Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Hoa Anh Túc -Tim Nguyễn

Một bạn văn của Nguyễn viết trong email: Anh biết không, mùa này ở bên nay nơi em ở, vùng Massachusetts, hoa poppy vàng và đỏ nở đầy các rẻo cỏ bên đường.

Một bạn văn của Nguyễn viết trong email: Anh biết không, mùa này ở bên nay nơi em ở, vùng Massachusetts, hoa poppy vàng và đỏ nở đầy các rẻo cỏ bên đường. Mỗi sáng lái xe đi làm, cảm thấy trong lòng có chút nắng Xuân của một niềm vui nào đó.
Vâng, mùa này hoa poppy nở nhiều lắm, không riêng gì ở Massachusetts mà còn ở Cali, nhất là Cali, và Virginia và Texas này nữa. Hoa poppy trong từ điển tiếng Việt gọi là hoa Anh Túc.
Hoa poppy đẹp. Tất nhiên là thế. Thế nhưng, hoa poppy còn mang một ý nghĩa khác, nó là hoa tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường từ hồi Thế Chiến I đến nay, nghĩa là đã hơn 100 năm qua. Trang web Ottuma ngày nào gọi hoa poppy đỏ là The Red Flower of Remembrance, honor.
Nhưng tại sao hoa poppy lại được chọn làm hoa tưởng niệm các chiến sĩ trận vong?
Trước hết, xin hãy đọc lại những lời sau đây của Dough McKay ở Massachusetts, nơi bạn của Nguyễn đang cư ngụ:
“Mùa Xuân vừa qua (đã lâu lắm lắm rồi, nhưng cứ xem như vừa mới xảy ra – Ng.), mẹ tôi đưa cho tôi một cái hộp đựng các kỷ vật của gia đình. Trong một phong bì, tôi tìm thấy những thư từ của người ông chúng tôi đã chết ở nước Pháp trong những tháng cuối cùng của Thế Chiến I. Một cách cẩn thận, tôi mở trang thư đã úa vàng có bài In Flanders Fields-Trên Những Cánh Ðồng Flanders.”
Bài thơ đầy xúc cảm này mở đầu bằng một dòng nói về những bông hoa poppy nở rộ trên những cánh đồng trận địa nước Bỉ.
Bông hoa poppy từ đó trở thành biểu tượng tưởng nhớ những chiến sĩ đã nằm xuống vì lý tưởng tự do. Và kể từ năm 1922, những bó hoa poppy bằng giấy màu đỏ được các cựu chiến binh bày bán trên đường phố trong ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Memorial Day.
Tới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bài thơ và tác giả của nó, cũng như từ đâu mà có tục lệ mang hoa poppy trong thời gian tưởng niệm những người chiến binh đã chết trên các chiến trường qua hàng chục năm nay. Bài thơ Trên Những Cánh Ðồng Flanders có nội dung như sau:
Trên cánh đồng Flanders
Giữa những hàng hàng bia mộ
Hoa poppies nở
Dập dờn
Đánh dấu nơi chúng tôi yên nghỉ
Trên trời
Những con sơn ca vẫn can đảm hót
Tiếng hót chợt vang lên đôi lúc
Giữa tiếng đại pháo rền dưới kia
Chúng tôi là những người
vừa mới chết
chỉ mấy ngày trước đây
Nhưng chúng tôi vẫn sống
để cảm nhận bình minh
Thấy được ánh hoàng hôn
Yêu và được thương yêu
Và giờ đây
Chúng tôi nằm yên nghỉ
Trên những cánh đồng Flanders
Hãy tiếp nhận cuộc chiến đấu của chúng tôi chống kẻ thù
Từ những bàn tay buông xuôi
Chúng tôi trao lại bó đuốc
Để các bạn giương cao
Ôi, nếu vì lẽ gì bạn quên lời thề, đập vỡ niềm tin
Với chúng tôi những người đã chết
Chúng tôi sẽ không bao giờ nhắm mắt
Dẫu hoa poppies vẫn nở dập dờn
Trên những cánh đồng Flanders
Như bạn biết đấy, bài thơ In Flanders Fields của Trung tá Quân Y John McCrae, thuộc quân đội Gia Nã Ðại, là một trong những bài thơ viết về chiến tranh được truyền tụng nhất. Nó là di sản của trận chiến khốc liệt ở tuyến đầu Ypres thuộc nước Bỉ vào mùa Xuân năm 1915.
Sau đây là hoàn cảnh hình thành bài thơ:
Mặc dầu là bác sĩ trong nhiều năm, đã từng phục vụ ở chiến trường Nam Phi, Trung tá John McCrae vẫn không thể nào làm quen được với những cơn đau, những tiếng kêu thét và máu và nước mắt ở quân y viện này. Tại đây, ông là bác sĩ giải phẫu đã trải qua mười bảy ngày đêm liên tục chăm sóc vết thương cho các thương binh thuộc đủ mọi quốc tịch -Gia Nã Ðại, Anh, Ấn Ðộ, Pháp và Ðức.
Quả thật là một thử thách kinh hoàng mà ông nghĩ mình không thể nào chịu đựng nổi. McCrae ghi lại như sau:
“Tôi ước mong có thể ghi lại trên trang giấy một số cảm nhận về mười bảy ngày ấy… Quả là mười bảy ngày trong Cõi A Tỳ.
Nếu cuối ngày thứ nhất ở đây có ai bảo rằng chúng tôi phải trải qua mười bảy ngày như thế thì tôi sẽ chắp tay cúi đầu nói không, không thể nào chịu đựng nổi.”
Thế rồi một cái chết xảy ra đã gây ấn tượng mạnh ở McCrae. Một người bạn trẻ, Trung úy Alexis Helmer quê ở Ottawa, đã bị giết vì bom nổ trong ngày 2 tháng Năm 1915. Trung tá McCrae đã làm lễ an táng và cầu hồn cho Helmer ở một nghĩa trang nhỏ cạnh quân y viện, mặc dầu nơi đây không có nhà nguyện.
Ngày hôm sau, ngồi ở băng sau xe cứu thương gần quân y viện, John McCrae bắt đầu viết. Ðây không phải là việc xa lạ với McCrae, ông đã từng viết nhiều bài cho báo y học. Nơi ông viết nằm bên cạnh nghĩa trang và ông có thể nhìn thấy những bông poppies vươn lên từ bờ các chiến hào của vùng trận địa Bắc Âu này.
Một người lính trẻ nhìn thấy McCrae làm việc. Anh ta tên Cyril Allison, một Trung sĩ nhất 21 tuổi, hôm ấy lãnh nhiệm vụ đưa thư đến cho quân y viện. Trung tá McCrae ngẩng lên nhìn Allison rồi cúi xuống im lặng tiếp tục viết. “Khuôn mặt ông lộ vẻ mệt mỏi nhưng yên tĩnh trong khi viết. Thỉnh thoảng ông lại nhìn ra ngôi mộ Alexis Helmer.”
Viên trung sĩ quân bưu vẫn đứng ở đó. Hai mươi phút sau thì xong bài thơ, McCrae ngừng viết, nhận thư từ Allison mà không nói gì hết, và trao cho Allison những thư từ văn kiện trong đó có cả bài thơ mới viết.
Allison hết sức cảm động khi đọc nó. “Bài thơ tả đúng y khung cảnh trước mắt chúng tôi. Ông ấy dùng từ blow (gió thổi dập dờn) rất chính xác vì sáng hôm ấy ngọn gió đông không ngớt thổi qua nghĩa trang, làm lay động những bông hoa poppies.
Lúc ấy tôi không nghĩ rằng bài thơ sẽ được in ra.”
Quả thật bài thơ suýt nữa đã không được phổ biến. Không vừa ý với nó, McCrae vứt bỏ bài thơ, nhưng một người bạn sĩ quan nhặt lại và gởi cho các báo ở Anh.
Tờ The Spectator ở Luân Ðôn không chịu đăng, nhưng tờ Punch đã in bài thơ trong số báo ra ngày 8 tháng 12 năm 1915. Riêng Trung tá thi sĩ John McCrae không được may mắn, ông chết vì bệnh sưng phổi năm 1918 lúc đang ở Pháp.
Bài thơ Trên Những Cánh Ðồng Flanders từ đó được truyền tụng rộng rãi. Năm 1918 Moina Michael, làm việc cho một tổ chức thanh niên thiện nguyện phục vụ các chiến binh Hoa Kỳ trên các chiến trường.
Ngày 9 tháng 11 năm 1918, xúc động khi đọc bài thơ In Flanders Fields, Michael đã tự nguyện mang một bông poppy màu đỏ trên ngực áo như một biểu tượng tưởng nhớ những chiến sĩ đã nằm xuống trong khi thực hiện niềm tin. Sau ngày ấy, trong một buổi hội của tổ chức, Michael bày những bông hoa poppies màu đỏ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tính mạng cho niềm tin.
Và Michael bắt đầu bán những bông poppies đỏ để gây quỹ hỗ trợ các thương binh và chiến sĩ ngoài mặt trận. Chẳng bao lâu hoa poppy đỏ được biết đến và chấp nhận là biểu tượng quốc gia tưởng nhớ những người con thân yêu của mình đã hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ ngoài tiền tuyến. Chúng ta không thể nào quên những người đã hy sinh xương máu cho mảnh đất tự do này.
Kể từ Thế Chiến I đến nay, đã hơn 100 năm trôi qua, bao lần mặt trời mọc mặt trời lặn, bao tang thương dâu biển, biến cố dồn dập, nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra cuốn theo bao nỗi đau, nước mắt và máu của những người lính.
Họ đã chiến đấu trên đất liền, trên sông trên biển, giữa bầu trời xanh không giới hạn. Họ chiến đấu trên khắp các vùng trận địa và lục địa châu Á, châu Âu, châu Phi, để thắp sáng một niềm tin, một lý tưởng, vì tự do của loài người, vì hạnh phúc của đồng bào đồng loại.
Những bông hoa poppies màu đỏ nhắc mọi người nhớ tới họ, tri ân các chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh cho ngày hôm nay của chúng ta. Trong ý hướng đó, các tổ chức Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đã phát động ngày Poppy Day trong thời gian từ 15 tháng Năm đến 21 tháng Năm để quần chúng tri ân những người lính đã vị quốc vong thân.
Riêng với chúng ta, người Việt trên đất nước Mỹ, chúng ta xin chọn một bông poppy màu đỏ thật thắm thật đẹp cho anh em đồng đội của chúng ta, những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến 20 năm trên đất nước mình.
Xin các anh yên nghỉ trong màu đỏ của hoa poppy và trong lòng tưởng nhớ của mọi người ở đây.
Tim Nguyen
In Flanders Fields
In Flanders fields the poppies blow
Between the crosses, row on row,
That mark our place; and in the sky
The larks, still bravely singing, fly
Scarce heard amid the guns below.
We are the Dead. Short days ago
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
Loved and were loved, and now we lie,
In Flanders fields.
Take up our quarrel with the foe:
To you from failing hands we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow
In Flanders fields.
– John McCrae   MH chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hoa Anh Túc -Tim Nguyễn

Một bạn văn của Nguyễn viết trong email: Anh biết không, mùa này ở bên nay nơi em ở, vùng Massachusetts, hoa poppy vàng và đỏ nở đầy các rẻo cỏ bên đường.

Một bạn văn của Nguyễn viết trong email: Anh biết không, mùa này ở bên nay nơi em ở, vùng Massachusetts, hoa poppy vàng và đỏ nở đầy các rẻo cỏ bên đường. Mỗi sáng lái xe đi làm, cảm thấy trong lòng có chút nắng Xuân của một niềm vui nào đó.
Vâng, mùa này hoa poppy nở nhiều lắm, không riêng gì ở Massachusetts mà còn ở Cali, nhất là Cali, và Virginia và Texas này nữa. Hoa poppy trong từ điển tiếng Việt gọi là hoa Anh Túc.
Hoa poppy đẹp. Tất nhiên là thế. Thế nhưng, hoa poppy còn mang một ý nghĩa khác, nó là hoa tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trên khắp các chiến trường từ hồi Thế Chiến I đến nay, nghĩa là đã hơn 100 năm qua. Trang web Ottuma ngày nào gọi hoa poppy đỏ là The Red Flower of Remembrance, honor.
Nhưng tại sao hoa poppy lại được chọn làm hoa tưởng niệm các chiến sĩ trận vong?
Trước hết, xin hãy đọc lại những lời sau đây của Dough McKay ở Massachusetts, nơi bạn của Nguyễn đang cư ngụ:
“Mùa Xuân vừa qua (đã lâu lắm lắm rồi, nhưng cứ xem như vừa mới xảy ra – Ng.), mẹ tôi đưa cho tôi một cái hộp đựng các kỷ vật của gia đình. Trong một phong bì, tôi tìm thấy những thư từ của người ông chúng tôi đã chết ở nước Pháp trong những tháng cuối cùng của Thế Chiến I. Một cách cẩn thận, tôi mở trang thư đã úa vàng có bài In Flanders Fields-Trên Những Cánh Ðồng Flanders.”
Bài thơ đầy xúc cảm này mở đầu bằng một dòng nói về những bông hoa poppy nở rộ trên những cánh đồng trận địa nước Bỉ.
Bông hoa poppy từ đó trở thành biểu tượng tưởng nhớ những chiến sĩ đã nằm xuống vì lý tưởng tự do. Và kể từ năm 1922, những bó hoa poppy bằng giấy màu đỏ được các cựu chiến binh bày bán trên đường phố trong ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong Memorial Day.
Tới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bài thơ và tác giả của nó, cũng như từ đâu mà có tục lệ mang hoa poppy trong thời gian tưởng niệm những người chiến binh đã chết trên các chiến trường qua hàng chục năm nay. Bài thơ Trên Những Cánh Ðồng Flanders có nội dung như sau:
Trên cánh đồng Flanders
Giữa những hàng hàng bia mộ
Hoa poppies nở
Dập dờn
Đánh dấu nơi chúng tôi yên nghỉ
Trên trời
Những con sơn ca vẫn can đảm hót
Tiếng hót chợt vang lên đôi lúc
Giữa tiếng đại pháo rền dưới kia
Chúng tôi là những người
vừa mới chết
chỉ mấy ngày trước đây
Nhưng chúng tôi vẫn sống
để cảm nhận bình minh
Thấy được ánh hoàng hôn
Yêu và được thương yêu
Và giờ đây
Chúng tôi nằm yên nghỉ
Trên những cánh đồng Flanders
Hãy tiếp nhận cuộc chiến đấu của chúng tôi chống kẻ thù
Từ những bàn tay buông xuôi
Chúng tôi trao lại bó đuốc
Để các bạn giương cao
Ôi, nếu vì lẽ gì bạn quên lời thề, đập vỡ niềm tin
Với chúng tôi những người đã chết
Chúng tôi sẽ không bao giờ nhắm mắt
Dẫu hoa poppies vẫn nở dập dờn
Trên những cánh đồng Flanders
Như bạn biết đấy, bài thơ In Flanders Fields của Trung tá Quân Y John McCrae, thuộc quân đội Gia Nã Ðại, là một trong những bài thơ viết về chiến tranh được truyền tụng nhất. Nó là di sản của trận chiến khốc liệt ở tuyến đầu Ypres thuộc nước Bỉ vào mùa Xuân năm 1915.
Sau đây là hoàn cảnh hình thành bài thơ:
Mặc dầu là bác sĩ trong nhiều năm, đã từng phục vụ ở chiến trường Nam Phi, Trung tá John McCrae vẫn không thể nào làm quen được với những cơn đau, những tiếng kêu thét và máu và nước mắt ở quân y viện này. Tại đây, ông là bác sĩ giải phẫu đã trải qua mười bảy ngày đêm liên tục chăm sóc vết thương cho các thương binh thuộc đủ mọi quốc tịch -Gia Nã Ðại, Anh, Ấn Ðộ, Pháp và Ðức.
Quả thật là một thử thách kinh hoàng mà ông nghĩ mình không thể nào chịu đựng nổi. McCrae ghi lại như sau:
“Tôi ước mong có thể ghi lại trên trang giấy một số cảm nhận về mười bảy ngày ấy… Quả là mười bảy ngày trong Cõi A Tỳ.
Nếu cuối ngày thứ nhất ở đây có ai bảo rằng chúng tôi phải trải qua mười bảy ngày như thế thì tôi sẽ chắp tay cúi đầu nói không, không thể nào chịu đựng nổi.”
Thế rồi một cái chết xảy ra đã gây ấn tượng mạnh ở McCrae. Một người bạn trẻ, Trung úy Alexis Helmer quê ở Ottawa, đã bị giết vì bom nổ trong ngày 2 tháng Năm 1915. Trung tá McCrae đã làm lễ an táng và cầu hồn cho Helmer ở một nghĩa trang nhỏ cạnh quân y viện, mặc dầu nơi đây không có nhà nguyện.
Ngày hôm sau, ngồi ở băng sau xe cứu thương gần quân y viện, John McCrae bắt đầu viết. Ðây không phải là việc xa lạ với McCrae, ông đã từng viết nhiều bài cho báo y học. Nơi ông viết nằm bên cạnh nghĩa trang và ông có thể nhìn thấy những bông poppies vươn lên từ bờ các chiến hào của vùng trận địa Bắc Âu này.
Một người lính trẻ nhìn thấy McCrae làm việc. Anh ta tên Cyril Allison, một Trung sĩ nhất 21 tuổi, hôm ấy lãnh nhiệm vụ đưa thư đến cho quân y viện. Trung tá McCrae ngẩng lên nhìn Allison rồi cúi xuống im lặng tiếp tục viết. “Khuôn mặt ông lộ vẻ mệt mỏi nhưng yên tĩnh trong khi viết. Thỉnh thoảng ông lại nhìn ra ngôi mộ Alexis Helmer.”
Viên trung sĩ quân bưu vẫn đứng ở đó. Hai mươi phút sau thì xong bài thơ, McCrae ngừng viết, nhận thư từ Allison mà không nói gì hết, và trao cho Allison những thư từ văn kiện trong đó có cả bài thơ mới viết.
Allison hết sức cảm động khi đọc nó. “Bài thơ tả đúng y khung cảnh trước mắt chúng tôi. Ông ấy dùng từ blow (gió thổi dập dờn) rất chính xác vì sáng hôm ấy ngọn gió đông không ngớt thổi qua nghĩa trang, làm lay động những bông hoa poppies.
Lúc ấy tôi không nghĩ rằng bài thơ sẽ được in ra.”
Quả thật bài thơ suýt nữa đã không được phổ biến. Không vừa ý với nó, McCrae vứt bỏ bài thơ, nhưng một người bạn sĩ quan nhặt lại và gởi cho các báo ở Anh.
Tờ The Spectator ở Luân Ðôn không chịu đăng, nhưng tờ Punch đã in bài thơ trong số báo ra ngày 8 tháng 12 năm 1915. Riêng Trung tá thi sĩ John McCrae không được may mắn, ông chết vì bệnh sưng phổi năm 1918 lúc đang ở Pháp.
Bài thơ Trên Những Cánh Ðồng Flanders từ đó được truyền tụng rộng rãi. Năm 1918 Moina Michael, làm việc cho một tổ chức thanh niên thiện nguyện phục vụ các chiến binh Hoa Kỳ trên các chiến trường.
Ngày 9 tháng 11 năm 1918, xúc động khi đọc bài thơ In Flanders Fields, Michael đã tự nguyện mang một bông poppy màu đỏ trên ngực áo như một biểu tượng tưởng nhớ những chiến sĩ đã nằm xuống trong khi thực hiện niềm tin. Sau ngày ấy, trong một buổi hội của tổ chức, Michael bày những bông hoa poppies màu đỏ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tính mạng cho niềm tin.
Và Michael bắt đầu bán những bông poppies đỏ để gây quỹ hỗ trợ các thương binh và chiến sĩ ngoài mặt trận. Chẳng bao lâu hoa poppy đỏ được biết đến và chấp nhận là biểu tượng quốc gia tưởng nhớ những người con thân yêu của mình đã hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ ngoài tiền tuyến. Chúng ta không thể nào quên những người đã hy sinh xương máu cho mảnh đất tự do này.
Kể từ Thế Chiến I đến nay, đã hơn 100 năm trôi qua, bao lần mặt trời mọc mặt trời lặn, bao tang thương dâu biển, biến cố dồn dập, nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra cuốn theo bao nỗi đau, nước mắt và máu của những người lính.
Họ đã chiến đấu trên đất liền, trên sông trên biển, giữa bầu trời xanh không giới hạn. Họ chiến đấu trên khắp các vùng trận địa và lục địa châu Á, châu Âu, châu Phi, để thắp sáng một niềm tin, một lý tưởng, vì tự do của loài người, vì hạnh phúc của đồng bào đồng loại.
Những bông hoa poppies màu đỏ nhắc mọi người nhớ tới họ, tri ân các chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh cho ngày hôm nay của chúng ta. Trong ý hướng đó, các tổ chức Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đã phát động ngày Poppy Day trong thời gian từ 15 tháng Năm đến 21 tháng Năm để quần chúng tri ân những người lính đã vị quốc vong thân.
Riêng với chúng ta, người Việt trên đất nước Mỹ, chúng ta xin chọn một bông poppy màu đỏ thật thắm thật đẹp cho anh em đồng đội của chúng ta, những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến 20 năm trên đất nước mình.
Xin các anh yên nghỉ trong màu đỏ của hoa poppy và trong lòng tưởng nhớ của mọi người ở đây.
Tim Nguyen
In Flanders Fields
In Flanders fields the poppies blow
Between the crosses, row on row,
That mark our place; and in the sky
The larks, still bravely singing, fly
Scarce heard amid the guns below.
We are the Dead. Short days ago
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
Loved and were loved, and now we lie,
In Flanders fields.
Take up our quarrel with the foe:
To you from failing hands we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep, though poppies grow
In Flanders fields.
– John McCrae   MH chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm