Tin nóng trong ngày

Giải thưởng của PEN trao cho báo Charlie Hebdo gây tranh cãi

Giải thưởng của một tổ chức văn học trao cho tạp chí biếm hoạ Pháp Charlie Hebdo đã gây phân hoá trong giới tinh hoa trong văn học Mỹ, thường có khuynh hướng hòa hợp và cấp tiến
Hoa gắn trên hàng rào an ninh bên ngoài tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris, Pháp sau khi xảy ra vụ tấn công, 14/1/15Hoa gắn trên hàng rào an ninh bên ngoài tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris, Pháp sau khi xảy ra vụ tấn công, 14/1/15

Giải thưởng của một tổ chức văn học trao cho tạp chí biếm hoạ Pháp Charlie Hebdo đã gây phân hoá trong giới tinh hoa trong văn học Mỹ, thường có khuynh hướng hòa hợp và cấp tiến, qua việc một số nhà văn nổi tiếng đã lời qua tiếng lại cáo buộc nhau về tính nhút nhát và mù quáng đối với chủ nghĩa phân biệt.

Charlie Hebdo, tờ tạp chí nổi tiếng với các tranh biếm hoạ chế giễu một cách thẳng thừng, đôi khi thô thiển các tôn giáo có tổ chức và các nhân vật chính trị, hồi tháng Giêng năm nay đã trở thành mục tiêu tấn công. Hai tay súng Hồi giáo đã xông vào toà soạn tạp chí này trong thủ đô Paris và xã súng bắn làm 12 người bị thiệt mạng và 11 người bị thương. 4 năm trước, năm 2011, Charlie Hebdo đã từng bị ném bom xăng sau khi phát hành tờ báo đăng hình một bức tranh biếm hoạ của Tiên tri Muhammad trên trang bìa với hàng chú thích “đánh 100 roi nếu anh không thấy tức cười.”

Tính cách mỉa mai đầy gay gắt, báng bổ, thậm chí thô thiển đã có nền tảng trong văn hoá chính trị và văn học Pháp, ít ra là từ thế kỷ 18 với những chỉ trích Thiên Chúa giáo của đại văn hào Pháp Voltaire. Tuy nhiên sau những vụ tấn công, một số nhà văn Mỹ đã bày tỏ sự khó chịu với tranh biếm hoạ của Charlie Hebdo, cho rằng một số thiếu tính nhạy cảm về văn hoá thâm chí phân biệt chủng tộc. 

Mấy ngày sau khi hội Văn Bút Mỹ PEN loan báo trao giải thưởng Tự do Ngôn Luận của PEN cho Charlie Hebdo tại buổi dạ tiệc gây quỹ ở New York, 6 thành viên nổi tiếng đã viết thư phản đối, và cho biết họ rút ra khỏi sự kiện này.

Không có "phần thưởng" cho một số cách diễn đạt

Bức thư, được viết bởi các nhà văn Francine Prose, Peter Carey, Michael Ondaatje, Teju Cole, Rachel Kushner và Taiye Salasi, gọi những vụ giết người là “đáng kinh tởm và  bi thảm” và nói rằng không có sự bày tỏ quan điểm nào, “cho dù bất đồng đến mức nào,” nên được đáp lại bằng bạo động. Tuy nhiên họ nói rằng có những diễn đạt không nên “được tưởng thưởng một cách nồng nhiệt.” Mô tả những người Hồi giáo ở Pháp “bị gạt ra ngoài lề, gặp nhiều khó khăn và bị xử tệ,” các nhà văn xác quyết rằng “những biếm họa về nhà Tiên tri của Charlie Hebdo phải được xem có ý gây thêm sự sỉ nhục và đau khổ.”

Các tác giả này viết:

“PEN không chỉ đơn thuần truyền đạt sự ủng hộ tự do ngôn luận, mà còn phải tạo sự bình ổn những tài liệu mang tính công kích chẳng hạn như những tài liệu làm tăng thêm tình cảm chống Hồi giáo, chống Maghreb, chống Ả Rập, vốn đã thường thấy ở phương Tây.”

Trên 200 thành viên khác của hội văn bút PEN cũng đã điền tên vào nhóm phản đối, cho dù các nhà văn khác trong đó có ông Salman Rushdie, lên tiếng bênh vực việc trao giải thưởng và chỉ trích những người phê phán.

Ông Rushdie – một nhà văn đã phải sống ẩn trong nhiều năm vì lời đe dọa giết ông của những người Hồi giáo, sau khi ông cho ra đời quyển ‘Những Vần Thơ của Quỷ’- nói với hãng tin AP, “Việc này không liên hệ gì đến thiểu số bị thiệt thòi hay áp bức. Việc này hoàn toàn là sự tranh đấu chống Hồi giáo cuồng tín, được tổ chức chặt chẽ, nhận được nhiều tài trợ và tìm cách gây khiếp sợ cho tất cả chúng ta, người Hồi giáo cũng như không Hồi giáo, trở thành im lặng vì sợ hãi.

Chủ biên Gerard Biard và nhà phê bình phim Jean-Baptiste Thoret, đến New York để nhận giải cho Charlie Hebdo, đã phát biểu trước cử toạ về vấn đề tranh cãi. Những người chỉ trích tạp chí này cũng được mời đến dự nhưng khước từ lời mời.

Ông Biard nói rằng, từ lúc được thành lập vào những năm trong thập kỷ 1960, tạp chí này đã tranh đấu “chống lại tất cả mọi phân biệt đối xử đối với các cộng đồng thiểu số, phân biệt đối xử đối với nữ giới, người đồng tính, người cô thế, người nghèo khó. Và chúng tôi luôn luôn chống lại cánh hữu và cánh hữu cực đoan, thậm chí hơn cả người Công giáo hay người các tôn giáo khác. Chúng tôi không hề chống lại tôn giáo, Chúng tôi tranh đấu chống lại chính trị sử dụng các tôn giáo.”

Mục đích: Làm cho mọi người suy nghĩ nhiều hơn

Ông Thoret nói về các tranh biếm họa, “Nếu quý vị tìm cách hiểu tranh biếm hoạ nói lên điều gì, quý vị sẽ không bị khó chịu. Nó không phải là đẩy vấn đề đi quá đà hay khiêu khích gì cả. Nó làm cho người ta suy nghĩ thêm nữa, biết thêm hơn trước một chút sau khi xem một bức biếm hoạ.”

Chí có một số nhỏ trang bìa của tờ Charlie Hebdo  có tranh biếm họa các nhân vật Hồi giáo. Những hình ảnh chế nhạo các nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và các nhân vật chính trị nhiều hơn nhiều. Các biên tập viên nói rằng các bức ảnh mô tả Nhà tiên tri không phải là chống Hồi giáo, mà là chế giễu các phe phái bạo động, cực đoan, chẳng hạn bức biếm hoạ vẽ chính Nhà tiên tri sắp bị một phần tử thánh chiến chặt đầu. Chú thích cho bức hình này ghi, “Nếu ông Muhammad trở lại.”

Bà Suzanne Nossel, giám đốc điều hành Trung tâm Văn Bút Mỹ, PEN, cũng bênh vực việc trao giải thưởng. Bà nói, “Dũng cảm đúng là từ ngữ để diễn đạt, họ vẫn giữ được lòng dũng cảm sau vụ ném bom xăng năm 2011, và sau vụ tấn công vào nhân viên của họ hồi đầu năm nay.”

Bà nói thêm rằng, mặc dù giải thưởng không phải là giải thưởng văn học hay một sự đánh giá về nghệ thuật, “điều chúng tôi kết luận – chúng tôi thực sự chắc chắn – là các tranh này không nói lên lòng thù hận, rằng nếu quý vị hiểu chúng trong ngữ cảnh – rõ ràng chúng mang tính cách châm biếm. Chúng nhắm mục tiêu vào các nhân vật có quyền lực, những biểu tượng quyền lực dưới những lớp vỏ khác nhau.”


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giải thưởng của PEN trao cho báo Charlie Hebdo gây tranh cãi

Giải thưởng của một tổ chức văn học trao cho tạp chí biếm hoạ Pháp Charlie Hebdo đã gây phân hoá trong giới tinh hoa trong văn học Mỹ, thường có khuynh hướng hòa hợp và cấp tiến
Hoa gắn trên hàng rào an ninh bên ngoài tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris, Pháp sau khi xảy ra vụ tấn công, 14/1/15Hoa gắn trên hàng rào an ninh bên ngoài tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris, Pháp sau khi xảy ra vụ tấn công, 14/1/15

Giải thưởng của một tổ chức văn học trao cho tạp chí biếm hoạ Pháp Charlie Hebdo đã gây phân hoá trong giới tinh hoa trong văn học Mỹ, thường có khuynh hướng hòa hợp và cấp tiến, qua việc một số nhà văn nổi tiếng đã lời qua tiếng lại cáo buộc nhau về tính nhút nhát và mù quáng đối với chủ nghĩa phân biệt.

Charlie Hebdo, tờ tạp chí nổi tiếng với các tranh biếm hoạ chế giễu một cách thẳng thừng, đôi khi thô thiển các tôn giáo có tổ chức và các nhân vật chính trị, hồi tháng Giêng năm nay đã trở thành mục tiêu tấn công. Hai tay súng Hồi giáo đã xông vào toà soạn tạp chí này trong thủ đô Paris và xã súng bắn làm 12 người bị thiệt mạng và 11 người bị thương. 4 năm trước, năm 2011, Charlie Hebdo đã từng bị ném bom xăng sau khi phát hành tờ báo đăng hình một bức tranh biếm hoạ của Tiên tri Muhammad trên trang bìa với hàng chú thích “đánh 100 roi nếu anh không thấy tức cười.”

Tính cách mỉa mai đầy gay gắt, báng bổ, thậm chí thô thiển đã có nền tảng trong văn hoá chính trị và văn học Pháp, ít ra là từ thế kỷ 18 với những chỉ trích Thiên Chúa giáo của đại văn hào Pháp Voltaire. Tuy nhiên sau những vụ tấn công, một số nhà văn Mỹ đã bày tỏ sự khó chịu với tranh biếm hoạ của Charlie Hebdo, cho rằng một số thiếu tính nhạy cảm về văn hoá thâm chí phân biệt chủng tộc. 

Mấy ngày sau khi hội Văn Bút Mỹ PEN loan báo trao giải thưởng Tự do Ngôn Luận của PEN cho Charlie Hebdo tại buổi dạ tiệc gây quỹ ở New York, 6 thành viên nổi tiếng đã viết thư phản đối, và cho biết họ rút ra khỏi sự kiện này.

Không có "phần thưởng" cho một số cách diễn đạt

Bức thư, được viết bởi các nhà văn Francine Prose, Peter Carey, Michael Ondaatje, Teju Cole, Rachel Kushner và Taiye Salasi, gọi những vụ giết người là “đáng kinh tởm và  bi thảm” và nói rằng không có sự bày tỏ quan điểm nào, “cho dù bất đồng đến mức nào,” nên được đáp lại bằng bạo động. Tuy nhiên họ nói rằng có những diễn đạt không nên “được tưởng thưởng một cách nồng nhiệt.” Mô tả những người Hồi giáo ở Pháp “bị gạt ra ngoài lề, gặp nhiều khó khăn và bị xử tệ,” các nhà văn xác quyết rằng “những biếm họa về nhà Tiên tri của Charlie Hebdo phải được xem có ý gây thêm sự sỉ nhục và đau khổ.”

Các tác giả này viết:

“PEN không chỉ đơn thuần truyền đạt sự ủng hộ tự do ngôn luận, mà còn phải tạo sự bình ổn những tài liệu mang tính công kích chẳng hạn như những tài liệu làm tăng thêm tình cảm chống Hồi giáo, chống Maghreb, chống Ả Rập, vốn đã thường thấy ở phương Tây.”

Trên 200 thành viên khác của hội văn bút PEN cũng đã điền tên vào nhóm phản đối, cho dù các nhà văn khác trong đó có ông Salman Rushdie, lên tiếng bênh vực việc trao giải thưởng và chỉ trích những người phê phán.

Ông Rushdie – một nhà văn đã phải sống ẩn trong nhiều năm vì lời đe dọa giết ông của những người Hồi giáo, sau khi ông cho ra đời quyển ‘Những Vần Thơ của Quỷ’- nói với hãng tin AP, “Việc này không liên hệ gì đến thiểu số bị thiệt thòi hay áp bức. Việc này hoàn toàn là sự tranh đấu chống Hồi giáo cuồng tín, được tổ chức chặt chẽ, nhận được nhiều tài trợ và tìm cách gây khiếp sợ cho tất cả chúng ta, người Hồi giáo cũng như không Hồi giáo, trở thành im lặng vì sợ hãi.

Chủ biên Gerard Biard và nhà phê bình phim Jean-Baptiste Thoret, đến New York để nhận giải cho Charlie Hebdo, đã phát biểu trước cử toạ về vấn đề tranh cãi. Những người chỉ trích tạp chí này cũng được mời đến dự nhưng khước từ lời mời.

Ông Biard nói rằng, từ lúc được thành lập vào những năm trong thập kỷ 1960, tạp chí này đã tranh đấu “chống lại tất cả mọi phân biệt đối xử đối với các cộng đồng thiểu số, phân biệt đối xử đối với nữ giới, người đồng tính, người cô thế, người nghèo khó. Và chúng tôi luôn luôn chống lại cánh hữu và cánh hữu cực đoan, thậm chí hơn cả người Công giáo hay người các tôn giáo khác. Chúng tôi không hề chống lại tôn giáo, Chúng tôi tranh đấu chống lại chính trị sử dụng các tôn giáo.”

Mục đích: Làm cho mọi người suy nghĩ nhiều hơn

Ông Thoret nói về các tranh biếm họa, “Nếu quý vị tìm cách hiểu tranh biếm hoạ nói lên điều gì, quý vị sẽ không bị khó chịu. Nó không phải là đẩy vấn đề đi quá đà hay khiêu khích gì cả. Nó làm cho người ta suy nghĩ thêm nữa, biết thêm hơn trước một chút sau khi xem một bức biếm hoạ.”

Chí có một số nhỏ trang bìa của tờ Charlie Hebdo  có tranh biếm họa các nhân vật Hồi giáo. Những hình ảnh chế nhạo các nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và các nhân vật chính trị nhiều hơn nhiều. Các biên tập viên nói rằng các bức ảnh mô tả Nhà tiên tri không phải là chống Hồi giáo, mà là chế giễu các phe phái bạo động, cực đoan, chẳng hạn bức biếm hoạ vẽ chính Nhà tiên tri sắp bị một phần tử thánh chiến chặt đầu. Chú thích cho bức hình này ghi, “Nếu ông Muhammad trở lại.”

Bà Suzanne Nossel, giám đốc điều hành Trung tâm Văn Bút Mỹ, PEN, cũng bênh vực việc trao giải thưởng. Bà nói, “Dũng cảm đúng là từ ngữ để diễn đạt, họ vẫn giữ được lòng dũng cảm sau vụ ném bom xăng năm 2011, và sau vụ tấn công vào nhân viên của họ hồi đầu năm nay.”

Bà nói thêm rằng, mặc dù giải thưởng không phải là giải thưởng văn học hay một sự đánh giá về nghệ thuật, “điều chúng tôi kết luận – chúng tôi thực sự chắc chắn – là các tranh này không nói lên lòng thù hận, rằng nếu quý vị hiểu chúng trong ngữ cảnh – rõ ràng chúng mang tính cách châm biếm. Chúng nhắm mục tiêu vào các nhân vật có quyền lực, những biểu tượng quyền lực dưới những lớp vỏ khác nhau.”


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm