Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 15 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx

NuLanhDao_U EU
****************

Chủ tịch Ủy ban châu Âu lần thứ ba tới Kiev


Bà von der Leyen, chủ tịch EC, tới Kiev lần thứ ba trong năm nay để thảo luận với Tổng thống Zelensky về tăng cường hợp tác giữa Ukaine với EU.

"Tôi đang ở Kiev trong chuyến thăm thứ ba từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự. Quá nhiều thay đổi. Ukraine hiện là ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu (EU)", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen hôm nay đăng trên Twitter, kèm bức ảnh bà bước đi trên ga tàu ở thủ đô Ukraine.

Bà von der Leyen thông báo sẽ thảo luận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Denys Shmygal về cách tiếp tục đưa nền kinh tế lẫn người dân Ukraine và EU xích lại gần nhau hơn.

Ukraine trở thành ứng viên EU hồi tháng 6, quyết định mà Nga cho là một phần trong nỗ lực nhằm kiềm chế Moskva trên trường quốc tế. EU ủng hộ Ukraine và áp nhiều lệnh trừng phạt sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" hồi tháng 2. Nhiều thành viên EU cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ukraine.


Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (thứ hai, từ phải sang) tại Kiev, Ukraine ngày 15/9. Ảnh: Twitter/vonderleyen.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (thứ hai từ phải sang) tại ga tàu ở Kiev, Ukraine ngày 15/9. Ảnh: Twitter/vonderleyen.


Phát biểu trước Nghị viện châu Âu ngày 14/9, bà von der Leyen khẳng định các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ không kết thúc trong tương lai gần. Bà von der Leyen cũng tuyên bố "Nga sẽ thua và châu Âu sẽ thắng", tình đoàn kết giữa châu Âu và Ukraine không thể lay chuyển.

Tuy nhiên, một số nước châu Âu cho rằng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có nhắm vào Nga đang gây thiệt hại nhiều hơn cho chính họ, với giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga giảm nguồn cung khí đốt tới khu vực.

Điện Kremlin cáo buộc các nước phương Tây đang tìm mọi cách để đối phó Nga, nhưng họ không còn biện pháp gây áp lực nào. Theo Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, phương Tây áp đặt khoảng 11.000 lệnh trừng phạt với Moskva nhưng "lần đầu tiên trong lịch sử, họ phải đối mặt với hậu quả từ chính lệnh trừng phạt mà họ áp đặt lên quốc gia khác".


***********


bbc.com

Ukraine tố Nga không kích quê ông Zelensky ‘để trả thù’



Kryvyi Rih

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Kryvyi Rih

Ukraine nói tên lửa của Nga đã bắn trúng một đập chứa nước gần thành phố Kryvyi Rih, miền nam Ukraine.

Người đứng đầu thành phố Oleksandr Vilkul cho biết cư dân ở một số khu vực đã được thông báo sơ tán, nhưng tình hình đã được kiểm soát. 

Ukraine cáo buộc cuộc tấn công là Nga trả thù vì đòn phản công gần đây của Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelensky - người sinh ra ở thành phố này - đã mô tả Nga là một "quốc gia khủng bố" sau vụ tấn công hồ chứa Karachunivske. 

Ông Zelensky nói trong bài phát biểu vào đêm muộn hôm thứ Tư: “Những kẻ vô lại, đã trốn khỏi chiến trường, đang cố gắng gây hại từ một nơi xa." 

Đây là một ám chỉ về những thành công quân sự gần đây của Ukraine trong một cuộc phản công nhanh chóng ở khu vực Kharkiv phía đông bắc của đất nước.

Trong bài phát biểu của mình, ông Zelensky nói rằng hồ chứa "không có giá trị quân sự nào cả". 

Nguồn cung cấp nước bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công ở thành phố, nơi có dân số trước chiến tranh hơn 600.000 người. 

Vào sáng thứ Năm, ông Vilkul cho biết mực nước trên sông Inhulets hiện đã "giảm đáng kể". Ông cho biết không có thương vong. 

Moscow chưa công khai bình luận về các cuộc tấn công tên lửa này.

Hôm thứ Tư, ông Zelensky đã đến thăm thành phố Izyum mới được tái chiếm gần đây, một trung tâm hậu cần quan trọng ở khu vực Kharkiv. 

Ông cảm ơn quân đội đã tham gia cuộc phản công và cam kết rằng lá cờ Ukraine sẽ trở lại mọi thành phố và làng mạc trên đất nước. 

Tốc độ tiến công của Ukraine dường như đã khiến Nga bất ngờ, với báo cáo về việc một số lực lượng của Moscow từ bỏ quân phục để trà trộn với dân thường. 

Nga đã thừa nhận rằng các lực lượng của họ đã rời khỏi một số thị trấn trong khu vực Kharkiv - nhưng từ chối gọi đó là một cuộc rút lui.

Tuyên bố này đã bị chế giễu rộng rãi ở phương Tây và ngay cả ở chính nước Nga. 

Khi lực lượng của Kyiv di chuyển vào các khu vực bị chiếm đóng trước đây, các cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga đã bắt đầu xuất hiện. 

Người dân địa phương ở thị trấn Balakliya, cũng thuộc vùng Kharkiv, nói với BBC rằng quân đội Nga đã tra tấn dân thường tại đồn cảnh sát của thị trấn trong thời gian họ chiếm đóng, trong khi những người khác kể lại rằng họ bị điện giật khi bị giam giữ. 

Nga đã nhiều lần phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường. 

Nga vẫn kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine, nhưng các thị trấn ở miền Đông Donbas từng thất thủ sớm trong chiến tranh giờ đây cũng trở thành mục tiêu của quân đội Ukraine.

Giao tranh khốc liệt đã được báo cáo ở đó trong những ngày gần đây. 

Sau khi không chiếm được các thành phố của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv, ở phía bắc và đông bắc vào tháng Ba, Moscow cho biết họ hiện đang tập trung vào Donbas.

Nga khẳng định sẽ tiếp tục cuộc xâm lược của mình "cho đến khi đạt được tất cả các mục tiêu đã đặt ra ban đầu". 

Một cuộc phản công riêng biệt của Ukraine đang tiếp tục ở khu vực phía nam Kherson, mặc dù các đợt tiến quân ở đó chậm hơn
**************

Putin gặp Tập

Tổng thống Putin lần đầu gặp Chủ tịch Tập kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, bày tỏ ủng hộ Trung Quốc và chỉ trích Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thành phố Samarkand của Uzbekistan, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Trong phát biểu mở đầu cuộc gặp, ông Putin khẳng định Nga ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc" và phản đối "các hành động gây hấn" của Mỹ trên eo biển Đài Loan. Ông chủ Điện Kremlin nói rằng Moskva đề cao quan điểm cân bằng của Moskva trong xung đột tại Ukraine và lên án "những âm mưu tạo ra trật tự thế giới đơn cực".

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hợp tác cùng Nga với vị thế là các cường quốc trên thế giới.

Tổng thống Putin (trái) gặp Chủ tịch Tập ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi đầu tháng 2. Ảnh: AFP.

Tổng thống Putin (trái) gặp Chủ tịch Tập ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi đầu tháng 2. Ảnh: AFP.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Moskva đang tìm cách củng cố quan hệ với Bắc Kinh khi đối mặt với những lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây. Lần gần nhất ông Putin và ông Tập gặp nhau là đầu tháng 2 trước thềm Thế vận hội Olympic Mùa đông tại Bắc Kinh, vài ngày trước khi Moskva phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

SCO là tổ chức an ninh liên chính phủ gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Pakistan, Tajikistan và Uzbekistan cùng hai quốc gia quan sát viên gồm Iran và Afghanistan


*************


voatiengviet.com

Bộ trưởng Kinh tế Đức thấy triển vọng thắng lợi của nền dân chủ ở Ukraine

Reuters

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm thứ Năm 15/9 nói ông có thể thấy nền dân chủ ở Ukraine có khả năng chiến thắng, và ông cam kết sẽ chuyển thêm vũ khí cùng lúc Ukraine chiến đấu giành lại thêm lãnh thổ từ tay quân Nga.

Ông Habeck nói với các phóng viên sau cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Ukraine tại một cuộc họp G7 ở bang Brandenburg của Đức: “Giờ đây các bạn có thể thấy rằng có thể đi đến cái kết là chiến thắng cho tự do và dân chủ”.

Ông Habeck cho biết Đức sẽ tiếp tục quyết định về loại vũ khí nào sẽ được giao trong cuộc thảo luận với các đối tác NATO, đồng thời cho biết thêm rằng "trong quá trình này, tôi biết rằng sẽ có thêm nhiều vũ khí hơn nữa được giao".

Ông Habeck cho biết ông và Bộ trưởng Yulia Svyrydenko, người cũng kiêm chức phó thủ tướng thứ nhất của Ukraine, đã thảo luận về các cách thức để tăng cường hỗ trợ tài chính cho việc tái thiết Ukraine.

"Cần rất nhiều tiền, nhiều hơn số tiền mà chỉ có từ ngân sách nhà nước", Bộ trưởng Đức nói. "Chúng tôi cần một công cụ, một quỹ, theo cách thức tạo ra cơ hội lớn và ổn định cho các công ty đầu tư", vẫn lời ông.

Quỹ toàn cầu này có thể thu hút sự đóng góp từ các nhà đầu tư tư nhân, ngân hàng và quỹ đầu cơ, ông nói thêm.

Theo ước tính riêng của Kyiv, Ukraine cần 350 tỷ đô la để tái thiết, ông Habeck cho hay.

(Reuters)


***************


voatiengviet.com

Nga cảnh báo Mỹ sẽ vượt qua lằn ranh đỏ nếu giao tên lửa tầm xa hơn cho Kyiv

Reuters

Bộ Ngoại giao Nga nói hôm thứ Năm 15/9 rằng nếu Washington quyết định cung cấp cho Kyiv các tên lửa tầm xa hơn, Mỹ sẽ vượt qua "lằn ranh đỏ" và trở thành "một bên trong cuộc xung đột".

Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nói thêm rằng Nga "bảo lưu quyền bảo vệ lãnh thổ của mình".

Washington đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa tiên tiến có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 80 kilomet, trong khi cho đến nay họ vẫn chưa công khai tuyên bố sẽ chuyển cho các tên lửa có tầm bắn xa hơn gấp đôi. Các quan chức Mỹ nói rằng Ukraine đã hứa sẽ không sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga.

Bà Zakharova nói: “Nếu Washington quyết định cung cấp tên lửa tầm xa hơn cho Kyiv, thì Mỹ sẽ vượt qua lằn ranh đỏ và sẽ trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột”.

Ukraine đã đề nghị và đã nhận được một lượng lớn vũ khí từ Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác để giúp nước này chống lại các lực lượng vũ trang Nga được tung vào Ukraine hồi tháng 2.

Moscow nói họ đã đưa quân vào để ngăn chặn việc Ukraine được sử dụng như một bàn đạp cho phương Tây bành trướng và để bảo vệ những người nói tiếng Nga. Kyiv và các đồng minh phương Tây của họ bác bỏ những lập luận này, gọi đó là cái cớ vô căn cứ cho một cuộc chiến tranh xâm lược kiểu đế quốc.

(Reuters)


**************


rfi.fr

Một ủy ban Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ quân sự trực tiếp cho Đài Loan

Thanh Hà




Thêm một bước tiến quan trọng trong kế hoạch của Hoa Kỳ trực tiếp viện trợ quân sự cho Đài Loan. Hôm 14/09/2022, Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện đã thông qua dự luật cho phép Washington cấp viện trợ quân sự trực tiếp cho Đài Loan. Dự luật mang tên "Taiwan Policy Act of 2022" dự trù viện trợ 4,5 tỷ đô la cho Đài Loan trong bốn năm tới và sẽ công nhận Đài Bắc là « đồng minh quan trọng ngoài khối NATO ».

Tổng thống Thái Anh Văn lập tức gửi lời cảm ơn lưỡng đảng Quốc Hội  Mỹ « một lần nữa thể hiện tình liên đới » với Đài Loan. Tuy nhiên, quyết định của Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ mới chỉ là một bước đầu, thủ tục sẽ còn kéo dài cho đến khi Washington chính thức « viện trợ trực tiếp quân sự » cho Đài Bắc. Dù vậy, theo giới quan sát, Thượng Viện Mỹ đã thể hiện rõ ràng lập trường ủng hộ Đài Loan còn mạnh mẽ hơn cả bên hành pháp.

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình:

« Đây mới chỉ là bước đầu tiên, nhưng chắc chắn Bắc Kinh sẽ bực mình. Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện, quy tụ nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã thông qua Taiwan Policy Act of 2022. Dự luật này cho phép chính phủ giải ngân hơn 4 tỷ đô la hỗ trợ Đài Loan về mặt quân sự trong bốn năm tới. Ngoài ra văn bản này yêu cầu tổng thống trừng phạt các định chế tài chính của Trung Quốc trong trường hợp ‘các hành vi thù nghịch nhắm vào Đài Loan gia tăng’. Thế nhưng, để có hiệu lực, dự luật hỗ trợ Đài Loan sẽ còn phải được Quốc Hội lưỡng viện thông qua, trước khi được tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh tình hình đã căng thẳng. Cách đây vài ngày, Nhà Trắng loan báo bán hơn một tỷ đô la vũ khí cho Đài Bắc. Trung Quốc thì vừa tổ chức các cuộc tập trận quy mô nhất từ trước tới nay chung quanh đảo Đài Loan để phản đối chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, nhân vật số ba trong cơ quan quyền lực Mỹ, vào tháng 8/2022.

Tránh đổ thêm dầu vào lửa, Nhà Trắng đã nhấn mạnh đến nguyên tắc tam quyền phân lập tại Hoa Kỳ. Lần này, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết chính quyền Biden không hoàn toàn đồng ý với sáng kiến mới của phía lập pháp »
*************


rfi.fr

Tàu ngầm : Úc thất vọng về liên minh AUKUS

Thanh Hà

Đúng một năm trước, trong đêm 14 rạng sáng ngày 15/09/2021, Anh, Mỹ và Úc thông báo thành lập liên minh quân sự AUKUS. Một năm sau, có nguy cơ Washington và Luân Đôn sẽ thất hứa với Canberra về hợp đồng trang bị tàu ngầm cho Hải Quân Úc. Chính quyền của thủ tướng Albanese để ngỏ khả năng « tìm giải pháp thay thế ». Paris có thể tháo gỡ bế tắc cho Canberra.

Chính vì tham gia liên minh AUKUS với Hoa Kỳ và Anh, năm ngoái Úc đã thông báo hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm của Pháp, trị giá hơn 30 tỷ đô la. Thủ tướng Scott Morrison khi đó viện lẽ Úc chọn trang bị tàu ngầm của Anh và Mỹ sử dụng năng lượng hạt nhân thay vì tàu ngầm chạy bằng điện của Pháp. Paris xem đấy là một sự « phản bội ». Nhưng đúng một năm sau, bộ trưởng Quốc Phòng Úc Richard Marles thực sự lo ngại về kịch bản khả năng phòng thủ của Hải Quân bị « đứt gẫy » : Canberra không kịp thay thế đội ngũ tàu ngầm đang hoạt động vào ngưỡng 2040.

Thông tín viên RFI Grégory Plesse từ Sydney giải thích :

« Một năm trước đây Pháp tố cáo Canberra đâm sau lưng Paris. Giờ đây có thể nói Úc đang bị một đòn trời giáng. Chính quyền trong tay Công Đảng Úc vừa xác nhận hai đối tác Anh và Mỹ không đủ khả năng cung cấp cho Canberra tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân.

Do vậy tránh để bị hụt hẫng, Úc cần phải trang bị tàu ngầm quy ước. Theo báo chí Úc, Pháp là một trong những mục tiêu Canberra đang nhắm tới. Trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng Anthony Albanese với hồi tháng 7 vừa qua, tổng thống Emmanuel Macron dường như đã đề nghị bán cho Úc bốn chiếc tàu ngầm sử dụng dầu diesel. Thư ký Ủy Ban Quốc Phòng của Hạ Viện Pháp, dân biểu Anne Genetet, thuộc đảng Phục Sinh, không phủ nhận tin trên. Bà nói : ‘Pháp nắm bắt cơ hội là chuyện bình thường, vì chúng ta làm chủ công nghệ và có những thiết bị cao cấp… Không phải tình cờ mà hồi 2019 Úc đã ký hợp đồng với Pháp’.

Vào đầu tháng, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu và đồng cấp Úc Richard Marles đã thăm căn cứ Hải Quân tại Brest. Đây là bằng chứng củng cố thêm giả thuyết Canberra cần đến Paris. Tuy nhiên về phía Úc, Hải Quân nước này dường như vẫn thận trọng bởi họ e rằng không đủ nguồn nhân lực để điều khiển loại tàu ngầm mới. Phải đợi đến tháng 3/2023 mới biết thêm thông tin, khi bộ Quốc Phòng Úc công bố toàn bộ chiến lược về trang bị tàu ngầm ».
*************

Ukraine giảm tốc độ phản công, thỏa thuận hòa bình còn xa vời



Cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine, ông Oleksiy Arestovych cho biết, cuộc phản công của Ukraine đã chậm lại một chút. Theo Tổng thư ký LHQ, thỏa thuận hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine còn xa vời.

Ukraine và Nga giảm tốc độ tấn công

Ông Arestovych nói, cuộc phản công của Ukraine đã chậm lại một chút khi hầu hết các lực lượng Ukraine chiến đấu để giành lại thành phố Lyman và mở đường tiến vào vùng Luhansk. "Chúng tôi sẽ tăng cường tấn công và giành lại các lãnh thổ mới theo một cách khác", quan chức Ukraine này cho biết. 

Lyman, một trung tâm đường sắt quan trọng, nằm cách thành phố chiến lược Severodonetsk khoảng 60km về phía tây. Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu chiến tranh, kể từ khi tiến hành chiến dịch phản công từ ngày 12/8, các lực lượng Ukraine đã giành lại hơn 9.000 km2 lãnh thổ. 

Quân đội Ukraine ngày 14/9 cho biết, các cuộc pháo kích của Nga tại vùng Kharkiv đã giảm mạnh kể từ khi chiến dịch phản công của nước này tại đây thành công. 

Tuy nhiên, trong bản tin cập nhật hoạt động mới nhất, quân đội Ukraine cho hay, Nga tiếp tục nã pháo vào các khu vực ở Donetsk, đặc biệt là những nơi ở quanh Bakhmut và Avidiika. Ngoài ra, Nga đã pháo kích trên diện rộng nhằm vào các khu định cư ở Zaporizhzhia, nơi lực lượng này đang chống trả các nỗ lực của Ukraina. 

Quân đội Ukraine cũng cho biết, Nga đang cố rút các hệ thống phòng không S-300 vào sâu trong các lãnh thổ mà họ tạm thời kiểm soát và về nước. Các hệ thống phòng không của Nga đang trở nên dễ bị tổn thương hơn kể từ khi Ukraine có được hệ thống tên lửa chống bức xạ cao của Mỹ. 

Binh sĩ Ukraine. Ảnh: Reuters

Ngừng bắn, thỏa thuận hòa bình còn xa vời

Theo hãng tin CNN, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, ông cảm thấy một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt giao tranh ở Ukraine vẫn chưa tới gần. 

Tuyên bố trước các phóng viên sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin hôm qua (14/9), ông Guterres nói: "Xung đột ở Ukraine còn lâu mới kết thúc. Một thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn xa. Nếu nói điều đó sẽ xảy ra thì đó là tôi nói dối".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết, ông đã thảo luận hàng loạt vấn đề với Tổng thống Nga, gồm cả thỏa thuận ngũ cốc và khả năng xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga vẫn có trở ngại. "Thế giới có nguy cơ thiếu lương thực vào cuối năm nay". 

Người đứng đầu nước Nga và nhà lãnh đạo của Liên Hợp Quốc cũng trao đổi về vấn đề tù binh chiến tranh và ông Guterres dẫn lời Tổng thống Putin nói, sẽ không có trở ngại nào xuất phát từ phía Nga, liên quan tới một nhóm chuyên gia thực hiện sứ mệnh tìm kiếm sự thật về cuộc tấn công nhằm vào một nhà tù tại phía đông Ukraine, nơi Nga kiểm soát. 

Ông Guterres cho biết, trong cuộc điện đàm, ông và Tổng thống Putin đã thảo luận về tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. 

Tổng thống Putin đã điện đàm với Tổng thư ký LHQ, Thủ tướng Đức. Ảnh: Kremlin

Tổng thống Nga không thay đổi quan điểm về vấn đề Ukraine

Theo CNN, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 14/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói, không có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Nga thay đổi thái độ về vấn đề Ukraine. 

"Thật không may, tôi không thể nói với bạn rằng ông Putin đã nhận ra sai lầm khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Không có dấu hiệu nào cho thấy những thái độ mới đang xuất hiện", ông Scholz cho biết sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin một ngày trước đó. 

Thủ tướng Đức cho biết, ông đã kêu gọi Nga rút quân khỏi khu vực. "Việc thảo luận với nhau là cần thiết và nói về những vấn đề này theo quan điểm của tôi, vì tôi tin rằng Nga cần phải rút lui...để hòa bình có cơ hội ở khu vực này. Chúng tôi nói tới vấn đề đó và đó là những gì tôi làm". 


*************

Ủy ban Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ Đài Loan


Ủy ban Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ Đài Loan - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ủy ban trên đã ủng hộ dự luật có tên Đạo luật Chính sách Đài Loan 2022 với số phiếu 17-5, bất chấp những lo ngại về dự luật này của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như phản ứng từ Trung Quốc.

Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời.

Dự luật về chính sách Đài Loan sẽ phân bổ 4,5 tỉ USD hỗ trợ an ninh cho Đài Loan trong vòng 4 năm, đồng thời đưa ra cam kết hỗ trợ sự tham gia của hòn đảo vào các tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, ngôn từ của dự luật cũng đề cập nhiều đến các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra các hành động thù địch trên eo biển Đài Loan.

Khi dự luật được đưa ra vào tháng 6-2022, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ "buộc phải thực hiện các biện pháp đối phó kiên quyết" nếu Washington gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Giới quan sát đánh giá diễn biến mới nhất là dấu hiệu rõ ràng về sự ủng hộ từ cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đối với những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chẳng hạn như coi đây là một đồng minh lớn không thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các nghị sĩ ủng hộ dự luật trên nhận định đây sẽ là sự tái cơ cấu toàn diện nhất trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, kể từ Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979.

"Chúng ta cần phải nhìn rõ những gì chúng ta đang đối mặt", Thượng nghị sĩ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng Mỹ không tìm kiếm chiến tranh hay gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh.

Tương tự, Thượng nghị sĩ Jim Risch, đảng viên Cộng hòa hàng đầu của ủy ban này, cũng bảo vệ dự luật trên và cho rằng bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào đối với Đài Loan sẽ có "tác động tai hại" đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.

Sự chấp thuận của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã mở đường cho một cuộc bỏ phiếu chung tại Thượng viện. Hiện chưa có thông tin nào về thời điểm bỏ phiếu có thể diễn ra.

Để trở thành luật, dự luật trên phải thông qua Hạ viện và được Tổng thống Biden ban hành, hoặc giành được đủ sự ủng hộ để vượt qua quyền phủ quyết của tổng thống.

Hôm 13-9, Nhà Trắng cho biết họ đang đàm phán với các thành viên Quốc hội về việc điều chỉnh dự luật này, để đảm bảo không thay đổi chính sách lâu nay của Mỹ đối với Đài Loan.

Dự luật Đài Loan có thể trở thành một phần của dự luật lớn hơn dự kiến ​​sẽ được thông qua vào cuối năm nay, chẳng hạn như Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) - một dự luật thiết lập chính sách hàng năm cho Bộ Quốc phòng Mỹ
**************

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương nhẹ ; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ


Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm thị trấn Izium vừa được tái chiếm vào ngày 14-9 - Ảnh: REUTERS

* Tổng thống Ukraine bị thương sau tai nạn giao thông ở thủ đô Kiev. Theo Hãng tin Reuters ngày 15-9, phát ngôn viên Serhii Nykyforov của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo chiếc xe của ông Zelensky đã gặp tai nạn giao thông ở Kiev, nhưng ông không bị thương nặng. 

Theo thông tin đăng tải trên Facebook, ông Nykyforov không cho biết thời điểm xảy ra vụ tai nạn, nhưng tiết lộ rằng xe của ông Zelensky đã va chạm với một phương tiện tư nhân. "Tổng thống đã được bác sĩ kiểm tra, không phát hiện vết thương nghiêm trọng nào".

Các nhân viên y tế đi cùng ông Zelensky đã cấp cứu cho người lái phương tiện tư nhân và đưa người này vào xe cứu thương. Ông Nykyforov cho biết thêm vụ tai nạn sẽ được điều tra.

Trước đó, ông Zelensky đã có chuyến thăm bất ngờ tới tiền tuyến vào ngày 14-9. Ông đã đi thăm thị trấn Izium ở phía đông bắc Ukraine, nơi mà các lực lượng nước này đã giành lại vào tuần trước.

* Armenia nói bị láng giềng Azerbaijan chiếm lấy 10km2 lãnh thổ. Thủ tướng Armenia Nikol Pachinian đưa ra thông tin trên vào ngày 14-9 trong bối cảnh hai quốc gia vừa có xung đột làm thiệt mạng nhiều binh sĩ.

Trong cuộc họp với Quốc hội, thủ tướng Armenia báo cáo rằng láng giềng đã chiếm giữ 40km2 lãnh thổ từ tháng 5 và gần đây lại thêm 10km2.

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 2.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva - Ảnh: DW

* IMF kêu gọi các nước kiên trì chống lạm phát. Ngày 14-9, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi các ngân hàng trung ương kiên trì trong công cuộc chống lại lạm phát trên diện rộng, đồng thời thừa nhận nhiều nhà kinh tế đã sai khi dự đoán rằng lạm phát sẽ giảm xuống vào năm ngoái.

"Lạm phát rất cứng đầu và đang diễn ra trên diện rộng hơn chúng ta nghĩ... Chúng ta cần các ngân hàng trung ương kiên quyết trong việc chống lại lạm phát", bà Georgieva nhấn mạnh.

* Pháp áp giới hạn tăng giá năng lượng. Theo Hãng tin Reuters, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết quốc gia của bà sẽ giới hạn mức tăng giá điện và khí đốt dành cho các hộ gia đình ở mức 15% trong năm tới. Động thái này nhằm xoa dịu khó khăn do cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ qua đang gây ra đối với người tiêu dùng.

Giới hạn trên sẽ tiêu tốn của chính phủ 16 tỉ euro (16 tỉ USD) nhưng giúp ngăn chặn chi phí của hộ gia đình dành cho năng lượng tăng hơn gấp đôi. Pháp cũng sẽ kiên trì tài trợ cho những người nghèo nhất, với khoản tiền lên tới 200 euro/hộ cho 12 triệu hộ gia đình.

Bà Borne cho biết giới hạn mới về giá khí đốt sẽ có hiệu lực từ tháng 1-2023, trong khi giới hạn giá điện mới sẽ được áp dụng một tháng sau đó.

Thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm trong ngày 14-9 sau khi lạm phát tại Mỹ tăng cao hơn kỳ vọng.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 30,12 điểm, tương đương 0,1%, lên 31.135,09. Chỉ số S&P 500 tăng 13,32 điểm, tương đương 0,34%, lên 3.946,01. Nasdaq Composite tăng 86,10 điểm, tương đương 0,74%, lên 11.719,68.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu cũng giảm phiên thứ hai liên tiếp. Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu mất 0,86%. Chỉ số MSCI trên toàn cầu giảm 0,33%. MSCI ghi nhận mức giảm trong hai ngày liên tiếp lớn nhất trong ba tháng.

Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 1,34%, lên 88,48 USD/thùng và dầu Brent đạt 94,10 USD, tăng 1% trong ngày.

* Thượng viện Ý thông qua nâng trần tiền lương quan chức. Trong một cuộc bỏ phiếu bất ngờ vào ngày 13-9, Thượng viện Ý đã thông qua biện pháp cho phép các quan chức hàng đầu của cảnh sát, lực lượng vũ trang và các bộ của chính phủ được trả lương cao hơn mức trần hiện tại là 240.000 euro/năm (239.688 USD).

Theo Reuters, đề xuất trên được đưa vào phút chót trong một gói viện trợ nhằm giúp các doanh nghiệp và gia đình đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng. Dự luật vẫn cần được Hạ viện phê duyệt lần cuối.

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 4.

Tàu chở hàng mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ngũ cốc Ukraine đến cảng Safiport Derince ở vịnh Izmit, thuộc tỉnh Kocaeli, Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: REUTERS

* Nga, LHQ đối thoại về thỏa thuận xuất khẩu. Ngày 14-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres rằng ông hoan nghênh hợp tác "mang tính xây dựng" với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), sau chuyến thăm nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine.

Theo Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, ông Putin và ông Guterres cũng đã thảo luận về một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen, cũng như xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga.

* Ukraine cáo buộc Nga bắn 8 tên lửa vào Kryvyi Rih. Ông Anton Gerashchenko, cố vấn của bộ trưởng nội vụ Ukraine, cho biết thành phố Kryvyi Rih ở miền nam Ukraine đã phải đối mặt với mực nước dâng cao trên sông Inhulets, sau khi Nga bắn 8 tên lửa hành trình vào cơ sở hạ tầng địa phương.

Ông Gerashchenko đã đăng một đoạn video được cho là ghi lại hình ảnh một cây cầu nhỏ bị cuốn trôi lên Twitter. "Tên lửa nhắm thẳng vào các công trình thủy lực. Điều này khiến mực nước của (sông) Inhulets tăng lên, đe dọa thành phố", ông viết.

Ông Kirill Timoshenko, phó văn phòng tổng thống, trước đó cho biết rằng không có thương vong dân sự trong vụ tấn công trên. Phía Nga chưa lên tiếng về vụ việc.

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 5.

Lính cứu hỏa cố gắng kiểm soát đám cháy Mosquito ở Foresthill, California, Mỹ - Ảnh: REUTERS

* Cháy rừng lan nhanh tại California. Một đám cháy rừng ở California (Mỹ) đang phát triển nhanh chóng, đe dọa một loạt cộng đồng nhỏ ở phía đông bắc Sacramento vào ngày 14-9, dù các nhân viên cứu hỏa đã đạt được một số thành công trong việc ngăn cơn "bão lửa".

Đám cháy Mosquito đã thiêu rụi gần 24.000ha đất, buộc khoảng 11.000 người phải sơ tán ở Foresthill, Volcanoville, Georgetown và các cộng đồng khác giữa Sacramento và Hồ Tahoe của California.

* Iran, Uzbekistan ký 17 thỏa thuận hợp tác. Ngày 14-9, Hãng tin IRNA cho hay Iran và Uzbekistan đã ký 17 văn kiện hợp tác về vận tải, giao lưu văn hóa, hải quan, hợp tác kinh tế và thương mại, y tế và nhiều lĩnh vực khác.

Tại cuộc họp ủy ban chung, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đang trong chuyến thăm Uzbekistan cho biết quan hệ Tehran - Tashkent không chỉ đơn thuần là mối liên kết láng giềng và khu vực, mà còn dựa trên cơ sở quan hệ văn hóa và văn minh sâu sắc.

Hải cẩu “thư giãn”

Goc anh ngay 14

Một con hải cẩu đang nằm trên bãi biển của Biển Bắc ở ngôi làng Sonderho, Đan Mạch trong tấm hình chụp ngày 6-9-2022 - Ảnh: ANADOLU

**************

Đụng độ chết chóc giữa Armenia và Azerbaijan, ông Putin kêu gọi bình tĩnh

VietNamNet News

Ít nhất 49 binh sĩ Armenia và 50 quân nhân Azerbaijan thiệt mạng trong cuộc đụng độ chết chóc nhất kể từ cuộc chiến năm 2020 giữa hai nước, khiến Tổng thống Nga Putin phải kêu gọi bình tĩnh.


Gần 100 người thiệt mạng khi giao tranh giữa Armenia và  Azerbaijan nổ ra. Ảnh: AP


Armenia và Azerbaijan, hai nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ, đã đổ lỗi cho nhau về xung đột tái bùng phát vào ngày 13/9 tại một số điểm dọc biên giới chung, làm dấy lên lo ngại một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn sẽ xảy ra, giữa lúc quân đội Nga đang triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine

Theo hãng tin AP và Reuters, Armenia và Azerbaijan đã mắc kẹt trong cuộc xung đột kéo dài cả thập niên, liên quan tới Nagano-Karabakh - khu vực được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng chịu sự kiểm soát của lực lượng thiểu số Armenia và được Armenia hậu thuẫn sau khi cuộc chiến ly khai kết thúc vào năm 1994.  

Bộ Ngoại giao Nga hôm qua đã kêu gọi hai nước kiềm chế để tránh leo thang thêm. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Tổng thống Putin đang nỗ lực giúp hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới Armenia và Azerbaijan". 

Moscow đã cố duy trì sự cân bằng để duy trì quan hệ hữu nghị với cả hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Nga giữ quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ với Armenia đồng thời phát triển hợp tác chặt chẽ với quốc gia giàu dầu mỏ Azerbaijan. Nga hiện duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình ở vùng xung đột giữa hai quốc gia này với tư cách là nước bảo trợ cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan cách đây hai năm. 

Cộng đồng quốc tế cũng kêu gọi hai nước bình tĩnh. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi Armenia và Azerbaijan thực hiện ngay các bước cần thiết để giảm căng thẳng, kiềm chế tối đa và giải quyết bất cứ vấn đề nào còn tồn đọng thông qua đối thoại, thực thi các thỏa thuận trước. 

Theo kế hoạch, hôm nay (14/9) Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp kín về xung đột tái bùng phát ở biên giới Armenia và Azerbaijan.

Armenia cáo buộc Azerbaijan nã pháo vào các thị trấn của nước này ở gần biên giới, gồm Jermuk, Goris và Kapan, buộc họ phải đáp trả. Trong khi đó, Baku (Azerbaijan) lại buộc tội các đơn vị của Armenia tìm cách gài mìn ở các vị trí của nước này và khai hỏa các vũ khí hạng nặng, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đạt được trước đó. 

Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) hôm qua cho biết, sẽ cử một phái đoàn tới Armenia để báo cáo về tình hình ở phía nam nước này và đề xuất một giải pháp nhằm giải quyết căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan. Phái đoàn của CSTO do Tổng thư ký Stanislav Zas dẫn đầu và gồm cả Tướng Nga Anatoly Sidorov, trưởng ban tham mưu của khối.


**************

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 203, 14-09-2022




1. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, lần đầu tiên từ ngày 24-02-2022 khi bắt đầu xâm lược Ukraina, chính phủ Nga mới công khai công nhận thất bại trên chiến trường (Kharkiv):

NEW: The #Kremlin acknowledged its defeat in #Kharkiv Oblast, the first time #Moscow has openly recognized a defeat since the start of the February 2022 invasion of #Ukraine.

Read the latest: https://t.co/StS4n3Glgk pic.twitter.com/Ri4jTZvc4T


— ISW (@TheStudyofWar) September 14, 2022

Bản đồ chiến trường phía đông Ukraina lúc này theo ISW:

Từ bên kia sông Oskil, pháo Nga bắt đầu nã vào thành phố Kupyansk:

Đang có các cuộc đấu pháo tại đây:

HIMARS cũng đã đến nơi và tham chiến:

Trung tâm Kupyansk lúc này:

Xung quanh thành phố vẫn đầy vũ khí Nga bị bỏ lại hoặc bị phá hỏng:

Sau khi chiếm được toàn bộ bờ tây sông Oskil, quân Ukraina đang cố gắng tạo ra những cứ điểm ở cả phía bờ đông:

Nguồn Nga công nhận điều này:

Quân Ukraina vượt sông Oskil, tiến về làng Druvuchnoe - theo nguồn Nga

2. Bản đồ chiến sự tại Donbas theo ISW:

Thành phố Sviatohirsk được giải phóng:

Vị trí của Sviatohirsk:

Bỏ chạy khỏi đây, quân Nga vứt lại đủ thứ vũ khí:

Tranh giành Lyman đã mấy hôm nay, quân Ukraina chiếm được thành phố, rồi lại phải lùi ra khỏi đó trước sự phản kích của quân Nga, nhưng đã quay lại ngay cùng viện binh và tiếp tục cuộc chiến. Phía Ukraina trước đó có vẻ như không định chủ động tấn công vào thành phố này, mà chỉ là một đòn gió, chủ yếu giữ chân quân Nga và giảm tải cho chiến trường Izium, nên có thể thấy việc quân Nga vỡ trận nhanh chóng khiến quân Ukraina dường như cũng không ngờ được.

Các nhà quan sát cho rằng phía Nga đang cố gắng giữ được thành phố Lyman bằng mọi giá:

Phim cho thấy quân Nga đang kéo về theo hướng Lyman, tìm cách chiếm lại hoàn toàn thành phố này:

Theo tỉnh trưởng tỉnh Lugansk Serhiy Hayday, quân Nga thậm chí đã bỏ cả thành phố Kreminna ở phía đông bắc Siversk, nhưng quân Ukraina vẫn chưa tiến vào, vì không muốn phân tán lực lượng.

3. Quân Nga ném bom tứ tung vào thành phố Siversk, nhưng không có cuộc đụng độ nào của bộ binh. Bên trong thành phố vẫn có các phóng viên nước ngoài ở tại chỗ:


4. Mấy hôm nay, quân Nga tấn công dữ dội vào Bakhmut, mong muốn có "chiến thắng” để xốc lại tinh thần binh lính, nhưng không đạt được kết quả lớn nào:

Đã 4 tháng nay, quân Nga tiến hành chiến dịch Bakhmut, dùng cả lính Chechens, Wagner… mà tới giờ vẫn chưa tới được khu vực ngoại vi thành phố, mặc dù vẫn có những tiến triển, với tốc độ tiến quân trung bình khoảng 1 km /1 tuần. Bản đồ chiến trường theo phía Nga cũng cho thấy không có gì thay đổi.

Phim ảnh chiến sự tại chiến trường này từ nguồn Nga:

Bên trong thành phố:

5. Phía Ukraina bất ngờ mở 3 mũi tấn công ở chiến trường Zaporizhia, vào hướng các thành phố Vasilivka, Tokmak và Polohy:

Nguồn Nga công nhận là đang có chiến sự tại đây:

Cũng theo phía Nga, quân Ukraina có thể sẽ tấn công như sau:

Thành phố Melitopol đã bị nã đạn bởi pháo binh của Ukraina, còn du kích thì hoạt động mạnh, tạo ra nhiều bất ổn:

The Daily Mail cho rằng một bộ phận quân Nga đã rời khỏi Melitopol:

…cùng một số nguồn khác cũng khẳng định như vậy:

Cựu chủ tịch thành phố Ivan Federov thông báo là quân Nga đang rời khỏi Melitopol về hướng Crimea:

Nếu Melitopol bị quân Ukraina giành lại  thì toàn bộ Kherson cũng như Crimea lâm nguy:

Các nhà phân tích cho rằng phía bắc Lugansk không phải là mục tiêu chính thời điểm này, mà là Melitopol, bởi quân Nga ở đây hầu như đã được cử sang chi viện cho Kherson và kẹt tại đó, không quay lại ứng cứu được khi các cầu đã bị phá, nên tuy rất gần nhưng lực lượng Nga tại khu vực này rất mỏng:

Những kẻ làm việc cho Nga được cho là đang tìm mọi cách để bỏ chạy khỏi đây. Elena Ilchenko, giáo viên trường Semonova, ngày 01-09-2022 còn vẫy cờ và hát quốc ca Nga, rồi tuyên bố rằng: "Ukraina sẽ không bao giờ trở lại đây !”, thì ngày 11-09-2022, lại viết trên mạng xã hội rằng đang trên đường tới Vilno, Lithuania, cùng gia đình:

Xe tăng Ukraina di chuyển tới chiến trường:

Một xe tăng Ukraina bị trúng mìn gần Orikhiv:

Nhà kho của Nga ở Tokmak đã bị phá hủy hoàn toàn, theo ảnh vệ tinh cung cấp:

Drone Ukraina tấn công một vị trí của Nga:

6. Bản đồ chiến trường Kherson:

Nhiều nguồn vừa thông báo rằng quân Ukraina giải phóng thêm được làng Kyselivka.

Đây là một vị trí của ngõ quan trọng để tân công vào sân bay Kherson, cách trung tâm thành phố 20 km:

Còn phía Nga tung phim cho rằng Ukraina chưa chiếm được Kyselivka:

Pháo binh Nga bắn vào chiến hào của Ukriana:

Xe thiết giáp YPR 765 của Hà Lan hỗ trợ Ukraina bị phá hỏng, có thể do vướng mìn:

Xe tăng T-90A của Nga tại Kherson:

Chiến hào Nga bị tấn công:

Lính dù Ukraina đổ bộ xuống chiến trường:

Một trung đội súng trường cơ giới Nga ra hàng:

Lính Nga chết trận tại Kherson:

14/9
🇺🇦⚡️🇷🇺🔥💀
Looking forward for good news.#Ukraine #Ukrainian #UkraineKrieg #UkraineWar #UkraineRussiaWar #stopPutin #UkraineCounterOffensive #Donbass #Kherson #NATO #Europe #USA pic.twitter.com/v7id15PVhx

— ddlg (@u_me_reality) September 14, 2022

Quân tiếp viện Chechens trên đường tới Kherson trên các xe dân sự:

Trang trại ở Vysokopila sau khi được giải phóng, lính Nga bắn chết hết cả bò và phá hủy hết cơ sở hạ tầng:

7. Quân Nga bắn tên lửa vào đập Karachunovskaya, gần Kryvyi Rih, làm vỡ đập này, khiến nước tràn về xuôi, phá hủy hàng loạt cầu trong các vùng do Ukraina kiểm soát và nước đang xuôi xuống hạ nguồn:

Vỡ đập này khiến toàn bộ các làng dọc theo sống Inhultes có thể bị ngập, do đó, cũng có thể ngăn chặn được sức phản công của phía Ukraina dọc theo chiến trường Kherson, nhưng bất chấp tính mạng và tài sản của hàng ngàn người sống dọc theo sông này.

Nước sông lên cao ở nhiều vùng:

8. Tổng thống Ukraina Zelensky đã tới thành phố Izium mới được giải phóng hôm nay:


— Blog about the war for free Ukraine 🇺🇦 (@BlogUkraine) September 14, 2022


Người lính Ukraina thể hiện sự tôn trọng đối với hình ảnh Putin ở một "tượng đài” mới xây dựng tại Izium:

Izium sau giải phóng:

Izium after the arrival of the Russian military.#Russia #Russia #Ukraine️ #Izium #StopRussia #russiaisateroriststate #RussianWarCrimes #RussiaIsANaziState #RussiaIsATerroristState #Ukraina pic.twitter.com/SeOHshpGpM

— Frosyaaaaaaa (@kiosse1809) September 14, 2022

…đầy những xác vũ khí Nga:

New original footage from Izium for you @oryxspioenkop. Only russian wreckages.#Ukraine pic.twitter.com/B7XVRbmP09

— Xavier Tytelman (@PeurAvion) September 14, 2022

9. Tại Crimea, một máy bay Su-25 của Nga "thể hiện thiện chí” ngay khi mới cất cánh:

Reportedly filmed in Crimea, this video shows a Russian Sukhoi Su-25 heroically demilitarising itself in a demonstration of solidarity with Ukraine.🔥🇺🇦pic.twitter.com/CqO3IqPWOg

— Jimmy (@JimmySecUK) September 12, 2022

10. Với hỏa lực gấp 10 lần, áp đảo về không quân, số lượng quân chính quy… nhưng càng đánh càng thua nên truyền hình Nga lại phải tiếp tục lôi bom nguyên tử ra dọa:

Chúng ta thường được nghe rằng: chính trị là bẩn thỉu, phương Tây là "bọn đi gây chiến tranh để ép buộc, đàn áp”… Nhưng những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta trong cuộc xâm lược này cho thấy "sự độc ác” của phương Tây so với Putin và chính quyền Nga thì "chẳng là cái gì cả”. Phía Nga không từ bất cứ điều gì để giành chút lợi thế, bất chấp sự phá hủy, chết chóc của hàng ngàn người vô tội. Không coi mạng người, ngay cả lính Nga, có một chút giá trị gì, dù đang ở thế kỷ 21.

Nhưng cũng vì vậy Putin và đồng bọn sẽ không thể nào chiến thắng nổi.

Viva Ukriana !

PHAN CHÂU THÀNH 14.09.2022


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 15 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx

NuLanhDao_U EU
****************

Chủ tịch Ủy ban châu Âu lần thứ ba tới Kiev


Bà von der Leyen, chủ tịch EC, tới Kiev lần thứ ba trong năm nay để thảo luận với Tổng thống Zelensky về tăng cường hợp tác giữa Ukaine với EU.

"Tôi đang ở Kiev trong chuyến thăm thứ ba từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự. Quá nhiều thay đổi. Ukraine hiện là ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu (EU)", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen hôm nay đăng trên Twitter, kèm bức ảnh bà bước đi trên ga tàu ở thủ đô Ukraine.

Bà von der Leyen thông báo sẽ thảo luận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Denys Shmygal về cách tiếp tục đưa nền kinh tế lẫn người dân Ukraine và EU xích lại gần nhau hơn.

Ukraine trở thành ứng viên EU hồi tháng 6, quyết định mà Nga cho là một phần trong nỗ lực nhằm kiềm chế Moskva trên trường quốc tế. EU ủng hộ Ukraine và áp nhiều lệnh trừng phạt sau khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" hồi tháng 2. Nhiều thành viên EU cung cấp vũ khí và hỗ trợ quân sự cho Ukraine.


Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (thứ hai, từ phải sang) tại Kiev, Ukraine ngày 15/9. Ảnh: Twitter/vonderleyen.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (thứ hai từ phải sang) tại ga tàu ở Kiev, Ukraine ngày 15/9. Ảnh: Twitter/vonderleyen.


Phát biểu trước Nghị viện châu Âu ngày 14/9, bà von der Leyen khẳng định các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ không kết thúc trong tương lai gần. Bà von der Leyen cũng tuyên bố "Nga sẽ thua và châu Âu sẽ thắng", tình đoàn kết giữa châu Âu và Ukraine không thể lay chuyển.

Tuy nhiên, một số nước châu Âu cho rằng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có nhắm vào Nga đang gây thiệt hại nhiều hơn cho chính họ, với giá năng lượng tăng vọt sau khi Nga giảm nguồn cung khí đốt tới khu vực.

Điện Kremlin cáo buộc các nước phương Tây đang tìm mọi cách để đối phó Nga, nhưng họ không còn biện pháp gây áp lực nào. Theo Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, phương Tây áp đặt khoảng 11.000 lệnh trừng phạt với Moskva nhưng "lần đầu tiên trong lịch sử, họ phải đối mặt với hậu quả từ chính lệnh trừng phạt mà họ áp đặt lên quốc gia khác".


***********


bbc.com

Ukraine tố Nga không kích quê ông Zelensky ‘để trả thù’



Kryvyi Rih

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Kryvyi Rih

Ukraine nói tên lửa của Nga đã bắn trúng một đập chứa nước gần thành phố Kryvyi Rih, miền nam Ukraine.

Người đứng đầu thành phố Oleksandr Vilkul cho biết cư dân ở một số khu vực đã được thông báo sơ tán, nhưng tình hình đã được kiểm soát. 

Ukraine cáo buộc cuộc tấn công là Nga trả thù vì đòn phản công gần đây của Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelensky - người sinh ra ở thành phố này - đã mô tả Nga là một "quốc gia khủng bố" sau vụ tấn công hồ chứa Karachunivske. 

Ông Zelensky nói trong bài phát biểu vào đêm muộn hôm thứ Tư: “Những kẻ vô lại, đã trốn khỏi chiến trường, đang cố gắng gây hại từ một nơi xa." 

Đây là một ám chỉ về những thành công quân sự gần đây của Ukraine trong một cuộc phản công nhanh chóng ở khu vực Kharkiv phía đông bắc của đất nước.

Trong bài phát biểu của mình, ông Zelensky nói rằng hồ chứa "không có giá trị quân sự nào cả". 

Nguồn cung cấp nước bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công ở thành phố, nơi có dân số trước chiến tranh hơn 600.000 người. 

Vào sáng thứ Năm, ông Vilkul cho biết mực nước trên sông Inhulets hiện đã "giảm đáng kể". Ông cho biết không có thương vong. 

Moscow chưa công khai bình luận về các cuộc tấn công tên lửa này.

Hôm thứ Tư, ông Zelensky đã đến thăm thành phố Izyum mới được tái chiếm gần đây, một trung tâm hậu cần quan trọng ở khu vực Kharkiv. 

Ông cảm ơn quân đội đã tham gia cuộc phản công và cam kết rằng lá cờ Ukraine sẽ trở lại mọi thành phố và làng mạc trên đất nước. 

Tốc độ tiến công của Ukraine dường như đã khiến Nga bất ngờ, với báo cáo về việc một số lực lượng của Moscow từ bỏ quân phục để trà trộn với dân thường. 

Nga đã thừa nhận rằng các lực lượng của họ đã rời khỏi một số thị trấn trong khu vực Kharkiv - nhưng từ chối gọi đó là một cuộc rút lui.

Tuyên bố này đã bị chế giễu rộng rãi ở phương Tây và ngay cả ở chính nước Nga. 

Khi lực lượng của Kyiv di chuyển vào các khu vực bị chiếm đóng trước đây, các cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga đã bắt đầu xuất hiện. 

Người dân địa phương ở thị trấn Balakliya, cũng thuộc vùng Kharkiv, nói với BBC rằng quân đội Nga đã tra tấn dân thường tại đồn cảnh sát của thị trấn trong thời gian họ chiếm đóng, trong khi những người khác kể lại rằng họ bị điện giật khi bị giam giữ. 

Nga đã nhiều lần phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường. 

Nga vẫn kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine, nhưng các thị trấn ở miền Đông Donbas từng thất thủ sớm trong chiến tranh giờ đây cũng trở thành mục tiêu của quân đội Ukraine.

Giao tranh khốc liệt đã được báo cáo ở đó trong những ngày gần đây. 

Sau khi không chiếm được các thành phố của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv, ở phía bắc và đông bắc vào tháng Ba, Moscow cho biết họ hiện đang tập trung vào Donbas.

Nga khẳng định sẽ tiếp tục cuộc xâm lược của mình "cho đến khi đạt được tất cả các mục tiêu đã đặt ra ban đầu". 

Một cuộc phản công riêng biệt của Ukraine đang tiếp tục ở khu vực phía nam Kherson, mặc dù các đợt tiến quân ở đó chậm hơn
**************

Putin gặp Tập

Tổng thống Putin lần đầu gặp Chủ tịch Tập kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, bày tỏ ủng hộ Trung Quốc và chỉ trích Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại thành phố Samarkand của Uzbekistan, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Trong phát biểu mở đầu cuộc gặp, ông Putin khẳng định Nga ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc" và phản đối "các hành động gây hấn" của Mỹ trên eo biển Đài Loan. Ông chủ Điện Kremlin nói rằng Moskva đề cao quan điểm cân bằng của Moskva trong xung đột tại Ukraine và lên án "những âm mưu tạo ra trật tự thế giới đơn cực".

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hợp tác cùng Nga với vị thế là các cường quốc trên thế giới.

Tổng thống Putin (trái) gặp Chủ tịch Tập ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi đầu tháng 2. Ảnh: AFP.

Tổng thống Putin (trái) gặp Chủ tịch Tập ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi đầu tháng 2. Ảnh: AFP.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Moskva đang tìm cách củng cố quan hệ với Bắc Kinh khi đối mặt với những lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây. Lần gần nhất ông Putin và ông Tập gặp nhau là đầu tháng 2 trước thềm Thế vận hội Olympic Mùa đông tại Bắc Kinh, vài ngày trước khi Moskva phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

SCO là tổ chức an ninh liên chính phủ gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Pakistan, Tajikistan và Uzbekistan cùng hai quốc gia quan sát viên gồm Iran và Afghanistan


*************


voatiengviet.com

Bộ trưởng Kinh tế Đức thấy triển vọng thắng lợi của nền dân chủ ở Ukraine

Reuters

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm thứ Năm 15/9 nói ông có thể thấy nền dân chủ ở Ukraine có khả năng chiến thắng, và ông cam kết sẽ chuyển thêm vũ khí cùng lúc Ukraine chiến đấu giành lại thêm lãnh thổ từ tay quân Nga.

Ông Habeck nói với các phóng viên sau cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Ukraine tại một cuộc họp G7 ở bang Brandenburg của Đức: “Giờ đây các bạn có thể thấy rằng có thể đi đến cái kết là chiến thắng cho tự do và dân chủ”.

Ông Habeck cho biết Đức sẽ tiếp tục quyết định về loại vũ khí nào sẽ được giao trong cuộc thảo luận với các đối tác NATO, đồng thời cho biết thêm rằng "trong quá trình này, tôi biết rằng sẽ có thêm nhiều vũ khí hơn nữa được giao".

Ông Habeck cho biết ông và Bộ trưởng Yulia Svyrydenko, người cũng kiêm chức phó thủ tướng thứ nhất của Ukraine, đã thảo luận về các cách thức để tăng cường hỗ trợ tài chính cho việc tái thiết Ukraine.

"Cần rất nhiều tiền, nhiều hơn số tiền mà chỉ có từ ngân sách nhà nước", Bộ trưởng Đức nói. "Chúng tôi cần một công cụ, một quỹ, theo cách thức tạo ra cơ hội lớn và ổn định cho các công ty đầu tư", vẫn lời ông.

Quỹ toàn cầu này có thể thu hút sự đóng góp từ các nhà đầu tư tư nhân, ngân hàng và quỹ đầu cơ, ông nói thêm.

Theo ước tính riêng của Kyiv, Ukraine cần 350 tỷ đô la để tái thiết, ông Habeck cho hay.

(Reuters)


***************


voatiengviet.com

Nga cảnh báo Mỹ sẽ vượt qua lằn ranh đỏ nếu giao tên lửa tầm xa hơn cho Kyiv

Reuters

Bộ Ngoại giao Nga nói hôm thứ Năm 15/9 rằng nếu Washington quyết định cung cấp cho Kyiv các tên lửa tầm xa hơn, Mỹ sẽ vượt qua "lằn ranh đỏ" và trở thành "một bên trong cuộc xung đột".

Trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nói thêm rằng Nga "bảo lưu quyền bảo vệ lãnh thổ của mình".

Washington đã cung cấp cho Ukraine các tên lửa tiên tiến có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 80 kilomet, trong khi cho đến nay họ vẫn chưa công khai tuyên bố sẽ chuyển cho các tên lửa có tầm bắn xa hơn gấp đôi. Các quan chức Mỹ nói rằng Ukraine đã hứa sẽ không sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga.

Bà Zakharova nói: “Nếu Washington quyết định cung cấp tên lửa tầm xa hơn cho Kyiv, thì Mỹ sẽ vượt qua lằn ranh đỏ và sẽ trở thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột”.

Ukraine đã đề nghị và đã nhận được một lượng lớn vũ khí từ Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác để giúp nước này chống lại các lực lượng vũ trang Nga được tung vào Ukraine hồi tháng 2.

Moscow nói họ đã đưa quân vào để ngăn chặn việc Ukraine được sử dụng như một bàn đạp cho phương Tây bành trướng và để bảo vệ những người nói tiếng Nga. Kyiv và các đồng minh phương Tây của họ bác bỏ những lập luận này, gọi đó là cái cớ vô căn cứ cho một cuộc chiến tranh xâm lược kiểu đế quốc.

(Reuters)


**************


rfi.fr

Một ủy ban Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ quân sự trực tiếp cho Đài Loan

Thanh Hà




Thêm một bước tiến quan trọng trong kế hoạch của Hoa Kỳ trực tiếp viện trợ quân sự cho Đài Loan. Hôm 14/09/2022, Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện đã thông qua dự luật cho phép Washington cấp viện trợ quân sự trực tiếp cho Đài Loan. Dự luật mang tên "Taiwan Policy Act of 2022" dự trù viện trợ 4,5 tỷ đô la cho Đài Loan trong bốn năm tới và sẽ công nhận Đài Bắc là « đồng minh quan trọng ngoài khối NATO ».

Tổng thống Thái Anh Văn lập tức gửi lời cảm ơn lưỡng đảng Quốc Hội  Mỹ « một lần nữa thể hiện tình liên đới » với Đài Loan. Tuy nhiên, quyết định của Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ mới chỉ là một bước đầu, thủ tục sẽ còn kéo dài cho đến khi Washington chính thức « viện trợ trực tiếp quân sự » cho Đài Bắc. Dù vậy, theo giới quan sát, Thượng Viện Mỹ đã thể hiện rõ ràng lập trường ủng hộ Đài Loan còn mạnh mẽ hơn cả bên hành pháp.

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình:

« Đây mới chỉ là bước đầu tiên, nhưng chắc chắn Bắc Kinh sẽ bực mình. Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện, quy tụ nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã thông qua Taiwan Policy Act of 2022. Dự luật này cho phép chính phủ giải ngân hơn 4 tỷ đô la hỗ trợ Đài Loan về mặt quân sự trong bốn năm tới. Ngoài ra văn bản này yêu cầu tổng thống trừng phạt các định chế tài chính của Trung Quốc trong trường hợp ‘các hành vi thù nghịch nhắm vào Đài Loan gia tăng’. Thế nhưng, để có hiệu lực, dự luật hỗ trợ Đài Loan sẽ còn phải được Quốc Hội lưỡng viện thông qua, trước khi được tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn.

Sự kiện diễn ra trong bối cảnh tình hình đã căng thẳng. Cách đây vài ngày, Nhà Trắng loan báo bán hơn một tỷ đô la vũ khí cho Đài Bắc. Trung Quốc thì vừa tổ chức các cuộc tập trận quy mô nhất từ trước tới nay chung quanh đảo Đài Loan để phản đối chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, nhân vật số ba trong cơ quan quyền lực Mỹ, vào tháng 8/2022.

Tránh đổ thêm dầu vào lửa, Nhà Trắng đã nhấn mạnh đến nguyên tắc tam quyền phân lập tại Hoa Kỳ. Lần này, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết chính quyền Biden không hoàn toàn đồng ý với sáng kiến mới của phía lập pháp »
*************


rfi.fr

Tàu ngầm : Úc thất vọng về liên minh AUKUS

Thanh Hà

Đúng một năm trước, trong đêm 14 rạng sáng ngày 15/09/2021, Anh, Mỹ và Úc thông báo thành lập liên minh quân sự AUKUS. Một năm sau, có nguy cơ Washington và Luân Đôn sẽ thất hứa với Canberra về hợp đồng trang bị tàu ngầm cho Hải Quân Úc. Chính quyền của thủ tướng Albanese để ngỏ khả năng « tìm giải pháp thay thế ». Paris có thể tháo gỡ bế tắc cho Canberra.

Chính vì tham gia liên minh AUKUS với Hoa Kỳ và Anh, năm ngoái Úc đã thông báo hủy hợp đồng mua 12 tàu ngầm của Pháp, trị giá hơn 30 tỷ đô la. Thủ tướng Scott Morrison khi đó viện lẽ Úc chọn trang bị tàu ngầm của Anh và Mỹ sử dụng năng lượng hạt nhân thay vì tàu ngầm chạy bằng điện của Pháp. Paris xem đấy là một sự « phản bội ». Nhưng đúng một năm sau, bộ trưởng Quốc Phòng Úc Richard Marles thực sự lo ngại về kịch bản khả năng phòng thủ của Hải Quân bị « đứt gẫy » : Canberra không kịp thay thế đội ngũ tàu ngầm đang hoạt động vào ngưỡng 2040.

Thông tín viên RFI Grégory Plesse từ Sydney giải thích :

« Một năm trước đây Pháp tố cáo Canberra đâm sau lưng Paris. Giờ đây có thể nói Úc đang bị một đòn trời giáng. Chính quyền trong tay Công Đảng Úc vừa xác nhận hai đối tác Anh và Mỹ không đủ khả năng cung cấp cho Canberra tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân.

Do vậy tránh để bị hụt hẫng, Úc cần phải trang bị tàu ngầm quy ước. Theo báo chí Úc, Pháp là một trong những mục tiêu Canberra đang nhắm tới. Trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng Anthony Albanese với hồi tháng 7 vừa qua, tổng thống Emmanuel Macron dường như đã đề nghị bán cho Úc bốn chiếc tàu ngầm sử dụng dầu diesel. Thư ký Ủy Ban Quốc Phòng của Hạ Viện Pháp, dân biểu Anne Genetet, thuộc đảng Phục Sinh, không phủ nhận tin trên. Bà nói : ‘Pháp nắm bắt cơ hội là chuyện bình thường, vì chúng ta làm chủ công nghệ và có những thiết bị cao cấp… Không phải tình cờ mà hồi 2019 Úc đã ký hợp đồng với Pháp’.

Vào đầu tháng, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu và đồng cấp Úc Richard Marles đã thăm căn cứ Hải Quân tại Brest. Đây là bằng chứng củng cố thêm giả thuyết Canberra cần đến Paris. Tuy nhiên về phía Úc, Hải Quân nước này dường như vẫn thận trọng bởi họ e rằng không đủ nguồn nhân lực để điều khiển loại tàu ngầm mới. Phải đợi đến tháng 3/2023 mới biết thêm thông tin, khi bộ Quốc Phòng Úc công bố toàn bộ chiến lược về trang bị tàu ngầm ».
*************

Ukraine giảm tốc độ phản công, thỏa thuận hòa bình còn xa vời



Cố vấn quân sự của Tổng thống Ukraine, ông Oleksiy Arestovych cho biết, cuộc phản công của Ukraine đã chậm lại một chút. Theo Tổng thư ký LHQ, thỏa thuận hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine còn xa vời.

Ukraine và Nga giảm tốc độ tấn công

Ông Arestovych nói, cuộc phản công của Ukraine đã chậm lại một chút khi hầu hết các lực lượng Ukraine chiến đấu để giành lại thành phố Lyman và mở đường tiến vào vùng Luhansk. "Chúng tôi sẽ tăng cường tấn công và giành lại các lãnh thổ mới theo một cách khác", quan chức Ukraine này cho biết. 

Lyman, một trung tâm đường sắt quan trọng, nằm cách thành phố chiến lược Severodonetsk khoảng 60km về phía tây. Theo dữ liệu của Viện nghiên cứu chiến tranh, kể từ khi tiến hành chiến dịch phản công từ ngày 12/8, các lực lượng Ukraine đã giành lại hơn 9.000 km2 lãnh thổ. 

Quân đội Ukraine ngày 14/9 cho biết, các cuộc pháo kích của Nga tại vùng Kharkiv đã giảm mạnh kể từ khi chiến dịch phản công của nước này tại đây thành công. 

Tuy nhiên, trong bản tin cập nhật hoạt động mới nhất, quân đội Ukraine cho hay, Nga tiếp tục nã pháo vào các khu vực ở Donetsk, đặc biệt là những nơi ở quanh Bakhmut và Avidiika. Ngoài ra, Nga đã pháo kích trên diện rộng nhằm vào các khu định cư ở Zaporizhzhia, nơi lực lượng này đang chống trả các nỗ lực của Ukraina. 

Quân đội Ukraine cũng cho biết, Nga đang cố rút các hệ thống phòng không S-300 vào sâu trong các lãnh thổ mà họ tạm thời kiểm soát và về nước. Các hệ thống phòng không của Nga đang trở nên dễ bị tổn thương hơn kể từ khi Ukraine có được hệ thống tên lửa chống bức xạ cao của Mỹ. 

Binh sĩ Ukraine. Ảnh: Reuters

Ngừng bắn, thỏa thuận hòa bình còn xa vời

Theo hãng tin CNN, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, ông cảm thấy một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt giao tranh ở Ukraine vẫn chưa tới gần. 

Tuyên bố trước các phóng viên sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin hôm qua (14/9), ông Guterres nói: "Xung đột ở Ukraine còn lâu mới kết thúc. Một thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn xa. Nếu nói điều đó sẽ xảy ra thì đó là tôi nói dối".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết, ông đã thảo luận hàng loạt vấn đề với Tổng thống Nga, gồm cả thỏa thuận ngũ cốc và khả năng xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga vẫn có trở ngại. "Thế giới có nguy cơ thiếu lương thực vào cuối năm nay". 

Người đứng đầu nước Nga và nhà lãnh đạo của Liên Hợp Quốc cũng trao đổi về vấn đề tù binh chiến tranh và ông Guterres dẫn lời Tổng thống Putin nói, sẽ không có trở ngại nào xuất phát từ phía Nga, liên quan tới một nhóm chuyên gia thực hiện sứ mệnh tìm kiếm sự thật về cuộc tấn công nhằm vào một nhà tù tại phía đông Ukraine, nơi Nga kiểm soát. 

Ông Guterres cho biết, trong cuộc điện đàm, ông và Tổng thống Putin đã thảo luận về tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. 

Tổng thống Putin đã điện đàm với Tổng thư ký LHQ, Thủ tướng Đức. Ảnh: Kremlin

Tổng thống Nga không thay đổi quan điểm về vấn đề Ukraine

Theo CNN, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 14/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói, không có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Nga thay đổi thái độ về vấn đề Ukraine. 

"Thật không may, tôi không thể nói với bạn rằng ông Putin đã nhận ra sai lầm khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Không có dấu hiệu nào cho thấy những thái độ mới đang xuất hiện", ông Scholz cho biết sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin một ngày trước đó. 

Thủ tướng Đức cho biết, ông đã kêu gọi Nga rút quân khỏi khu vực. "Việc thảo luận với nhau là cần thiết và nói về những vấn đề này theo quan điểm của tôi, vì tôi tin rằng Nga cần phải rút lui...để hòa bình có cơ hội ở khu vực này. Chúng tôi nói tới vấn đề đó và đó là những gì tôi làm". 


*************

Ủy ban Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ Đài Loan


Ủy ban Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ Đài Loan - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ủy ban trên đã ủng hộ dự luật có tên Đạo luật Chính sách Đài Loan 2022 với số phiếu 17-5, bất chấp những lo ngại về dự luật này của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như phản ứng từ Trung Quốc.

Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời.

Dự luật về chính sách Đài Loan sẽ phân bổ 4,5 tỉ USD hỗ trợ an ninh cho Đài Loan trong vòng 4 năm, đồng thời đưa ra cam kết hỗ trợ sự tham gia của hòn đảo vào các tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, ngôn từ của dự luật cũng đề cập nhiều đến các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra các hành động thù địch trên eo biển Đài Loan.

Khi dự luật được đưa ra vào tháng 6-2022, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách tuyên bố sẽ "buộc phải thực hiện các biện pháp đối phó kiên quyết" nếu Washington gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.

Giới quan sát đánh giá diễn biến mới nhất là dấu hiệu rõ ràng về sự ủng hộ từ cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đối với những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chẳng hạn như coi đây là một đồng minh lớn không thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các nghị sĩ ủng hộ dự luật trên nhận định đây sẽ là sự tái cơ cấu toàn diện nhất trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, kể từ Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979.

"Chúng ta cần phải nhìn rõ những gì chúng ta đang đối mặt", Thượng nghị sĩ Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng Mỹ không tìm kiếm chiến tranh hay gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh.

Tương tự, Thượng nghị sĩ Jim Risch, đảng viên Cộng hòa hàng đầu của ủy ban này, cũng bảo vệ dự luật trên và cho rằng bất kỳ sự thay đổi hiện trạng nào đối với Đài Loan sẽ có "tác động tai hại" đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.

Sự chấp thuận của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã mở đường cho một cuộc bỏ phiếu chung tại Thượng viện. Hiện chưa có thông tin nào về thời điểm bỏ phiếu có thể diễn ra.

Để trở thành luật, dự luật trên phải thông qua Hạ viện và được Tổng thống Biden ban hành, hoặc giành được đủ sự ủng hộ để vượt qua quyền phủ quyết của tổng thống.

Hôm 13-9, Nhà Trắng cho biết họ đang đàm phán với các thành viên Quốc hội về việc điều chỉnh dự luật này, để đảm bảo không thay đổi chính sách lâu nay của Mỹ đối với Đài Loan.

Dự luật Đài Loan có thể trở thành một phần của dự luật lớn hơn dự kiến ​​sẽ được thông qua vào cuối năm nay, chẳng hạn như Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) - một dự luật thiết lập chính sách hàng năm cho Bộ Quốc phòng Mỹ
**************

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương nhẹ ; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ


Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm thị trấn Izium vừa được tái chiếm vào ngày 14-9 - Ảnh: REUTERS

* Tổng thống Ukraine bị thương sau tai nạn giao thông ở thủ đô Kiev. Theo Hãng tin Reuters ngày 15-9, phát ngôn viên Serhii Nykyforov của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo chiếc xe của ông Zelensky đã gặp tai nạn giao thông ở Kiev, nhưng ông không bị thương nặng. 

Theo thông tin đăng tải trên Facebook, ông Nykyforov không cho biết thời điểm xảy ra vụ tai nạn, nhưng tiết lộ rằng xe của ông Zelensky đã va chạm với một phương tiện tư nhân. "Tổng thống đã được bác sĩ kiểm tra, không phát hiện vết thương nghiêm trọng nào".

Các nhân viên y tế đi cùng ông Zelensky đã cấp cứu cho người lái phương tiện tư nhân và đưa người này vào xe cứu thương. Ông Nykyforov cho biết thêm vụ tai nạn sẽ được điều tra.

Trước đó, ông Zelensky đã có chuyến thăm bất ngờ tới tiền tuyến vào ngày 14-9. Ông đã đi thăm thị trấn Izium ở phía đông bắc Ukraine, nơi mà các lực lượng nước này đã giành lại vào tuần trước.

* Armenia nói bị láng giềng Azerbaijan chiếm lấy 10km2 lãnh thổ. Thủ tướng Armenia Nikol Pachinian đưa ra thông tin trên vào ngày 14-9 trong bối cảnh hai quốc gia vừa có xung đột làm thiệt mạng nhiều binh sĩ.

Trong cuộc họp với Quốc hội, thủ tướng Armenia báo cáo rằng láng giềng đã chiếm giữ 40km2 lãnh thổ từ tháng 5 và gần đây lại thêm 10km2.

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 2.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva - Ảnh: DW

* IMF kêu gọi các nước kiên trì chống lạm phát. Ngày 14-9, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi các ngân hàng trung ương kiên trì trong công cuộc chống lại lạm phát trên diện rộng, đồng thời thừa nhận nhiều nhà kinh tế đã sai khi dự đoán rằng lạm phát sẽ giảm xuống vào năm ngoái.

"Lạm phát rất cứng đầu và đang diễn ra trên diện rộng hơn chúng ta nghĩ... Chúng ta cần các ngân hàng trung ương kiên quyết trong việc chống lại lạm phát", bà Georgieva nhấn mạnh.

* Pháp áp giới hạn tăng giá năng lượng. Theo Hãng tin Reuters, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết quốc gia của bà sẽ giới hạn mức tăng giá điện và khí đốt dành cho các hộ gia đình ở mức 15% trong năm tới. Động thái này nhằm xoa dịu khó khăn do cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ qua đang gây ra đối với người tiêu dùng.

Giới hạn trên sẽ tiêu tốn của chính phủ 16 tỉ euro (16 tỉ USD) nhưng giúp ngăn chặn chi phí của hộ gia đình dành cho năng lượng tăng hơn gấp đôi. Pháp cũng sẽ kiên trì tài trợ cho những người nghèo nhất, với khoản tiền lên tới 200 euro/hộ cho 12 triệu hộ gia đình.

Bà Borne cho biết giới hạn mới về giá khí đốt sẽ có hiệu lực từ tháng 1-2023, trong khi giới hạn giá điện mới sẽ được áp dụng một tháng sau đó.

Thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm trong ngày 14-9 sau khi lạm phát tại Mỹ tăng cao hơn kỳ vọng.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 30,12 điểm, tương đương 0,1%, lên 31.135,09. Chỉ số S&P 500 tăng 13,32 điểm, tương đương 0,34%, lên 3.946,01. Nasdaq Composite tăng 86,10 điểm, tương đương 0,74%, lên 11.719,68.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu cũng giảm phiên thứ hai liên tiếp. Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu mất 0,86%. Chỉ số MSCI trên toàn cầu giảm 0,33%. MSCI ghi nhận mức giảm trong hai ngày liên tiếp lớn nhất trong ba tháng.

Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 1,34%, lên 88,48 USD/thùng và dầu Brent đạt 94,10 USD, tăng 1% trong ngày.

* Thượng viện Ý thông qua nâng trần tiền lương quan chức. Trong một cuộc bỏ phiếu bất ngờ vào ngày 13-9, Thượng viện Ý đã thông qua biện pháp cho phép các quan chức hàng đầu của cảnh sát, lực lượng vũ trang và các bộ của chính phủ được trả lương cao hơn mức trần hiện tại là 240.000 euro/năm (239.688 USD).

Theo Reuters, đề xuất trên được đưa vào phút chót trong một gói viện trợ nhằm giúp các doanh nghiệp và gia đình đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng. Dự luật vẫn cần được Hạ viện phê duyệt lần cuối.

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 4.

Tàu chở hàng mang cờ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ngũ cốc Ukraine đến cảng Safiport Derince ở vịnh Izmit, thuộc tỉnh Kocaeli, Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: REUTERS

* Nga, LHQ đối thoại về thỏa thuận xuất khẩu. Ngày 14-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres rằng ông hoan nghênh hợp tác "mang tính xây dựng" với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), sau chuyến thăm nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine.

Theo Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, ông Putin và ông Guterres cũng đã thảo luận về một thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen, cũng như xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga.

* Ukraine cáo buộc Nga bắn 8 tên lửa vào Kryvyi Rih. Ông Anton Gerashchenko, cố vấn của bộ trưởng nội vụ Ukraine, cho biết thành phố Kryvyi Rih ở miền nam Ukraine đã phải đối mặt với mực nước dâng cao trên sông Inhulets, sau khi Nga bắn 8 tên lửa hành trình vào cơ sở hạ tầng địa phương.

Ông Gerashchenko đã đăng một đoạn video được cho là ghi lại hình ảnh một cây cầu nhỏ bị cuốn trôi lên Twitter. "Tên lửa nhắm thẳng vào các công trình thủy lực. Điều này khiến mực nước của (sông) Inhulets tăng lên, đe dọa thành phố", ông viết.

Ông Kirill Timoshenko, phó văn phòng tổng thống, trước đó cho biết rằng không có thương vong dân sự trong vụ tấn công trên. Phía Nga chưa lên tiếng về vụ việc.

Tin thế giới 15-9: Tổng thống Ukraine bị thương; Armenia bị chiếm một phần lãnh thổ - Ảnh 5.

Lính cứu hỏa cố gắng kiểm soát đám cháy Mosquito ở Foresthill, California, Mỹ - Ảnh: REUTERS

* Cháy rừng lan nhanh tại California. Một đám cháy rừng ở California (Mỹ) đang phát triển nhanh chóng, đe dọa một loạt cộng đồng nhỏ ở phía đông bắc Sacramento vào ngày 14-9, dù các nhân viên cứu hỏa đã đạt được một số thành công trong việc ngăn cơn "bão lửa".

Đám cháy Mosquito đã thiêu rụi gần 24.000ha đất, buộc khoảng 11.000 người phải sơ tán ở Foresthill, Volcanoville, Georgetown và các cộng đồng khác giữa Sacramento và Hồ Tahoe của California.

* Iran, Uzbekistan ký 17 thỏa thuận hợp tác. Ngày 14-9, Hãng tin IRNA cho hay Iran và Uzbekistan đã ký 17 văn kiện hợp tác về vận tải, giao lưu văn hóa, hải quan, hợp tác kinh tế và thương mại, y tế và nhiều lĩnh vực khác.

Tại cuộc họp ủy ban chung, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đang trong chuyến thăm Uzbekistan cho biết quan hệ Tehran - Tashkent không chỉ đơn thuần là mối liên kết láng giềng và khu vực, mà còn dựa trên cơ sở quan hệ văn hóa và văn minh sâu sắc.

Hải cẩu “thư giãn”

Goc anh ngay 14

Một con hải cẩu đang nằm trên bãi biển của Biển Bắc ở ngôi làng Sonderho, Đan Mạch trong tấm hình chụp ngày 6-9-2022 - Ảnh: ANADOLU

**************

Đụng độ chết chóc giữa Armenia và Azerbaijan, ông Putin kêu gọi bình tĩnh

VietNamNet News

Ít nhất 49 binh sĩ Armenia và 50 quân nhân Azerbaijan thiệt mạng trong cuộc đụng độ chết chóc nhất kể từ cuộc chiến năm 2020 giữa hai nước, khiến Tổng thống Nga Putin phải kêu gọi bình tĩnh.


Gần 100 người thiệt mạng khi giao tranh giữa Armenia và  Azerbaijan nổ ra. Ảnh: AP


Armenia và Azerbaijan, hai nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ, đã đổ lỗi cho nhau về xung đột tái bùng phát vào ngày 13/9 tại một số điểm dọc biên giới chung, làm dấy lên lo ngại một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn sẽ xảy ra, giữa lúc quân đội Nga đang triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine

Theo hãng tin AP và Reuters, Armenia và Azerbaijan đã mắc kẹt trong cuộc xung đột kéo dài cả thập niên, liên quan tới Nagano-Karabakh - khu vực được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng chịu sự kiểm soát của lực lượng thiểu số Armenia và được Armenia hậu thuẫn sau khi cuộc chiến ly khai kết thúc vào năm 1994.  

Bộ Ngoại giao Nga hôm qua đã kêu gọi hai nước kiềm chế để tránh leo thang thêm. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Tổng thống Putin đang nỗ lực giúp hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới Armenia và Azerbaijan". 

Moscow đã cố duy trì sự cân bằng để duy trì quan hệ hữu nghị với cả hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Nga giữ quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ với Armenia đồng thời phát triển hợp tác chặt chẽ với quốc gia giàu dầu mỏ Azerbaijan. Nga hiện duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình ở vùng xung đột giữa hai quốc gia này với tư cách là nước bảo trợ cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan cách đây hai năm. 

Cộng đồng quốc tế cũng kêu gọi hai nước bình tĩnh. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi Armenia và Azerbaijan thực hiện ngay các bước cần thiết để giảm căng thẳng, kiềm chế tối đa và giải quyết bất cứ vấn đề nào còn tồn đọng thông qua đối thoại, thực thi các thỏa thuận trước. 

Theo kế hoạch, hôm nay (14/9) Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp kín về xung đột tái bùng phát ở biên giới Armenia và Azerbaijan.

Armenia cáo buộc Azerbaijan nã pháo vào các thị trấn của nước này ở gần biên giới, gồm Jermuk, Goris và Kapan, buộc họ phải đáp trả. Trong khi đó, Baku (Azerbaijan) lại buộc tội các đơn vị của Armenia tìm cách gài mìn ở các vị trí của nước này và khai hỏa các vũ khí hạng nặng, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đạt được trước đó. 

Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) hôm qua cho biết, sẽ cử một phái đoàn tới Armenia để báo cáo về tình hình ở phía nam nước này và đề xuất một giải pháp nhằm giải quyết căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan. Phái đoàn của CSTO do Tổng thư ký Stanislav Zas dẫn đầu và gồm cả Tướng Nga Anatoly Sidorov, trưởng ban tham mưu của khối.


**************

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 203, 14-09-2022




1. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, lần đầu tiên từ ngày 24-02-2022 khi bắt đầu xâm lược Ukraina, chính phủ Nga mới công khai công nhận thất bại trên chiến trường (Kharkiv):

NEW: The #Kremlin acknowledged its defeat in #Kharkiv Oblast, the first time #Moscow has openly recognized a defeat since the start of the February 2022 invasion of #Ukraine.

Read the latest: https://t.co/StS4n3Glgk pic.twitter.com/Ri4jTZvc4T


— ISW (@TheStudyofWar) September 14, 2022

Bản đồ chiến trường phía đông Ukraina lúc này theo ISW:

Từ bên kia sông Oskil, pháo Nga bắt đầu nã vào thành phố Kupyansk:

Đang có các cuộc đấu pháo tại đây:

HIMARS cũng đã đến nơi và tham chiến:

Trung tâm Kupyansk lúc này:

Xung quanh thành phố vẫn đầy vũ khí Nga bị bỏ lại hoặc bị phá hỏng:

Sau khi chiếm được toàn bộ bờ tây sông Oskil, quân Ukraina đang cố gắng tạo ra những cứ điểm ở cả phía bờ đông:

Nguồn Nga công nhận điều này:

Quân Ukraina vượt sông Oskil, tiến về làng Druvuchnoe - theo nguồn Nga

2. Bản đồ chiến sự tại Donbas theo ISW:

Thành phố Sviatohirsk được giải phóng:

Vị trí của Sviatohirsk:

Bỏ chạy khỏi đây, quân Nga vứt lại đủ thứ vũ khí:

Tranh giành Lyman đã mấy hôm nay, quân Ukraina chiếm được thành phố, rồi lại phải lùi ra khỏi đó trước sự phản kích của quân Nga, nhưng đã quay lại ngay cùng viện binh và tiếp tục cuộc chiến. Phía Ukraina trước đó có vẻ như không định chủ động tấn công vào thành phố này, mà chỉ là một đòn gió, chủ yếu giữ chân quân Nga và giảm tải cho chiến trường Izium, nên có thể thấy việc quân Nga vỡ trận nhanh chóng khiến quân Ukraina dường như cũng không ngờ được.

Các nhà quan sát cho rằng phía Nga đang cố gắng giữ được thành phố Lyman bằng mọi giá:

Phim cho thấy quân Nga đang kéo về theo hướng Lyman, tìm cách chiếm lại hoàn toàn thành phố này:

Theo tỉnh trưởng tỉnh Lugansk Serhiy Hayday, quân Nga thậm chí đã bỏ cả thành phố Kreminna ở phía đông bắc Siversk, nhưng quân Ukraina vẫn chưa tiến vào, vì không muốn phân tán lực lượng.

3. Quân Nga ném bom tứ tung vào thành phố Siversk, nhưng không có cuộc đụng độ nào của bộ binh. Bên trong thành phố vẫn có các phóng viên nước ngoài ở tại chỗ:


4. Mấy hôm nay, quân Nga tấn công dữ dội vào Bakhmut, mong muốn có "chiến thắng” để xốc lại tinh thần binh lính, nhưng không đạt được kết quả lớn nào:

Đã 4 tháng nay, quân Nga tiến hành chiến dịch Bakhmut, dùng cả lính Chechens, Wagner… mà tới giờ vẫn chưa tới được khu vực ngoại vi thành phố, mặc dù vẫn có những tiến triển, với tốc độ tiến quân trung bình khoảng 1 km /1 tuần. Bản đồ chiến trường theo phía Nga cũng cho thấy không có gì thay đổi.

Phim ảnh chiến sự tại chiến trường này từ nguồn Nga:

Bên trong thành phố:

5. Phía Ukraina bất ngờ mở 3 mũi tấn công ở chiến trường Zaporizhia, vào hướng các thành phố Vasilivka, Tokmak và Polohy:

Nguồn Nga công nhận là đang có chiến sự tại đây:

Cũng theo phía Nga, quân Ukraina có thể sẽ tấn công như sau:

Thành phố Melitopol đã bị nã đạn bởi pháo binh của Ukraina, còn du kích thì hoạt động mạnh, tạo ra nhiều bất ổn:

The Daily Mail cho rằng một bộ phận quân Nga đã rời khỏi Melitopol:

…cùng một số nguồn khác cũng khẳng định như vậy:

Cựu chủ tịch thành phố Ivan Federov thông báo là quân Nga đang rời khỏi Melitopol về hướng Crimea:

Nếu Melitopol bị quân Ukraina giành lại  thì toàn bộ Kherson cũng như Crimea lâm nguy:

Các nhà phân tích cho rằng phía bắc Lugansk không phải là mục tiêu chính thời điểm này, mà là Melitopol, bởi quân Nga ở đây hầu như đã được cử sang chi viện cho Kherson và kẹt tại đó, không quay lại ứng cứu được khi các cầu đã bị phá, nên tuy rất gần nhưng lực lượng Nga tại khu vực này rất mỏng:

Những kẻ làm việc cho Nga được cho là đang tìm mọi cách để bỏ chạy khỏi đây. Elena Ilchenko, giáo viên trường Semonova, ngày 01-09-2022 còn vẫy cờ và hát quốc ca Nga, rồi tuyên bố rằng: "Ukraina sẽ không bao giờ trở lại đây !”, thì ngày 11-09-2022, lại viết trên mạng xã hội rằng đang trên đường tới Vilno, Lithuania, cùng gia đình:

Xe tăng Ukraina di chuyển tới chiến trường:

Một xe tăng Ukraina bị trúng mìn gần Orikhiv:

Nhà kho của Nga ở Tokmak đã bị phá hủy hoàn toàn, theo ảnh vệ tinh cung cấp:

Drone Ukraina tấn công một vị trí của Nga:

6. Bản đồ chiến trường Kherson:

Nhiều nguồn vừa thông báo rằng quân Ukraina giải phóng thêm được làng Kyselivka.

Đây là một vị trí của ngõ quan trọng để tân công vào sân bay Kherson, cách trung tâm thành phố 20 km:

Còn phía Nga tung phim cho rằng Ukraina chưa chiếm được Kyselivka:

Pháo binh Nga bắn vào chiến hào của Ukriana:

Xe thiết giáp YPR 765 của Hà Lan hỗ trợ Ukraina bị phá hỏng, có thể do vướng mìn:

Xe tăng T-90A của Nga tại Kherson:

Chiến hào Nga bị tấn công:

Lính dù Ukraina đổ bộ xuống chiến trường:

Một trung đội súng trường cơ giới Nga ra hàng:

Lính Nga chết trận tại Kherson:

14/9
🇺🇦⚡️🇷🇺🔥💀
Looking forward for good news.#Ukraine #Ukrainian #UkraineKrieg #UkraineWar #UkraineRussiaWar #stopPutin #UkraineCounterOffensive #Donbass #Kherson #NATO #Europe #USA pic.twitter.com/v7id15PVhx

— ddlg (@u_me_reality) September 14, 2022

Quân tiếp viện Chechens trên đường tới Kherson trên các xe dân sự:

Trang trại ở Vysokopila sau khi được giải phóng, lính Nga bắn chết hết cả bò và phá hủy hết cơ sở hạ tầng:

7. Quân Nga bắn tên lửa vào đập Karachunovskaya, gần Kryvyi Rih, làm vỡ đập này, khiến nước tràn về xuôi, phá hủy hàng loạt cầu trong các vùng do Ukraina kiểm soát và nước đang xuôi xuống hạ nguồn:

Vỡ đập này khiến toàn bộ các làng dọc theo sống Inhultes có thể bị ngập, do đó, cũng có thể ngăn chặn được sức phản công của phía Ukraina dọc theo chiến trường Kherson, nhưng bất chấp tính mạng và tài sản của hàng ngàn người sống dọc theo sông này.

Nước sông lên cao ở nhiều vùng:

8. Tổng thống Ukraina Zelensky đã tới thành phố Izium mới được giải phóng hôm nay:


— Blog about the war for free Ukraine 🇺🇦 (@BlogUkraine) September 14, 2022


Người lính Ukraina thể hiện sự tôn trọng đối với hình ảnh Putin ở một "tượng đài” mới xây dựng tại Izium:

Izium sau giải phóng:

Izium after the arrival of the Russian military.#Russia #Russia #Ukraine️ #Izium #StopRussia #russiaisateroriststate #RussianWarCrimes #RussiaIsANaziState #RussiaIsATerroristState #Ukraina pic.twitter.com/SeOHshpGpM

— Frosyaaaaaaa (@kiosse1809) September 14, 2022

…đầy những xác vũ khí Nga:

New original footage from Izium for you @oryxspioenkop. Only russian wreckages.#Ukraine pic.twitter.com/B7XVRbmP09

— Xavier Tytelman (@PeurAvion) September 14, 2022

9. Tại Crimea, một máy bay Su-25 của Nga "thể hiện thiện chí” ngay khi mới cất cánh:

Reportedly filmed in Crimea, this video shows a Russian Sukhoi Su-25 heroically demilitarising itself in a demonstration of solidarity with Ukraine.🔥🇺🇦pic.twitter.com/CqO3IqPWOg

— Jimmy (@JimmySecUK) September 12, 2022

10. Với hỏa lực gấp 10 lần, áp đảo về không quân, số lượng quân chính quy… nhưng càng đánh càng thua nên truyền hình Nga lại phải tiếp tục lôi bom nguyên tử ra dọa:

Chúng ta thường được nghe rằng: chính trị là bẩn thỉu, phương Tây là "bọn đi gây chiến tranh để ép buộc, đàn áp”… Nhưng những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta trong cuộc xâm lược này cho thấy "sự độc ác” của phương Tây so với Putin và chính quyền Nga thì "chẳng là cái gì cả”. Phía Nga không từ bất cứ điều gì để giành chút lợi thế, bất chấp sự phá hủy, chết chóc của hàng ngàn người vô tội. Không coi mạng người, ngay cả lính Nga, có một chút giá trị gì, dù đang ở thế kỷ 21.

Nhưng cũng vì vậy Putin và đồng bọn sẽ không thể nào chiến thắng nổi.

Viva Ukriana !

PHAN CHÂU THÀNH 14.09.2022


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm