Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 17 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx

LinhNga.U

*****************

BBC: Phái đoàn Trung Quốc không được vào viếng linh cữu Nữ hoàng Anh

Reuters

Phái đoàn Trung Quốc tới London để dự tang lễ Nữ hoàng Elizabeth vào ngày 19/9 không được vào viếng linh cữu của bà tại lễ cầu nguyện bên trong quốc hội Anh, BBC đưa tin ngày 16/9.

Một số nghị sĩ Anh đã nêu quan ngại về việc mời đại diện Trung Quốc sau khi một số nhà lập pháp Anh bị Bắc Kinh chế tài vì chỉ trích các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương mà Trung Quốc bị cáo buộc dù Bắc Kinh phủ nhận việc vi phạm nhân quyền.

BBC tường thuật, không trích dẫn nguồn tin, rằng phái đoàn chính phủ Trung Quốc bị cấm viếng linh cữu Nữ hoàng đang đặt tại quốc hội sau khi chủ tịch hạ viện Anh từ chối cho phái đoàn Trung Quốc tới Cung điện Westminster trong khuôn viên quốc hội, nguyên nhân được đưa ra là do các chế tài của Trung Quốc nhắm vào một số nghị sĩ Anh.

Văn phòng của chủ tịch hạ viện Anh từ chối bình luận. Hạ viện nói họ không bình luận về các vấn đề an ninh.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết Cung điện Buckingham sẽ đưa ra danh sách khách mời, thường là mời đại diện từ các quốc gia mà Anh có quan hệ ngoại giao.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng bà chưa nghe thấy tin này.

“Tôi muốn nói rằng lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth II là một sự kiện quan trọng đối với Vương quốc Anh. Các phái đoàn nước ngoài tham dự sự kiện theo lời mời từ Vương quốc Anh là một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với Nữ hoàng và tầm quan trọng đối với (quan hệ với) Vương quốc Anh.”

“Với tư cách là chủ nhà, Vương quốc Anh nên duy trì các nghi thức ngoại giao và cách cư xử đúng mực với khách.”

Một loạt các nhà lãnh đạo thế giới, hoàng gia và các chức sắc sẽ tham dự lễ tang. Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn dự kiến sẽ đại diện cho Trung Quốc, một nguồn tin từ cơ quan ngoại giao Anh cho biết.

Các chức sắc đến viếng sẽ được sắp xếp thời gian để viếng linh cữu Nữ hoàng trong hai ngày cuối tuần này.

Năm ngoái, đại sứ Trung Quốc tại Anh bị cấm tham dự một sự kiện tại quốc hội Anh vì Trung Quốc có lệnh chế tài nhắm vào các nhà lập pháp Anh
*************

bbc.com

Putin: Cuộc phản công của Ukraine sẽ không thay đổi kế hoạch của Nga - BBC News Tiếng Việt



  • Elsa Maishman
  • BBC News

Vladimir Putin

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Cuộc phản công của Ukraine sẽ không thay đổi kế hoạch của Nga, Tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiên đưa ra bình luận công khai về vấn đề này.

Ukraine cho biết họ vừa lập được một chiến công khi chiếm lại được hơn 8.000 km vuông trong sáu ngày ở khu vực Kharkiv phía đông bắc.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin nói rằng ông không vội vàng và cuộc tấn công ở khu vực Donbas vẫn đang được thực hiện.

Ông Putin cũng lưu ý rằng cho đến nay Nga vẫn chưa triển khai toàn bộ lực lượng của mình.

"Chiến dịch ở Donbas của chúng tôi không dừng lại. Nga đang tiến quân chậm nhưng đang từng bước kiểm soát nhiều phần lãnh thổ hơn", nhà lãnh đạo Nga phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh tại Uzbekistan ngày 16/9.

Khu vực Donbas bao gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk ở phía đông Ukraine là trọng tâm của cuộc xâm lược của Nga, nơi mà Tổng thống Putin tuyên bố là cần thiết để giải phóng những người nói tiếng Nga khỏi nạn diệt chủng.

Một số phần lãnh thổ của Donbas đã bị quân ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm đóng kể từ năm 2014. Khu vực Kharkiv, nơi phát động cuộc phản công gần đây của Ukraine, không thuộc Donbas.

Trong phát biểu hôm 16/9, ông Putin cũng chỉ ra rằng chỉ có một phần quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine, đe dọa sẽ đáp trả "mạnh tay hơn" nếu các cuộc phản công của Ukraine tiếp tục diễn ra.

"Tôi nhắc lại rằng quân đội Nga không không tham chiến với toàn bộ quân đội… Chỉ có quân đội chuyên nghiệp mới chiến đấu."

Ban đầu, Nga phủ nhận việc điều động lính nghĩa vụ đến Ukraine, nhưng hàng loạt sĩ quan đã bị kỷ luật sau khi sau khi có vụ việc lính nghĩa vụ bị ép ký hợp đồng và một số trường hợp bị bắt làm tù binh.

Cho đến nay, Nga vẫn chưa chính thức tuyên chiến với Ukraine và chỉ coi cuộc xâm lược nước láng giềng là một "hoạt động quân sự đặc biệt".

Nhưng sau những tổn thất gần đây của Nga, một số nhà bình luận ủng hộ Điện Kremlin đã huy động thêm lực lượng.

Một đoạn video bị rò rỉ gần đây cho thấy nỗ lực tuyển những người bị kết án tù vào một công ty quân sự tư nhân cho thấy Nga đang phải vật lộn để tìm cho đủ những người đàn ông sẵn sàng chiến đấu.

Tổng thống Putin hiếm khi rời khỏi nước Nga kể từ cuộc xâm lược hồi tháng Hai năm nay. Chuyến thăm tuần này tới hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand - nơi ông gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình - nhấn mạnh sự cần thiết của Putin trong việc thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á sau khi bị phương Tây trừng phạt.

Nhưng ngay cả ở đó, các nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự quan ngại về cuộc xâm lược.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với ông Putin: "Thời đại bây giờ không phải là thời điểm cho chiến tranh."

Và vào ngày hôm trước, ông Putin đã ám chỉ rằng Tập Cận Bình cũng không hẳn hoàn toàn đồng ý với lập trường của Nga về cuộc chiến ở Ukraine.

"Chúng tôi hiểu câu hỏi và mối quan tâm của ông", ông Putin nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đề cập đến cuộc chiến.


************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Nga duy trì mục tiêu « giải phóng » toàn bộ Donbass


Trong cuộc họp báo hôm 16/09/2022 sau khi kết thúc thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải OCS  tại Uzbekistan, tổng thống Nga Vledimir Putin khẳng định « giải phóng toàn bộ vùng Donbass », miền đông Ukraina, vẫn là « mục tiêu quân sự » của Matxcơva. Trong khi đó, nhiều thành viên trong khối kêu gọi Nga nhanh chóng kết thúc chiến tranh Ukraina.

Bên lề thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan kêu gọi Matxcơva nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi thì cho rằng đây « không phải là thời điểm cho một cuộc chiến ». Đáp lời thủ tướng Modi, tổng thống Nga tuyên bố « cố gắng để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh », thế nhưng quả bóng đang ở bên sân của Ukraina, mà Kiev, theo ông Putin, chỉ muốn đi đến cùng bằng « một giải pháp quân sự ».

Theo hãng tin Mỹ AP,  trong cuộc họp báo chiều 16/09/2022 trước khi rời thủ đô Uzbekistan, tổng thống Vladimir Putin lại khẳng định Matxcơva « không vội »trong hồ sơ Ukraina, « giải phóng toàn bộ vùng Donbass », miền đông Ukraina, vẫn là mục tiêu Matxcơva nhắm tới. Về tình hình chiến sự tại Ukraina từ hơn một chục ngày qua, tổng thống Vladimir Putin ngầm đe dọa: « Hãy chờ thêm xem tình hình chuyển biến theo hướng nào, và Nga sẽ có cách đáp trả đích đáng hơn ».  

Khác hẳn với không khí căng thẳng này, điện Kremlin đã cố phô trương hình ảnh tổng thống Putin hoàn toàn không bị cô lập trên trường quốc tế, như giải thích của thông tín viên Anissa El Jabri từ Matxcơva :

Recep Tayyib Erdogan, Ilham Aliev, Vladimir Putin, Alexandre Loukachenko tươi cười chung quanh một bàn tiệc thịnh soạn. Cố vấn của các nhà lãnh đạo này đứng ở phía sau. Tại Sarmakand, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Azerbaijan và Belarus đã có một khoảnh khắc thư giãn. Đây là hình ảnh được bình luận nhiều nhất về thượng đỉnh lần này.

Một biểu tượng khác : chủ tịch Trung Quốc và nguyên thủ Nga sát bên nhau. Vladimir Putin muốn chứng minh ông không bị cô lập, chung quanh Matxcơva là cả một liên minh để chống lại Hoa Kỳ. Thực ra thì hầu như tất cả mọi người ở đây đều đồng lòng về mục tiêu đó, ngoại trừ thủ tướng Ấn Độ. Narendra Modi đã tuyên bố, xin trích : “Đây không là thời điểm cho một cuộc chiến”.

Chính ông Vladimir Putin cho biết khi đề cập đến sự hiện diện của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraina, chủ nhân điện Kremlin đã nói với chủ tịch Trung Quốc rằng ông “thông cảm với nỗi băn khoăn” của Bắc Kinh. Hơn thế nữa, Trung Quốc đúng là ủng hộ nước Nga, nhưng đó chỉ là qua lời nói. Một cách cụ thể, Bắc Kinh vẫn không xuất khẩu phụ tùng công nghiệp hay trang thiết bị quân sự cho Matxcơva.

Tổng thống Putin dù vậy vẫn muốn chứng tỏ rằng điều đó không quan trọng lắm, bởi vì ông tin chắc là đang làm chủ về mặt thời gian. Trước báo giới, tổng thống Nga tuyên bố “Chúng tôi không vội”.


**************
rfi.fr

Tạp chí đặc biệt - “Nga tra tấn người Ukraina ở Izium không khác gì ở Bucha”

Chi Phương

Trong tuần này, Ukraina tiếp tục thông báo giành lại nhiều vùng từ tay quân Nga, trong đó có Izium. Người dân của thành phố tố cáo Nga tra tấn, thậm chí thảm sát nhiều người trong thời gian chiếm đóng. Pháp giảm giờ chiếu sáng vào ban đêm của các cơ sở công để tiết kiệm điện. Lạm phát ở Hoa Kỳ giảm nhưng chưa chắc đã khả quan. Chính sách “Không còn muỗi” ở Trung Quốc gây tranh cãi. Trên đây là những chủ đề của tạp chí Thế giới đó đây tuần này.   

Một ngày sau khi Izium được giải phóng từ tay quân Nga, tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 14/09 đã đến thành phố chiến lược này, nằm trong vùng Kharkiv, cách Donbass không xa. Tại đây, ông Zelensky hứa hẹn Ukraina sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến chống Nga xâm lược. Tổng thống Ukraina cũng lên án những hành động tàn bạo của quân đội Nga ở Izium, giống như những gì xảy ra ở Bucha, ngoại ô Kiev trong thời gian chiếm đóng. Có mặt tại Izium, thông tín viên RFI Becchio và Vichith thuật lại lời chứng của người dân về những hành động tàn bạo của quân đội Nga trong thời gian chiếm giữ thành phố:  

“Vai quàng khăn, Victor đến quảng trường trung tâm Balaklya, gần bức tượng của nhà thơ Ukraina Taras Shevtchenko, mà hai bên hiện được treo cờ màu xanh vàng của Ukraina. Anh nói hình ảnh này sưởi ấm trái tim sau 6 tháng bị Nga bị chiếm đóng. Victor cho biết thêm : “Những gì xảy ra ở đây giống những gì mà phát xít Đức đã làm. Lính Nga bắt người rồi tra tấn ở đồn cảnh sát, nhốt họ dưới tầng hầm. Ở bên kia, đằng sau hai tòa nhà, chính là tòa nhà mà tôi sống gần đó và tôi nghe thấy tiếng người ta kêu la khi bị tra tấn.”  

Đồn cảnh sát trở thành trại giam, cách đó khoảng 10 mét. Một chuyên gia tội phạm học sẵn lòng dẫn chúng tôi đi thăm những địa điểm tràn ngập rác. Chúng tôi đi vào một gian phòng mà trong đó các dây điện quấn đằng sau bàn làm việc. Chuyên gia này giải thích rằng dây điện là để trói tay rồi kích điện khi tra tấn. Cô Eveguene, một kỹ sư trẻ ở Baklaklya, xác nhận có một người bạn đã bị tra tấn ở đây và người này đã rời khỏi thành phố. Cô cho biết: 

“Họ lúc nào cũng tìm kiếm những người ủng hộ Ukraina. Cũng có khá nhiều người đã cộng tác và cung cấp tất cả thông tin chi tiết mà lính Nga muốn. Họ đi vào trong các căn hộ và bắt người đi, rồi đánh đập họ. Thế giới Nga là vậy đó.”   

Để xác định xem tội ác chiến tranh có đã xảy ra ở đây hay không, các nhà điều tra đã được cử đến hiện trường”.    

Pháp giảm giờ chiếu sáng tháp Eiffel để tiết kiệm điện mùa đông    

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, chính quyền thành phố Paris, Pháp, hôm 13/09 cho biết sẽ tắt đèn tháp Eiffel sớm hơn 1 tiếng. Với khoảng 20 000 bóng đèn chiếu sáng, quyết định này cho phép giảm 4 % tiêu thụ điện năng của tháp. Thị trưởng Paris, bà Anne Hildago, phát biểu trong một cuộc họp báo, được Reuters trích dẫn :  

“Tháp Eiffel sẽ tắt đèn vào lúc 23 giờ 45 (thay vì 1 giờ sáng), tương ứng với thời gian đóng cửa đối với khách tham quan. Như vậy, về mặt biểu tượng, chúng tôi giảm tiêu thụ năng lượng. Điều này rất quan trọng. Tuy nhiên, Paris sẽ luôn là kinh đô ánh sáng, bởi vì ánh sáng là ý tưởng. Tôi cũng đã nói rằng chúng tôi sẽ không ngừng việc thắp đèn chiếu sáng Paris về đêm và các khu vực xung quanh, để bảo đảm an ninh.”  

Thị trưởng Paris cũng cho biết sẽ điều chỉnh các hệ thống đèn chiếu sáng vì mục đích trang trí, ví dụ như ở tòa thị chính Paris và các cơ sở công khác. Kể từ ngày 23/09, tất cả những đèn này sẽ tắt từ lúc 10 giờ tối. Các tòa nhà công cũng giảm nhiệt độ sưởi, duy trì ở mức 18 độ C. Nhiệt độ ở bể bơi hạ xuống còn 25 độ C, thay vì 26 độ C.  

Các biện pháp trên được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron : cơ sở công nghiệp, hộ gia đình và chính quyền các địa phương giảm 10 % tiêu thụ năng lượng, để ứng phó với việc Nga ngừng cung cấp khí đốt khi mùa đông đang đến gần, cũng như tình trạng giá năng lượng leo thang.    

So với một số nước láng giềng châu Âu, Pháp không bị phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga, theo Reuters. Pháp chủ yếu tiêu thụ điện hạt nhân. Tuy nhiên, hiện 26 trong tổng số 58 lò phản ứng hạt nhân tại Pháp đang ngưng hoạt động để bảo trì. Quá trình này bị trì hoãn do đại dịch Covid-19, cộng thêm những trục trặc mới được phát hiện vào đầu năm 2022.   

Pháp từ một nước xuất khẩu, giờ phải nhập khẩu điện  

Theo Reuters, trong điều kiện bình thường, Pháp sản xuất khoảng 400 000 GWh điện hạt nhân, trong đó có thể xuất khẩu khoảng 10 % khi thời tiết ấm áp. Tuy nhiên, vào mùa đông, Pháp đôi khi phải nhập khẩu năng lượng.  

Năm 2022, tập đoàn điện lực hàng đầu của Pháp EDF dự báo sản lượng điện hạt nhân của Pháp chỉ ở mức 280-300 ngàn GWh, đây là con số thấp nhất từ năm 1993. Pháp đã phải nhập khẩu điện từ Bỉ và Đức vào mùa hè vừa qua.  

Theo AFP, trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Pháp hôm 14/09, giám đốc điều hành EDF, ông Cédric Lewandowski, cho biết các lò phản ứng hạt nhân sẽ sớm hoạt động trở lại.    

Tài sản khổng lồ của hoàng gia Anh    

Vẫn về thời sự châu Âu, trong tuần qua, hoàng gia Anh thay đổi triều đại sau sự ra đi của nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị vẫn là tâm điểm chú ý của công luận. Nếu như Charles Đệ Tam thừa kế ngai vàng và số tài sản khổng lồ từ mẹ mình, thì những thành viên khác của hoàng gia cũng được thay đổi tước hiệu và trở nên giàu có hơn. Nếu tính tổng cộng, tài sản của hoàng gia, từ các bộ trang sức quý giá đến những lâu đài nguy nga và các bất động sản, có thể lên đến 18 tỷ bảng Anh. Hoàng tử Wiliam chính thức được tấn phong làm “thân vương xứ Wales”, tước vị mà Charles Đệ Tam đã giữ trong hơn 60 năm. Wiliam cũng là người đứng đầu danh sách thừa kế ngai vàng. Thêm vào đó, thân vương xứ Wales cũng được thừa kế khối bất động sản (Crown Estate) trị giá lên đến 1 tỷ đô la, theo CNN. Điều đặc biệt là cả vua Charles III và thái tử Wiliam đều không phải trả thuế đối với thu nhập từ kinh doanh bất động sản của hoàng gia, mặc dù hoàng gia Anh tự nguyện nộp thuế thu nhập cá nhân, theo một thoả thuận với chính phủ Anh năm 1993.   

Giảng viên về truyền thông tại đại học Lancaster và cũng là tác giả của một cuốn sách nói về tài chính hoàng gia, bà Lancy, trả lời CNN : “Tất nhiên, tự nguyện nộp thuế thu nhập cá nhân thì không phải theo một tỷ lệ cố định và không phải khai báo số thu nhập tính thuế. Do đó, việc tự nguyện nộp thuế giống như là đưa ra một con số tùy ý nào đó.

Lạm phát giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao  

Nhìn sang Hoa Kỳ, Cục Thống kê thuộc bộ Lao Động nước này công bố hôm 13/09 số liệu về tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 giảm nhẹ, ở mức 8,3 %. Giá xăng cũng liên tục giảm trong những tháng vừa qua. Thế nhưng hầu hết các mặt hàng khác đều tăng giá. Điều này cho thấy lạm phát vẫn là gánh nặng đối với các hộ gia đình Mỹ.   

Từ Washington, thông tín viên RFI, Guillaume Naudin cho biết cụ thể :  

“Tỷ lệ lạm phát tính theo năm giảm từ 8,5 % vào tháng Bảy xuống còn 8,3 % vào tháng Tám vừa qua, nhưng vẫn còn cao. Đặc biệt là tỷ lệ này ổn định trong tháng Sáu và tháng Bảy, nhưng tăng nhẹ trở lại, 0,1 % từ tháng 7 đến tháng 8. Tuy nhiên, chi phí di chuyển bằng máy bay hoặc giá nhiên liệu đã giảm. Giá xăng đã liên tục giảm từ tháng 6.   

Thế nhưng, điều này không bù lại được các khoản chi phí khác gia tăng, như giá thực phẩm, giá điện hay giá nhà ở. Trên thực tế, khi không tính đến giá năng lượng và giá thực phẩm - thường có nhiều biến động, lạm phát vẫn ở mức cao, trên 6% trong trong vòng một năm.  

Những số liệu này có thể khuyến khích Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ  tiếp tục thực hiện chính sách nâng lãi suất tại cuộc họp vào tuần sau (20-21/09). Dĩ nhiên, tổng thống Joe Biden, hiện đang vận động tranh cử cho cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11, có lẽ hy vọng điều tốt hơn. Joe Biden cũng đã tổ chức một sự kiện nhằm kỷ niệm việc thông qua một văn bản luật gọi là giảm lạm phát vào tháng 8.    

Trong bài phát biểu, tổng thống Biden khiêm tốn, không muốn bình luận về các con số được đưa ra. Ngoài ra, Biden cũng hài lòng về thông cáo và ông đã thừa nhận rằng cần phải có thêm thời gian và quyết tâm hơn nữa để làm giảm lạm phát.”   

Chính sách “Không muỗi” gây tranh cãi ở Trung Quốc  

Về thời sự châu Á, hôm 14/09 vừa qua, một dân biểu Trung Quốc đã đưa ra đề xuất nhằm diệt muỗi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Đề xuất này, khiến cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc xôn xao, được ví giống như một chiến dịch “Không muỗi”, trong khi Bắc Kinh vẫn duy trì chính sách “Không Covid”.  

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :  

“Đề xuất này đã gây nhiều xôn xao và chẳng để làm gì cả. Bởi vì khi đến tay Quốc Hội Trung Quốc, đề xuất này không thể thực hiện được. Theo Uỷ ban Y tế Quốc gia, “các nghiên cứu về những kỹ thuật tiên tiến để chống muỗi vẫn còn tương đối yếu kém”.   

Tuy nhiên, đại biểu Quốc Hội, trong khoá họp của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 13 đã nhấn mạnh rằng : đây là cách để “diệt muỗi tận gốc”. Các đại biểu muốn thực hiện một chiến dịch y tế “yêu nước”, nhằm cải thiện môi trường sống một cách toàn diện, thông qua việc giảm mật độ muỗi, diệt muỗi hoàn toàn bằng tất cả các phương tiện.  

Theo South China Morning Post, đề xuất này có vẻ “hơi điên rồ”, nhưng các bộ liên quan được yêu cầu có ý kiến, nếu trên 30 dân biểu ký vào đề xuất. Cuối cùng, đề xuất này đã không được thông qua. Các phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc, như tờ Nhân dân Nhật báo, đã đưa tin về việc đề xuất bị loại bỏ.   

Công tác nghiên cứu và giám sát các mầm bệnh mà loài muỗi (culicidae) lan truyền là một trong những ưu tiên nghiên cứu của Trung Quốc. Tuy nhiên, đề xuất diệt muỗi lần này đã khiến cộng đồng mạng Hoa lục giật mình, khi biết rằng cho đến nay, hàng chục triệu người trong số họ vẫn đang bị cách ly tại gia vì chính sách y tế liên quan đến đại dịch Covid -19. Không Covid” hay “Không có muỗi” ? Trên mạng xã hội, người ta có thể đọc những bình luận như :“xin hãy loại bỏ Omicron trước khi nghĩ đến việc diệt côn trùng”.
**************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Phát hiện hàng trăm tử thi ở Izium, một số đã bị tra tấn

Thanh Phương
Khai quật các tử thi thường dân được chôn tại một khu rừng ngoại ô Izium, miền đông Ukraina, ngày 16/09/2022.
Khai quật các tử thi thường dân được chôn tại một khu rừng ngoại ô Izium, miền đông Ukraina, ngày 16/09/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Hàng trăm tử thi được chôn vội đã được tìm thấy tại Izium, thành phố ở miền đông Ukraina mà lực lượng Kiev vừa chiếm lại được từ tay quân Nga. Trong số đó có những người đã bị quân Nga tra tấn và hành quyết.

Trên mạng Telegram hôm qua, 16/09/2022, thống đốc vùng Oleg Synegoubov cho biết có tổng cộng “450 thi thể thường dân mang dấu vết của cái chết đau đớn và dấu vết tra tấn”. Ông nói thêm là “có nhiều xác người tay bị trói quặt sau lưng và có một người được chôn với sợi dây quấn quanh cổ”.

Trong bài phát biểu thường nhật qua video hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã lên án những tội ác của quân Nga mà ông gọi là một đội quân “những kẻ tra tấn” và ông hứa sẽ trừng phạt những kẻ đã gây ra những tội ác nói trên.

Từ Izium, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình:

“Mùi xác chết thối rữa bốc lên nồng nặc, đó là cảm nhận khi chúng tôi đến quan sát việc khai quật tử thi vào hôm qua tại một khu rừng nằm ở ngoại ô phía bắc Izium. Đầu tiên, các bác sĩ pháp y của Viện Công tố Kharkiv đã phát hiện một hố chôn tập thể chứa thi thể của 17 quân nhân Ukraina mà trên người có nhiều vết tra tấn và rõ ràng là đã bị hành quyết.

Tiếp đến, các chuyên gia đã bắt đầu khai quật khoảng 30 tử thi trong số 443 xác đã được xác định trên khu đất này. Đa số các mồ có cắm cây thánh giá, có mang số hiệu, thậm chí căn cước của người chết. Theo công tố viên Kharkiv, nhiều người được chôn tại khu rừng này đã thiệt mạng trong các vụ oanh kích của quân Nga, trong thời gian thành phố Izium bị bao vây vào tháng 3 và tháng 4. Có thể là một số nạn nhân chết vì đói, lạnh và vì tuổi già sức yếu, trong thời gian mà người dân thành phố sống trong cảnh thiếu điện, thiếu nước.

Nhưng cũng không loại trừ khả năng những nhân vật bị xem là thân chính quyền Kiev đã bị tra tấn, bởi vì người ta tìm thấy một vòng đeo tay màu vàng và xanh lơ, màu cờ Ukraina, trên cổ tay của một trong các tử thi được khai quật. Và bây giờ người ta được biết là cơ quan tình báo Nga vào lúc ấy đã truy lùng các cựu chiến binh Ukraina và thân nhân của các quân nhân Ukraina.”

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua trên mạng Twitter đã cực lực lên án “những hành động tàn ác” ở Izium trong thời gian thành phố bị Nga chiếm đóng. Về phần Josep Borrell, lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, ông cũng lên án mạnh mẽ các tội ác mà quân Nga gây ra ở Izium.


*****************

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng


Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 1.

Lực lượng bảo vệ cùng binh sĩ trước chi nhánh ngân hàng Bankmed ở thị trấn Chehime, Lebanon ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

* 5 vụ "cướp ngân hàng" trong 1 ngày ở Lebanon. Theo hãng tin AFP, chỉ trong 48 giờ đã xảy ra đến 7 vụ cướp ngân hàng, trong đó có 5 vụ chỉ trong ngày 16-9. Các vụ tấn công vào chi nhánh ngân hàng này thực chất do chính người gửi tiền tiết kiệm tiến hành bởi họ không được rút tiền của mình.

Có vụ xảy ra tại chi nhánh ngân hàng Byblos ở Ghaziyeh, phía đông nam thành phố Saïda, thậm chí được người dân kéo đến ủng hộ "kẻ cướp ngân hàng" sau khi người này dùng súng giả lấy được 19.000 USD rồi ra đầu hàng cảnh sát.

Lebanon trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ kéo dài từ năm 2019 tới nay, được cho là hệ lụy của hàng chục năm diễn ra tình trạng điều hành kém, tham nhũng khiến số đông dân chúng rơi vào đói nghèo.

Bồ Đào Nha ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Quốc hội Bồ Đào Nha ngày 16/9 đã phê chuẩn nghị định thư chấp thuận Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với 219 phiếu thuận và 11 phiếu chống.

Các đồng minh NATO đã ký nghị định thư gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển hồi tháng 7 vừa qua. Văn bản này phải được quốc hội của tất cả các nước thành viên phê chuẩn.

Sau cuộc bỏ phiếu ngày 16-9 ở Bồ Đào Nha và một sự kiện tương tự tại nước láng giềng Tây Ban Nha hôm 15/9, chỉ còn Hungary, Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa phê chuẩn nghị định thư nêu trên.

Ông Putin lên tiếng về cuộc phản công của Ukraine. Phát biểu trước truyền thông sau hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan ngày 16-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin coi chiến dịch quân sự tại Ukraine là bước đi cần thiết để ngăn chặn cái mà ông gọi là "âm mưu của phương Tây nhằm chia rẽ nước Nga".

Theo ông Putin, Nga không vội vã ở Ukraine, và các mục tiêu của Matxcơva vẫn không thay đổi. "Chính quyền Kiev thông báo đã phát động và đang tiến hành một chiến dịch phản công tích cực. Hãy xem nó phát triển như thế nào, kết cục ra sao", ông Putin nói với một nụ cười.

Tổng thống Putin nói Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine để đáp trả, đồng thời ông nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công đó có thể trở nên tồi tệ hơn. Ông Putin cũng nói Nga đang dần nắm quyền kiểm soát các khu vực mới ở Ukraine.

Đây là bình luận công khai đầu tiên của ông Putin về việc Nga rút quân ở khu vực Kharkov cách đây một tuần, theo Hãng tin Reuters.

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 3.

Biểu tình yêu cầu mở đường ống Nord Stream 2 ở Đức đầu tháng 9-2022 khi giá năng lượng tăng vọt - Ảnh: REUTERS

Ông Putin: Hãy mở Nord Stream 2 nếu châu Âu muốn khí đốt. Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ Nga có liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu, theo Hãng tin Reuters. Ông nói rằng nếu Liên minh châu Âu muốn có thêm khí đốt, họ nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ngăn việc mở đường ống Nord Stream 2.

Phát biểu tại Uzbekistan ngày 16-9, ông Putin đổ lỗi cho cái mà ông gọi là "chương trình nghị sự xanh" gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng, và khẳng định Nga sẽ thực hiện các nghĩa vụ năng lượng của nước này.

Đường ống Nord Stream 2, nằm ở đáy biển Baltic và gần như song song với đường ống Nord Stream 1, đã hoàn thành cách đây một năm với công suất 55 tỉ m3 khí đốt/năm, nhưng giấy phép hoạt động đã bị đình chỉ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24-2-2022.

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 5.

Ảnh vệ tinh cận cảnh các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Zaporizhzhia của Ukraine - Ảnh: REUTERS

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nhận được linh kiện cần thiết. Công ty hạt nhân nhà nước Ukraine Energoatom thông báo các linh kiện cần thiết và dầu diesel đã được chuyển đến nhà máy Zaporizhzhia ngày 16-9.

Energoatom cho biết các linh kiện này sẽ được dùng để sửa chữa các đường dây điện và các trạm phát điện bị hư hại của nhà máy, theo Hãng tin Reuters. Zaporizhzhia đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga, song do nhân viên Ukraine vận hành. Cả Matxcơva và Kiev đều cáo buộc lẫn nhau pháo kích nhà máy này.

Ukraine đề nghị nối lại xuất khẩu amoniac của Nga để đổi lấy tù binh, Điện Kremlin bác bỏ. Ngày 16-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông sẽ chỉ ủng hộ ý tưởng mở lại hoạt động xuất khẩu amoniac của Nga qua Ukraine nếu Matxcơva trao trả tù binh chiến tranh.

Điện Kremlin nhanh chóng bác bỏ đề xuất này, theo Hãng thông tấn Tass. "Con người và amoniac có giống nhau không?", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Khí amoniac thuộc sở hữu của nhà sản xuất phân bón Nga Uralchem được bơm đến biên giới Ukraine để chuyển cho công ty Mỹ Trammo. Đường ống này được thiết kế để bơm tới 2,5 triệu tấn amoniac mỗi năm từ vùng Volga của Nga đến cảng Pivdennyi của Ukraine ở Biển Đen. Đường ống bị đóng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nga cấm 41 người Úc nhập cảnh. Ngày 16-9, Matxcơva tuyên bố cấm 41 công dân Úc, bao gồm các nhà báo, nhập cảnh vào Nga để trả đũa các biện pháp trừng phạt của Canberra đối với việc nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Danh sách cấm còn có nhân viên của các công ty vũ khí Úc và các hãng truyền thông, trong đó có người dẫn chương trình của đài ABC Sarah Ferguson. Matxcơva đã cấm 159 người Úc nhập cảnh nước này vào tháng 6 và tháng 7 vừa qua, theo Hãng tin AFP.

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 6.

Hình ảnh do Kyrgyzstan cung cấp về giao tranh tại biên giới với Tajikistan ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

Giao tranh dữ dội tại biên giới Kyrgyzstan - Tajikistan. Cơ quan biên phòng Kyrgyzstan báo cáo về "các cuộc đụng độ dữ dội" với nước láng giềng Trung Á Tajikistan, với 24 người chết và 87 người bị thương vào ngày 16-9. Họ cho biết Tajikistan đang chuyển thêm lực lượng và thiết bị quân sự đến biên giới.

Cơ quan biên phòng Kyrgyzstan nói các lực lượng của họ đang tiếp tục đẩy lùi các cuộc tấn công của Tajikistan. Cả hai nước đều cáo buộc nhau tái khởi động giao tranh ở khu vực tranh chấp, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn.

Hãng thông tấn RIA (Nga) dẫn lời người đứng đầu Ủy ban quốc gia Kyrgyzstan cho biết thương vong của quân đội rất cao, song không đưa ra con số cụ thể.

Thị trường toàn cầu ngày 16-9

Các chỉ số chính của Phố Wall lúc đóng cửa sàn giao dịch ngày 16-9 giảm điểm trong khi giá trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng, do lo ngại của các nhà đầu tư về triển vọng suy thoái toàn cầu tăng trong khi họ cũng chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất lớn từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones giảm 139,4 điểm, tương đương 0,45%, xuống 30.822,42 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 28,02 điểm, tương đương 0,72%, xuống 3.873,33 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giẩm 103,95 điểm, tương đương 0,9%, xuống 11.448,40 điểm.

Chỉ số STOXX 600 của châu Âu giảm 1,58% trong khi chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI giảm 0,96%, theo Hãng tin Reuters.

Chỉ số đồng euro tăng 0,09% lên mức 1 euro = 1,0008 USD.

Giá dầu tăng nhẹ ngày 16-9. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,01 USD lên 85,11 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,51 USD lên 91,35 USD/thùng.

Giá vàng tăng 0,34% lên mức 1.671,70 USD/ounce.

Quan chức cấp cao Armenia không hài lòng với phản ứng của liên minh do Nga dẫn đầu. Ngày 16-9, Chủ tịch Quốc hội Armenia, ông Alen Simonyan, cho biết không hài lòng với phản ứng của liên minh quân sự do Nga dẫn đầu đối với yêu cầu giúp đỡ của nước này trong cuộc xung đột với Azerbaijan.

Ông Simonyan nhấn mạnh Armenia mong đợi những bước đi hữu hình hơn từ Nga, không chỉ là những tuyên bố, theo Hãng tin Interfax. Armenia đã yêu cầu Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể do Matxcơva dẫn đầu giúp đỡ, song đến nay tổ chức này chỉ mới cử một nhóm tìm hiểu thực tế tới khu vực xung đột.

Ngân hàng trung ương Nga hạ lãi suất lần nữa. Ngày 16-9, Ngân hàng trung ương Nga hạ lãi suất xuống còn 7,5% do lạm phát trong nước chậm lại, theo Hãng tin AFP. Động thái này của Ngân hàng trung ương Nga đi ngược xu hướng thế giới bởi ngân hàng trung ương nhiều nước đang liên tục tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát.

Việc cắt giảm lãi suất được cho là để bảo vệ giá trị đồng rúp trong bối cảnh Nga hứng chịu các biện pháp hạn chế từ phương Tây. Lạm phát của Nga lên đến 17,8% hồi tháng 4 vừa qua, và đã giảm xuống 14,3% trong tháng 8.

Đi trên "hành tinh mới"

Góc ảnh 17922

Bức không ảnh chụp ngày 11-9 cho thấy du khách bước trên một con đường mòn phủ đầy tro bụi từ núi lửa Tajogaite ở đảo La Palma, Tây Ban Nha. Một du khách mô tả bước đi trên lớp tro bụi núi lửa giống như đang đi trên bề mặt của một hành tinh mới - Ảnh: AFP


****************

Nhà chọc trời ở Trung Quốc bốc cháy dữ dội


Một tòa nhà chọc trời ở thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã bốc cháy dữ dội trong ngày 16/9.

Theo Reuters, một đám cháy lớn đã bất ngờ xảy ra tại tòa nhà chọc trời đặt văn phòng công ty viễn China Telecom. Hiện tại, lực lượng cứu hộ đã có mặt tại hiện trường để khống chế vụ hỏa hoạn và tiến hành công tác cứu hộ, chưa rõ thông tin về số người thương vong.

Vào 15h48 chiều 16/9, Sở Cứu hỏa thành phố Trường Sa đã nhận được tin báo quần chúng về vụ cháy xảy ra tại tòa nhà thuộc quận Phù Dung. Sau đó, các ngành chức năng đã điều động 36 xe và 280 nhân viên cứu hỏa tới hiện trường vụ cháy. "Đến 17h chiều, đám cháy tại tòa nhà trên đã được dập tắt”, thông cáo được Cơ quan cứu hỏa Hồ Nam đăng trên mạng xã hội Weibo, viết.

Các hình ảnh tại hiện trường cho thấy, ngọn lửa bùng lên xuyên qua các tầng, khói đen phủ kín bầu trời, bên ngoài tòa tháp đã bị cháy đen. 

Thành phố Trường Sa là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, có dân số khoảng 10 triệu người.

Việt Dũng


**************

Đức chiếm kiểm soát một nhà lọc dầu Nga


Đức vừa đặt một công ty con của tập đoàn dầu mỏ Nga Rosneft dưới chế độ ủy thác, trao cho cơ quan quản lý liên bang quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt, bang Brandenburg.

Rosneft Deutschland, công ty có đa số cổ phần từng do Rosneft nắm giữ, đã thử thách quyết tâm của Đức trong việc loại bỏ nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào cuối năm nay, theo các lệnh trừng phạt Moscow của châu Âu vì cuộc xung đột ở Ukraine. 

Cơ sở sản xuất thuộc nhà máy lọc dầu OCK ở Schwedt, bang Brandenburg, Đức. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn thông cáo ngày 16/9 của Bộ Kinh tế Đức cho hay: "Với chế độ ủy thác, mối đe dọa đối với an ninh của nguồn cung năng lượng được giải quyết. Đây là nền tảng thiết yếu cho việc bảo tồn và tương lai của khu Schwedt".

Theo quyết định mới, Rosneft Deutschland, doanh nghiệp chiếm khoảng 12% công suất chế biến dầu của Đức, sẽ nằm dưới sự điều hành của Cơ quan Quản lý mạng lưới liên bang và chủ sở hữu ban đầu không còn quyền ban hành chỉ đạo.

Việc nắm quyền kiểm soát Rosneft Deutschland là động thái mới nhất của Đức nhằm củng cố ngành năng lượng trong nước, vốn đang lao đao vì ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine.

Trong tuần này, Berlin tuyên bố sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các công ty năng lượng có nguy cơ bị đè bẹp do giá khí đốt leo thang, sau khi Moscow cắt giảm nguồn cung sang châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt là cơ sở lớn thứ 4 của Đức, cung cấp tới 90% lượng nhiên liệu tiêu thụ cho thủ đô Berlin. Nhà máy đã nhận toàn bộ dầu thô từ Nga qua đường ống dẫn Druzhba kể từ khi được xây dựng vào những năm 1960. Cơ sở này cũng cung cấp nhiên liệu cho các khu vực phía tây Ba Lan.

Bộ Kinh tế Đức nói, quyết định ngày 16/9 bao gồm cả việc đảm bảo nhà máy PCK có thể nhận dầu từ các tuyến đường thay thế. Điều đó đồng nghĩa Cơ quan mạng lưới liên bang thâu tóm cổ phần của Rosneft Deutschland trong nhà máy lọc dầu MiRo ở Karlsruhe và nhà máy lọc dầu Bayernoil ở Vohburg.

Hiện chưa rõ thực thể nào có khả năng thay thế Rosneft vận hành nhà máy lọc dầu PCK. Shell, công ty sở hữu 37,5% cổ phần của PCK, đã muốn rút lui một thời gian. Verbio và Enertrag, cả hai công ty đều tham gia sản xuất năng lượng tái tạo, đã bày tỏ sự quan tâm.

Tuấn Anh


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 17 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx

LinhNga.U

*****************

BBC: Phái đoàn Trung Quốc không được vào viếng linh cữu Nữ hoàng Anh

Reuters

Phái đoàn Trung Quốc tới London để dự tang lễ Nữ hoàng Elizabeth vào ngày 19/9 không được vào viếng linh cữu của bà tại lễ cầu nguyện bên trong quốc hội Anh, BBC đưa tin ngày 16/9.

Một số nghị sĩ Anh đã nêu quan ngại về việc mời đại diện Trung Quốc sau khi một số nhà lập pháp Anh bị Bắc Kinh chế tài vì chỉ trích các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương mà Trung Quốc bị cáo buộc dù Bắc Kinh phủ nhận việc vi phạm nhân quyền.

BBC tường thuật, không trích dẫn nguồn tin, rằng phái đoàn chính phủ Trung Quốc bị cấm viếng linh cữu Nữ hoàng đang đặt tại quốc hội sau khi chủ tịch hạ viện Anh từ chối cho phái đoàn Trung Quốc tới Cung điện Westminster trong khuôn viên quốc hội, nguyên nhân được đưa ra là do các chế tài của Trung Quốc nhắm vào một số nghị sĩ Anh.

Văn phòng của chủ tịch hạ viện Anh từ chối bình luận. Hạ viện nói họ không bình luận về các vấn đề an ninh.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết Cung điện Buckingham sẽ đưa ra danh sách khách mời, thường là mời đại diện từ các quốc gia mà Anh có quan hệ ngoại giao.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng bà chưa nghe thấy tin này.

“Tôi muốn nói rằng lễ tang cấp nhà nước của Nữ hoàng Elizabeth II là một sự kiện quan trọng đối với Vương quốc Anh. Các phái đoàn nước ngoài tham dự sự kiện theo lời mời từ Vương quốc Anh là một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với Nữ hoàng và tầm quan trọng đối với (quan hệ với) Vương quốc Anh.”

“Với tư cách là chủ nhà, Vương quốc Anh nên duy trì các nghi thức ngoại giao và cách cư xử đúng mực với khách.”

Một loạt các nhà lãnh đạo thế giới, hoàng gia và các chức sắc sẽ tham dự lễ tang. Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn dự kiến sẽ đại diện cho Trung Quốc, một nguồn tin từ cơ quan ngoại giao Anh cho biết.

Các chức sắc đến viếng sẽ được sắp xếp thời gian để viếng linh cữu Nữ hoàng trong hai ngày cuối tuần này.

Năm ngoái, đại sứ Trung Quốc tại Anh bị cấm tham dự một sự kiện tại quốc hội Anh vì Trung Quốc có lệnh chế tài nhắm vào các nhà lập pháp Anh
*************

bbc.com

Putin: Cuộc phản công của Ukraine sẽ không thay đổi kế hoạch của Nga - BBC News Tiếng Việt



  • Elsa Maishman
  • BBC News

Vladimir Putin

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Cuộc phản công của Ukraine sẽ không thay đổi kế hoạch của Nga, Tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiên đưa ra bình luận công khai về vấn đề này.

Ukraine cho biết họ vừa lập được một chiến công khi chiếm lại được hơn 8.000 km vuông trong sáu ngày ở khu vực Kharkiv phía đông bắc.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin nói rằng ông không vội vàng và cuộc tấn công ở khu vực Donbas vẫn đang được thực hiện.

Ông Putin cũng lưu ý rằng cho đến nay Nga vẫn chưa triển khai toàn bộ lực lượng của mình.

"Chiến dịch ở Donbas của chúng tôi không dừng lại. Nga đang tiến quân chậm nhưng đang từng bước kiểm soát nhiều phần lãnh thổ hơn", nhà lãnh đạo Nga phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh tại Uzbekistan ngày 16/9.

Khu vực Donbas bao gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk ở phía đông Ukraine là trọng tâm của cuộc xâm lược của Nga, nơi mà Tổng thống Putin tuyên bố là cần thiết để giải phóng những người nói tiếng Nga khỏi nạn diệt chủng.

Một số phần lãnh thổ của Donbas đã bị quân ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm đóng kể từ năm 2014. Khu vực Kharkiv, nơi phát động cuộc phản công gần đây của Ukraine, không thuộc Donbas.

Trong phát biểu hôm 16/9, ông Putin cũng chỉ ra rằng chỉ có một phần quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine, đe dọa sẽ đáp trả "mạnh tay hơn" nếu các cuộc phản công của Ukraine tiếp tục diễn ra.

"Tôi nhắc lại rằng quân đội Nga không không tham chiến với toàn bộ quân đội… Chỉ có quân đội chuyên nghiệp mới chiến đấu."

Ban đầu, Nga phủ nhận việc điều động lính nghĩa vụ đến Ukraine, nhưng hàng loạt sĩ quan đã bị kỷ luật sau khi sau khi có vụ việc lính nghĩa vụ bị ép ký hợp đồng và một số trường hợp bị bắt làm tù binh.

Cho đến nay, Nga vẫn chưa chính thức tuyên chiến với Ukraine và chỉ coi cuộc xâm lược nước láng giềng là một "hoạt động quân sự đặc biệt".

Nhưng sau những tổn thất gần đây của Nga, một số nhà bình luận ủng hộ Điện Kremlin đã huy động thêm lực lượng.

Một đoạn video bị rò rỉ gần đây cho thấy nỗ lực tuyển những người bị kết án tù vào một công ty quân sự tư nhân cho thấy Nga đang phải vật lộn để tìm cho đủ những người đàn ông sẵn sàng chiến đấu.

Tổng thống Putin hiếm khi rời khỏi nước Nga kể từ cuộc xâm lược hồi tháng Hai năm nay. Chuyến thăm tuần này tới hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand - nơi ông gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình - nhấn mạnh sự cần thiết của Putin trong việc thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á sau khi bị phương Tây trừng phạt.

Nhưng ngay cả ở đó, các nhà lãnh đạo đã bày tỏ sự quan ngại về cuộc xâm lược.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với ông Putin: "Thời đại bây giờ không phải là thời điểm cho chiến tranh."

Và vào ngày hôm trước, ông Putin đã ám chỉ rằng Tập Cận Bình cũng không hẳn hoàn toàn đồng ý với lập trường của Nga về cuộc chiến ở Ukraine.

"Chúng tôi hiểu câu hỏi và mối quan tâm của ông", ông Putin nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đề cập đến cuộc chiến.


************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Nga duy trì mục tiêu « giải phóng » toàn bộ Donbass


Trong cuộc họp báo hôm 16/09/2022 sau khi kết thúc thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải OCS  tại Uzbekistan, tổng thống Nga Vledimir Putin khẳng định « giải phóng toàn bộ vùng Donbass », miền đông Ukraina, vẫn là « mục tiêu quân sự » của Matxcơva. Trong khi đó, nhiều thành viên trong khối kêu gọi Nga nhanh chóng kết thúc chiến tranh Ukraina.

Bên lề thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan kêu gọi Matxcơva nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi thì cho rằng đây « không phải là thời điểm cho một cuộc chiến ». Đáp lời thủ tướng Modi, tổng thống Nga tuyên bố « cố gắng để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh », thế nhưng quả bóng đang ở bên sân của Ukraina, mà Kiev, theo ông Putin, chỉ muốn đi đến cùng bằng « một giải pháp quân sự ».

Theo hãng tin Mỹ AP,  trong cuộc họp báo chiều 16/09/2022 trước khi rời thủ đô Uzbekistan, tổng thống Vladimir Putin lại khẳng định Matxcơva « không vội »trong hồ sơ Ukraina, « giải phóng toàn bộ vùng Donbass », miền đông Ukraina, vẫn là mục tiêu Matxcơva nhắm tới. Về tình hình chiến sự tại Ukraina từ hơn một chục ngày qua, tổng thống Vladimir Putin ngầm đe dọa: « Hãy chờ thêm xem tình hình chuyển biến theo hướng nào, và Nga sẽ có cách đáp trả đích đáng hơn ».  

Khác hẳn với không khí căng thẳng này, điện Kremlin đã cố phô trương hình ảnh tổng thống Putin hoàn toàn không bị cô lập trên trường quốc tế, như giải thích của thông tín viên Anissa El Jabri từ Matxcơva :

Recep Tayyib Erdogan, Ilham Aliev, Vladimir Putin, Alexandre Loukachenko tươi cười chung quanh một bàn tiệc thịnh soạn. Cố vấn của các nhà lãnh đạo này đứng ở phía sau. Tại Sarmakand, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Azerbaijan và Belarus đã có một khoảnh khắc thư giãn. Đây là hình ảnh được bình luận nhiều nhất về thượng đỉnh lần này.

Một biểu tượng khác : chủ tịch Trung Quốc và nguyên thủ Nga sát bên nhau. Vladimir Putin muốn chứng minh ông không bị cô lập, chung quanh Matxcơva là cả một liên minh để chống lại Hoa Kỳ. Thực ra thì hầu như tất cả mọi người ở đây đều đồng lòng về mục tiêu đó, ngoại trừ thủ tướng Ấn Độ. Narendra Modi đã tuyên bố, xin trích : “Đây không là thời điểm cho một cuộc chiến”.

Chính ông Vladimir Putin cho biết khi đề cập đến sự hiện diện của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraina, chủ nhân điện Kremlin đã nói với chủ tịch Trung Quốc rằng ông “thông cảm với nỗi băn khoăn” của Bắc Kinh. Hơn thế nữa, Trung Quốc đúng là ủng hộ nước Nga, nhưng đó chỉ là qua lời nói. Một cách cụ thể, Bắc Kinh vẫn không xuất khẩu phụ tùng công nghiệp hay trang thiết bị quân sự cho Matxcơva.

Tổng thống Putin dù vậy vẫn muốn chứng tỏ rằng điều đó không quan trọng lắm, bởi vì ông tin chắc là đang làm chủ về mặt thời gian. Trước báo giới, tổng thống Nga tuyên bố “Chúng tôi không vội”.


**************
rfi.fr

Tạp chí đặc biệt - “Nga tra tấn người Ukraina ở Izium không khác gì ở Bucha”

Chi Phương

Trong tuần này, Ukraina tiếp tục thông báo giành lại nhiều vùng từ tay quân Nga, trong đó có Izium. Người dân của thành phố tố cáo Nga tra tấn, thậm chí thảm sát nhiều người trong thời gian chiếm đóng. Pháp giảm giờ chiếu sáng vào ban đêm của các cơ sở công để tiết kiệm điện. Lạm phát ở Hoa Kỳ giảm nhưng chưa chắc đã khả quan. Chính sách “Không còn muỗi” ở Trung Quốc gây tranh cãi. Trên đây là những chủ đề của tạp chí Thế giới đó đây tuần này.   

Một ngày sau khi Izium được giải phóng từ tay quân Nga, tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 14/09 đã đến thành phố chiến lược này, nằm trong vùng Kharkiv, cách Donbass không xa. Tại đây, ông Zelensky hứa hẹn Ukraina sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến chống Nga xâm lược. Tổng thống Ukraina cũng lên án những hành động tàn bạo của quân đội Nga ở Izium, giống như những gì xảy ra ở Bucha, ngoại ô Kiev trong thời gian chiếm đóng. Có mặt tại Izium, thông tín viên RFI Becchio và Vichith thuật lại lời chứng của người dân về những hành động tàn bạo của quân đội Nga trong thời gian chiếm giữ thành phố:  

“Vai quàng khăn, Victor đến quảng trường trung tâm Balaklya, gần bức tượng của nhà thơ Ukraina Taras Shevtchenko, mà hai bên hiện được treo cờ màu xanh vàng của Ukraina. Anh nói hình ảnh này sưởi ấm trái tim sau 6 tháng bị Nga bị chiếm đóng. Victor cho biết thêm : “Những gì xảy ra ở đây giống những gì mà phát xít Đức đã làm. Lính Nga bắt người rồi tra tấn ở đồn cảnh sát, nhốt họ dưới tầng hầm. Ở bên kia, đằng sau hai tòa nhà, chính là tòa nhà mà tôi sống gần đó và tôi nghe thấy tiếng người ta kêu la khi bị tra tấn.”  

Đồn cảnh sát trở thành trại giam, cách đó khoảng 10 mét. Một chuyên gia tội phạm học sẵn lòng dẫn chúng tôi đi thăm những địa điểm tràn ngập rác. Chúng tôi đi vào một gian phòng mà trong đó các dây điện quấn đằng sau bàn làm việc. Chuyên gia này giải thích rằng dây điện là để trói tay rồi kích điện khi tra tấn. Cô Eveguene, một kỹ sư trẻ ở Baklaklya, xác nhận có một người bạn đã bị tra tấn ở đây và người này đã rời khỏi thành phố. Cô cho biết: 

“Họ lúc nào cũng tìm kiếm những người ủng hộ Ukraina. Cũng có khá nhiều người đã cộng tác và cung cấp tất cả thông tin chi tiết mà lính Nga muốn. Họ đi vào trong các căn hộ và bắt người đi, rồi đánh đập họ. Thế giới Nga là vậy đó.”   

Để xác định xem tội ác chiến tranh có đã xảy ra ở đây hay không, các nhà điều tra đã được cử đến hiện trường”.    

Pháp giảm giờ chiếu sáng tháp Eiffel để tiết kiệm điện mùa đông    

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, chính quyền thành phố Paris, Pháp, hôm 13/09 cho biết sẽ tắt đèn tháp Eiffel sớm hơn 1 tiếng. Với khoảng 20 000 bóng đèn chiếu sáng, quyết định này cho phép giảm 4 % tiêu thụ điện năng của tháp. Thị trưởng Paris, bà Anne Hildago, phát biểu trong một cuộc họp báo, được Reuters trích dẫn :  

“Tháp Eiffel sẽ tắt đèn vào lúc 23 giờ 45 (thay vì 1 giờ sáng), tương ứng với thời gian đóng cửa đối với khách tham quan. Như vậy, về mặt biểu tượng, chúng tôi giảm tiêu thụ năng lượng. Điều này rất quan trọng. Tuy nhiên, Paris sẽ luôn là kinh đô ánh sáng, bởi vì ánh sáng là ý tưởng. Tôi cũng đã nói rằng chúng tôi sẽ không ngừng việc thắp đèn chiếu sáng Paris về đêm và các khu vực xung quanh, để bảo đảm an ninh.”  

Thị trưởng Paris cũng cho biết sẽ điều chỉnh các hệ thống đèn chiếu sáng vì mục đích trang trí, ví dụ như ở tòa thị chính Paris và các cơ sở công khác. Kể từ ngày 23/09, tất cả những đèn này sẽ tắt từ lúc 10 giờ tối. Các tòa nhà công cũng giảm nhiệt độ sưởi, duy trì ở mức 18 độ C. Nhiệt độ ở bể bơi hạ xuống còn 25 độ C, thay vì 26 độ C.  

Các biện pháp trên được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron : cơ sở công nghiệp, hộ gia đình và chính quyền các địa phương giảm 10 % tiêu thụ năng lượng, để ứng phó với việc Nga ngừng cung cấp khí đốt khi mùa đông đang đến gần, cũng như tình trạng giá năng lượng leo thang.    

So với một số nước láng giềng châu Âu, Pháp không bị phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga, theo Reuters. Pháp chủ yếu tiêu thụ điện hạt nhân. Tuy nhiên, hiện 26 trong tổng số 58 lò phản ứng hạt nhân tại Pháp đang ngưng hoạt động để bảo trì. Quá trình này bị trì hoãn do đại dịch Covid-19, cộng thêm những trục trặc mới được phát hiện vào đầu năm 2022.   

Pháp từ một nước xuất khẩu, giờ phải nhập khẩu điện  

Theo Reuters, trong điều kiện bình thường, Pháp sản xuất khoảng 400 000 GWh điện hạt nhân, trong đó có thể xuất khẩu khoảng 10 % khi thời tiết ấm áp. Tuy nhiên, vào mùa đông, Pháp đôi khi phải nhập khẩu năng lượng.  

Năm 2022, tập đoàn điện lực hàng đầu của Pháp EDF dự báo sản lượng điện hạt nhân của Pháp chỉ ở mức 280-300 ngàn GWh, đây là con số thấp nhất từ năm 1993. Pháp đã phải nhập khẩu điện từ Bỉ và Đức vào mùa hè vừa qua.  

Theo AFP, trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Pháp hôm 14/09, giám đốc điều hành EDF, ông Cédric Lewandowski, cho biết các lò phản ứng hạt nhân sẽ sớm hoạt động trở lại.    

Tài sản khổng lồ của hoàng gia Anh    

Vẫn về thời sự châu Âu, trong tuần qua, hoàng gia Anh thay đổi triều đại sau sự ra đi của nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị vẫn là tâm điểm chú ý của công luận. Nếu như Charles Đệ Tam thừa kế ngai vàng và số tài sản khổng lồ từ mẹ mình, thì những thành viên khác của hoàng gia cũng được thay đổi tước hiệu và trở nên giàu có hơn. Nếu tính tổng cộng, tài sản của hoàng gia, từ các bộ trang sức quý giá đến những lâu đài nguy nga và các bất động sản, có thể lên đến 18 tỷ bảng Anh. Hoàng tử Wiliam chính thức được tấn phong làm “thân vương xứ Wales”, tước vị mà Charles Đệ Tam đã giữ trong hơn 60 năm. Wiliam cũng là người đứng đầu danh sách thừa kế ngai vàng. Thêm vào đó, thân vương xứ Wales cũng được thừa kế khối bất động sản (Crown Estate) trị giá lên đến 1 tỷ đô la, theo CNN. Điều đặc biệt là cả vua Charles III và thái tử Wiliam đều không phải trả thuế đối với thu nhập từ kinh doanh bất động sản của hoàng gia, mặc dù hoàng gia Anh tự nguyện nộp thuế thu nhập cá nhân, theo một thoả thuận với chính phủ Anh năm 1993.   

Giảng viên về truyền thông tại đại học Lancaster và cũng là tác giả của một cuốn sách nói về tài chính hoàng gia, bà Lancy, trả lời CNN : “Tất nhiên, tự nguyện nộp thuế thu nhập cá nhân thì không phải theo một tỷ lệ cố định và không phải khai báo số thu nhập tính thuế. Do đó, việc tự nguyện nộp thuế giống như là đưa ra một con số tùy ý nào đó.

Lạm phát giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao  

Nhìn sang Hoa Kỳ, Cục Thống kê thuộc bộ Lao Động nước này công bố hôm 13/09 số liệu về tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 giảm nhẹ, ở mức 8,3 %. Giá xăng cũng liên tục giảm trong những tháng vừa qua. Thế nhưng hầu hết các mặt hàng khác đều tăng giá. Điều này cho thấy lạm phát vẫn là gánh nặng đối với các hộ gia đình Mỹ.   

Từ Washington, thông tín viên RFI, Guillaume Naudin cho biết cụ thể :  

“Tỷ lệ lạm phát tính theo năm giảm từ 8,5 % vào tháng Bảy xuống còn 8,3 % vào tháng Tám vừa qua, nhưng vẫn còn cao. Đặc biệt là tỷ lệ này ổn định trong tháng Sáu và tháng Bảy, nhưng tăng nhẹ trở lại, 0,1 % từ tháng 7 đến tháng 8. Tuy nhiên, chi phí di chuyển bằng máy bay hoặc giá nhiên liệu đã giảm. Giá xăng đã liên tục giảm từ tháng 6.   

Thế nhưng, điều này không bù lại được các khoản chi phí khác gia tăng, như giá thực phẩm, giá điện hay giá nhà ở. Trên thực tế, khi không tính đến giá năng lượng và giá thực phẩm - thường có nhiều biến động, lạm phát vẫn ở mức cao, trên 6% trong trong vòng một năm.  

Những số liệu này có thể khuyến khích Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ  tiếp tục thực hiện chính sách nâng lãi suất tại cuộc họp vào tuần sau (20-21/09). Dĩ nhiên, tổng thống Joe Biden, hiện đang vận động tranh cử cho cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11, có lẽ hy vọng điều tốt hơn. Joe Biden cũng đã tổ chức một sự kiện nhằm kỷ niệm việc thông qua một văn bản luật gọi là giảm lạm phát vào tháng 8.    

Trong bài phát biểu, tổng thống Biden khiêm tốn, không muốn bình luận về các con số được đưa ra. Ngoài ra, Biden cũng hài lòng về thông cáo và ông đã thừa nhận rằng cần phải có thêm thời gian và quyết tâm hơn nữa để làm giảm lạm phát.”   

Chính sách “Không muỗi” gây tranh cãi ở Trung Quốc  

Về thời sự châu Á, hôm 14/09 vừa qua, một dân biểu Trung Quốc đã đưa ra đề xuất nhằm diệt muỗi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Đề xuất này, khiến cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc xôn xao, được ví giống như một chiến dịch “Không muỗi”, trong khi Bắc Kinh vẫn duy trì chính sách “Không Covid”.  

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :  

“Đề xuất này đã gây nhiều xôn xao và chẳng để làm gì cả. Bởi vì khi đến tay Quốc Hội Trung Quốc, đề xuất này không thể thực hiện được. Theo Uỷ ban Y tế Quốc gia, “các nghiên cứu về những kỹ thuật tiên tiến để chống muỗi vẫn còn tương đối yếu kém”.   

Tuy nhiên, đại biểu Quốc Hội, trong khoá họp của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 13 đã nhấn mạnh rằng : đây là cách để “diệt muỗi tận gốc”. Các đại biểu muốn thực hiện một chiến dịch y tế “yêu nước”, nhằm cải thiện môi trường sống một cách toàn diện, thông qua việc giảm mật độ muỗi, diệt muỗi hoàn toàn bằng tất cả các phương tiện.  

Theo South China Morning Post, đề xuất này có vẻ “hơi điên rồ”, nhưng các bộ liên quan được yêu cầu có ý kiến, nếu trên 30 dân biểu ký vào đề xuất. Cuối cùng, đề xuất này đã không được thông qua. Các phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc, như tờ Nhân dân Nhật báo, đã đưa tin về việc đề xuất bị loại bỏ.   

Công tác nghiên cứu và giám sát các mầm bệnh mà loài muỗi (culicidae) lan truyền là một trong những ưu tiên nghiên cứu của Trung Quốc. Tuy nhiên, đề xuất diệt muỗi lần này đã khiến cộng đồng mạng Hoa lục giật mình, khi biết rằng cho đến nay, hàng chục triệu người trong số họ vẫn đang bị cách ly tại gia vì chính sách y tế liên quan đến đại dịch Covid -19. Không Covid” hay “Không có muỗi” ? Trên mạng xã hội, người ta có thể đọc những bình luận như :“xin hãy loại bỏ Omicron trước khi nghĩ đến việc diệt côn trùng”.
**************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Phát hiện hàng trăm tử thi ở Izium, một số đã bị tra tấn

Thanh Phương
Khai quật các tử thi thường dân được chôn tại một khu rừng ngoại ô Izium, miền đông Ukraina, ngày 16/09/2022.
Khai quật các tử thi thường dân được chôn tại một khu rừng ngoại ô Izium, miền đông Ukraina, ngày 16/09/2022. AP - Evgeniy Maloletka

Hàng trăm tử thi được chôn vội đã được tìm thấy tại Izium, thành phố ở miền đông Ukraina mà lực lượng Kiev vừa chiếm lại được từ tay quân Nga. Trong số đó có những người đã bị quân Nga tra tấn và hành quyết.

Trên mạng Telegram hôm qua, 16/09/2022, thống đốc vùng Oleg Synegoubov cho biết có tổng cộng “450 thi thể thường dân mang dấu vết của cái chết đau đớn và dấu vết tra tấn”. Ông nói thêm là “có nhiều xác người tay bị trói quặt sau lưng và có một người được chôn với sợi dây quấn quanh cổ”.

Trong bài phát biểu thường nhật qua video hôm qua, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã lên án những tội ác của quân Nga mà ông gọi là một đội quân “những kẻ tra tấn” và ông hứa sẽ trừng phạt những kẻ đã gây ra những tội ác nói trên.

Từ Izium, thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường trình:

“Mùi xác chết thối rữa bốc lên nồng nặc, đó là cảm nhận khi chúng tôi đến quan sát việc khai quật tử thi vào hôm qua tại một khu rừng nằm ở ngoại ô phía bắc Izium. Đầu tiên, các bác sĩ pháp y của Viện Công tố Kharkiv đã phát hiện một hố chôn tập thể chứa thi thể của 17 quân nhân Ukraina mà trên người có nhiều vết tra tấn và rõ ràng là đã bị hành quyết.

Tiếp đến, các chuyên gia đã bắt đầu khai quật khoảng 30 tử thi trong số 443 xác đã được xác định trên khu đất này. Đa số các mồ có cắm cây thánh giá, có mang số hiệu, thậm chí căn cước của người chết. Theo công tố viên Kharkiv, nhiều người được chôn tại khu rừng này đã thiệt mạng trong các vụ oanh kích của quân Nga, trong thời gian thành phố Izium bị bao vây vào tháng 3 và tháng 4. Có thể là một số nạn nhân chết vì đói, lạnh và vì tuổi già sức yếu, trong thời gian mà người dân thành phố sống trong cảnh thiếu điện, thiếu nước.

Nhưng cũng không loại trừ khả năng những nhân vật bị xem là thân chính quyền Kiev đã bị tra tấn, bởi vì người ta tìm thấy một vòng đeo tay màu vàng và xanh lơ, màu cờ Ukraina, trên cổ tay của một trong các tử thi được khai quật. Và bây giờ người ta được biết là cơ quan tình báo Nga vào lúc ấy đã truy lùng các cựu chiến binh Ukraina và thân nhân của các quân nhân Ukraina.”

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua trên mạng Twitter đã cực lực lên án “những hành động tàn ác” ở Izium trong thời gian thành phố bị Nga chiếm đóng. Về phần Josep Borrell, lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, ông cũng lên án mạnh mẽ các tội ác mà quân Nga gây ra ở Izium.


*****************

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng


Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 1.

Lực lượng bảo vệ cùng binh sĩ trước chi nhánh ngân hàng Bankmed ở thị trấn Chehime, Lebanon ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

* 5 vụ "cướp ngân hàng" trong 1 ngày ở Lebanon. Theo hãng tin AFP, chỉ trong 48 giờ đã xảy ra đến 7 vụ cướp ngân hàng, trong đó có 5 vụ chỉ trong ngày 16-9. Các vụ tấn công vào chi nhánh ngân hàng này thực chất do chính người gửi tiền tiết kiệm tiến hành bởi họ không được rút tiền của mình.

Có vụ xảy ra tại chi nhánh ngân hàng Byblos ở Ghaziyeh, phía đông nam thành phố Saïda, thậm chí được người dân kéo đến ủng hộ "kẻ cướp ngân hàng" sau khi người này dùng súng giả lấy được 19.000 USD rồi ra đầu hàng cảnh sát.

Lebanon trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ kéo dài từ năm 2019 tới nay, được cho là hệ lụy của hàng chục năm diễn ra tình trạng điều hành kém, tham nhũng khiến số đông dân chúng rơi vào đói nghèo.

Bồ Đào Nha ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Quốc hội Bồ Đào Nha ngày 16/9 đã phê chuẩn nghị định thư chấp thuận Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với 219 phiếu thuận và 11 phiếu chống.

Các đồng minh NATO đã ký nghị định thư gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển hồi tháng 7 vừa qua. Văn bản này phải được quốc hội của tất cả các nước thành viên phê chuẩn.

Sau cuộc bỏ phiếu ngày 16-9 ở Bồ Đào Nha và một sự kiện tương tự tại nước láng giềng Tây Ban Nha hôm 15/9, chỉ còn Hungary, Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa phê chuẩn nghị định thư nêu trên.

Ông Putin lên tiếng về cuộc phản công của Ukraine. Phát biểu trước truyền thông sau hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan ngày 16-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin coi chiến dịch quân sự tại Ukraine là bước đi cần thiết để ngăn chặn cái mà ông gọi là "âm mưu của phương Tây nhằm chia rẽ nước Nga".

Theo ông Putin, Nga không vội vã ở Ukraine, và các mục tiêu của Matxcơva vẫn không thay đổi. "Chính quyền Kiev thông báo đã phát động và đang tiến hành một chiến dịch phản công tích cực. Hãy xem nó phát triển như thế nào, kết cục ra sao", ông Putin nói với một nụ cười.

Tổng thống Putin nói Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine để đáp trả, đồng thời ông nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công đó có thể trở nên tồi tệ hơn. Ông Putin cũng nói Nga đang dần nắm quyền kiểm soát các khu vực mới ở Ukraine.

Đây là bình luận công khai đầu tiên của ông Putin về việc Nga rút quân ở khu vực Kharkov cách đây một tuần, theo Hãng tin Reuters.

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 3.

Biểu tình yêu cầu mở đường ống Nord Stream 2 ở Đức đầu tháng 9-2022 khi giá năng lượng tăng vọt - Ảnh: REUTERS

Ông Putin: Hãy mở Nord Stream 2 nếu châu Âu muốn khí đốt. Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ Nga có liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu, theo Hãng tin Reuters. Ông nói rằng nếu Liên minh châu Âu muốn có thêm khí đốt, họ nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt ngăn việc mở đường ống Nord Stream 2.

Phát biểu tại Uzbekistan ngày 16-9, ông Putin đổ lỗi cho cái mà ông gọi là "chương trình nghị sự xanh" gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng, và khẳng định Nga sẽ thực hiện các nghĩa vụ năng lượng của nước này.

Đường ống Nord Stream 2, nằm ở đáy biển Baltic và gần như song song với đường ống Nord Stream 1, đã hoàn thành cách đây một năm với công suất 55 tỉ m3 khí đốt/năm, nhưng giấy phép hoạt động đã bị đình chỉ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24-2-2022.

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 5.

Ảnh vệ tinh cận cảnh các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Zaporizhzhia của Ukraine - Ảnh: REUTERS

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nhận được linh kiện cần thiết. Công ty hạt nhân nhà nước Ukraine Energoatom thông báo các linh kiện cần thiết và dầu diesel đã được chuyển đến nhà máy Zaporizhzhia ngày 16-9.

Energoatom cho biết các linh kiện này sẽ được dùng để sửa chữa các đường dây điện và các trạm phát điện bị hư hại của nhà máy, theo Hãng tin Reuters. Zaporizhzhia đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga, song do nhân viên Ukraine vận hành. Cả Matxcơva và Kiev đều cáo buộc lẫn nhau pháo kích nhà máy này.

Ukraine đề nghị nối lại xuất khẩu amoniac của Nga để đổi lấy tù binh, Điện Kremlin bác bỏ. Ngày 16-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông sẽ chỉ ủng hộ ý tưởng mở lại hoạt động xuất khẩu amoniac của Nga qua Ukraine nếu Matxcơva trao trả tù binh chiến tranh.

Điện Kremlin nhanh chóng bác bỏ đề xuất này, theo Hãng thông tấn Tass. "Con người và amoniac có giống nhau không?", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Khí amoniac thuộc sở hữu của nhà sản xuất phân bón Nga Uralchem được bơm đến biên giới Ukraine để chuyển cho công ty Mỹ Trammo. Đường ống này được thiết kế để bơm tới 2,5 triệu tấn amoniac mỗi năm từ vùng Volga của Nga đến cảng Pivdennyi của Ukraine ở Biển Đen. Đường ống bị đóng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nga cấm 41 người Úc nhập cảnh. Ngày 16-9, Matxcơva tuyên bố cấm 41 công dân Úc, bao gồm các nhà báo, nhập cảnh vào Nga để trả đũa các biện pháp trừng phạt của Canberra đối với việc nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Danh sách cấm còn có nhân viên của các công ty vũ khí Úc và các hãng truyền thông, trong đó có người dẫn chương trình của đài ABC Sarah Ferguson. Matxcơva đã cấm 159 người Úc nhập cảnh nước này vào tháng 6 và tháng 7 vừa qua, theo Hãng tin AFP.

Tin thế giới 17-9: Dân Lebanon ủng hộ kẻ cướp ngân hàng; Kyrgyzstan - Tajikistan nổ súng - Ảnh 6.

Hình ảnh do Kyrgyzstan cung cấp về giao tranh tại biên giới với Tajikistan ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

Giao tranh dữ dội tại biên giới Kyrgyzstan - Tajikistan. Cơ quan biên phòng Kyrgyzstan báo cáo về "các cuộc đụng độ dữ dội" với nước láng giềng Trung Á Tajikistan, với 24 người chết và 87 người bị thương vào ngày 16-9. Họ cho biết Tajikistan đang chuyển thêm lực lượng và thiết bị quân sự đến biên giới.

Cơ quan biên phòng Kyrgyzstan nói các lực lượng của họ đang tiếp tục đẩy lùi các cuộc tấn công của Tajikistan. Cả hai nước đều cáo buộc nhau tái khởi động giao tranh ở khu vực tranh chấp, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn.

Hãng thông tấn RIA (Nga) dẫn lời người đứng đầu Ủy ban quốc gia Kyrgyzstan cho biết thương vong của quân đội rất cao, song không đưa ra con số cụ thể.

Thị trường toàn cầu ngày 16-9

Các chỉ số chính của Phố Wall lúc đóng cửa sàn giao dịch ngày 16-9 giảm điểm trong khi giá trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng, do lo ngại của các nhà đầu tư về triển vọng suy thoái toàn cầu tăng trong khi họ cũng chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất lớn từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones giảm 139,4 điểm, tương đương 0,45%, xuống 30.822,42 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 28,02 điểm, tương đương 0,72%, xuống 3.873,33 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giẩm 103,95 điểm, tương đương 0,9%, xuống 11.448,40 điểm.

Chỉ số STOXX 600 của châu Âu giảm 1,58% trong khi chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI giảm 0,96%, theo Hãng tin Reuters.

Chỉ số đồng euro tăng 0,09% lên mức 1 euro = 1,0008 USD.

Giá dầu tăng nhẹ ngày 16-9. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,01 USD lên 85,11 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,51 USD lên 91,35 USD/thùng.

Giá vàng tăng 0,34% lên mức 1.671,70 USD/ounce.

Quan chức cấp cao Armenia không hài lòng với phản ứng của liên minh do Nga dẫn đầu. Ngày 16-9, Chủ tịch Quốc hội Armenia, ông Alen Simonyan, cho biết không hài lòng với phản ứng của liên minh quân sự do Nga dẫn đầu đối với yêu cầu giúp đỡ của nước này trong cuộc xung đột với Azerbaijan.

Ông Simonyan nhấn mạnh Armenia mong đợi những bước đi hữu hình hơn từ Nga, không chỉ là những tuyên bố, theo Hãng tin Interfax. Armenia đã yêu cầu Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể do Matxcơva dẫn đầu giúp đỡ, song đến nay tổ chức này chỉ mới cử một nhóm tìm hiểu thực tế tới khu vực xung đột.

Ngân hàng trung ương Nga hạ lãi suất lần nữa. Ngày 16-9, Ngân hàng trung ương Nga hạ lãi suất xuống còn 7,5% do lạm phát trong nước chậm lại, theo Hãng tin AFP. Động thái này của Ngân hàng trung ương Nga đi ngược xu hướng thế giới bởi ngân hàng trung ương nhiều nước đang liên tục tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát.

Việc cắt giảm lãi suất được cho là để bảo vệ giá trị đồng rúp trong bối cảnh Nga hứng chịu các biện pháp hạn chế từ phương Tây. Lạm phát của Nga lên đến 17,8% hồi tháng 4 vừa qua, và đã giảm xuống 14,3% trong tháng 8.

Đi trên "hành tinh mới"

Góc ảnh 17922

Bức không ảnh chụp ngày 11-9 cho thấy du khách bước trên một con đường mòn phủ đầy tro bụi từ núi lửa Tajogaite ở đảo La Palma, Tây Ban Nha. Một du khách mô tả bước đi trên lớp tro bụi núi lửa giống như đang đi trên bề mặt của một hành tinh mới - Ảnh: AFP


****************

Nhà chọc trời ở Trung Quốc bốc cháy dữ dội


Một tòa nhà chọc trời ở thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã bốc cháy dữ dội trong ngày 16/9.

Theo Reuters, một đám cháy lớn đã bất ngờ xảy ra tại tòa nhà chọc trời đặt văn phòng công ty viễn China Telecom. Hiện tại, lực lượng cứu hộ đã có mặt tại hiện trường để khống chế vụ hỏa hoạn và tiến hành công tác cứu hộ, chưa rõ thông tin về số người thương vong.

Vào 15h48 chiều 16/9, Sở Cứu hỏa thành phố Trường Sa đã nhận được tin báo quần chúng về vụ cháy xảy ra tại tòa nhà thuộc quận Phù Dung. Sau đó, các ngành chức năng đã điều động 36 xe và 280 nhân viên cứu hỏa tới hiện trường vụ cháy. "Đến 17h chiều, đám cháy tại tòa nhà trên đã được dập tắt”, thông cáo được Cơ quan cứu hỏa Hồ Nam đăng trên mạng xã hội Weibo, viết.

Các hình ảnh tại hiện trường cho thấy, ngọn lửa bùng lên xuyên qua các tầng, khói đen phủ kín bầu trời, bên ngoài tòa tháp đã bị cháy đen. 

Thành phố Trường Sa là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, có dân số khoảng 10 triệu người.

Việt Dũng


**************

Đức chiếm kiểm soát một nhà lọc dầu Nga


Đức vừa đặt một công ty con của tập đoàn dầu mỏ Nga Rosneft dưới chế độ ủy thác, trao cho cơ quan quản lý liên bang quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt, bang Brandenburg.

Rosneft Deutschland, công ty có đa số cổ phần từng do Rosneft nắm giữ, đã thử thách quyết tâm của Đức trong việc loại bỏ nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào cuối năm nay, theo các lệnh trừng phạt Moscow của châu Âu vì cuộc xung đột ở Ukraine. 

Cơ sở sản xuất thuộc nhà máy lọc dầu OCK ở Schwedt, bang Brandenburg, Đức. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn thông cáo ngày 16/9 của Bộ Kinh tế Đức cho hay: "Với chế độ ủy thác, mối đe dọa đối với an ninh của nguồn cung năng lượng được giải quyết. Đây là nền tảng thiết yếu cho việc bảo tồn và tương lai của khu Schwedt".

Theo quyết định mới, Rosneft Deutschland, doanh nghiệp chiếm khoảng 12% công suất chế biến dầu của Đức, sẽ nằm dưới sự điều hành của Cơ quan Quản lý mạng lưới liên bang và chủ sở hữu ban đầu không còn quyền ban hành chỉ đạo.

Việc nắm quyền kiểm soát Rosneft Deutschland là động thái mới nhất của Đức nhằm củng cố ngành năng lượng trong nước, vốn đang lao đao vì ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine.

Trong tuần này, Berlin tuyên bố sẽ đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các công ty năng lượng có nguy cơ bị đè bẹp do giá khí đốt leo thang, sau khi Moscow cắt giảm nguồn cung sang châu Âu để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt là cơ sở lớn thứ 4 của Đức, cung cấp tới 90% lượng nhiên liệu tiêu thụ cho thủ đô Berlin. Nhà máy đã nhận toàn bộ dầu thô từ Nga qua đường ống dẫn Druzhba kể từ khi được xây dựng vào những năm 1960. Cơ sở này cũng cung cấp nhiên liệu cho các khu vực phía tây Ba Lan.

Bộ Kinh tế Đức nói, quyết định ngày 16/9 bao gồm cả việc đảm bảo nhà máy PCK có thể nhận dầu từ các tuyến đường thay thế. Điều đó đồng nghĩa Cơ quan mạng lưới liên bang thâu tóm cổ phần của Rosneft Deutschland trong nhà máy lọc dầu MiRo ở Karlsruhe và nhà máy lọc dầu Bayernoil ở Vohburg.

Hiện chưa rõ thực thể nào có khả năng thay thế Rosneft vận hành nhà máy lọc dầu PCK. Shell, công ty sở hữu 37,5% cổ phần của PCK, đã muốn rút lui một thời gian. Verbio và Enertrag, cả hai công ty đều tham gia sản xuất năng lượng tái tạo, đã bày tỏ sự quan tâm.

Tuấn Anh


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm