Đoạn Đường Chiến Binh

Hải Quân VNCH Giai Đoạn Hình Thành 52-55

Hải quân Việt Nam được chính thức thành lập theo Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6-3-1952, trong Dụ ghi ngày Hải quân Việt Nam chính thức hoạt động

Hải quân Việt Nam được chính thức thành lập theo Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6-3-1952, trong Dụ ghi ngày Hải quân Việt Nam chính thức hoạt động là ngày 1-1-1952 (trước khi có Dụ số 2, vào đầu năm 1952, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Hữu đã ký nghị định quy định về kế hoạch thành lập quân chủng Hải quân cho Quân đội Quốc gia Việt Nam).

Trong giai đoạn đầu, các đơn vị Hải quân Việt Nam được chỉ huy bởi Ban Hải quân (Section Marine), sau đổi thành Phòng Hải quân trực thuộc bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Chức vụ huy Ban, Phòng Hải quân do sĩ quan Pháp đảm trách. Do chưa có tàu riêng dành cho Hải quân Việt Nam nên đến năm 1953, các tân sĩ quan và thủy thủ Việt Nam tập sự trên các chiến thuyền, chiến hạm của Hải quân Pháp tại Đông Dương. Đến tháng 12/1953, Hải quân Việt Nam có đoàn hai tiểu đỉnh, hai đoàn này được biến thành hai hải đoàn xung phong đầu tiên, đó là: Hải đoàn xung phong Cần Thơ và Hải đoàn Xung phong Vĩnh Long, danh hiệu của các hải đoàn này tạm thời đặt theo địa danh mà bộ chỉ huy đơn vị đồn trú. Các hải đoàn này bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1953 và tiếp đén vào đầu năm 1954, hải đoàn xung phong thứ ba được thành lập và hoạt động tại miền Trung châu Bắc Việt.

Đầu năm 1955, quân chủng Hải quân Việt Nam vẫn do các sĩ quan Pháp điều khiển, nhưng các chiến hạm bắt đầu được chuyển giao, Cuối tháng 6/1955, theo đề nghị của thiếu tướng Lê Văn Tỵ-Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia (thăng trung tướng 10/55, đại tướng tháng 12/1956), Thủ tướng Ngô Dình Diệm (kiêm Tổng trưởng Quốc phòng) cử thiếu tướng Trần Văn Đôn-tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam (thăng thiếu tướng tháng 5/1955, trung tướng tháng 12/1956) tạm thời kiêm nhiệm chức vụ phụ tá Hải quân Tổng tham mưu trưởng để trực tiếp đôn đốc chương trình chuyển giao các chiến hạm của Hải quân Pháp cho Hải quân Việt Nam.

* Hải quân Việt Nam và chiến dịch Hoàng Diệu:
Tiến trình Hải quân Pháp chuyển giao các chiến hạm và quyền chỉ huy cho Hải quân và sĩ quan Việt Nam đã tiến hành chậm so với quân chủng Không quân, gây trở ngại cho việc Hải quân Việt Nam tham gia chiến dịch Hoàng Diệu để truy kích Bình Xuyên tại Rừng Sát. Đáng lý, chiến dịch này được tiến hành từ tháng 7/1955 nhưng mãi đến trung tuần tháng 9, cuộc hành quân mới khai diễn, trong đó có một nguyên nhân chính liên quan đến sự tham chiến của Hải quân: vào tháng 7/1955, Quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn chưa được toàn quyền sử dụng Hải quân Việt Nam để bao vây Rừng Sát. Vào thời gian này, chỉ có Hải đoàn Xung phong số 21 do sĩ quan Việt Nam chỉ huy, đó là Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ. Đây là hải đoàn Việt Nam duy nhất đặt thuộc quyền điều động của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam, các hải đoàn khác tuy do sĩ quan Việt Nam chỉ huy nhưng vẫn còn trực thuộc bộ chỉ huy COFFLUSIC của Pháp, nếu Quân đội Quốc gia Việt Nam muốn sử dụng các hải đoàn này thì phải được sự đồng ý của bộ chỉ huy Pháp. Cuối cùng, bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam đã phải can thiệp với bộ Tư lệnh Lực lượng Pháp đang còn hoạt động tại Việt Nam để xin sử dụng các hải đoàn này, Pháp đã chấp thuận với điều kiện như sau: để tránh tiếng cho Pháp, các hải đoàn tham chiến đặt dưới quyền chỉ huy tạm thời của thiếu tá Lê Quang Mỹ, chỉ huy trưởng Hải đoàn Xung phong số 21.

http://vnafmamn.com/NAVYphoto/HQVN90.jpg

* Hệ thống chỉ huy và lực lượng Hải quân Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp:
Để thống nhất hệ thống chỉ huy, bộ Tổng Tham mưu đã bổ nhiệm Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ- chỉ huy trưởng Hải đoàn 21 xung phong, kiêm chỉ huy lực lượng Hải quân tham gia chiến dịch Hoàng Diệu. Đến ngày 20 tháng 8/1955, trong khi các hải đoàn dặt trong tình trạng chuẩn bị tham gia chiến dịch, Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ được bổ nhiệm chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân Việt Nam với chức danh Phụ tá Hải quân Tổng tham Mưu trưởng (Thiếu tá Mỹ được thăng trung tá tháng 10/1955 và đại tá tháng 10/1956). Đến thập niên 60, chức danh Phụ tá Hải quân đổi thành Tư lệnh Hải quân.

Về lực lượng, đến cuối năm 1955, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa gồm có:
Hải đoàn Xung phong số 21 (Mỹ Tho)
Hải đoàn Xung phong số 23 (Vĩnh Long)
Hải đoàn Xung phong số 25 (Cần Thơ)
3 căn cứ Hải quân: Sài Gòn-Cát Lái và Đà Nẵng.
4 đồn thủy quân: Mỹ Tho-Cần Thơ-Vĩnh Long-Long Xuyên
Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang.
Hải quân Công xưởng ở Ba Son
Kho đạn Thành Tuy Hạ.

Trước đó, có Hải đoàn Xung phong số 22 thành lập và di chuyển từ miền Bắc vào sau tháng 7/1954, nhưng hải đoàn bị hao hụt quân số và một số tàu bị hư trong các trận giao tranh trước đó, nên khi vào Nam đã sát nhập vào Hải đoàn 21 Xung phong do Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ chỉ huy.
Trong thời kỳ này, các hải đoàn không được tổ chức giống nhau, mỗi hải đoàn có từ 5 đến 7 giang vận đĩnh, 1 giang vận hạm hay 1 giang pháo hạm...Các hải đoàn khi mới thành lập gọi theo nơi trú đóng, sau đổi thành 1, 2, 3 và cuối cùng theo danh hiệu nói trên.

* Tiến trình hình thành Lực lượng Tuần Giang:
Trước khi Hải quân Việt Nam chính thức thành lập, thì từ năm 1951, tổ chức Giang thuyền đã được hình thành và trực thuộc hệ thống chỉ huy của lực lượng Vệ binh Quốc gia tại ba miền Nam, Trung, Bắc Việt. Sau khi thành lập, các đơn vị Giang thuyền được phối trí hoạt động trên các sông ngòi tại vùng trách nhiệm của các quân khu:
Liên đoàn Tuần Giang Biệt lập miền Nam được thành lập ngày 1 tháng 3/1951, đầu tiên có 3 đoàn tuần giang, đến cuối năm 1951 liên đoàn này thành lập thêm đoàn thứ 4. Bộ chỉ huy Liên đoàn đặt tại Sài Gòn, các đoàn được phối trí như sau: đoàn 1: Cần Thơ; đoàn 2: Mỹ Tho, đoàn 3: Vĩnh Long, đoàn 4: Sài Gòn.

http://vnafmamn.com/NAVYphoto/HQVN91.jpg

Liên đoàn Tuần giang Biệt lập miền Bắc cũng được thành lập vào ngày 1 tháng 3/1951 bằng quân số của Bảo chính đoàn Bắc Việt, lúc đầu liên đoàn này có 3 đoàn tuần giang, bộ chỉ huy Liên đoàn và đoàn 1 đặt tại Hà Nội, đoàn 2 tại Hải Phòng, đoàn 3 tại Nam Định. Về sau các đoàn này bị thiệt hại và thiếu phương tiện giang thuyền nên rút xuống còn hai, đến năm 1954, các đoàn còn lại tập trung cả ở Nam Định để tăng cường cho mặt trận này.

Tại Trung Việt, lực lượng giang thuyền chỉ thành lập một đơn vị cấp đoàn lấy tên đoàn Tuần giang Trung Việt, tuy chỉ là một đoàn nhưng đoàn này đã được tăng cường quân số và thêm phương tiện hoạt động so với các đoàn trực thuộc các liên đoàn.

Theo bảng cấp sớ, bộ chỉ huy Liên đoàn Tuần giang gồm có 2 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan, 9 binh sĩ và một tàu chỉ huy. Mỗi đoàn Tuần giang có 1 Sĩ quan, 15 hạ sĩ quan, 76 binh sĩ, tổng cộng là 92 quân nhân, trang bị 6 tàu vơ đét (vedette). Tuy nhiên, trên thực tế, quân số các liên đoàn và đoàn tuần giang có thể khác nhau về số tàu được cung cấp: ví dụ như Liên đoàn Tuần giang Bắc Việt có 19 tàu, trong khi Liên đoàn Tuần giang Nam Việt có đến 37 tàu nên được tăng cường quân số thêm 108 người. Đoàn Tuần Giang Trung Việt ngoài 6 tàu theo cấp số còn có một tuần duyên có danh hiệu là sông Gianh với 10 thủy thủ và 6 chiếc LCPL dùng để tiếp tế và liên lạc các đồn bót. Mỗi vơ-đét được trang bị một đại bác 20 ly, chiếc đi đầu được trang bị thêm súng phóng lựu.

* Lực lượng Bộ binh Hải quân:
Cuối tháng 6/1954, các đoàn Tuần giang giải tán và cải biến thành sáu đại đội Tuần giang. Sau ngày đình chiến theo Hiệp định Genève (20-7-1954), các dại đội commando Bắc Việt và lực lượng Tuần giang chuyển vào Nam, các đơn vị này được lệnh phối hợp với các đại đội commando Nam Việt để thành lập lực lượng Hải qwân Bộ binh (Infanterie marine). Lực lượng Hải quân Bộ binh thành lập do nghị định số 001/ND ngày 13-10-1954, và kể từ ngày 1-1-1955 các đại đội Tuần giang số 1,2,3,4 và 6 được chính thức sát nhập vào lực lượng này, để khởi đầu cho thành lập binh đoàn lấy tên là đoàn Thủy quân Lục chiến trực thuộc quân chủng Hải quân. Sau này binh chủng Thủy quân Lục chiến là lực lượng Tổng trừ bị trực thuộc bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH, các văn kiện liên quan đến sự thành lập Quân chủng Hải quân đăng công báo Quốc gia Việt Nam...)

vietbao.com

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hải Quân VNCH Giai Đoạn Hình Thành 52-55

Hải quân Việt Nam được chính thức thành lập theo Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6-3-1952, trong Dụ ghi ngày Hải quân Việt Nam chính thức hoạt động

Hải quân Việt Nam được chính thức thành lập theo Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6-3-1952, trong Dụ ghi ngày Hải quân Việt Nam chính thức hoạt động là ngày 1-1-1952 (trước khi có Dụ số 2, vào đầu năm 1952, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Hữu đã ký nghị định quy định về kế hoạch thành lập quân chủng Hải quân cho Quân đội Quốc gia Việt Nam).

Trong giai đoạn đầu, các đơn vị Hải quân Việt Nam được chỉ huy bởi Ban Hải quân (Section Marine), sau đổi thành Phòng Hải quân trực thuộc bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam. Chức vụ huy Ban, Phòng Hải quân do sĩ quan Pháp đảm trách. Do chưa có tàu riêng dành cho Hải quân Việt Nam nên đến năm 1953, các tân sĩ quan và thủy thủ Việt Nam tập sự trên các chiến thuyền, chiến hạm của Hải quân Pháp tại Đông Dương. Đến tháng 12/1953, Hải quân Việt Nam có đoàn hai tiểu đỉnh, hai đoàn này được biến thành hai hải đoàn xung phong đầu tiên, đó là: Hải đoàn xung phong Cần Thơ và Hải đoàn Xung phong Vĩnh Long, danh hiệu của các hải đoàn này tạm thời đặt theo địa danh mà bộ chỉ huy đơn vị đồn trú. Các hải đoàn này bắt đầu hoạt động vào cuối năm 1953 và tiếp đén vào đầu năm 1954, hải đoàn xung phong thứ ba được thành lập và hoạt động tại miền Trung châu Bắc Việt.

Đầu năm 1955, quân chủng Hải quân Việt Nam vẫn do các sĩ quan Pháp điều khiển, nhưng các chiến hạm bắt đầu được chuyển giao, Cuối tháng 6/1955, theo đề nghị của thiếu tướng Lê Văn Tỵ-Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia (thăng trung tướng 10/55, đại tướng tháng 12/1956), Thủ tướng Ngô Dình Diệm (kiêm Tổng trưởng Quốc phòng) cử thiếu tướng Trần Văn Đôn-tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam (thăng thiếu tướng tháng 5/1955, trung tướng tháng 12/1956) tạm thời kiêm nhiệm chức vụ phụ tá Hải quân Tổng tham mưu trưởng để trực tiếp đôn đốc chương trình chuyển giao các chiến hạm của Hải quân Pháp cho Hải quân Việt Nam.

* Hải quân Việt Nam và chiến dịch Hoàng Diệu:
Tiến trình Hải quân Pháp chuyển giao các chiến hạm và quyền chỉ huy cho Hải quân và sĩ quan Việt Nam đã tiến hành chậm so với quân chủng Không quân, gây trở ngại cho việc Hải quân Việt Nam tham gia chiến dịch Hoàng Diệu để truy kích Bình Xuyên tại Rừng Sát. Đáng lý, chiến dịch này được tiến hành từ tháng 7/1955 nhưng mãi đến trung tuần tháng 9, cuộc hành quân mới khai diễn, trong đó có một nguyên nhân chính liên quan đến sự tham chiến của Hải quân: vào tháng 7/1955, Quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn chưa được toàn quyền sử dụng Hải quân Việt Nam để bao vây Rừng Sát. Vào thời gian này, chỉ có Hải đoàn Xung phong số 21 do sĩ quan Việt Nam chỉ huy, đó là Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ. Đây là hải đoàn Việt Nam duy nhất đặt thuộc quyền điều động của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam, các hải đoàn khác tuy do sĩ quan Việt Nam chỉ huy nhưng vẫn còn trực thuộc bộ chỉ huy COFFLUSIC của Pháp, nếu Quân đội Quốc gia Việt Nam muốn sử dụng các hải đoàn này thì phải được sự đồng ý của bộ chỉ huy Pháp. Cuối cùng, bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam đã phải can thiệp với bộ Tư lệnh Lực lượng Pháp đang còn hoạt động tại Việt Nam để xin sử dụng các hải đoàn này, Pháp đã chấp thuận với điều kiện như sau: để tránh tiếng cho Pháp, các hải đoàn tham chiến đặt dưới quyền chỉ huy tạm thời của thiếu tá Lê Quang Mỹ, chỉ huy trưởng Hải đoàn Xung phong số 21.

http://vnafmamn.com/NAVYphoto/HQVN90.jpg

* Hệ thống chỉ huy và lực lượng Hải quân Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp:
Để thống nhất hệ thống chỉ huy, bộ Tổng Tham mưu đã bổ nhiệm Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ- chỉ huy trưởng Hải đoàn 21 xung phong, kiêm chỉ huy lực lượng Hải quân tham gia chiến dịch Hoàng Diệu. Đến ngày 20 tháng 8/1955, trong khi các hải đoàn dặt trong tình trạng chuẩn bị tham gia chiến dịch, Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ được bổ nhiệm chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân Việt Nam với chức danh Phụ tá Hải quân Tổng tham Mưu trưởng (Thiếu tá Mỹ được thăng trung tá tháng 10/1955 và đại tá tháng 10/1956). Đến thập niên 60, chức danh Phụ tá Hải quân đổi thành Tư lệnh Hải quân.

Về lực lượng, đến cuối năm 1955, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa gồm có:
Hải đoàn Xung phong số 21 (Mỹ Tho)
Hải đoàn Xung phong số 23 (Vĩnh Long)
Hải đoàn Xung phong số 25 (Cần Thơ)
3 căn cứ Hải quân: Sài Gòn-Cát Lái và Đà Nẵng.
4 đồn thủy quân: Mỹ Tho-Cần Thơ-Vĩnh Long-Long Xuyên
Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang.
Hải quân Công xưởng ở Ba Son
Kho đạn Thành Tuy Hạ.

Trước đó, có Hải đoàn Xung phong số 22 thành lập và di chuyển từ miền Bắc vào sau tháng 7/1954, nhưng hải đoàn bị hao hụt quân số và một số tàu bị hư trong các trận giao tranh trước đó, nên khi vào Nam đã sát nhập vào Hải đoàn 21 Xung phong do Hải quân thiếu tá Lê Quang Mỹ chỉ huy.
Trong thời kỳ này, các hải đoàn không được tổ chức giống nhau, mỗi hải đoàn có từ 5 đến 7 giang vận đĩnh, 1 giang vận hạm hay 1 giang pháo hạm...Các hải đoàn khi mới thành lập gọi theo nơi trú đóng, sau đổi thành 1, 2, 3 và cuối cùng theo danh hiệu nói trên.

* Tiến trình hình thành Lực lượng Tuần Giang:
Trước khi Hải quân Việt Nam chính thức thành lập, thì từ năm 1951, tổ chức Giang thuyền đã được hình thành và trực thuộc hệ thống chỉ huy của lực lượng Vệ binh Quốc gia tại ba miền Nam, Trung, Bắc Việt. Sau khi thành lập, các đơn vị Giang thuyền được phối trí hoạt động trên các sông ngòi tại vùng trách nhiệm của các quân khu:
Liên đoàn Tuần Giang Biệt lập miền Nam được thành lập ngày 1 tháng 3/1951, đầu tiên có 3 đoàn tuần giang, đến cuối năm 1951 liên đoàn này thành lập thêm đoàn thứ 4. Bộ chỉ huy Liên đoàn đặt tại Sài Gòn, các đoàn được phối trí như sau: đoàn 1: Cần Thơ; đoàn 2: Mỹ Tho, đoàn 3: Vĩnh Long, đoàn 4: Sài Gòn.

http://vnafmamn.com/NAVYphoto/HQVN91.jpg

Liên đoàn Tuần giang Biệt lập miền Bắc cũng được thành lập vào ngày 1 tháng 3/1951 bằng quân số của Bảo chính đoàn Bắc Việt, lúc đầu liên đoàn này có 3 đoàn tuần giang, bộ chỉ huy Liên đoàn và đoàn 1 đặt tại Hà Nội, đoàn 2 tại Hải Phòng, đoàn 3 tại Nam Định. Về sau các đoàn này bị thiệt hại và thiếu phương tiện giang thuyền nên rút xuống còn hai, đến năm 1954, các đoàn còn lại tập trung cả ở Nam Định để tăng cường cho mặt trận này.

Tại Trung Việt, lực lượng giang thuyền chỉ thành lập một đơn vị cấp đoàn lấy tên đoàn Tuần giang Trung Việt, tuy chỉ là một đoàn nhưng đoàn này đã được tăng cường quân số và thêm phương tiện hoạt động so với các đoàn trực thuộc các liên đoàn.

Theo bảng cấp sớ, bộ chỉ huy Liên đoàn Tuần giang gồm có 2 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan, 9 binh sĩ và một tàu chỉ huy. Mỗi đoàn Tuần giang có 1 Sĩ quan, 15 hạ sĩ quan, 76 binh sĩ, tổng cộng là 92 quân nhân, trang bị 6 tàu vơ đét (vedette). Tuy nhiên, trên thực tế, quân số các liên đoàn và đoàn tuần giang có thể khác nhau về số tàu được cung cấp: ví dụ như Liên đoàn Tuần giang Bắc Việt có 19 tàu, trong khi Liên đoàn Tuần giang Nam Việt có đến 37 tàu nên được tăng cường quân số thêm 108 người. Đoàn Tuần Giang Trung Việt ngoài 6 tàu theo cấp số còn có một tuần duyên có danh hiệu là sông Gianh với 10 thủy thủ và 6 chiếc LCPL dùng để tiếp tế và liên lạc các đồn bót. Mỗi vơ-đét được trang bị một đại bác 20 ly, chiếc đi đầu được trang bị thêm súng phóng lựu.

* Lực lượng Bộ binh Hải quân:
Cuối tháng 6/1954, các đoàn Tuần giang giải tán và cải biến thành sáu đại đội Tuần giang. Sau ngày đình chiến theo Hiệp định Genève (20-7-1954), các dại đội commando Bắc Việt và lực lượng Tuần giang chuyển vào Nam, các đơn vị này được lệnh phối hợp với các đại đội commando Nam Việt để thành lập lực lượng Hải qwân Bộ binh (Infanterie marine). Lực lượng Hải quân Bộ binh thành lập do nghị định số 001/ND ngày 13-10-1954, và kể từ ngày 1-1-1955 các đại đội Tuần giang số 1,2,3,4 và 6 được chính thức sát nhập vào lực lượng này, để khởi đầu cho thành lập binh đoàn lấy tên là đoàn Thủy quân Lục chiến trực thuộc quân chủng Hải quân. Sau này binh chủng Thủy quân Lục chiến là lực lượng Tổng trừ bị trực thuộc bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH, các văn kiện liên quan đến sự thành lập Quân chủng Hải quân đăng công báo Quốc gia Việt Nam...)

vietbao.com

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm