Di Sản Hồ Chí Minh

60 năm sau sự kiện di cư năm 1954 (FB Mạnh Kim).

Tôi không biết lúc đó ông nội tôi nghĩ gì khi quyết định bỏ hết tất cả tài sản nhà cửa ruộng vườn để đưa cả gia đình vào Nam.

Có một sự kiện năm chẵn, cách đây 60 năm, đã không được ai nhắc đến: sự kiện di cư 1954. Tôi không biết lúc đó ông nội tôi nghĩ gì khi quyết định bỏ hết tất cả tài sản nhà cửa ruộng vườn để đưa cả gia đình vào Nam. Ông đã mất khi tôi còn nằm trong bụng mẹ; và bố tôi cũng không còn để tôi có thể nghe ông và bố thuật lại bức tranh di cư thời ấy. Tay xách nách mang, với một vợ và gần 10 người con, hẳn là khổ cực kinh khủng lắm. Cái làng Ngọc Trì xa xôi thuộc tỉnh Bắc Ninh, nguyên quán của ông, đã “đón” tôi cách đây ba năm khi tôi, cố một lần rồi thôi, tìm đến với mục đích duy nhất thắp nhang cho tổ tiên ông bà (ngoài đó, theo “phép làng”, bây giờ tôi là “trưởng họ”!). Lúc đó, cầm nén nhang trong đình cổ Ngọc Trì (được xếp hạng Di tích quốc gia), tôi lờ mờ hình dung và tưởng tượng cảnh ông tôi sắp xếp và dặn bảo vợ con ngày chuẩn bị tay ôm tay nải, trong một bối cảnh hỗn loạn “Ối giời, kinh lắm mày ạ” – như lời bà nội mỗi khi nhắc đến lúc tôi còn bé…

Cái bối cảnh đó có thể như thế này, theo lời thuật của giáo sư Lê Xuân Khoa, trong quyển “Việt Nam 1945-1955 – Chiến tranh, Tỵ Nạn, Bài học lịch sử” (2004):
…………

Trong thời điểm 1954-1955, vấn đề thông tin giữa các thành phố và các tỉnh nhỏ hay miền quê còn rất chậm chạp và khó khăn. Hệ thống điện thoại, phát thanh và ngay cả báo chí chưa về đến các làng xã hay miền núi. Đường xá và các phương tiện giao thông vận tải còn rất khó khăn vì sau những trận ném bom của máy bay Mỹ từ thời Thế Chiến II, các trục lộ giao thông lại tiếp tục bị tàn phá thêm do xe tăng của Pháp và những hoạt động phá cầu cắt đường trong lúc kháng chiến. Ngoài ra, chính quyền VNDCCH chỉ phổ biến những tin tức thích hợp với mục đích tuyên truyền có lợi cho chính phủ….

Hầu hết dân tị nạn từ những nơi khác nhau tới được các địa điểm tạm trú trước khi vào Nam là nhờ hệ thống thông tin truyền miệng lan tràn nhanh chóng trong dân chúng. Với những lá cờ vàng và trắng của Vatican phấp phới trong gió, cả ngàn chiếc thuyền đánh cá, bè mảng và thuyền buồm, quá tải người tị nạn, đã ra đi vào ban đêm phó mặc cho số phận tiến về phía những chiến hạm nhỏ của Pháp ở ngoài khơi Vạn Lý bên kia vùng hải phận của Việt Minh. Không may có nhiều thuyền bè đóng vội vàng đã bị sóng biển lật úp hay đánh vỡ làm thiệt hại rất nhiều sinh mạng và hàng hóa. Hàng trăm người tị nạn đã chết như vậy….

Trong một trường hợp khác, tàu Pháp xông vào tận bờ để cứu khoảng 6,000 người tị nạn đã liều mạng kéo nhau ra biển vào ban đêm và nhiều người đã bị nước thủy triều cuốn đi. Đây là vụ Trà Lý thường được báo chí hồi đó nhắc đến như một trong những thảm kịch của người tị nạn. Trà Lý là một hòn đảo nhỏ chỉ cách tỉnh Thái Bình có mấy dặm. Thuyền bè đã bị Việt Minh tịch thu và đường bộ thì bị ngăn chặn. Bởi thế, những người quyết tâm tìm tự do chỉ còn lại một cách là lội bộ ra bãi biển Trà Lý khi thủy triều rút xuống với hi vọng được tàu Pháp đến cứu. Đô Đốc Jean Marie Querville ra lệnh cho các tàu nhỏ tiến vào Trà Lý, chiếu đèn pha lên bờ để cho thủy thủ xuống cứu người tị nạn. Cuộc cứu vớt rất nguy hiểm vì sóng triều dâng lên cuồn cuộn. Sau ba đêm liền, khoảng 5,000 người được đem lên tàu đưa ra Hải Phòng tạm trú…

Bác sĩ quân y Thomas Dooley, một cứu tinh của dân tị nạn 1954, phục vụ trên chiếc tàu Montague của hải quân Hoa Kỳ, tham dự một chuyến cứu người vượt biển ở Vịnh Hạ Long trên một chiếc LSM của Pháp do Đại úy Gerald Cauvin chỉ huy. Nhờ sự hướng dẫn của máy bay quan sát, chiếc tàu đã tiến đến vị trí của 14 chiếc thuyền buồm đang vật vã ở ngoài khơi. Đoàn thuyền này chở hơn 1,000 dân làng cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đã phấn đấu với sóng biển và đói khát trong năm ngày năm đêm mới tới được cửa biển Hải Phòng. Dân tị nạn kể cho Dooley biết rằng họ phải liều mạng ra đi vì không chịu được chính sách cải cách ruộng đất và những biện pháp cưỡng bách tinh thần và vật chất của Việt Minh. Họ đã phải bí mật chuẩn bị rất nhiều ngày trước khi đi trốn vào một đêm không có trăng….

Manh Kim's photo.
Manh Kim's photo.
  • Thạch Đài, Ken Thỏ, Thao Tran and 264 others like this.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

60 năm sau sự kiện di cư năm 1954 (FB Mạnh Kim).

Tôi không biết lúc đó ông nội tôi nghĩ gì khi quyết định bỏ hết tất cả tài sản nhà cửa ruộng vườn để đưa cả gia đình vào Nam.

Có một sự kiện năm chẵn, cách đây 60 năm, đã không được ai nhắc đến: sự kiện di cư 1954. Tôi không biết lúc đó ông nội tôi nghĩ gì khi quyết định bỏ hết tất cả tài sản nhà cửa ruộng vườn để đưa cả gia đình vào Nam. Ông đã mất khi tôi còn nằm trong bụng mẹ; và bố tôi cũng không còn để tôi có thể nghe ông và bố thuật lại bức tranh di cư thời ấy. Tay xách nách mang, với một vợ và gần 10 người con, hẳn là khổ cực kinh khủng lắm. Cái làng Ngọc Trì xa xôi thuộc tỉnh Bắc Ninh, nguyên quán của ông, đã “đón” tôi cách đây ba năm khi tôi, cố một lần rồi thôi, tìm đến với mục đích duy nhất thắp nhang cho tổ tiên ông bà (ngoài đó, theo “phép làng”, bây giờ tôi là “trưởng họ”!). Lúc đó, cầm nén nhang trong đình cổ Ngọc Trì (được xếp hạng Di tích quốc gia), tôi lờ mờ hình dung và tưởng tượng cảnh ông tôi sắp xếp và dặn bảo vợ con ngày chuẩn bị tay ôm tay nải, trong một bối cảnh hỗn loạn “Ối giời, kinh lắm mày ạ” – như lời bà nội mỗi khi nhắc đến lúc tôi còn bé…

Cái bối cảnh đó có thể như thế này, theo lời thuật của giáo sư Lê Xuân Khoa, trong quyển “Việt Nam 1945-1955 – Chiến tranh, Tỵ Nạn, Bài học lịch sử” (2004):
…………

Trong thời điểm 1954-1955, vấn đề thông tin giữa các thành phố và các tỉnh nhỏ hay miền quê còn rất chậm chạp và khó khăn. Hệ thống điện thoại, phát thanh và ngay cả báo chí chưa về đến các làng xã hay miền núi. Đường xá và các phương tiện giao thông vận tải còn rất khó khăn vì sau những trận ném bom của máy bay Mỹ từ thời Thế Chiến II, các trục lộ giao thông lại tiếp tục bị tàn phá thêm do xe tăng của Pháp và những hoạt động phá cầu cắt đường trong lúc kháng chiến. Ngoài ra, chính quyền VNDCCH chỉ phổ biến những tin tức thích hợp với mục đích tuyên truyền có lợi cho chính phủ….

Hầu hết dân tị nạn từ những nơi khác nhau tới được các địa điểm tạm trú trước khi vào Nam là nhờ hệ thống thông tin truyền miệng lan tràn nhanh chóng trong dân chúng. Với những lá cờ vàng và trắng của Vatican phấp phới trong gió, cả ngàn chiếc thuyền đánh cá, bè mảng và thuyền buồm, quá tải người tị nạn, đã ra đi vào ban đêm phó mặc cho số phận tiến về phía những chiến hạm nhỏ của Pháp ở ngoài khơi Vạn Lý bên kia vùng hải phận của Việt Minh. Không may có nhiều thuyền bè đóng vội vàng đã bị sóng biển lật úp hay đánh vỡ làm thiệt hại rất nhiều sinh mạng và hàng hóa. Hàng trăm người tị nạn đã chết như vậy….

Trong một trường hợp khác, tàu Pháp xông vào tận bờ để cứu khoảng 6,000 người tị nạn đã liều mạng kéo nhau ra biển vào ban đêm và nhiều người đã bị nước thủy triều cuốn đi. Đây là vụ Trà Lý thường được báo chí hồi đó nhắc đến như một trong những thảm kịch của người tị nạn. Trà Lý là một hòn đảo nhỏ chỉ cách tỉnh Thái Bình có mấy dặm. Thuyền bè đã bị Việt Minh tịch thu và đường bộ thì bị ngăn chặn. Bởi thế, những người quyết tâm tìm tự do chỉ còn lại một cách là lội bộ ra bãi biển Trà Lý khi thủy triều rút xuống với hi vọng được tàu Pháp đến cứu. Đô Đốc Jean Marie Querville ra lệnh cho các tàu nhỏ tiến vào Trà Lý, chiếu đèn pha lên bờ để cho thủy thủ xuống cứu người tị nạn. Cuộc cứu vớt rất nguy hiểm vì sóng triều dâng lên cuồn cuộn. Sau ba đêm liền, khoảng 5,000 người được đem lên tàu đưa ra Hải Phòng tạm trú…

Bác sĩ quân y Thomas Dooley, một cứu tinh của dân tị nạn 1954, phục vụ trên chiếc tàu Montague của hải quân Hoa Kỳ, tham dự một chuyến cứu người vượt biển ở Vịnh Hạ Long trên một chiếc LSM của Pháp do Đại úy Gerald Cauvin chỉ huy. Nhờ sự hướng dẫn của máy bay quan sát, chiếc tàu đã tiến đến vị trí của 14 chiếc thuyền buồm đang vật vã ở ngoài khơi. Đoàn thuyền này chở hơn 1,000 dân làng cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đã phấn đấu với sóng biển và đói khát trong năm ngày năm đêm mới tới được cửa biển Hải Phòng. Dân tị nạn kể cho Dooley biết rằng họ phải liều mạng ra đi vì không chịu được chính sách cải cách ruộng đất và những biện pháp cưỡng bách tinh thần và vật chất của Việt Minh. Họ đã phải bí mật chuẩn bị rất nhiều ngày trước khi đi trốn vào một đêm không có trăng….

Manh Kim's photo.
Manh Kim's photo.
  • Thạch Đài, Ken Thỏ, Thao Tran and 264 others like this.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm