Tin nóng trong ngày

Phương Tây tuyên chiến kinh tế 'đánh Nga', giá dầu lên 113 USD/thùng ( Cập nhật liên tuc )

Ukraine nói lính dù Nga đổ bộ vào Kharkov


bbc.com

Phương Tây tuyên chiến kinh tế 'đánh Nga', giá dầu lên 113 USD/thùng


  • Nguyễn Giang
  • bbcvietnamese.com

Ngày 28/02, châu Âu mở cuộc chiến kinh tế tàn khốc đánh vào Nga.

A woman walks in front of digital panel displaying the euro and US dollar currency rate at an exchange office in St. Petersburg, Russia, 28 February 2022.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Đồng rouble mất giá khủng khiếp vì cấm vận của Phương Tây

Chỉ trong vòng 24 giờ, Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, và Ngân hàng Trung ương nước này mất quyền kiểm soát 2/3 số dự trữ ngoại tệ 630 tỷ USD.

Nhưng các diễn biến tiếp theo cho thấy tầm vóc của cuộc chiến kinh tế này sâu rộng ra sao.

Nó ngay lập tức gây hại cho Nga, và sau là làm rung chuyển các nền kinh tế khác, như một đối đầu toàn diện trong Chiến tranh Lạnh, trên nền cuộc chiến nóng ở Ukraine.

Đầu tiên và các cú chặn, bắt, cấm phi cơ, tàu Nga.

Hôm 02/03, Hoa Kỳ cấm mọi phi cơ dân sự của Nga bay vào không phận của họ, sau khi hàng không Nga bị cấm bay sang hơn 30 nước.

Tàu dầu Louie của Nga đi từ Primorsk có lịch cập cảng vào Milford Haven, xứ Wales, bị Anh cấm vào.

Tập đoàn vận tải biển toàn cầu Maersk nói họ sẽ ngưng nhận đơn đặt hàng (bookings) đến Nga và từ Nga.

Công ty hàng hải Hapag-Lloyd của Đức tạm ngưng bookings của Nga...Các hãng K Group, S Group, Nestle, Alko cũng tẩy chay Nga.

Nhưng đó là những chuyện nhỏ.

Ở tầm rộng hơn, các 'ông lớn' của kinh tế thế giới nay đồng loạt vào cuộc.

ExxonMobil và Boeing vừa gia nhập danh sách các đại công ty ra tay trừng phạt Nga vì cuộc xâm lăng ở Ukraine.

ExxonMobil nói sẽ rút khỏi joint venture nhiều tỷ USD với Rosneft, còn Boeing tuyên bố ngưng mọi hoạt động ở Nga.

Các hãng thẻ tín dụng Visa và Mastercard xác nhận họ chặn các tổ chức của Nga dùng chế độ thanh toán của họ.

Trong ngành dầu khí, chỉ sau một vài hôm, BP, Equinor, Shell đều nói họ cắt quan hệ với đối tác Nga.

Các báo tài chính ở London nói chưa rõ hàng tỷ USD tiền của BP trong cổ phiếu dầu khí Nga sẽ được kế toán đặt vào mục thua lỗ, hay xử lý bằng hình thức nào khác.

Nhưng sự "đồng lòng" được các sếp ngành dầu khí giải thích là "lúc này cần lý do đạo đức hơn là lợi nhuận".

Hôm 01/03, tiền rouble chỉ còn trị giá bằng đồng Afghani và sẽ còn mất giá nữa và đến ngày 02/03 thị trường chứng khoán Nga phải đóng cửa tiếp.

Đêm hôm trước, Tổng thống Vladimir Putin tung ra một loạt quyết định ràng buộc các nhà xuất khẩu Nga phải chia sẻ gánh nặng tiền tệ, và cấm chuyển ngân (ngoại tệ) ra nước ngoài.

Chỉ ngăn chiến tranh hay muốn đánh quỵ Nga trong nhiều năm?

Chủ tịch Ủy ban châu Âu vừa nói thẳng rằng EU sẽ cắt nguồn 'tài trợ chiến tranh' (war's financing) của Nga.

Kho "lương thảo chiến tranh" ông Putin tích cóp qua bán dầu khí từ nhiều năm qua được chia ra, giữ bằng USD, euro, các đồng tiền châu Âu, tiền RMB của Trung Quốc và bằng vàng.

Nhưng Anh Mỹ và các định chế tài chính quốc tế đã dùng "nuclear option" (kịch bản hủy diệt) với Nga sau khi ông Putin đơn phương dọa dùng tên lửa hạt nhân "ngăn ai dám can thiệp chống Nga ở Ukraine".

Ngay lập tức, Ngân hàng Trung ương Nga không còn chìa khóa mở toàn bộ dự trữ ngoại tệ 630 tỷ USD của mình và chỉ còn trong tay 1/3 giá trị số tiền đó, bằng vàng và tiền Trung Quốc.

Một báo Anh sáng 01/03 cho rằng kinh tế Nga đang trên đà sụp đổ, và đã trở lại năm 1998. Có ý kiến nói kinh tế Nga sẽ bị đánh gục, tụt lùi 30 năm là ít.

Chính giới châu Âu từng lo là trừng phạt mạnh thì Nga sẽ ngả về Trung Quốc.

Theo tôi tìm hiểu thì tâm lý dư luận tại châu Âu nay coi Putin chọn theo Trung Quốc thì để ông ấy sống với Trung Quốc, tiêu tiền reminbi.

Vladimir Putin đã giúp châu Âu khỏi băn khoăn khi bay sang Bắc Kinh dự Thế vận hội Mùa đông và tỏ ra là "được Trung Quốc hỗ trợ" nếu bị cấm vận, tuy Trung Quốc không nói thế.

Cá nhân ông Putin nay bị trừng phạt tài chính, bị loại khỏi các chức như Chủ tịch Danh dự Liên đoàn Judo Quốc tế.

Hội World Taekwondo cũng tước đai đen 9 đẳng tặng cho ông năm 2013.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

CLB West Ham ủng hộ nhân dân Ukraine

Phong trào tẩy chay ông Putin và nước Nga của ông nay lan ra trong hàng chục môn thể thao, tổ chức, câu lạc bộ trên thế giới (xem thêm bài tiếng Anh: Which sports are Russians banned from?)

Trong Thế Chiến II, Thụy Sĩ giữ vị thế trung lập và để cho Đế chế của Hitler tiếp tục kinh doanh, giao dịch ngân hàng. Nhưng hôm 28/02, Thụy Sĩ công bố bỏ quy chế trung lập về tài chính và phong tỏa tài sản của chính phủ Nga.

Quyết định vô tiền khoáng hậu này loại chính giới Nga, kể cả các oligarch từng 'hét ra lửa, mửa ra khói' khỏi các ngân hàng châu Âu.

Tin mới nhất cho hay nhân viên người Đức của văn phòng ông Schroeder đồng loạt bỏ việc, tẩy chay ông (xem thêm).

Người châu Âu khi đã "bừng tỉnh", họ làm rất quyết liệt, không sợ "đói khổ", sợ mất job.

Các khoản hàng trăm tỷ USD của nhiều ngân hàng, đại công ty Nga để ở châu Âu đã bị tịch biên.

Nghe nói Anh và EU có kế hoạch đem các khoản đó "trả cho Ukraine" sau chiến tranh.

Hôm 01/03, Tổng thống Joe Biden nói "Putin chưa biết điều gì sắp xảy đến với ông ta" và dùng ngôn từ ý thức hệ, lên án "chế độ độc tài" sẽ bị tự do đánh bại.

Lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ đứng lên vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh các biện pháp của chính phủ Biden đánh vào ông Putin.

Có thể nói bất kể chiến sự ở Ukraine những ngày tới diễn ra ra sao - quân Nga có thể thắng trên chiến trường - nhưng khi dùng phương án tổng quát này, Phương Tây đã quyết hạ cấp cường quốc của Nga.

Giá dầu thô Brent sáng 02/03 lên 113 USD/thùng, rồi giảm xuống đôi chút. Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều xuống nhưng người ta có vẻ sẵn sàng chịu trận.

Trong vụ ủng hộ Ukraine, trừng phạt Nga, lãnh đạo ngoại giao EU Josep Borrell nói "đây là vấn đề sinh tử" và "Putin vi phạm về căn bản nguyên tắc cùng chung sống" nên châu Âu phải ra quyết định.

Nhà báo kỳ cựu của BBC John Simpson có bình luận ông Putin có thể sẽ kéo Nga "trở lại thời Liên Xô", không phải ở cương vị đại cường mà là trở về nền kinh tế tồi tàn.

BBC world affairs editor John Simpson

BBC

Vladimir Putin might turn Russia back to the days of the USSR

Có phải ông Putin đã tính sai?

Có thể nói việc ông Putin tại vị đã không còn nằm trong tính toán của Phương Tây.

Những đòn trừng phạt, cô lập khủng khiếp này sẽ kéo lùi kinh tế Nga trong nhiều năm, và mục tiêu là để "trừ hậu họa", và ngăn chặn cả khả năng một người khác thay Putin mà vẫn theo con đường của ông.

Tổng thống Biden nói Putin đã 'misjudged' - tính sai. Vậy ông tính sai ở chỗ nào?

Quan sát quá trình dẫn tới ngày nổ súng 24/02, tôi thấy ông Putin đã quá "kiên định" với đòi hỏi an ninh cứng của Nga - ta có thể coi chúng chính đáng hay là không, tùy cách nhìn - và ép các đối tác.

Về ngoại giao thì ông Putin đã buộc những người cố gắng chọn giải pháp mềm bị "hết cửa".

Trong cả tháng 2 Anh, Pháp, Đức và EU nỗ lực khuyên can Nga giảm căng thẳng với Ukraine nhưng Nga tỏ ra coi thường họ. Ở vị thế chủ nhà, nước Nga xử tệ với khách.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov nhạo báng công khai Nữ Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Liz Truss khi bà sang thăm Nga để hội đàm.

Tệ hơn, Tổng thống Putin để Thủ tướng Đức ngồi ở đầu xa của cái bàn dài 4 mét trong Điện Kremlin, "lên lớp" ông Olaf Scholz cả tiếng liền về lịch sử.

Tổng thống hiền lành dễ mến của Pháp, Emmanuel Macron bay sang cố "cầu hòa" với Moscow cũng bị ông Putin phủi tay, làm bẽ mặt vì ông Macron tin lời Nga mà "hứa sớm" về hòa bình.

Tự học lịch sử, có lẽ ông Putin quên rằng Olaf Scholz nhã nhặn là con cháu của Friedrich Đại đế, và Nữ hoàng Nga Catherine Đại đế cũng là một công chúa xứ Phổ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Đức Olaf Scholz được Tổng thống Putin đón ở 'chiếc bàn dài' hôm 15/02 trong hội đàm kéo dài nửa ngày làm việc. Các báo Đức nói ông Putin lên lớp về lịch sử với ông Scholz

Macron có thể yếu một chút, ngây thơ một chút, bị bầu cử rằng buộc, nhưng cũng là con cháu Napoleon, de Gaulle.

Trong quan hệ giữa người châu Âu với nhau, ông Putin đã nghĩ là họ yếu đuối, phụ thuộc vào dầu khí của Nga nên làm tới.

Lời dọa 'hạt nhân' của Putin đã khiến Bộ trưởng Pháp Yves-Jean Le Drian phải nhắc để Nga khỏi quên là Pháp và Nato có đầu đạn nguyên tử. Thế nhưng liền sau đó, ông Putin dọa tiếp hai quốc gia hiền hòa Thụy Điển và Phần Lan.

Lời dọa này theo tôi là giọt nước tràn ly với toàn thể châu Âu. Họ nay đồng lòng, sẵn sàng chịu thiệt hại kinh tế, giá xăng dầu cao để hạ đo ván ông Putin.

Theo George Freedman viết trên trang Geopolitical Futures (01/03) thì sai lầm lớn nhất của ông Putin là đẩy Đức vào thế bỏ luôn chính sách nhũn nhặn nhiều năm, sẵn sàng chịu thiệt hại kinh tế, để chuyển sang chiến lược tái vũ trang.

Putin chê cả Lenin và Stalin nhưng quên rằng chiến lược an ninh của các vị tiền bối đó là đẩy nước Đức hung dữ thời đó ra xa, càng xa càng tốt, khỏi biên giới Nga.

Nga và Phổ từng chung biên giới ở Baltic và sau các cuộc chiến, Liên Xô thành công trong việc lập ra vùng đệm giữa họ và Đức.

Nay, theo Freedman, một nước Đức tái vũ trang sẽ chỉ còn cách Nga bằng diện tích Ba Lan. Ở điểm gần nhất, từ Đức tới Kaliningrad của Nga là 415 km.

Địa chính trị châu Âu đã đổi, và ông Putin giúp Phương Tây đoàn kết.

Các đòn kinh tế sẽ ngấm dần và làm suy yếu Nga lâu dài.

Giả sử Nga phục hồi được trong những năm về sau thì lại bị bản đồ địa chính trị mới đã hình thành, đầy thách thức ngay trước ngõ.



rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Nga đưa quân vào Kharkov, tuyên bố chiếm được Kherson

Thanh Phương

Trong ngày thứ 7 của cuộc xâm lăng Ukraina,hôm nay, 02/03/2022, lực lượng không vận của Nga đã đổ xuống Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraina ở miền đông, gần biên giới Nga, theo thông báo của quân đội Ukraina, được hãng tin AFP  trích dẫn.

Thành phố 1,4 triệu dân này hôm qua đã bị oanh tạc nhiều lần. Đã có ít nhất 10 người chết và hơn 20 người bị thương khi một chung cư ở Kharkov bị trúng bom, theo nhà chức trách địa phương. Các trận giao tranh cũng đã nổ ra trong thành phố. 

Ngoài Kharkov, trong ngày hôm qua, quân đội Nga đã tiếp tục oanh kích vào nhiều thành phố khác, đặc biệt là thủ đô Kiev. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng và 5 người bị thương khi tháp truyền hình của thành phố này bị trúng bom. Nhưng theo hãng tin AFP, một giờ sau khi vụ tấn công vào tháp này, phần lớn các kênh truyền hình Ukraina có vẻ như đã hoạt động bình thường trở lại.

Cuộc tấn công của Nga vào Kiev sắp diễn ra khiến mọi người lo ngại là số thương vong sẽ rất lớn tại thành phố mà bình thường có đến gần 3 triệu dân.

Sáng nay, một phát ngôn viên của quân đội Nga thông báo đã “kiểm soát hoàn toàn” thành phố cảng Kherson ở miền nam Ukraina. Tuy nhiên, trên mạng Facebook vài phút trước đó, thị trưởng của Kherson khẳng định thành phố này vẫn nằm trong tay phía Ukraina.

Vùng Kherson, giáp với bán đảo Crimée (mà Nga đã sáp nhập từ năm 2014) đã bị tấn công ngay từ đầu cuộc xâm lăng của Nga ngày 24/02. Cho tới nay, quân Nga đã chiếm được một thành phố cảng khác của Ukraina là Berdiansk và hiện đang tấn công vào Mariupol.

Trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phải nhanh chóng ngăn chận “quân xâm lược Nga”. Còn trong một đoạn video hôm nay, tổng thống Zelensky đã cáo buộc Nga muốn “xóa bỏ” Ukraina và lịch sử của nước này. Ông kêu gọi người Do Thái “đừng tiếp tục yên lặng”, sau khi quân Nga oanh kích vào đài tưởng niệm Babi Yar, nơi mà Đức Quốc Xã đã thảm sát người Do Thái Ukraina vào năm 1941.

Nhật cáo buộc trực thăng Nga xâm nhập không phận

Nhật Bản triển khai khẩn cấp tiêm kích và gửi công hàm phản đối sau khi cáo buộc trực thăng Nga "bay vào không phận phía bắc đảo Hokkaido".

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ra tuyên bố rằng một trực thăng nghi của Nga đã xâm nhập không phận nước này ở phía bắc đảo Hokkaido sáng nay. Các tiêm kích Nhật cất cánh khẩn cấp để nhận diện và phát cảnh báo xua đuổi trực thăng qua điện đàm. Trực thăng được cho là đã nhanh chóng rời đi.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang phân tích chuyến bay để xác định nó có liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine hay không.

Tiêm kích F-15 Nhật Bản cất cánh trong một chuyến bay huấn luyện. Ảnh: JASDF.

Tiêm kích F-15 Nhật Bản cất cánh trong một chuyến bay huấn luyện. Ảnh: JASDF.

"Chúng tôi đã gửi công hàm phản đối đến chính phủ Nga qua đường ngoại giao và kêu gọi chấm dứt những hành động như vậy. Hoạt động ngày càng tăng của Nga gần hoặc trong vùng lãnh hải, không phận của chúng tôi là điều gây lo ngại", Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho hay.

Chính phủ Nga chưa bình luận về thông tin này.

Nhật Bản thường xuyên triển khai tiêm kích để giám sát và chặn máy bay nước ngoài tiếp cận không phận. Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã 49 lần huy động máy bay trong tháng 1, so với 127 và 142 lần trong giai đoạn tháng 11-12/2021. Phần lớn cuộc chạm trán là với phi cơ Trung Quốc, trong khi số còn lại chủ yếu là máy bay Nga.

Vị trí đảo Sakhalin, Viễn Đông Nga. Đồ họa: RT.

Vị trí đảo Hokkaido và bán đảo Sakhalin của Nga. Đồ họa: RT.

Tokyo có tranh chấp lãnh thổ với Moskva liên quan đến quần đảo Kuril do Nga kiểm soát, song Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Lãnh thổ phương Bắc. Liên Xô kiểm soát các đảo này trước khi Thế chiến II kết thúc. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ khiến Moskva không thể ký hiệp ước hòa bình với Tokyo và quan hệ hai bên căng thẳng suốt nhiều năm.

Những năm gần đây, Nga tăng cường hiện diện quân sự trên quần đảo Kuril. Nga triển khai các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal và Bastion trên hai trong số 4 đảo thuộc quần đảo Kuril từ năm 2016. Những năm tiếp theo, Nga đưa các hệ thống tên lửa phòng không tối tân tới đó và lập căn cứ không quân trên đảo Iturup, nơi các máy bay chiến đấu được triển khai.

Vũ Anh (Theo AFP)


Ukraine nói lính dù Nga đổ bộ vào Kharkov

Quân đội Ukraine thông báo lính dù Nga đổ bộ vào Kharkov và giao tranh quyết liệt với lực lượng bảo vệ thành phố.

"Một đơn vị lính dù Nga đã đổ bộ xuống Kharkov", quân đội Ukraine thông báo trên Telegram và cáo buộc lực lượng Nga tấn công một bệnh viện quân y địa phương. "Giao tranh đang diễn ra giữa quân đội Nga và Ukraine".

Cơ quan Truyền thông Đặc biệt Nhà nước Ukraine cũng phát cảnh báo về sự xuất hiện của lính dù Nga tại Kharkov lúc 3h sáng 2/3, xác nhận phe phòng thủ và tấn công đang đấu súng quyết liệt.

Kharkov là thành phố lớn thứ hai Ukraine và nằm ở phía đông bắc nước này. Thành phố là một trong những đô thị bị Nga tập kích ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2. Giao tranh diễn ra dữ dội nhiều ngày sau đó, song lực lượng Nga chưa kiểm soát được Kharkov.

Lực lượng Nga từng tiến vào trung tâm Kharkov vào hôm 27/2, nhưng bị đẩy lùi sau một ngày giao tranh. Quân đội Nga sau đó tìm cách bao vây thành phố và tiến hành các đợt oanh kích dữ dội vào mục tiêu quân sự ở Kharkov.Thành phố hứng các đợt pháo kích liên tiếp trong ngày 1/3. Video trên mạng xã hội cho thấy nhiều chớp sáng và tiếng nổ liên tục vang lên ở Kharkov tối qua, nhiều khả năng do pháo phản lực gây ra. Một tên lửa bắn trúng tòa nhà hành chính tỉnh tại thành phố Kharkov, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và 20 người bị thương.

Xe tăng Nga di chuyển ở phía bắc bán đảo Crimea hôm 24/2. Ảnh: TASS.

Xe tăng Nga di chuyển ở phía bắc bán đảo Crimea hôm 24/2. Ảnh: TASS.

Lực lượng Nga cũng đang nỗ lực bao vây nhiều thành phố khác của Ukraine, đặc biệt là Kherson ở miền nam nước này. Video trên mạng xã hội cho thấy xe quân sự Nga di chuyển qua bùng binh ở phía bắc thành phố Kherson ngày 1/3. Một video khác cho thấy xe quân sự Nga đậu tại quảng trường Svobody, trung tâm thành phố Kherson, nơi có trụ sở tòa nhà hành chính tỉnh.

Lực lượng Nga được cho là đang tự do di chuyển khắp thành phố Kherson mà không bị cản trở, đồng thời thiết lập một tuyến đường vượt sông Dnieper.

Thị trưởng Kherson ngày 1/3 đăng trên Facebook cảnh báo thành phố đang bị tấn công, đồng thời đề nghị lực lượng Nga "rời khỏi thành phố và ngừng pháo kích dân thường".

Khi chiến sự bước sang ngày thứ 7, Nga tăng cường tập kích hàng loạt mục tiêu ở thủ đô Kiev, trong đó có tháp truyền hình ở thành phố này. Ukraine tuyên bố 5 người thiệt mạng và 5 người bị thương trong vụ tấn công.


Các điểm nóng chiến sự Ukraine. Đồ họa: NY Times. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy khoảng 12 triệu người tại Ukraine cần trợ giúp, khoảng một triệu người đã mất nhà cửa và hơn 677.000 người đã sơ tán ra nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố nước này đang tiến hành "chiến tranh tài chính và kinh tế toàn diện nhằm vào Nga", nhấn mạnh các biện pháp cấm vận "đặc biệt hiệu quả". Tuy nhiên, sau đó ông cho biết đã nói nhầm và từ "chiến tranh" không phù hợp với nỗ lực của Paris trong hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine.

Điện Kremlin khẳng định các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không bao giờ khiến Nga thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.

Trung Quốc đã bắt đầu sơ tán công dân khỏi Ukraine. Hơn 1.000 công dân Trung Quốc rời Ukraine trong ngày 1/3 để tới Ba Lan và Slovakia, hai quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), sau khi 600 sinh viên Trung Quốc được sơ tán hôm 28/2 từ thủ đô Kiev và thành phố cảng phía nam Odessa.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phương Tây tuyên chiến kinh tế 'đánh Nga', giá dầu lên 113 USD/thùng ( Cập nhật liên tuc )

Ukraine nói lính dù Nga đổ bộ vào Kharkov


bbc.com

Phương Tây tuyên chiến kinh tế 'đánh Nga', giá dầu lên 113 USD/thùng


  • Nguyễn Giang
  • bbcvietnamese.com

Ngày 28/02, châu Âu mở cuộc chiến kinh tế tàn khốc đánh vào Nga.

A woman walks in front of digital panel displaying the euro and US dollar currency rate at an exchange office in St. Petersburg, Russia, 28 February 2022.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Đồng rouble mất giá khủng khiếp vì cấm vận của Phương Tây

Chỉ trong vòng 24 giờ, Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, và Ngân hàng Trung ương nước này mất quyền kiểm soát 2/3 số dự trữ ngoại tệ 630 tỷ USD.

Nhưng các diễn biến tiếp theo cho thấy tầm vóc của cuộc chiến kinh tế này sâu rộng ra sao.

Nó ngay lập tức gây hại cho Nga, và sau là làm rung chuyển các nền kinh tế khác, như một đối đầu toàn diện trong Chiến tranh Lạnh, trên nền cuộc chiến nóng ở Ukraine.

Đầu tiên và các cú chặn, bắt, cấm phi cơ, tàu Nga.

Hôm 02/03, Hoa Kỳ cấm mọi phi cơ dân sự của Nga bay vào không phận của họ, sau khi hàng không Nga bị cấm bay sang hơn 30 nước.

Tàu dầu Louie của Nga đi từ Primorsk có lịch cập cảng vào Milford Haven, xứ Wales, bị Anh cấm vào.

Tập đoàn vận tải biển toàn cầu Maersk nói họ sẽ ngưng nhận đơn đặt hàng (bookings) đến Nga và từ Nga.

Công ty hàng hải Hapag-Lloyd của Đức tạm ngưng bookings của Nga...Các hãng K Group, S Group, Nestle, Alko cũng tẩy chay Nga.

Nhưng đó là những chuyện nhỏ.

Ở tầm rộng hơn, các 'ông lớn' của kinh tế thế giới nay đồng loạt vào cuộc.

ExxonMobil và Boeing vừa gia nhập danh sách các đại công ty ra tay trừng phạt Nga vì cuộc xâm lăng ở Ukraine.

ExxonMobil nói sẽ rút khỏi joint venture nhiều tỷ USD với Rosneft, còn Boeing tuyên bố ngưng mọi hoạt động ở Nga.

Các hãng thẻ tín dụng Visa và Mastercard xác nhận họ chặn các tổ chức của Nga dùng chế độ thanh toán của họ.

Trong ngành dầu khí, chỉ sau một vài hôm, BP, Equinor, Shell đều nói họ cắt quan hệ với đối tác Nga.

Các báo tài chính ở London nói chưa rõ hàng tỷ USD tiền của BP trong cổ phiếu dầu khí Nga sẽ được kế toán đặt vào mục thua lỗ, hay xử lý bằng hình thức nào khác.

Nhưng sự "đồng lòng" được các sếp ngành dầu khí giải thích là "lúc này cần lý do đạo đức hơn là lợi nhuận".

Hôm 01/03, tiền rouble chỉ còn trị giá bằng đồng Afghani và sẽ còn mất giá nữa và đến ngày 02/03 thị trường chứng khoán Nga phải đóng cửa tiếp.

Đêm hôm trước, Tổng thống Vladimir Putin tung ra một loạt quyết định ràng buộc các nhà xuất khẩu Nga phải chia sẻ gánh nặng tiền tệ, và cấm chuyển ngân (ngoại tệ) ra nước ngoài.

Chỉ ngăn chiến tranh hay muốn đánh quỵ Nga trong nhiều năm?

Chủ tịch Ủy ban châu Âu vừa nói thẳng rằng EU sẽ cắt nguồn 'tài trợ chiến tranh' (war's financing) của Nga.

Kho "lương thảo chiến tranh" ông Putin tích cóp qua bán dầu khí từ nhiều năm qua được chia ra, giữ bằng USD, euro, các đồng tiền châu Âu, tiền RMB của Trung Quốc và bằng vàng.

Nhưng Anh Mỹ và các định chế tài chính quốc tế đã dùng "nuclear option" (kịch bản hủy diệt) với Nga sau khi ông Putin đơn phương dọa dùng tên lửa hạt nhân "ngăn ai dám can thiệp chống Nga ở Ukraine".

Ngay lập tức, Ngân hàng Trung ương Nga không còn chìa khóa mở toàn bộ dự trữ ngoại tệ 630 tỷ USD của mình và chỉ còn trong tay 1/3 giá trị số tiền đó, bằng vàng và tiền Trung Quốc.

Một báo Anh sáng 01/03 cho rằng kinh tế Nga đang trên đà sụp đổ, và đã trở lại năm 1998. Có ý kiến nói kinh tế Nga sẽ bị đánh gục, tụt lùi 30 năm là ít.

Chính giới châu Âu từng lo là trừng phạt mạnh thì Nga sẽ ngả về Trung Quốc.

Theo tôi tìm hiểu thì tâm lý dư luận tại châu Âu nay coi Putin chọn theo Trung Quốc thì để ông ấy sống với Trung Quốc, tiêu tiền reminbi.

Vladimir Putin đã giúp châu Âu khỏi băn khoăn khi bay sang Bắc Kinh dự Thế vận hội Mùa đông và tỏ ra là "được Trung Quốc hỗ trợ" nếu bị cấm vận, tuy Trung Quốc không nói thế.

Cá nhân ông Putin nay bị trừng phạt tài chính, bị loại khỏi các chức như Chủ tịch Danh dự Liên đoàn Judo Quốc tế.

Hội World Taekwondo cũng tước đai đen 9 đẳng tặng cho ông năm 2013.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

CLB West Ham ủng hộ nhân dân Ukraine

Phong trào tẩy chay ông Putin và nước Nga của ông nay lan ra trong hàng chục môn thể thao, tổ chức, câu lạc bộ trên thế giới (xem thêm bài tiếng Anh: Which sports are Russians banned from?)

Trong Thế Chiến II, Thụy Sĩ giữ vị thế trung lập và để cho Đế chế của Hitler tiếp tục kinh doanh, giao dịch ngân hàng. Nhưng hôm 28/02, Thụy Sĩ công bố bỏ quy chế trung lập về tài chính và phong tỏa tài sản của chính phủ Nga.

Quyết định vô tiền khoáng hậu này loại chính giới Nga, kể cả các oligarch từng 'hét ra lửa, mửa ra khói' khỏi các ngân hàng châu Âu.

Tin mới nhất cho hay nhân viên người Đức của văn phòng ông Schroeder đồng loạt bỏ việc, tẩy chay ông (xem thêm).

Người châu Âu khi đã "bừng tỉnh", họ làm rất quyết liệt, không sợ "đói khổ", sợ mất job.

Các khoản hàng trăm tỷ USD của nhiều ngân hàng, đại công ty Nga để ở châu Âu đã bị tịch biên.

Nghe nói Anh và EU có kế hoạch đem các khoản đó "trả cho Ukraine" sau chiến tranh.

Hôm 01/03, Tổng thống Joe Biden nói "Putin chưa biết điều gì sắp xảy đến với ông ta" và dùng ngôn từ ý thức hệ, lên án "chế độ độc tài" sẽ bị tự do đánh bại.

Lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ đứng lên vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh các biện pháp của chính phủ Biden đánh vào ông Putin.

Có thể nói bất kể chiến sự ở Ukraine những ngày tới diễn ra ra sao - quân Nga có thể thắng trên chiến trường - nhưng khi dùng phương án tổng quát này, Phương Tây đã quyết hạ cấp cường quốc của Nga.

Giá dầu thô Brent sáng 02/03 lên 113 USD/thùng, rồi giảm xuống đôi chút. Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều xuống nhưng người ta có vẻ sẵn sàng chịu trận.

Trong vụ ủng hộ Ukraine, trừng phạt Nga, lãnh đạo ngoại giao EU Josep Borrell nói "đây là vấn đề sinh tử" và "Putin vi phạm về căn bản nguyên tắc cùng chung sống" nên châu Âu phải ra quyết định.

Nhà báo kỳ cựu của BBC John Simpson có bình luận ông Putin có thể sẽ kéo Nga "trở lại thời Liên Xô", không phải ở cương vị đại cường mà là trở về nền kinh tế tồi tàn.

BBC world affairs editor John Simpson

BBC

Vladimir Putin might turn Russia back to the days of the USSR

Có phải ông Putin đã tính sai?

Có thể nói việc ông Putin tại vị đã không còn nằm trong tính toán của Phương Tây.

Những đòn trừng phạt, cô lập khủng khiếp này sẽ kéo lùi kinh tế Nga trong nhiều năm, và mục tiêu là để "trừ hậu họa", và ngăn chặn cả khả năng một người khác thay Putin mà vẫn theo con đường của ông.

Tổng thống Biden nói Putin đã 'misjudged' - tính sai. Vậy ông tính sai ở chỗ nào?

Quan sát quá trình dẫn tới ngày nổ súng 24/02, tôi thấy ông Putin đã quá "kiên định" với đòi hỏi an ninh cứng của Nga - ta có thể coi chúng chính đáng hay là không, tùy cách nhìn - và ép các đối tác.

Về ngoại giao thì ông Putin đã buộc những người cố gắng chọn giải pháp mềm bị "hết cửa".

Trong cả tháng 2 Anh, Pháp, Đức và EU nỗ lực khuyên can Nga giảm căng thẳng với Ukraine nhưng Nga tỏ ra coi thường họ. Ở vị thế chủ nhà, nước Nga xử tệ với khách.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov nhạo báng công khai Nữ Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Liz Truss khi bà sang thăm Nga để hội đàm.

Tệ hơn, Tổng thống Putin để Thủ tướng Đức ngồi ở đầu xa của cái bàn dài 4 mét trong Điện Kremlin, "lên lớp" ông Olaf Scholz cả tiếng liền về lịch sử.

Tổng thống hiền lành dễ mến của Pháp, Emmanuel Macron bay sang cố "cầu hòa" với Moscow cũng bị ông Putin phủi tay, làm bẽ mặt vì ông Macron tin lời Nga mà "hứa sớm" về hòa bình.

Tự học lịch sử, có lẽ ông Putin quên rằng Olaf Scholz nhã nhặn là con cháu của Friedrich Đại đế, và Nữ hoàng Nga Catherine Đại đế cũng là một công chúa xứ Phổ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Đức Olaf Scholz được Tổng thống Putin đón ở 'chiếc bàn dài' hôm 15/02 trong hội đàm kéo dài nửa ngày làm việc. Các báo Đức nói ông Putin lên lớp về lịch sử với ông Scholz

Macron có thể yếu một chút, ngây thơ một chút, bị bầu cử rằng buộc, nhưng cũng là con cháu Napoleon, de Gaulle.

Trong quan hệ giữa người châu Âu với nhau, ông Putin đã nghĩ là họ yếu đuối, phụ thuộc vào dầu khí của Nga nên làm tới.

Lời dọa 'hạt nhân' của Putin đã khiến Bộ trưởng Pháp Yves-Jean Le Drian phải nhắc để Nga khỏi quên là Pháp và Nato có đầu đạn nguyên tử. Thế nhưng liền sau đó, ông Putin dọa tiếp hai quốc gia hiền hòa Thụy Điển và Phần Lan.

Lời dọa này theo tôi là giọt nước tràn ly với toàn thể châu Âu. Họ nay đồng lòng, sẵn sàng chịu thiệt hại kinh tế, giá xăng dầu cao để hạ đo ván ông Putin.

Theo George Freedman viết trên trang Geopolitical Futures (01/03) thì sai lầm lớn nhất của ông Putin là đẩy Đức vào thế bỏ luôn chính sách nhũn nhặn nhiều năm, sẵn sàng chịu thiệt hại kinh tế, để chuyển sang chiến lược tái vũ trang.

Putin chê cả Lenin và Stalin nhưng quên rằng chiến lược an ninh của các vị tiền bối đó là đẩy nước Đức hung dữ thời đó ra xa, càng xa càng tốt, khỏi biên giới Nga.

Nga và Phổ từng chung biên giới ở Baltic và sau các cuộc chiến, Liên Xô thành công trong việc lập ra vùng đệm giữa họ và Đức.

Nay, theo Freedman, một nước Đức tái vũ trang sẽ chỉ còn cách Nga bằng diện tích Ba Lan. Ở điểm gần nhất, từ Đức tới Kaliningrad của Nga là 415 km.

Địa chính trị châu Âu đã đổi, và ông Putin giúp Phương Tây đoàn kết.

Các đòn kinh tế sẽ ngấm dần và làm suy yếu Nga lâu dài.

Giả sử Nga phục hồi được trong những năm về sau thì lại bị bản đồ địa chính trị mới đã hình thành, đầy thách thức ngay trước ngõ.



rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Nga đưa quân vào Kharkov, tuyên bố chiếm được Kherson

Thanh Phương

Trong ngày thứ 7 của cuộc xâm lăng Ukraina,hôm nay, 02/03/2022, lực lượng không vận của Nga đã đổ xuống Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraina ở miền đông, gần biên giới Nga, theo thông báo của quân đội Ukraina, được hãng tin AFP  trích dẫn.

Thành phố 1,4 triệu dân này hôm qua đã bị oanh tạc nhiều lần. Đã có ít nhất 10 người chết và hơn 20 người bị thương khi một chung cư ở Kharkov bị trúng bom, theo nhà chức trách địa phương. Các trận giao tranh cũng đã nổ ra trong thành phố. 

Ngoài Kharkov, trong ngày hôm qua, quân đội Nga đã tiếp tục oanh kích vào nhiều thành phố khác, đặc biệt là thủ đô Kiev. Ít nhất 5 người đã thiệt mạng và 5 người bị thương khi tháp truyền hình của thành phố này bị trúng bom. Nhưng theo hãng tin AFP, một giờ sau khi vụ tấn công vào tháp này, phần lớn các kênh truyền hình Ukraina có vẻ như đã hoạt động bình thường trở lại.

Cuộc tấn công của Nga vào Kiev sắp diễn ra khiến mọi người lo ngại là số thương vong sẽ rất lớn tại thành phố mà bình thường có đến gần 3 triệu dân.

Sáng nay, một phát ngôn viên của quân đội Nga thông báo đã “kiểm soát hoàn toàn” thành phố cảng Kherson ở miền nam Ukraina. Tuy nhiên, trên mạng Facebook vài phút trước đó, thị trưởng của Kherson khẳng định thành phố này vẫn nằm trong tay phía Ukraina.

Vùng Kherson, giáp với bán đảo Crimée (mà Nga đã sáp nhập từ năm 2014) đã bị tấn công ngay từ đầu cuộc xâm lăng của Nga ngày 24/02. Cho tới nay, quân Nga đã chiếm được một thành phố cảng khác của Ukraina là Berdiansk và hiện đang tấn công vào Mariupol.

Trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phải nhanh chóng ngăn chận “quân xâm lược Nga”. Còn trong một đoạn video hôm nay, tổng thống Zelensky đã cáo buộc Nga muốn “xóa bỏ” Ukraina và lịch sử của nước này. Ông kêu gọi người Do Thái “đừng tiếp tục yên lặng”, sau khi quân Nga oanh kích vào đài tưởng niệm Babi Yar, nơi mà Đức Quốc Xã đã thảm sát người Do Thái Ukraina vào năm 1941.

Nhật cáo buộc trực thăng Nga xâm nhập không phận

Nhật Bản triển khai khẩn cấp tiêm kích và gửi công hàm phản đối sau khi cáo buộc trực thăng Nga "bay vào không phận phía bắc đảo Hokkaido".

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ra tuyên bố rằng một trực thăng nghi của Nga đã xâm nhập không phận nước này ở phía bắc đảo Hokkaido sáng nay. Các tiêm kích Nhật cất cánh khẩn cấp để nhận diện và phát cảnh báo xua đuổi trực thăng qua điện đàm. Trực thăng được cho là đã nhanh chóng rời đi.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang phân tích chuyến bay để xác định nó có liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine hay không.

Tiêm kích F-15 Nhật Bản cất cánh trong một chuyến bay huấn luyện. Ảnh: JASDF.

Tiêm kích F-15 Nhật Bản cất cánh trong một chuyến bay huấn luyện. Ảnh: JASDF.

"Chúng tôi đã gửi công hàm phản đối đến chính phủ Nga qua đường ngoại giao và kêu gọi chấm dứt những hành động như vậy. Hoạt động ngày càng tăng của Nga gần hoặc trong vùng lãnh hải, không phận của chúng tôi là điều gây lo ngại", Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho hay.

Chính phủ Nga chưa bình luận về thông tin này.

Nhật Bản thường xuyên triển khai tiêm kích để giám sát và chặn máy bay nước ngoài tiếp cận không phận. Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã 49 lần huy động máy bay trong tháng 1, so với 127 và 142 lần trong giai đoạn tháng 11-12/2021. Phần lớn cuộc chạm trán là với phi cơ Trung Quốc, trong khi số còn lại chủ yếu là máy bay Nga.

Vị trí đảo Sakhalin, Viễn Đông Nga. Đồ họa: RT.

Vị trí đảo Hokkaido và bán đảo Sakhalin của Nga. Đồ họa: RT.

Tokyo có tranh chấp lãnh thổ với Moskva liên quan đến quần đảo Kuril do Nga kiểm soát, song Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Lãnh thổ phương Bắc. Liên Xô kiểm soát các đảo này trước khi Thế chiến II kết thúc. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ khiến Moskva không thể ký hiệp ước hòa bình với Tokyo và quan hệ hai bên căng thẳng suốt nhiều năm.

Những năm gần đây, Nga tăng cường hiện diện quân sự trên quần đảo Kuril. Nga triển khai các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal và Bastion trên hai trong số 4 đảo thuộc quần đảo Kuril từ năm 2016. Những năm tiếp theo, Nga đưa các hệ thống tên lửa phòng không tối tân tới đó và lập căn cứ không quân trên đảo Iturup, nơi các máy bay chiến đấu được triển khai.

Vũ Anh (Theo AFP)


Ukraine nói lính dù Nga đổ bộ vào Kharkov

Quân đội Ukraine thông báo lính dù Nga đổ bộ vào Kharkov và giao tranh quyết liệt với lực lượng bảo vệ thành phố.

"Một đơn vị lính dù Nga đã đổ bộ xuống Kharkov", quân đội Ukraine thông báo trên Telegram và cáo buộc lực lượng Nga tấn công một bệnh viện quân y địa phương. "Giao tranh đang diễn ra giữa quân đội Nga và Ukraine".

Cơ quan Truyền thông Đặc biệt Nhà nước Ukraine cũng phát cảnh báo về sự xuất hiện của lính dù Nga tại Kharkov lúc 3h sáng 2/3, xác nhận phe phòng thủ và tấn công đang đấu súng quyết liệt.

Kharkov là thành phố lớn thứ hai Ukraine và nằm ở phía đông bắc nước này. Thành phố là một trong những đô thị bị Nga tập kích ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2. Giao tranh diễn ra dữ dội nhiều ngày sau đó, song lực lượng Nga chưa kiểm soát được Kharkov.

Lực lượng Nga từng tiến vào trung tâm Kharkov vào hôm 27/2, nhưng bị đẩy lùi sau một ngày giao tranh. Quân đội Nga sau đó tìm cách bao vây thành phố và tiến hành các đợt oanh kích dữ dội vào mục tiêu quân sự ở Kharkov.Thành phố hứng các đợt pháo kích liên tiếp trong ngày 1/3. Video trên mạng xã hội cho thấy nhiều chớp sáng và tiếng nổ liên tục vang lên ở Kharkov tối qua, nhiều khả năng do pháo phản lực gây ra. Một tên lửa bắn trúng tòa nhà hành chính tỉnh tại thành phố Kharkov, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và 20 người bị thương.

Xe tăng Nga di chuyển ở phía bắc bán đảo Crimea hôm 24/2. Ảnh: TASS.

Xe tăng Nga di chuyển ở phía bắc bán đảo Crimea hôm 24/2. Ảnh: TASS.

Lực lượng Nga cũng đang nỗ lực bao vây nhiều thành phố khác của Ukraine, đặc biệt là Kherson ở miền nam nước này. Video trên mạng xã hội cho thấy xe quân sự Nga di chuyển qua bùng binh ở phía bắc thành phố Kherson ngày 1/3. Một video khác cho thấy xe quân sự Nga đậu tại quảng trường Svobody, trung tâm thành phố Kherson, nơi có trụ sở tòa nhà hành chính tỉnh.

Lực lượng Nga được cho là đang tự do di chuyển khắp thành phố Kherson mà không bị cản trở, đồng thời thiết lập một tuyến đường vượt sông Dnieper.

Thị trưởng Kherson ngày 1/3 đăng trên Facebook cảnh báo thành phố đang bị tấn công, đồng thời đề nghị lực lượng Nga "rời khỏi thành phố và ngừng pháo kích dân thường".

Khi chiến sự bước sang ngày thứ 7, Nga tăng cường tập kích hàng loạt mục tiêu ở thủ đô Kiev, trong đó có tháp truyền hình ở thành phố này. Ukraine tuyên bố 5 người thiệt mạng và 5 người bị thương trong vụ tấn công.


Các điểm nóng chiến sự Ukraine. Đồ họa: NY Times. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy khoảng 12 triệu người tại Ukraine cần trợ giúp, khoảng một triệu người đã mất nhà cửa và hơn 677.000 người đã sơ tán ra nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố nước này đang tiến hành "chiến tranh tài chính và kinh tế toàn diện nhằm vào Nga", nhấn mạnh các biện pháp cấm vận "đặc biệt hiệu quả". Tuy nhiên, sau đó ông cho biết đã nói nhầm và từ "chiến tranh" không phù hợp với nỗ lực của Paris trong hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine.

Điện Kremlin khẳng định các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không bao giờ khiến Nga thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.

Trung Quốc đã bắt đầu sơ tán công dân khỏi Ukraine. Hơn 1.000 công dân Trung Quốc rời Ukraine trong ngày 1/3 để tới Ba Lan và Slovakia, hai quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), sau khi 600 sinh viên Trung Quốc được sơ tán hôm 28/2 từ thủ đô Kiev và thành phố cảng phía nam Odessa.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm