Truyện Ngắn & Phóng Sự

TRẠI RUỘNG ÔNG HƯƠNG TUẦN _ Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ

xxx


TRẠI RUỘNG ÔNG HƯƠNG TUẦN

                                                                  Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ

 

Từ bé, bảy tám tuổi, tôi đã có thắc mắc, cùng làm nghề chuyên canh tác ruộng lúa trên đất Miên, chỗ đặt cơ ngơi, bản doanh phụ trách quán xuyến việc canh tác của người Pháp gọi là đồn điền như gọi các đồn điền cao su, cà phê... Ông Hương Tuần, còn gọi là ông Hai điền chủ ấp Bà Bài cũng canh tác giống như người Pháp, chỗ làm việc của ông gọi là trại ruộng như hạ thấp giá trị.


H: Ông Hương Tuần đại điền chủ ấp Bà Bài - ông sanh 1898

Người dân quê Việt Nam tại các xã gần trại ruộng của ông Hương Tuần, sát biên giới gần với Việt Nam, cách khoảng ba bốn cây số và cách ấp Bà Bài ở hướng kinh Vĩnh Tế, cũng có cùng biên gới với đất Miên, xa trên mười cây số, người ta không gọi là đồn điền mà gọi là trại ruộng của ông Hương Tuần. Dù ông Hương Tuần có đất canh tác nhiều hơn của người Pháp, ngoài ruộng lúa của ông, ông còn là đại diện chủ điền, thầy thông phán năm Khải ở Châu Đốc mà người dân cũng cứ gọi là trại ruộng ông Hương Tuần, không bao giờ gọi là đồn điền.

Danh từ đồn điền như dành cho người Pháp, ở vùng Cờ Đỏ, Cần Thơ hay nhiều vùng khác cũng chuyên canh ruộng lúa. Còn người Việt thì phải gọi là trại ruộng khi canh tác quy mô cách xa nhà. Trại ruộng của ông Hương Tuần, cách chừng hai cây số, người Pháp khai khẩn đất canh tác ruộng lúa cũng trên một ngàn mẫu, họ có xây dựng một ngôi nhà sàn to vững chắc tại vùng gò cao và còn đắp nền nhà thêm cao, chung quanh có xây tường giữ đất, cách mặt đất ruộng trên hai mét, cho nên nhân viên phụ trách canh tác ở được cả mùa nước nổi.

Lớn lên, tôi có suy nghĩ, có lẽ vì người Việt xây dựng lán trại sử dụng trong sáu bảy tháng, chỗ ở và làm việc của ông Hương Tuần có tính tạm thời "dã chiến". Xây cất lán trại từ tháng chín tháng mười âm lịch nên không được gọi là đồn điền? Ông chỉ xây cơ ngơi cho thợ cày bừa và gia đình nhỏ của ông có chỗ nghỉ ngơi, làm việc và dự trữ thực phẩm, hay làm nhà kho bảo quản nông cụ... đến tháng năm âm lịch sẽ dở, dọn sạch cơ ngơi mang về Bà Bài. Đến mùa khô năm sau lại dựng lán trại mới cho thợ cắt gặt lúa có chỗ ngủ, nghỉ ngơi, từ cuối tháng chín. Khi cắt gặt lúa, phơi phóng xong bán cho các "chành" chủ vựa lúa gạo ở Chợ Lớn, nghỉ xả hơi một hai tuần vào dịp Tết Nguyên Đán và sẽ tiến hành sang khâu chuẩn bị đất canh tác cho mùa lúa năm sau.

 

Khi đồng cỏ thật khô ráo vào mùa nắng gắt, chủ điền phải tổ chức đốt sạch cỏ chuẩn bị đất canh tác cho mùa tới. Cả ngàn mẫu cũng phải có khâu đốt cỏ khô thật kỹ mất vài tuần, vừa giết cỏ và cũng vừa dùng tro đốt đồng (đốt cỏ) làm phân lót cho cho cây lúa non lên tốt tươi là hoàn thành nhiệm vụ mùa sạ lúa.

Nước giựt, đồng ruộng vùng đất cao khô trước, lúa chín vàng đồng là đến thời vụ thu hoạch,  gặt trước. Có đến năm bảy chục hay nhiều hơn thợ gặt ở các xã xa hay gần đến xin chủ ruộng cho họ gặt lúa trả tiền công bằng lúa. Công việc đồng áng, canh tác lúa sạ, mỗi năm chỉ một vụ và ruộng lúa không có chăm lo hay bón phân gì cả vì nước lên ngập tràn đồng. Vùng đất thấp nước lên đến trên dưới ba mét, lúa cũng cố sống vươn lên theo nước, nên có từ là lúa nổi mà người Pháp gọi là "le riz flottant". Khi nước giựt xuống cũng là lúc hạt lúa "ngậm sữa", từ từ lúa chín vàng khi nước đã rút cạn khô đất. Lúa chín vàng nằm trường dài trên mặt đất, cọng lúa dài trên hai ba mét. Còn các vùng đất thấp, trũng, dù còn nước, không cao, chỉ nửa "ống quyển" hay cao hơn vẫn phải cắt, nếu không, hạt lúa bị ngâm nước lâu sẽ bị úng, mục. Các mảnh ruộng còn nước cắt rất khó và cắt bỏ sót lúa cũng nhiều, giúp cho người đi mót lúa thu hoạch nhiều lúa hơn các ruộng khô ráo.

Công việc đồng áng của các ruộng lúa sạ, nhà nông không phải chăm lo nước, bón phân, làm cỏ, be bờ mà có trời đất lo hết. Vì vậy, làm ruộng lúa sạ phải có diện tích lớn hơn nhiều các ruộng lúa cấy và luôn phó thác cho thời tiết, trời đất. Những năm mưa thuận gió hoà, nước lên từ từ lúa vượt theo kịp, lúa ít chết nên thu hoạch sẽ cao hơn các năm nước lên nhanh và mưa giông nhiều.

 

Trại ruộng của ông Hương Tuần thường cất hai dãy nhà, lán trại đối mặt nhau, hàng chục căn nho nhỏ mỗi dãy, giữa hai dãy nhà là một cái sân to dùng làm nơi vui chơi giải trí cho mọi người, cạnh bờ kinh Cả Hàng (thời chiến tranh quốc cộng, vùng này là mật khu của VC, có tài nguyên thiên nhiên như vô tận). Sâu vô một chút là sân lúa chuyên dùng bò đạp lúa và có chỗ giê lúa cho sạch cỏ, lúa lép, bụi đất... Lúa sạch chờ đợi bán, gom lại thành nhiều đóng, cứ để giữa trời, vì là mùa nắng sẽ không có mưa nên không phải che đậy gì hết.

Trại ruộng của ông Hương tuần, đến mùa cày bừa có ba bốn chục thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Mọi người ra đồng sớm, từ tờ mờ sáng khoảng năm giờ, các thợ cày bừa đã ăn cơm sáng xong thật no và còn mang theo cơm khi bụng đói ăn "dặm". Mỗi người mỗi việc theo chỉ tiêu và địa điểm làm việc kế cạnh nhau. Qua mười hai giờ trưa hay trể lắm là một hai giờ, họ hoàn thành công việc, dẫn bò, trâu giao cho người chăn, về lán trại. Bò trâu được dẫn đến ao, bàu cho bò uống nước và ăn cỏ quanh vùng còn có cỏ. Và trâu phải có đủ nước để dầm (trầm) mình tránh nóng nắng. Cày bừa vẫn để trên ruộng, ngày mai sẽ tiếp tục công việc. Thợ cày bừa về lán trại, ăn cơm trưa xong, mọi người tìm cho mình một giấc ngủ ngon ba bốn giờ.

Sau khi mọi người đã nghỉ trưa rồi, họ tụ năm tụ ba chơi cờ tướng hay vài trò chơi giải trí khác. Hầu hết các thanh niên khoẻ mạnh thích chơi thể thao - đá banh. Ông Hương Tuần thành lập hai đội banh, chân đất, không giày, thường giao đấu mỗi ngày, mỗi đội gần hai mươi người, ông có mua sắm quần áo đồng phục khi đội banh của ông giao đấu với các đội của người Miên thuộc quận Gòi Tà Lập, tỉnh Ta Keo, đấu tại quận lỵ hay tại trại ruộng, cách xa hơn bốn cây số.

 

Năm đầu khai khẩn đất hoang khoảng năm trăm mẫu với sáu đôi bò, hai đôi trâu, có mướn thêm nhiều đôi bò, trâu cùng với thợ cày tiếp giúp.

May cho ông Hương Tuần, năm ra quân làm chủ điền đầu tiên ông trúng mùa, ông mua thêm năm sáu đôi bò và hai đôi trâu cũng như giao cho chú Bảy Búp chỉ huy tập dượt, huấn luyện thêm trâu bò vừa lớn lên trong khâu bừa chừng một tháng cho bò trâu quen mang ách, có xỏ mũi có dây "dàm" điều khiển biết đi sang trái phải hay đi thẳng. Đất bừa dành cho bò trâu mới "vào nghề" rất khó điều khiển đi đúng đường, luống bừa. Dù đường luống bừa có cong queo cũng không sao, còn cày, trâu bò phải biết đi đúng sự điều khiển, luống cày thẳng tắp...

 

Xin nói qua một chút về chú bảy Búp, thuộc gia đình anh em đông, nhà nghèo, lớn tuổi hơn anh hai Đại, con trai cả của ông Hương Tuần, bốn năm tuổi, chú là người giúp việc đồng áng cho ông Hương Tuần từ ngày còn là tá điền. Ông Hương Tuần quý mến chú coi xem như người em trong gia đình, ông giúp đỡ gia đình chú nuôi mấy đứa em nhỏ có đủ cơm ăn áo mặc. Ông Hương Tuần còn truyền nghề võ cho chú. Những đêm trăng sáng cũng giúp cho gia đình và bà con lân cận thưởng thức màn đấu võ giữa ông Hương Tuần và chú bảy Búp đủ các bài bản: quyền, côn, đao, kiếm cũng giúp cho mọi người có dịp  thưởng  thức giải trí. Các thanh niên trai tráng còn nhỏ cũng bắt chước luyện tập võ nghệ để phòng thân. Chú Búp có sức khoẻ số một trong ấp, chú huấn luyện bò trâu cày bừa, con nào dở chứng không làm theo đúng cách của chú. Chú dùng tay không nện vào đầu vào lưng trâu bò làm chúng khiếp sợ phải khuất phục.

Đến năm 1947, gia đình ông Hương Tuần tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc, chú bảy Búp ở lại Bà Bài và theo bộ đội Việt Minh. Đến năm 1975, chú bảy Búp lúc bấy giờ cũng khoảng trên 60 tuổi với chức Huyện Uỷ Viên Huyện Châu Phú có đến nhà ở Châu Đốc tìm thăm gia đình ông Hương Tuần mà ông bà theo con trai ở Sài Gòn.

 

Phải nói, ông Hương Tuần từ sau ngày con trai đầu lòng mất, ông luôn gặp từ may mắn này đến may mắn khác, mọi công việc đồng áng, ông đều làm theo sáng kiến ý nguyện của con ông. Khi có điều gì trục trặc khó giải quyết, ông thầm cầu nguyện hương hồn con ông về phù trợ giúp ông thêm sáng suốt giải quyết tốt đẹp. Năm đầu, ông khai khẩn đất hoang khoảng năm trăm mẫu, năm sau lên đến ngàn mẫu. Qua đến năm thứ ba, ông canh tác trên dưới hai ngàn mẫu.

Ông Quận Trưởng Gòi Tà Lập và các quan chức có trách nhiệm đo đạc, tính thuế đất cùng tháp tùng ông Quận Trưởng đến "tham quan" trại ruộng của ông Hương Tuần. Ngoài ra còn có một đội banh người Miên của quận có khoảng hai mươi người cùng đi theo để đấu giao hữu với đội tuyển của Trại Ruộng ông Hương Tuần.

Ông Hương Tuần chơi ngon làm thịt một con bò "xà co" - bò cũng lớn mà chưa dùng cày bừa và một con heo to trên trăm ký. Một công hai việc vừa đãi khách vừa có thêm mỡ, xương, thịt để dành "ăn độn" với cá, lươn hàng ngày, thay món ăn. Ông còn mua năm tỉn rượu lớn cũng vừa đãi khách Miên cũng vừa để dành cuối tuần, ông tưởng thưởng đội banh thắng vài lít, đội thua cũng được an ủi một lít, tuỳ rượu dự trữ còn nhiều hay ít.

Ngoài thức ăn do khâu nhà bếp lo, các thợ cày bừa, có nhiều anh nhân có buổi trưa và chiều nghỉ ngơi cũng khỏe ra,  xách nôm hay chỉa lươn đi ra các đìa "lạn" (cạn) hay cạnh bờ kinh gần lán trại nôm hay "xom" chỉa bắt lươn. Chỉ bỏ ra chừng một tiếng, hai ba người cũng bắt cá lươn hơn chục ký. Chỗ nào có nước là có cá, chỗ nào có hang ở vùng đất thấp bùn sình thì có lươn nhiều vô số, tha hồ mà bắt. Chiều nào nôm được nhiều cá lóc lớn thì có thêm món cá lóc nướng trui, ông hương Tuần cũng cho thêm vài lít rượu có mồi cá nướng đưa cay, tối sẽ có giấc ngủ thêm ngon.

 

Công việc đồng áng, cày bừa cho mùa tới bắt đầu sau Tết Nguyên Đán, miệt mài, quần quật làm tới cuối tháng tư hay đầu tháng năm, có mưa sạ lúa xong là hết công việc.

Nghỉ trên dưới năm tháng vì mùa nước nổi, ngập lêu bêu cũng là cách làm thêm nghề đánh bắt cá. Nếu trúng mùa cá thì lại càng khá, giàu hơn làm ruộng quá cực nhọc dang nắng chói chan, lội bùn sình vất vả. Còn nghề "hạ bạc" có tính chuyên môn, quy mô có chuẩn bị trước chu đáo đánh bắt cá bằng vó gạc, xây rọ, đặt vài cái "đáy", chỉ cần hai ba tháng mùa nước, lợi tức thu được gặp năm trúng mùa cá, sẽ gắp nhiều lần hơn là làm ruộng cả ngàn mẫu lúa sạ.

Cái may mắn nhứt của ông Hương Tuần, từ làm tá điền sang chủ điền (vài trăm mẫu) và lên đại điền chủ (trên ngàn mẫu) chỉ mất có có ba năm sau ngày con trai đầu lòng của ông mất. Nếu người khác, thường phải mất một chục hay vài chục năm mới ngoi từ tá điền lên chủ điền. Cả ba năm liên tiếp, ông đều trúng mùa lúa sạ lại trúng luôn mùa cá. Cá linh nhiều đến nổi các ghe mua cá về làm nước mắm không tài nào chở hết liên tiếp, chỉ trong vòng hai ba tuần. Ông Hương Tuần lo sợ "bể", rách vó gạc nên phải gạc bắt cá liên tục không dám chậm trể. Cá nhiều quá bán không hết, làm mắm không kịp, đành phải mang lên đổ cả mấy trăm thước vuông phơi khô cá linh để làm phân bón cho việc trồng thuốc lá và hoa màu.

Bà Hương Tuần, có hai cô gái cũng con nhà nghèo phụ giúp, nuôi hàng chục con heo và hai bày gà vịt hàng trăm con chỉ cho ăn toàn cá và rau muống hàng ngày, gia súc mau lớn lại bán có thêm tiền. Nghĩa là ông Hương Tuần vừa trúng mùa lúa vừa trúng mùa cá còn trúng mánh nuôi gia súc mau lớn mà chẳng tốn tiền mua thức ăn cho chúng. Còn mắm cá linh mướn người làm cả mấy chục lu khạp cũng tha hồ mà bán khi hết mùa cá, hốt bạc. Vì vậy, ông Hương Tuần phất lên quá nhanh. Đồng tiền cũng biết nịnh, người giàu lại làm có thêm tiền quá dễ, còn người nghèo, đồng tiền cũng chạy trốn, kiếm tiền từ đồng từ cắc cũng quá khó khăn vất vả.

 

Đến năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, mùa lúa, mùa cá năm đó và năm 1946 cũng diễn tiến khá bình thường. Nhưng, ông Hương Tuần không còn hứng thú làm ăn như các năm trước, ông canh tác lúa chỉ có một nửa diện tích vì có triệu chứng dân Miên nổi khùng "cáp duồn", đòi lại đất. Tình thế chánh trị lúc bấy giờ của ba nước Đông Dương Việt Miên Lào đã thay đổi. Đến năm 1947, ông Hương Tuần chỉ còn làm ruộng chừng vài trăm mẫu phía bên đất Việt Nam và một ít vùng đất thấp không có cày mà chỉ bừa là sạ được lúa ở trên lãnh thổ Miên.

Ba vụ mùa năm 1945, 1946 và đặc biệt năm 1947 đến lúc thu hoạch vô cùng nguy hiểm khó khăn. Các thợ gặt, cắt lúa xong gom lại thanh từng đống cho nhiều người mang các cái "cộ" kéo lúa về phần đất Việt Nam mới đạp lúa lấy hạt. Nếu lúa để lại qua đêm thì người dân Miên họ tự động đến gom lấy hết vì họ nói là đất của họ, người Việt canh tác lúa bất hợp pháp. Nhiều cuộc cải vả đánh nhau đến đổ máu. Ban đầu chỉ dùng tay hay đòn gánh choảng nhau. Sau người Miên mang cả kiếm đao, mã tấu, cây tầm vông vạt nhọn, đi đông nhiều tốp, ngang nhiên đến thu nhặt hết lúa trên đất họ. Lúa chưa cắt, người dân Miên "không hưởn" đi cắt, lo đi nhậu, đợi người Việt cắt xong gom thành đống, người Miên có võ trang dao gậy với số đông áp đảo dùng xe bò, cộ đến chở hết lúa về sóc. Người Việt chỉ có đứng nhìn họ lấy lúa mà buồn tủi nuốt giận.

 

Cái độc ác của chế độ thực dân Pháp khi trở lại cai trị ba nước Đông Dương lần thứ hai từ năm 1946 (đến năm 1954 khi có Hiệp Định Genève chia cắt nước Việt Nam làm đôi), Pháp tiếp tay  khuấy động sự bất an vốn ầm ĩ của người dân Miên tại các tỉnh vùng biên giới và các tỉnh có nhiều người Miên sinh sống ở miền Tây như tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Châu Đốc... quân Pháp dễ chiêu mộ tân binh. Thời điểm sự hận thù chủng tộc khơi dậy, hai dân tộc Miên Việt lo đánh nhau mà quên sự trở lại của quân Pháp. Từ đó nẩy sinh ra nạn "cáp duồn" (cáp là chặt, cắt, duồn là người Việt Nam), người Miên đòi lại đất ở Miền Tây, giết và đốt nhà của người Việt gần bum sóc của họ và họ cũng bị đáp trả. (Trong tập truyện trường thiên tiểu thuyết Chú Tư Cầu của Lê Xuyên mô tả tỉ mỉ vụ vợ của Tư Cầu là cô Thơm bị nạn cáp duồn, chết bi thảm. Người Miên bắt Thơm hãm hiếp đến chết trước mắt chồng Tư Cầu đang núp trốn gần đó, trên đường đưa tiển vợ về quê thăm cha mẹ trong sóc. Thật trớ trêu, cô Thơm lại là gốc người Miên - Nhà xuất bản Tiếng Vang Sacramento tái bản Chú Tư Cầu năm 2006).

Năm 1947, khi thu hoạch vụ mùa xong trước Tết Nguyên Đán nếu ông Hương Tuần không có ý định tản cư xa quê hương Bà Bài, ông còn tiếp tục canh tác hàng ngàn mẫu lúa sạ là năm thứ sáu, ông phải bắt tay vào việc cho vụ mùa tới. Ông Hương Tuần đã là đại điền chủ và còn là nhà khai thác nghề hạ bạc tài giỏi, chuyên xây rọ, đặt vó gạc quy mô ven kinh Vĩnh Tế hay các con rạch lớn mà phải đấu thầu với chánh quyền tỉnh với một cái giá tượng trưng, nhẹ nhàng. Cả hai xã Vĩnh Nguơn và Vĩnh Tế hay các xã lân cận không có ai tranh chấp, đấu thầu về vụ đánh bắt cá quy mô lớn, vùng Bà Bài là chỗ có nhiều cá nhứt trên kinh Vĩnh Tế. Vì họ thiếu dụng cụ, thiếu kinh phí và kể cả tay nghề. Ông Hương Tuần làm nghề đánh bắt cá đã quen nghề hàng chục năm, từ làm ăn nhỏ cho đến năm năm gần đây, ông có vốn nên khuyếch trương nghề cá làm ăn lớn, giao thiệp rộng và may cho ông năm nào cũng đều trúng mùa cá và trúng luôn mùa lúa nên ông phất lên quá nhanh, từ một tá điền, bị chủ điền chê nghèo không chịu kết tình thông gia. Nay, ông là một đại gia như từ hiện nay người ta gọi các người giàu có.

Ông Hương Tuần tốt bụng, rộng rãi thường trợ giúp những người bần hàn cơ cực nên ông có  nhiều con nuôi, em nuôi thường đến nhờ ông giúp đỡ vay mượn tiền bạc hay phương tiện làm ăn. Dưới bến, bờ kinh Vĩnh Tế, trước cửa nhà, xuồng ghe của ông có đến hàng chục chiếc từ xuồng ba lá, xuồng lườn, ghe lườn (xuồng lườn và ghe lườn hình dáng giống nhau. Cái khác là xuồng lườn nhỏ hơn chỉ sử dụng dầm, bơi xuồng. Còn ghe lườn thì rộng dài hơn có hai chèo hoặc bốn chèo và có ghe lườn lớn có đến sáu chèo), ghe cà vom, ghe chài nhỏ cho đến hai chiếc ghe đua, xuồng đua, ghe đua có đến 12 chèo, xuồng đua, chỉ bơi bằng dầm cũng trên mười thanh niên. Hai ghe xuồng đua chuyên dùng trong các đám cưới, ông rộng rãi cho mượn không những trong hai xã Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế và đôi khi còn cho mượn ở các xã xa như Nhơn Hưng, vùng Cây Mít và ở quận lỵ Tịnh Biên.

Ở nhà quê vùng sông nước, phương tiện di chuyển chỉ bằng xuồng, ghe, nhà nào có xuồng ghe nhiều là nhà khá giả hay giàu có, tương tự như ở thành thị nhà nào có nhiều xe hơi cũng biểu lộ sự giàu có. Biểu lộ thứ hai, nhà nào có nhiều lu, khạp để quanh nhà, đặc biệt là có nhiều lu to lớn nhứt gọi là mái vú. Nhà ông Hương Tuần có trên hai mươi cái lu khạp (khạp nhỏ hơn lu và lớn hơn hủ) dùng để chứa đựng mắm và ông cũng để dành riêng hai ba cái mái vú chứa nước mưa để ông sử dụng trong việc nấu nước sôi pha trà.

Trên mặt các lu mắm, nước muối có pha lẫn với nước đã muối cá, đổ đầy trên mặt lu khạp khi mắm đã có đầy trong lu và có những tấm đệm trải trên mặt mắm cài, gài chặt không cho nước muối thắm xuống mắm. Nhà bếp dùng nước "mắm" loại nước muối này như là loại hai dùng trong khâu kho cá. Còn nước mắm "ăn sống" hay dùng làm nước chấm phải có chất cá - chất đạm nhiều, dịu hơn không xẳng vì loại nước mắm này đã qua quá trình từ trong con mắm chảy ra bằng một cái vòi của các thùng mắm. Hay cách khác làm nước mắm dùng làm nước chấm, lấy hết các nước trong mắm tiết ra khi đến khâu trộn "thín", chao đường, người ta nấu sôi để nguội đổ lên mặt các lu khạp mắm như là cách dự trữ lâu ngày, làm cho nước mắm thêm ngon. Dân quê dù ít học, nhưng họ luôn có tinh thần cầu tiến học hỏi và luôn có đầu óc sáng tạo "phát minh" những cách mưu sinh độc đáo mà người có học cũng chưa hề biết.

 

Hai đội banh của trại ruộng ông Hương Tuần chỉ tuyển lại còn một đội khi giao đấu với các đội banh Miên của quận Gòi Tà Lập hay bum sóc lớn có đội banh mời lên đấu giao hữu. Mỗi vụ mùa lúa, có chừng ba hay bốn lần, đội banh của trại ruộng cũng mang chuông đi khua ở xứ người và cũng có thể nói là các trận đấu giao hữu quốc tế Việt Miên. Và ông Hương Tuần cũng có mời các đội banh Miên đến trại ruộng của ông đấu giao hữu một hai lần vì thiếu khán giả cổ võ cho thêm vui hào hứng. Mỗi lần ông Hương Tuần đưa đội banh lên Miên đấu giao hữu, ông thường cho người dẫn một con bò biếu tặng trước cùng với một số tiền giúp mua thêm các gia vị, rượu và nguyên liệu cần thiết cho bữa ăn của hai đội banh có bữa ăn uống no say. Ông Hương Tuần có khoa chinh phục lòng người, không tiếc tiền của - chinh tâm vi thượng sách, nên chánh quyền quận Gòi Tà Lập và các sư sãi và giới chức bum sóc gần trại ruộng rất quý mến, coi ông như người đồng chủng.

Ông Hương Tuần xin khai khẩn đất hoang, hai năm đầu hoàn toàn miễn thuế, năm thứ ba có tính thuế, ông khai thác gần hai ngàn mẫu mà chỉ tính thuế có năm trăm mẫu với giá biểu thuế thấp nhứt. Vì vậy dân gian có câu, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, ông Hương Tuần luôn ghi nhớ.

 

Tại quê nhà Bà Bài, đến năm 1946, sau thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945, phong trào Việt Minh đã có tổ chức quy tụ nhiều người. Ông Hương Tuần vốn là người giỏi võ nghệ quen biết nhiều võ sư nổi tiếng ở vùng bảy núi và ở xa như quận Tân Châu. Ông xuất tiền cho người mời các thầy dạy võ về ấp Bà Bài dạy võ cho dân quê để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Các giới chức Việt Minh của huyện Châu Phú có thư khen ông có sáng kiến hay và mời ông giữ chức chủ tịch xã Vĩnh Nguơn, ông lựa lời trì hoản, từ chối.

 

Đến sau Tết Nguyên Đán vào tháng hai năm 1947 cũng là thời vụ lúa sạ đã chấm dứt trước Tết. Nay đến lúc lo chuẩn bị cho vụ mùa kế tiếp, ông do dự, ông có ý định tản cư ra tỉnh lỵ an toàn hơn, may ra còn giữ được đàn bò trên một trăm con và các tài sản khác. Nếu còn ở Bà Bài thì ông sẽ phải nhận chức chủ tịch xã Vĩnh Nguơn, sẽ trở thành kẻ đối nghịch với bà con giòng họ bên vợ ở Nhà Neo, Cống Đồn theo đạo Phật Giáo Hoà Hảo. Sự bất hoà giết lẫn nhau càng ngày càng tàn bạo dã man giữa người theo phong trào Việt Minh và người tôn thờ đạo Phật Giáo Hoà Hảo. Và  sau vụ "Đức Thầy" Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo bị ám hại ở Ba Răng Đốc Vàng, vùng Đồng Tháp Mười năm 1947. Sự căm thù đối nghịch nhau giữa Hoà Hảo và Việt Minh lại càng tăng thêm, họ giết nhau không gớm tay dù là bà con giòng họ khác chánh kiến là không đội trời chung.

Ông Hương Tuần thấy tình hình bất an vì hàng ngày dòng kinh Vĩnh Tế thỉnh thoảng có xác chết bị trói thúc ké nổi trên mặt nước vì hai phe đối nghịch giết qua giết lại.

Ông Hương Tuần có quyết định tản cư ra tỉnh lỵ sẽ an ninh hơn và cũng tới thời điểm hẹn với huyện Châu Phú, ông có giữ chức Chủ Tịch xã Vĩnh Nguơn hay không? Nếu không, ông Hương Tuần sẽ bị cấp lãnh đạo huyện của Việt Minh nghi ngờ ông theo Hoà Hảo, cũng có thể ông bị thủ tiêu cho đi "mò tôm" (chết thả trôi sông) và tài sản của ông cũng sẽ bị tịch thu hay tiêu tan hết...

 

Cuộc đổi đời mới khác lại bắt đầu, qua bao thăng trầm nghèo khổ làm tá điền bị người ta khinh chê đủ thứ vừa lên làm chủ điền và trở thành đại điền chủ trên năm năm. Nay lại phải lìa bỏ quê hương chỗ chôn nhau cắt rún đến sinh sống ở một chỗ mới hoàn toàn lạ lẫm giữa lúc chiến tranh lan rộng ngút ngàn. Và sự giết nhau không gớm tay giữa người Việt với người Việt ngay cả dòng họ bà con vì khác chánh kiến, tín ngưỡng cũng không buông tha.

Ông Hương Tuần mất nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tính tới tính lui, ông chọn con đường phải bỏ ấp Bà Bài tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc vừa an ninh vừa có dịp cho các con nhỏ đi học. Hơn nữa, ông không nhận chức chủ tịch xã của tổ chức Việt Minh thì cũng khó yên thân. Ông âm thầm cho gia đình cô em gái thứ tư, chú em út ở sát cạnh nhà ông biết ngày giờ tản cư. Ông cũng không quên cho đại gia đình ông Chín, cậu ruột ở cạnh bên, dù hai ông bà đã quy tiên, thuộc gia đình khá giả nhứt của ấp Bà Bài, nếu muốn theo gia đình ông tản cư thì ra đi cùng lúc. Ông đi trước, các gia đình đi sau có thể gặp khó khăn, tổ chức Việt Minh sẽ cấm hay chận người dân Bà Bài tản cư đi chỗ khác. Không có dân thì họ làm việc với ai và ai chống lưng cưu mang giúp lương thực, tài chánh cho họ hoạt động.

 

Từ ấp Bà Bài, theo kinh Vĩnh Tế, đến trụ sở xã Vĩnh Nguơn, cách mười cây số, gần đó có lò gạch của bà ba Thân, có sân rộng, cao ráo mùa nước bình thường cũng không ngập. Là chỗ quen biết trước, năm 1945 khi chánh quyền thân Nhựt của tỉnh lỵ Châu Đốc báo động quân Đồng Minh có thể dội bom vào các đơn vị quân sự Nhựt đang chiếm đóng, gần nhà dân. Ba bà Thân cùng con cháu có ông Đốc Thái Văn Thân và vợ chồng hoạ sĩ Lê Trung (chuyên vẽ hình phụ nữ cho các tờ báo Xuân ở Sài Gòn nhiều năm), từ Sài Gòn tản cư xuống Châu Đốc. Nay, lại tiếp tục tản cư một lần nữa theo gia đình bà ba Thân. Nhiều gia đình trong đó có gia đình bà ba Thân, ông Hương Tuần hết lòng giúp đỡ những người tản cư dù ở một hai tháng. Khi quân Nhựt đầu hàng, mọi gia đình tản cư trở lại nhà ở tỉnh lỵ Châu Đốc.

Vì nghĩa tình đó, khi ông Hương Tuần xin bà ba Thân cho phép ông làm chuồng bò tại sân lò gạch vì lúc này, thời chiến tranh, lò gạch cũng ngưng hoạt động. Hàng chục chiếc ghe xuồng của ông Hương Tuần đậu dọc theo bờ kinh Vĩnh Tế gần tới khu trụ sở xã và Đình Thần Vĩnh Nguơn, toạ lạc tại đầu Kinh Vĩnh Tế với sông Hậu. Bờ kinh phía bên kia là vòng đai của tỉnh lỵ Châu Đốc. Ghe xuồng đậu ở khu vực này cũng xa trung tâm tỉnh lỵ, con cháu đi học cũng khó khăn và về đêm lại bất an vì dân quân Hoà Hảo tập dượt, báo động liên tục chuẩn bị đánh với Việt Minh.

Ông Hương Tuần lại đến gặp bà ba Thân, bà có nhà ngói to và có khu vườn cây ăn trái cũng khá rộng. Sau hè là vùng nước sâu, trên ba bốn mẫu tiếp giáp với con kinh nhỏ, vành đai tỉnh lỵ Châu Đốc.  Bên kia là khu đất cúng và gần đó có ngôi chùa của ông Huề (Hoà) Thượng Kỉnh.

 

Nơi đây khi xưa, chánh quyền tỉnh đào lấy đất đắp thành con đường lộ dài trước cửa nhà bà ba Thân, nay thành một vũng nước sâu, có thể đậu vài trăm ghe xuồng thông thả. Nhưng phải có đường đi ra đường lộ, ông Hương Tuần xin phép bà ba Thân cho sử dụng con đường từ sau nhà bà đi ra đường lộ. Bà ba rất tốt bụng, bà cho phép sử dụng, đại gia đình ông Hương Tuần và gia đình của ông Chín đều quy tụ về địa điểm lý tưởng này. Cạnh bên nhà bà ba Thân có một văn phòng, trụ sở quân sự cấp tỉnh của quân đội Cao Đài mới thành lập, có canh gác cẩn thận ngày đêm nên các ghe xuồng tản cư cũng cảm thấy khá an toàn. Nơi này, còn có nhiều gia đình ở các xã khác cũng ở trên ghe xuồng về đây trú ngụ và xin chủ nhà vườn nào đó cho phép đi thông ra với đường lộ.

Cả gia đình ông Hương Tuần sinh sống trên ghe hết năm 1947. Năm sau, ông mua nhà, cách trường tiểu học tỉnh lỵ gần một cây số, các ghe xuồng ông bán hết. Còn đàn bò trên trăm con do hai người chăn giữ. Chẳng may mùa nước nổi năm 1947 quá lớn, đàn bò của ông chết mấy chục con vì thiếu cỏ, nước cao gặp giông bão nhận những con bò yếu sức chết chìm. Một chuyện bất ngờ khác, trong hai người chăn bò có một anh lớn chừng mười tám tuổi tên Ất, anh đã vào bộ đội Việt minh có nhiệm vụ báo cáo các hoạt động của tổ chức dân quân của Hoà Hảo xã Vĩnh Nguơn. Anh Ất thường xuyên lén bỏ trại bò đi vòng đường Núi Sam về ấp Bà Bài báo cáo. Anh bỏ bê chăm sóc nên bò mới chết nhiều như vậy. Sau này, gia đình ông Hương Tuần còn biết thêm, anh Ất cũng có bán rẻ nhiều con bò lấy tiền giúp cho tổ chức Việt Minh ở Bà Bài. Khi đàn bò này hết, anh Ất về lại ấp Bà Bài anh vào bộ đội Việt Minh cho đến ngày anh "hy sinh" tại Ba Chúc vùng Núi Tượng khoảng đầu năm 1950.o2Hi2a Ha3o ma2 ca1i no6i

 

 

Ông Hương Tuần đại điền chủ đã tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc, ông nhớ nghề cũ, nghề làm làm vó gạc và đặt đáy ở khu vực gần tỉnh lỵ do giáo phái Hoà Hào kiểm soát an ninh. Ông Hương Tuần cũng đấu thầu khai thác bắt cá với chánh quyền và đóng thêm tiền ủng hộ cho bộ đội Hoà Hảo, công việc làm ăn cũng suôn sẻ dù không trúng mùa như ở Bà Bài, nhưng ông cũng có tiền vô ra thoải mái.

Ông Hương Tuần rổi rảnh lại nhớ nghề khác là nghề võ, ông liên lạc với ty thanh niên tỉnh cùng hợp sức tổ chức ba đêm "thí võ đài" quy tụ hàng chục võ sĩ ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận, ông chi ra một số tiền làm giải thưởng và chi phí, còn ty thanh niên chịu trách nhiệm xây dựng võ đài, tổ chức trước nhà lồng chợ Châu Đốc.

Ông Hương Tuần còn nhớ đến con trai đầu lòng của ông đã chết lâu rồi, mê đờn ca tài tử. Ông mua giàn hát cải lương hai đêm liên tiếp tại rạp hát duy nhứt của tỉnh - rạp Lạc Thanh. Đêm đầu suôn sẻ cũng đủ tiền chi phí. Đêm thứ hai, đang bán vé gần đến giờ trình diễn, bổng nhân viên bán vé phát hiện có một túi bàng gần chỗ bán vé có lá thư cấm hát đêm nay và còn kèm theo một trái lựu đạn nội hoá. Người bán vé "hô hoán" lên, nhân viên giữ an ninh chạy đến. Những người trong rạp hát biết tin cấm hát đêm nay và có kèm một trái lựu đạn. Khán giả sợ hãi ùn ùn chạy hết ra ngoài trả lại vé. Thế là ông Hương lổ chổng gọng, nhờ có chánh quyền can thiệp, chủ rạp không lấy tiền thuê, đoàn hát cũng chỉ lấy một phần ba giá trong hợp đồng vì ngoài ý muốn tiên liệu của người thuê bao giàn. Thế là chỉ một mảnh giấy nhỏ hăm doạ và trái lựu đạn lại giả đã mua mảo trọn đêm hát cải lương mà ông Hương Tuần thường kể lại cho con cháu nghe biết.

 

Cũng vì tính rộng rãi, chịu chơi của ông Hương Tuần có nhiều người thương mến cho nên khi ông bị nhân viên công an chìm của tỉnh (thời Pháp thuộc hay Đệ nhất VNCH, ngành cảnh sát đặc biệt sau này, thời đó gọi là ngành công an - ty công an song hành với ty cảnh sát tỉnh) báo cáo là ông Hương Tuần đã làm chủ tịch xã Vĩnh Nguơn của tổ chức Việt Minh. Họ lại quên vì ông sợ nắm chức chủ tịch xã của Việt Minh nên ông phải tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc. Và cả gia đình ông đã nhập môn vào đạo Cao Đài khi nhà ông mua nhà nằm trong châu vi của đạo Cao Đài.

Khu châu vi này, chánh quyền cấp một khu đất trên dưới bốn mẫu, đất trống cạnh trường Nam Tiểu học tỉnh lỵ. Sau này, châu vi Cao Đài giải tán, khu đất đó xây lên ngôi trường trung học Thủ Khoa Nghĩa cho đến hiện nay và cả ngôi trường bán công Nguyễn Hữu Cảnh nằm trọn trong châu vi đạo Cao Đài.

Khi ông Hương Tuần bị công an tỉnh bắt, gia đình ông trình lên các vị chức sắc lớn nhứt của Cao Đài cả bên đạo và bên ngành quân sự. Hai cơ quan này đứng ra bảo lãnh, ông bị nhốt chưa tới một tuần đã được xe công an đưa về đến tận nhà.

Sau này ông cho biết, khi ông bị bắt trong túi có một số tiền. Ông móc tiền cho từng người trách nhiệm giam giữ ông kể cả những người hỏi cung, lúc ông chưa bị giữ hết giấy tờ và tiền bạc. Ông đúng là đại gia chịu chơi nên không bị tra khảo gì hết, ông muốn ăn món gì có nhân viên giúp mua cho ông. Thường một người dân bị công an bắt điều tra về tội hoạt động cho Việt Minh, bị đủ thứ cách điều tra hành thân xác, cho đi tàu bay, chạy điện, cho uống nước bằng mũi để moi lời khai...

 

Ông Hương Tuần được ty công an tỉnh thả ra, ông về nhà nghỉ ngơi trọn ngày. Hôm sau ông đến cám ơn Ngài Khâm Châu Đạo và ông chỉ huy trưởng quân đội Cao Đài tỉnh Châu Đốc, hai giới chức cao cấp cấp nhứt trong đạo. Ông Hương Tuần mời chiều thứ bảy tuần đó đến dự với gia đình một bữa tiệc chung vui và cám ơn của ông thoát cảnh tù tội oan. Ông Chỉ Huy Trưởng Cao Đài của tỉnh Châu Đốc cũng từng làm con nuôi ông Hương Tuần, mới tâm tình:

- Ba phải đi khỏi tỉnh Châu Đốc một thời gian để tránh cảnh Ba sẽ bị bắt lại, phải tốn nhiều tiền mới ra khỏi trại giam, thời nầy ai có tiền của nhiều chưa chắc yên thân. Tốt hơn hết, Ba về Toà Thánh Tây Ninh lánh nạn vài năm cho ty công an tỉnh quên Ba đi. Sau Ba trở về cũng an toàn hơn.

 

Thế là, ông Hương Tuần có cuộc đổi đời mới, ông về sống ở Tây Ninh, ông lại có cái khổ thân khác. Ở vùng thánh địa, các tiệm ăn, chợ búa không bán thức ăn mặn mười ngày ăn chay chánh thức trong tháng mà ông Hương Tuần lại ăn chay chao tương và rau. Sau này ông nói, ông cố gắng ép mình trong khuôn khổ giữ ngày chay như mọi tín hữu khác, được ba tháng, ông chịu hết nổi. Ông đi xuống Sài Gòn tìm việc gì làm mưu sinh để trốn cảnh ăn chay, tín hữu Cao Đài về sống tại vùng thánh điạ do đạo quản lý phải tuân thủ quy luật của đạo. Nhiều gia đình ăn chay trường cả nhà, còn chuyện ăn chay mỗi tháng mười ngày là chuyện nhỏ, bình thường. Ông Hương quen trường mặn nay đụng với trường chay hay mười ngày chay, ông đầu hàng, chém vè tìm đất sống khác.

 

Không biết, ông Hương Tuần rủi hay may vì ông sống ở Sài Gòn lại có phòng nhì. Ông thường tới lui khu buôn bán sầm uất nhứt là vùng cầu Ông Lãnh và vùng cầu Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn, có người giới thiệu với ông một bà gốc người Hoa - Triều Châu, quê ở Sóc Trăng, chủ một vựa bán lu, khạp. Ông đầu quân giúp việc cho bà chủ này, bà cũng ngoài ba mươi tuổi, sành đời, cũng có trải nghiệm tình trường, nay bà sống một mình.

Ban đầu ông làm xong việc về nhà trọ nghỉ, sau bà chủ cho ông ngủ tại vựa khỏi phải trả tiền ở trọ nữa và có nhiệm vụ sau giờ làm việc ở lại trông luôn tài sản của vựa. Ban đầu ở lại ngủ chỉ có một mình. Vài tháng sau, bà chủ vựa, một đêm trăng sao vằng vặc, bà nói tối nay bà cũng ngủ tại vựa vì nhà bà thuê đã hết hạn. Một vài đêm đầu, bà chủ, ngủ phòng riêng có tiện nghi dành cho người trông nom. Ông Hương tuần phải dùng ghế bố xếp ngủ ngoài chỗ đặt văn phòng.

 

Một buổi chiều thứ bảy, bà chủ vựa bán được nhiều sản phẩm có lời khá, bà đến nhà hàng mua nhiều món ăn ngon và mua một chai rượu chát Bordeaux của Pháp đúng "gu" ông Hương Tuần rất thích mà bà giả bộ hỏi ông thích uống rượu gì từ ban sáng.

Làm một cú bất ngờ, chiều đi ra khỏi vựa sớm, bà đi thẩm mỹ viện làm tóc, trau chuốt lại dung nhan. Ông Hương Tuần làm việc hết giờ, đóng cửa lại, đi tắm gội, cũng tình cờ ông thay bộ pyjama mới mà bà chủ mua biếu ông và khen ông làm việc giỏi cách hai ba ngày trước. Ông chuẩn bị nhóm lửa nấu cơm chiều, bà chủ về tới, bảo ông dẹp cái vụ nhóm lửa làm bếp vì bà có mua nhiều thức ăn ngon và một chai rượu vang Bordeaux đãi ông chiều nay. Ông Hương tuần vừa vui vừa quá bất ngờ, vô tình ông mặc bộ pyjama mới cáu cạnh do bà chủ tặng, bà ngắm và khen ông đẹp.

Ông có linh cảm có chuyện gì quan trọng sắp xảy ra. Ông thấy bà đi thẩm mỹ viện làm lại tóc, tân trang lại nhan sắc thêm trẻ trung thu hút, ông đoán có thể bà sẽ đi dự tiệc cưới ở đâu đó. Bà chủ quý mến ông, nên chiều nay đãi ông ăn những món ngon của nhà hàng.

Bà chủ nhờ ông mang ra một cái bàn nhỏ, bà đưa một tấm trải mặt bàn cho ông và bà cũng có đặt mua một bình hoa tươi cũng vừa mang tới, nhờ ông trang trí bàn ăn. Bà cũng có mua chén dĩa ly tách mới cho hai người ăn. Bà nhắc khéo, ông muốn sắp xếp bàn và thức ăn thế nào cũng được, chừng nào làm xong, ông vào buồng bà, giúp một tay trang trí bông hoa, đèn màu và trải ra mới cùng hai cái gối mới. Tới lúc đó, ông còn tưởng bà sẽ rước một bạn tình nào đó về đây. Hai người cùng làm mọi việc xong xuôi, ông đi rữa tay, ra bàn ăn ngồi chờ. Từ trong phòng bước ra, bà vận bộ xườn sám mới tinh, nước hoa thơm phức đập vào mũi, ông cũng cảm thấy ngây ngất. Dáng đi của bà chủ vừa khoan thai, đẹp vừa quý phái, bà đi lại ôm ông Hương Tuần và thủ thỉ:

- Em yêu anh từ ngày anh mới tới đây làm việc, bà rất tế nhị không dùng từ giúp việc, anh sống cô đơn một mình, còn em bị tình phụ, em cũng sống cô đơn mấy năm rồi. Đêm nay hai chúng mình hết cô đơn, sống cùng nhau, ngủ chung một giường, vui buồn có nhau. Chúng ta xem là đêm tân hôn cũng có rượu giao bôi, động phòng hoa chúc. Em mời anh khui rượu chúng mình sẽ uống hết chai rượu tình cảm này cùng vui trọn đêm nay.

Ông Hương Tuần đã xa vợ hơn hai năm, chuyện ân ái cũng đòi hỏi mà ông phải đè nén. Nay có phụ nữ trẻ đẹp lại là chủ vựa, ông chỉ là người làm công mà đươc bà chủ chiếu cố yêu thương mời gọi động phòng sống chung bên nhau , làm sao ông có đủ can đảm từ chối dù ông yêu thương vợ có đến mười một người con.

 

Mấy tháng sau, bà cho biết đã cấn thai và bà muốn mang vốn về quê ở Sóc Trăng kinh doanh vì sanh con ở Sài Gòn, chỗ vựa lu quá chật hẹp, có con nhỏ còn có người giúp việc thiếu chỗ ngủ.

Hai ông bà về quê Sóc Trăng sống vùng kho dầu và nơi có nhiều lò làm bún, sát cạnh nhà bà chị ruột. Ông bà cũng khai trương lò làm bún khá lớn cũng một thời nổi tiếng. Ông bà cũng thay chỗ ở vài lần nữa. Nhưng, chỗ ở chánh là nhà ở vùng kho dầu Sóc Trăng và ông bà đều khoẻ mạnh sanh một lèo thêm năm con, ba trai hai gái.

 

Bà vợ thuộc hệ chánh quy có mười một con, bà vợ thuộc hệ phụ trợ, có năm đứa. Ông Hương Tuần quá tài làm ruộng giỏi, làm nghề cá giỏi và nghề làm tài công lái hai tàu cũng thuộc loại siêu giỏi, có đàn con mười sáu người của cả hai bà, vợ lớn vợ nhỏ đều là vợ cả.

Ông qua đời tại quê hương ông ở Châu Đốc trước năm 1975, chấm dứt một thời oanh liệt của ông Hương Tuần đại điền chủ ấp Bà Bài. Tài sản ông Hương Tuần để lại 16 đứa con của hai dòng, dòng chánh còn một con trai duy nhứt gần 90 tuổi trong 11 anh chị em. Dòng phụ có năm người mất ba trai trong đó có một thương phế binh QL/VNCH vừa qua đời năm 2022, hai con gái đã qua tuổi 70./.

Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ (1.10.2023)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TRẠI RUỘNG ÔNG HƯƠNG TUẦN _ Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ

xxx


TRẠI RUỘNG ÔNG HƯƠNG TUẦN

                                                                  Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ

 

Từ bé, bảy tám tuổi, tôi đã có thắc mắc, cùng làm nghề chuyên canh tác ruộng lúa trên đất Miên, chỗ đặt cơ ngơi, bản doanh phụ trách quán xuyến việc canh tác của người Pháp gọi là đồn điền như gọi các đồn điền cao su, cà phê... Ông Hương Tuần, còn gọi là ông Hai điền chủ ấp Bà Bài cũng canh tác giống như người Pháp, chỗ làm việc của ông gọi là trại ruộng như hạ thấp giá trị.


H: Ông Hương Tuần đại điền chủ ấp Bà Bài - ông sanh 1898

Người dân quê Việt Nam tại các xã gần trại ruộng của ông Hương Tuần, sát biên giới gần với Việt Nam, cách khoảng ba bốn cây số và cách ấp Bà Bài ở hướng kinh Vĩnh Tế, cũng có cùng biên gới với đất Miên, xa trên mười cây số, người ta không gọi là đồn điền mà gọi là trại ruộng của ông Hương Tuần. Dù ông Hương Tuần có đất canh tác nhiều hơn của người Pháp, ngoài ruộng lúa của ông, ông còn là đại diện chủ điền, thầy thông phán năm Khải ở Châu Đốc mà người dân cũng cứ gọi là trại ruộng ông Hương Tuần, không bao giờ gọi là đồn điền.

Danh từ đồn điền như dành cho người Pháp, ở vùng Cờ Đỏ, Cần Thơ hay nhiều vùng khác cũng chuyên canh ruộng lúa. Còn người Việt thì phải gọi là trại ruộng khi canh tác quy mô cách xa nhà. Trại ruộng của ông Hương Tuần, cách chừng hai cây số, người Pháp khai khẩn đất canh tác ruộng lúa cũng trên một ngàn mẫu, họ có xây dựng một ngôi nhà sàn to vững chắc tại vùng gò cao và còn đắp nền nhà thêm cao, chung quanh có xây tường giữ đất, cách mặt đất ruộng trên hai mét, cho nên nhân viên phụ trách canh tác ở được cả mùa nước nổi.

Lớn lên, tôi có suy nghĩ, có lẽ vì người Việt xây dựng lán trại sử dụng trong sáu bảy tháng, chỗ ở và làm việc của ông Hương Tuần có tính tạm thời "dã chiến". Xây cất lán trại từ tháng chín tháng mười âm lịch nên không được gọi là đồn điền? Ông chỉ xây cơ ngơi cho thợ cày bừa và gia đình nhỏ của ông có chỗ nghỉ ngơi, làm việc và dự trữ thực phẩm, hay làm nhà kho bảo quản nông cụ... đến tháng năm âm lịch sẽ dở, dọn sạch cơ ngơi mang về Bà Bài. Đến mùa khô năm sau lại dựng lán trại mới cho thợ cắt gặt lúa có chỗ ngủ, nghỉ ngơi, từ cuối tháng chín. Khi cắt gặt lúa, phơi phóng xong bán cho các "chành" chủ vựa lúa gạo ở Chợ Lớn, nghỉ xả hơi một hai tuần vào dịp Tết Nguyên Đán và sẽ tiến hành sang khâu chuẩn bị đất canh tác cho mùa lúa năm sau.

 

Khi đồng cỏ thật khô ráo vào mùa nắng gắt, chủ điền phải tổ chức đốt sạch cỏ chuẩn bị đất canh tác cho mùa tới. Cả ngàn mẫu cũng phải có khâu đốt cỏ khô thật kỹ mất vài tuần, vừa giết cỏ và cũng vừa dùng tro đốt đồng (đốt cỏ) làm phân lót cho cho cây lúa non lên tốt tươi là hoàn thành nhiệm vụ mùa sạ lúa.

Nước giựt, đồng ruộng vùng đất cao khô trước, lúa chín vàng đồng là đến thời vụ thu hoạch,  gặt trước. Có đến năm bảy chục hay nhiều hơn thợ gặt ở các xã xa hay gần đến xin chủ ruộng cho họ gặt lúa trả tiền công bằng lúa. Công việc đồng áng, canh tác lúa sạ, mỗi năm chỉ một vụ và ruộng lúa không có chăm lo hay bón phân gì cả vì nước lên ngập tràn đồng. Vùng đất thấp nước lên đến trên dưới ba mét, lúa cũng cố sống vươn lên theo nước, nên có từ là lúa nổi mà người Pháp gọi là "le riz flottant". Khi nước giựt xuống cũng là lúc hạt lúa "ngậm sữa", từ từ lúa chín vàng khi nước đã rút cạn khô đất. Lúa chín vàng nằm trường dài trên mặt đất, cọng lúa dài trên hai ba mét. Còn các vùng đất thấp, trũng, dù còn nước, không cao, chỉ nửa "ống quyển" hay cao hơn vẫn phải cắt, nếu không, hạt lúa bị ngâm nước lâu sẽ bị úng, mục. Các mảnh ruộng còn nước cắt rất khó và cắt bỏ sót lúa cũng nhiều, giúp cho người đi mót lúa thu hoạch nhiều lúa hơn các ruộng khô ráo.

Công việc đồng áng của các ruộng lúa sạ, nhà nông không phải chăm lo nước, bón phân, làm cỏ, be bờ mà có trời đất lo hết. Vì vậy, làm ruộng lúa sạ phải có diện tích lớn hơn nhiều các ruộng lúa cấy và luôn phó thác cho thời tiết, trời đất. Những năm mưa thuận gió hoà, nước lên từ từ lúa vượt theo kịp, lúa ít chết nên thu hoạch sẽ cao hơn các năm nước lên nhanh và mưa giông nhiều.

 

Trại ruộng của ông Hương Tuần thường cất hai dãy nhà, lán trại đối mặt nhau, hàng chục căn nho nhỏ mỗi dãy, giữa hai dãy nhà là một cái sân to dùng làm nơi vui chơi giải trí cho mọi người, cạnh bờ kinh Cả Hàng (thời chiến tranh quốc cộng, vùng này là mật khu của VC, có tài nguyên thiên nhiên như vô tận). Sâu vô một chút là sân lúa chuyên dùng bò đạp lúa và có chỗ giê lúa cho sạch cỏ, lúa lép, bụi đất... Lúa sạch chờ đợi bán, gom lại thành nhiều đóng, cứ để giữa trời, vì là mùa nắng sẽ không có mưa nên không phải che đậy gì hết.

Trại ruộng của ông Hương tuần, đến mùa cày bừa có ba bốn chục thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Mọi người ra đồng sớm, từ tờ mờ sáng khoảng năm giờ, các thợ cày bừa đã ăn cơm sáng xong thật no và còn mang theo cơm khi bụng đói ăn "dặm". Mỗi người mỗi việc theo chỉ tiêu và địa điểm làm việc kế cạnh nhau. Qua mười hai giờ trưa hay trể lắm là một hai giờ, họ hoàn thành công việc, dẫn bò, trâu giao cho người chăn, về lán trại. Bò trâu được dẫn đến ao, bàu cho bò uống nước và ăn cỏ quanh vùng còn có cỏ. Và trâu phải có đủ nước để dầm (trầm) mình tránh nóng nắng. Cày bừa vẫn để trên ruộng, ngày mai sẽ tiếp tục công việc. Thợ cày bừa về lán trại, ăn cơm trưa xong, mọi người tìm cho mình một giấc ngủ ngon ba bốn giờ.

Sau khi mọi người đã nghỉ trưa rồi, họ tụ năm tụ ba chơi cờ tướng hay vài trò chơi giải trí khác. Hầu hết các thanh niên khoẻ mạnh thích chơi thể thao - đá banh. Ông Hương Tuần thành lập hai đội banh, chân đất, không giày, thường giao đấu mỗi ngày, mỗi đội gần hai mươi người, ông có mua sắm quần áo đồng phục khi đội banh của ông giao đấu với các đội của người Miên thuộc quận Gòi Tà Lập, tỉnh Ta Keo, đấu tại quận lỵ hay tại trại ruộng, cách xa hơn bốn cây số.

 

Năm đầu khai khẩn đất hoang khoảng năm trăm mẫu với sáu đôi bò, hai đôi trâu, có mướn thêm nhiều đôi bò, trâu cùng với thợ cày tiếp giúp.

May cho ông Hương Tuần, năm ra quân làm chủ điền đầu tiên ông trúng mùa, ông mua thêm năm sáu đôi bò và hai đôi trâu cũng như giao cho chú Bảy Búp chỉ huy tập dượt, huấn luyện thêm trâu bò vừa lớn lên trong khâu bừa chừng một tháng cho bò trâu quen mang ách, có xỏ mũi có dây "dàm" điều khiển biết đi sang trái phải hay đi thẳng. Đất bừa dành cho bò trâu mới "vào nghề" rất khó điều khiển đi đúng đường, luống bừa. Dù đường luống bừa có cong queo cũng không sao, còn cày, trâu bò phải biết đi đúng sự điều khiển, luống cày thẳng tắp...

 

Xin nói qua một chút về chú bảy Búp, thuộc gia đình anh em đông, nhà nghèo, lớn tuổi hơn anh hai Đại, con trai cả của ông Hương Tuần, bốn năm tuổi, chú là người giúp việc đồng áng cho ông Hương Tuần từ ngày còn là tá điền. Ông Hương Tuần quý mến chú coi xem như người em trong gia đình, ông giúp đỡ gia đình chú nuôi mấy đứa em nhỏ có đủ cơm ăn áo mặc. Ông Hương Tuần còn truyền nghề võ cho chú. Những đêm trăng sáng cũng giúp cho gia đình và bà con lân cận thưởng thức màn đấu võ giữa ông Hương Tuần và chú bảy Búp đủ các bài bản: quyền, côn, đao, kiếm cũng giúp cho mọi người có dịp  thưởng  thức giải trí. Các thanh niên trai tráng còn nhỏ cũng bắt chước luyện tập võ nghệ để phòng thân. Chú Búp có sức khoẻ số một trong ấp, chú huấn luyện bò trâu cày bừa, con nào dở chứng không làm theo đúng cách của chú. Chú dùng tay không nện vào đầu vào lưng trâu bò làm chúng khiếp sợ phải khuất phục.

Đến năm 1947, gia đình ông Hương Tuần tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc, chú bảy Búp ở lại Bà Bài và theo bộ đội Việt Minh. Đến năm 1975, chú bảy Búp lúc bấy giờ cũng khoảng trên 60 tuổi với chức Huyện Uỷ Viên Huyện Châu Phú có đến nhà ở Châu Đốc tìm thăm gia đình ông Hương Tuần mà ông bà theo con trai ở Sài Gòn.

 

Phải nói, ông Hương Tuần từ sau ngày con trai đầu lòng mất, ông luôn gặp từ may mắn này đến may mắn khác, mọi công việc đồng áng, ông đều làm theo sáng kiến ý nguyện của con ông. Khi có điều gì trục trặc khó giải quyết, ông thầm cầu nguyện hương hồn con ông về phù trợ giúp ông thêm sáng suốt giải quyết tốt đẹp. Năm đầu, ông khai khẩn đất hoang khoảng năm trăm mẫu, năm sau lên đến ngàn mẫu. Qua đến năm thứ ba, ông canh tác trên dưới hai ngàn mẫu.

Ông Quận Trưởng Gòi Tà Lập và các quan chức có trách nhiệm đo đạc, tính thuế đất cùng tháp tùng ông Quận Trưởng đến "tham quan" trại ruộng của ông Hương Tuần. Ngoài ra còn có một đội banh người Miên của quận có khoảng hai mươi người cùng đi theo để đấu giao hữu với đội tuyển của Trại Ruộng ông Hương Tuần.

Ông Hương Tuần chơi ngon làm thịt một con bò "xà co" - bò cũng lớn mà chưa dùng cày bừa và một con heo to trên trăm ký. Một công hai việc vừa đãi khách vừa có thêm mỡ, xương, thịt để dành "ăn độn" với cá, lươn hàng ngày, thay món ăn. Ông còn mua năm tỉn rượu lớn cũng vừa đãi khách Miên cũng vừa để dành cuối tuần, ông tưởng thưởng đội banh thắng vài lít, đội thua cũng được an ủi một lít, tuỳ rượu dự trữ còn nhiều hay ít.

Ngoài thức ăn do khâu nhà bếp lo, các thợ cày bừa, có nhiều anh nhân có buổi trưa và chiều nghỉ ngơi cũng khỏe ra,  xách nôm hay chỉa lươn đi ra các đìa "lạn" (cạn) hay cạnh bờ kinh gần lán trại nôm hay "xom" chỉa bắt lươn. Chỉ bỏ ra chừng một tiếng, hai ba người cũng bắt cá lươn hơn chục ký. Chỗ nào có nước là có cá, chỗ nào có hang ở vùng đất thấp bùn sình thì có lươn nhiều vô số, tha hồ mà bắt. Chiều nào nôm được nhiều cá lóc lớn thì có thêm món cá lóc nướng trui, ông hương Tuần cũng cho thêm vài lít rượu có mồi cá nướng đưa cay, tối sẽ có giấc ngủ thêm ngon.

 

Công việc đồng áng, cày bừa cho mùa tới bắt đầu sau Tết Nguyên Đán, miệt mài, quần quật làm tới cuối tháng tư hay đầu tháng năm, có mưa sạ lúa xong là hết công việc.

Nghỉ trên dưới năm tháng vì mùa nước nổi, ngập lêu bêu cũng là cách làm thêm nghề đánh bắt cá. Nếu trúng mùa cá thì lại càng khá, giàu hơn làm ruộng quá cực nhọc dang nắng chói chan, lội bùn sình vất vả. Còn nghề "hạ bạc" có tính chuyên môn, quy mô có chuẩn bị trước chu đáo đánh bắt cá bằng vó gạc, xây rọ, đặt vài cái "đáy", chỉ cần hai ba tháng mùa nước, lợi tức thu được gặp năm trúng mùa cá, sẽ gắp nhiều lần hơn là làm ruộng cả ngàn mẫu lúa sạ.

Cái may mắn nhứt của ông Hương Tuần, từ làm tá điền sang chủ điền (vài trăm mẫu) và lên đại điền chủ (trên ngàn mẫu) chỉ mất có có ba năm sau ngày con trai đầu lòng của ông mất. Nếu người khác, thường phải mất một chục hay vài chục năm mới ngoi từ tá điền lên chủ điền. Cả ba năm liên tiếp, ông đều trúng mùa lúa sạ lại trúng luôn mùa cá. Cá linh nhiều đến nổi các ghe mua cá về làm nước mắm không tài nào chở hết liên tiếp, chỉ trong vòng hai ba tuần. Ông Hương Tuần lo sợ "bể", rách vó gạc nên phải gạc bắt cá liên tục không dám chậm trể. Cá nhiều quá bán không hết, làm mắm không kịp, đành phải mang lên đổ cả mấy trăm thước vuông phơi khô cá linh để làm phân bón cho việc trồng thuốc lá và hoa màu.

Bà Hương Tuần, có hai cô gái cũng con nhà nghèo phụ giúp, nuôi hàng chục con heo và hai bày gà vịt hàng trăm con chỉ cho ăn toàn cá và rau muống hàng ngày, gia súc mau lớn lại bán có thêm tiền. Nghĩa là ông Hương Tuần vừa trúng mùa lúa vừa trúng mùa cá còn trúng mánh nuôi gia súc mau lớn mà chẳng tốn tiền mua thức ăn cho chúng. Còn mắm cá linh mướn người làm cả mấy chục lu khạp cũng tha hồ mà bán khi hết mùa cá, hốt bạc. Vì vậy, ông Hương Tuần phất lên quá nhanh. Đồng tiền cũng biết nịnh, người giàu lại làm có thêm tiền quá dễ, còn người nghèo, đồng tiền cũng chạy trốn, kiếm tiền từ đồng từ cắc cũng quá khó khăn vất vả.

 

Đến năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, mùa lúa, mùa cá năm đó và năm 1946 cũng diễn tiến khá bình thường. Nhưng, ông Hương Tuần không còn hứng thú làm ăn như các năm trước, ông canh tác lúa chỉ có một nửa diện tích vì có triệu chứng dân Miên nổi khùng "cáp duồn", đòi lại đất. Tình thế chánh trị lúc bấy giờ của ba nước Đông Dương Việt Miên Lào đã thay đổi. Đến năm 1947, ông Hương Tuần chỉ còn làm ruộng chừng vài trăm mẫu phía bên đất Việt Nam và một ít vùng đất thấp không có cày mà chỉ bừa là sạ được lúa ở trên lãnh thổ Miên.

Ba vụ mùa năm 1945, 1946 và đặc biệt năm 1947 đến lúc thu hoạch vô cùng nguy hiểm khó khăn. Các thợ gặt, cắt lúa xong gom lại thanh từng đống cho nhiều người mang các cái "cộ" kéo lúa về phần đất Việt Nam mới đạp lúa lấy hạt. Nếu lúa để lại qua đêm thì người dân Miên họ tự động đến gom lấy hết vì họ nói là đất của họ, người Việt canh tác lúa bất hợp pháp. Nhiều cuộc cải vả đánh nhau đến đổ máu. Ban đầu chỉ dùng tay hay đòn gánh choảng nhau. Sau người Miên mang cả kiếm đao, mã tấu, cây tầm vông vạt nhọn, đi đông nhiều tốp, ngang nhiên đến thu nhặt hết lúa trên đất họ. Lúa chưa cắt, người dân Miên "không hưởn" đi cắt, lo đi nhậu, đợi người Việt cắt xong gom thành đống, người Miên có võ trang dao gậy với số đông áp đảo dùng xe bò, cộ đến chở hết lúa về sóc. Người Việt chỉ có đứng nhìn họ lấy lúa mà buồn tủi nuốt giận.

 

Cái độc ác của chế độ thực dân Pháp khi trở lại cai trị ba nước Đông Dương lần thứ hai từ năm 1946 (đến năm 1954 khi có Hiệp Định Genève chia cắt nước Việt Nam làm đôi), Pháp tiếp tay  khuấy động sự bất an vốn ầm ĩ của người dân Miên tại các tỉnh vùng biên giới và các tỉnh có nhiều người Miên sinh sống ở miền Tây như tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Châu Đốc... quân Pháp dễ chiêu mộ tân binh. Thời điểm sự hận thù chủng tộc khơi dậy, hai dân tộc Miên Việt lo đánh nhau mà quên sự trở lại của quân Pháp. Từ đó nẩy sinh ra nạn "cáp duồn" (cáp là chặt, cắt, duồn là người Việt Nam), người Miên đòi lại đất ở Miền Tây, giết và đốt nhà của người Việt gần bum sóc của họ và họ cũng bị đáp trả. (Trong tập truyện trường thiên tiểu thuyết Chú Tư Cầu của Lê Xuyên mô tả tỉ mỉ vụ vợ của Tư Cầu là cô Thơm bị nạn cáp duồn, chết bi thảm. Người Miên bắt Thơm hãm hiếp đến chết trước mắt chồng Tư Cầu đang núp trốn gần đó, trên đường đưa tiển vợ về quê thăm cha mẹ trong sóc. Thật trớ trêu, cô Thơm lại là gốc người Miên - Nhà xuất bản Tiếng Vang Sacramento tái bản Chú Tư Cầu năm 2006).

Năm 1947, khi thu hoạch vụ mùa xong trước Tết Nguyên Đán nếu ông Hương Tuần không có ý định tản cư xa quê hương Bà Bài, ông còn tiếp tục canh tác hàng ngàn mẫu lúa sạ là năm thứ sáu, ông phải bắt tay vào việc cho vụ mùa tới. Ông Hương Tuần đã là đại điền chủ và còn là nhà khai thác nghề hạ bạc tài giỏi, chuyên xây rọ, đặt vó gạc quy mô ven kinh Vĩnh Tế hay các con rạch lớn mà phải đấu thầu với chánh quyền tỉnh với một cái giá tượng trưng, nhẹ nhàng. Cả hai xã Vĩnh Nguơn và Vĩnh Tế hay các xã lân cận không có ai tranh chấp, đấu thầu về vụ đánh bắt cá quy mô lớn, vùng Bà Bài là chỗ có nhiều cá nhứt trên kinh Vĩnh Tế. Vì họ thiếu dụng cụ, thiếu kinh phí và kể cả tay nghề. Ông Hương Tuần làm nghề đánh bắt cá đã quen nghề hàng chục năm, từ làm ăn nhỏ cho đến năm năm gần đây, ông có vốn nên khuyếch trương nghề cá làm ăn lớn, giao thiệp rộng và may cho ông năm nào cũng đều trúng mùa cá và trúng luôn mùa lúa nên ông phất lên quá nhanh, từ một tá điền, bị chủ điền chê nghèo không chịu kết tình thông gia. Nay, ông là một đại gia như từ hiện nay người ta gọi các người giàu có.

Ông Hương Tuần tốt bụng, rộng rãi thường trợ giúp những người bần hàn cơ cực nên ông có  nhiều con nuôi, em nuôi thường đến nhờ ông giúp đỡ vay mượn tiền bạc hay phương tiện làm ăn. Dưới bến, bờ kinh Vĩnh Tế, trước cửa nhà, xuồng ghe của ông có đến hàng chục chiếc từ xuồng ba lá, xuồng lườn, ghe lườn (xuồng lườn và ghe lườn hình dáng giống nhau. Cái khác là xuồng lườn nhỏ hơn chỉ sử dụng dầm, bơi xuồng. Còn ghe lườn thì rộng dài hơn có hai chèo hoặc bốn chèo và có ghe lườn lớn có đến sáu chèo), ghe cà vom, ghe chài nhỏ cho đến hai chiếc ghe đua, xuồng đua, ghe đua có đến 12 chèo, xuồng đua, chỉ bơi bằng dầm cũng trên mười thanh niên. Hai ghe xuồng đua chuyên dùng trong các đám cưới, ông rộng rãi cho mượn không những trong hai xã Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế và đôi khi còn cho mượn ở các xã xa như Nhơn Hưng, vùng Cây Mít và ở quận lỵ Tịnh Biên.

Ở nhà quê vùng sông nước, phương tiện di chuyển chỉ bằng xuồng, ghe, nhà nào có xuồng ghe nhiều là nhà khá giả hay giàu có, tương tự như ở thành thị nhà nào có nhiều xe hơi cũng biểu lộ sự giàu có. Biểu lộ thứ hai, nhà nào có nhiều lu, khạp để quanh nhà, đặc biệt là có nhiều lu to lớn nhứt gọi là mái vú. Nhà ông Hương Tuần có trên hai mươi cái lu khạp (khạp nhỏ hơn lu và lớn hơn hủ) dùng để chứa đựng mắm và ông cũng để dành riêng hai ba cái mái vú chứa nước mưa để ông sử dụng trong việc nấu nước sôi pha trà.

Trên mặt các lu mắm, nước muối có pha lẫn với nước đã muối cá, đổ đầy trên mặt lu khạp khi mắm đã có đầy trong lu và có những tấm đệm trải trên mặt mắm cài, gài chặt không cho nước muối thắm xuống mắm. Nhà bếp dùng nước "mắm" loại nước muối này như là loại hai dùng trong khâu kho cá. Còn nước mắm "ăn sống" hay dùng làm nước chấm phải có chất cá - chất đạm nhiều, dịu hơn không xẳng vì loại nước mắm này đã qua quá trình từ trong con mắm chảy ra bằng một cái vòi của các thùng mắm. Hay cách khác làm nước mắm dùng làm nước chấm, lấy hết các nước trong mắm tiết ra khi đến khâu trộn "thín", chao đường, người ta nấu sôi để nguội đổ lên mặt các lu khạp mắm như là cách dự trữ lâu ngày, làm cho nước mắm thêm ngon. Dân quê dù ít học, nhưng họ luôn có tinh thần cầu tiến học hỏi và luôn có đầu óc sáng tạo "phát minh" những cách mưu sinh độc đáo mà người có học cũng chưa hề biết.

 

Hai đội banh của trại ruộng ông Hương Tuần chỉ tuyển lại còn một đội khi giao đấu với các đội banh Miên của quận Gòi Tà Lập hay bum sóc lớn có đội banh mời lên đấu giao hữu. Mỗi vụ mùa lúa, có chừng ba hay bốn lần, đội banh của trại ruộng cũng mang chuông đi khua ở xứ người và cũng có thể nói là các trận đấu giao hữu quốc tế Việt Miên. Và ông Hương Tuần cũng có mời các đội banh Miên đến trại ruộng của ông đấu giao hữu một hai lần vì thiếu khán giả cổ võ cho thêm vui hào hứng. Mỗi lần ông Hương Tuần đưa đội banh lên Miên đấu giao hữu, ông thường cho người dẫn một con bò biếu tặng trước cùng với một số tiền giúp mua thêm các gia vị, rượu và nguyên liệu cần thiết cho bữa ăn của hai đội banh có bữa ăn uống no say. Ông Hương Tuần có khoa chinh phục lòng người, không tiếc tiền của - chinh tâm vi thượng sách, nên chánh quyền quận Gòi Tà Lập và các sư sãi và giới chức bum sóc gần trại ruộng rất quý mến, coi ông như người đồng chủng.

Ông Hương Tuần xin khai khẩn đất hoang, hai năm đầu hoàn toàn miễn thuế, năm thứ ba có tính thuế, ông khai thác gần hai ngàn mẫu mà chỉ tính thuế có năm trăm mẫu với giá biểu thuế thấp nhứt. Vì vậy dân gian có câu, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, ông Hương Tuần luôn ghi nhớ.

 

Tại quê nhà Bà Bài, đến năm 1946, sau thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945, phong trào Việt Minh đã có tổ chức quy tụ nhiều người. Ông Hương Tuần vốn là người giỏi võ nghệ quen biết nhiều võ sư nổi tiếng ở vùng bảy núi và ở xa như quận Tân Châu. Ông xuất tiền cho người mời các thầy dạy võ về ấp Bà Bài dạy võ cho dân quê để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Các giới chức Việt Minh của huyện Châu Phú có thư khen ông có sáng kiến hay và mời ông giữ chức chủ tịch xã Vĩnh Nguơn, ông lựa lời trì hoản, từ chối.

 

Đến sau Tết Nguyên Đán vào tháng hai năm 1947 cũng là thời vụ lúa sạ đã chấm dứt trước Tết. Nay đến lúc lo chuẩn bị cho vụ mùa kế tiếp, ông do dự, ông có ý định tản cư ra tỉnh lỵ an toàn hơn, may ra còn giữ được đàn bò trên một trăm con và các tài sản khác. Nếu còn ở Bà Bài thì ông sẽ phải nhận chức chủ tịch xã Vĩnh Nguơn, sẽ trở thành kẻ đối nghịch với bà con giòng họ bên vợ ở Nhà Neo, Cống Đồn theo đạo Phật Giáo Hoà Hảo. Sự bất hoà giết lẫn nhau càng ngày càng tàn bạo dã man giữa người theo phong trào Việt Minh và người tôn thờ đạo Phật Giáo Hoà Hảo. Và  sau vụ "Đức Thầy" Giáo Chủ Phật Giáo Hoà Hảo bị ám hại ở Ba Răng Đốc Vàng, vùng Đồng Tháp Mười năm 1947. Sự căm thù đối nghịch nhau giữa Hoà Hảo và Việt Minh lại càng tăng thêm, họ giết nhau không gớm tay dù là bà con giòng họ khác chánh kiến là không đội trời chung.

Ông Hương Tuần thấy tình hình bất an vì hàng ngày dòng kinh Vĩnh Tế thỉnh thoảng có xác chết bị trói thúc ké nổi trên mặt nước vì hai phe đối nghịch giết qua giết lại.

Ông Hương Tuần có quyết định tản cư ra tỉnh lỵ sẽ an ninh hơn và cũng tới thời điểm hẹn với huyện Châu Phú, ông có giữ chức Chủ Tịch xã Vĩnh Nguơn hay không? Nếu không, ông Hương Tuần sẽ bị cấp lãnh đạo huyện của Việt Minh nghi ngờ ông theo Hoà Hảo, cũng có thể ông bị thủ tiêu cho đi "mò tôm" (chết thả trôi sông) và tài sản của ông cũng sẽ bị tịch thu hay tiêu tan hết...

 

Cuộc đổi đời mới khác lại bắt đầu, qua bao thăng trầm nghèo khổ làm tá điền bị người ta khinh chê đủ thứ vừa lên làm chủ điền và trở thành đại điền chủ trên năm năm. Nay lại phải lìa bỏ quê hương chỗ chôn nhau cắt rún đến sinh sống ở một chỗ mới hoàn toàn lạ lẫm giữa lúc chiến tranh lan rộng ngút ngàn. Và sự giết nhau không gớm tay giữa người Việt với người Việt ngay cả dòng họ bà con vì khác chánh kiến, tín ngưỡng cũng không buông tha.

Ông Hương Tuần mất nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tính tới tính lui, ông chọn con đường phải bỏ ấp Bà Bài tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc vừa an ninh vừa có dịp cho các con nhỏ đi học. Hơn nữa, ông không nhận chức chủ tịch xã của tổ chức Việt Minh thì cũng khó yên thân. Ông âm thầm cho gia đình cô em gái thứ tư, chú em út ở sát cạnh nhà ông biết ngày giờ tản cư. Ông cũng không quên cho đại gia đình ông Chín, cậu ruột ở cạnh bên, dù hai ông bà đã quy tiên, thuộc gia đình khá giả nhứt của ấp Bà Bài, nếu muốn theo gia đình ông tản cư thì ra đi cùng lúc. Ông đi trước, các gia đình đi sau có thể gặp khó khăn, tổ chức Việt Minh sẽ cấm hay chận người dân Bà Bài tản cư đi chỗ khác. Không có dân thì họ làm việc với ai và ai chống lưng cưu mang giúp lương thực, tài chánh cho họ hoạt động.

 

Từ ấp Bà Bài, theo kinh Vĩnh Tế, đến trụ sở xã Vĩnh Nguơn, cách mười cây số, gần đó có lò gạch của bà ba Thân, có sân rộng, cao ráo mùa nước bình thường cũng không ngập. Là chỗ quen biết trước, năm 1945 khi chánh quyền thân Nhựt của tỉnh lỵ Châu Đốc báo động quân Đồng Minh có thể dội bom vào các đơn vị quân sự Nhựt đang chiếm đóng, gần nhà dân. Ba bà Thân cùng con cháu có ông Đốc Thái Văn Thân và vợ chồng hoạ sĩ Lê Trung (chuyên vẽ hình phụ nữ cho các tờ báo Xuân ở Sài Gòn nhiều năm), từ Sài Gòn tản cư xuống Châu Đốc. Nay, lại tiếp tục tản cư một lần nữa theo gia đình bà ba Thân. Nhiều gia đình trong đó có gia đình bà ba Thân, ông Hương Tuần hết lòng giúp đỡ những người tản cư dù ở một hai tháng. Khi quân Nhựt đầu hàng, mọi gia đình tản cư trở lại nhà ở tỉnh lỵ Châu Đốc.

Vì nghĩa tình đó, khi ông Hương Tuần xin bà ba Thân cho phép ông làm chuồng bò tại sân lò gạch vì lúc này, thời chiến tranh, lò gạch cũng ngưng hoạt động. Hàng chục chiếc ghe xuồng của ông Hương Tuần đậu dọc theo bờ kinh Vĩnh Tế gần tới khu trụ sở xã và Đình Thần Vĩnh Nguơn, toạ lạc tại đầu Kinh Vĩnh Tế với sông Hậu. Bờ kinh phía bên kia là vòng đai của tỉnh lỵ Châu Đốc. Ghe xuồng đậu ở khu vực này cũng xa trung tâm tỉnh lỵ, con cháu đi học cũng khó khăn và về đêm lại bất an vì dân quân Hoà Hảo tập dượt, báo động liên tục chuẩn bị đánh với Việt Minh.

Ông Hương Tuần lại đến gặp bà ba Thân, bà có nhà ngói to và có khu vườn cây ăn trái cũng khá rộng. Sau hè là vùng nước sâu, trên ba bốn mẫu tiếp giáp với con kinh nhỏ, vành đai tỉnh lỵ Châu Đốc.  Bên kia là khu đất cúng và gần đó có ngôi chùa của ông Huề (Hoà) Thượng Kỉnh.

 

Nơi đây khi xưa, chánh quyền tỉnh đào lấy đất đắp thành con đường lộ dài trước cửa nhà bà ba Thân, nay thành một vũng nước sâu, có thể đậu vài trăm ghe xuồng thông thả. Nhưng phải có đường đi ra đường lộ, ông Hương Tuần xin phép bà ba Thân cho sử dụng con đường từ sau nhà bà đi ra đường lộ. Bà ba rất tốt bụng, bà cho phép sử dụng, đại gia đình ông Hương Tuần và gia đình của ông Chín đều quy tụ về địa điểm lý tưởng này. Cạnh bên nhà bà ba Thân có một văn phòng, trụ sở quân sự cấp tỉnh của quân đội Cao Đài mới thành lập, có canh gác cẩn thận ngày đêm nên các ghe xuồng tản cư cũng cảm thấy khá an toàn. Nơi này, còn có nhiều gia đình ở các xã khác cũng ở trên ghe xuồng về đây trú ngụ và xin chủ nhà vườn nào đó cho phép đi thông ra với đường lộ.

Cả gia đình ông Hương Tuần sinh sống trên ghe hết năm 1947. Năm sau, ông mua nhà, cách trường tiểu học tỉnh lỵ gần một cây số, các ghe xuồng ông bán hết. Còn đàn bò trên trăm con do hai người chăn giữ. Chẳng may mùa nước nổi năm 1947 quá lớn, đàn bò của ông chết mấy chục con vì thiếu cỏ, nước cao gặp giông bão nhận những con bò yếu sức chết chìm. Một chuyện bất ngờ khác, trong hai người chăn bò có một anh lớn chừng mười tám tuổi tên Ất, anh đã vào bộ đội Việt minh có nhiệm vụ báo cáo các hoạt động của tổ chức dân quân của Hoà Hảo xã Vĩnh Nguơn. Anh Ất thường xuyên lén bỏ trại bò đi vòng đường Núi Sam về ấp Bà Bài báo cáo. Anh bỏ bê chăm sóc nên bò mới chết nhiều như vậy. Sau này, gia đình ông Hương Tuần còn biết thêm, anh Ất cũng có bán rẻ nhiều con bò lấy tiền giúp cho tổ chức Việt Minh ở Bà Bài. Khi đàn bò này hết, anh Ất về lại ấp Bà Bài anh vào bộ đội Việt Minh cho đến ngày anh "hy sinh" tại Ba Chúc vùng Núi Tượng khoảng đầu năm 1950.o2Hi2a Ha3o ma2 ca1i no6i

 

 

Ông Hương Tuần đại điền chủ đã tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc, ông nhớ nghề cũ, nghề làm làm vó gạc và đặt đáy ở khu vực gần tỉnh lỵ do giáo phái Hoà Hào kiểm soát an ninh. Ông Hương Tuần cũng đấu thầu khai thác bắt cá với chánh quyền và đóng thêm tiền ủng hộ cho bộ đội Hoà Hảo, công việc làm ăn cũng suôn sẻ dù không trúng mùa như ở Bà Bài, nhưng ông cũng có tiền vô ra thoải mái.

Ông Hương Tuần rổi rảnh lại nhớ nghề khác là nghề võ, ông liên lạc với ty thanh niên tỉnh cùng hợp sức tổ chức ba đêm "thí võ đài" quy tụ hàng chục võ sĩ ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận, ông chi ra một số tiền làm giải thưởng và chi phí, còn ty thanh niên chịu trách nhiệm xây dựng võ đài, tổ chức trước nhà lồng chợ Châu Đốc.

Ông Hương Tuần còn nhớ đến con trai đầu lòng của ông đã chết lâu rồi, mê đờn ca tài tử. Ông mua giàn hát cải lương hai đêm liên tiếp tại rạp hát duy nhứt của tỉnh - rạp Lạc Thanh. Đêm đầu suôn sẻ cũng đủ tiền chi phí. Đêm thứ hai, đang bán vé gần đến giờ trình diễn, bổng nhân viên bán vé phát hiện có một túi bàng gần chỗ bán vé có lá thư cấm hát đêm nay và còn kèm theo một trái lựu đạn nội hoá. Người bán vé "hô hoán" lên, nhân viên giữ an ninh chạy đến. Những người trong rạp hát biết tin cấm hát đêm nay và có kèm một trái lựu đạn. Khán giả sợ hãi ùn ùn chạy hết ra ngoài trả lại vé. Thế là ông Hương lổ chổng gọng, nhờ có chánh quyền can thiệp, chủ rạp không lấy tiền thuê, đoàn hát cũng chỉ lấy một phần ba giá trong hợp đồng vì ngoài ý muốn tiên liệu của người thuê bao giàn. Thế là chỉ một mảnh giấy nhỏ hăm doạ và trái lựu đạn lại giả đã mua mảo trọn đêm hát cải lương mà ông Hương Tuần thường kể lại cho con cháu nghe biết.

 

Cũng vì tính rộng rãi, chịu chơi của ông Hương Tuần có nhiều người thương mến cho nên khi ông bị nhân viên công an chìm của tỉnh (thời Pháp thuộc hay Đệ nhất VNCH, ngành cảnh sát đặc biệt sau này, thời đó gọi là ngành công an - ty công an song hành với ty cảnh sát tỉnh) báo cáo là ông Hương Tuần đã làm chủ tịch xã Vĩnh Nguơn của tổ chức Việt Minh. Họ lại quên vì ông sợ nắm chức chủ tịch xã của Việt Minh nên ông phải tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc. Và cả gia đình ông đã nhập môn vào đạo Cao Đài khi nhà ông mua nhà nằm trong châu vi của đạo Cao Đài.

Khu châu vi này, chánh quyền cấp một khu đất trên dưới bốn mẫu, đất trống cạnh trường Nam Tiểu học tỉnh lỵ. Sau này, châu vi Cao Đài giải tán, khu đất đó xây lên ngôi trường trung học Thủ Khoa Nghĩa cho đến hiện nay và cả ngôi trường bán công Nguyễn Hữu Cảnh nằm trọn trong châu vi đạo Cao Đài.

Khi ông Hương Tuần bị công an tỉnh bắt, gia đình ông trình lên các vị chức sắc lớn nhứt của Cao Đài cả bên đạo và bên ngành quân sự. Hai cơ quan này đứng ra bảo lãnh, ông bị nhốt chưa tới một tuần đã được xe công an đưa về đến tận nhà.

Sau này ông cho biết, khi ông bị bắt trong túi có một số tiền. Ông móc tiền cho từng người trách nhiệm giam giữ ông kể cả những người hỏi cung, lúc ông chưa bị giữ hết giấy tờ và tiền bạc. Ông đúng là đại gia chịu chơi nên không bị tra khảo gì hết, ông muốn ăn món gì có nhân viên giúp mua cho ông. Thường một người dân bị công an bắt điều tra về tội hoạt động cho Việt Minh, bị đủ thứ cách điều tra hành thân xác, cho đi tàu bay, chạy điện, cho uống nước bằng mũi để moi lời khai...

 

Ông Hương Tuần được ty công an tỉnh thả ra, ông về nhà nghỉ ngơi trọn ngày. Hôm sau ông đến cám ơn Ngài Khâm Châu Đạo và ông chỉ huy trưởng quân đội Cao Đài tỉnh Châu Đốc, hai giới chức cao cấp cấp nhứt trong đạo. Ông Hương Tuần mời chiều thứ bảy tuần đó đến dự với gia đình một bữa tiệc chung vui và cám ơn của ông thoát cảnh tù tội oan. Ông Chỉ Huy Trưởng Cao Đài của tỉnh Châu Đốc cũng từng làm con nuôi ông Hương Tuần, mới tâm tình:

- Ba phải đi khỏi tỉnh Châu Đốc một thời gian để tránh cảnh Ba sẽ bị bắt lại, phải tốn nhiều tiền mới ra khỏi trại giam, thời nầy ai có tiền của nhiều chưa chắc yên thân. Tốt hơn hết, Ba về Toà Thánh Tây Ninh lánh nạn vài năm cho ty công an tỉnh quên Ba đi. Sau Ba trở về cũng an toàn hơn.

 

Thế là, ông Hương Tuần có cuộc đổi đời mới, ông về sống ở Tây Ninh, ông lại có cái khổ thân khác. Ở vùng thánh địa, các tiệm ăn, chợ búa không bán thức ăn mặn mười ngày ăn chay chánh thức trong tháng mà ông Hương Tuần lại ăn chay chao tương và rau. Sau này ông nói, ông cố gắng ép mình trong khuôn khổ giữ ngày chay như mọi tín hữu khác, được ba tháng, ông chịu hết nổi. Ông đi xuống Sài Gòn tìm việc gì làm mưu sinh để trốn cảnh ăn chay, tín hữu Cao Đài về sống tại vùng thánh điạ do đạo quản lý phải tuân thủ quy luật của đạo. Nhiều gia đình ăn chay trường cả nhà, còn chuyện ăn chay mỗi tháng mười ngày là chuyện nhỏ, bình thường. Ông Hương quen trường mặn nay đụng với trường chay hay mười ngày chay, ông đầu hàng, chém vè tìm đất sống khác.

 

Không biết, ông Hương Tuần rủi hay may vì ông sống ở Sài Gòn lại có phòng nhì. Ông thường tới lui khu buôn bán sầm uất nhứt là vùng cầu Ông Lãnh và vùng cầu Nhị Thiên Đường ở Chợ Lớn, có người giới thiệu với ông một bà gốc người Hoa - Triều Châu, quê ở Sóc Trăng, chủ một vựa bán lu, khạp. Ông đầu quân giúp việc cho bà chủ này, bà cũng ngoài ba mươi tuổi, sành đời, cũng có trải nghiệm tình trường, nay bà sống một mình.

Ban đầu ông làm xong việc về nhà trọ nghỉ, sau bà chủ cho ông ngủ tại vựa khỏi phải trả tiền ở trọ nữa và có nhiệm vụ sau giờ làm việc ở lại trông luôn tài sản của vựa. Ban đầu ở lại ngủ chỉ có một mình. Vài tháng sau, bà chủ vựa, một đêm trăng sao vằng vặc, bà nói tối nay bà cũng ngủ tại vựa vì nhà bà thuê đã hết hạn. Một vài đêm đầu, bà chủ, ngủ phòng riêng có tiện nghi dành cho người trông nom. Ông Hương tuần phải dùng ghế bố xếp ngủ ngoài chỗ đặt văn phòng.

 

Một buổi chiều thứ bảy, bà chủ vựa bán được nhiều sản phẩm có lời khá, bà đến nhà hàng mua nhiều món ăn ngon và mua một chai rượu chát Bordeaux của Pháp đúng "gu" ông Hương Tuần rất thích mà bà giả bộ hỏi ông thích uống rượu gì từ ban sáng.

Làm một cú bất ngờ, chiều đi ra khỏi vựa sớm, bà đi thẩm mỹ viện làm tóc, trau chuốt lại dung nhan. Ông Hương Tuần làm việc hết giờ, đóng cửa lại, đi tắm gội, cũng tình cờ ông thay bộ pyjama mới mà bà chủ mua biếu ông và khen ông làm việc giỏi cách hai ba ngày trước. Ông chuẩn bị nhóm lửa nấu cơm chiều, bà chủ về tới, bảo ông dẹp cái vụ nhóm lửa làm bếp vì bà có mua nhiều thức ăn ngon và một chai rượu vang Bordeaux đãi ông chiều nay. Ông Hương tuần vừa vui vừa quá bất ngờ, vô tình ông mặc bộ pyjama mới cáu cạnh do bà chủ tặng, bà ngắm và khen ông đẹp.

Ông có linh cảm có chuyện gì quan trọng sắp xảy ra. Ông thấy bà đi thẩm mỹ viện làm lại tóc, tân trang lại nhan sắc thêm trẻ trung thu hút, ông đoán có thể bà sẽ đi dự tiệc cưới ở đâu đó. Bà chủ quý mến ông, nên chiều nay đãi ông ăn những món ngon của nhà hàng.

Bà chủ nhờ ông mang ra một cái bàn nhỏ, bà đưa một tấm trải mặt bàn cho ông và bà cũng có đặt mua một bình hoa tươi cũng vừa mang tới, nhờ ông trang trí bàn ăn. Bà cũng có mua chén dĩa ly tách mới cho hai người ăn. Bà nhắc khéo, ông muốn sắp xếp bàn và thức ăn thế nào cũng được, chừng nào làm xong, ông vào buồng bà, giúp một tay trang trí bông hoa, đèn màu và trải ra mới cùng hai cái gối mới. Tới lúc đó, ông còn tưởng bà sẽ rước một bạn tình nào đó về đây. Hai người cùng làm mọi việc xong xuôi, ông đi rữa tay, ra bàn ăn ngồi chờ. Từ trong phòng bước ra, bà vận bộ xườn sám mới tinh, nước hoa thơm phức đập vào mũi, ông cũng cảm thấy ngây ngất. Dáng đi của bà chủ vừa khoan thai, đẹp vừa quý phái, bà đi lại ôm ông Hương Tuần và thủ thỉ:

- Em yêu anh từ ngày anh mới tới đây làm việc, bà rất tế nhị không dùng từ giúp việc, anh sống cô đơn một mình, còn em bị tình phụ, em cũng sống cô đơn mấy năm rồi. Đêm nay hai chúng mình hết cô đơn, sống cùng nhau, ngủ chung một giường, vui buồn có nhau. Chúng ta xem là đêm tân hôn cũng có rượu giao bôi, động phòng hoa chúc. Em mời anh khui rượu chúng mình sẽ uống hết chai rượu tình cảm này cùng vui trọn đêm nay.

Ông Hương Tuần đã xa vợ hơn hai năm, chuyện ân ái cũng đòi hỏi mà ông phải đè nén. Nay có phụ nữ trẻ đẹp lại là chủ vựa, ông chỉ là người làm công mà đươc bà chủ chiếu cố yêu thương mời gọi động phòng sống chung bên nhau , làm sao ông có đủ can đảm từ chối dù ông yêu thương vợ có đến mười một người con.

 

Mấy tháng sau, bà cho biết đã cấn thai và bà muốn mang vốn về quê ở Sóc Trăng kinh doanh vì sanh con ở Sài Gòn, chỗ vựa lu quá chật hẹp, có con nhỏ còn có người giúp việc thiếu chỗ ngủ.

Hai ông bà về quê Sóc Trăng sống vùng kho dầu và nơi có nhiều lò làm bún, sát cạnh nhà bà chị ruột. Ông bà cũng khai trương lò làm bún khá lớn cũng một thời nổi tiếng. Ông bà cũng thay chỗ ở vài lần nữa. Nhưng, chỗ ở chánh là nhà ở vùng kho dầu Sóc Trăng và ông bà đều khoẻ mạnh sanh một lèo thêm năm con, ba trai hai gái.

 

Bà vợ thuộc hệ chánh quy có mười một con, bà vợ thuộc hệ phụ trợ, có năm đứa. Ông Hương Tuần quá tài làm ruộng giỏi, làm nghề cá giỏi và nghề làm tài công lái hai tàu cũng thuộc loại siêu giỏi, có đàn con mười sáu người của cả hai bà, vợ lớn vợ nhỏ đều là vợ cả.

Ông qua đời tại quê hương ông ở Châu Đốc trước năm 1975, chấm dứt một thời oanh liệt của ông Hương Tuần đại điền chủ ấp Bà Bài. Tài sản ông Hương Tuần để lại 16 đứa con của hai dòng, dòng chánh còn một con trai duy nhứt gần 90 tuổi trong 11 anh chị em. Dòng phụ có năm người mất ba trai trong đó có một thương phế binh QL/VNCH vừa qua đời năm 2022, hai con gái đã qua tuổi 70./.

Anh Phương TRẦN VĂN NGÀ (1.10.2023)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm