Nhân Vật

Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump

Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush

89473380

Nguồn: Joseph Nye, “Trump’s Emotional Intelligence Deficit”, Project Syndicate, 07/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush đã công bố một bức thư nói rằng họ sẽ không bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng này, Donald Trump. Họ viết trong bức thư, “một Tổng thống phải thuân theo nguyên tắc, kiểm soát cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy ngẫm và cân nhắc thận trọng.” Họ đơn giản cho rằng, “Trump thiếu khí chất để trở thành Tổng thống.”

Theo thuật ngữ về lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Trump thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ) – tức khả năng tự chủ, kỷ luật, và đồng cảm, những thứ cho phép các nhà lãnh đạo lan truyền cảm xúc cá nhân và thu hút người khác. Trái với quan điểm rằng cảm xúc làm sao lãng lý trí, trí tuệ cảm xúc – thứ bao gồm hai thành tố chính là làm chủ bản thân và kết nối với người khác – cho thấy  khả năng thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp lý trí nói chung hiệu quả hơn.

Mặc dù khái niệm này khá hiện đại, ý tưởng đó lại không hề mới mẻ. Những người có đầu óc thực tế từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của nó đối với khả năng lãnh đạo. Trong thập niên 1930, nguyên thẩm phán Tòa án Tối cao Oliver Wendell Holmes, một cựu binh già khó tính từ thời Nội chiến Mỹ, được đưa đến gặp Franklin D.Roosevelt, đồng môn tốt nghiệp Harvard nhưng không phải là một sinh viên nổi bật. Khi được hỏi về ấn tượng của ông đối với vị tân Tổng thống, Holmes đã hài hước rất hay: “trí tuệ hạng hai, khí chất hạng nhất”. Phần lớn các nhà sử học đều sẽ đồng ý rằng thành công của Roosevelt trên cương vị lãnh đạo dựa vào cảm xúc nhiều hơn là tư duy phân tích của chỉ số IQ.

Các nhà tâm lý học đã cố gắng đo lường trí tuệ trong hơn một thế kỷ qua. Các bài kiểm tra IQ tổng quát đã tính toán được những phương diện như vậy của trí tuệ, bao gồm khả năng lĩnh hội ngôn từ và tư duy phản biện, nhưng điểm số IQ chỉ dự đoán được khoảng 10 – 20% sự biến thiên của thành công trong cuộc sống.

Một vài chuyên gia biện luận rằng trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp đôi các kỹ năng chuyên môn và nhận thức. Những người khác cho rằng nó đóng một vai trò khiêm tốn hơn. Ngoài ra, các nhà tâm lý học  còn bất đồng về việc hai phương diện của trí tuệ cảm xúc – khả năng tự chủ và đồng cảm – liên quan đến nhau như thế nào. Đơn cử như Bill Clinton, ông đạt điểm thấp đối với phương diện đầu tiên nhưng điểm cao đối với phương diện thứ hai. Tuy nhiên, họ đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong khả năng lãnh đạo. Richard Nixon có thể có chỉ số IQ cao hơn Roosevelt nhưng chỉ số trí tuệ cảm xúc lại thấp hơn nhiều.

Nhà lãnh đạo sử dụng trí tuệ cảm xúc để điều khiển “sức hút quần chúng” hoặc sức hấp dẫn cá nhân xuyên suốt các bối cảnh liên tục thay đổi. Tất cả chúng ta đều thể hiện bản thân trước người khác theo nhiều cách nhằm kiểm soát được ấn tượng mà chúng ta tạo ra: chẳng hạn như, chúng ta “mặc đẹp để thành công”. Chính trị gia cũng vậy, họ “ăn mặc” khác biệt trước các đối tượng thính giả khác nhau. Đội ngũ nhân viên của Ronald Reagan nổi tiếng bởi sự hiệu quả trong việc kiểm soát ấn tượng. Thậm chí một vị tướng nghiêm khắc như George Patton đã từng tập luyện vẻ mặt giận dữ của mình trước gương.

Kiểm soát ấn tượng cá nhân thành công đòi hỏi một số nguyên tắc và kỹ năng cảm xúc giống như một diễn viên giỏi. Diễn xuất và lãnh đạo có rất nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều phải gắn liền việc điều khiển bản thân với khả năng diễn xuất. Kinh nghiệm trước đây của Reagan với tư cách là một diễn viên Hollywood giúp ông rất nhiều trên khía cạnh này, và Roosevelt cũng là một diễn viên xuất chúng như vậy. Bất chấp sự đau đớn và khó khăn khi di chuyển trên đôi chân bị liệt của mình, Roosevelt vẫn giữ vẻ ngoài tươi cười, và cẩn trọng tránh bị chụp ảnh trên chiếc xe lăn mà ông sử dụng.

Con người, cũng như các nhóm linh trưởng khác, tập trung sự chú ý vào người lãnh đạo. Dù cho các CEO và tổng thống có nhận ra hay không, các dấu hiệu họ truyền tải luôn được theo dõi kỹ lưỡng. Trí tuệ cảm xúc liên quan đến việc nhận thức và kiểm soát những dấu hiệu đó, và khả năng kiềm chế cảm xúc giúp ngăn không để các nhu cầu tâm lý cá nhân làm sai lệch đường lối. Ví dụ như Nixon có thể có chiến lược hiệu quả đối với chính sách đối ngoại, nhưng ông ít có khả năng kiểm soát tình trạng bấp bênh cá nhân, thứ khiến ông tạo ra một “danh sách kẻ thù” và sau cùng dẫn đến sự sụp đổ của chính mình.

Trump có một vài kỹ năng của trí tuệ cảm xúc. Ông ta là diễn viên với kinh nghiệm làm người dẫn chương trình cho một chương trình TV thực tế, thứ giúp ông chiếm ưu thế trên chiến trường bầu cử đông đúc của Đảng Cộng hòa và thu hút được sự chú ý đáng kể của truyền thông. Đội chiếc mũ bóng chày đỏ với khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa”, ông đã biến đổi cả hệ thống bằng một chiến lược thắng lợi thông qua sử dụng những phát ngôn “không đúng đắn về mặt chính trị” (politically incorrect) nhằm tập trung sự chú ý vào bản thân và giành được sự quảng bá rộng rãi một cách miễn phí.

Nhưng Trump đã chứng minh sự kém cỏi trên khía cạnh tự chủ, khiến ông không thể tiến thẳng vào trung tâm của cuộc tổng tuyển cử. Cũng vậy, ông đã thất bại trong việc thể hiện tính kỷ luật cần thiết để am hiểu từng chi tiết của chính sách đối ngoại, với hệ quả là, không giống như Nixon, ông trở nên ngờ nghệch trong các vấn đề thế giới.

Trump nổi tiếng là kẻ “bắt nạt” trong tiếp xúc với những người đồng cấp, nhưng điều đó thực chất không hề xấu. Như nhà tâm lý học của Đại học Stanford Roderick Kramer chỉ ra, Tổng thống Lyndon Johnson là một kẻ “bắt nạt”, và nhiều doanh nhân ở Thung lũng Silicon sở hữu phong cách như vậy. Nhưng Kramer nhìn nhận những nhân vật đó là những kẻ “bắt nạt có tầm nhìn” vốn thu hút người khác muốn đi theo họ.

Hội chứng tôn sùng bản thân của Trump khiến ông phản ứng thái quá, thường là phản tác dụng, đối với sự chỉ trích và công kích. Ví dụ, ông trở nên sa đà vào một tranh luận với một cặp vợ chồng Hồi giáo người Mỹ có con trai là một binh sĩ bị sát hại ở Iraq, và dính vào một xích mích vặt vãnh với Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi Trump cảm thấy bị xem thường. Trong những vụ việc như vậy, Trump đã tự dẫm lên thông điệp của chính mình.

Chính sự kém cỏi về trí tuệ cảm xúc đã khiến Trump đánh mất sự ủng hộ của một số chuyên gia đối ngoại xuất chúng nhất trong đảng và trên cả nước. Theo những gì họ nói, “ông không thể hoặc không sẵn sàng để tách bạch giữa sự thật và những lời dối trá. Ông không khuyến khích quan điểm đối lập. Ông thiếu khả năng tự chủ và hành động bộp chộp. Ông không thể chịu được sự chỉ trích.” Hoặc, có thể như Holmes nói, Trump đã bị loại bởi khí chất hạng hai của mình.

Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Trump’s Emotional Intelligence Deficit


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump

Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush

89473380

Nguồn: Joseph Nye, “Trump’s Emotional Intelligence Deficit”, Project Syndicate, 07/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush đã công bố một bức thư nói rằng họ sẽ không bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng này, Donald Trump. Họ viết trong bức thư, “một Tổng thống phải thuân theo nguyên tắc, kiểm soát cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy ngẫm và cân nhắc thận trọng.” Họ đơn giản cho rằng, “Trump thiếu khí chất để trở thành Tổng thống.”

Theo thuật ngữ về lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Trump thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ) – tức khả năng tự chủ, kỷ luật, và đồng cảm, những thứ cho phép các nhà lãnh đạo lan truyền cảm xúc cá nhân và thu hút người khác. Trái với quan điểm rằng cảm xúc làm sao lãng lý trí, trí tuệ cảm xúc – thứ bao gồm hai thành tố chính là làm chủ bản thân và kết nối với người khác – cho thấy  khả năng thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp lý trí nói chung hiệu quả hơn.

Mặc dù khái niệm này khá hiện đại, ý tưởng đó lại không hề mới mẻ. Những người có đầu óc thực tế từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của nó đối với khả năng lãnh đạo. Trong thập niên 1930, nguyên thẩm phán Tòa án Tối cao Oliver Wendell Holmes, một cựu binh già khó tính từ thời Nội chiến Mỹ, được đưa đến gặp Franklin D.Roosevelt, đồng môn tốt nghiệp Harvard nhưng không phải là một sinh viên nổi bật. Khi được hỏi về ấn tượng của ông đối với vị tân Tổng thống, Holmes đã hài hước rất hay: “trí tuệ hạng hai, khí chất hạng nhất”. Phần lớn các nhà sử học đều sẽ đồng ý rằng thành công của Roosevelt trên cương vị lãnh đạo dựa vào cảm xúc nhiều hơn là tư duy phân tích của chỉ số IQ.

Các nhà tâm lý học đã cố gắng đo lường trí tuệ trong hơn một thế kỷ qua. Các bài kiểm tra IQ tổng quát đã tính toán được những phương diện như vậy của trí tuệ, bao gồm khả năng lĩnh hội ngôn từ và tư duy phản biện, nhưng điểm số IQ chỉ dự đoán được khoảng 10 – 20% sự biến thiên của thành công trong cuộc sống.

Một vài chuyên gia biện luận rằng trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp đôi các kỹ năng chuyên môn và nhận thức. Những người khác cho rằng nó đóng một vai trò khiêm tốn hơn. Ngoài ra, các nhà tâm lý học  còn bất đồng về việc hai phương diện của trí tuệ cảm xúc – khả năng tự chủ và đồng cảm – liên quan đến nhau như thế nào. Đơn cử như Bill Clinton, ông đạt điểm thấp đối với phương diện đầu tiên nhưng điểm cao đối với phương diện thứ hai. Tuy nhiên, họ đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong khả năng lãnh đạo. Richard Nixon có thể có chỉ số IQ cao hơn Roosevelt nhưng chỉ số trí tuệ cảm xúc lại thấp hơn nhiều.

Nhà lãnh đạo sử dụng trí tuệ cảm xúc để điều khiển “sức hút quần chúng” hoặc sức hấp dẫn cá nhân xuyên suốt các bối cảnh liên tục thay đổi. Tất cả chúng ta đều thể hiện bản thân trước người khác theo nhiều cách nhằm kiểm soát được ấn tượng mà chúng ta tạo ra: chẳng hạn như, chúng ta “mặc đẹp để thành công”. Chính trị gia cũng vậy, họ “ăn mặc” khác biệt trước các đối tượng thính giả khác nhau. Đội ngũ nhân viên của Ronald Reagan nổi tiếng bởi sự hiệu quả trong việc kiểm soát ấn tượng. Thậm chí một vị tướng nghiêm khắc như George Patton đã từng tập luyện vẻ mặt giận dữ của mình trước gương.

Kiểm soát ấn tượng cá nhân thành công đòi hỏi một số nguyên tắc và kỹ năng cảm xúc giống như một diễn viên giỏi. Diễn xuất và lãnh đạo có rất nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều phải gắn liền việc điều khiển bản thân với khả năng diễn xuất. Kinh nghiệm trước đây của Reagan với tư cách là một diễn viên Hollywood giúp ông rất nhiều trên khía cạnh này, và Roosevelt cũng là một diễn viên xuất chúng như vậy. Bất chấp sự đau đớn và khó khăn khi di chuyển trên đôi chân bị liệt của mình, Roosevelt vẫn giữ vẻ ngoài tươi cười, và cẩn trọng tránh bị chụp ảnh trên chiếc xe lăn mà ông sử dụng.

Con người, cũng như các nhóm linh trưởng khác, tập trung sự chú ý vào người lãnh đạo. Dù cho các CEO và tổng thống có nhận ra hay không, các dấu hiệu họ truyền tải luôn được theo dõi kỹ lưỡng. Trí tuệ cảm xúc liên quan đến việc nhận thức và kiểm soát những dấu hiệu đó, và khả năng kiềm chế cảm xúc giúp ngăn không để các nhu cầu tâm lý cá nhân làm sai lệch đường lối. Ví dụ như Nixon có thể có chiến lược hiệu quả đối với chính sách đối ngoại, nhưng ông ít có khả năng kiểm soát tình trạng bấp bênh cá nhân, thứ khiến ông tạo ra một “danh sách kẻ thù” và sau cùng dẫn đến sự sụp đổ của chính mình.

Trump có một vài kỹ năng của trí tuệ cảm xúc. Ông ta là diễn viên với kinh nghiệm làm người dẫn chương trình cho một chương trình TV thực tế, thứ giúp ông chiếm ưu thế trên chiến trường bầu cử đông đúc của Đảng Cộng hòa và thu hút được sự chú ý đáng kể của truyền thông. Đội chiếc mũ bóng chày đỏ với khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa”, ông đã biến đổi cả hệ thống bằng một chiến lược thắng lợi thông qua sử dụng những phát ngôn “không đúng đắn về mặt chính trị” (politically incorrect) nhằm tập trung sự chú ý vào bản thân và giành được sự quảng bá rộng rãi một cách miễn phí.

Nhưng Trump đã chứng minh sự kém cỏi trên khía cạnh tự chủ, khiến ông không thể tiến thẳng vào trung tâm của cuộc tổng tuyển cử. Cũng vậy, ông đã thất bại trong việc thể hiện tính kỷ luật cần thiết để am hiểu từng chi tiết của chính sách đối ngoại, với hệ quả là, không giống như Nixon, ông trở nên ngờ nghệch trong các vấn đề thế giới.

Trump nổi tiếng là kẻ “bắt nạt” trong tiếp xúc với những người đồng cấp, nhưng điều đó thực chất không hề xấu. Như nhà tâm lý học của Đại học Stanford Roderick Kramer chỉ ra, Tổng thống Lyndon Johnson là một kẻ “bắt nạt”, và nhiều doanh nhân ở Thung lũng Silicon sở hữu phong cách như vậy. Nhưng Kramer nhìn nhận những nhân vật đó là những kẻ “bắt nạt có tầm nhìn” vốn thu hút người khác muốn đi theo họ.

Hội chứng tôn sùng bản thân của Trump khiến ông phản ứng thái quá, thường là phản tác dụng, đối với sự chỉ trích và công kích. Ví dụ, ông trở nên sa đà vào một tranh luận với một cặp vợ chồng Hồi giáo người Mỹ có con trai là một binh sĩ bị sát hại ở Iraq, và dính vào một xích mích vặt vãnh với Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi Trump cảm thấy bị xem thường. Trong những vụ việc như vậy, Trump đã tự dẫm lên thông điệp của chính mình.

Chính sự kém cỏi về trí tuệ cảm xúc đã khiến Trump đánh mất sự ủng hộ của một số chuyên gia đối ngoại xuất chúng nhất trong đảng và trên cả nước. Theo những gì họ nói, “ông không thể hoặc không sẵn sàng để tách bạch giữa sự thật và những lời dối trá. Ông không khuyến khích quan điểm đối lập. Ông thiếu khả năng tự chủ và hành động bộp chộp. Ông không thể chịu được sự chỉ trích.” Hoặc, có thể như Holmes nói, Trump đã bị loại bởi khí chất hạng hai của mình.

Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Trump’s Emotional Intelligence Deficit


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm