Mỗi Ngày Một Chuyện

KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Chị đưa tôi ra cửa, đứng nhìn theo, tôi phải đi thật nhanh, vô xe, ngồi vững vàng rồi nhìn lại chị.

   

KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ   -   CAO MỴ NHÂN

 

Thế là lại thêm một lần sau mấy lần, tôi đã khóc suốt đường về. 

Dẫu đường về đó dài hay ngắn, và vì sao, vì ai, thì tôi vẫn khóc thảm thiết, không ngăn được nước mắt chảy ra, y như lần đầu tôi khóc bất kể từ đâu, trong nỗi buồn chi lạ đó. 

Anh cũng biết là mình thực sự không buồn vì chuyện gì dính dáng tới anh. 

Bởi lẽ đối với mình, anh luôn luôn làm tốt mọi việc, tình cảm lại chan hoà, nếu nói buồn vì anh là vô lý lắm. 

Có lẽ ở trên đời này, dù có đông tây kim cổ , chuyện tình cảm giữa hai người nam nữ là quan trọng nhất, nhưng hôm nay tôi khóc suốt đường về... thật là phức tạp, trong lúc chỉ là chuyện đơn giản, bình thường thôi.  

 

Người chị kế tôi, hơn tôi vài tuổi, mang cái tên  chỉ khác tôi có cái dấu trên chữ MY, chị ấy là Mỹ (dấu ngã), còn tôi là Mỵ

(dấu nặng). 

Chị Mỹ ấy đang ở trên một lò lửa bệnh, không cách nào thoát khỏi chứng nan y nghiệt ngã thời đại.  

Chị không có hoàn cảnh như tôi, gia đình con cái, chị làm vợ thì có, mà làm mẹ, làm bà thì không. 

Hai ông bà sống chíp chiu như đôi chim từ thủa nào. 

Ngay sau khi người chồng đã qua đời mùa xuân năm ngoái, chị mắc bệnh liền. 

Chị rất thương yêu chồng, nhưng không lãng mạn như tôi. 

Với tuổi cao niên, có chồng đã quá cố, mà chị vẫn mong muốn được an bình thêm thời gian nữa. 

Sống với thực trạng, chỉ có mình chị đơn thân trong ngôi nhà vắng lặng, thân quen, nhưng lúc nào anh chị  cũng vui chung với nhau, thế nhân là ở ngoài tổ ấm yên bình, hoá cho nên giờ đây là lúc chị trầm tư, nhưng bàng hoàng nghe những hồi chuông rơi giữa đôi bờ sinh tử không xa. 

 

Ở đất nước không phải quê hương, chị chỉ có tôi là em ruột, nhưng lại ở cách biệt cả trăm cây số hơn, không như sống bên  Saigon xưa, muốn thăm nhau, chỉ cần ngoắc cyclo hay bất quá gọi taxi, nếu dư dả. 

Nơi đây mỗi bước di chuyển, một xe hơi rong ruổi. Nhưng điều quan trọng là ai chở, con cháu hay bạn bè. Tất nhiên nó khác nếu phải kêu, hoặc đi tìm phương tiện chuyên chở . 

Như tôi hôm nay đã nhờ được con trai chở qua city miền núi để thăm chị, còn chúng tôi đang ở vùng biển tây Cali. 

Con trai bảo rằng chỉ có thể cả đi, về và nói chuyện qua loa trong hơn 2 tiếng đồng hồ . 

Tức là tôi có hàn huyên tâm sự , chỉ xài đỡ 30 phút thôi, vì con trai mỗi cuối tuần có cả trăm công ngàn việc, đan cử là cái việc bảo tồn xe cộ để hôm sau lại thẳng đường rong ruổi đến sở làm, cách nhà cả trăm cây số hướng nam. 

Xe qua nhà chị tôi thì cả trăm cây số hướng đông. County có những rặng núi êm đềm, mà từ ngày chúng tôi đến quận huyện này, cả gần 30 năm đời tị nạn, có lẽ chả bao giờ chúng tôi có ý nghĩ đi tìm hiểu "thế giới quanh đây". 

 

Ấy đấy đi gần  thì không, chứ đi ra năm châu thế giới, thì người nào cũng từng đi, không nhiều thì ít, mấy thành phố tên tuổi bên Âu Châu, đều rất thân quen qua phim ảnh, sách tryện, video...chẳng khiến ai lạc lõng bao giờ. 

Nhưng cái mấu chốt cuối cùng, vẫn là nơi "tị nạn" đầu tiên được nước Mỹ phân phối cho các gia đình di cư đến. 

Những thành phố mà lúc đầu nghe xa lạ. Còn dám cả quyết là: " ở đâu cũng được,  vì có phải quê hương đâu mà xa với gần chứ. "

Thấy chị đơn chiếc, các con tôi mời bà bác về tá túc cho khuây khoả, thì chị không chịu, tôi cũng mắc mớ hồ sơ bệnh hoạn ở cái nơi mấy lần cấp cứu, nên tôi cũng không khoan thai xách ba lô qua nhà chị được . 

 

Xứ sở có đất đai rộng rãi mênh mông, đã khiến cho Tàu cộng đôi khi ganh tức, vì ngôi nhà trung bình sinh hoạt  ở Mỹ chứa cao lắm chỉ dưới 10 người. 

Còn ở đông nam châu Á như Trung cộng hay Việt cộng, thì lại có thể chứa quanh 50 người, xếp lớp như úp chén vậy . 

Có hai chị em gái mà ngày nào cũng canh cánh nhớ thương, ưu tư, tưởng đối với nhau không đầy lòng ...

Tôi ngó chị chăm chăm, dung nhan, nhân dáng ấy, đang khoẻ mạnh đấy, mà có lẽ nào nay mai sẽ chẳng thấy trên đời này ư ? 

Thế hệ trước chúng tôi còn sót lại chẳng bao nhiêu, thế hệ chúng tôi cũng đang rời xa hiện thực, thì có lẽ nào không an phận thủ thường, điều quý vị cứ an ủi nhau : lẽ vô thường.

Đã nửa giờ trôi qua, đã biết hết tình trạng sức khoẻ của nhau rồi, nhưng vẫn tưởng như còn thiếu sót sự chăm nom, thăm hỏi. 

Tôi ngần ngừ : " Thôi em về nhé " . 

Chị nhìn tôi nhẫn nhịn, nghẹn ngào : " Không ở chơi thêm một chút được à? " 

 

Sao tôi không bỏ hết mọi chuyện tư riêng, gia đình, để ở lại với chị nhỉ ? 

Nhưng tôi không tự túc được phần sau khi ở lại với chị. 

Cả chị với tôi đều cần một giới người thứ ba chăm sóc cho chúng tôi chứ. 

Cái giới người ở Hoa Kỳ chuyên làm công chuyện chăm sóc người già hay người bịnh, chưa kể tôi còn phải bám chặt vào cái bệnh viện dễ thương, hào hiệp với tôi, ở gần nhà tôi, của...tôi, mỗi lần phải cấp cứu . 

Chị đưa tôi ra cửa, đứng nhìn theo, tôi phải đi thật nhanh, vô xe, ngồi vững vàng rồi nhìn lại chị. 

Có lẽ nào chúng ta vẫn nhìn nhau, mà vẫn mất nhau vĩnh viễn không? 

Sao không, đó là chuyện của trời đất thôi. Đó là việc Chúa làm, thiên cơ bất khả lậu, đừng tò mò, đừng đưa ý kiến ra, vì sự việc đó không bàn cãi được, số mệnh. 

Cả hai chị và tôi giơ tay ngoắc ngoắc nhau, hình ảnh thân thương khổ hạnh này, mờ dần trong nước mắt ...

Tôi đã khóc suốt đường về...

 

             CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Chị đưa tôi ra cửa, đứng nhìn theo, tôi phải đi thật nhanh, vô xe, ngồi vững vàng rồi nhìn lại chị.

   

KHÓC SUỐT ĐƯỜNG VỀ   -   CAO MỴ NHÂN

 

Thế là lại thêm một lần sau mấy lần, tôi đã khóc suốt đường về. 

Dẫu đường về đó dài hay ngắn, và vì sao, vì ai, thì tôi vẫn khóc thảm thiết, không ngăn được nước mắt chảy ra, y như lần đầu tôi khóc bất kể từ đâu, trong nỗi buồn chi lạ đó. 

Anh cũng biết là mình thực sự không buồn vì chuyện gì dính dáng tới anh. 

Bởi lẽ đối với mình, anh luôn luôn làm tốt mọi việc, tình cảm lại chan hoà, nếu nói buồn vì anh là vô lý lắm. 

Có lẽ ở trên đời này, dù có đông tây kim cổ , chuyện tình cảm giữa hai người nam nữ là quan trọng nhất, nhưng hôm nay tôi khóc suốt đường về... thật là phức tạp, trong lúc chỉ là chuyện đơn giản, bình thường thôi.  

 

Người chị kế tôi, hơn tôi vài tuổi, mang cái tên  chỉ khác tôi có cái dấu trên chữ MY, chị ấy là Mỹ (dấu ngã), còn tôi là Mỵ

(dấu nặng). 

Chị Mỹ ấy đang ở trên một lò lửa bệnh, không cách nào thoát khỏi chứng nan y nghiệt ngã thời đại.  

Chị không có hoàn cảnh như tôi, gia đình con cái, chị làm vợ thì có, mà làm mẹ, làm bà thì không. 

Hai ông bà sống chíp chiu như đôi chim từ thủa nào. 

Ngay sau khi người chồng đã qua đời mùa xuân năm ngoái, chị mắc bệnh liền. 

Chị rất thương yêu chồng, nhưng không lãng mạn như tôi. 

Với tuổi cao niên, có chồng đã quá cố, mà chị vẫn mong muốn được an bình thêm thời gian nữa. 

Sống với thực trạng, chỉ có mình chị đơn thân trong ngôi nhà vắng lặng, thân quen, nhưng lúc nào anh chị  cũng vui chung với nhau, thế nhân là ở ngoài tổ ấm yên bình, hoá cho nên giờ đây là lúc chị trầm tư, nhưng bàng hoàng nghe những hồi chuông rơi giữa đôi bờ sinh tử không xa. 

 

Ở đất nước không phải quê hương, chị chỉ có tôi là em ruột, nhưng lại ở cách biệt cả trăm cây số hơn, không như sống bên  Saigon xưa, muốn thăm nhau, chỉ cần ngoắc cyclo hay bất quá gọi taxi, nếu dư dả. 

Nơi đây mỗi bước di chuyển, một xe hơi rong ruổi. Nhưng điều quan trọng là ai chở, con cháu hay bạn bè. Tất nhiên nó khác nếu phải kêu, hoặc đi tìm phương tiện chuyên chở . 

Như tôi hôm nay đã nhờ được con trai chở qua city miền núi để thăm chị, còn chúng tôi đang ở vùng biển tây Cali. 

Con trai bảo rằng chỉ có thể cả đi, về và nói chuyện qua loa trong hơn 2 tiếng đồng hồ . 

Tức là tôi có hàn huyên tâm sự , chỉ xài đỡ 30 phút thôi, vì con trai mỗi cuối tuần có cả trăm công ngàn việc, đan cử là cái việc bảo tồn xe cộ để hôm sau lại thẳng đường rong ruổi đến sở làm, cách nhà cả trăm cây số hướng nam. 

Xe qua nhà chị tôi thì cả trăm cây số hướng đông. County có những rặng núi êm đềm, mà từ ngày chúng tôi đến quận huyện này, cả gần 30 năm đời tị nạn, có lẽ chả bao giờ chúng tôi có ý nghĩ đi tìm hiểu "thế giới quanh đây". 

 

Ấy đấy đi gần  thì không, chứ đi ra năm châu thế giới, thì người nào cũng từng đi, không nhiều thì ít, mấy thành phố tên tuổi bên Âu Châu, đều rất thân quen qua phim ảnh, sách tryện, video...chẳng khiến ai lạc lõng bao giờ. 

Nhưng cái mấu chốt cuối cùng, vẫn là nơi "tị nạn" đầu tiên được nước Mỹ phân phối cho các gia đình di cư đến. 

Những thành phố mà lúc đầu nghe xa lạ. Còn dám cả quyết là: " ở đâu cũng được,  vì có phải quê hương đâu mà xa với gần chứ. "

Thấy chị đơn chiếc, các con tôi mời bà bác về tá túc cho khuây khoả, thì chị không chịu, tôi cũng mắc mớ hồ sơ bệnh hoạn ở cái nơi mấy lần cấp cứu, nên tôi cũng không khoan thai xách ba lô qua nhà chị được . 

 

Xứ sở có đất đai rộng rãi mênh mông, đã khiến cho Tàu cộng đôi khi ganh tức, vì ngôi nhà trung bình sinh hoạt  ở Mỹ chứa cao lắm chỉ dưới 10 người. 

Còn ở đông nam châu Á như Trung cộng hay Việt cộng, thì lại có thể chứa quanh 50 người, xếp lớp như úp chén vậy . 

Có hai chị em gái mà ngày nào cũng canh cánh nhớ thương, ưu tư, tưởng đối với nhau không đầy lòng ...

Tôi ngó chị chăm chăm, dung nhan, nhân dáng ấy, đang khoẻ mạnh đấy, mà có lẽ nào nay mai sẽ chẳng thấy trên đời này ư ? 

Thế hệ trước chúng tôi còn sót lại chẳng bao nhiêu, thế hệ chúng tôi cũng đang rời xa hiện thực, thì có lẽ nào không an phận thủ thường, điều quý vị cứ an ủi nhau : lẽ vô thường.

Đã nửa giờ trôi qua, đã biết hết tình trạng sức khoẻ của nhau rồi, nhưng vẫn tưởng như còn thiếu sót sự chăm nom, thăm hỏi. 

Tôi ngần ngừ : " Thôi em về nhé " . 

Chị nhìn tôi nhẫn nhịn, nghẹn ngào : " Không ở chơi thêm một chút được à? " 

 

Sao tôi không bỏ hết mọi chuyện tư riêng, gia đình, để ở lại với chị nhỉ ? 

Nhưng tôi không tự túc được phần sau khi ở lại với chị. 

Cả chị với tôi đều cần một giới người thứ ba chăm sóc cho chúng tôi chứ. 

Cái giới người ở Hoa Kỳ chuyên làm công chuyện chăm sóc người già hay người bịnh, chưa kể tôi còn phải bám chặt vào cái bệnh viện dễ thương, hào hiệp với tôi, ở gần nhà tôi, của...tôi, mỗi lần phải cấp cứu . 

Chị đưa tôi ra cửa, đứng nhìn theo, tôi phải đi thật nhanh, vô xe, ngồi vững vàng rồi nhìn lại chị. 

Có lẽ nào chúng ta vẫn nhìn nhau, mà vẫn mất nhau vĩnh viễn không? 

Sao không, đó là chuyện của trời đất thôi. Đó là việc Chúa làm, thiên cơ bất khả lậu, đừng tò mò, đừng đưa ý kiến ra, vì sự việc đó không bàn cãi được, số mệnh. 

Cả hai chị và tôi giơ tay ngoắc ngoắc nhau, hình ảnh thân thương khổ hạnh này, mờ dần trong nước mắt ...

Tôi đã khóc suốt đường về...

 

             CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm