Di Sản Hồ Chí Minh

Nhìn vào phong trào 'thoát Trung'

"Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa.

Những đòi hỏi thay đổi mối quan hệ 'vừa là đồng chí, vừa là anh em' giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc không phải là điều mới.

Nhưng việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội coi là vùng kinh tế đặc quyền của mình đã thổi lửa làm bùng lên phong trào 'thoát Trung' đã âm ỉ từ lâu.

Thực tế có cáo buộc rằng người đang chịu án tù 12 năm, blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, bị bắt hồi năm 2008 và bị kết án lần đầu 30 tháng tù giam một phần vì các hoạt động chống Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh ở Việt Nam cũng để lại những hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.

Đảng viên Bấm Nguyễn Chí Đức đã bị công an, theo lời anh, "khống chế như một con lợn" và bị đạp vào mặt trong một lần đi biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2011.

Hai năm sau Bấm ông Đức viết đơn bỏ Đảng Cộng sản và trong các lý do ông đưa ra có "mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Tàu."

Giàn khoan nổi trị giá hàng trăm triệu đô la mà Trung Quốc mang ra Biển Đông tạo ra điều mà nhiều người xem như cơ hội để Việt Nam nhìn lại quan hệ với Trung Quốc.

Nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, Giáo sư Jonathan London từ Đại học City University of Hong Kong nhận xét:

"Vấn đề không phải là thoát Trung vì Việt Nam vẫn luôn ở cạnh Trung Quốc và như vậy phải cố gắng để tạo ra quan hệ tốt nhất có thể tạo được... phải thay đổi cơ bản quan hệ giữa hai nước.

"Rất có ích khi so sánh quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc so với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi vì chẳng bao giờ có chuyện Hàn Quốc sẽ gọi mình là em và Trung Quốc là anh."

'Thời kỳ đô hộ mới'

Chính quan hệ đồng chí và anh em giữa hai nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới làm cho nhiều người Việt Nam cảm thấy bất an.

Một khảo sát hồi tháng Bảy cho thấy người Bấm Việt Nam đứng thứ nhì trong số những nước không ưa Trung Quốc ở châu Á mà nước đứng đầu là Nhật Bản.

Ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức ngoại giao vừa Bấm từ bỏ Đảng Cộng sản sau 30 năm và hiện đang xin tị nạn tại Thụy Sĩ, nói:

"Muốn thoát Trung phải nhìn thấy âm mưu của Trung Quốc và phải nhìn thấy chính mình.

"Vì quyền lợi của quốc gia, của đất nước hay vì quyền lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam hay của các phe nhóm lãnh đạo.

"Người Pháp [khi đô hộ Việt Nam] đã kéo Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và bộ mặt của Việt Nam đã tách rời khỏi Trung Quốc. Chính người Pháp đã làm cho chúng ta Hiệp ước Pháp - Thanh [về biên giới].

Ông Hùng dẫn lời cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói về hội nghị Thành Đô hồi năm 1990 khi các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc bí mật ký thỏa ước về quan hệ song phương: "Đó là một thời kỳ đô hộ mới của Trung Quốc với Việt Nam."

Cũng như nhiều người khác, vị cựu ngoại giao đòi phải công khai những gì ký kết ở Thành Đô và kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cứng rắn hơn nhằm chống lại "cuộc chiến tranh không có súng đạn" của Bắc Kinh.

Ông nói: "Lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta đã bị gặm nhấm dần dần và cách gặm nhấm của Trung Quốc rất êm dịu, tức là làm cho chúng ta có thể nghĩ họ sẽ không làm cho chúng ta mất một cái gì quá lớn để chúng ta giật nảy mình lên.

"Bằng những kỹ thuật mà chính chúng ta lại giải thích là chúng ta mất như thế là hợp lý như mất Bản Giốc, mất Ải Nam Quan."

"Nó như cuộc chiến tranh không có súng đạn."

Lũng đoạn kinh tế?

Một số người khác lại lo ngại về điều có thể coi là lũng đoạn kinh tế của thương lái và các nhà thầu Trung Quốc trong một số lĩnh vực.

Họ nói thương lái Trung Quốc được thoải mái thu mua nông sản mà không có giấy phép cần thiết.

Thực tế con số thống kê của Việt Nam và Trung Quốc về buôn bán giữa hai nước cũng khác nhau.

Có nhà quan sát nói trong khi Việt Nam cho biết họ nhập khẩu của Trung Quốc 28,8 tỷ đô la và xuất khẩu 12,8 tỷ sang nước láng giềng, con số tương ứng của Trung Quốc lại là 34 tỷ đô la và 16,2 tỷ đô la.

Vẫn nhà quan sát này nói nhà thầu Trung Quốc cũng thắng thầu phần lớn các dự án xi măng và nhiệt điện.

Lý do ông đưa ra là "Trung Quốc là bậc thầy về đưa đút lót trong khi Việt Nam là bậc thầy nhận đút lót."

Những chuyên gia như ông Vũ Quang Việt, cựu quan chức thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, lại đặt câu hỏi tại sao các nhà thầu Việt Nam không thể thắng trong ngay cả những dự án tưởng chừng như đơn giản, không đòi hỏi công nghệ cao.

Tiến sỹ Việt nói thu nhập của người Việt ngày càng thấp so với người TQ

Ông cũng chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ cần nhờ Nhật Bản giúp đỡ trong một dự án làm tàu cao tốc là họ đã có thể học để tự làm và thậm chí còn xuất khẩu được công nghệ sang Hoa Kỳ.

Tiến sỹ Việt nói cách phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào gia công của Việt Nam đã khiến khoảng cách thu nhập đầu người giữa Việt Nam và Trung Quốc càng tăng trong những năm vừa qua.

Sự tham gia của Trung Quốc vào những dự án khai thác tài nguyên như hai dự án bauxite hiện nay ở Tây Nguyên càng làm những người phản đối Trung Quốc thêm lo ngại.

Họ sợ rằng môi trường tự nhiên và môi trường sống của người thiểu số sẽ bị hủy hoại trong khi thế hệ tương lai sẽ không được thừa kế tài nguyên mà họ cho rằng đang bị khai thác tối đa.

Ủng hộ quốc tế

Một nhà quan sát khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói sự phụ thuộc Trung Quốc là khó tránh khỏi nhưng 'lệ thuộc' mới là điều cần xem xét:

"Cái ý mà tôi nghĩ rằng những thảo luận thoát Trung muốn nói là cố gắng làm sao để chúng ta không lệ thuộc, lệ thuộc chứ không phải là phụ thuộc, vào Trung Quốc về mọi mặt kể cả tư tưởng, kinh tế và quan trọng nhất là hoạt động chính trị, hoạt động ngoại giao, hoạt động quân sự của mình."

Đây cũng là điều được nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ trong tọa đàm trực tuyến hồi đầu tháng này.

Bà nói: "Ở đây vấn là làm sao cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc, thoát khỏi sự vũ kỹ lạc hậu. Càng vận hành thể chế này càng như sự tự sát nên phải thoát Trung và trước hết là phải thoát chính mình.

"Nếu không thoát Trung hay không thoát chính mình thì sẽ lao xuống dốc và đi về phía địa ngục."

Tiến sỹ Jonathan London trong khi đó nhấn mạnh giờ đã là Thế kỷ 21 và Việt Nam cần thoát khỏi "quan hệ không tốt" với Trung Quốc.

Ông bình luận: "Vấn đề chủ yếu của Việt Nam là muốn chống lại những hành vi phi lý, hành hung của Trung Quốc thì chắc chắn phải có ủng hộ quốc tế và chỉ có một con đường duy nhất để lấy được sự ủng hộ quốc tế là cải cách trong nước.. để thế giới thấy Việt Nam là một nước nên ủng hộ.

"Việt Nam phải cho thế giới những lý do để ủng hộ vì thế tôi thấy vấn đề thoát Trung chủ yếu là vấn đề cải cách thể chế trong nước Việt Nam để có thể chế dân chủ, minh bạch và có thể đạt được [phát triển] kinh tế ở mức cao hơn."

Ông Jonathan London nói Việt Nam cần ủng hộ quốc tế để thoát Trung

Nhà cựu ngoại giao Đặng Xương Hùng thậm chí nói Việt Nam cần 'thoát Á':

"Chúng ta có thể bỏ qua thoát Trung và thoát luôn cả châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm.

"Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa."

Mặc dù vậy, điều các chính trị gia cao cấp Việt Nam quan tâm hơn cả vào lúc này có lẽ là sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào đầu năm 2016.

Một nguồn thạo tin bình luận rằng sẽ có những lãnh đạo sẵn sàng có cách tiếp cận thân Trung Quốc để đảm bảo sinh mạng chính trị của chính mình.

BBC

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhìn vào phong trào 'thoát Trung'

"Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa.

Những đòi hỏi thay đổi mối quan hệ 'vừa là đồng chí, vừa là anh em' giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc không phải là điều mới.

Nhưng việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội coi là vùng kinh tế đặc quyền của mình đã thổi lửa làm bùng lên phong trào 'thoát Trung' đã âm ỉ từ lâu.

Thực tế có cáo buộc rằng người đang chịu án tù 12 năm, blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, bị bắt hồi năm 2008 và bị kết án lần đầu 30 tháng tù giam một phần vì các hoạt động chống Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh ở Việt Nam cũng để lại những hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.

Đảng viên Bấm Nguyễn Chí Đức đã bị công an, theo lời anh, "khống chế như một con lợn" và bị đạp vào mặt trong một lần đi biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2011.

Hai năm sau Bấm ông Đức viết đơn bỏ Đảng Cộng sản và trong các lý do ông đưa ra có "mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Tàu."

Giàn khoan nổi trị giá hàng trăm triệu đô la mà Trung Quốc mang ra Biển Đông tạo ra điều mà nhiều người xem như cơ hội để Việt Nam nhìn lại quan hệ với Trung Quốc.

Nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, Giáo sư Jonathan London từ Đại học City University of Hong Kong nhận xét:

"Vấn đề không phải là thoát Trung vì Việt Nam vẫn luôn ở cạnh Trung Quốc và như vậy phải cố gắng để tạo ra quan hệ tốt nhất có thể tạo được... phải thay đổi cơ bản quan hệ giữa hai nước.

"Rất có ích khi so sánh quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc so với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi vì chẳng bao giờ có chuyện Hàn Quốc sẽ gọi mình là em và Trung Quốc là anh."

'Thời kỳ đô hộ mới'

Chính quan hệ đồng chí và anh em giữa hai nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới làm cho nhiều người Việt Nam cảm thấy bất an.

Một khảo sát hồi tháng Bảy cho thấy người Bấm Việt Nam đứng thứ nhì trong số những nước không ưa Trung Quốc ở châu Á mà nước đứng đầu là Nhật Bản.

Ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức ngoại giao vừa Bấm từ bỏ Đảng Cộng sản sau 30 năm và hiện đang xin tị nạn tại Thụy Sĩ, nói:

"Muốn thoát Trung phải nhìn thấy âm mưu của Trung Quốc và phải nhìn thấy chính mình.

"Vì quyền lợi của quốc gia, của đất nước hay vì quyền lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam hay của các phe nhóm lãnh đạo.

"Người Pháp [khi đô hộ Việt Nam] đã kéo Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và bộ mặt của Việt Nam đã tách rời khỏi Trung Quốc. Chính người Pháp đã làm cho chúng ta Hiệp ước Pháp - Thanh [về biên giới].

Ông Hùng dẫn lời cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói về hội nghị Thành Đô hồi năm 1990 khi các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc bí mật ký thỏa ước về quan hệ song phương: "Đó là một thời kỳ đô hộ mới của Trung Quốc với Việt Nam."

Cũng như nhiều người khác, vị cựu ngoại giao đòi phải công khai những gì ký kết ở Thành Đô và kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cứng rắn hơn nhằm chống lại "cuộc chiến tranh không có súng đạn" của Bắc Kinh.

Ông nói: "Lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta đã bị gặm nhấm dần dần và cách gặm nhấm của Trung Quốc rất êm dịu, tức là làm cho chúng ta có thể nghĩ họ sẽ không làm cho chúng ta mất một cái gì quá lớn để chúng ta giật nảy mình lên.

"Bằng những kỹ thuật mà chính chúng ta lại giải thích là chúng ta mất như thế là hợp lý như mất Bản Giốc, mất Ải Nam Quan."

"Nó như cuộc chiến tranh không có súng đạn."

Lũng đoạn kinh tế?

Một số người khác lại lo ngại về điều có thể coi là lũng đoạn kinh tế của thương lái và các nhà thầu Trung Quốc trong một số lĩnh vực.

Họ nói thương lái Trung Quốc được thoải mái thu mua nông sản mà không có giấy phép cần thiết.

Thực tế con số thống kê của Việt Nam và Trung Quốc về buôn bán giữa hai nước cũng khác nhau.

Có nhà quan sát nói trong khi Việt Nam cho biết họ nhập khẩu của Trung Quốc 28,8 tỷ đô la và xuất khẩu 12,8 tỷ sang nước láng giềng, con số tương ứng của Trung Quốc lại là 34 tỷ đô la và 16,2 tỷ đô la.

Vẫn nhà quan sát này nói nhà thầu Trung Quốc cũng thắng thầu phần lớn các dự án xi măng và nhiệt điện.

Lý do ông đưa ra là "Trung Quốc là bậc thầy về đưa đút lót trong khi Việt Nam là bậc thầy nhận đút lót."

Những chuyên gia như ông Vũ Quang Việt, cựu quan chức thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, lại đặt câu hỏi tại sao các nhà thầu Việt Nam không thể thắng trong ngay cả những dự án tưởng chừng như đơn giản, không đòi hỏi công nghệ cao.

Tiến sỹ Việt nói thu nhập của người Việt ngày càng thấp so với người TQ

Ông cũng chỉ ra rằng Trung Quốc chỉ cần nhờ Nhật Bản giúp đỡ trong một dự án làm tàu cao tốc là họ đã có thể học để tự làm và thậm chí còn xuất khẩu được công nghệ sang Hoa Kỳ.

Tiến sỹ Việt nói cách phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào gia công của Việt Nam đã khiến khoảng cách thu nhập đầu người giữa Việt Nam và Trung Quốc càng tăng trong những năm vừa qua.

Sự tham gia của Trung Quốc vào những dự án khai thác tài nguyên như hai dự án bauxite hiện nay ở Tây Nguyên càng làm những người phản đối Trung Quốc thêm lo ngại.

Họ sợ rằng môi trường tự nhiên và môi trường sống của người thiểu số sẽ bị hủy hoại trong khi thế hệ tương lai sẽ không được thừa kế tài nguyên mà họ cho rằng đang bị khai thác tối đa.

Ủng hộ quốc tế

Một nhà quan sát khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói sự phụ thuộc Trung Quốc là khó tránh khỏi nhưng 'lệ thuộc' mới là điều cần xem xét:

"Cái ý mà tôi nghĩ rằng những thảo luận thoát Trung muốn nói là cố gắng làm sao để chúng ta không lệ thuộc, lệ thuộc chứ không phải là phụ thuộc, vào Trung Quốc về mọi mặt kể cả tư tưởng, kinh tế và quan trọng nhất là hoạt động chính trị, hoạt động ngoại giao, hoạt động quân sự của mình."

Đây cũng là điều được nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ trong tọa đàm trực tuyến hồi đầu tháng này.

Bà nói: "Ở đây vấn là làm sao cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc, thoát khỏi sự vũ kỹ lạc hậu. Càng vận hành thể chế này càng như sự tự sát nên phải thoát Trung và trước hết là phải thoát chính mình.

"Nếu không thoát Trung hay không thoát chính mình thì sẽ lao xuống dốc và đi về phía địa ngục."

Tiến sỹ Jonathan London trong khi đó nhấn mạnh giờ đã là Thế kỷ 21 và Việt Nam cần thoát khỏi "quan hệ không tốt" với Trung Quốc.

Ông bình luận: "Vấn đề chủ yếu của Việt Nam là muốn chống lại những hành vi phi lý, hành hung của Trung Quốc thì chắc chắn phải có ủng hộ quốc tế và chỉ có một con đường duy nhất để lấy được sự ủng hộ quốc tế là cải cách trong nước.. để thế giới thấy Việt Nam là một nước nên ủng hộ.

"Việt Nam phải cho thế giới những lý do để ủng hộ vì thế tôi thấy vấn đề thoát Trung chủ yếu là vấn đề cải cách thể chế trong nước Việt Nam để có thể chế dân chủ, minh bạch và có thể đạt được [phát triển] kinh tế ở mức cao hơn."

Ông Jonathan London nói Việt Nam cần ủng hộ quốc tế để thoát Trung

Nhà cựu ngoại giao Đặng Xương Hùng thậm chí nói Việt Nam cần 'thoát Á':

"Chúng ta có thể bỏ qua thoát Trung và thoát luôn cả châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm.

"Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa."

Mặc dù vậy, điều các chính trị gia cao cấp Việt Nam quan tâm hơn cả vào lúc này có lẽ là sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào đầu năm 2016.

Một nguồn thạo tin bình luận rằng sẽ có những lãnh đạo sẵn sàng có cách tiếp cận thân Trung Quốc để đảm bảo sinh mạng chính trị của chính mình.

BBC

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm