Thân Hữu Tiếp Tay...

“Anh có thấy nhục không?” - Nguyễn Hoàng Văn

Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ.

 

Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ.

Tôi không phải là người thân của anh, dù từng thù tạc bên bàn tiệc, dù đã nhiều lần liên lạc trao đổi khi anh thay nhà văn Nguyễn Mộng Giác phụ trách tạp chí Văn Học. Tôi biết đến anh lần đầu trong trại tỵ nạn qua Tháng Ba Gãy Súng từ người bạn vong niên Vy Nhi Hùng, cũng một thân phận “gãy súng tháng Ba”. Chuyện gãy súng từ Tháng Ba Gãy Súng trên trang sách họ Cao và chuyện gãy súng mang hơi thở chiến trường của người lính gốc Nùng họ Vy đã đeo bám tôi, một người viết văn, như là hai phiên bản khác nhau của trải nghiệm đời sống và trải nghiệm văn học. Nhưng tôi không nghĩ đến anh qua chuyện văn, chuyện súng hay chuyện riêng tư. Tôi nghĩ đến anh trong vị chát và đắng của nỗi nhục như anh đã thốt lên ngày nào:

“Anh có thấy nhục không?”

Khi còn sống, anh đã u uất cái nỗi nhục mang đến cuối đời, và bây giờ chúng tôi, những người Việt, cũng đau đáu cái nỗi nhục đang mỗi ngày mỗi đau hơn.

Đó là nỗi nhục mà anh đã kể trong bút ký Nếu đi hết biển của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, tác giả phim Chuyện tử tế từng làm sôi nổi dư luận một thời.[1] Được hỏi về điều mình “đinh ninh” trong thời chiến với tư cách là một người cầm súng, anh tâm sự:

“Có một điều, khoan hãy nói tôi đinh ninh điều gì. Ngoài ba mươi tuổi, tôi, ở lính hơn bảy năm và ở tù gần năm năm. Những kỷ niệm về chiến trận, những kỷ niệm về tù đày thì nhiều, nhiều lắm. Vui buồn đều có cả. Nhưng điều đáng nhớ nhất lại không ở chuyện đánh trận hay chuyện tù đày, mà lại là chuyện không bảo vệ được lãnh thổ, anh ạ. Tôi kể anh nghe. Tết năm 74, tiểu đoàn tôi đang nằm ứng chiến ở Phú Bài, Huế, thì Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Quân Đoàn I, tiểu đoàn tôi là lực lượng trừ bị của Quân Đoàn, được lệnh chuẩn bị ra đánh lấy lại Hoàng Sa. Đơn vị thuỷ xa của Sư Đoàn đã từ Sài Gòn ra đến Đà Nẵng, tiểu đoàn tôi đã ở trong tư thế sẵn sàng, đợi lệnh xuống tàu. Thuỷ Quân Lục Chiến đi lấy lại Hoàng Sa là đúng "chỉ số" rồi. Gì chứ đánh nhau để bảo toàn lãnh thổ, lính tráng tụi tôi thằng nào cũng háo hức, tuy biết rõ rằng đi là chết, nhưng đánh nhau để giành lại đất nước, từ quan đến lính chúng tôi, thằng nào cũng hăm hở. Nhưng, ngay lúc đó, mặt trận trong nội địa miền Trung cùng lúc nở rộ, những cuộc tấn công lớn của các đơn vị Bắc Việt đã cầm chân chúng tôi, chúng tôi đã không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa. Tin tức và hình ảnh về những chiếc tàu của Hải Quân trên đường ra cứu Hoàng Sa bị bắn chìm, những người lính đồn trú ở Hoàng Sa bị Trung Cộng bắt, rồi được trao trả từ tận... bên Tàu, làm chúng tôi thấy nhục. Nhục chứ anh, địa danh nào trong tay Miền Bắc hay Miền Nam thì cũng vẫn là của người Việt Nam, Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm, mà không lấy lại, tôi nghĩ, miền Bắc và cả miền Nam, đều có tội với tổ tiên, với cha ông, dung túng cho đô hộ hay nô lệ Tàu hay Tây thì tội cũng ngang nhau. "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu", Hoàng Sa còn. "Một trăm năm đô hộ giặc Tây", Hoàng Sa còn. Ông cha ta chèo thuyền, giong buồm mà vẫn bảo vệ được những hòn đảo nhỏ xíu ở tít tận mù khơi. Vậy mà bây giờ, quân đội hai miền tự nhận là thiện chiến nhất nhì thế giới, lại bỏ mặc một phần lãnh thổ lọt vào tay ngoại bang. Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm nữa, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa? Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?

Anh đã đau và nhục, và hôm nay chúng tôi, già hay trẻ, cầm bút hay không, từng mặc áo lính hay chưa từng, cũng đau nhục như vậy. Mỗi ngày mỗi đau hơn, với nỗi nhục càng hằn sâu hơn. Anh đau và nhục trước cảnh những người lính Việt bị Trung Cộng bắn gục. Chúng tôi cũng nhục và đau hơn vì công dân Việt Nam cũng bị Trung Cộng đánh gục, và đánh bằng bàn tay của chính bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Anh hãy nghe nhà thơ Đỗ Trung Quân nói về cái cảnh chua chát ngày 12.6.2011, ở Sài Gòn:

“Nhìn hình ảnh những công an chìm Việt Nam rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném những công dân trẻ tuổi Việt Nam trong cuộc tuần hành biểu thị lòng yêu nước trước họa ngoại xâm, chỉ thấy một điều: đàn áp, đánh đập, bắt bớ họ là cách tự giới thiệu rõ nhất về mình.
 
Chua chát quá!”[2]

Anh hãy nghe nhà báo Huy Đức kể lại cảnh “chảy nước mắt” hôm đó, ở hai đầu đất nước:

“Người dân ở Hà Nội và Sài Gòn đã lại xuống đường. Mặc dù mục tiêu của những cuộc tuần hành sáng 12-6-2011 vẫn là Trung Quốc, chính quyền đã cứng rắn hơn. Có lẽ, họ đã quên mất, mỗi khi đất nước có hiểm họa xâm lăng thì mục tiêu của dân chúng là những kẻ đang rập rình ngoài bờ cõi. Người dân vẫn còn nhớ, đất đai của tiền nhân thường hay bị mất mỗi khi “ở trong tường vách, da thịt tàn nhau”. […]
 
Kinh nghiệm từ “Trận tử chiến Hoàng Sa” năm 1974, mọi hành động trên biển đông là để giữ đảo chứ không phải để chứng minh lòng dũng cảm. Nhưng, trước cùng một sự kiện, Hải quân và thường dân đôi khi vẫn có những sứ mệnh khác nhau. Người dân không có trách nhiệm phải cân nhắc mối tương quan sức mạnh giữa hai quốc gia. Người dân có khát vọng chứng minh: Một dân tộc nhỏ hơn không có nghĩa là cam lòng sợ hãi.
 
Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường. Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được.
 
Không phủ nhận những lý do dẫn đến nỗi sợ mơ hồ trong những ngày này. Nhưng, cũng trong những ngày này, chính quyền có cơ hội không hề mơ hồ để đứng bên cạnh nhân dân, đoàn kết mọi người Việt Nam, không chỉ để cho mục tiêu chống ngoại xâm mà còn có thể cho mục tiêu “ổn định”.
 
Chảy nước mắt khi cảm thấy dân mình đơn độc.”[3]

Chua chát quá!, Chảy nước mắt, và câu hỏi của anh quay về ám ảnh.

“Anh có thấy nhục không?”

Anh hỏi người tử tế: “Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không?” thì cũng phải thôi. Bởi có vạch trần đến điểm tối nhất của sự ô nhục thì may ra chúng ta mới có thể nâng đến mức sáng nhất những gì khả dĩ gọi là “tử tế” của con người. Có lẽ Chuyện tử tế của Trần Văn Thuỷ ngày nào — tập phim xoay quanh câu hỏi về sự tử tế — chỉ nên là khúc dạo, nên là “tập một” và phải tiếp nối bằng một Chuyện ô nhục như là lời đáp tương thích trong ngôn ngữ điện ảnh.[4] Để đi cho “hết” Chuyện tử tế thì tác giả Nếu đi hết biển cũng cần phải đi cho “hết” với câu hỏi của anh để tầng tầng lớp lớp công dân cùng nhau tìm ra một câu trả lời chung cho cái nhục hôm nay.

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những “công dân trẻ tuổi”, những “thanh niên, trí thức, thường dân” trong cuộc tuần hành?

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi người ăn xin đã vứt bị gậy xuống đường để vung tay hoà chung tiếng nói, vì nước không còn thì cũng không còn chỗ để ăn xin?

Họ thấy đau và thấy nhục chứ. Và vì không chịu nhục nên họ càng đau. Đau vì họ đơn độc. Đau vì bọn cướp biển hung hãn đang lảng vảng ngoài khơi, và đau vì sự toa rập của bọn cướp đất ngay trên đất liền.

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những công an chìm/nổi đã “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” người dân đơn độc trong cuộc tuần hành yêu nước ấy?

Chắc là không. Nếu thấy nhục, họ đâu đã tiếp tay cho cái trò “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” đáng lẽ chỉ nên dành cho quân ăn cướp!

“Anh có thấy nhục không?, hỡi những ông lãnh đạo đã ra lệnh đàn áp, đánh đập, bắt bớ những công dân yêu nuớc của mình theo sức ép từ bên ngoài?

Sẽ hỏi họ như thế nào? Ông tổng biên tập, ông có thấy nhục không? Ông bộ trưởng và các ông bí thư đảng đoàn, các ông có thấy nhục không? Các đại tướng và trung tướng, các ông có thấy nhục không? Ông chủ tịch, ông thủ tướng và ông tổng bí thư, các ông có thấy nhục không?

Có lẽ các ông ấy là thứ người không biết nhục.

Nếu biết nhục, các ông ấy đã không vô liêm sỉ gọi bọn giặc Tàu Ô thế kỷ 21 là “đồng chí”; đã không ca ngợi mối quan hệ kỳ dị ấy bằng mười mấy chữ vàng; không muối mặt ra lệnh “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” những công dân yêu nước của mình; không thách thức sự thật đến mức diễn tả cả ngàn người tuần hành biểu thị lòng yêu nước thành một “nhúm người đi ngang”.

Và nếu biết nhục, họ đã không ồn ào kỷ niệm trận này, trận kia, đều đều hằng năm, đến hẹn lại lên; đã không cắt ra một phần đất ngay giữa Hà Nội chật như nêm để xây “Cung Hữu nghị Việt – Trung”.[5]

Mà để có một Chuyện ô nhục ra đầu ra đũa thì nhà làm phim cũng phải sắm sanh nghi lễ chiêu hồn bác về hỏi luôn một thể.

Đạo diễn của Chuyện ô nhục cần dựng một cảnh lên đồng đâu đó ở quảng trường Ba Đình để gọi hồn của bác, trăm lạy bác, ngàn lạy bác, sống khôn thác thiêng, xin bác hãy tạm rời cái thân xác lạnh giá trong hòm kiếng giữa hầm đá nổi ở Ba Đình hay “Mác–Lê Nin thế giới người hiền” trong phút chốc để hiện về trả lời câu hỏi nhức nhối của cái thời đại mà bác xây móng dựng nền.

“Bác có thấy nhục không?”

Có lẽ bác cũng không thấy nhục.

Bác không thấy nhục bởi đó chỉ là đất đai biển cả của tổ tiên. Mà bác thì, ngay cả trong những giờ phút cuối đời, lúc con người trở nên thành thật nhất, bác cũng không giành lấy một chữ cho tổ tiên. Bác chỉ lăm lăm đi gặp cụ Mác, cụ Lê.

Bác không thấy nhục bởi, làm gì thì làm, các “đồng chí” kể trên cũng chỉ dốc lòng “theo chân bác” thế thôi. Xưa bác hô hào “Dù đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải giành được chính quyền” [6] và nay họ cũng chỉ tiếp tục cái công việc ấy để giữ cho bằng được chính quyền! Xưa bác thề hy sinh cả dãy Trường Sơn thì nay họ hy sinh một chút Tây Nguyên, một chút “rừng phòng hộ đầu nguồn”, chỉ là những phần rất nhỏ của dãy núi hùng vĩ ấy, sá gì! Dãy núi ấy là nguồn sống và môi trường sống của bao người mà bác còn thề bỏ được thì nói gì chút biển, chút tôm cá và chút trò nắn gân “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” cỏn con!

Anh có thấy không, anh Cao Xuân Huy?

Từ lời thề “đốt cháy Trường Sơn” năm 1945 cho đến những ngày anh hăm hở chờ xuất trận năm 1974 và những ngày ê chề chua chát hôm nay là một chuỗi dài những hành động nhất quán.

Chỉ để giành và giữ chính quyền!

Để giành chính quyền, họ thề thốt là sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Để giữ được chính quyền đã có trên nửa nước Việt Nam ngày đó, họ cũng có thể đốt cháy Hoàng Sa trên bản đồ Việt Nam. Thế mới có công hàm năm 1958 của ông thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Để mở rộng cái chính quyền ấy trên toàn nước họ đã không ngần ngại mở những cuộc tấn công gây sức ép ngay giữa lúc một phần da thịt của tổ quốc đang bị ngoại bang chiếm đoạt khiến anh phải đau đáu cái nỗi nhục mất nước.

Và để giữ được chính quyền của hôm nay họ đã không ngần ngại đốt cháy lòng yêu nước của dân mình, thứ tài sản tinh thần quý giá nhất để giữ nước.

Chỉ để giữ chính quyền thôi, họ sẵn sàng bỏ nước.

Bởi thế, bác sẽ không hề thấy nhục. Như thế thì, mê tín hay không mê tín, tin hay không tin chuyện lên đồng, nhất định đạo diễn của chúng ta phải dựng cho bằng được cảnh gọi hồn bác nhập đồng.

Mà, cái cảnh sinh hoạt của cái bọn gọi nhau là “đồng chí” có khác nào cảnh lên đồng? Cái cảnh tình “hữu nghị chữ vàng” khi “thăng” khi “nhập”; cảnh réo tên nhớ bác, học tập theo chân bác, khi “thăng” khi “nhập”; cảnh ca tụng sự nghiệp tụng công lao cũng khi “thăng” khi “nhập”; nhìn lại có khác nào cảnh lên đồng?

Mà, không chừng, chữ “đồng” trong tiếng “đồng chí” bọn họ gọi nhau cũng bao hàm luôn nghĩa của chữ “con đồng”. Bởi thế, anh Cao Xuân Huy, nhớ anh, tôi lại nhớ Tú Xương:

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước…

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12934

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Anh có thấy nhục không?” - Nguyễn Hoàng Văn

Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ.

 

Những hình ảnh chua chát / chảy nước mắt trên đường phố Hà Nội hay Sài Gòn ngày 12.6.2011 làm tôi chạnh nhớ đến anh Cao Xuân Huy, nhà văn từng mặc áo lính, lại là lính thứ thiệt, thứ dữ.

Tôi không phải là người thân của anh, dù từng thù tạc bên bàn tiệc, dù đã nhiều lần liên lạc trao đổi khi anh thay nhà văn Nguyễn Mộng Giác phụ trách tạp chí Văn Học. Tôi biết đến anh lần đầu trong trại tỵ nạn qua Tháng Ba Gãy Súng từ người bạn vong niên Vy Nhi Hùng, cũng một thân phận “gãy súng tháng Ba”. Chuyện gãy súng từ Tháng Ba Gãy Súng trên trang sách họ Cao và chuyện gãy súng mang hơi thở chiến trường của người lính gốc Nùng họ Vy đã đeo bám tôi, một người viết văn, như là hai phiên bản khác nhau của trải nghiệm đời sống và trải nghiệm văn học. Nhưng tôi không nghĩ đến anh qua chuyện văn, chuyện súng hay chuyện riêng tư. Tôi nghĩ đến anh trong vị chát và đắng của nỗi nhục như anh đã thốt lên ngày nào:

“Anh có thấy nhục không?”

Khi còn sống, anh đã u uất cái nỗi nhục mang đến cuối đời, và bây giờ chúng tôi, những người Việt, cũng đau đáu cái nỗi nhục đang mỗi ngày mỗi đau hơn.

Đó là nỗi nhục mà anh đã kể trong bút ký Nếu đi hết biển của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, tác giả phim Chuyện tử tế từng làm sôi nổi dư luận một thời.[1] Được hỏi về điều mình “đinh ninh” trong thời chiến với tư cách là một người cầm súng, anh tâm sự:

“Có một điều, khoan hãy nói tôi đinh ninh điều gì. Ngoài ba mươi tuổi, tôi, ở lính hơn bảy năm và ở tù gần năm năm. Những kỷ niệm về chiến trận, những kỷ niệm về tù đày thì nhiều, nhiều lắm. Vui buồn đều có cả. Nhưng điều đáng nhớ nhất lại không ở chuyện đánh trận hay chuyện tù đày, mà lại là chuyện không bảo vệ được lãnh thổ, anh ạ. Tôi kể anh nghe. Tết năm 74, tiểu đoàn tôi đang nằm ứng chiến ở Phú Bài, Huế, thì Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Quân Đoàn I, tiểu đoàn tôi là lực lượng trừ bị của Quân Đoàn, được lệnh chuẩn bị ra đánh lấy lại Hoàng Sa. Đơn vị thuỷ xa của Sư Đoàn đã từ Sài Gòn ra đến Đà Nẵng, tiểu đoàn tôi đã ở trong tư thế sẵn sàng, đợi lệnh xuống tàu. Thuỷ Quân Lục Chiến đi lấy lại Hoàng Sa là đúng "chỉ số" rồi. Gì chứ đánh nhau để bảo toàn lãnh thổ, lính tráng tụi tôi thằng nào cũng háo hức, tuy biết rõ rằng đi là chết, nhưng đánh nhau để giành lại đất nước, từ quan đến lính chúng tôi, thằng nào cũng hăm hở. Nhưng, ngay lúc đó, mặt trận trong nội địa miền Trung cùng lúc nở rộ, những cuộc tấn công lớn của các đơn vị Bắc Việt đã cầm chân chúng tôi, chúng tôi đã không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa. Tin tức và hình ảnh về những chiếc tàu của Hải Quân trên đường ra cứu Hoàng Sa bị bắn chìm, những người lính đồn trú ở Hoàng Sa bị Trung Cộng bắt, rồi được trao trả từ tận... bên Tàu, làm chúng tôi thấy nhục. Nhục chứ anh, địa danh nào trong tay Miền Bắc hay Miền Nam thì cũng vẫn là của người Việt Nam, Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm, mà không lấy lại, tôi nghĩ, miền Bắc và cả miền Nam, đều có tội với tổ tiên, với cha ông, dung túng cho đô hộ hay nô lệ Tàu hay Tây thì tội cũng ngang nhau. "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu", Hoàng Sa còn. "Một trăm năm đô hộ giặc Tây", Hoàng Sa còn. Ông cha ta chèo thuyền, giong buồm mà vẫn bảo vệ được những hòn đảo nhỏ xíu ở tít tận mù khơi. Vậy mà bây giờ, quân đội hai miền tự nhận là thiện chiến nhất nhì thế giới, lại bỏ mặc một phần lãnh thổ lọt vào tay ngoại bang. Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một nghìn năm nữa, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa? Đã mất, hay sẽ còn mất thêm?

Anh đã đau và nhục, và hôm nay chúng tôi, già hay trẻ, cầm bút hay không, từng mặc áo lính hay chưa từng, cũng đau nhục như vậy. Mỗi ngày mỗi đau hơn, với nỗi nhục càng hằn sâu hơn. Anh đau và nhục trước cảnh những người lính Việt bị Trung Cộng bắn gục. Chúng tôi cũng nhục và đau hơn vì công dân Việt Nam cũng bị Trung Cộng đánh gục, và đánh bằng bàn tay của chính bộ máy nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Anh hãy nghe nhà thơ Đỗ Trung Quân nói về cái cảnh chua chát ngày 12.6.2011, ở Sài Gòn:

“Nhìn hình ảnh những công an chìm Việt Nam rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném những công dân trẻ tuổi Việt Nam trong cuộc tuần hành biểu thị lòng yêu nước trước họa ngoại xâm, chỉ thấy một điều: đàn áp, đánh đập, bắt bớ họ là cách tự giới thiệu rõ nhất về mình.
 
Chua chát quá!”[2]

Anh hãy nghe nhà báo Huy Đức kể lại cảnh “chảy nước mắt” hôm đó, ở hai đầu đất nước:

“Người dân ở Hà Nội và Sài Gòn đã lại xuống đường. Mặc dù mục tiêu của những cuộc tuần hành sáng 12-6-2011 vẫn là Trung Quốc, chính quyền đã cứng rắn hơn. Có lẽ, họ đã quên mất, mỗi khi đất nước có hiểm họa xâm lăng thì mục tiêu của dân chúng là những kẻ đang rập rình ngoài bờ cõi. Người dân vẫn còn nhớ, đất đai của tiền nhân thường hay bị mất mỗi khi “ở trong tường vách, da thịt tàn nhau”. […]
 
Kinh nghiệm từ “Trận tử chiến Hoàng Sa” năm 1974, mọi hành động trên biển đông là để giữ đảo chứ không phải để chứng minh lòng dũng cảm. Nhưng, trước cùng một sự kiện, Hải quân và thường dân đôi khi vẫn có những sứ mệnh khác nhau. Người dân không có trách nhiệm phải cân nhắc mối tương quan sức mạnh giữa hai quốc gia. Người dân có khát vọng chứng minh: Một dân tộc nhỏ hơn không có nghĩa là cam lòng sợ hãi.
 
Những thanh niên, trí thức, thường dân hôm nay, 12-6-2011, biết chính quyền đang phải chịu những sức ép nào và những sức ép ấy giờ đây lại dồn lên vai họ. Nhưng, hàng ngàn người dân vẫn phải xuống đường. Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được.
 
Không phủ nhận những lý do dẫn đến nỗi sợ mơ hồ trong những ngày này. Nhưng, cũng trong những ngày này, chính quyền có cơ hội không hề mơ hồ để đứng bên cạnh nhân dân, đoàn kết mọi người Việt Nam, không chỉ để cho mục tiêu chống ngoại xâm mà còn có thể cho mục tiêu “ổn định”.
 
Chảy nước mắt khi cảm thấy dân mình đơn độc.”[3]

Chua chát quá!, Chảy nước mắt, và câu hỏi của anh quay về ám ảnh.

“Anh có thấy nhục không?”

Anh hỏi người tử tế: “Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không?” thì cũng phải thôi. Bởi có vạch trần đến điểm tối nhất của sự ô nhục thì may ra chúng ta mới có thể nâng đến mức sáng nhất những gì khả dĩ gọi là “tử tế” của con người. Có lẽ Chuyện tử tế của Trần Văn Thuỷ ngày nào — tập phim xoay quanh câu hỏi về sự tử tế — chỉ nên là khúc dạo, nên là “tập một” và phải tiếp nối bằng một Chuyện ô nhục như là lời đáp tương thích trong ngôn ngữ điện ảnh.[4] Để đi cho “hết” Chuyện tử tế thì tác giả Nếu đi hết biển cũng cần phải đi cho “hết” với câu hỏi của anh để tầng tầng lớp lớp công dân cùng nhau tìm ra một câu trả lời chung cho cái nhục hôm nay.

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những “công dân trẻ tuổi”, những “thanh niên, trí thức, thường dân” trong cuộc tuần hành?

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi người ăn xin đã vứt bị gậy xuống đường để vung tay hoà chung tiếng nói, vì nước không còn thì cũng không còn chỗ để ăn xin?

Họ thấy đau và thấy nhục chứ. Và vì không chịu nhục nên họ càng đau. Đau vì họ đơn độc. Đau vì bọn cướp biển hung hãn đang lảng vảng ngoài khơi, và đau vì sự toa rập của bọn cướp đất ngay trên đất liền.

“Anh có thấy nhục không?”, hỡi những công an chìm/nổi đã “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” người dân đơn độc trong cuộc tuần hành yêu nước ấy?

Chắc là không. Nếu thấy nhục, họ đâu đã tiếp tay cho cái trò “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” đáng lẽ chỉ nên dành cho quân ăn cướp!

“Anh có thấy nhục không?, hỡi những ông lãnh đạo đã ra lệnh đàn áp, đánh đập, bắt bớ những công dân yêu nuớc của mình theo sức ép từ bên ngoài?

Sẽ hỏi họ như thế nào? Ông tổng biên tập, ông có thấy nhục không? Ông bộ trưởng và các ông bí thư đảng đoàn, các ông có thấy nhục không? Các đại tướng và trung tướng, các ông có thấy nhục không? Ông chủ tịch, ông thủ tướng và ông tổng bí thư, các ông có thấy nhục không?

Có lẽ các ông ấy là thứ người không biết nhục.

Nếu biết nhục, các ông ấy đã không vô liêm sỉ gọi bọn giặc Tàu Ô thế kỷ 21 là “đồng chí”; đã không ca ngợi mối quan hệ kỳ dị ấy bằng mười mấy chữ vàng; không muối mặt ra lệnh “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” những công dân yêu nước của mình; không thách thức sự thật đến mức diễn tả cả ngàn người tuần hành biểu thị lòng yêu nước thành một “nhúm người đi ngang”.

Và nếu biết nhục, họ đã không ồn ào kỷ niệm trận này, trận kia, đều đều hằng năm, đến hẹn lại lên; đã không cắt ra một phần đất ngay giữa Hà Nội chật như nêm để xây “Cung Hữu nghị Việt – Trung”.[5]

Mà để có một Chuyện ô nhục ra đầu ra đũa thì nhà làm phim cũng phải sắm sanh nghi lễ chiêu hồn bác về hỏi luôn một thể.

Đạo diễn của Chuyện ô nhục cần dựng một cảnh lên đồng đâu đó ở quảng trường Ba Đình để gọi hồn của bác, trăm lạy bác, ngàn lạy bác, sống khôn thác thiêng, xin bác hãy tạm rời cái thân xác lạnh giá trong hòm kiếng giữa hầm đá nổi ở Ba Đình hay “Mác–Lê Nin thế giới người hiền” trong phút chốc để hiện về trả lời câu hỏi nhức nhối của cái thời đại mà bác xây móng dựng nền.

“Bác có thấy nhục không?”

Có lẽ bác cũng không thấy nhục.

Bác không thấy nhục bởi đó chỉ là đất đai biển cả của tổ tiên. Mà bác thì, ngay cả trong những giờ phút cuối đời, lúc con người trở nên thành thật nhất, bác cũng không giành lấy một chữ cho tổ tiên. Bác chỉ lăm lăm đi gặp cụ Mác, cụ Lê.

Bác không thấy nhục bởi, làm gì thì làm, các “đồng chí” kể trên cũng chỉ dốc lòng “theo chân bác” thế thôi. Xưa bác hô hào “Dù đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải giành được chính quyền” [6] và nay họ cũng chỉ tiếp tục cái công việc ấy để giữ cho bằng được chính quyền! Xưa bác thề hy sinh cả dãy Trường Sơn thì nay họ hy sinh một chút Tây Nguyên, một chút “rừng phòng hộ đầu nguồn”, chỉ là những phần rất nhỏ của dãy núi hùng vĩ ấy, sá gì! Dãy núi ấy là nguồn sống và môi trường sống của bao người mà bác còn thề bỏ được thì nói gì chút biển, chút tôm cá và chút trò nắn gân “rượt đuổi, bẻ tay, quăng ném” cỏn con!

Anh có thấy không, anh Cao Xuân Huy?

Từ lời thề “đốt cháy Trường Sơn” năm 1945 cho đến những ngày anh hăm hở chờ xuất trận năm 1974 và những ngày ê chề chua chát hôm nay là một chuỗi dài những hành động nhất quán.

Chỉ để giành và giữ chính quyền!

Để giành chính quyền, họ thề thốt là sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Để giữ được chính quyền đã có trên nửa nước Việt Nam ngày đó, họ cũng có thể đốt cháy Hoàng Sa trên bản đồ Việt Nam. Thế mới có công hàm năm 1958 của ông thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Để mở rộng cái chính quyền ấy trên toàn nước họ đã không ngần ngại mở những cuộc tấn công gây sức ép ngay giữa lúc một phần da thịt của tổ quốc đang bị ngoại bang chiếm đoạt khiến anh phải đau đáu cái nỗi nhục mất nước.

Và để giữ được chính quyền của hôm nay họ đã không ngần ngại đốt cháy lòng yêu nước của dân mình, thứ tài sản tinh thần quý giá nhất để giữ nước.

Chỉ để giữ chính quyền thôi, họ sẵn sàng bỏ nước.

Bởi thế, bác sẽ không hề thấy nhục. Như thế thì, mê tín hay không mê tín, tin hay không tin chuyện lên đồng, nhất định đạo diễn của chúng ta phải dựng cho bằng được cảnh gọi hồn bác nhập đồng.

Mà, cái cảnh sinh hoạt của cái bọn gọi nhau là “đồng chí” có khác nào cảnh lên đồng? Cái cảnh tình “hữu nghị chữ vàng” khi “thăng” khi “nhập”; cảnh réo tên nhớ bác, học tập theo chân bác, khi “thăng” khi “nhập”; cảnh ca tụng sự nghiệp tụng công lao cũng khi “thăng” khi “nhập”; nhìn lại có khác nào cảnh lên đồng?

Mà, không chừng, chữ “đồng” trong tiếng “đồng chí” bọn họ gọi nhau cũng bao hàm luôn nghĩa của chữ “con đồng”. Bởi thế, anh Cao Xuân Huy, nhớ anh, tôi lại nhớ Tú Xương:

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước…

http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=12934

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm