Truyện Ngắn & Phóng Sự

MẸ TÔI _ ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà.( Kính chúc Niên trưởng mau khỏi bệnh ! hnpđ )

xxx


MeToi-hihoa


Từ ngày tôi cầm bút viết báo làm báo cho đến nay cũng trên 60 năm, tôi đã từng viết về công đức sinh thành của Mẹ không biết bao nhiêu lần. Nay, đến tháng tám trăng tròn Trung thu, ngày giỗ của Mẹ tôi sau ngày Rằm đúng chín ngày, là dịp tôi nhớ Mẹ nhiều nên lại viết về Mẹ qua ký ức của một đứa con trai yêu quý của Mẹ cũng đang chuẩn bị hành trang đi tìm lại Mẹ ở thế giới khác, tình mẫu tử có dịp trùng phùng bồi đắp thêm.

 

Mẹ tôi sanh năm 1898 (năm Tuất - năm nay 2023 - 126 tuổi). Mẹ mất lúc 84 tuổi khi tôi còn "du học cải tạo" ở "miền bắc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp". Gia đình biết tôi luôn hiếu kính với cha mẹ, nhứt là Mẹ. Qua thư gia đình cho biết Mẹ vẫn còn khoẻ mạnh, thường nhắc nhở nhớ thương, van vái cầu nguyện các đấng bề trên cho tôi được về sớm để Mẹ con trùng phùng sum họp, trong khi đó Mẹ đã ra đi về thế giới cực lạc miên viễn an bình rồi.

Trong tù, tôi chỉ biết tin Mẹ còn sống khoẻ mạnh, tôi thêm an tâm còn ham sống và hy vọng ra tù về gặp lại Mẹ. Ngày nhận được thư cũng là ngày tôi thường nghêu ngao hát bài Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân khi đi rừng, lên núi cao chặt vầu hay chặt cây đúng cở kích thước để trại tù bán cho hợp tác xã. Nhớ Mẹ, đi lang thang một mình hay đi cùng vài bạn thân tha hồ mà hát bài Lòng Mẹ của Y Vân. Còn ở lán trại hay ban đêm khuya vắng lặng tôi chỉ hát thì thầm đủ cho tôi cảm nhận tình cảm rạt rào trào dâng qua bản nhạc Lòng Mẹ. Nhiều lúc quá cảm xúc nhớ thương Mẹ, tôi không cầm được nước mắt, khóc, rồi cũng ngủ thiếp vì mệt mõi vất vả khổ cực cả ngày và thường thấy hình ảnh Mẹ trong những giấc ngủ cô đơn, thức dậy lại càng thương nhớ Mẹ.

 

Khi tôi đi dạy học xa nhà, ở Sài Gòn trước năm 1962, vào Quân Đội tháng 3/1962, sau có gia đình phục vụ ở Cần Thơ hay về Sài Gòn cho đến ngày nghiệt ngã mất nước 30.4.1975 đi vào tù, Mẹ luôn ở cùng tôi và vợ con tôi.

Khi vợ chồng chúng tôi "rủ nhau" vào tù cho vừa lòng kẻ thắng cuộc đòi hỏi bắt buộc. Lúc bấy giờ 1975, Mẹ cũng lớn tuổi, ngoài 70 không thể quán xuyến việc chăm sóc bốn con nhỏ chúng tôi từ 3 đến 9 tuổi. Chúng tôi may mắn, có bà ngoại, ngoài sáu mươi cùng với hai dì của các cháu, một dì có chồng đang du học ở nước ngoài và một dì út độc thân qua ở nhà chúng tôi lo giúp chăm sóc bốn con còn nhỏ dại. Mẹ tôi thấy có gia đình bên ngoại tận tình lo cho các cháu, bà không thể đảm đang chăm sóc các cháu nội nên bà trở về quê hương Châu Đốc chung sống cùng với gia đình anh tôi, có dịp vợ con anh lại lo chăm sóc Mẹ già.

 


Hình Mẹ Tôi - trên dưới 80 tuổi mà tóc chưa bạc nhiều

Mẹ tôi thật đau buồn tiễn con trai cưng cùng con dâu vào trại tập trung cải tạo. Tôi "hân hạnh du học" trên đất Bắc: Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phú, được nhà nước cộng sản chiếu cố ưu ái cấp bằng tiến sĩ cải tạo phải mất 8 năm ở đất Bắc và 2 năm ở miền Nam học sau đại học ở Rừng Lá Hàm Tân Z30D. Còn bà xã tôi cũng học tròn ba năm ở miền Nam và khi "ra trường" với bằng cử nhân cải tạo lại không được ở Sài Gòn với các con mà phải về Châu Đốc, quê của chồng, để được quản chế.

Lúc bấy giờ, tỉnh lỵ Châu Đốc là vùng địa đầu chiến tuyến với quân Khơ me đỏ trong tầm pháo kích tấn công của chúng từ đất nước Chùa Tháp Kampuchia. Mẹ đã "di tản chiến thuật" về Tây Ninh trước khi con dâu về Châu Đốc nên mẹ chồng và nàng dâu chưa có dịp gặp lại nhau sau ba năm xa nhà "học tập cải tạo".

 

Gia đình hai chị gái tôi ở trong khu vực an ninh Thánh Địa Cao Đài - Toà Thánh Tây Ninh, đi về  Châu Đốc đón Mẹ về sống với gia đình hai chị luôn gần gũi tình mẹ con và bảo trọng an ninh sức khỏe của mẹ cho đến ngày Mẹ tôi về đất Phật thiêng liêng tại vùng Thánh Địa Cao Đài.

Mẹ tôi giữ trường trai gần ba mươi năm. Thỉnh thoảng khi đau ốm, con cháu nấu cháo cá hay cháo thịt, hột gà cho bà dùng được thêm sức, mau hết bịnh. Khi khoẻ mạnh lại, các con ăn mặn, Bà không nói con cháu phải lo cho Bà ăn chay. Mẹ tự động dùng nước tương hay tương hột hoặc chao ăn với một hai trái chuối lá xiêm là xong một nữa ăn chay rất đơn giản của Mẹ. Khi Mẹ ở với chúng tôi, tôi thường thưa với Mẹ, Phật tại tâm, tâm tức Phật - lòng thành có Phật (Chúa) và Mẹ đã cao tuổi có thể chỉ còn giữ chay mười ngày một tháng cũng đủ rồi. Mẹ thương yêu vợ chồng tôi nên khi đau ốm bà ăn mặn theo gia đình tôi.

Đến nay, Mẹ đã quy tiên trên bốn mươi năm, đến ngày giỗ hay chợt nhớ đến Mẹ tôi cũng thường  nghêu ngao hát bản nhạc Lòng Mẹ. Nay, tôi còn thường mở computer tìm giọng hát của ca sĩ  Cẩm Loan, một ca sĩ trẻ đẹp đang "hót" ở trong nước hát bài Lòng Mẹ có hồn quá hay, với tân nhạc của Y Vân và giao duyên với cổ nhạc qua bốn câu vọng cổ của Loan Thảo. Lời bài ca vọng cổ lại còn mượt mà, súc tích đánh động con tim làm lòng tôi thêm se thắt khi nghe trọn hai bài Lòng Mẹ tân cổ nhạc giao duyên, khó cầm được nước mắt.

 

Những ngày đầu định cư trên đất Mỹ, tôi thích nhứt giọng hát bản nhạc Lòng Mẹ qua giọng trầm buồn ngọt ngào mượt mà sâu lắng của Hương Lan và sau này Hương Lan cũng có hát bài Lòng Mẹ tân nhạc của Y Vân giao duyên với cổ nhạc của Loan Thảo lại càng hay quá, tuyệt vời. Và mới đây, tôi lên Youtube thưởng thức giọng hát của nhà sư Phật Giáo, Đại Đức Thích Nhuận Thanh. Với giọng hát của Thầy rất trầm buồn man mác rạt rào chất Thiền của giọng nam lại tạo thành một ấn tượng khó quên Nhớ Mẹ, Khóc Mẹ của Hà Sơn, một soạn giả và nghệ sĩ trẻ. Thầy Nhuận Thanh còn hát nhiều bài về Mẹ vô cùng cảm động, tôi thường chảy nước mắt khi nghe Thầy hát nói lên công đức sinh thành dưỡng dục bao la vĩ đại của Me.

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào - Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào...". Những bài hát tân nhạc và bài ca cổ nhạc về Mẹ, tôi thường thưởng thức hằng ngày cả một tháng tám qua nhiều tiếng hát của nhiều ca sĩ thời danh vì Mẹ tôi mất vào ngày 24 tháng 8 âm lịch và cúng giỗ Mẹ phải có một mâm chay, còn các mâm mặn chỉ để cho con cháu dùng nhớ ngày giỗ chạp của Mẹ tôi. Bài Lòng Mẹ của Y Vân đã ngự trị trong lòng tôi hơn nửa thế kỷ nay:

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Ɓình rạt rào - Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào - Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào - Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ уêu.
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
- Tình Mẹ уêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ
- Ɲắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.
Thương con thao thức bao đêm trường
- Ϲon đà уên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuуa sớm bao tháng ngàу
- Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngàу lớn khôn.
Ɗù cho mưa gió không quản thân gầу Mẹ hiền
- Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ɲgàу đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm
- Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên...

Ɓao năm nước mắt như suối nguồn
- Ϲhảу vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.
Ɗù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu
- Ɗù khi mưa gió tháng ngàу trong đời bể dâu.
Ɗù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quaу về vui vầу dưới bóng mẹ уêu.

 

Bản nhạc viết về Mẹ mà tôi thưởng thức đầu tiên từ hồi đi học cách nay cũng 60,70 năm, không đậm đà khi đó tôi còn nhỏ và Mẹ còn sống. Nay Mẹ đã ra đi, tôi lại già, bản tân nhạc của nhạc sĩ Y Vân và cổ nhạc của soạn giả Loan Thảo càng làm cho lòng tôi thêm xao xuyến, se thắt, nhớ thương kính yêu Mẹ.

Gần đây, tôi thường lên Youtube thưởng thức nhiều bản tân nhạc viết về Mẹ có thêm nhiều cảm xúc đi sâu vào lòng về tình Mẹ. Đặc biệt tôi quan tâm nội dung một bản tân nhạc đánh động tâm can về công sinh thành mang nặng đẻ đau của Mẹ, cũng qua giọng hát của ca sĩ Cẩm Loan: 9 Tháng 10 Ngày, sáng tác của Mai Quốc Huy (?), một sáng tác nói về công đức của Mẹ mà những ai còn Mẹ mà không yêu kính hay làm cho Mẹ buồn phiền là một trọng tội vì Mẹ là một vị Bồ Tát thương yêu và hy sinh cho con vô bờ bến "không tính tháng tính ngày". Không có Mẹ làm sao có ta, ca dao, tục ngữ cũng có câu:

Không có gì bằng cơm với cá,

Không có gì bằng Má với con.

 

Trong trại tù cải tạo cộng sản ở Miền Bắc, từ năm 1976, những dịp tôi lên cao lưng chừng núi vùng Sơn La với chỉ tiêu mỗt ngày lao động mang 20 cây vầu cũng khá dài về trại (vầu, tương tự cùng họ với cây tầm vông của miền Nam, nhưng nhỏ hơn). Khi bó chặt lại cẩn thận và kéo nhô ra khỏi đầu bó vầu hai hoặc ba cây, chừng sáu tấc, dùng đặt tì lên vai, hai tay giữ chặt cho các cây vầu còn lại đụng vào lưng khi đem bó vầu xuống từ trên núi cao. Với cách xuống núi nhanh dù khá nguy hiểm, chúng tôi học lóm của người Mường người Mèo địa phương. Với bó vầu tì trên vai và lưng, chạy lúp xúp theo con đường mòn dốc gần như thẳng đứng ở nhiều đoạn đường vừa nhẹ vừa nhanh, không thể dừng lại được. Muốn ngừng nghỉ phải có thế đất bằng phẳng, chúng ta lách sang trái hay sang phải để cho cả bó vầu phải xoay ngang, bó vầu vướng vào các cây rừng hai bên đường mòn cản, thắng lại mới dừng được. Vì di chuyển cây rừng từ trên cao đi từ từ thì an toàn hơn mà lại mất nhiều thì giờ, không có thì giờ hoàn toàn "thư giản", nghỉ ngơi để còn lục tìm các loại rau rừng, nấm mèo, hay bấp chuối rừng... cải thiện linh tinh, mưu sinh. Những lúc đã đạt chỉ tiêu lại có nhiều thì giờ thư giản, tôi thường đi lang thang trong rừng núi,  tha hồ hát bài Lòng Mẹ cho đã, tôi cảm thấy hạnh phúc dù mong manh trong chốc lát lại còn muốn sống. Có nhiều khi quá buồn chán muốn tự tử mà lại nhớ mẹ già, nhớ gia đình, vợ con, lại cố gắng phải sống.

Chúng tôi, những người thua cuộc bị đày đoạ lao cải nghiệt ngã ở tù không bản án, không biết ngày nào ra khỏi trại tù. Và lại quá đói khổ triền miên, đau không thuốc chỉ có "xuyên tâm liên" trị bá bịnh của cộng sản làm cho người bịnh chết nhanh mà thôi. Vì vậy, nhiều khi tôi cũng thường có ý nghĩ thà tự tử chết cho xong. Còn sống chỉ khổ thân lao tù khắc nghiệt, cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc, đau không có thuốc trị bịnh. Thân xác bị đày đoạ đói lạnh triền miên, lao động khổ sai, làm ngày (thường) không đủ phải tranh thủ làm thêm ngày nghỉ, rồi cũng sẽ chết rục trong trại tù. Tối còn bị "ngồi đồng" học tập, kiểm điểm, một hình thức trại tù khuyến khích tố cáo nhau và nhiều hình thức tẩy não khác... Các tù nhân "Mỹ nguỵ" cầm chắc cái vé đi tàu suốt, nếu thời cuộc, chánh sách cai tù không đổi thay, đầu của chúng tôi cũng lần lượt phải quay về núi.

 

Hoàn cảnh của gia đình tôi lại quá ngặt nghèo với bốn con nhỏ từ ba đến chín tuổi, vợ tôi là nữ quân nhân cũng có cấp chức nên cũng bị tù như tôi. 

Trong một gia đình, cha bị tù thì còn mẹ ở nhà tão tần chăm nom nuôi nấng con cái, còn cả hai vợ chồng đều đi tù lao cải nghiệt ngã, bốn con nhỏ dại, mẹ già thì làm sao sống an lành?. Khi nghĩ nhớ đến hoàn cảnh này, mà ở tù không biết ngày nào ra, chỉ có chết rục trong tù nên tôi có ý muốn tự tử chết sớm cho thoát nợ đời sao quá cay đắng nghiệt ngã tàn ác đối với tôi.

(H: Bốn con chụp trước năm 1975)

Sau này định cư ở Mỹ, tôi có dịp nghe qua giọng hát của ca sĩ Hương Lan lần đầu tiên tôi lại bật khóc và thương nhớ Mẹ vô ngần. Mẹ tôi qua đời ở tuổi 84, năm 1981 khi tôi còn trong tù cải tạo cộng sản ở liên trại Tân Lập - Vĩnh Phú. Tôi tưởng đầu đã quay về núi từ năm 1978, ở trại K1 Tân Lập. Với tuổi 43, tôi đi đã phải chống gậy, từ 65 ký lô trước khi  đi tù. Tôi ngồi trong sọt cân rau, hai bạn tù trẻ, còn khoẻ nâng sọt lên, còn gần 43 ký lô, kể như trại tù lấy đi mất 22 kí lô thân xác tôi sau đúng ba năm du học ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa "giàu đẹp". Tôi càng bị đày ải nghiệt ngã trong trại tù, ngoài thương nhớ vợ con, tôi lại càng nhớ Mẹ hiền bao năm tháng tôi sống sát cạnh Mẹ khi Ba tôi vì hoàn cảnh phải bỏ xứ ra đi...

Ba dự định vài năm sẽ quay về với gia đình vì công an tỉnh Châu Đốc (quốc gia) đã ghi vào sổ bìa đen là Ba tôi giữ chức Chủ tịch xã Vĩnh Nguơn của Việt Minh (1946-1947). Đợi có sự thay đổi thời cuộc và có sự chứng minh rõ ràng là Ba tôi vì sợ nhận chức Chủ tịch xã của Việt Minh mà phải tản cư bỏ quê hương ấp Bà Bài ra tỉnh lỵ định cư sinh sống. Thật trớ trêu, ông lại vướng vào tội hoạt động cho Việt Minh phải vào tù, vì ông có nhiều tiền của?. Ra tù, Ba ngậm đắng nuốt cay, một thân một mình đi về thánh địa Tây Ninh lánh nạn và ông không thể ăn chay theo luật đạo bắt buộc, mãi mãi. Ông phải rời Tây Ninh đi tìm kế sinh nhai ở Sài Gòn, không biết chay lạt là gì và hoàn cảnh đưa đẩy ông có thêm người vợ thứ hai.

 

Mẹ tôi hay tin Ba tôi có vợ bé, bà vô cùng đau khổ, mùng ngủ của tôi gần mùng của Mẹ, đêm  khuya vắng lặng, tôi nghe tiếng khóc thút thít của Mẹ dù nhỏ, tôi vẫn nghe được, qua mùng Mẹ, ôm Mẹ an ủi. Mẹ ôm chặt tôi càng khóc ngất thêm. Lúc bấy giờ, tôi đã gần 15 tuổi thi đậu vào trung học trường tỉnh - Collège de Chaudoc - 1950 (sau này là trường trung học cấp 3 Thủ Khoa Nghĩa cho tới nay, 2023). Mẹ và đại gia đình, chòm xóm, khen tôi học giỏi, làm cho Mẹ thêm vui, hãnh diện, bà lại càng yêu thương tôi nhiều. Tôi có cảm nhận tình yêu thương của Mẹ dành cho tôi hơn tất cả anh chị em trong gia đình đông con. Bà ôm chặt tôi trong một lúc, tôi nghe tiếng ngáy nho nhỏ của Mẹ đang ngon giấc, tôi gỡ tay Mẹ ra và chui qua mùng tôi ngủ tiếp.

 

Gia đình nghèo thiếu thốn triền miên mà tôi đang đi học trung học, có thể nói, tôi khôn trước tuổi, biết cách làm ra tiền giúp gia đình trong hoàn cảnh vừa đi học vừa đi bán số đề - loại đề 40 con như sòng bạc đại thế giới ở Sài Gòn (do bộ đội Hoà Hảo bảo trợ tổ chức đủ thứ các loại cờ bạc, ngoài tỉnh lỵ Châu Đốc chỉ cách có một con sông - sông Hậu, ngang chợ cá Châu Đốc, khoảng hơn 100 mét). Cũng là cơ may, cả trong châu vi đạo Cao Đài, ai cũng biết gia đình tôi có mặt sớm nhứt tại đây, từ đại gia nay xuống tận cùng chỉ còn "da - gia". Ba là trụ cột gia đình nay lại ở xa, có thêm vợ bé bỏ mẹ con thiếu thốn đủ mọi thứ. Ai cũng thông cảm hoàn cảnh cay nghiệt nên ủng hộ mua vé số đề do tôi bán thay vì mua người khác, tôi có tiền hoa hồng khá tốt, cùng với tiền lời chị tôi làm tương chao, bánh cưới và các loại bánh khác bán tại nhà. Vì vậy về mặt sinh hoạt đời sống, gia đình tôi cũng khá ổn định.

Nhưng, Mẹ tôi vẫn buồn hoàn cảnh Ba tôi có vợ bé, bà tìm nguồn sống mới về tâm linh, mỗi ngày Mẹ đến Điện Thờ Phật Mẫu, cách chỗ ở vài chục thước, với bốn thời cúng của Đạo Cao Đài: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ chiều và 12 giờ khuya. Mẹ luôn hướng lòng thành về các đấng thiêng liêng, "Đức Chí Tôn và Phật Mẫu" tìm sự bằng an trong lòng và Mẹ còn ăn chay trường. Tôi tìm cách an ủi kính yêu Mẹ cũng quyết ăn chay trường theo Mẹ dù còn nhỏ, suốt nhiều năm, làm cho Mẹ thêm vui, bà lại càng cưng yêu tôi.

 

Khi tôi đi dạy tiểu học ỏ Núi Sam - Châu Đốc, tiền lương lãnh hàng tháng, tôi đưa hết cho Mẹ cất giữ làm cho Mẹ rất vui, khi nào tôi cần dùng xin lại. Mẹ dành dụm cùng với tiền dạy học của tôi đủ tiền mua một cái nhà khá lớn (17.500 đồng năm 1955) nằm ngay trên đường Louis Pasteur của tỉnh lỵ Châu Đốc, hiện nay vẫn còn do con anh thứ bảy của tôi đang ở.

  

Những ngày lao lý nghiệt ngã ở Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phú, gia đình cũng có thư từ cho tôi, vài tháng cũng nhận được tin nhà qua thư mà hoàn toàn dấu nhẹm tin Mẹ ra đi về thế giới khác. Trong đại gia đình và dòng họ nội ngoại, ai cũng biết Mẹ cưng tôi nhiều nhứt từ còn tấm bé, ở nhà quê, ấp Bà Bài Châu Đốc. Và tôi cũng kính yêu Mẹ nhiều hơn Ba và hơn tất cả mọi người trong gia tộc.

Khi tôi đi dạy học ở Sài gòn và xin được chỗ dạy cho cô em gái út cùng ở chung, có thuê nhà, tôi rước Mẹ từ Châu Đốc lên ở với chúng tôi và Mẹ lo cơm nước cho hai anh em và cả mấy cháu con bà chị, con của cô ruột gởi theo tôi đi học ở Sài Gòn cho đến khi tôi thi hành lệnh tổng động viên năm 1962, nhập ngũ. Em gái có chồng, Mẹ tôi trở về quê sống ở tỉnh lỵ Châu Đốc.

Khi tôi ra đời, đi dạy học thay vì tình nguyện vào học Thủ Đức khi tôi đủ 18 tuổi (1953), chưa tới tuổi tổng động viên học khoá sĩ quan trừ bị, có thể tình nguyện xin vào học khoá 4 phụ hay khoá 5, khoá cuối cùng Thủ Đức tạm ngưng một thời gian khá lâu mới mở khoá 6. Nhưng, khi mới bước vào trường đời, tôi lại thích nghề mô phạm hơn bất nghề nào khác cũng có đủ tiền sinh sống.

 

Sau gần tròn mười năm lao cải, được thả ra còn bị quản chế khắc khe không được đi ra khỏi Sài Gòn, mỗi cuối tuần phải đến công an phường trình diện, ghi vào sổ trong tuần đi đâu, tiếp xúc với ai, làm gì... Sau một thời gian quản chế (mấy năm tôi quên), tôi được "phục hồi quyền công dân", có Chứng minh nhân dân, tôi mới dám đi xa, lên Tây Ninh thăm mộ Mẹ hay về quê hương xứ mắm Châu Đốc thăm bà con dòng họ và cải táng mộ của Ba xây trên triền núi Sam mà các mộ chôn ở khu đất núi đó bắt buộc phải cải táng vì là vùng khai thác đá đang đến gần mộ. Tôi lo thủ tục cải táng, hài cốt Ba tôi đưa về Nhà Bàng, đất của đứa cháu ruột lập một nghĩa trang nhỏ để chôn cất xây mộ khang trang cho cha mẹ anh chị và em, cháu. Tôi có dự kiến sẽ cải táng đưa hài cốt Mẹ từ thánh địa Tây Ninh về "đoàn tụ" với Ba tôi, nhưng chưa có cơ hội.

Khi chị tôi còn sống chị không đồng ý cho tôi cải táng Mẹ về Châu Đốc, chị nói Mẹ đang chôn cất ở  chỗ linh địa, đất Thánh của đạo Cao Đài, mồ yên mả đẹp, nay còn phải tốn công của di dời về Châu Đốc. Chị tôi có lý lẽ xác đáng, còn tôi chỉ muốn, Mẹ Ba tôi khi còn sống hai ông bà phải sống xa nhau mấy chục năm. Nay cả hai đều về đất Phật có dịp sống chung bên nhau, tôi chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.

 

Khi gia đình tôi được sang Mỹ định cư theo diện HO từ năm 1993, mười lăm năm sau chị tôi qua đời, tôi có về phúng viếng và biết tin chánh quyền tỉnh Tây Ninh có thông báo sẽ lấy khu Thánh Địa nghĩa trang của đạo trong kế hoạch xây dựng khác của tỉnh. Như vậy, hàng mấy chục ngàn ngôi mộ, trên một thửa đất rộng hàng trăm mẫu tây ở trước và gần cửa vào Toà Thánh Cao Đài, là đất vàng trong xây cất nhà mới hay xây dựng một cái gì có tính công ích. Tôi có đọc thông báo của chánh quyền cho phép mọi gia đình có thân nhân chôn cất tại đây có quyền cải táng từ ngày ra thông báo.

Tôi nói thầm cũng là cơ may cho tôi muốn cải táng Mẹ về cạnh bên Ba "hủ hỉ" thêm an lành cho hai ông bà ở cõi trên. Hơn nữa, chị tôi đã qua đời và chị cũng biết rõ khu đất Thánh này sẽ bị phá bỏ, chắc chắn chị cũng đồng thuận để tôi cải táng Mẹ về Châu Đốc vì nơi đây không còn là nghĩa trang của đạo Cao Đài nữa, nên tôi đã toại nguyện sẽ đưa Mẹ về sum họp với Ba.

 

Từ Mỹ, tôi và hai cháu ngoại đi về Việt Nam - Tây Ninh lo công việc cải táng Mẹ về Nhà Bàng - Châu Đốc. Các con tôi ở Mỹ và các cháu ở Việt Nam hợp sức cáng đáng hết mọi công việc cải táng, mướn xe khách lớn chở cả đại gia đình ở Tây Ninh, Sài Gòn cùng về quê hương Châu Đốc  lo cải táng.


Hình: ngôi mộ Mẹ, bốc lên lấy di cốt còn lại - tôi đứng nhìn ảnh Mẹ

 

 

Tại khu đất dành cho cho xây các phần mộ ở Nhà Bàng, các cháu từ Tây Ninh về đây tổ chức cúng Bà Ngoại đúng lễ đạo Cao Đài trước khi đặt hủ cốt của Mẹ trong một ngôi mộ xây rộng lớn như mộ của Ba tôi cạnh bên. Bây giờ Ba Mẹ tôi mới thật sự là chim liền cánh cây liền cành mãi bên nhau.

Sau khi hoàn tất việc cải táng, các thân nhân và đại gia đình chúng tôi tụ hội tại nhà các cháu gọi Mẹ là bà Dì ruột dự một buổi cơm trưa, cách chợ Nhà Bàng cũng không xa, trên tỉnh lộ đi vào quận Tịnh Biên. Tôi đã có nhắc nhở trước, nên các cháu có nấu nhiều món ăn mà Mẹ tôi rất thích khi bà ăn mặn như cá trê vàng nướng, chiên ăn với nước mắm gừng hay kho tiêu. Những món ăn kế tiếp mà Mẹ tôi ưa thích, cá lóc nướng trui, gõi sầu đâu, thịt bò nấu lá dang với nước cốt dừa , thịt chuột đồng rô ti... Bữa cơm hôm đó có đến tám bàn, các cháu tôi đã thực hiện nhiều món ăn mà Mẹ tôi ưa thích từ ở nhà quê Bà Bài và bà mang theo ra Châu Đốc, Cần Thơ, Sài Gòn và nay nếu Bà chứng kiến có những món ăn lúc còn sanh tiền mà Bà ưa thích chắc Mẹ tôi vui lắm...

Hai cháu ngoạị của tôi là Mỹ con sanh ở Mỹ cũng là lần đầu tiên biết ăn các món mà Bà Cố ưa thích, chúng cũng biết thưởng thức món ăn thịt chuột rô ti, một món ăn truyền thống của ấp Bà Bài, cháu tôi cũng OK.

Để kết thúc bài hồi ức viết về Mẹ, tôi có nhớ đại khái đến các câu ca dao nói về Cha Me:

Còn cha còn mẹ thì hơn,

Mất cha mất mẹ như đờn đứt dây.

Đờn dứt dây còn thay còn nối,

Cha mẹ mất rồi, bao nỗi nhớ thương!

 

Anh Phương Trần Văn Ngà (5.11.2023)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

MẸ TÔI _ ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà.( Kính chúc Niên trưởng mau khỏi bệnh ! hnpđ )

xxx


MeToi-hihoa


Từ ngày tôi cầm bút viết báo làm báo cho đến nay cũng trên 60 năm, tôi đã từng viết về công đức sinh thành của Mẹ không biết bao nhiêu lần. Nay, đến tháng tám trăng tròn Trung thu, ngày giỗ của Mẹ tôi sau ngày Rằm đúng chín ngày, là dịp tôi nhớ Mẹ nhiều nên lại viết về Mẹ qua ký ức của một đứa con trai yêu quý của Mẹ cũng đang chuẩn bị hành trang đi tìm lại Mẹ ở thế giới khác, tình mẫu tử có dịp trùng phùng bồi đắp thêm.

 

Mẹ tôi sanh năm 1898 (năm Tuất - năm nay 2023 - 126 tuổi). Mẹ mất lúc 84 tuổi khi tôi còn "du học cải tạo" ở "miền bắc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp". Gia đình biết tôi luôn hiếu kính với cha mẹ, nhứt là Mẹ. Qua thư gia đình cho biết Mẹ vẫn còn khoẻ mạnh, thường nhắc nhở nhớ thương, van vái cầu nguyện các đấng bề trên cho tôi được về sớm để Mẹ con trùng phùng sum họp, trong khi đó Mẹ đã ra đi về thế giới cực lạc miên viễn an bình rồi.

Trong tù, tôi chỉ biết tin Mẹ còn sống khoẻ mạnh, tôi thêm an tâm còn ham sống và hy vọng ra tù về gặp lại Mẹ. Ngày nhận được thư cũng là ngày tôi thường nghêu ngao hát bài Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân khi đi rừng, lên núi cao chặt vầu hay chặt cây đúng cở kích thước để trại tù bán cho hợp tác xã. Nhớ Mẹ, đi lang thang một mình hay đi cùng vài bạn thân tha hồ mà hát bài Lòng Mẹ của Y Vân. Còn ở lán trại hay ban đêm khuya vắng lặng tôi chỉ hát thì thầm đủ cho tôi cảm nhận tình cảm rạt rào trào dâng qua bản nhạc Lòng Mẹ. Nhiều lúc quá cảm xúc nhớ thương Mẹ, tôi không cầm được nước mắt, khóc, rồi cũng ngủ thiếp vì mệt mõi vất vả khổ cực cả ngày và thường thấy hình ảnh Mẹ trong những giấc ngủ cô đơn, thức dậy lại càng thương nhớ Mẹ.

 

Khi tôi đi dạy học xa nhà, ở Sài Gòn trước năm 1962, vào Quân Đội tháng 3/1962, sau có gia đình phục vụ ở Cần Thơ hay về Sài Gòn cho đến ngày nghiệt ngã mất nước 30.4.1975 đi vào tù, Mẹ luôn ở cùng tôi và vợ con tôi.

Khi vợ chồng chúng tôi "rủ nhau" vào tù cho vừa lòng kẻ thắng cuộc đòi hỏi bắt buộc. Lúc bấy giờ 1975, Mẹ cũng lớn tuổi, ngoài 70 không thể quán xuyến việc chăm sóc bốn con nhỏ chúng tôi từ 3 đến 9 tuổi. Chúng tôi may mắn, có bà ngoại, ngoài sáu mươi cùng với hai dì của các cháu, một dì có chồng đang du học ở nước ngoài và một dì út độc thân qua ở nhà chúng tôi lo giúp chăm sóc bốn con còn nhỏ dại. Mẹ tôi thấy có gia đình bên ngoại tận tình lo cho các cháu, bà không thể đảm đang chăm sóc các cháu nội nên bà trở về quê hương Châu Đốc chung sống cùng với gia đình anh tôi, có dịp vợ con anh lại lo chăm sóc Mẹ già.

 


Hình Mẹ Tôi - trên dưới 80 tuổi mà tóc chưa bạc nhiều

Mẹ tôi thật đau buồn tiễn con trai cưng cùng con dâu vào trại tập trung cải tạo. Tôi "hân hạnh du học" trên đất Bắc: Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phú, được nhà nước cộng sản chiếu cố ưu ái cấp bằng tiến sĩ cải tạo phải mất 8 năm ở đất Bắc và 2 năm ở miền Nam học sau đại học ở Rừng Lá Hàm Tân Z30D. Còn bà xã tôi cũng học tròn ba năm ở miền Nam và khi "ra trường" với bằng cử nhân cải tạo lại không được ở Sài Gòn với các con mà phải về Châu Đốc, quê của chồng, để được quản chế.

Lúc bấy giờ, tỉnh lỵ Châu Đốc là vùng địa đầu chiến tuyến với quân Khơ me đỏ trong tầm pháo kích tấn công của chúng từ đất nước Chùa Tháp Kampuchia. Mẹ đã "di tản chiến thuật" về Tây Ninh trước khi con dâu về Châu Đốc nên mẹ chồng và nàng dâu chưa có dịp gặp lại nhau sau ba năm xa nhà "học tập cải tạo".

 

Gia đình hai chị gái tôi ở trong khu vực an ninh Thánh Địa Cao Đài - Toà Thánh Tây Ninh, đi về  Châu Đốc đón Mẹ về sống với gia đình hai chị luôn gần gũi tình mẹ con và bảo trọng an ninh sức khỏe của mẹ cho đến ngày Mẹ tôi về đất Phật thiêng liêng tại vùng Thánh Địa Cao Đài.

Mẹ tôi giữ trường trai gần ba mươi năm. Thỉnh thoảng khi đau ốm, con cháu nấu cháo cá hay cháo thịt, hột gà cho bà dùng được thêm sức, mau hết bịnh. Khi khoẻ mạnh lại, các con ăn mặn, Bà không nói con cháu phải lo cho Bà ăn chay. Mẹ tự động dùng nước tương hay tương hột hoặc chao ăn với một hai trái chuối lá xiêm là xong một nữa ăn chay rất đơn giản của Mẹ. Khi Mẹ ở với chúng tôi, tôi thường thưa với Mẹ, Phật tại tâm, tâm tức Phật - lòng thành có Phật (Chúa) và Mẹ đã cao tuổi có thể chỉ còn giữ chay mười ngày một tháng cũng đủ rồi. Mẹ thương yêu vợ chồng tôi nên khi đau ốm bà ăn mặn theo gia đình tôi.

Đến nay, Mẹ đã quy tiên trên bốn mươi năm, đến ngày giỗ hay chợt nhớ đến Mẹ tôi cũng thường  nghêu ngao hát bản nhạc Lòng Mẹ. Nay, tôi còn thường mở computer tìm giọng hát của ca sĩ  Cẩm Loan, một ca sĩ trẻ đẹp đang "hót" ở trong nước hát bài Lòng Mẹ có hồn quá hay, với tân nhạc của Y Vân và giao duyên với cổ nhạc qua bốn câu vọng cổ của Loan Thảo. Lời bài ca vọng cổ lại còn mượt mà, súc tích đánh động con tim làm lòng tôi thêm se thắt khi nghe trọn hai bài Lòng Mẹ tân cổ nhạc giao duyên, khó cầm được nước mắt.

 

Những ngày đầu định cư trên đất Mỹ, tôi thích nhứt giọng hát bản nhạc Lòng Mẹ qua giọng trầm buồn ngọt ngào mượt mà sâu lắng của Hương Lan và sau này Hương Lan cũng có hát bài Lòng Mẹ tân nhạc của Y Vân giao duyên với cổ nhạc của Loan Thảo lại càng hay quá, tuyệt vời. Và mới đây, tôi lên Youtube thưởng thức giọng hát của nhà sư Phật Giáo, Đại Đức Thích Nhuận Thanh. Với giọng hát của Thầy rất trầm buồn man mác rạt rào chất Thiền của giọng nam lại tạo thành một ấn tượng khó quên Nhớ Mẹ, Khóc Mẹ của Hà Sơn, một soạn giả và nghệ sĩ trẻ. Thầy Nhuận Thanh còn hát nhiều bài về Mẹ vô cùng cảm động, tôi thường chảy nước mắt khi nghe Thầy hát nói lên công đức sinh thành dưỡng dục bao la vĩ đại của Me.

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào - Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào...". Những bài hát tân nhạc và bài ca cổ nhạc về Mẹ, tôi thường thưởng thức hằng ngày cả một tháng tám qua nhiều tiếng hát của nhiều ca sĩ thời danh vì Mẹ tôi mất vào ngày 24 tháng 8 âm lịch và cúng giỗ Mẹ phải có một mâm chay, còn các mâm mặn chỉ để cho con cháu dùng nhớ ngày giỗ chạp của Mẹ tôi. Bài Lòng Mẹ của Y Vân đã ngự trị trong lòng tôi hơn nửa thế kỷ nay:

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Ɓình rạt rào - Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào - Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào - Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ уêu.
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
- Tình Mẹ уêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ
- Ɲắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.
Thương con thao thức bao đêm trường
- Ϲon đà уên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuуa sớm bao tháng ngàу
- Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngàу lớn khôn.
Ɗù cho mưa gió không quản thân gầу Mẹ hiền
- Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ɲgàу đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm
- Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên...

Ɓao năm nước mắt như suối nguồn
- Ϲhảу vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.
Ɗù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu
- Ɗù khi mưa gió tháng ngàу trong đời bể dâu.
Ɗù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quaу về vui vầу dưới bóng mẹ уêu.

 

Bản nhạc viết về Mẹ mà tôi thưởng thức đầu tiên từ hồi đi học cách nay cũng 60,70 năm, không đậm đà khi đó tôi còn nhỏ và Mẹ còn sống. Nay Mẹ đã ra đi, tôi lại già, bản tân nhạc của nhạc sĩ Y Vân và cổ nhạc của soạn giả Loan Thảo càng làm cho lòng tôi thêm xao xuyến, se thắt, nhớ thương kính yêu Mẹ.

Gần đây, tôi thường lên Youtube thưởng thức nhiều bản tân nhạc viết về Mẹ có thêm nhiều cảm xúc đi sâu vào lòng về tình Mẹ. Đặc biệt tôi quan tâm nội dung một bản tân nhạc đánh động tâm can về công sinh thành mang nặng đẻ đau của Mẹ, cũng qua giọng hát của ca sĩ Cẩm Loan: 9 Tháng 10 Ngày, sáng tác của Mai Quốc Huy (?), một sáng tác nói về công đức của Mẹ mà những ai còn Mẹ mà không yêu kính hay làm cho Mẹ buồn phiền là một trọng tội vì Mẹ là một vị Bồ Tát thương yêu và hy sinh cho con vô bờ bến "không tính tháng tính ngày". Không có Mẹ làm sao có ta, ca dao, tục ngữ cũng có câu:

Không có gì bằng cơm với cá,

Không có gì bằng Má với con.

 

Trong trại tù cải tạo cộng sản ở Miền Bắc, từ năm 1976, những dịp tôi lên cao lưng chừng núi vùng Sơn La với chỉ tiêu mỗt ngày lao động mang 20 cây vầu cũng khá dài về trại (vầu, tương tự cùng họ với cây tầm vông của miền Nam, nhưng nhỏ hơn). Khi bó chặt lại cẩn thận và kéo nhô ra khỏi đầu bó vầu hai hoặc ba cây, chừng sáu tấc, dùng đặt tì lên vai, hai tay giữ chặt cho các cây vầu còn lại đụng vào lưng khi đem bó vầu xuống từ trên núi cao. Với cách xuống núi nhanh dù khá nguy hiểm, chúng tôi học lóm của người Mường người Mèo địa phương. Với bó vầu tì trên vai và lưng, chạy lúp xúp theo con đường mòn dốc gần như thẳng đứng ở nhiều đoạn đường vừa nhẹ vừa nhanh, không thể dừng lại được. Muốn ngừng nghỉ phải có thế đất bằng phẳng, chúng ta lách sang trái hay sang phải để cho cả bó vầu phải xoay ngang, bó vầu vướng vào các cây rừng hai bên đường mòn cản, thắng lại mới dừng được. Vì di chuyển cây rừng từ trên cao đi từ từ thì an toàn hơn mà lại mất nhiều thì giờ, không có thì giờ hoàn toàn "thư giản", nghỉ ngơi để còn lục tìm các loại rau rừng, nấm mèo, hay bấp chuối rừng... cải thiện linh tinh, mưu sinh. Những lúc đã đạt chỉ tiêu lại có nhiều thì giờ thư giản, tôi thường đi lang thang trong rừng núi,  tha hồ hát bài Lòng Mẹ cho đã, tôi cảm thấy hạnh phúc dù mong manh trong chốc lát lại còn muốn sống. Có nhiều khi quá buồn chán muốn tự tử mà lại nhớ mẹ già, nhớ gia đình, vợ con, lại cố gắng phải sống.

Chúng tôi, những người thua cuộc bị đày đoạ lao cải nghiệt ngã ở tù không bản án, không biết ngày nào ra khỏi trại tù. Và lại quá đói khổ triền miên, đau không thuốc chỉ có "xuyên tâm liên" trị bá bịnh của cộng sản làm cho người bịnh chết nhanh mà thôi. Vì vậy, nhiều khi tôi cũng thường có ý nghĩ thà tự tử chết cho xong. Còn sống chỉ khổ thân lao tù khắc nghiệt, cơm không đủ ăn, áo quần không đủ mặc, đau không có thuốc trị bịnh. Thân xác bị đày đoạ đói lạnh triền miên, lao động khổ sai, làm ngày (thường) không đủ phải tranh thủ làm thêm ngày nghỉ, rồi cũng sẽ chết rục trong trại tù. Tối còn bị "ngồi đồng" học tập, kiểm điểm, một hình thức trại tù khuyến khích tố cáo nhau và nhiều hình thức tẩy não khác... Các tù nhân "Mỹ nguỵ" cầm chắc cái vé đi tàu suốt, nếu thời cuộc, chánh sách cai tù không đổi thay, đầu của chúng tôi cũng lần lượt phải quay về núi.

 

Hoàn cảnh của gia đình tôi lại quá ngặt nghèo với bốn con nhỏ từ ba đến chín tuổi, vợ tôi là nữ quân nhân cũng có cấp chức nên cũng bị tù như tôi. 

Trong một gia đình, cha bị tù thì còn mẹ ở nhà tão tần chăm nom nuôi nấng con cái, còn cả hai vợ chồng đều đi tù lao cải nghiệt ngã, bốn con nhỏ dại, mẹ già thì làm sao sống an lành?. Khi nghĩ nhớ đến hoàn cảnh này, mà ở tù không biết ngày nào ra, chỉ có chết rục trong tù nên tôi có ý muốn tự tử chết sớm cho thoát nợ đời sao quá cay đắng nghiệt ngã tàn ác đối với tôi.

(H: Bốn con chụp trước năm 1975)

Sau này định cư ở Mỹ, tôi có dịp nghe qua giọng hát của ca sĩ Hương Lan lần đầu tiên tôi lại bật khóc và thương nhớ Mẹ vô ngần. Mẹ tôi qua đời ở tuổi 84, năm 1981 khi tôi còn trong tù cải tạo cộng sản ở liên trại Tân Lập - Vĩnh Phú. Tôi tưởng đầu đã quay về núi từ năm 1978, ở trại K1 Tân Lập. Với tuổi 43, tôi đi đã phải chống gậy, từ 65 ký lô trước khi  đi tù. Tôi ngồi trong sọt cân rau, hai bạn tù trẻ, còn khoẻ nâng sọt lên, còn gần 43 ký lô, kể như trại tù lấy đi mất 22 kí lô thân xác tôi sau đúng ba năm du học ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa "giàu đẹp". Tôi càng bị đày ải nghiệt ngã trong trại tù, ngoài thương nhớ vợ con, tôi lại càng nhớ Mẹ hiền bao năm tháng tôi sống sát cạnh Mẹ khi Ba tôi vì hoàn cảnh phải bỏ xứ ra đi...

Ba dự định vài năm sẽ quay về với gia đình vì công an tỉnh Châu Đốc (quốc gia) đã ghi vào sổ bìa đen là Ba tôi giữ chức Chủ tịch xã Vĩnh Nguơn của Việt Minh (1946-1947). Đợi có sự thay đổi thời cuộc và có sự chứng minh rõ ràng là Ba tôi vì sợ nhận chức Chủ tịch xã của Việt Minh mà phải tản cư bỏ quê hương ấp Bà Bài ra tỉnh lỵ định cư sinh sống. Thật trớ trêu, ông lại vướng vào tội hoạt động cho Việt Minh phải vào tù, vì ông có nhiều tiền của?. Ra tù, Ba ngậm đắng nuốt cay, một thân một mình đi về thánh địa Tây Ninh lánh nạn và ông không thể ăn chay theo luật đạo bắt buộc, mãi mãi. Ông phải rời Tây Ninh đi tìm kế sinh nhai ở Sài Gòn, không biết chay lạt là gì và hoàn cảnh đưa đẩy ông có thêm người vợ thứ hai.

 

Mẹ tôi hay tin Ba tôi có vợ bé, bà vô cùng đau khổ, mùng ngủ của tôi gần mùng của Mẹ, đêm  khuya vắng lặng, tôi nghe tiếng khóc thút thít của Mẹ dù nhỏ, tôi vẫn nghe được, qua mùng Mẹ, ôm Mẹ an ủi. Mẹ ôm chặt tôi càng khóc ngất thêm. Lúc bấy giờ, tôi đã gần 15 tuổi thi đậu vào trung học trường tỉnh - Collège de Chaudoc - 1950 (sau này là trường trung học cấp 3 Thủ Khoa Nghĩa cho tới nay, 2023). Mẹ và đại gia đình, chòm xóm, khen tôi học giỏi, làm cho Mẹ thêm vui, hãnh diện, bà lại càng yêu thương tôi nhiều. Tôi có cảm nhận tình yêu thương của Mẹ dành cho tôi hơn tất cả anh chị em trong gia đình đông con. Bà ôm chặt tôi trong một lúc, tôi nghe tiếng ngáy nho nhỏ của Mẹ đang ngon giấc, tôi gỡ tay Mẹ ra và chui qua mùng tôi ngủ tiếp.

 

Gia đình nghèo thiếu thốn triền miên mà tôi đang đi học trung học, có thể nói, tôi khôn trước tuổi, biết cách làm ra tiền giúp gia đình trong hoàn cảnh vừa đi học vừa đi bán số đề - loại đề 40 con như sòng bạc đại thế giới ở Sài Gòn (do bộ đội Hoà Hảo bảo trợ tổ chức đủ thứ các loại cờ bạc, ngoài tỉnh lỵ Châu Đốc chỉ cách có một con sông - sông Hậu, ngang chợ cá Châu Đốc, khoảng hơn 100 mét). Cũng là cơ may, cả trong châu vi đạo Cao Đài, ai cũng biết gia đình tôi có mặt sớm nhứt tại đây, từ đại gia nay xuống tận cùng chỉ còn "da - gia". Ba là trụ cột gia đình nay lại ở xa, có thêm vợ bé bỏ mẹ con thiếu thốn đủ mọi thứ. Ai cũng thông cảm hoàn cảnh cay nghiệt nên ủng hộ mua vé số đề do tôi bán thay vì mua người khác, tôi có tiền hoa hồng khá tốt, cùng với tiền lời chị tôi làm tương chao, bánh cưới và các loại bánh khác bán tại nhà. Vì vậy về mặt sinh hoạt đời sống, gia đình tôi cũng khá ổn định.

Nhưng, Mẹ tôi vẫn buồn hoàn cảnh Ba tôi có vợ bé, bà tìm nguồn sống mới về tâm linh, mỗi ngày Mẹ đến Điện Thờ Phật Mẫu, cách chỗ ở vài chục thước, với bốn thời cúng của Đạo Cao Đài: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ chiều và 12 giờ khuya. Mẹ luôn hướng lòng thành về các đấng thiêng liêng, "Đức Chí Tôn và Phật Mẫu" tìm sự bằng an trong lòng và Mẹ còn ăn chay trường. Tôi tìm cách an ủi kính yêu Mẹ cũng quyết ăn chay trường theo Mẹ dù còn nhỏ, suốt nhiều năm, làm cho Mẹ thêm vui, bà lại càng cưng yêu tôi.

 

Khi tôi đi dạy tiểu học ỏ Núi Sam - Châu Đốc, tiền lương lãnh hàng tháng, tôi đưa hết cho Mẹ cất giữ làm cho Mẹ rất vui, khi nào tôi cần dùng xin lại. Mẹ dành dụm cùng với tiền dạy học của tôi đủ tiền mua một cái nhà khá lớn (17.500 đồng năm 1955) nằm ngay trên đường Louis Pasteur của tỉnh lỵ Châu Đốc, hiện nay vẫn còn do con anh thứ bảy của tôi đang ở.

  

Những ngày lao lý nghiệt ngã ở Sơn La, Yên Bái, Vĩnh Phú, gia đình cũng có thư từ cho tôi, vài tháng cũng nhận được tin nhà qua thư mà hoàn toàn dấu nhẹm tin Mẹ ra đi về thế giới khác. Trong đại gia đình và dòng họ nội ngoại, ai cũng biết Mẹ cưng tôi nhiều nhứt từ còn tấm bé, ở nhà quê, ấp Bà Bài Châu Đốc. Và tôi cũng kính yêu Mẹ nhiều hơn Ba và hơn tất cả mọi người trong gia tộc.

Khi tôi đi dạy học ở Sài gòn và xin được chỗ dạy cho cô em gái út cùng ở chung, có thuê nhà, tôi rước Mẹ từ Châu Đốc lên ở với chúng tôi và Mẹ lo cơm nước cho hai anh em và cả mấy cháu con bà chị, con của cô ruột gởi theo tôi đi học ở Sài Gòn cho đến khi tôi thi hành lệnh tổng động viên năm 1962, nhập ngũ. Em gái có chồng, Mẹ tôi trở về quê sống ở tỉnh lỵ Châu Đốc.

Khi tôi ra đời, đi dạy học thay vì tình nguyện vào học Thủ Đức khi tôi đủ 18 tuổi (1953), chưa tới tuổi tổng động viên học khoá sĩ quan trừ bị, có thể tình nguyện xin vào học khoá 4 phụ hay khoá 5, khoá cuối cùng Thủ Đức tạm ngưng một thời gian khá lâu mới mở khoá 6. Nhưng, khi mới bước vào trường đời, tôi lại thích nghề mô phạm hơn bất nghề nào khác cũng có đủ tiền sinh sống.

 

Sau gần tròn mười năm lao cải, được thả ra còn bị quản chế khắc khe không được đi ra khỏi Sài Gòn, mỗi cuối tuần phải đến công an phường trình diện, ghi vào sổ trong tuần đi đâu, tiếp xúc với ai, làm gì... Sau một thời gian quản chế (mấy năm tôi quên), tôi được "phục hồi quyền công dân", có Chứng minh nhân dân, tôi mới dám đi xa, lên Tây Ninh thăm mộ Mẹ hay về quê hương xứ mắm Châu Đốc thăm bà con dòng họ và cải táng mộ của Ba xây trên triền núi Sam mà các mộ chôn ở khu đất núi đó bắt buộc phải cải táng vì là vùng khai thác đá đang đến gần mộ. Tôi lo thủ tục cải táng, hài cốt Ba tôi đưa về Nhà Bàng, đất của đứa cháu ruột lập một nghĩa trang nhỏ để chôn cất xây mộ khang trang cho cha mẹ anh chị và em, cháu. Tôi có dự kiến sẽ cải táng đưa hài cốt Mẹ từ thánh địa Tây Ninh về "đoàn tụ" với Ba tôi, nhưng chưa có cơ hội.

Khi chị tôi còn sống chị không đồng ý cho tôi cải táng Mẹ về Châu Đốc, chị nói Mẹ đang chôn cất ở  chỗ linh địa, đất Thánh của đạo Cao Đài, mồ yên mả đẹp, nay còn phải tốn công của di dời về Châu Đốc. Chị tôi có lý lẽ xác đáng, còn tôi chỉ muốn, Mẹ Ba tôi khi còn sống hai ông bà phải sống xa nhau mấy chục năm. Nay cả hai đều về đất Phật có dịp sống chung bên nhau, tôi chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.

 

Khi gia đình tôi được sang Mỹ định cư theo diện HO từ năm 1993, mười lăm năm sau chị tôi qua đời, tôi có về phúng viếng và biết tin chánh quyền tỉnh Tây Ninh có thông báo sẽ lấy khu Thánh Địa nghĩa trang của đạo trong kế hoạch xây dựng khác của tỉnh. Như vậy, hàng mấy chục ngàn ngôi mộ, trên một thửa đất rộng hàng trăm mẫu tây ở trước và gần cửa vào Toà Thánh Cao Đài, là đất vàng trong xây cất nhà mới hay xây dựng một cái gì có tính công ích. Tôi có đọc thông báo của chánh quyền cho phép mọi gia đình có thân nhân chôn cất tại đây có quyền cải táng từ ngày ra thông báo.

Tôi nói thầm cũng là cơ may cho tôi muốn cải táng Mẹ về cạnh bên Ba "hủ hỉ" thêm an lành cho hai ông bà ở cõi trên. Hơn nữa, chị tôi đã qua đời và chị cũng biết rõ khu đất Thánh này sẽ bị phá bỏ, chắc chắn chị cũng đồng thuận để tôi cải táng Mẹ về Châu Đốc vì nơi đây không còn là nghĩa trang của đạo Cao Đài nữa, nên tôi đã toại nguyện sẽ đưa Mẹ về sum họp với Ba.

 

Từ Mỹ, tôi và hai cháu ngoại đi về Việt Nam - Tây Ninh lo công việc cải táng Mẹ về Nhà Bàng - Châu Đốc. Các con tôi ở Mỹ và các cháu ở Việt Nam hợp sức cáng đáng hết mọi công việc cải táng, mướn xe khách lớn chở cả đại gia đình ở Tây Ninh, Sài Gòn cùng về quê hương Châu Đốc  lo cải táng.


Hình: ngôi mộ Mẹ, bốc lên lấy di cốt còn lại - tôi đứng nhìn ảnh Mẹ

 

 

Tại khu đất dành cho cho xây các phần mộ ở Nhà Bàng, các cháu từ Tây Ninh về đây tổ chức cúng Bà Ngoại đúng lễ đạo Cao Đài trước khi đặt hủ cốt của Mẹ trong một ngôi mộ xây rộng lớn như mộ của Ba tôi cạnh bên. Bây giờ Ba Mẹ tôi mới thật sự là chim liền cánh cây liền cành mãi bên nhau.

Sau khi hoàn tất việc cải táng, các thân nhân và đại gia đình chúng tôi tụ hội tại nhà các cháu gọi Mẹ là bà Dì ruột dự một buổi cơm trưa, cách chợ Nhà Bàng cũng không xa, trên tỉnh lộ đi vào quận Tịnh Biên. Tôi đã có nhắc nhở trước, nên các cháu có nấu nhiều món ăn mà Mẹ tôi rất thích khi bà ăn mặn như cá trê vàng nướng, chiên ăn với nước mắm gừng hay kho tiêu. Những món ăn kế tiếp mà Mẹ tôi ưa thích, cá lóc nướng trui, gõi sầu đâu, thịt bò nấu lá dang với nước cốt dừa , thịt chuột đồng rô ti... Bữa cơm hôm đó có đến tám bàn, các cháu tôi đã thực hiện nhiều món ăn mà Mẹ tôi ưa thích từ ở nhà quê Bà Bài và bà mang theo ra Châu Đốc, Cần Thơ, Sài Gòn và nay nếu Bà chứng kiến có những món ăn lúc còn sanh tiền mà Bà ưa thích chắc Mẹ tôi vui lắm...

Hai cháu ngoạị của tôi là Mỹ con sanh ở Mỹ cũng là lần đầu tiên biết ăn các món mà Bà Cố ưa thích, chúng cũng biết thưởng thức món ăn thịt chuột rô ti, một món ăn truyền thống của ấp Bà Bài, cháu tôi cũng OK.

Để kết thúc bài hồi ức viết về Mẹ, tôi có nhớ đại khái đến các câu ca dao nói về Cha Me:

Còn cha còn mẹ thì hơn,

Mất cha mất mẹ như đờn đứt dây.

Đờn dứt dây còn thay còn nối,

Cha mẹ mất rồi, bao nỗi nhớ thương!

 

Anh Phương Trần Văn Ngà (5.11.2023)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm