Đoạn Đường Chiến Binh

Anh Lại Đi

Em nhớ ra rồi. Em cảm động thật sự, khi thấy anh trên xe lăn. Thương ôi là thương. Anh biết khi em thấy anh trong quân y viện, em nghĩ sao không?

Lương Phạm 20 VBQGVN
LĐ 6 BĐQ


       Mậu Thân, chiến tranh đã vào thành phố. Trước đây, dân chúng không thấy sự có mặt cuả Biệt Động Quân là cần thiết. Nhưng sau khi việt cộng đánh trung tâm Plei Ku, ngay đêm ba mươi, biệt động, thiết giáp đã đánh bật bọn việt cộng ra khỏi vùng lò heo, khu Trà Bá, gây tổn thất nặng nề cho bọn chúng. Khi người dân đã tận mắt thấy quân đội, cảnh sát, các lực lương an ninh đã chống trả thế nào khi họ hoàn toàn bị bất ngờ, lệnh hưu chiến đã bị bọn dã man vi phạm, dân chúng nhìn những người lính biệt động với một ánh mắt khác. Nhiều người thấy yên tâm khi biệt động vẫn đóng quân tại những điểm chính yếu. Suốt tuần lễ, khi tiểu đoàn 11 biệt động quân ứng chiến tại biển hồ, thiếu tá Huân cho lệnh sẵn sàng.

       - Nếu có lệnh hành quân, tiểu đoàn phải tập họp đông đủ, một cấp số đạn, một ngày cơm nóng và 3 ngày cơm xấy.

       Môt số đông binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan đều về khu gia binh với gia đình, ăn tết muộn. Tôi ngủ tại hậu cứ, ban ngày thường ra Pleiku. Thành phố không còn nhộn nhịp như trước tết, chiến tranh xảy ra ngay trên những con đường quen thuộc. Ngay tại thung lũng, dưới dốc đại đội quân cụ, cả một suối cạn, về muà nắng có thể đi qua, bên kia bờ cao nhà dân rải rác kéo dài tớ đồn điền trà, dấu tích cuả chiến tranh còn nguyên vẹn. Mấy cái nhà, mái tôn lủng vì đạn bắn trúng. Nhiều nhà còn đóng cửa. Những nhà này thường do quân nhân ở, họ chạy lên tập trung gần những đơn vị quân đội. Nhiều người nói, dù sao dân cũng yên tâm hơn là ở rải rác ngoài xa, chẳng biết chiến tranh xảy ra lúc nào. Họ nguyền ruả việt cộng, "bọn này chẳng còn biết kiêng dè gì nưã, nó đánh vào lúc mọi người chuẩn bị đón giao thưà."

       Mậu tìm tôi khi tiếng súng tạm yên. Vừa gặp mặt, Mậu vui mừng, rối rít:

       - Trời ơi, em cứ thấp thỏm đi ra, đi vào, chẳng biết anh ở đâu. Anh thật ác, không cho em một mảnh giấy để em biết tin. Má em biết em lo về anh nên cứ lặng thinh. Má sợ em đi xuống phố hay đi biển hồ, suốt ngày canh chừng, nhắc em: "Con à, tụi nó đánh vào thành phố rồi, cả nhà phải ở đây, lỡ có gì ba má còn biết đường tính. Mày mà đi lỡ kẹt ở đâu thì ba má cũng không yên tâm, mà cả nhà cũng không chịu nổi với ba mày"

       - Cả nhà em, có cô gái cưng nên ai cũng sợ em xa nhà phải không? Nhìn khuôn mặt thiếu ngủ của Mậu, tôi cười. Chuyện gì quan trọng anh mới báo cho em chứ. Thật tình, em biết đó, đâu ai ngờ? Tiểu đoàn anh hành quân ngang mấy tiệm cơm ở bến xe đấy chứ, nhưng không thể nào ghé ngang qua em, anh cũng rầu thấy mồ.

       Mậu nguýt tôi:

       - Chuyện gì đối với anh cũng không quan trọng. Mấy ngày này mà anh còn chưa cho em biết, thì đến bao giờ nưã, em lo chết đi được.

       Tuy nói vậy, Mậu cũng vui ra mặt. Mậu trở lại cái hồn nhiên hàng ngày, hỏi tôi:

       - Anh còn được ở đây lâu không?

       Tôi nhìn Mậu, nói nhỏ:

       - Làm sao anh biết được, nhưng hy vọng tiểu đoàn anh ở đây. Thằng 22 và 23 đi hành quân xa rồi. Chỉ có tụi anh, chắc không đến nỗi nào. Thể nào cũng phải có hai râu ở đây chứ. Tôi quen miệng nói.

       - Anh nói gì, em chẳng hiểu. Mậu nghe, hỏi lại.

       - Không ai như em hết, có người yêu là lính mà nói gì dính dáng tới lính, em cũng hỏi đi hỏi lại. Tôi nhắc lại câu chuyện cũ. Em còn nhớ anh hỏi em, em biết khóa nào là khóa đàn anh cuả khóa 20, em nói không kịp thở, khóa 21 chứ khóa nào.

       - Cấm nói nữa. Bây giờ anh thử hỏi xem sao? Mậu đặt ngón tay ngay môi tôi.

<       - Anh biết rồi Mậu à. Anh mà hỏi em tới nhảy nhót, cà phê thì không sai một chữ. Em vậy đó, mà nhiều người chết mê, chết mệt. Tôi hỏi lại. Ai chết mê chết mệt? Chắc họ khùng rồi. Anh không có tên đâu nhé.

       - Anh của em khùng sao được, chỉ điên thôi. Mậu cười thành tiếng. Mà anh à, anh nhớ dùm em nghe. Nhớ, anh nói anh không bao giờ mê em nghe.

       - Anh nhớ. Tôi móc ngón tay vào tay Mậu.

       Tôi vừa lái xe, vưà hỏi thăm gia đình Mậu:

       - Ba má có khoẻ không? Nhàn ra sao?

       Mậu nhìn tôi:

       - Ba má em vẫn khoẻ. Buồn cười ghê. Thành phố vưà ngưng tiếng súng, má em lật đật đi mua cả tạ gạo về nhà, nào cá khô, bún tàu, thôi đủ cả. Mấy ngày nay, trường học nghỉ, em phải phụ dọn, xếp nhà cửa. Ba em bắt Nhàn và em, mỗi đứa phải có một gói quần áo riêng. Ông bắt để ngay cạnh giường. Em và Nhàn vưà soạn vưà cười: "Gớm ba làm như nó sắp đánh ngay tại đường nhà mình không bằng". Tuy nói vậy, cả hai đưá vẫn phải sắp xếp theo ý ba. Em thu mấy tấm hình cuả em và anh bỏ vào chiếc giỏ nhỏ riêng. Nhàn cười: "Lúc nào chị cũng mang mấy tấm hình kè kè. Em mách ba cho xem." Em nói với Nhàn: "Mặc kệ tao." Nói vậy, nhưng em biết không bao giờ Nhàn nói. Nó luôn bênh anh, nhiều khi làm em bực.

       Tôi làm bộ ngơ ngác:

       - Sao em bực.

       - Thì bực chứ sao, Nhàn bênh anh chằm chặp. Nó biết em cũng lo nhưng cố dấu, không để lộ ra mặt. Nó nhìn em, buột miệng: "Chị Mậu à, mấy ngày nay, sao không thấy anh Lương đâu, chắc anh đi hành quân rồi hả chị?" Em nhìn Nhàn, tội nghiệp con bé, nó cũng lo như em. À anh Lương, anh có tin ở Dalat, ba má và các em anh bình an không?

       Tôi thở dài:

       - Anh đâu biết rõ ràng, chỉ nghe tên những khu đánh lớn, không có ấp Đa Thiện, nơi ba má ở.

       - À quên. Mậu buột miệng. Chút xíu em quên, em làm một gô thịt chà bông, nhắc em để anh mang theo khi hành quân, khi nào hết em làm hộp khác.

       - Em làm gì cho mệt. Tôi nhìn đôi mắt Mậu không vui, vội nói.

       - Anh phải mang theo, em làm nhiều lắm, làm chuẩn bị chạy lọan mà. Mậu sợ tôi không lấy.

       Tôi và Mậu vưà nói chuyện vưà nhìn hai bên đường. Mậu chỉ tay thật xa, nhiều khoảng đất thật xâu vì đạn pháo binh. Tôi chạy theo đường Hoàng Diệu, vòng đường Phan Bôi Châu rồi thẳng lên ngã ba Thiết Giáp. Thành phố chưa trở lại bình thường. Những chiếc jeep cuả thiết giáp, cuả quân đoàn, thường ngày hay có mấy bà ngồi trên, đi mua thức ăn, đưa con đi học, nay thấy vắng hẳn đi, chỉ có xe biệt động là nhiều. Xe cuả tôi còn mấy hộp thịt, mấy bao cơm xấy, một mớ trái thơm đóng hộp, và một thùng đạn gỗ. Mậu nhìn chiếc thùng gỗ quen thuộc, không cần hỏi Mậu cũng biết chiếc thùng đựng gì. Mậu quay lại hỏi tôi:

       - Mấy ngày nay quần áo anh để đâu? Anh có cần giặt không?

       - Quần áo bỏ tiệm giặt Phượng Hoàng rồi. Tôi chọc Mậu.

       Mậu biết tôi chọc Mậu nhưng cũng vờ nói:

       - Không được à nha. Em mà biết anh léng phéng tới bỏ giặt trong đó, em cho de luôn. Đừng trách.

       - Tiện đâu anh bỏ đó không được a. Tôi vưà cười vưà trả lời.

       Mậu lấy tay trái quàng qua vai tôi:

       - Không tiện lợi gì hết. Anh phải giặt quần áo ở tiệm giặt ủi, hay đưa cho em. Khi nào xong anh tới lấy, còn không muốn thì mang về biển hồ. Nói tới biển hồ, Mậu nhắc. Anh nhớ, em và anh giặt quần áo trên suối, đường vào sở trà không? Em thích dòng suối đó, nuớc trong veo, nắng ấm. Lần nào giặt xong quần áo cuả anh, em cũng ướt hết từ đầu tới chân. Mỗi lần anh nói đi giặt suối, em luôn mang thêm một bộ đồ để thay, vui thật anh nhỉ. Vui hơn là chạy vòng vòng nữa. Em thích nhất, ngồi trên tảng đá bằng phẳng, lấy chân đưa xuống suối nước ấm, tới tận đùi, cứ để nguyên quần, đừng xắn lên, rồi đập hai chân, nước bắn tung toé. Anh và em như hai đưá trẻ chạy theo nước mưa.

       Vừa nói, Mậu vừa quay lại hỏi tôi:

       - Mấy anh khác cũng tắm ở đây hả anh?

       - Ừ, lần đầu tiên anh đi tắm với anh Lạn. Sau đó, cứ chạy xuống đây hàng ngày, nhưng anh vẫn chở xạc nước về tiểu đoàn. Em biết trời nóng, nhiều khi về đêm, phải tắm bằng ống xạc.

       - Em cũng vậy. Nhiều buổi tối, trời nóng, em ra tắm nước giếng. Nước giếng về đêm vẫn còn ấm, dội chừng chục gầu, vào ngủ thật mát.

       - Em tắm ngay thành giếng hả? Tôi vờ nói.

      - Ưà, buổi tối mà.

       - Nếu anh ở đó, chắc anh phải canh chừng.

       - Canh chừng gì? Mậu hỏi lại.

       - Canh chừng, không để người nào léng phéng chứ gì.

       - Em cấm anh nói thêm. Mậu bịt miệng tôi.

       Như chợt nhớ điều gì, Mậu hỏi tôi:

       - Anh ơi, sao bên bờ suối, chỗ mình giặt áo quần, có hoa đẹp vậy?

       - À, hoa của mấy cô sở trà trồng đấy, toàn hoa trinh nữ không. Tôi trả lời.

       Mậu ngơ ngác, tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi nói tiếp:

       - Ý anh muốn nói, hoa do mấy cô trạc tuổi em hoặc nhỏ hơn, hoặc lớn hơn một chút trồng.

       - Làm sao anh biết.

       - Em muốn nghe một cô hay nhiều cô. Tôi hỏi.

       - Em muốn nghe nhiều cô.

       Tôi không kể vội, làm bộ chăm chú lái xe. Mậu sốt ruột:

       - Đường có xe cộ gì đâu mà anh lái cẩn thận. Em chờ hết nổi rồi.

       - Thường em và anh đi giặt không có nhiều người. Buổi chiều hay thứ bẩy chủ nhật, anh lái xe đi tắm. Nhiều khi năm sáu cô, vừa giặt quần áo vưà nói chuyện lao xao. Mấy cô ỷ đông, bắt nạt, gọi anh: "anh ơi, anh xuống đây, em nhường chỗ này", rồi họ cười chọc ghẹo. Tôi cà rà.

       - Anh xuống không? Mậu hỏi tôi.

       - Không, anh lái xe về. Mậu cười,

       - Uổng ghê đi anh há. Em không tin đâu. Anh chắc chắn xuống tắm chung nếu mấy cô đó mời. Anh liều mạng lắm, thế anh chấm cô nào không?

       - Chấm một cô

       - Thật không?

       - Không. Tôi nhìn Mậu,

       - Em cứ tạm tin vậy. Nhưng anh muốn quen cô nào, cứ nói thật, em theo anh, em làm quen dùm. Mậu thích thú.

       - Làm quen cho em hả? Tôi hỏi,

       - Làm quen cho em làm gì, cho anh chứ.

       Nhìn Mậu, đôi mắt thật xa xăm. Tôi chắc Mậu đang vẽ trong đầu cảnh mấy cô đang tắm giặt. Tránh cho Mậu tưởng tượng, tôi nắm tay Mậu:

       - Thôi anh có em là đủ rồi. Tôi còn nói thật nhỏ. Là đủ mệt rồi.

       - Thậ..t không? Mậu hỏi lại, giọng kéo dài.

       Cả hai đưá cùng cười vui. Mậu ngả hẳn người vào vai tôi. Mậu chưa yên, hỏi tiếp:

       - Còn hoa thì sao?

       - Mấy cô đó mang hoa trồng dọc theo bờ suối.

       - Mấy cô ấy rảnh ghê há, tức ghê đi, sao em không gặp ai bao giờ, bưã nào, anh phải chở muốn thì khi nào anh và em đi chơi cả ngày chủ nhật. Mậu nhìn tôi.

       - Mấy cô bé vui vẻ lắm.

       - Tất nhiên rồi. Nhưng từ giờ nầy trở đi, chắc em phải cấm không cho anh đi tắm suối, chịu khó tắm bằng ống xạc đi. Mậu reo bên tai tôi.

       - Em biết không, cực chẳng đã, tắm ống xạc chứ, không thoải mái gì. Tôi ỡm ờ.

       - Không thoải mái, ráng chịu cho quen. Mậu ngả đầu trên vai tôi.

       Tôi làm bộ thở ra. Mậu ngước mặt nhìn lên:

       - Tội nghiệp chưa. Rồi tát nhẹ vào má tôi, khuôn mặt Mậu ửng hồng.

       Chiếc xe chạy chầm chậm, trở ngược lại dốc Diệp Kính, ngang qua nhà thờ. Hàng quán chưa mở cửa nhiều, chỉ có mấy tiệm mở cửa. Mậu nhìn hai bên đường nói bên tai tôi:

       - Thôi hai đưá vào tiệm chè kỷ niệm nghe.

       Tôi dừng ngay tiệm chè, hỏi Mậu:

       - Tiệm chè đổi tên rồi hả em?

       Mậu hai tay ôm qua bả vai tôi:

       - Em đặt tên thôi. Tiệm chè kỷ niệm ngày hai đưá ngồi chung bàn lần đầu đó.

       Tôi nhìn Mậu,

       - Ừ nhỉ, anh cứ thắc mắc mãi. Sao hôm đó, em mời anh ngồi chung bàn?

       - Ai mời anh. Anh kéo ghế ngồi. Em từ chối, nói phải đợi ông anh, anh cứ ngồi. Em về nhà, mấy ngày sau nghĩ lại còn buồn cười, thật ông thiếu uý đó lỳ ghê. Mậu tròn xoe đôi mắt.

       Nói rồi Mậu choàng tay ngang người tôi. Tôi không nhìn Mậu, chọc ghẹo:

       - Anh mà không lỳ, làm sao quen em được. Chờ em vào tiệm vải, rồi vào tiệm sách báo, rồi núp sau tiệm tạp hoá, theo biết bao nhiêu lần, mới có cơ hội. Tội gì bỏ đi chứ.

       Mậu cười giòn, giọng cười hồn nhiên:

       - Ừ nhỉ, nếu anh không ngồi chung, chắc gì em nhớ mặt anh.

       Trí nhớ Mậu như quay về những ngày đầu tiên khi tôi vưà ở Kontum vào phòng ngoại thương Hai. Mậu cứ nói như nói cho riêng Mậu:

       - Em nhớ ra rồi. Em cảm động thật sự, khi thấy anh trên xe lăn. Thương ôi là thương. Anh biết khi em thấy anh trong quân y viện, em nghĩ sao không?

       Tôi im lặng, không trả lời. Mậu nói tiếp:

       - Em không ngờ, sao lại là anh? Phải anh không? Thiếu gì người hành quân, mà anh bị thương. Song em chợt thấy mình vô lý. Sao em lại có ý tưởng ích kỷ vậy? Em chợt hối hận, chấp nhận một sự thật, nhìn anh ngồi, một mình anh cô đơn. Em nhìn chung quanh, anh không có ai bên cạnh cả. Em hơi lạ, anh vẫn cười, không có vẻ gì là đau, là bị thương. Em đẩy xe lăn vào phòng anh mà tim em như thắt lại, không ngăn được dòng nước mắt.

       - Hèn nào khi vào trong phòng, em hôn anh. Tôi nói theo.

       Mậu đấm sau lưng tôi, vừa cười:

       - Thôi bắc kỳ xạo quá. Hôn hồi nào, chứ không phải anh năn nỉ cả mấy tuần, mấy lần gặp sau này, em mới cho hôn má em thôi.

       - Không ngờ em còn xạo hơn anh nhiều… Tôi cười thật to.

       Hai đưá vào tiệm chè, như thường lệ, cô chủ tiệm cười chào. Hai đưá tôi quá quen với tiệm này. Cô chủ biết ý, chỉ Mậu chiếc bàn quen thuộc. Mậu cảm ơn rồi kéo ghế, gọi hai ly chè nhãn nhục táo tàu nóng. Hai chén chè còn bốc khói, mùi thơm cuả táo tàu dìu dịu. Mậu đưa tôi chiếc muỗm. Hai đưá vưà ăn, vưà nhìn ra ngoài đường. Tôi nói với Mậu:

       - Em biết không? Ăn quán này, anh nhớ ở Sàigòn. Mỗi lần về phép, tụi anh hay tới ngồi quán kem Mai Hương ngay đường Lê Lợi, ngồi đó một chút thể nào cũng gặp bạn bè, nhất là bạn lính, bạn cùng trường.

       - Có nhiều tiệm như vậy không anh? Mậu hỏi.

       - Có chứ, tiệm kem Phương Lan, tiệm Pole Nord, ở góc đường Nguyễn Huệ, gần mấy kiosque bán hoa.

       Thể nào cũng có một lần, hai đưa đi Saigòn, anh phải đưa em đi mấy tiệm vừa rồi. Mậu nắm chặt bàn tay tôi.

       Tôi nhìn Mậu. Cô bé đôi mắt thật xa xôi. Tôi nói:

       - Tất nhiên. Anh còn đưa em đi mấy quán nhạc như đêm Màu Hồng, phòng trà Khánh Ly, Tour D’ivoir ngay Trần Hưng Đạo, hay Arc En Ciel dưới Chợ Lớn.

       - Anh nói làm em tưởng tượng mình đang đi ngay tại thành phố Sàigòn.

       - Em biết không, dù đi đâu, anh cũng nhận ra một chân lý, không đâu ấm cúng như tiệm chè này cả. Tôi kéo Mậu về hiện tại.

       Mậu biết tôi nói gì, cười thật tươi. Tôi nói tiếp:

       - Ăn chè mà em cứ nắm bàn tay anh thì không ấm sao được.

       - Thôi trả anh đấy, ăn hai tay cho nhiều. Mậu làm bộ giận hờn.

       - Cám ơn em.

       Mậu nhìn lên trần nhà, y hệt lần đầu tiên, tôi gặp Mậu. Ăn xong hai chén chè, tôi trả tiền, hai đưa tôi ra xe. Mậu nói:

       - Khoan đã. Em mua mấy chiếc bánh, anh mang về biển hồ. Tiện tay Mậu lấy hai tờ báo. Anh mang về nằm võng đọc cho vui.

       Mậu cho bánh vào bao giấy. Thôi anh đưa em về. Ngày mai anh có ra phố không? Nếu có, để em mang bánh em làm. Hai đưá không chạy rông rông nưã, ngồi trên xe, ăn bánh, nói chuyện vui hơn. Em có chỗ này, vưà mát mà ít người qua lại, em mới tìm ra. Ngày mai anh nhé.

       Tôi muốn chọc Mậu và cũng không muốn Mậu khỏi thất vọng nếu ngày mai tôi không ra được, nên dặn hờ:

       - Dạo này hành quân liên tục. Nếu em không thấy anh, em chịu khó chạy lên Phượng Hoàng, ra mấy chuồng cu đằng sau, hỏi mấy cô xem có thấy anh không?

Mậu tròn xoe đôi mắt:

       - Anh nói gì? Thôi cưng ơi, đừng ẫm ờ. Mai anh phải ra chở em đi chơi đấy, không lôi thôi gì cả.

       Nói xong, Mậu bước xuống xe. Trước khi vào cổng còn quay lại, đôi tay vẫy, ra dấu cho tôi, như nhắn nhủ, anh phải về biển hồ.

       Tôi về Biển Hồ. Buổi chiều, hậu cứ bắt đầu nhộn nhịp, lính tráng bắt đầu đi tới những tiền đồn, từng toán nhỏ. Tôi mang mấy chiếc bánh và tờ báo vào căn nhà tôn bộ chỉ huy tiểu đoàn, ngang qua máy truyền tin, hỏi mấy người trực:

       - Hôm nay có gì lạ không?

       - Không có gì hết, Alpha. Đại úy tiểu đoàn phó dặn, nếu alpha về, nhắc alpha coi canh gác. Đại uý về nhà ăn cơm, chắc vào hơi tối. Người lính trả lời.

Sinh Tồn chuyển

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Anh Lại Đi

Em nhớ ra rồi. Em cảm động thật sự, khi thấy anh trên xe lăn. Thương ôi là thương. Anh biết khi em thấy anh trong quân y viện, em nghĩ sao không?

Lương Phạm 20 VBQGVN
LĐ 6 BĐQ


       Mậu Thân, chiến tranh đã vào thành phố. Trước đây, dân chúng không thấy sự có mặt cuả Biệt Động Quân là cần thiết. Nhưng sau khi việt cộng đánh trung tâm Plei Ku, ngay đêm ba mươi, biệt động, thiết giáp đã đánh bật bọn việt cộng ra khỏi vùng lò heo, khu Trà Bá, gây tổn thất nặng nề cho bọn chúng. Khi người dân đã tận mắt thấy quân đội, cảnh sát, các lực lương an ninh đã chống trả thế nào khi họ hoàn toàn bị bất ngờ, lệnh hưu chiến đã bị bọn dã man vi phạm, dân chúng nhìn những người lính biệt động với một ánh mắt khác. Nhiều người thấy yên tâm khi biệt động vẫn đóng quân tại những điểm chính yếu. Suốt tuần lễ, khi tiểu đoàn 11 biệt động quân ứng chiến tại biển hồ, thiếu tá Huân cho lệnh sẵn sàng.

       - Nếu có lệnh hành quân, tiểu đoàn phải tập họp đông đủ, một cấp số đạn, một ngày cơm nóng và 3 ngày cơm xấy.

       Môt số đông binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan đều về khu gia binh với gia đình, ăn tết muộn. Tôi ngủ tại hậu cứ, ban ngày thường ra Pleiku. Thành phố không còn nhộn nhịp như trước tết, chiến tranh xảy ra ngay trên những con đường quen thuộc. Ngay tại thung lũng, dưới dốc đại đội quân cụ, cả một suối cạn, về muà nắng có thể đi qua, bên kia bờ cao nhà dân rải rác kéo dài tớ đồn điền trà, dấu tích cuả chiến tranh còn nguyên vẹn. Mấy cái nhà, mái tôn lủng vì đạn bắn trúng. Nhiều nhà còn đóng cửa. Những nhà này thường do quân nhân ở, họ chạy lên tập trung gần những đơn vị quân đội. Nhiều người nói, dù sao dân cũng yên tâm hơn là ở rải rác ngoài xa, chẳng biết chiến tranh xảy ra lúc nào. Họ nguyền ruả việt cộng, "bọn này chẳng còn biết kiêng dè gì nưã, nó đánh vào lúc mọi người chuẩn bị đón giao thưà."

       Mậu tìm tôi khi tiếng súng tạm yên. Vừa gặp mặt, Mậu vui mừng, rối rít:

       - Trời ơi, em cứ thấp thỏm đi ra, đi vào, chẳng biết anh ở đâu. Anh thật ác, không cho em một mảnh giấy để em biết tin. Má em biết em lo về anh nên cứ lặng thinh. Má sợ em đi xuống phố hay đi biển hồ, suốt ngày canh chừng, nhắc em: "Con à, tụi nó đánh vào thành phố rồi, cả nhà phải ở đây, lỡ có gì ba má còn biết đường tính. Mày mà đi lỡ kẹt ở đâu thì ba má cũng không yên tâm, mà cả nhà cũng không chịu nổi với ba mày"

       - Cả nhà em, có cô gái cưng nên ai cũng sợ em xa nhà phải không? Nhìn khuôn mặt thiếu ngủ của Mậu, tôi cười. Chuyện gì quan trọng anh mới báo cho em chứ. Thật tình, em biết đó, đâu ai ngờ? Tiểu đoàn anh hành quân ngang mấy tiệm cơm ở bến xe đấy chứ, nhưng không thể nào ghé ngang qua em, anh cũng rầu thấy mồ.

       Mậu nguýt tôi:

       - Chuyện gì đối với anh cũng không quan trọng. Mấy ngày này mà anh còn chưa cho em biết, thì đến bao giờ nưã, em lo chết đi được.

       Tuy nói vậy, Mậu cũng vui ra mặt. Mậu trở lại cái hồn nhiên hàng ngày, hỏi tôi:

       - Anh còn được ở đây lâu không?

       Tôi nhìn Mậu, nói nhỏ:

       - Làm sao anh biết được, nhưng hy vọng tiểu đoàn anh ở đây. Thằng 22 và 23 đi hành quân xa rồi. Chỉ có tụi anh, chắc không đến nỗi nào. Thể nào cũng phải có hai râu ở đây chứ. Tôi quen miệng nói.

       - Anh nói gì, em chẳng hiểu. Mậu nghe, hỏi lại.

       - Không ai như em hết, có người yêu là lính mà nói gì dính dáng tới lính, em cũng hỏi đi hỏi lại. Tôi nhắc lại câu chuyện cũ. Em còn nhớ anh hỏi em, em biết khóa nào là khóa đàn anh cuả khóa 20, em nói không kịp thở, khóa 21 chứ khóa nào.

       - Cấm nói nữa. Bây giờ anh thử hỏi xem sao? Mậu đặt ngón tay ngay môi tôi.

<       - Anh biết rồi Mậu à. Anh mà hỏi em tới nhảy nhót, cà phê thì không sai một chữ. Em vậy đó, mà nhiều người chết mê, chết mệt. Tôi hỏi lại. Ai chết mê chết mệt? Chắc họ khùng rồi. Anh không có tên đâu nhé.

       - Anh của em khùng sao được, chỉ điên thôi. Mậu cười thành tiếng. Mà anh à, anh nhớ dùm em nghe. Nhớ, anh nói anh không bao giờ mê em nghe.

       - Anh nhớ. Tôi móc ngón tay vào tay Mậu.

       Tôi vừa lái xe, vưà hỏi thăm gia đình Mậu:

       - Ba má có khoẻ không? Nhàn ra sao?

       Mậu nhìn tôi:

       - Ba má em vẫn khoẻ. Buồn cười ghê. Thành phố vưà ngưng tiếng súng, má em lật đật đi mua cả tạ gạo về nhà, nào cá khô, bún tàu, thôi đủ cả. Mấy ngày nay, trường học nghỉ, em phải phụ dọn, xếp nhà cửa. Ba em bắt Nhàn và em, mỗi đứa phải có một gói quần áo riêng. Ông bắt để ngay cạnh giường. Em và Nhàn vưà soạn vưà cười: "Gớm ba làm như nó sắp đánh ngay tại đường nhà mình không bằng". Tuy nói vậy, cả hai đưá vẫn phải sắp xếp theo ý ba. Em thu mấy tấm hình cuả em và anh bỏ vào chiếc giỏ nhỏ riêng. Nhàn cười: "Lúc nào chị cũng mang mấy tấm hình kè kè. Em mách ba cho xem." Em nói với Nhàn: "Mặc kệ tao." Nói vậy, nhưng em biết không bao giờ Nhàn nói. Nó luôn bênh anh, nhiều khi làm em bực.

       Tôi làm bộ ngơ ngác:

       - Sao em bực.

       - Thì bực chứ sao, Nhàn bênh anh chằm chặp. Nó biết em cũng lo nhưng cố dấu, không để lộ ra mặt. Nó nhìn em, buột miệng: "Chị Mậu à, mấy ngày nay, sao không thấy anh Lương đâu, chắc anh đi hành quân rồi hả chị?" Em nhìn Nhàn, tội nghiệp con bé, nó cũng lo như em. À anh Lương, anh có tin ở Dalat, ba má và các em anh bình an không?

       Tôi thở dài:

       - Anh đâu biết rõ ràng, chỉ nghe tên những khu đánh lớn, không có ấp Đa Thiện, nơi ba má ở.

       - À quên. Mậu buột miệng. Chút xíu em quên, em làm một gô thịt chà bông, nhắc em để anh mang theo khi hành quân, khi nào hết em làm hộp khác.

       - Em làm gì cho mệt. Tôi nhìn đôi mắt Mậu không vui, vội nói.

       - Anh phải mang theo, em làm nhiều lắm, làm chuẩn bị chạy lọan mà. Mậu sợ tôi không lấy.

       Tôi và Mậu vưà nói chuyện vưà nhìn hai bên đường. Mậu chỉ tay thật xa, nhiều khoảng đất thật xâu vì đạn pháo binh. Tôi chạy theo đường Hoàng Diệu, vòng đường Phan Bôi Châu rồi thẳng lên ngã ba Thiết Giáp. Thành phố chưa trở lại bình thường. Những chiếc jeep cuả thiết giáp, cuả quân đoàn, thường ngày hay có mấy bà ngồi trên, đi mua thức ăn, đưa con đi học, nay thấy vắng hẳn đi, chỉ có xe biệt động là nhiều. Xe cuả tôi còn mấy hộp thịt, mấy bao cơm xấy, một mớ trái thơm đóng hộp, và một thùng đạn gỗ. Mậu nhìn chiếc thùng gỗ quen thuộc, không cần hỏi Mậu cũng biết chiếc thùng đựng gì. Mậu quay lại hỏi tôi:

       - Mấy ngày nay quần áo anh để đâu? Anh có cần giặt không?

       - Quần áo bỏ tiệm giặt Phượng Hoàng rồi. Tôi chọc Mậu.

       Mậu biết tôi chọc Mậu nhưng cũng vờ nói:

       - Không được à nha. Em mà biết anh léng phéng tới bỏ giặt trong đó, em cho de luôn. Đừng trách.

       - Tiện đâu anh bỏ đó không được a. Tôi vưà cười vưà trả lời.

       Mậu lấy tay trái quàng qua vai tôi:

       - Không tiện lợi gì hết. Anh phải giặt quần áo ở tiệm giặt ủi, hay đưa cho em. Khi nào xong anh tới lấy, còn không muốn thì mang về biển hồ. Nói tới biển hồ, Mậu nhắc. Anh nhớ, em và anh giặt quần áo trên suối, đường vào sở trà không? Em thích dòng suối đó, nuớc trong veo, nắng ấm. Lần nào giặt xong quần áo cuả anh, em cũng ướt hết từ đầu tới chân. Mỗi lần anh nói đi giặt suối, em luôn mang thêm một bộ đồ để thay, vui thật anh nhỉ. Vui hơn là chạy vòng vòng nữa. Em thích nhất, ngồi trên tảng đá bằng phẳng, lấy chân đưa xuống suối nước ấm, tới tận đùi, cứ để nguyên quần, đừng xắn lên, rồi đập hai chân, nước bắn tung toé. Anh và em như hai đưá trẻ chạy theo nước mưa.

       Vừa nói, Mậu vừa quay lại hỏi tôi:

       - Mấy anh khác cũng tắm ở đây hả anh?

       - Ừ, lần đầu tiên anh đi tắm với anh Lạn. Sau đó, cứ chạy xuống đây hàng ngày, nhưng anh vẫn chở xạc nước về tiểu đoàn. Em biết trời nóng, nhiều khi về đêm, phải tắm bằng ống xạc.

       - Em cũng vậy. Nhiều buổi tối, trời nóng, em ra tắm nước giếng. Nước giếng về đêm vẫn còn ấm, dội chừng chục gầu, vào ngủ thật mát.

       - Em tắm ngay thành giếng hả? Tôi vờ nói.

      - Ưà, buổi tối mà.

       - Nếu anh ở đó, chắc anh phải canh chừng.

       - Canh chừng gì? Mậu hỏi lại.

       - Canh chừng, không để người nào léng phéng chứ gì.

       - Em cấm anh nói thêm. Mậu bịt miệng tôi.

       Như chợt nhớ điều gì, Mậu hỏi tôi:

       - Anh ơi, sao bên bờ suối, chỗ mình giặt áo quần, có hoa đẹp vậy?

       - À, hoa của mấy cô sở trà trồng đấy, toàn hoa trinh nữ không. Tôi trả lời.

       Mậu ngơ ngác, tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi nói tiếp:

       - Ý anh muốn nói, hoa do mấy cô trạc tuổi em hoặc nhỏ hơn, hoặc lớn hơn một chút trồng.

       - Làm sao anh biết.

       - Em muốn nghe một cô hay nhiều cô. Tôi hỏi.

       - Em muốn nghe nhiều cô.

       Tôi không kể vội, làm bộ chăm chú lái xe. Mậu sốt ruột:

       - Đường có xe cộ gì đâu mà anh lái cẩn thận. Em chờ hết nổi rồi.

       - Thường em và anh đi giặt không có nhiều người. Buổi chiều hay thứ bẩy chủ nhật, anh lái xe đi tắm. Nhiều khi năm sáu cô, vừa giặt quần áo vưà nói chuyện lao xao. Mấy cô ỷ đông, bắt nạt, gọi anh: "anh ơi, anh xuống đây, em nhường chỗ này", rồi họ cười chọc ghẹo. Tôi cà rà.

       - Anh xuống không? Mậu hỏi tôi.

       - Không, anh lái xe về. Mậu cười,

       - Uổng ghê đi anh há. Em không tin đâu. Anh chắc chắn xuống tắm chung nếu mấy cô đó mời. Anh liều mạng lắm, thế anh chấm cô nào không?

       - Chấm một cô

       - Thật không?

       - Không. Tôi nhìn Mậu,

       - Em cứ tạm tin vậy. Nhưng anh muốn quen cô nào, cứ nói thật, em theo anh, em làm quen dùm. Mậu thích thú.

       - Làm quen cho em hả? Tôi hỏi,

       - Làm quen cho em làm gì, cho anh chứ.

       Nhìn Mậu, đôi mắt thật xa xăm. Tôi chắc Mậu đang vẽ trong đầu cảnh mấy cô đang tắm giặt. Tránh cho Mậu tưởng tượng, tôi nắm tay Mậu:

       - Thôi anh có em là đủ rồi. Tôi còn nói thật nhỏ. Là đủ mệt rồi.

       - Thậ..t không? Mậu hỏi lại, giọng kéo dài.

       Cả hai đưá cùng cười vui. Mậu ngả hẳn người vào vai tôi. Mậu chưa yên, hỏi tiếp:

       - Còn hoa thì sao?

       - Mấy cô đó mang hoa trồng dọc theo bờ suối.

       - Mấy cô ấy rảnh ghê há, tức ghê đi, sao em không gặp ai bao giờ, bưã nào, anh phải chở muốn thì khi nào anh và em đi chơi cả ngày chủ nhật. Mậu nhìn tôi.

       - Mấy cô bé vui vẻ lắm.

       - Tất nhiên rồi. Nhưng từ giờ nầy trở đi, chắc em phải cấm không cho anh đi tắm suối, chịu khó tắm bằng ống xạc đi. Mậu reo bên tai tôi.

       - Em biết không, cực chẳng đã, tắm ống xạc chứ, không thoải mái gì. Tôi ỡm ờ.

       - Không thoải mái, ráng chịu cho quen. Mậu ngả đầu trên vai tôi.

       Tôi làm bộ thở ra. Mậu ngước mặt nhìn lên:

       - Tội nghiệp chưa. Rồi tát nhẹ vào má tôi, khuôn mặt Mậu ửng hồng.

       Chiếc xe chạy chầm chậm, trở ngược lại dốc Diệp Kính, ngang qua nhà thờ. Hàng quán chưa mở cửa nhiều, chỉ có mấy tiệm mở cửa. Mậu nhìn hai bên đường nói bên tai tôi:

       - Thôi hai đưá vào tiệm chè kỷ niệm nghe.

       Tôi dừng ngay tiệm chè, hỏi Mậu:

       - Tiệm chè đổi tên rồi hả em?

       Mậu hai tay ôm qua bả vai tôi:

       - Em đặt tên thôi. Tiệm chè kỷ niệm ngày hai đưá ngồi chung bàn lần đầu đó.

       Tôi nhìn Mậu,

       - Ừ nhỉ, anh cứ thắc mắc mãi. Sao hôm đó, em mời anh ngồi chung bàn?

       - Ai mời anh. Anh kéo ghế ngồi. Em từ chối, nói phải đợi ông anh, anh cứ ngồi. Em về nhà, mấy ngày sau nghĩ lại còn buồn cười, thật ông thiếu uý đó lỳ ghê. Mậu tròn xoe đôi mắt.

       Nói rồi Mậu choàng tay ngang người tôi. Tôi không nhìn Mậu, chọc ghẹo:

       - Anh mà không lỳ, làm sao quen em được. Chờ em vào tiệm vải, rồi vào tiệm sách báo, rồi núp sau tiệm tạp hoá, theo biết bao nhiêu lần, mới có cơ hội. Tội gì bỏ đi chứ.

       Mậu cười giòn, giọng cười hồn nhiên:

       - Ừ nhỉ, nếu anh không ngồi chung, chắc gì em nhớ mặt anh.

       Trí nhớ Mậu như quay về những ngày đầu tiên khi tôi vưà ở Kontum vào phòng ngoại thương Hai. Mậu cứ nói như nói cho riêng Mậu:

       - Em nhớ ra rồi. Em cảm động thật sự, khi thấy anh trên xe lăn. Thương ôi là thương. Anh biết khi em thấy anh trong quân y viện, em nghĩ sao không?

       Tôi im lặng, không trả lời. Mậu nói tiếp:

       - Em không ngờ, sao lại là anh? Phải anh không? Thiếu gì người hành quân, mà anh bị thương. Song em chợt thấy mình vô lý. Sao em lại có ý tưởng ích kỷ vậy? Em chợt hối hận, chấp nhận một sự thật, nhìn anh ngồi, một mình anh cô đơn. Em nhìn chung quanh, anh không có ai bên cạnh cả. Em hơi lạ, anh vẫn cười, không có vẻ gì là đau, là bị thương. Em đẩy xe lăn vào phòng anh mà tim em như thắt lại, không ngăn được dòng nước mắt.

       - Hèn nào khi vào trong phòng, em hôn anh. Tôi nói theo.

       Mậu đấm sau lưng tôi, vừa cười:

       - Thôi bắc kỳ xạo quá. Hôn hồi nào, chứ không phải anh năn nỉ cả mấy tuần, mấy lần gặp sau này, em mới cho hôn má em thôi.

       - Không ngờ em còn xạo hơn anh nhiều… Tôi cười thật to.

       Hai đưá vào tiệm chè, như thường lệ, cô chủ tiệm cười chào. Hai đưá tôi quá quen với tiệm này. Cô chủ biết ý, chỉ Mậu chiếc bàn quen thuộc. Mậu cảm ơn rồi kéo ghế, gọi hai ly chè nhãn nhục táo tàu nóng. Hai chén chè còn bốc khói, mùi thơm cuả táo tàu dìu dịu. Mậu đưa tôi chiếc muỗm. Hai đưá vưà ăn, vưà nhìn ra ngoài đường. Tôi nói với Mậu:

       - Em biết không? Ăn quán này, anh nhớ ở Sàigòn. Mỗi lần về phép, tụi anh hay tới ngồi quán kem Mai Hương ngay đường Lê Lợi, ngồi đó một chút thể nào cũng gặp bạn bè, nhất là bạn lính, bạn cùng trường.

       - Có nhiều tiệm như vậy không anh? Mậu hỏi.

       - Có chứ, tiệm kem Phương Lan, tiệm Pole Nord, ở góc đường Nguyễn Huệ, gần mấy kiosque bán hoa.

       Thể nào cũng có một lần, hai đưa đi Saigòn, anh phải đưa em đi mấy tiệm vừa rồi. Mậu nắm chặt bàn tay tôi.

       Tôi nhìn Mậu. Cô bé đôi mắt thật xa xôi. Tôi nói:

       - Tất nhiên. Anh còn đưa em đi mấy quán nhạc như đêm Màu Hồng, phòng trà Khánh Ly, Tour D’ivoir ngay Trần Hưng Đạo, hay Arc En Ciel dưới Chợ Lớn.

       - Anh nói làm em tưởng tượng mình đang đi ngay tại thành phố Sàigòn.

       - Em biết không, dù đi đâu, anh cũng nhận ra một chân lý, không đâu ấm cúng như tiệm chè này cả. Tôi kéo Mậu về hiện tại.

       Mậu biết tôi nói gì, cười thật tươi. Tôi nói tiếp:

       - Ăn chè mà em cứ nắm bàn tay anh thì không ấm sao được.

       - Thôi trả anh đấy, ăn hai tay cho nhiều. Mậu làm bộ giận hờn.

       - Cám ơn em.

       Mậu nhìn lên trần nhà, y hệt lần đầu tiên, tôi gặp Mậu. Ăn xong hai chén chè, tôi trả tiền, hai đưa tôi ra xe. Mậu nói:

       - Khoan đã. Em mua mấy chiếc bánh, anh mang về biển hồ. Tiện tay Mậu lấy hai tờ báo. Anh mang về nằm võng đọc cho vui.

       Mậu cho bánh vào bao giấy. Thôi anh đưa em về. Ngày mai anh có ra phố không? Nếu có, để em mang bánh em làm. Hai đưá không chạy rông rông nưã, ngồi trên xe, ăn bánh, nói chuyện vui hơn. Em có chỗ này, vưà mát mà ít người qua lại, em mới tìm ra. Ngày mai anh nhé.

       Tôi muốn chọc Mậu và cũng không muốn Mậu khỏi thất vọng nếu ngày mai tôi không ra được, nên dặn hờ:

       - Dạo này hành quân liên tục. Nếu em không thấy anh, em chịu khó chạy lên Phượng Hoàng, ra mấy chuồng cu đằng sau, hỏi mấy cô xem có thấy anh không?

Mậu tròn xoe đôi mắt:

       - Anh nói gì? Thôi cưng ơi, đừng ẫm ờ. Mai anh phải ra chở em đi chơi đấy, không lôi thôi gì cả.

       Nói xong, Mậu bước xuống xe. Trước khi vào cổng còn quay lại, đôi tay vẫy, ra dấu cho tôi, như nhắn nhủ, anh phải về biển hồ.

       Tôi về Biển Hồ. Buổi chiều, hậu cứ bắt đầu nhộn nhịp, lính tráng bắt đầu đi tới những tiền đồn, từng toán nhỏ. Tôi mang mấy chiếc bánh và tờ báo vào căn nhà tôn bộ chỉ huy tiểu đoàn, ngang qua máy truyền tin, hỏi mấy người trực:

       - Hôm nay có gì lạ không?

       - Không có gì hết, Alpha. Đại úy tiểu đoàn phó dặn, nếu alpha về, nhắc alpha coi canh gác. Đại uý về nhà ăn cơm, chắc vào hơi tối. Người lính trả lời.

Sinh Tồn chuyển

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm