Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 11 -9 -2023

xxx

HoaLuc 2
*************

bbc.com

CNN: Tổng thống Biden sẽ rất thận trọng khi gặp 'những người bạn VN'



Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Trang web của đài CNN (10/09) cho rằng Tổng thống Biden sẽ rất thận trọng khi gặp "những người bạn Việt Nam", theo lời một quan chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với đài này.

Phía Hoa Kỳ hiểu rằng việc nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác chiến lược toàn diện' sẽ mở ra một loạt chủ đề giữa hai nước.

"Việc nâng cấp này sẽ đặt Hoa Kỳ ngang hàng với các đối tác ở cấp cao nhất (highest tier of partners), gồm Trung Quốc, mà VN đang có."

Đây là bước đi trong chiến lược xây dựng mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong vùng, quan chức kia nói với CNN.

"Điều này sẽ không dễ cho VN vì họ chịu sứp ép lớn từ TQ,"

"Chúng tôi hiểu về tầm quan trọng của vấn đề và Tổng thống sẽ rất thận trọng khi giao tiếp với các người bạn Việt Nam (nguyên văn: The President is going to be very careful how he engages with Vietnamese friends), ý kiến của quan chức "nắm được vấn đề" chia sẻ với CNN.

Bài của CNN cũng mô tả chuyện TT Biden đón Thủ tướng Ấn Độ long trọng ở Washington D.C. và Hoa Kỳ liên kết với Philippines ra sao trong việc thiết kế mạng lưới các đồng minh và đối tác ở châu Á-TBD.

Tuy thế, Hoa Kỳ cũng tiếp tục theo đuổi chính sách cải thiện đối thoại với Bắc Kinh như một mặt của chiến lược này.

Một loạt thành viên Nội các Hoa Kỳ đã thăm TQ mấy tháng qua.

Điều Hoa Kỳ muốn là "mối bang giao ổn định" với Trung Quốc.

Cùng lúc, sự kiện Chủ tịch Tập Cận Bình không sang Dehni dự họp G20 khiến TT Biden mất cơ hội gặp ông, theo các báo quốc tế.

Al Jazeera thì đăng bài của Kevin Doyle và Sen Nguyễn trước chuyến thăm, trích lời Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói đây là "bước đi nổi bật nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao song phương" và "phản ánh vai trò lãnh đạo (leading role) mà Việt Nam sẽ nắm trong mạng lưới các đối tác đang tăng lên của chúng tôi ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Bài báo hôm 09/09 cũng trích lời một số nhà quan sát VN ở nước ngoài như TS Lê Hồng Hiệp, TS Nguyễn Khắc Giang nói về quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh cần tính đến vai trò của Trung Quốc.

Trang Wall Street Journal chạy tựa đề nói tới mục tiêu của ông Bden là tìm kiếm một quan hệ Mỹ-Việt mạnh hơn nhằm chống lại Trung Quốc (Biden Seeks Stronger Vietnam Ties in Bid to Counter China).

Đây là cách nhìn mà đài báo chính thống ở VN không chia sẻ, và một số nhà quan sát người VN ở nước ngoài có vẻ không đồng ý.

Một cựu quan chức VN, ông Nguyễn Quốc Cường, được đài Pháp France24 trích lời nói rằng Việt Nam "sẽ không muốn đóng vai trò trong việc cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh".

Bài hôm 08/09 của đài Pháp, bản tiếng Anh tường thuật lời ông Cường, cựu Đại sứ VN tại Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng "Việt Nam có một chính sách rõ rệt là làm bạn với tất cả (befriending all)" và không chọn bên, không chọn Hoa Kỳ chống lại TQ, và Hoa Kỳ hoàn toàn hiểu rõ điều đó".

Các học giả VN, gồm cả TS Đinh Hoàng Thắng, nhấn mạnh với BBC về nhu cầu và động lực nâng cấp nền kinh tế và các lĩnh mực công nghệ của VN nhân quan hệ mới hơn, toàn diện hơn với Hoa Kỳ.

Tờ Nikei Asia Review cùng ngày 10/09 thì có bài của Liên Hoàng nhắc rằng TT Biden đã bỏ không dự thượng định ASEAN gần đây ở Jakarta mà nay tới thăm nước thành viên là Việt Nam.

Điều này cho thấy vị thế của HN trong con mắt Washington như thế nào, theo tờ báo Nhật.

Ngay sau khi có tin Hoa Kỳ và Việt Nam thông báo "xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện", trang Financial Times ở Anh đã có bình luận, trích lời ông Jon Finer, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói trước đó rằng "đây là bước đi có sức mạnh hơn văn bản".

Theo ông, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa lớn với VN vì "gửi ra tín hiệu cho toàn bộ hệ thống chính quyền VN về chiều sâu và sự phối hợp-liên kết (alignment) của họ với một nước khác".

Financial Times cũng trích ông Peter Mumford, nhà phân tích tình hình Đông Nam Á thuộc Eurasia Group, nói rằng việc Hoa Kỳ-VN đạt quan hệ mới này "vừa nhờ Hoa Kỳ kiên trì, vừa do TQ tính toán sai".

Ông nhắc đến chuyện Trung Quốc gia tăng quấy nhiễu, bắt nạt thuyền cá VN ở Biển Đông như một ví dụ nói cách làm của TQ "tự hại họ một cách chiến lược" ( strategic self-harm by China).


*********

Tin tức thế giới 11-9: F-16 có thể tham chiến vào mùa đông ở Ukraine


Tiêm kích F-16 - Ảnh: Không quân Mỹ

Tiêm kích F-16 - Ảnh: Không quân Mỹ

Tin tức thế giới nổi bật là chiến sự Nga - Ukraine

* Ukraine kỳ vọng phi công lái tiêm kích F-16 tham chiến vào mùa đông. Theo báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 10-9, các nhà lãnh đạo quân sự Ukraine kỳ vọng phi công Ukraine có thể lái tiêm kích F-16, tham chiến sớm nhất là vào mùa đông năm nay - mốc thời gian lạc quan hơn so với ước tính trước đó.

Hiện nay cả Nga và Ukraine đều không đạt được ưu thế trên không vì mỗi bên đều có đủ tên lửa đất đối không để đối phó máy bay của đối phương. 

Việc bổ sung các tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất có thể mang lại cho Ukraine khả năng đối phó máy bay Nga và tấn công các mục tiêu trên mặt đất hiệu quả hơn.

* Ông Zelensky cập nhật bước tiến của quân Ukraine trong 7 ngày qua. Ngày 10-9, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Ukraine đã tiến công ở mặt trận phía nam trong 7 ngày qua và cũng đạt được tiến bộ gần thành phố Bakhmut ở phía đông Ukraine, theo Hãng tin Reuters.

"Trong bảy ngày qua, chúng tôi đã tiến công. Có chuyển động ở mặt trận Tavria (phía nam) và mặt trận Bakhmut (phía đông)" - ông nói.

Ông Zelensky thông tin thêm các lực lượng Ukraine đang giữ vững vị trí của họ tại các mặt trận khác ở phía đông, gồm thành phố Avdiivka và Maryinka nằm gần nơi diễn ra các cuộc tấn công chính của Nga, cũng như Lyman và Kupiansk.

* Nga tuyên bố đảng của ông Putin giành chiến thắng ở 4 vùng sáp nhập. Ngày 10-9, Nga tuyên bố Đảng nước Nga thống nhất (United Russia) - đảng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin - đã chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương ở 4 vùng Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson, và Zaporizhzhia) mà Nga đã tuyên bố sáp nhập.

Dữ liệu công bố bởi Matxcơva và các quan chức do Nga bổ nhiệm cho thấy cử tri ở các vùng này đã ủng hộ Đảng nước Nga thống nhất với hơn 70% số phiếu bầu ở mỗi vùng. Tuy nhiên, Ukraine và các đồng minh đã chỉ trích các cuộc bầu cử tại những vùng này.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến tham dự họp báo sau phiên bế mạc hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ hôm 10-9 - Ảnh: AFP

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến tham dự họp báo sau phiên bế mạc hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ hôm 10-9 - Ảnh: AFP

Các tin tức thế giới khác

* Thủ tướng Canada Justin Trudeau bị kẹt ở lại Ấn Độ do máy bay bị hỏng. Theo Hãng tin AFP, giới chức Canada xác nhận ông Trudeau và toàn bộ phái đoàn Canada buộc phải kéo dài thời gian ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 10-9 do máy bay của ông bị hỏng.

Trước đó, ông Trudeau đã đến Ấn Độ để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 9 và 10-9. Ông dự kiến về nước vào ngày 10-9 sau khi đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm nhà lãnh đạo Ấn Độ Mahatma Gandhi, nhưng lỗi kỹ thuật của máy bay đã buộc ông phải ở lại Ấn Độ qua đêm.

Kênh truyền hình CTV của Canada cho biết đây là máy bay Airbus và đây "đây không phải là lần đầu tiên" máy bay này gặp vấn đề. Không rõ khi nào chiếc máy bay có thể quay lại Canada.

* Sau động đất ở Morocco là cảnh thiếu thức ăn, nước uống và nhà ở. Những người sống sót sau trận động đất gây chết chóc nhất trong 60 năm ở Morocco đã phải vật lộn để tìm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn vào ngày 10-9, khi công tác tìm kiếm người mất tích vẫn tiếp tục ở những ngôi làng xa xôi và số người chết - hiện tại hơn 2.100 người - có thể còn tăng thêm.

Theo Hãng tin Reuters, anh Yassin Noumghar, 36 tuổi, phàn nàn về tình trạng thiếu nước, thực phẩm và điện, đồng thời cho biết đến nay anh nhận được rất ít viện trợ của chính phủ. "Chúng tôi mất tất cả, mất cả ngôi nhà. Chúng tôi chỉ muốn chính phủ của mình giúp đỡ chúng tôi" - anh nói.

Trong diễn biến liên quan, Vua Mohammed VI của Morocco cảm ơn Tây Ban Nha, Qatar, Anh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vì đã gửi hàng viện trợ tới nước này sau trận động đất kinh hoàng.

* Thượng đỉnh G20 kết thúc, Mỹ và Nga đánh giá tích cực. Ngày 10-9, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) bế mạc tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bàn giao chức chủ tịch G20 cho Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trưởng phái đoàn Nga, đánh giá hội nghị G20 lần này là thành công đối với Ấn Độ cũng như nhóm nước Nam bán cầu (Global South - phân chia theo trình độ phát triển, bao hồm hầu hết các nước đang phát triển).

Ông nói rằng lập trường của nhóm nước Nam bán cầu trong các cuộc đàm phán đã giúp chương trình nghị sự của G20 không bị lu mờ bởi vấn đề Ukraine.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đánh giá tuyên bố chung tại hội nghị "đã làm rất tốt việc ủng hộ nguyên tắc các quốc gia không thể dùng vũ lực để giành lấy lãnh thổ" của nước khác. Tuyên bố này

Vào ngày đầu tiên của hội nghị hôm 9-9, các nhà lãnh đạo G20 đã ra được tuyên bố chung. Tuyên bố chung tránh đề cập trực tiếp hay lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, thay vào đó kêu gọi các nước "tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giành lãnh thổ" của nước khác.

Tắc đường trên… sa mạc

Dòng xe ùn ứ hôm 4-9 ở khu Black Rock City, bang Nevada (Mỹ). Những chiếc xe này đang rời khỏi lễ hội âm nhạc Burning Man nhưng do mưa đã biến sa mạc thành bãi bùn khiến việc di chuyển khó khăn hơn - Ảnh: REUTERS

Dòng xe ùn ứ hôm 4-9 ở khu Black Rock City, bang Nevada (Mỹ). Những chiếc xe này đang rời khỏi lễ hội âm nhạc Burning Man nhưng do mưa đã biến sa mạc thành bãi bùn khiến việc di chuyển khó khăn hơn - Ảnh: REUTERS


***********

Thế giới hướng về Morocco sau động đất

ANH THƯ

Số người thiệt mạng trong trận động đất có cường độ 6,8 xảy ra ở Morocco đêm 8-9 (giờ địa phương) đã tăng lên hơn 2.000. Số nạn nhân thiệt mạng cao nhất là tại tỉnh Al Haouz ở vùng Marrakesh-Safi với gần 1.300 người.

 Ngoài ra, Bộ Nội vụ Morocco ngày 10-9 còn cho biết hơn 2.000 người đã bị thương, bao gồm hơn 1.400 người nguy kịch, trong thảm họa này. Con số thương vong dự kiến còn tiếp tục tăng, theo Reuters.

Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết tâm chấn nằm cách TP Marrakesh, thủ phủ vùng Marrakesh-Safi, 72 km về phía Tây Nam. Theo USGS, đây là trận động đất tồi tệ nhất mà Morocco phải hứng chịu kể từ thảm họa năm 1960 khiến 12.000 người thiệt mạng. Trong khi đó, theo AP, đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra ở quốc gia Bắc Phi này trong vòng 120 năm.

Ghi nhận của phóng viên Reuters tại hiện trường cho thấy những người sống sót đã tụ tập và qua đêm ngoài trời trên dãy núi High Atlas. Tại làng Amizmiz gần tâm chấn, các nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không. 

Thế giới hướng về Morocco sau động đất - Ảnh 1.

Người dân làng Tansghart ở khu vực Asni ngủ ngoài đường sau thảm họa động đất hôm 8-9 Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, gần như mọi ngôi nhà ở khu vực Asni, cách TP Marrakesh khoảng 40 km về phía Nam, đều bị hư hại. Ngôi làng Tansghart ở Asni là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thiệt hại tương tự được ghi nhận ở TP Marrakesh, trong đó có nhiều ngôi nhà trong khu dân cư đông đúc.

WHO ước tính hơn 300.000 người ở TP Marrakesh và vùng ngoại ô đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Nhiều gia đình có thể còn mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Hôm 9-9, Morocco tuyên bố quốc tang 3 ngày. Lực lượng vũ trang nước này triển khai các đội cứu hộ nhằm cung cấp nước uống, thực phẩm, lều và chăn cho các khu vực bị ảnh hưởng. Nhiều người đã xếp hàng hiến máu để cứu nạn nhân bị thương do động đất.

Một tuyên bố từ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh LHQ sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Morocco bằng mọi cách. 

Bà Nathalie Fustier, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Morocco, cho biết thông tin hiện vẫn còn hạn chế vì tâm chấn nằm ở khu vực miền núi xa xôi, khó tiếp cận. Công việc ưu tiên hiện tại là tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nguồn máu và chăm sóc y tế, cũng như thực phẩm.

Chính phủ nhiều nước đã gửi lời chia buồn và đề nghị hỗ trợ Morocco. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9-9 cho biết giới chức nước này đã liên hệ với Morocco và đề nghị giúp đỡ ngay sau khi thảm họa xảy ra. 

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cũng điện đàm với người đồng cấp Morocco, bày tỏ mong muốn hỗ trợ nhiều nhất có thể. Quân đội Israel đang chuẩn bị cung cấp viện trợ nhân đạo cho vùng thảm họa.

Pháp, Đức và cả Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia vừa trải qua thảm họa động đất lớn hồi đầu năm nay - cũng đề nghị hỗ trợ Morocco. Qatar đã đề nghị cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết lực lượng cứu hộ của cảnh sát Dubai đã được phái đến Morocco. Vua Abdullah II của Jordan cũng đưa ra lời đề nghị giúp đỡ.

Đáng chú ý, Algeria đã đề nghị hỗ trợ nhân đạo và mở không phận cho các chuyến bay cứu trợ hoặc y tế đến và rời Morroco. Trước đó, Algeria đã đóng cửa không phận kể từ khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morroco vào năm 2021.

Động đất ở Morocco mạnh ngang 25 quả bom nguyên tử, hơn 2.000 người thiệt mạng


**********

voatiengviet.com

Nhà Trắng: TT Biden nêu tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền

VOA Tiếng Việt

Nhà Trắng hôm 10/9 ra tuyên bố về việc Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có tầm quan trọng của nhân quyền.

Tuyên bố viết rằng Tổng thống Biden “nhấn mạnh tính phổ quát của nhân quyền và tầm quan trọng của sự hợp tác song phương nhằm thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp ôn hòa, tôn giáo hay tín ngưỡng, trong và ngoài nước”.

Ngoài ra, văn bản này còn nói rằng Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam “là một cơ chế quan trọng để thảo luận về một loạt các vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm: quyền tự do ngôn luận và lập hội; tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; pháp quyền và cải cách pháp luật; và quyền của các thành viên thuộc nhóm dân số bị đặt ngoài lề, bao gồm phụ nữ và trẻ em gái, các nhóm dân tộc thiểu số, người LGBTQI+ và người khuyết tật, cũng như các trường hợp cá nhân cần quan tâm”.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, trước chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam, nhiều cá nhân và tổ chức trong nước lẫn quốc tế đã lên tiếng thúc giục nhà lãnh đạo Mỹ nêu bật vấn đề nhân quyền cũng như việc các nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù. Hà Nội lâu nay vẫn bác bỏ không bỏ tù những người bất đồng quan điểm mà chỉ tống giam những người vi phạm pháp luật.

Ngoài nhân quyền, tuyên bố của Nhà Trắng còn đề cập tới các vấn đề khác như đầu tư vào nền kinh tế đổi mới, hợp tác khoa học công nghệ, trong đó có quan hệ đối tác về chất bán dẫn; củng cố ngoại giao nhân dân, nhất là về giáo dục và đào tạo; tăng cường hợp tác thúc đẩy khí hậu, năng lượng, môi trường và y tế cũng như kinh tế; xử lý hệ quả của chiến tranh và tăng cường an ninh thông qua thúc đẩy hợp tác.

“Sự nâng cao quan hệ chưa từng có và quan trọng giữa hai nước, chuyển từ Đối tác toàn diện được thiết lập năm 2013 sang Đối tác chiến lược toàn diện, là kết quả của những nỗ lực mạnh mẽ của cả hai chính phủ nhằm thiết lập và xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau cũng như vạch ra con đường hướng tới tương lai với những cơ hội và thách thức trong một thế giới đang phát triển nhanh chóng”, tuyên bố có đoạn.

Trước khi ra tuyên bố này, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu ngắn gọn tại trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi việc nâng cấp quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện.

Ông Trọng nói rằng quan hệ đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển “nhảy vọt” và hiện đã được “nâng lên một tầm cao mới”.

Ông Trọng nói: “Việt Nam là người bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Trong khi đó, Tổng thống Biden cũng đề cập đến sự phát triển của mối quan hệ kể từ sau chiến tranh cũng như giá trị của việc vượt qua “nỗi đau của quá khứ”.


*********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 11 -9 -2023

xxx

HoaLuc 2
*************

bbc.com

CNN: Tổng thống Biden sẽ rất thận trọng khi gặp 'những người bạn VN'



Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Trang web của đài CNN (10/09) cho rằng Tổng thống Biden sẽ rất thận trọng khi gặp "những người bạn Việt Nam", theo lời một quan chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với đài này.

Phía Hoa Kỳ hiểu rằng việc nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác chiến lược toàn diện' sẽ mở ra một loạt chủ đề giữa hai nước.

"Việc nâng cấp này sẽ đặt Hoa Kỳ ngang hàng với các đối tác ở cấp cao nhất (highest tier of partners), gồm Trung Quốc, mà VN đang có."

Đây là bước đi trong chiến lược xây dựng mạng lưới đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong vùng, quan chức kia nói với CNN.

"Điều này sẽ không dễ cho VN vì họ chịu sứp ép lớn từ TQ,"

"Chúng tôi hiểu về tầm quan trọng của vấn đề và Tổng thống sẽ rất thận trọng khi giao tiếp với các người bạn Việt Nam (nguyên văn: The President is going to be very careful how he engages with Vietnamese friends), ý kiến của quan chức "nắm được vấn đề" chia sẻ với CNN.

Bài của CNN cũng mô tả chuyện TT Biden đón Thủ tướng Ấn Độ long trọng ở Washington D.C. và Hoa Kỳ liên kết với Philippines ra sao trong việc thiết kế mạng lưới các đồng minh và đối tác ở châu Á-TBD.

Tuy thế, Hoa Kỳ cũng tiếp tục theo đuổi chính sách cải thiện đối thoại với Bắc Kinh như một mặt của chiến lược này.

Một loạt thành viên Nội các Hoa Kỳ đã thăm TQ mấy tháng qua.

Điều Hoa Kỳ muốn là "mối bang giao ổn định" với Trung Quốc.

Cùng lúc, sự kiện Chủ tịch Tập Cận Bình không sang Dehni dự họp G20 khiến TT Biden mất cơ hội gặp ông, theo các báo quốc tế.

Al Jazeera thì đăng bài của Kevin Doyle và Sen Nguyễn trước chuyến thăm, trích lời Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói đây là "bước đi nổi bật nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao song phương" và "phản ánh vai trò lãnh đạo (leading role) mà Việt Nam sẽ nắm trong mạng lưới các đối tác đang tăng lên của chúng tôi ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Bài báo hôm 09/09 cũng trích lời một số nhà quan sát VN ở nước ngoài như TS Lê Hồng Hiệp, TS Nguyễn Khắc Giang nói về quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh cần tính đến vai trò của Trung Quốc.

Trang Wall Street Journal chạy tựa đề nói tới mục tiêu của ông Bden là tìm kiếm một quan hệ Mỹ-Việt mạnh hơn nhằm chống lại Trung Quốc (Biden Seeks Stronger Vietnam Ties in Bid to Counter China).

Đây là cách nhìn mà đài báo chính thống ở VN không chia sẻ, và một số nhà quan sát người VN ở nước ngoài có vẻ không đồng ý.

Một cựu quan chức VN, ông Nguyễn Quốc Cường, được đài Pháp France24 trích lời nói rằng Việt Nam "sẽ không muốn đóng vai trò trong việc cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh".

Bài hôm 08/09 của đài Pháp, bản tiếng Anh tường thuật lời ông Cường, cựu Đại sứ VN tại Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng "Việt Nam có một chính sách rõ rệt là làm bạn với tất cả (befriending all)" và không chọn bên, không chọn Hoa Kỳ chống lại TQ, và Hoa Kỳ hoàn toàn hiểu rõ điều đó".

Các học giả VN, gồm cả TS Đinh Hoàng Thắng, nhấn mạnh với BBC về nhu cầu và động lực nâng cấp nền kinh tế và các lĩnh mực công nghệ của VN nhân quan hệ mới hơn, toàn diện hơn với Hoa Kỳ.

Tờ Nikei Asia Review cùng ngày 10/09 thì có bài của Liên Hoàng nhắc rằng TT Biden đã bỏ không dự thượng định ASEAN gần đây ở Jakarta mà nay tới thăm nước thành viên là Việt Nam.

Điều này cho thấy vị thế của HN trong con mắt Washington như thế nào, theo tờ báo Nhật.

Ngay sau khi có tin Hoa Kỳ và Việt Nam thông báo "xác lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện", trang Financial Times ở Anh đã có bình luận, trích lời ông Jon Finer, phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói trước đó rằng "đây là bước đi có sức mạnh hơn văn bản".

Theo ông, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa lớn với VN vì "gửi ra tín hiệu cho toàn bộ hệ thống chính quyền VN về chiều sâu và sự phối hợp-liên kết (alignment) của họ với một nước khác".

Financial Times cũng trích ông Peter Mumford, nhà phân tích tình hình Đông Nam Á thuộc Eurasia Group, nói rằng việc Hoa Kỳ-VN đạt quan hệ mới này "vừa nhờ Hoa Kỳ kiên trì, vừa do TQ tính toán sai".

Ông nhắc đến chuyện Trung Quốc gia tăng quấy nhiễu, bắt nạt thuyền cá VN ở Biển Đông như một ví dụ nói cách làm của TQ "tự hại họ một cách chiến lược" ( strategic self-harm by China).


*********

Tin tức thế giới 11-9: F-16 có thể tham chiến vào mùa đông ở Ukraine


Tiêm kích F-16 - Ảnh: Không quân Mỹ

Tiêm kích F-16 - Ảnh: Không quân Mỹ

Tin tức thế giới nổi bật là chiến sự Nga - Ukraine

* Ukraine kỳ vọng phi công lái tiêm kích F-16 tham chiến vào mùa đông. Theo báo Wall Street Journal (Mỹ) ngày 10-9, các nhà lãnh đạo quân sự Ukraine kỳ vọng phi công Ukraine có thể lái tiêm kích F-16, tham chiến sớm nhất là vào mùa đông năm nay - mốc thời gian lạc quan hơn so với ước tính trước đó.

Hiện nay cả Nga và Ukraine đều không đạt được ưu thế trên không vì mỗi bên đều có đủ tên lửa đất đối không để đối phó máy bay của đối phương. 

Việc bổ sung các tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất có thể mang lại cho Ukraine khả năng đối phó máy bay Nga và tấn công các mục tiêu trên mặt đất hiệu quả hơn.

* Ông Zelensky cập nhật bước tiến của quân Ukraine trong 7 ngày qua. Ngày 10-9, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết quân đội Ukraine đã tiến công ở mặt trận phía nam trong 7 ngày qua và cũng đạt được tiến bộ gần thành phố Bakhmut ở phía đông Ukraine, theo Hãng tin Reuters.

"Trong bảy ngày qua, chúng tôi đã tiến công. Có chuyển động ở mặt trận Tavria (phía nam) và mặt trận Bakhmut (phía đông)" - ông nói.

Ông Zelensky thông tin thêm các lực lượng Ukraine đang giữ vững vị trí của họ tại các mặt trận khác ở phía đông, gồm thành phố Avdiivka và Maryinka nằm gần nơi diễn ra các cuộc tấn công chính của Nga, cũng như Lyman và Kupiansk.

* Nga tuyên bố đảng của ông Putin giành chiến thắng ở 4 vùng sáp nhập. Ngày 10-9, Nga tuyên bố Đảng nước Nga thống nhất (United Russia) - đảng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin - đã chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương ở 4 vùng Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson, và Zaporizhzhia) mà Nga đã tuyên bố sáp nhập.

Dữ liệu công bố bởi Matxcơva và các quan chức do Nga bổ nhiệm cho thấy cử tri ở các vùng này đã ủng hộ Đảng nước Nga thống nhất với hơn 70% số phiếu bầu ở mỗi vùng. Tuy nhiên, Ukraine và các đồng minh đã chỉ trích các cuộc bầu cử tại những vùng này.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến tham dự họp báo sau phiên bế mạc hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ hôm 10-9 - Ảnh: AFP

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến tham dự họp báo sau phiên bế mạc hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ hôm 10-9 - Ảnh: AFP

Các tin tức thế giới khác

* Thủ tướng Canada Justin Trudeau bị kẹt ở lại Ấn Độ do máy bay bị hỏng. Theo Hãng tin AFP, giới chức Canada xác nhận ông Trudeau và toàn bộ phái đoàn Canada buộc phải kéo dài thời gian ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 10-9 do máy bay của ông bị hỏng.

Trước đó, ông Trudeau đã đến Ấn Độ để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 trong hai ngày 9 và 10-9. Ông dự kiến về nước vào ngày 10-9 sau khi đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm nhà lãnh đạo Ấn Độ Mahatma Gandhi, nhưng lỗi kỹ thuật của máy bay đã buộc ông phải ở lại Ấn Độ qua đêm.

Kênh truyền hình CTV của Canada cho biết đây là máy bay Airbus và đây "đây không phải là lần đầu tiên" máy bay này gặp vấn đề. Không rõ khi nào chiếc máy bay có thể quay lại Canada.

* Sau động đất ở Morocco là cảnh thiếu thức ăn, nước uống và nhà ở. Những người sống sót sau trận động đất gây chết chóc nhất trong 60 năm ở Morocco đã phải vật lộn để tìm thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn vào ngày 10-9, khi công tác tìm kiếm người mất tích vẫn tiếp tục ở những ngôi làng xa xôi và số người chết - hiện tại hơn 2.100 người - có thể còn tăng thêm.

Theo Hãng tin Reuters, anh Yassin Noumghar, 36 tuổi, phàn nàn về tình trạng thiếu nước, thực phẩm và điện, đồng thời cho biết đến nay anh nhận được rất ít viện trợ của chính phủ. "Chúng tôi mất tất cả, mất cả ngôi nhà. Chúng tôi chỉ muốn chính phủ của mình giúp đỡ chúng tôi" - anh nói.

Trong diễn biến liên quan, Vua Mohammed VI của Morocco cảm ơn Tây Ban Nha, Qatar, Anh và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vì đã gửi hàng viện trợ tới nước này sau trận động đất kinh hoàng.

* Thượng đỉnh G20 kết thúc, Mỹ và Nga đánh giá tích cực. Ngày 10-9, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) bế mạc tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bàn giao chức chủ tịch G20 cho Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trưởng phái đoàn Nga, đánh giá hội nghị G20 lần này là thành công đối với Ấn Độ cũng như nhóm nước Nam bán cầu (Global South - phân chia theo trình độ phát triển, bao hồm hầu hết các nước đang phát triển).

Ông nói rằng lập trường của nhóm nước Nam bán cầu trong các cuộc đàm phán đã giúp chương trình nghị sự của G20 không bị lu mờ bởi vấn đề Ukraine.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đánh giá tuyên bố chung tại hội nghị "đã làm rất tốt việc ủng hộ nguyên tắc các quốc gia không thể dùng vũ lực để giành lấy lãnh thổ" của nước khác. Tuyên bố này

Vào ngày đầu tiên của hội nghị hôm 9-9, các nhà lãnh đạo G20 đã ra được tuyên bố chung. Tuyên bố chung tránh đề cập trực tiếp hay lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, thay vào đó kêu gọi các nước "tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giành lãnh thổ" của nước khác.

Tắc đường trên… sa mạc

Dòng xe ùn ứ hôm 4-9 ở khu Black Rock City, bang Nevada (Mỹ). Những chiếc xe này đang rời khỏi lễ hội âm nhạc Burning Man nhưng do mưa đã biến sa mạc thành bãi bùn khiến việc di chuyển khó khăn hơn - Ảnh: REUTERS

Dòng xe ùn ứ hôm 4-9 ở khu Black Rock City, bang Nevada (Mỹ). Những chiếc xe này đang rời khỏi lễ hội âm nhạc Burning Man nhưng do mưa đã biến sa mạc thành bãi bùn khiến việc di chuyển khó khăn hơn - Ảnh: REUTERS


***********

Thế giới hướng về Morocco sau động đất

ANH THƯ

Số người thiệt mạng trong trận động đất có cường độ 6,8 xảy ra ở Morocco đêm 8-9 (giờ địa phương) đã tăng lên hơn 2.000. Số nạn nhân thiệt mạng cao nhất là tại tỉnh Al Haouz ở vùng Marrakesh-Safi với gần 1.300 người.

 Ngoài ra, Bộ Nội vụ Morocco ngày 10-9 còn cho biết hơn 2.000 người đã bị thương, bao gồm hơn 1.400 người nguy kịch, trong thảm họa này. Con số thương vong dự kiến còn tiếp tục tăng, theo Reuters.

Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết tâm chấn nằm cách TP Marrakesh, thủ phủ vùng Marrakesh-Safi, 72 km về phía Tây Nam. Theo USGS, đây là trận động đất tồi tệ nhất mà Morocco phải hứng chịu kể từ thảm họa năm 1960 khiến 12.000 người thiệt mạng. Trong khi đó, theo AP, đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra ở quốc gia Bắc Phi này trong vòng 120 năm.

Ghi nhận của phóng viên Reuters tại hiện trường cho thấy những người sống sót đã tụ tập và qua đêm ngoài trời trên dãy núi High Atlas. Tại làng Amizmiz gần tâm chấn, các nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không. 

Thế giới hướng về Morocco sau động đất - Ảnh 1.

Người dân làng Tansghart ở khu vực Asni ngủ ngoài đường sau thảm họa động đất hôm 8-9 Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, gần như mọi ngôi nhà ở khu vực Asni, cách TP Marrakesh khoảng 40 km về phía Nam, đều bị hư hại. Ngôi làng Tansghart ở Asni là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thiệt hại tương tự được ghi nhận ở TP Marrakesh, trong đó có nhiều ngôi nhà trong khu dân cư đông đúc.

WHO ước tính hơn 300.000 người ở TP Marrakesh và vùng ngoại ô đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Nhiều gia đình có thể còn mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Hôm 9-9, Morocco tuyên bố quốc tang 3 ngày. Lực lượng vũ trang nước này triển khai các đội cứu hộ nhằm cung cấp nước uống, thực phẩm, lều và chăn cho các khu vực bị ảnh hưởng. Nhiều người đã xếp hàng hiến máu để cứu nạn nhân bị thương do động đất.

Một tuyên bố từ Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh LHQ sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Morocco bằng mọi cách. 

Bà Nathalie Fustier, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Morocco, cho biết thông tin hiện vẫn còn hạn chế vì tâm chấn nằm ở khu vực miền núi xa xôi, khó tiếp cận. Công việc ưu tiên hiện tại là tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nguồn máu và chăm sóc y tế, cũng như thực phẩm.

Chính phủ nhiều nước đã gửi lời chia buồn và đề nghị hỗ trợ Morocco. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9-9 cho biết giới chức nước này đã liên hệ với Morocco và đề nghị giúp đỡ ngay sau khi thảm họa xảy ra. 

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cũng điện đàm với người đồng cấp Morocco, bày tỏ mong muốn hỗ trợ nhiều nhất có thể. Quân đội Israel đang chuẩn bị cung cấp viện trợ nhân đạo cho vùng thảm họa.

Pháp, Đức và cả Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia vừa trải qua thảm họa động đất lớn hồi đầu năm nay - cũng đề nghị hỗ trợ Morocco. Qatar đã đề nghị cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết lực lượng cứu hộ của cảnh sát Dubai đã được phái đến Morocco. Vua Abdullah II của Jordan cũng đưa ra lời đề nghị giúp đỡ.

Đáng chú ý, Algeria đã đề nghị hỗ trợ nhân đạo và mở không phận cho các chuyến bay cứu trợ hoặc y tế đến và rời Morroco. Trước đó, Algeria đã đóng cửa không phận kể từ khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morroco vào năm 2021.

Động đất ở Morocco mạnh ngang 25 quả bom nguyên tử, hơn 2.000 người thiệt mạng


**********

voatiengviet.com

Nhà Trắng: TT Biden nêu tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền

VOA Tiếng Việt

Nhà Trắng hôm 10/9 ra tuyên bố về việc Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có tầm quan trọng của nhân quyền.

Tuyên bố viết rằng Tổng thống Biden “nhấn mạnh tính phổ quát của nhân quyền và tầm quan trọng của sự hợp tác song phương nhằm thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp ôn hòa, tôn giáo hay tín ngưỡng, trong và ngoài nước”.

Ngoài ra, văn bản này còn nói rằng Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam “là một cơ chế quan trọng để thảo luận về một loạt các vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm: quyền tự do ngôn luận và lập hội; tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; pháp quyền và cải cách pháp luật; và quyền của các thành viên thuộc nhóm dân số bị đặt ngoài lề, bao gồm phụ nữ và trẻ em gái, các nhóm dân tộc thiểu số, người LGBTQI+ và người khuyết tật, cũng như các trường hợp cá nhân cần quan tâm”.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, trước chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam, nhiều cá nhân và tổ chức trong nước lẫn quốc tế đã lên tiếng thúc giục nhà lãnh đạo Mỹ nêu bật vấn đề nhân quyền cũng như việc các nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù. Hà Nội lâu nay vẫn bác bỏ không bỏ tù những người bất đồng quan điểm mà chỉ tống giam những người vi phạm pháp luật.

Ngoài nhân quyền, tuyên bố của Nhà Trắng còn đề cập tới các vấn đề khác như đầu tư vào nền kinh tế đổi mới, hợp tác khoa học công nghệ, trong đó có quan hệ đối tác về chất bán dẫn; củng cố ngoại giao nhân dân, nhất là về giáo dục và đào tạo; tăng cường hợp tác thúc đẩy khí hậu, năng lượng, môi trường và y tế cũng như kinh tế; xử lý hệ quả của chiến tranh và tăng cường an ninh thông qua thúc đẩy hợp tác.

“Sự nâng cao quan hệ chưa từng có và quan trọng giữa hai nước, chuyển từ Đối tác toàn diện được thiết lập năm 2013 sang Đối tác chiến lược toàn diện, là kết quả của những nỗ lực mạnh mẽ của cả hai chính phủ nhằm thiết lập và xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau cũng như vạch ra con đường hướng tới tương lai với những cơ hội và thách thức trong một thế giới đang phát triển nhanh chóng”, tuyên bố có đoạn.

Trước khi ra tuyên bố này, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu ngắn gọn tại trụ sở Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi việc nâng cấp quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện.

Ông Trọng nói rằng quan hệ đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển “nhảy vọt” và hiện đã được “nâng lên một tầm cao mới”.

Ông Trọng nói: “Việt Nam là người bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Trong khi đó, Tổng thống Biden cũng đề cập đến sự phát triển của mối quan hệ kể từ sau chiến tranh cũng như giá trị của việc vượt qua “nỗi đau của quá khứ”.


*********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm