra ở riêng, để Phú tiện việc lui tới săn sóc vợ con - Bây giờ hoàn toàn không còn vướng mắc gì với gia đình Phú, dù những vướng mắc đó thực sự cũng chỉ là một màn kịch.
       Để tiết kiệm, ba chú cháu mướn căn apartment một phòng.  Ban ngày chú đi làm, hai cháu đi học.  Ban đêm chú đi học, hai cháu ở nhà làm homework - Niềm vui của Nam bây giờ là săn sóc, lo lắng cho tương lai hai đứa cháu, mà chàng đã nhận sự ủy thác của cha mẹ và anh chị, giờ đây chàng coi chúng như con đẻ - Điều buồn cười là rất nhiều người trong cộng đồng đều tỏ lòng thương xót cha con Nam và lên án "vợ" chàng và Phú - Vì theo lời kể qua, nói lại, của những người ngụ chung trong khu apartment, họ thấy từ khi Nam cùng hai đứa con dọn ra, Phú thường xuyên đến nhà nhiều hơn và có khi ngủ lại - Thấy hiện tượng như vậy, nhiều người biết Nam và Phú đã từng là bạn, xưa kia vẫn đi lại thăm viếng nhau, nay "trở mặt" phản bội, họ tâm đắc nhắc nhở với nhau câu:
Tin bợm mất bò.
Tin bạn mất vợ, nằm co một mình...
rồi cùng thở dài thông cảm với Nam vì... tình đời đen bạc.        Họ có lý lắm chứ.  Đúng "vợ"Nam là người đàn bà "tham phú, phụ bần", vì thực sự gia cảnh của Phú, so với Nam thì hắn giàu hơn - Bao nhiêu năm chắt chiu dành dụm, rồi hai bà vợ hắn đều là con chủ tiệm vàng, làm gì chẳng có của ăn, của để - Việc xuất cảnh của hắn hợp pháp, nếu có gan chơi liều thì hắn dấu vàng, đô la vào hành lý mang sang Mỹ, nếu không liều, tính chuyện chắc ăn, hắn thiếu gì đường giây chuyển tiền qua lại.  Vì thế hắn đã sẵn sàng vốn liếng, chỉ khoảng một năm sau, Phú đã sang lại một super market bán thực phẩm Á Châu - Hắn bỏ tiền, công sức ra sang sửa lại cho khang trang, bán thêm nhiều hàng hóa, thực phẩm Việt Nam.  Từ đó nghiễm nhiên hắn trở thành ông chủ chợ khá lớn - Vì thế cho nên khi Nam ra đi, trả bà vợ lại cho hắn, người đời nhìn bề ngoài tưởng rằng hắn dùng tiền quyến rũ vợ bạn, còn vợ hắn vì ham giàu mà bỏ chồng, chia con - Đối với những người quen, ai có lòng quan tâm đến hoàn cảnh của Nam, mỗi khi gặp chàng, nói vài lời chia sẻ, Nam cũng chỉ nhỏ nhẹ cám ơn rồi chuyển đề tài sang chuyện khác.  Làm sao mà Nam có thể đính chính được, thôi cứ để thiên hạ hiểu lầm như vậy đi cũng chẳng sao, đôi khi chàng tặc lưỡi nghĩ thầm:
       - Cái thằng ham hố đó tốt lành gì đâu!  Thiên hạ chửi cũng đáng đời, chứ hiểu lầm một chút mà nhằm nhò gì!

***

       Thời gian lặng lẽ trôi, năm năm rồi bảy năm, cuộc sống của Nam và hai cháu tiến triển khả quan.  Sau khi có quốc tịch, ba chú cháu cùng về thăm ông bà, cha mẹ - Gia đình kể sao hết niềm vui - Thấy Nam vẫn còn sống độc thân, ba má, anh chị chàng ngỏ ý muốn chàng cưới cô em vợ của ông anh - một cô gái vừa đến tuổi trưởng thành thì gặp cảnh "miền Nam giải phóng" nên hận thời thế nhố nhăng, xã hội điên đảo, mà khép chặt cửa lòng từ đó đến nay, chấp nhận thành một cô gái già - Ba má, anh chị chàng muốn lắm, vì em anh cưới em chị thì còn gì bằng.  Hai đứa nhỏ bên Mỹ sống với chú ruột, dì ruột còn liên hệ nào mật thiết hơn...  Mọi người đều vun vào làm Nam cũng xiêu lòng - Thôi, về già rồi cũng phải kiếm một người bạn đời để tâm tình và lo lắng cho nhau lúc tối lửa tắt đèn chứ!  Thế là chàng chấm dứt đời độc thân từ đó...
       Mấy năm sau này, hai đứa cháu đã học xong, cả hai đứa đều có việc làm ở Cali, một đứa ở Nam, một đứa ở Bắc - Sự việc này đẩy đưa vợ chồng Nam di chuyển về cư ngụ tại miền Cali nắng ấm và vì lý do đó vợ chồng chàng có mặt tại cuộc họp bạn hôm nay... 
       Câu chuyện tiếp tục, khi đề cập lại tới nhân vật chính là Phú - Nam cho biết tình trạng của Phú cũng tốt đẹp, ngôi chợ càng ngày càng phát triển, anh ta mua riêng cho mỗi bà vợ một căn nhà để ở, con cái cũng từ từ khôn lớn và học hành đến nơi, đến chốn - Nhưng riêng Phú vẫn chứng nào tật đó, sau thời gian vất vả lo lắng việc làm ăn, khi đời sống ổn định, việc buôn bán thành công tốt đẹp, tiền bạc khá giả, hắn trở lại đường cũ là tiếp tục "lường gạt ái tình".
       Điều làm Nam hận Phú nhất, không phải vì hắn vợ nọ con kia, mà chính vì lập trường sống của hắn - Những hành động của hắn thật bỉ ổi, không xứng đáng mang danh con người, vì khi bị bọn cầm quyền cộng sản làm nhục, vu cáo, hành hạ để chết dần, chết mòn, đã cắn răng chịu đựng, cố vươn lên để sống, để chờ ngày nào đó phục hồi danh dự - Bây giờ, nếu không nghĩ đến chuyện oán thù, cũng phải nhớ đến những sự tồi tệ mà kẻ thù chung đã gây ra cho bao nhiêu thế hệ, còn tác hại từ đời nay sang đời khác mà truyền lại cho con cháu biết rõ trắng đen, hầu chúng không bị bịp bợm nghe theo những lời tuyên truyền giả trá mà phạm phải lỗi lầm theo giặc, làm lợi cho giặc - Vậy mà khi thoát được nanh vuốt kẻ thù, mới sống ở nơi an toàn, tự do, chừng mươi, mười lăm năm, cuộc sống vật chất đầy đủ, phủ phê, tiền bạc rủng rỉnh, đã vội quên ngay quá khứ đớn đau, nhất là quên những tội ác của quân thù đối với cá nhân, gia đình và cả với đất nước, dân tộc mình.
       Nhiều kẻ, trong đó có Phú đã phản bội máu xương của đồng đội, phản bội chính gia đình, hớn hở quay về, xun xoe, cầu cạnh, bỏ vốn làm ăn, kiếm chút lợi lộc rơi vãi của bọn cầm quyền, rồi lại dùng những tiền bạc kiếm được đó, vui chơi một cách vô đạo đức, trên thân xác những cô gái chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu...  Cuộc sống của những kẻ này, chỉ nghĩ đến tư lợi và lạc thú cá nhân, thật đáng nguyền rủa và lên án.
       Phú nói dối cả hai bà vợ, cần về VN để hợp đồng mua những mặt hàng trong nước, đem qua Mỹ bán - Muốn lời nhiều phải mua tận gốc, bán tận ngọn - Hai bà đồng ý cho hắn mang một số vốn về Việt Nam để mua hàng và đầu tư - Nhưng việc đầu tư trước tiên của Phú là mua một căn nhà ở Sàigòn, cưới một cô vợ trẻ, trước khi thành lập một "công ty ma" chế xuất thủy sản - Hai bà vợ... già đều không ngờ.  Mãi đến khi có tin tức từ gia đình gửi sang, xem xét lại tiền bạc, mới thấy ngoài số tiền chính thức được sự đồng ý của hai bà, hắn còn lén lút rút thêm một số tiền không nhỏ mang theo để... du hí.  Lúc đó các bà mới bật ngửa thì đã trễ - Chửi bới, nguyền rủa cũng chẳng ích gì!  Ngày vợ chồng Nam chuẩn bị lên đường sang Cali, đến chào từ giã hai bà vợ của Phú - Điều ngạc nhiên thích thú cho vợ chồng chàng là gặp cả hai bà tại ngôi chợ của gia đình họ.  Xem ra họ rất đoàn kết, thương yêu nhau - Các bà tâm sự:
       - Mấy chục năm nay, chúng em cứ nghĩ rằng khi anh ấy còn trẻ, có những phút đam mê không tự chế được.  Còn chúng em cũng vì tình yêu mê muội mà lâm vào cảnh dở khóc, dở cười, hỏng cả cuộc đời - Thôi đành đau đớn chấp nhận kiếp chồng chung - Nhưng bây giờ mới rõ tính tình không tốt của anh ấy, chúng em có chung hoàn cảnh, đều là nạn nhân của một người không ra gì - Thật buồn! - Tụi em bàn với nhau, hai chị em bây giờ đã hiểu rõ mọi chuyện, nên không còn gì hiểu lầm nhau nữa, mà hiệp lực với nhau để đối phó với người chồng vô lương tâm này - Tụi em đã đồng ý dứt khoát đẩy hẳn anh ấy ra khỏi cuộc đời hai chị em, không thể nào chấp nhận sự có mặt của anh ấy trong nhà này nữa - Các cháu bây giờ cũng đã lớn, chúng nó đều ủng hộ quyết định của chúng em...
        Trước sự việc bất ngờ này, vợ chồng Nam chẳng biết nói gì hơn là những lời an ủi - Riêng Nam, chàng dùng những lời lẽ hết sức chân tình, vì chàng là người hiểu rõ uẩn khúc cũng như những đòn phép ranh ma của Phú đã thực hiện.

***

       Câu chuyện đến đây bỗng nhiên chuyển sang hướng khác, đó là anh em bàn đến việc thiên hạ đua nhau vác tiền về VN đầu tư - Một ông khai pháo:
       - Tôi không hiểu tại sao có những người đã mau quên lại u mê, tiền ở đâu cũng phải làm thấy mẹ mới có chứ - Vậy mà đem về VN nộp cho chúng nó?
       - Họ không nhớ khi xưa trốn đi thì chấp nhận mười chết, một sống, có đâu hớn hở như bây giờ
       - Đúng!   Mau quên!
       - Không mau quên hay u mê đâu các ông ơi!  Những con người đó khôn lanh lắm, nhưng thuộc loại vô đạo đức, vô giáo dục, chỉ "ham dzui" cộng với tham lam đấy thôi!
       - Nhiều khi đời ông, đời cha khôn ngoan, đến đời cháu lại đổ đốn ra!  Báo chí mấy năm trước có đăng một ông Việt kiều ở Pháp về đầu tư, mở hãng điện thoại di động, đang làm ăn khấm khá thì bị bắt, bị tịch thu tài sản về tội... trốn thuế - Cái hãng điện thoại đó sau giao cho con rể Phan văn Khải, có ai dám nói gì đâu...
       - Ờ!   Tôi cũng có đọc.  "Thằng" này nghe nói... còn trẻ.  Mấy tờ báo Pháp khi đề cập đến nó kể rằng: 1954, ông nội hắn đã tránh nạn cộng sản, đưa gia đình di cư vào Nam, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn ở miền Bắc - Đến đời bố hắn cũng cũng bỏ lại nhà cửa ở VN, đưa gia đình sang Pháp tỵ nạn - Đời hắn thì "chõi" lại cả ông lẫn bố, tom góp tiền bạc mà cha ông để lại, đem về VN nạp, không những chỉ nạp tiền mà còn "nạp mạng" nữa - Tác giả bài báo đặt câu hỏi, không lẽ hành động của ông nội, của bố và hàng triệu triệu người VN không đủ thuyết phục con người "tuổi trẻ tài cao" này sao?
       - Một "ông" ở Hòa Lan cũng nghe theo lời hứa hẹn của "đảng và nhà nước", đem tiền về đầu tư - Nay thì tiền mất sạch, ở tù mới ra - Còn đang kiện cáo lung tung đấy, không biết có lấy lại được đồng nào không, hay lại "con kiến mà kiện củ khoai", thật chán mớ đời - Đúng như các cụ nhà ta đã nói: "Gà chuồng đem thả đuổi chơi..."  Ngu thật!
       Khi đề cập đến Phú, Nam tuyên bố một câu chắc nịch:
       - Mẹ thằng con nhà Phú này!  Tôi cam đoan với mấy ông, không chóng thì chầy, bọn Việt cộng cũng sẽ lột nó không còn cái quần, có khi còn...  bị tù nữa là đàng khác.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso22.htm

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

"Gié lồ... Phen" 2

Những năm tù đằng đẵng, từ Nam ra Bắc - Rồi cũng có ngày Nam lết được tấm thân tàn trở về với ba, má - Đó là đầu năm 1983 - Gia đình Nam thật sự mất hết -

Phần 2

"Gié lồ... phen"

Nguyễn văn Học


       . . . . . .

***

       Những năm tù đằng đẵng, từ Nam ra Bắc - Rồi cũng có ngày Nam lết được tấm thân tàn trở về với ba, má - Đó là đầu năm 1983 - Gia đình Nam thật sự mất hết - Cả ngàn mẫu ruộng xưa kia bị truất hữu, chính phủ Cộng Hòa trả cho một số tiền lớn, tính bằng công khố phiếu, để trong ngân hàng, hàng năm số tiền lời lấy về tiêu xài dư dả, số tiền này đã bị bọn cộng sản "...xù" hết - Điều đó cũng còn lý giải được, nhưng còn khoảng hơn chục mẫu ruộng do gia đình được để lại canh tác và mấy mẫu vườn cây ăn trái, chúng cũng tịch thu ráo, lại còn tính thuế cả mấy chục năm qua, bắt gia đình chàng phải thanh toán - Nỗi uất ức không biết để đâu cho hết - Nhìn bố mẹ vì buồn rầu cảnh nhà tan nát, của cải tiêu ma, mà thân già chỉ còn da bọc xương.  may mà còn được một số "của chìm" là những tư trang, vàng vòng mà mẹ Nam dấu được, gia đình bán dần để sống nên mới cầm cự được - Nam thấy xót xa, ray rứt, nhưng cũng chỉ biết đưa mắt nhìn, tình thế này lo thân mình chưa xong, chàng cục cựa gì được nữa - Nam chua xót nghĩ tới câu "đất nước mất, mất tất cả", đành ngậm ngùi gục mặt.  Sự trở về của Nam là một tin vui khiến ba má chàng khởi sắc, lại thêm mấy năm tù tội, có thời giờ ngẫm nghĩ tình đời, lại được gia đình lo lắng chu đáo làm chàng cảm kích,  Nam bỗng trở nên điềm đạm, bỏ hẳn tật ăn chơi, biết để tâm săn sóc đến bố mẹ, vì thế ông bà cụ càng vui, sức khỏe thấy khả quan hơn những năm trước. 
       Để giúp đỡ vào sinh hoạt gia đình, Nam thỉnh thoảng lên Sài gòn gặp bạn bè, tom góp một chuyến thuốc tây, đưa về dưới tỉnh bán kiếm lời và vì thế trong một dịp tình cờ chàng gặp lại "Phú" .  Đôi bạn tuy sau này không ý hợp tâm đầu về vụ vợ con của Phú, nhưng ít ra cũng đã có thời gian chung sống, để lại nhiều kỷ niệm với nhau - Hơn nữa trong hoàn cảnh đau buồn chung, hai người dễ nối kết lại tình bạn xưa kia, vả lại Nam thầm nghĩ: "cho dù nó... đa mang, nhưng bây giờ cũng phải vất vả lo lắng cho cả hai gia đình.  đáng đời thằng em.  đúng là "sướng con..., mù con mắt"..., thật cũng "tội nghiệp".  Theo lời Phú kể lại, hắn bị tù hơn hai năm thì hai bà vợ của nó hùn hạp với nhau, qua trung gian một người bà con của "bà Ông Tạ" từ Bắc vào Nam để "tìm họ, nhận hàng", đến gặp một người cùng làng đang "nàm nớn" tại quân khu 7 - người này bảo lãnh cho Phú ra tù với giá hữu nghị là một xe Honda dame và một ti vi Dê non (Denon) - Từ ngày ra tù, Phú được một ông bố vợ truyền nghề thợ bạc, hắn ké một chỗ ngồi tại sạp hàng của người bà con trong chợ An Đông, kê một cái tủ nhỏ, sắm một cái đèn xì, xin một giấy phép hành nghề sửa chữa nữ trang, hắn nghiễm nhiên trở thành "chủ tiệm vàng".
       Trong thời điểm này, phong trào vượt biên đang nở rộ, bà con dùng vàng để giao dịch, nên công việc liên quan đến vàng cần nhiều thứ - Từ mua đi bán lại, đến những công việc đơn giản như vàng lá hoặc những đồ trang sức giây chuyền, vòng đeo tay, nay muốn làm thành khoen năm phân, một chỉ, hai chỉ v..v.. để dễ "chung" cũng như dễ kỳ kèo thêm bớt, khiến quầy hàng của Phú luôn có khách - Nam cũng nhờ có chỗ đó mà liên lạc với bạn bè để chạy hàng.  Cả Nam lẫn Phú đều có điều kiện vượt biên, nghĩa là có đủ vài ba lượng vàng đóng tiền chỗ, nhưng cả hai đều không đi, dù rất muốn - Nam không nỡ xa cha mẹ già yếu, đồng thời cũng không muốn vì mình mà cha mẹ phải lo lắng trong khoảng thời gian, từ khi bước chân ra đi cho đến khi nhận được tin bình an ở một nước tự do nào đó - Đấy là "xuôi chèo mát mái".  Còn nếu không may, chàng bị bắt, không biết cha mẹ già sẽ đau buồn đến thế nào - Riêng Phú không đi được vì sự "quản lý không thống nhất" của hai bà.  "Bà Ông Tạ" muốn đưa con cả hai người đi trước cùng với Phú, trong khi "bà Lê Thánh Tôn" không muốn Phú ra đi mà không có bà ta - Họ chỉ đồng ý với nhau trong trường hợp tất cả cùng ra đi.  Nhưng cả ba người lớn đều nghĩ đến trường hợp ra đi như vậy, nếu bị bắt cả hai nhà thì tương lai sẽ ra sao v..v.. - Ra đi từng phần không ai chịu ai, còn ra đi hết lại không dám - Thôi!   Đã không giải quyết được trường hợp này, hãy cứ sống tạm theo thời thế đi, rồi tới đâu hay tới đó!  Cuộc sống bấp bênh khiến Nam không hề nghĩ đến chuyện vợ, con, mặc dù cha mẹ, anh chị, chàng thường xuyên nhắc nhở - Nam có than thở đời sống khó khăn thì họ bảo chàng "trời sinh voi, sinh cỏ..".  Riêng Nam chỉ nghĩ đơn giản rằng: "Thân mình còn chưa lo nổi, đèo bòng vào làm chi cho khổ đời người khác".  Thế là mặc cho gia đình đốc thúc, chàng vẫn sống độc thân.
       Về phần Phú, chuyện vất vả, lo lắng hẳn nhiên phải hơn Nam, vì hắn có những hai gia đình, mà hai gia đình đó dĩ nhiên không hợp nhau.  Tuy không chống đối nhau ra mặt, nhưng những đòn ngầm các bà tung ra làm nhiều khi Phú cũng không biết giải quyết thế nào cho ổn.  Hắn thường than thở với Nam là thân hắn bị chi phối bởi hai "chính phủ quần thâm", nhiều khi xoay mòng mòng không biết đường nào mà đỡ.  Những lúc ấy Nam chỉ cười cười nói với hắn một câu ông bà để lạI: "Bụng làm dạ chịu"!  Năm 1989, một tin tức làm phấn chấn tinh thần các anh em cựu tù nhân và gia đình - Chính phủ Mỹ với sự đồng ý của nhà cầm quyền cộng sản, sẽ cho định cư tại Hoa Kỳ các cựu tù nhân và gia đình với điều kiện phải bị tù từ ba năm trở lên...
       Cuộc đời của anh em cựu tù bỗng nhiên chứa chan biết bao hy vọng.  Niềm hy vọng tràn trề đó thể hiện qua ánh mắt, nụ cười của họ và gia đình, những háo hức, bồn chồn, chờ đợi một đời sống mới trong thế giới tự do - Trong niềm hân hoan đó, nhiều người tuy vui ngoài mặt, nhưng trong lòng vẫn còn ưu tư, hồi hộp, vì không biết đây có phải là sự thật không, hay chỉ là một chút "đòn phép" giữa tư bản và cộng sản, vì bên nào cũng muốn tranh tiếng rằng phe mình là "bác ái, nhân đạo"? - Hãy cứ chờ xem sao đã, ở với cộng sản mười mấy năm rồi, đừng mừng vội, nhiều khi hối không kịp - Nhưng lần này là mừng thật, có lẽ vì nhiều lý do khó nói mà chính quyền cộng sản phải bằng lòng cho các cựu tù và gia đình ra đi - Đúng là anh em cựu tù đã đến lúc "hết cơn bỉ cực", vì đã có thông báo chính thức của sở ngoại vụ, bắt đầu nhận đơn - Mọi người thở phào nhẹ nhõm, lao vào việc lo liệu hồ sơ...  Niềm vui mừng hớn hở của anh em càng mãnh liệt, khi họ nghĩ đến tương lai tươi sáng của con cái, lúc qua được đất nước tự do, văn minh nhất hoàn cầu, bù đắp những khổ ải mà chúng và gia đình đã phải chịu trong mười mấy năm qua - Người người vui sướng, nhà nhà vui sướng - Già trẻ, lớn bé cùng chung một niềm vui.
       Trong lúc mọi người vui thì Phú rầu thối ruột - Nỗi buồn trước mắt là thời gian ở tù của Phú không đủ ba năm, không đủ điều kiện chính phủ Mỹ đặt ra - Kế đến là nếu đủ ba năm thì cũng chỉ mang đi được... một bà, còn một bà để đâu bây giờ.  Vả lại chắc gì bà không có giấy tờ, hôn thơ hôn thú, chịu để yên cho bà kia thảnh thơi ra đi, ai cản được bà ta "quậy" - Nhưng thật không hổ danh là con người khéo xoay sở, chạy chọt, đi cửa hậu v..V.. - Từng phần, từng phần, Phú giải quyết xong cả - Việc đầu tiên là chi ra một mớ để tăng thêm thời hạn ở tù, đổi giấy ra trại khác, đã lỡ tốn tiền rồi thì cứ cho thời gian ở tù là hơn 5 năm đi cho... chắc ăn - lỡ mai này họ đổi ý, tăng thêm thời gian, phải tù từ 5 năm trở lên mới cho đi thì sao - Lo xong phần thời gian ở tù, đến phần thuyết phục "bà Ông Tạ", vì bà không có giấy tờ hợp lệ - Phú đưa ra một chương trình hành động rất... hợp tình, hợp lý, hy vọng thành công rất cao - Hai bà và các con sẽ đi chung một chuyến, dưới sự lo lắng, chăm sóc của Phú! - Chuyện này lại phải đòi hỏi có sự tham dự của Nam...

 ***

       Đang lui cui hớt tóc cho ông bố dưới nhà, Nam nghe tiếng mẹ hỏi một người khách nào đó:
       - Ông kiếm ai?
       Rồi giọng quen thuộc của Phú trả lời:
       - Dạ, cháu muốn gặp anh Nam!
       Nam ngạc nhiên hết sức, không hiểu có chuyện gì mà từ bao nhiêu lâu nay.  Có bao giờ Phú nghĩ đến chuyện xuống thăm chàng đâu, nay lại đến tận nhà thế này.  Buông chiếc kéo và lược xuống bàn, Nam bước vội lên nhà trên.  Chàng thấy Phú đang khệ nệ xách một giỏ đầy những quà cáp, đứng giữa cửa, trước vẻ mặt ngơ ngác, lo âu của bà mẹ.  Vì người khách lạ, nói giọng Bắc làm bà cụ nhợn nhợn, đúng như cụ Nguyễn Du đã tả "Thiếp như con én lạc đàn.  Phải tên rồi sợ cả làn cây cong...  Không ớn sao được vì cũng những giọng nói này, đã súng ống đầy mình, kéo rầm rập đến nhà bà, chĩa súng vào từng người trong gia đình bắt đứng yên tại chỗ, sau khi đã đọc lệnh khám xét của chính quyền "cách mạng" - Chúng xăm xoi, lục lọi khắp nơi trong nhà, rồi mang đi hết những đồ quý, như TV, Radio, Cassette, máy chụp ảnh v..v..  Những ngày kế tiếp là khai báo, là kiểm điểm, tổng kết, cho đến lúc hai ông bà già chỉ còn cái xác nhà đây thôi - Biết ý mẹ, Nam vội lên tiếng giới thiệu rành rọt để đánh tan sự sợ hãi của bà cụ:
       - Đây là anh Phú, bạn cùng khóa Thủ Đức với con đấy má! 
       Bà cụ nghe thế mới yên dạ, lên tiếng với hai người:
      - Vậy hả con, má không biết nên nghe giọng ảnh nói má ngại quá!  Thôi, mời cháu vô trong này đi. 
       Vốn nhạy bén, Phú đã hiểu ra ngay câu chuyện, vì ít nhiều gì chàng cũng đã được Nam kể cho nghe những sự việc đã xảy ra cho gia đình - Phú vui vẻ lên tiếng để đánh tan mọi sự nghi kỵ của bà mẹ Nam:
       - Con xin lỗi vì đường đột đã làm bác... giật mình - Thật sự thì giọng nói 54 của con khác hẳn những người 75 sau này bác ạ!
       Bà già cởi mở:
       - Ờ cũng nghe nhiều người nói vậy, nhưng bác có tiếp xúc thường đâu mà phân biệt được - Thôi bỏ qua chuyện đó, anh em ngồi chơi nói chuyện, bác ra vườn kiếm vài trái dừa uống.
       - Chuyện ngồi chơi uống nước tính sau má! Con còn đang dang dở mái tóc của ba mà.
       Nói rồi Nam kéo Phú xuống tuốt nhà dưới chào ông cụ, đồng thời vừa hớt tóc.  Ba người nói chuyện mưa nắng, thời thế với nhau - Dĩ nhiên chuyện sốt dẻo nhất vẫn là nguồn tin các cựu tù được cho tái định cư ở Mỹ.

***

Cơm nước xong Nam kéo Phú ra hàng hiên ngồi nói chuyện - Bây giờ Phú mới có cơ hội ngồi riêng với Nam để nói thật mục đích của chuyến viếng thăm này, chàng ta thăm dò:
       - Mày đã làm hồ sơ xin xuất cảnh chưa?
       - Chưa, tao thấy ông bà già tội nghiệp quá, nên còn phân vân, chưa muốn xa ông bà cụ.  Cứ thủng thẳng, lo cho các cụ thêm được chút nào hay chút đó.
       - Mà thật tâm mày có muốn đi Mỹ không?
      - Mẹ... hỏi kỳ chưa!
       - Thằng nào mà không muốn xa cái chế độ khốn nạn này - Mày không thấy thiên hạ còn liều mạng mười phần chết, một phần sống cũng ùn ùn ra đi đấy à?  Có điều tao thân một mình, nên còn dùng dằng vì cha mẹ già - Các cụ hối thúc lắm chứ, mà tao cũng chưa quyết định.  Còn như mày thì dễ quyết định rồi, cha mẹ thì dĩ nhiên ai cũng yêu kính, nhưng đâu có thể cứ bo bo suy nghĩ như vậy mà bỏ quên bổn phận đối với vợ con, mà tương lai con cái mới đúng là mục tiêu quan trọng nhất....
       - Người ta thì dễ đấy, nhưng tao thì không giống như thế, hoàn cảnh tao mà mày bảo dễ quyết định à?
       Nghe vậy, Nam ngẩn người ra suy nghĩ một chút - Phải, hoàn cảnh của Phú không thể so sánh với mọi người được.  Nam nói tiếp:
       - Đúng là mày khó xử thật.
        Phú vội cướp lời:
       - Khó xử lắm, nhưng chỉ mình mày là có thể giúp tao được thôi!
       - Mày nói lạ! Tao giúp gì được - Mà lại chỉ một mình tao mới giúp được là làm sao?
       Nghe câu hỏi của Nam như vậy, Phú vội nắm lấy, để làm "tiền đề" cho một bài "thuyết trình" dưới đây:
       - Như mày biết, tao có... hai vợ, bốn con, hoàn cảnh của tao hay dở thế nào mày cũng đã hiểu quá rõ - Cũng cái tội ham hố, đa mang mà cuộc đời tao chẳng còn gì là lạc thú, ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm lo lắng đủ bề.  Phần lo sinh kế cho hai gia đình, phần lo các bà ấy trở chứng, gay go với nhau, mình ở giữa chỉ có... chết - Bây giờ có tin chính phủ Mỹ đã đồng ý với Việt cộng cho anh em mình định cư ở Mỹ, tao lại lãnh một cái... búa lớn - Các bà thi nhau lên án tao chịu khổ chịu cực không bằng các anh em khác, ở tù mới có vài năm đã rên như bọng, tìm đủ mọi cách đốc thúc gia đình phải bỏ tiền ra chạy chọt cho về - Bây giờ mới trắng mắt ra, đã hao tiền, tốn của, mà thời gian ở tù không đủ để được sang Mỹ...đã đau đớn chưa?!   Tuy không ưa nhau, nhưng cả hai bà cùng một luận điệu như thế để ngày đêm chì chiết tao, làm như nếu tao đủ ba năm tù, thì có thể mang được cả hai bà đi luôn vậy - Ròng rã mấy tháng trời nghe các bà ấy sỉ vả, đến khi tao lo được tờ giấy ra trại khác với trên 5 năm tù thì hai bà trở thành hai mặt trận đối đầu với nhau, nhưng vẫn đồng loạt tấn công... ta.
       - Sao kỳ vậy Phú?
       - Mày chịu khó suy nghĩ một chút là ra ngay - Có gì đâu, khi biết tao đã đủ điều kiện về thời gian ở tù thì các bà ấy "ngộ" ra rằng, dù mươi mười lăm năm tù đi chăng nữa, tao cũng chỉ mang đi được một bà mà thôi, mà ưu tiên là bà Lê Thánh Tôn vì bà này có hôn thú với tao - Hai bên ghìm nhau kỹ lắm, nhất là bà Ông Tạ, vì không có hôn thú nên bà ta càng kiểm soát kỹ - Bà ấy sợ tao lỉnh đi riêng với bà kia, nên đã công khai tuyên bố:  "Đi là đi hết, ở thì ở hết", nếu lén lút làm giấy tờ, bà ấy sẽ đến tận sở ngoại vụ hay gặp phái đoàn phỏng vấn để "quậy" cho tanh bành luôn.  Bà Lê Thánh Tôn vì nôn nóng, nên dại dột đưa ra đề nghị là đem hai đứa nhỏ của bà kia đi trước, liền bị phạng một câu xanh dờn: - Đúng rồi, chỉ còn một mình gái già này ở lại thì mai mốt ai còn nghĩ đến nữa, bỏ luôn là tiện nhất, dễ xử quá mà!  Tình hình cứ như vậy mà tao ăn không ngon, ngủ không yên, ngày nào cũng phải ít lắm là một lần đến "trình diện" các bà ấy, nếu không cả làng cả xóm đều náo động - Mẹ kiếp, còn hơn chế độ quản chế của công an VC nữa mày ạ - Đang lúc "dầu sôi, lửa bỏng" như vậy tao đột nhiên nghĩ đến mày và hiểu rằng chỉ mình mày là giúp được tao với lũ con tao thôi.
       Nam tròn mắt nhìn Phú và lại lập lại câu hỏi ban đầu:
       - Giúp mày là giúp cái gì?
       - Mày hiện đang độc thân, giúp tao bằng cách làm hôn thú với bà Ông Tạ để đưa sang Mỹ luôn dùm tao.
       Nghe Phú nói, Nam sững sờ, không thể nghĩ thằng bạn mình lại có ý tưởng quái quỷ như vậy, Nam lắc đầu quầy quậy:
       - Làm như vậy ai mà coi được, tao thấy mắc cở lắm!
       - Mày cứ nói thế chứ, ai cười mà ngại? - Đây là mình giả bộ mà, bạn bè thân thiết, tao chỉ có tin tưởng nơi mày, mong rằng mày giúp tao để giải quyết tình trạng khó khăn của tao.  Hơn nữa tao cũng nghĩ đến tương lai lũ con tao, vì các bà ấy đã quyết, nếu đi là đi hết, ở là ở hết, chẳng cần ngày mai, ngày mốt, tương lai, tương ớt gì hết - Mày thử nghĩ xem, làm cách nào mà đi hết được, chẳng lẽ khai với phái đoàn Mỹ là tôi có hai vợ, bốn con, làm ơn cho đi hết được không à? - Đâu có thể vì sự bực bội của các bà ấy để lũ con mình sống làm cu li cho những thằng chín phần khỉ một phần người như những thằng cộng sản này được!?
       Nghe Phú nói, Nam thấy bất nhẫn, những điều trình bày của Phú thật sự cũng có phần đúng, nhưng mọi chuyện cũng tại nó mà ra cả - Nam dịu giọng bảo Phú\:
       - Cũng tại mày, đèo bòng cho lắm vào bây giờ mang họa - Mày đã thấy tội nghiệp cho lũ con mày chưa? Tao chả dại dây dưa vào đâu, vả lại làm những chuyện khuất tất tao thấy nhột nhạt lắm, mày hiểu dùm cho tao.
       Phú cao giọng, cố thuyết phục bạn bằng luận điệu riêng của hắn:
       - Làm gì có chuyện khuất tất.  Mày nghĩ coi, mày có đủ điều kiện xuất ngoại mà, mày độc thân không vợ con thì mày giúp đỡ bạn bè bằng cách đưa vợ con bạn đi, có gì sai trái đâu?  Tao nói cho mày nghe, tao còn biết có những người đút lót cho bọn VC ở sở ngoại vụ, làm hồ sơ giả từ A đến Z mà vẫn đi ngon lành đấy...
       Nam vẫn ngồi bất động, im lặng, không lên tiếng phản đối hay đồng ý - Tình trạng im lặng kéo dài, cuối cùng Phú đưa ra một ý kiến tối hậu:
       - Tao có thêm một đề nghị này nữa để mày tính toán với gia đình - Mày không có con, nhưng có cháu, mày có thể đem theo hai đứa con ông anh, lựa hai đứa có tuổi sàn sàn như hai đứa nhà tao, để chúng làm anh chị em cho dễ - Tao chỉ cần người và tấm giấy ra trại của mày thôi, còn tất cả các loại giấy tờ hộ tịch, hộ khẩu, tao sẽ lo liệu hết - Tóm lại nếu mày đồng ý, chỉ việc dắt hai đứa cháu lên, nhập chung với vợ và hai con tao, thành một gia đình hai vợ chồng, 4 đứa con là xong thôi - Tao phải về không trễ, mày cứ bàn với hai bác và vợ chồng ông anh, có gì lên cho tao hay sau...

***

       Khi nghe Nam kể lại lý do mà Phú xuống thăm và đề nghị của Phú, gia đình Nam chẳng ai phản đối cả.  Ba má rồi anh trai, chị dâu, ai nghe cũng bằng lòng ngay.  Cả bốn người cùng thuyết phục Nam nên nhận lời để có cơ hội cho hai cháu cùng được đi với chú - Ai cũng giảng giải cho Nam biết, việc thương ba má dĩ nhiên quan trọng, nhưng nếu Nam cứ ở nhà quanh quẩn bên các cu,ï thì sự quan tâm đó cũng không thiết thực cho bằng chàng mạnh dạn ra đi.  Khi công việc làm ăn ổn định là có tiền giúp đỡ cha mẹ để tăng cao đời sống vật chất cho các cụ, có điều kiện để thuốc men, tẩm bổ cho các cụ, như vậy mới dễ dàng kéo dài tuổi thọ - Việc săn sóc đã có anh chị và các cháu bên này lo liệu, không phải nghĩ ngợi - Hơn nữa thời gian gần đây, những người Việt tỵ nạn ở các nước Âu Mỹ, họ về thăm nhà hà rầm, mai mốt có nhớ ba má em cũng về được vậy - Mình ra đi hợp pháp mà sợ gì, nếu em bằng lòng mới đúng là thương ba má, anh chị và các cháu đấy - Gia đình đốc thúc, rồi chính Nam cũng đắn đo suy nghĩ hơn thiệt - Chàng cảm thấy đây là cơ hội cho hai cháu được tiến thân, mà mình tuy có lỗi qua mặt pháp luật, nhưng không hệ trọng lắm - Thật ra nếu chàng lập gia đình như các bạn cùng trang lứa, thì giờ này cũng có một vợ bốn năm con để đưa đi chứ kém ai!  Còn xét về mặt lương tâm, những người chàng mang đi là những người thân thích, không phải vì ham tiền mà đưa những thành phần bất hảo, buôn bán hay cộng sản sang nằm vùng v..v..  Chắc không còn cơ hội nào tốt hơn nữa đâu.
       Nghĩ vậy, nên hai tuần sau, Nam lên Sàigòn trả lời cho Phú biết chàng bằng lòng.  Phú mừng hơn bắt được... vàng.  Hắn bắt tay ngay vào việc lo liệu giấy tờ... Hồ sơ xuất cảnh của Nam được dựng lên với những chi tiết như sau: Gia đình gồm hai vợ chồng, cưới nhau từ năm 1966, có hôn thú đàng hoàng, họ có bốn đứa con, "hộ khẩu" thường trú tại ngã ba Ông Tạ.  Chồng là sĩ quan chế độ cũ, "học tập cải tạo" hơn 7 năm... - Mấy tháng sau, "gia đình Nam" và gia đình Phú nộp đơn xin tái định cư chung một ngày, mọi chuyện đều do Phú tính toán, để hai gia đình được cùng một danh sách, rời VN chung chuyến bay.  Cuối cùng có khác biệt chút xíu là khi đến Thái Lan, Phú sang Mỹ trước Nam một tuần - Họ cùng về Massachusetts định cư, do sự bảo trợ của một gia đình người thân của Phú đã sinh sống ở đây từ mấy năm trước.  Tình trạng này làm Nam thật sự bế tắc về việc lập gia đình, vì trên danh nghĩa, chàng đã là người đã có vợ con - Ai biết đấy là đâu - Làm sao có can đảm giải thích

***

       Ròng rã mấy tháng trời ở chung với vợ Phú để che mắt mọi người và nhất là dễ dàng trong việc đi lại hoàn thành thủ tục giấy tờ của một gia đình tỵ nạn - Căn apartment 2 phòng, vợ Phú cùng 2 con một phòng, ba chú cháu Nam một phòng - Tuy chia ra như vậy, nhưng dưới một mái nhà, nên gây rất nhiều phiền toái, khó chịu cho Nam, vì sinh hoạt luôn bị gò bó - Đã vậy hàng ngày Phú đều phải đến để... thăm hỏi vợ con, làm Nam cũng khó nghĩ - Vợ chồng người ta đôi khi muốn thân mật với nhau một chút thì chàng lại như một thứ "kỳ đà cản mũi".  Vì thế khi cảm thấy vừa đủ thời gian để... xa nhau, Nam tính ngay đến chuyện minh bạch hoàn cảnh của chàng, để khỏi rắc rối sau này, Nam nộp đơn xin ly dị. Giấy tờ xong xuôi, ba chú cháu Nam dọn ra ở riêng, để Phú tiện việc lui tới săn sóc vợ con - Bây giờ hoàn toàn không còn vướng mắc gì với gia đình Phú, dù những vướng mắc đó thực sự cũng chỉ là một màn kịch.
       Để tiết kiệm, ba chú cháu mướn căn apartment một phòng.  Ban ngày chú đi làm, hai cháu đi học.  Ban đêm chú đi học, hai cháu ở nhà làm homework - Niềm vui của Nam bây giờ là săn sóc, lo lắng cho tương lai hai đứa cháu, mà chàng đã nhận sự ủy thác của cha mẹ và anh chị, giờ đây chàng coi chúng như con đẻ - Điều buồn cười là rất nhiều người trong cộng đồng đều tỏ lòng thương xót cha con Nam và lên án "vợ" chàng và Phú - Vì theo lời kể qua, nói lại, của những người ngụ chung trong khu apartment, họ thấy từ khi Nam cùng hai đứa con dọn ra, Phú thường xuyên đến nhà nhiều hơn và có khi ngủ lại - Thấy hiện tượng như vậy, nhiều người biết Nam và Phú đã từng là bạn, xưa kia vẫn đi lại thăm viếng nhau, nay "trở mặt" phản bội, họ tâm đắc nhắc nhở với nhau câu:
Tin bợm mất bò.
Tin bạn mất vợ, nằm co một mình...
rồi cùng thở dài thông cảm với Nam vì... tình đời đen bạc.        Họ có lý lắm chứ.  Đúng "vợ"Nam là người đàn bà "tham phú, phụ bần", vì thực sự gia cảnh của Phú, so với Nam thì hắn giàu hơn - Bao nhiêu năm chắt chiu dành dụm, rồi hai bà vợ hắn đều là con chủ tiệm vàng, làm gì chẳng có của ăn, của để - Việc xuất cảnh của hắn hợp pháp, nếu có gan chơi liều thì hắn dấu vàng, đô la vào hành lý mang sang Mỹ, nếu không liều, tính chuyện chắc ăn, hắn thiếu gì đường giây chuyển tiền qua lại.  Vì thế hắn đã sẵn sàng vốn liếng, chỉ khoảng một năm sau, Phú đã sang lại một super market bán thực phẩm Á Châu - Hắn bỏ tiền, công sức ra sang sửa lại cho khang trang, bán thêm nhiều hàng hóa, thực phẩm Việt Nam.  Từ đó nghiễm nhiên hắn trở thành ông chủ chợ khá lớn - Vì thế cho nên khi Nam ra đi, trả bà vợ lại cho hắn, người đời nhìn bề ngoài tưởng rằng hắn dùng tiền quyến rũ vợ bạn, còn vợ hắn vì ham giàu mà bỏ chồng, chia con - Đối với những người quen, ai có lòng quan tâm đến hoàn cảnh của Nam, mỗi khi gặp chàng, nói vài lời chia sẻ, Nam cũng chỉ nhỏ nhẹ cám ơn rồi chuyển đề tài sang chuyện khác.  Làm sao mà Nam có thể đính chính được, thôi cứ để thiên hạ hiểu lầm như vậy đi cũng chẳng sao, đôi khi chàng tặc lưỡi nghĩ thầm:
       - Cái thằng ham hố đó tốt lành gì đâu!  Thiên hạ chửi cũng đáng đời, chứ hiểu lầm một chút mà nhằm nhò gì!

***

       Thời gian lặng lẽ trôi, năm năm rồi bảy năm, cuộc sống của Nam và hai cháu tiến triển khả quan.  Sau khi có quốc tịch, ba chú cháu cùng về thăm ông bà, cha mẹ - Gia đình kể sao hết niềm vui - Thấy Nam vẫn còn sống độc thân, ba má, anh chị chàng ngỏ ý muốn chàng cưới cô em vợ của ông anh - một cô gái vừa đến tuổi trưởng thành thì gặp cảnh "miền Nam giải phóng" nên hận thời thế nhố nhăng, xã hội điên đảo, mà khép chặt cửa lòng từ đó đến nay, chấp nhận thành một cô gái già - Ba má, anh chị chàng muốn lắm, vì em anh cưới em chị thì còn gì bằng.  Hai đứa nhỏ bên Mỹ sống với chú ruột, dì ruột còn liên hệ nào mật thiết hơn...  Mọi người đều vun vào làm Nam cũng xiêu lòng - Thôi, về già rồi cũng phải kiếm một người bạn đời để tâm tình và lo lắng cho nhau lúc tối lửa tắt đèn chứ!  Thế là chàng chấm dứt đời độc thân từ đó...
       Mấy năm sau này, hai đứa cháu đã học xong, cả hai đứa đều có việc làm ở Cali, một đứa ở Nam, một đứa ở Bắc - Sự việc này đẩy đưa vợ chồng Nam di chuyển về cư ngụ tại miền Cali nắng ấm và vì lý do đó vợ chồng chàng có mặt tại cuộc họp bạn hôm nay... 
       Câu chuyện tiếp tục, khi đề cập lại tới nhân vật chính là Phú - Nam cho biết tình trạng của Phú cũng tốt đẹp, ngôi chợ càng ngày càng phát triển, anh ta mua riêng cho mỗi bà vợ một căn nhà để ở, con cái cũng từ từ khôn lớn và học hành đến nơi, đến chốn - Nhưng riêng Phú vẫn chứng nào tật đó, sau thời gian vất vả lo lắng việc làm ăn, khi đời sống ổn định, việc buôn bán thành công tốt đẹp, tiền bạc khá giả, hắn trở lại đường cũ là tiếp tục "lường gạt ái tình".
       Điều làm Nam hận Phú nhất, không phải vì hắn vợ nọ con kia, mà chính vì lập trường sống của hắn - Những hành động của hắn thật bỉ ổi, không xứng đáng mang danh con người, vì khi bị bọn cầm quyền cộng sản làm nhục, vu cáo, hành hạ để chết dần, chết mòn, đã cắn răng chịu đựng, cố vươn lên để sống, để chờ ngày nào đó phục hồi danh dự - Bây giờ, nếu không nghĩ đến chuyện oán thù, cũng phải nhớ đến những sự tồi tệ mà kẻ thù chung đã gây ra cho bao nhiêu thế hệ, còn tác hại từ đời nay sang đời khác mà truyền lại cho con cháu biết rõ trắng đen, hầu chúng không bị bịp bợm nghe theo những lời tuyên truyền giả trá mà phạm phải lỗi lầm theo giặc, làm lợi cho giặc - Vậy mà khi thoát được nanh vuốt kẻ thù, mới sống ở nơi an toàn, tự do, chừng mươi, mười lăm năm, cuộc sống vật chất đầy đủ, phủ phê, tiền bạc rủng rỉnh, đã vội quên ngay quá khứ đớn đau, nhất là quên những tội ác của quân thù đối với cá nhân, gia đình và cả với đất nước, dân tộc mình.
       Nhiều kẻ, trong đó có Phú đã phản bội máu xương của đồng đội, phản bội chính gia đình, hớn hở quay về, xun xoe, cầu cạnh, bỏ vốn làm ăn, kiếm chút lợi lộc rơi vãi của bọn cầm quyền, rồi lại dùng những tiền bạc kiếm được đó, vui chơi một cách vô đạo đức, trên thân xác những cô gái chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu...  Cuộc sống của những kẻ này, chỉ nghĩ đến tư lợi và lạc thú cá nhân, thật đáng nguyền rủa và lên án.
       Phú nói dối cả hai bà vợ, cần về VN để hợp đồng mua những mặt hàng trong nước, đem qua Mỹ bán - Muốn lời nhiều phải mua tận gốc, bán tận ngọn - Hai bà đồng ý cho hắn mang một số vốn về Việt Nam để mua hàng và đầu tư - Nhưng việc đầu tư trước tiên của Phú là mua một căn nhà ở Sàigòn, cưới một cô vợ trẻ, trước khi thành lập một "công ty ma" chế xuất thủy sản - Hai bà vợ... già đều không ngờ.  Mãi đến khi có tin tức từ gia đình gửi sang, xem xét lại tiền bạc, mới thấy ngoài số tiền chính thức được sự đồng ý của hai bà, hắn còn lén lút rút thêm một số tiền không nhỏ mang theo để... du hí.  Lúc đó các bà mới bật ngửa thì đã trễ - Chửi bới, nguyền rủa cũng chẳng ích gì!  Ngày vợ chồng Nam chuẩn bị lên đường sang Cali, đến chào từ giã hai bà vợ của Phú - Điều ngạc nhiên thích thú cho vợ chồng chàng là gặp cả hai bà tại ngôi chợ của gia đình họ.  Xem ra họ rất đoàn kết, thương yêu nhau - Các bà tâm sự:
       - Mấy chục năm nay, chúng em cứ nghĩ rằng khi anh ấy còn trẻ, có những phút đam mê không tự chế được.  Còn chúng em cũng vì tình yêu mê muội mà lâm vào cảnh dở khóc, dở cười, hỏng cả cuộc đời - Thôi đành đau đớn chấp nhận kiếp chồng chung - Nhưng bây giờ mới rõ tính tình không tốt của anh ấy, chúng em có chung hoàn cảnh, đều là nạn nhân của một người không ra gì - Thật buồn! - Tụi em bàn với nhau, hai chị em bây giờ đã hiểu rõ mọi chuyện, nên không còn gì hiểu lầm nhau nữa, mà hiệp lực với nhau để đối phó với người chồng vô lương tâm này - Tụi em đã đồng ý dứt khoát đẩy hẳn anh ấy ra khỏi cuộc đời hai chị em, không thể nào chấp nhận sự có mặt của anh ấy trong nhà này nữa - Các cháu bây giờ cũng đã lớn, chúng nó đều ủng hộ quyết định của chúng em...
        Trước sự việc bất ngờ này, vợ chồng Nam chẳng biết nói gì hơn là những lời an ủi - Riêng Nam, chàng dùng những lời lẽ hết sức chân tình, vì chàng là người hiểu rõ uẩn khúc cũng như những đòn phép ranh ma của Phú đã thực hiện.

***

       Câu chuyện đến đây bỗng nhiên chuyển sang hướng khác, đó là anh em bàn đến việc thiên hạ đua nhau vác tiền về VN đầu tư - Một ông khai pháo:
       - Tôi không hiểu tại sao có những người đã mau quên lại u mê, tiền ở đâu cũng phải làm thấy mẹ mới có chứ - Vậy mà đem về VN nộp cho chúng nó?
       - Họ không nhớ khi xưa trốn đi thì chấp nhận mười chết, một sống, có đâu hớn hở như bây giờ
       - Đúng!   Mau quên!
       - Không mau quên hay u mê đâu các ông ơi!  Những con người đó khôn lanh lắm, nhưng thuộc loại vô đạo đức, vô giáo dục, chỉ "ham dzui" cộng với tham lam đấy thôi!
       - Nhiều khi đời ông, đời cha khôn ngoan, đến đời cháu lại đổ đốn ra!  Báo chí mấy năm trước có đăng một ông Việt kiều ở Pháp về đầu tư, mở hãng điện thoại di động, đang làm ăn khấm khá thì bị bắt, bị tịch thu tài sản về tội... trốn thuế - Cái hãng điện thoại đó sau giao cho con rể Phan văn Khải, có ai dám nói gì đâu...
       - Ờ!   Tôi cũng có đọc.  "Thằng" này nghe nói... còn trẻ.  Mấy tờ báo Pháp khi đề cập đến nó kể rằng: 1954, ông nội hắn đã tránh nạn cộng sản, đưa gia đình di cư vào Nam, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn ở miền Bắc - Đến đời bố hắn cũng cũng bỏ lại nhà cửa ở VN, đưa gia đình sang Pháp tỵ nạn - Đời hắn thì "chõi" lại cả ông lẫn bố, tom góp tiền bạc mà cha ông để lại, đem về VN nạp, không những chỉ nạp tiền mà còn "nạp mạng" nữa - Tác giả bài báo đặt câu hỏi, không lẽ hành động của ông nội, của bố và hàng triệu triệu người VN không đủ thuyết phục con người "tuổi trẻ tài cao" này sao?
       - Một "ông" ở Hòa Lan cũng nghe theo lời hứa hẹn của "đảng và nhà nước", đem tiền về đầu tư - Nay thì tiền mất sạch, ở tù mới ra - Còn đang kiện cáo lung tung đấy, không biết có lấy lại được đồng nào không, hay lại "con kiến mà kiện củ khoai", thật chán mớ đời - Đúng như các cụ nhà ta đã nói: "Gà chuồng đem thả đuổi chơi..."  Ngu thật!
       Khi đề cập đến Phú, Nam tuyên bố một câu chắc nịch:
       - Mẹ thằng con nhà Phú này!  Tôi cam đoan với mấy ông, không chóng thì chầy, bọn Việt cộng cũng sẽ lột nó không còn cái quần, có khi còn...  bị tù nữa là đàng khác.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso22.htm

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm