Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 14 -4 -2024

xxx

HoaLuc 8
*************

NÓNG: Iran phát động tấn công Israel

BÌNH AN, NGỌC ĐỨC, THANH HIỀN, QUỲNH TRUNG

Ảnh ghép cho thấy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái), Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei và bản đồ khu vực Trung Đông - Ảnh: THE TELEGRAPH

Ảnh ghép cho thấy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái), Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei và bản đồ khu vực Trung Đông - Ảnh: THE TELEGRAPH

Theo Hãng tin Reuters, Israel cho biết một loạt máy bay không người lái (drone) của Iran đã được phóng về hướng Israel. Các hệ thống phòng thủ Israel đã sẵn sàng bắn hạ chúng.

Người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari cho hay thời gian để các drone này bay tới Israel sẽ mất vài giờ. 

"Chúng tôi đang theo dõi mối đe dọa này trên không phận. Sẽ mất vài giờ để mối đe dọa này đến được Israel" - Đài CNN dẫn lời ông Hagari nói vào cuối ngày 13-4 theo giờ địa phương (rạng sáng 14-4 theo giờ Việt Nam).

Theo báo The Times of Israel, đến nay quân đội Israel xác định đã có hơn 100 drone được phóng từ Iran về hướng Israel.

Theo truyền thông Iran, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cũng xác nhận họ đã phóng hàng chục máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào các mục tiêu ở Israel.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adrienne Watson cho biết Tổng thống Joe Biden đang được nhóm an ninh quốc gia của ông cập nhật về tình hình và đang giữ liên lạc với các quan chức Israel cũng như các đối tác và đồng minh của Mỹ.

Hãng tin Reuters bình luận việc Iran tấn công Israel có thể gây leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel. Phía Mỹ đã cam kết ủng hộ Israel.

Nhiều tiếng nổ và ánh sáng lóe trên bầu trời Tel Aviv

Phòng không Israel chặn một số cuộc tấn công của Iran vào Jerusalem vào sáng sớm 14-4 giờ địa phương - Ảnh: CNN

Phòng không Israel chặn một số cuộc tấn công của Iran vào Jerusalem vào sáng sớm 14-4 giờ địa phương - Ảnh: CNN

Phóng viên Hamdah Salhut của đài Al Jazeera tường thuật Israel đang tổ chức "đánh chặn chủ động" các cuộc tấn công sắp tới của Iran trên bầu trời thủ đô Tel Aviv. 

Nhiều camera của Al Jazeera ghi được nhiều ánh sáng lóe lên trên bầu trời thành phố Tel Aviv vào ban đêm.

Nữ phóng viên này cho biết thêm còi báo động đang vang lên khắp Israel, bao gồm thủ đô Tel Aviv.

Hãng thông tấn IRNA của Iran cũng đưa tin loạt tên lửa đạn đạo đầu tiên đã bắn về phía Israel.

Đã có nhiều tiếng nổ trên bầu trời Tel Aviv, dường như là từ các đòn đánh chặn của phòng không Israel, theo CNN. Ngoài ra, còn có báo cáo về các vụ nổ ở khu vực Beersheba, Biển Chết và Hebron ở Bờ Tây, cùng với cao nguyên Golan ở biên giới với Syria.

Hệ thống Vòm sắt của Israel đã tiến hành các cuộc đánh chặn ở một số địa điểm. Còi báo động vang lên nhiều nơi ở Israel khi hệ thống phòng không được kích hoạt.

Các vụ đánh chặn được quan sát thấy từ nhiều khu vực của Israel bao gồm TP Safed, vùng Hanaton, khu vực gần Modi'in-Maccabim-Re'ut, Nazareth và Cao nguyên Golan.

Theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp của Israel, một cậu bé 10 tuổi đã bị thương nặng do mảnh đạn văng từ tên lửa đánh chặn một quả đạn của Iran tấn công Israel. Cậu bé sống ở vùng Negev thuộc miền nam Israel, cậu bị thương ở đầu, bất tỉnh và đã được đưa đến bệnh viện.

Iran cảnh báo các nước không được cho Israel mượn không phận

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad Reza Ashtiani cảnh báo bất kỳ nước nào cho phép Israel sử dụng không phận hoặc lãnh thổ để tấn công Iran sẽ "đối mặt với phản ứng quyết liệt" từ Tehran, Đài CNN dẫn Hãng thông tấn IRNA (Iran).

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 14-4 cũng tuyên bố bất cứ mối đe dọa nào từ Mỹ và Israel sẽ gặp phải phản ứng đáp trả của Tehran, Reuters dẫn thông tin từ truyền hình nhà nước Iran.

Còn Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố sẽ không ngần ngại thực hiện thêm "các biện pháp phòng thủ" để bảo vệ lợi ích của nước này trước các động thái gây hấn quân sự.

"Trong trường hợp cần thiết, Iran sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp phòng thủ hơn nữa để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước bất kỳ hành động gây hấn quân sự và sử dụng vũ lực bất hợp pháp nào", Iran tuyên bố.

Đồng thời, Iran tái khẳng định cam kết với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.

Trong khi đó sáng 14-4, nhóm Hezbollah đóng tại Lebanon cũng tuyên bố đã phóng hàng chục rocket Katyusha nhắm vào trụ sở phòng không của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tại khu vực doanh trại Kaila trên cao nguyên Golan.

Mỹ bắn hạ dorne Iran nhằm vào Israel

Phía Mỹ, các quan chức quốc phòng thông tin lực lượng Mỹ trong khu vực đã đánh chặn và tiếp tục hạ máy bay không người lái của Iran nhằm vào Israel.

"Lực lượng của chúng tôi vẫn sẵn sàng cung cấp hỗ trợ phòng thủ và bảo vệ lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực", vị này nói.

Theo đài Al Jazeera, quân đội Israel cảnh báo cư dân ở "các khu vực chiếm đóng", bao gồm cao nguyên Golan, Nevatim, Dimona, và Eilat, phải ở gần các nơi được bảo vệ cho đến khi nhận thông báo tiếp theo.

Nevatim là một địa điểm đặt căn cứ không quân của Israel. Israel có một lò phản ứng hạt nhân ở vùng ngoại ô Domona. Bên cạnh đó, Eilat là nơi có cảng Biển Đỏ, thường xuyên bị nhóm Houthi (Yemen) tấn công liên tục trong lúc nổ ra xung đột giữa Hamas và Israel ở Gaza.

Các nước lên án vụ tấn công

Nhóm an ninh quốc gia Mỹ họp tại Nhà Trắng sau vụ Iran tấn công Israel - Ảnh: CNN/X Tổng thống Mỹ Joe Biden

Nhóm an ninh quốc gia Mỹ họp tại Nhà Trắng sau vụ Iran tấn công Israel - Ảnh: CNN/X Tổng thống Mỹ Joe Biden

Phản ứng trước đòn tấn công vào Israel, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố "lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất cuộc tấn công liều lĩnh của chế độ Iran nhằm vào Israel".

"Anh sẽ tiếp tục đứng lên bảo vệ an ninh của Israel và của tất cả các đối tác trong khu vực bao gồm Jordan và Iraq. Chúng tôi đang làm việc cùng các đồng minh để ổn định tình hình và ngăn chặn tình hình leo thang thêm. Không ai muốn chứng kiến cảnh đổ máu nhiều hơn nữa", ông Sunak tuyên bố.

Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné cũng lên án mạnh mẽ cuộc tấn công của Iran vào Israel, đồng thời nhắc lại tình đoàn kết và "cam kết của Pháp đối với an ninh của Israel".

Hà Lan đánh giá tình hình Trung Đông đang rất đáng lo ngại. Áo và Czech cũng bày tỏ sự ủng hộ Israel sau vụ tấn công.

Iran: "Cuộc tấn công Israel phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc"

Phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc thông báo trên mạng xã hội X rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của nước này được thực hiện theo điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 

Theo đó, Iran có quyền tự vệ chính đáng, đáp lại cuộc tấn công ngày 1-4 của Iran vào đại sứ quán của nước này ở thủ đô Damascus, Syria.

Động thái của Iran đã được cộng đồng quốc tế dự đoán từ nhiều ngày trước.

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã tuyên bố Israel "phải bị trừng phạt và sẽ bị trừng phạt", sau vụ cáo buộc Israel tấn công tòa nhà lãnh sự quán trong khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria hôm 1-4 khiến 3 tướng Iran thiệt mạng.

Văn phòng Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết đất nước của ông "sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu an ninh của Nhà nước Israel, cả về phòng thủ lẫn tấn công".

Báo Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho biết trước khi Iran tấn công Israel, Washington yêu cầu Israel cân nhắc cẩn thận phản ứng của mình trước bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran và lưu ý đến khả năng phản ứng này có thể gây leo thang căng thẳng hơn nữa.

Trong cuộc điện đàm tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin rằng "một cuộc tấn công trực tiếp của Iran sẽ đòi hỏi Israel phải có phản ứng thích hợp chống lại Iran".


***********

Tin thế giới 14-4: Iran nói tấn công Israel phù hợp Hiến chương Liên Hiệp Quốc

MINH KHÔI

Hệ thống chống tên lửa hoạt động sau khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel, ngày 14-4 - Ảnh: REUTERS

Hệ thống chống tên lửa hoạt động sau khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel, ngày 14-4 - Ảnh: REUTERS

Iran tấn công Israel

* Iran nói cuộc tấn công Israel phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Theo đài Al Jazeera, phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc thông báo trên mạng xã hội X rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của nước này được thực hiện theo điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Theo đó, Iran có quyền tự vệ chính đáng, đáp lại cuộc tấn công ngày 1-4 của Israel vào đại sứ quán của nước này ở thủ đô Damascus, Syria.

Theo Hãng tin Reuters, Israel cho biết một loạt máy bay không người lái (drone) của Iran đã được phóng về hướng Israel vào rạng sáng ngày 14-4. Các hệ thống phòng thủ Israel đã sẵn sàng bắn hạ.

Theo báo The Times of Israel, đến nay quân đội Israel xác định đã có hơn 100 drone được phóng từ Iran về hướng Israel.

Xung đột Israel - Hamas

* Hamas bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Israel. Ngày 13-4, Hamas đã chuyển cho các nhà hòa giải ở Ai Cập và Qatar phản hồi của họ đối với đề xuất ngừng bắn mà họ nhận được vào đầu tuần trước.

Hamas nhắc lại các yêu cầu của họ như lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, quân đội chiếm đóng rút hoàn toàn khỏi Dải Gaza, thêm hàng cứu trợ và bắt đầu công cuộc tái thiết…

Trong khi đó, ưu tiên của Israel là đảm bảo trao trả các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công ngày 7-10-2023, vốn khơi mào chiến tranh. Israel cho biết thêm họ vẫn có kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza, nơi có hơn một triệu dân thường đang trú ẩn.

Hamas cho biết họ đã sẵn sàng ký kết thỏa thuận trao đổi tù nhân lấy con tin với Israel. Hamas sẽ thả 133 con tin được cho là vẫn đang bị giam giữ ở Gaza để đổi lấy hàng trăm người Palestine đang bị giam giữ ở Israel.

Tuyên bố của Hamas được đưa ra vài ngày sau khi Israel sát hại một số thành viên trong gia đình của thủ lĩnh Ismail Haniyeh ở Gaza, làm dấy lên lo ngại trong gia đình các con tin rằng hành động này sẽ làm chệch hướng các nỗ lực nhằm đảm bảo họ được thả khỏi Gaza.

Những đứa trẻ Gaza

Giữa đống đổ nát tan hoang và nạn đói đang bủa vây, những đứa trẻ ở Gaza chỉ còn một vài niềm vui nho nhỏ với nhau như bên chiếc bập bênh tự chế này - Ảnh: REUTERS

Giữa đống đổ nát tan hoang và nạn đói đang bủa vây, những đứa trẻ ở Gaza chỉ còn một vài niềm vui nho nhỏ với nhau như bên chiếc bập bênh tự chế này - Ảnh: REUTERS

Xung đột Nga - Ukraine

* Ukraine gặp khó ở mặt trận phía Đông. Tư lệnh quân đội Ukraine cho biết tình hình đã xấu hơn ở mặt trận phía Đông trong những ngày gần đây, do Nga tăng cường tấn công bằng xe bọc thép.

Giao tranh diễn ra dữ dội để giành quyền kiểm soát một ngôi làng phía Tây thành phố Bakhmut.

Tuyên bố của Tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrsky phản ánh tâm trạng u ám ở Kiev khi viện trợ quân sự quan trọng của Mỹ mà Kiev dự kiến nhận được nhiều tháng trước vẫn bị kẹt tại Quốc hội.

Người phát ngôn của các lực lượng chiến đấu ở khu vực phía Đông của mặt trận cho biết quân đội Nga đang tấn công bằng tất cả các loại vũ khí, từ pháo binh đến xe tăng, máy bay không người lái và bom dẫn đường.

Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin thắng cử vào tháng 3, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào Ukraine và tiến hành 3 cuộc không kích lớn vào hệ thống năng lượng của nước này, gồm nhà máy điện và trạm biến áp.

Sự chậm lại trong hỗ trợ quân sự từ phương Tây đã khiến Ukraine dễ bị tấn công từ trên không hơn và bị áp đảo về vũ khí trên chiến trường. Kiev ngày càng đưa ra những lời kêu gọi cấp bách về việc cung cấp tên lửa phòng không trong những tuần gần đây.

* Đức sẽ gửi hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 13-4 cho biết Đức sẽ cung cấp hệ thống phòng không Patriot và tên lửa phòng không do Mỹ sản xuất cho Ukraine vào "thời điểm quan trọng".

Hệ thống phòng không Patriot của Đức - Ảnh: REUTERS

Hệ thống phòng không Patriot của Đức - Ảnh: REUTERS

"Đức sẽ cung cấp thêm một hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine", Thủ tướng Đức Olaf Scholz viết trên mạng xã hội X (Twitter). "Chúng tôi kiên định đứng về phía Ukraine".

Đại sứ Đức tại Ukraine, Martin Jaeger, viết trên X: "Các đối tác quốc tế khác phải nhanh chóng làm theo".

Ông Zelensky cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng ông rất biết ơn Thủ tướng Scholz vì đã quyết định cung cấp thêm một hệ thống Patriot và các tên lửa khác cho những hệ thống phòng không hiện có.

Trong tuyên bố trên Telegram, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông và ông Scholz cũng thảo luận về việc chuẩn bị cho hội nghị tái thiết ở Berlin và hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ vào tháng 6.

Tin thế giới khác

* Triều Tiên phát triển mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết quan điểm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un là phát triển mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc.

Ông Kim Jong Un đưa ra quan điểm này trong cuộc gặp với ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc.

Ông Triệu Lạc Tế là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến thăm Triều Tiên kể từ năm 2018, khi người tiền nhiệm của ông Triệu Lạc Tế là ông Lật Chiến Thư tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh.

Theo KCNA, cuộc gặp đã diễn ra trong "bầu không khí thân thiện, chân thành và cởi mở", đồng thời cho biết ông Triệu và phái đoàn của ông đã rời Bình Nhưỡng vào ngày 13-4.

Ông Kim cũng gửi lời cảm ơn tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã cử phái đoàn cấp cao và đoàn nghệ thuật quy mô lớn tới Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang tìm cách mở rộng COVID-19.

Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc là đồng minh chính và là huyết mạch kinh tế của Triều Tiên - quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc về chương trình vũ khí hạt nhân.

* Chưa rõ động cơ đâm dao chết 6 người ở Sydney. Cảnh sát Sydney (Úc) loại trừ nguyên nhân khủng bố trong vụ đâm dao khiến 6 người thiệt mạng vào ngày 13-4.

Các nhân chứng mô tả hung thủ, được cảnh sát xác định là Joel Cauchi, mặc quần đùi và áo thi đấu của giải bóng bầu dục quốc gia Úc. Hung thủ chạy trong trung tâm thương mại với một con dao, tấn công ngẫu nhiên mọi người.

Kẻ tấn công 40 tuổi đã dùng dao đâm chết 6 người và làm bị thương ít nhất 12 người trước khi bị một nữ cảnh sát bắn chết.

Cho tới thời điểm này, cảnh sát chưa có thông tin hay bằng chứng về động cơ của vụ việc. Cảnh sát cho biết hung thủ từng gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần trong quá khứ.

5 trong số 6 nạn nhân thiệt mạng là phụ nữ. Những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện, bao gồm một em bé 9 tháng tuổi. Em bé bị thương nghiêm trọng nhưng đã ổn định, nhưng mẹ em không qua khỏi.

Úc, quốc gia có khoảng 26 triệu dân, có luật về súng và dao nghiêm khắc nhất thế giới, và các vụ tấn công như vụ hôm 13-4 là rất hiếm.

Lũ lụt ở tỉnh Orenburg của Nga nhìn từ trên cao - Ảnh: REUTERS

Lũ lụt ở tỉnh Orenburg của Nga nhìn từ trên cao - Ảnh: REUTERS

* Nga và Kazakhstan sơ tán hàng nghìn người do lũ lụt. Ngày 13-4, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết cơ quan này đã tiến hành sơ tán hàng nghìn người ở tỉnh Orenburg, phía Nam dãy núi Urals do nước lũ tiếp tục dâng cao.

Theo chính quyền tỉnh Orenburg, khoảng 14.000 người đã được sơ tán khỏi Orenburg và khu vực xung quanh. Số lượng nhà cửa bị ngập đang ngày một tăng và một số khu vực cũng bị mất điện.

Chính quyền tỉnh Kurgan cũng kêu gọi người dân khẩn trương sơ tán vì nước sông Tobol được dự báo sẽ dâng cao khi băng tan.

Tại Kazakhstan, nơi có chung đường biên giới dài 7.500 km với Nga, lũ lụt đã ảnh hưởng đến vùng ngoại ô thành phố Petropavlovsk, thủ phủ tỉnh Bắc Kazakhstan, khiến trên 103.000 người phải sơ tán, gần 5.000 ngôi nhà bị ngập lụt và nhiều nơi bị mất điện, nước.

Tình trạng băng tuyết tan nhanh vì nhiệt độ tăng cao và mưa lớn trong tháng này đã khiến một số con sông lớn chảy qua Nga và Kazakhstan tràn bờ. Tại thành phố Orenburg, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Nga, sông Ural đã vỡ bờ, khiến nhiều đường phố và các khu dân cư ngập trong nước. Mực nước sông tiếp tục dâng cao, tới chiều 13-4 đạt mức 12 mét, cao hơn 2,5 mét so với mức được coi là nghiêm trọng.


**********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) - Một vụ đâm dao tại Sydney - Úc làm ít nhất 6 người chết và nhiều người bị thương, trong đó có một em bé 9 tháng tuổi. Vụ tấn công xảy ra tại một thương xá rất đông người mua sắm hôm Thứ Bảy 13/04/2024. Hiện giờ, cảnh sát không loại trừ khả năng đây là một vụ tấn công khủng bố. Một người đàn ông bị cảnh sát bắn chết và rất có thể đó là kẻ tấn công. Theo thủ tướng Úc Anthony Albanese, hung thủ dường như hành động một mình. Những vụ tấn công như vậy rất hiếm khi xảy ra tại Úc. 

(AFP) - Một cựu đại sứ Mỹ bị tuyên án tù vì tội làm gián điệp cho Cuba trong suốt nhiều thập niên. Bị bắt vào đầu tháng 12 năm ngoái Victor Manuel Rocha, 75 tuổi hôm 12/04/2024 bị tuyên án 15 năm tù .Theo lời bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, Merrick Garland, trong hơn 40 năm, viên cựu đại sứ này, tiếp cận được nhiều tài liệu mật và có ảnh hưởng đối với chính sách ngoại giao của Mỹ và đã làm việc như một nhân viên của Cuba. 

(Reuters) - Chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc Triệu Lạc Tế đã gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng hôm nay, 13/04/2024. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong cuộc gặp này, ông Triệu Lạc Tế đã bày tỏ mong muốn của Bắc Kinh tăng cường quan hệ hợp tác với Bình Nhưỡng. 

(AFP) - Khoảng 2.000 binh lính và cảnh sát nước ngoài sẽ được triển khai, tham gia bảo đảm an ninh cho Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 20124. Thông báo của bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu hôm 12/04/2024 cho biết theo dự kiến, gần 45.000 cảnh sát và hiến binh Pháp sẽ được huy động ở vùng Paris để bảo đảm an ninh cho lễ khai mạc Thế Vận Hội lần đầu tiên được tổ chức trên sông Seine ngày 26/07.

(AFP) - Mỹ, thị trường xuất khẩu số một của Đài Loan, vượt Trung Quốc. Theo thông báo của bộ Tài Chính hôm 12/04/2024, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu chính của Đài Loan, vượt Trung Quốc, là nhờ nhu cầu tăng vọt về thiết bị điện tử, được trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy. Hàng bán dẫn Đài Loan đảm bảo gần 70% sản lượng bán dẫn toàn cầu, và vượt trội trong lĩnh vực chíp điện tử sử dụng trên ô tô, vệ tinh hay máy bay chiến đấu.

(RFI) - Cựu sĩ quan an ninh Ukraina cộng tác với Nga bị tấn công. Cựu sĩ quan cơ quan an ninh Ukraine (SBU), Vasily Prozorov, bị thương trong một vụ nổ bom hôm qua, 12/04/2024, theo các hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS và Ria Novosti. Vụ nổ xảy ra khi nhân vật này đang có mặt trong chiếc xe hơi, gần nơi cư trú ở phía bắc thủ đô Nga. Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào Ukraina, cuối tháng 2/2022, đã xảy ra nhiều vụ ám sát hoặc mưu ám, trên đất Nga, nhắm vào nhiều cá nhân ủng hộ cuộc xâm lăng của điện Kremlin.

(AFP) - Liên Âu trừng phạt ba đơn vị Hamas, thủ phạm ‘‘bạo lực tình dục quy mô lớn’’. Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 12/04/2024, thông báo trừng phạt lữ đoàn al-Quds, cánh vũ trang của lực lượng Thánh chiến Hồi giáo và hai đơn vị Nukhba và lữ đoàn al-Qassam, các nhóm vũ trang của Hamas, vì “bạo lực tình dục tràn lan” trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10/2023. Ba nhóm nói trên bị cáo buộc ‘‘đã sử dụng bạo lực này như một vũ khí chiến tranh’’.

(AFP) – Chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến căn cứ địa của Trump tìm sự ủng hộ. Chủ tịch Hạ Viện đảng Cộng Hòa Mike Johnson đã đến gặp cựu tổng thống Donald Trump hôm qua, 12/04/2024, tại dinh thự Mar-a-Lago, để ‘‘thảo luận về một loạt vấn đề nóng bỏng’’ tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Theo giới quan sát, đây là một nỗ lực của ông Johnson để nhằm đối phó với đe dọa phế truất từ phía nhiều dân biểu Cộng Hòa tại Hạ Viện.


***********

Điện Biên Phủ mở đầu cho hồi kết chính sách thuộc địa Pháp

Thụy My

Le Figaro Magazine chạy tít lớn « Cuộc chiến của những người hùng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm », dành trang bìa cho bức ảnh những người lính đang xung phong.

Trận đánh khiến Pháp lụi tàn giấc mơ Đông Dương 

Trong bài « Đông Dương, những chiến binh cuối cùng của Điện Biên Phủ », đặc phái viên tờ báo quay lại chiến trường xưa, nơi từng diễn ra trận đánh huyền thoại. Từ ngày 13/03 đến 07/05/1954, thất bại của quân đội do tướng De Castries chỉ huy trước Việt Minh đông gấp bốn lần, đã khởi đầu cho việc Pháp chia tay với Đông Dương.

Khi những người lính dù Pháp tham gia chiến dịch Castor nhảy xuống thung lũng ngày 20/11/1953, tại đây chỉ mới có vài làng người Thái đen. Năm 2024, Điện Biên Phủ là một thành phố biên giới 140.000 dân không ngừng mở rộng, những tòa nhà cao xấu xí thay thế những căn nhà miền núi duyên dáng bên bờ Nậm Rốm.

Một phi đạo mới vừa được khánh thành vào tháng 12/2023 - nơi xưa kia những chiếc Dakota của Không quân Pháp hạ cánh, trước khi đại bác của Việt Minh ngăn trở khiến chỉ còn cách nhảy dù. Ngày nay có những chuyến bay từ Hà Nội và bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh tức Sài Gòn. Để có phi đạo dài 2.500 mét, một đoạn đồi Bản Kéo (Anne-Marie) đã bị san phẳng dù nằm trong số 46 cứ điểm lịch sử. Điều kỳ lạ là trong sáu tháng đào bới, không tìm thấy hài cốt lính viễn chinh nào.

Chiến trường Điện Biên nay là thành phố nhộn nhịp

Đại sứ quán Pháp theo dõi chặt chẽ, sau khi bị hiệp hội « Souvenir français » (Kỷ niệm Pháp) chỉ trích là không quan tâm đến việc hồi hương di hài những người lính ở Đông Dương. Một phái đoàn của Viện Khảo cổ được gởi đến Việt Nam tháng 4/2023 để giúp đào tạo người Việt, nhưng không được vào hiện trường. Trong trận Điện Biên Phủ, phía Pháp có 2.300 lính tử trận và 1.000 mất tích. Nhưng hơn 6.500 trong tổng số 11.000 người bị bắt làm tù binh đã chết trong chuyến đi khủng khiếp về các trại của Việt Minh hay khi bị giam giữ.

Tại một số cứ điểm như Éliane, Dominique, các chiến hào được gia cố để chống chọi với thời gian và mưa gió, hầm chỉ huy của tướng De Castries được tráng xi-măng. Những cô gái mặc áo dài chụp hình kỷ niệm trước một bức tranh toàn cảnh khổng lồ mô tả lại cuộc chiến. Tác giả nhận thấy việc dựng lại có phần hơi lố : cơ sở y tế của Việt Minh trông giống như một bệnh viện ở Dubai, còn của sở chỉ huy Pháp chỉ là một hầm chứa nước thải bẩn thỉu.

Cách đó vài trăm mét là đài tưởng niệm của phía Pháp do một cựu binh lê dương gốc Đức từng chiến đấu ở cứ điểm Hồng Cúm (Isabelle), Rolf Rodel dựng lên ngày 07/05/1994 nhân kỷ niệm 40 năm trận đánh. Xa hơn, ở Mường Phăng khoảng 17 kilomet đường chim bay là sở chỉ huy của tướng Giáp, ở ngoài tầm đại bác 155 ly, và những căn lều của cố vấn Trung Quốc. Pháp thua vì không ngờ người Việt làm được điều không tưởng là đưa đến nơi những khẩu đại bác hạng nặng, xuyên qua rừng núi với 260.000 dân công.

Những chiến binh Điện Biên Phủ cuối cùng

Bài phóng sự kèm theo rất nhiều hình ảnh, và chân dung các cựu binh của cả hai bên. Phía Pháp có Pierre Latanne, anh binh nhì 22 tuổi hai lần nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, nay là tướng tình báo. Trung sĩ Pierre Flamen năm nay 94 tuổi, cho rằng trận Điện Biên Phủ là sai lầm khủng khiếp của cấp chỉ huy, họ chiến đấu vì danh dự lính dù chứ không phải vì lá cờ cách đó 12.000 kilomet. André Mengelle, một người lính tình nguyện vì chưa đủ tuổi, nhận thấy người hùng có ở cả hai phía. Ông rời quân đội ở tuổi 57 với ngôi sao cấp tướng.

Phía Việt Nam, Phạm Đức Cư lúc đó 24 tuổi chỉ huy tiểu đoàn 394 trung đoàn pháo cao xạ 367 được đào tạo tại Trung Quốc, cho biết đơn vị 70 người bị chết hết phân nửa, nhưng được bổ sung thường xuyên. Nguyễn Xuân Mai còn trẻ hơn, khai tăng tuổi và cân nặng để đi bộ đội, từng tấn công cứ điểm Éliane, sau thành nhà báo quân đội với cấp đại tá. Ông Lê Quyên học tại Côn Minh, Trung Quốc, thuộc đại đoàn 316 và cũng nghỉ hưu với cấp đại tá như ông Mai, nhớ lại lúc chia nhau thực phẩm và sâm-banh tiếp tế cho tướng De Castries, thổ lộ lúc đó chưa ý thức được tầm vóc của chiến thắng.

Điện Biên Phủ sụp đổ là hồi chuông báo tử cho Đông Dương, và cả đế quốc Pháp với tác động dây chuyền lên Algérie và châu Phi. Jean-Marc Rouart, tác giả một vở kịch lấy bối cảnh Đông Dương nhấn mạnh : « Trận Điện Biên Phủ đánh dấu thời điểm lịch sử cho thế giới thứ ba. Lần đầu tiên kể từ 1905 khi Nhật đánh bại Nga, những người châu Âu bị thua một dân tộc thuộc một nền văn minh bị họ coi thường. Đó là khởi đầu cho sự lùi bước của phương Tây ». Le Figaro cũng lưu ý tinh thần đồng đội của người lính : Có đến 700 người tình nguyện đi tăng viện, và chuyến nhảy dù đầu tiên của họ thường cũng là chuyến cuối cùng.

Biển Đông : Bị Trung Quốc sách nhiễu, Philippines vận động truyền thông

Tại Biển Đông, đặc phái viên Le Point « Đi cùng với những người Philippines bị Trung Quốc quấy nhiễu ». Chỉ riêng trong tháng Ba, đã xảy ra hai sự cố : tuần duyên Trung Quốc cản đường tàu tiếp liệu Philippines, phun vòi rồng làm bảy người bị thương, dù đã giương cờ trắng xin ngừng tấn công.

Thị Tứ là điểm tiền tiêu xa nhất của Philippines, cách vùng đặc quyền kinh tế của nước này vài kilomet. Tuần báo nhắc lại về mặt lịch sử, Pháp đã kiểm soát quần đảo Trường Sa từ năm 1933 và tuyên bố chủ quyền, cụ thể Hải quân Pháp đổ bộ lên đảo Thị Tứ ngày 12/04/1933. Năm 1971 Philippines âm thầm cho quân chiếm đảo và đổi tên là Pag-asa (Hy vọng, theo tiếng Tagalog). Thị Tứ rộng 37 hecta, có một phi đạo, nhiều cây cối đã gãy đổ trong trận bão Odette tháng 12/2021. Những người sống trên đảo được hưởng trợ cấp hào phóng 1 triệu peso mỗi năm (trên 16.000 euro), 16 ký gạo mỗi tháng, chưa kể nhà ở miễn phí.

Nhân Tuần Thánh 2024, cơ quan du lịch quần đảo Kalayaan (phần Trường Sa do Philippines đòi chủ quyền) tổ chức cho khoảng 50 du khách Philippines đi thăm đảo Palawan, họ cho rằng đây là « chuyến đi để đời ». Xa xa là Bãi Cỏ Mây, năm 1999 Philippines dùng một chiếc tàu mắc cạn để cho binh lính đóng quân. Chiếc BRP Sierra Madre từng phục vụ trong trận Okinawa và ở Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến tranh Việt Nam đã quá cũ kỹ, và Bắc Kinh nghi ngờ Manila chở vật liệu đến để kéo dài tuổi thọ. Dù ở xa tít tắp nhưng Trung Quốc khống chế vùng biển với các chiến hạm, lực lượng tuần duyên và đoàn tàu dân quân biển đóng vai ngư dân.

Manila liên kết chống lại Bắc Kinh

Một người dân kể, từ 2012 bắt đầu thấy ngư dân Trung Quốc đến nhưng không đánh cá, thực ra là dân quân đến xây dựng đảo nhân tạo. Chính quyền không phản ứng và còn cấm đăng tin lên mạng. Rodrigo Duterte cố ve vãn Bắc Kinh để mong được đầu tư. Giờ đây ngay cả Duterte cũng nhìn nhận sai lầm, người kế nhiệm Ferdinand Marcos Junior chủ trương minh bạch vấn đề, và việc mở cửa Thị Tứ cho báo chí nằm trong chiến lược này. Trung Quốc yêu sách toàn bộ Trường Sa dù nằm cách đó hơn 1.000 kilomet. Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều tranh chấp.

Tiến sĩ Benjamin Blandin, Viện Công giáo Paris cho rằng không nên phóng đại sức mạnh Trung Quốc. Ba căn cứ hải quân và bốn điểm tựa của Bắc Kinh xây lên vội vã cách đây mười năm đã xuống cấp. Trong số 8.000 tàu dân quân chỉ có 1.000 chiếc thực sự hoạt động, và chỉ 200/400 chiến hạm có thể đi xa. Chuyên gia Gregory Poling, Center for Strategic and International Studies (CSIS) nhận thấy từ 2021 Trung Quốc chẳng chiếm được gì thêm, vì các nước Đông Nam Á không còn khoanh tay đứng nhìn. Chẳng hạn Việt Nam đã có 9 đảo và 14 rạn san hô được xây dựng kiên cố. Về phía Philippines đã thay đổi hẳn, lực lượng tuần duyên sẽ tăng gấp đôi, cho phép Mỹ đặt thêm 4 căn cứ quân sự.

Theo Le Point, đảng cộng sản Trung Quốc đã tự hại mình khi chế ra cái gọi là quyền lịch sử trên toàn bộ Biển Đông. Nào vũ khí siêu thanh, laser, đèn flash, trực thăng, hors-bord…và mới đây là vòi rồng ở mức mạnh nhất và trực diện để gây thiệt hại tối đa, nhằm « giết gà dọa khỉ ». Washington không có cách nào khác là lên tuyến đầu. Manila có sự hỗ trợ của Pháp, Nhật và mới đây là hiệp ước ba bên Mỹ-Nhật-Phi, giúp Manila không còn cô độc.

NATO, sức mạnh quân sự chưa từng thấy

Tại châu Âu Le Point phân tích « Chiến thắng kỳ lạ của NATO ». Liên minh Bắc Đại Tây Dương bảo đảm hòa bình từ 75 năm qua, nhưng lại bị gặm nhấm từ bên trong. Tháng Tư 1949, các nhà lãnh đạo 12 nước tự do ở Bắc Mỹ và Tây Âu thành lập NATO để ngăn chận đế quốc Liên Xô, bảo đảm cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Âu. Nay với sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển NATO đã có đến 32 quốc gia.

Giữ gìn được hòa bình và thịnh vượng cho các nước thành viên trong hơn bảy thập niên qua là một chiến thắng đẹp đẽ. Thế nhưng năm 2016 Donald Trump nói rằng NATO « lỗi thời », và ba năm sau Emmanuel Macron chẩn đoán « chết não ». Đến khi Ukraina bị Nga xâm lược năm 2022, NATO chứng tỏ sự hiện diện của mình là thiết yếu cho an ninh châu Âu. Trên lý thuyết, Liên minh có sức mạnh chính trị quân sự khổng lồ.

Tổng sản phẩm nội địa của khối chiếm 50 % toàn cầu, ngân sách quốc phòng cao hơn tất cả các nước khác cộng lại. NATO có 3,3 triệu quân hoạt động, 20.000 phi cơ, trên 1 triệu xe thiết gáp, 2.000 chiến hạm…chưa kể vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ và Anh quốc (Pháp được cho là độc lập). Tuy vậy trên thực tế, NATO lại dễ tổn thương. Người ta lo sợ Donald Trump nếu đắc cử sẽ rút khỏi liên minh, nguy cơ Ukraina thất bại khiến các chuyên gia quân sự ngày càng lo lắng.

« Lời cuối của con thiên nga »

NATO chưa chính thức tham chiến, nhưng Nga đã coi Liên minh Bắc Đại Tây Dương là kẻ thù. Joe Biden cảnh báo Vladimir Putin « sẽ không dừng lại ở Ukraina », Emmanuel Macron nêu ra một cuộc chiến « sống còn cho châu Âu ».

Nếu thiết thân đến như vậy, tại sao NATO lại không thể biến cán cân sức mạnh nghiêng hẳn về phía Kiev ? Sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, mà cụ thể là Quốc Hội chặn viện trợ cho Ukraina, đóng một vai trò. NATO bị ăn mòn từ bên trong, còn trước mặt các kẻ thù liên kết lại : Nga, Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên - ba và sắp tới là bốn nước có vũ khí nguyên tử - ngày càng khắng khít, thêm vào đó là « các nước phương Nam ». Ngay cả một số thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và nay Slovakia, tỏ ra thông cảm với Vladimir Putin.

NATO thắng được chiến tranh lạnh trước Liên Xô là nhờ chưa bao giờ để phải nghi ngờ về quyết tâm tự vệ nếu bị tấn công, như trong cuộc phong tỏa Berlin năm 1948, Cuba 1962 và khủng hoảng hỏa tiễn năm 1983. Theo Le Point, các nhà lãnh đạo phương Tây ngày nay cần noi gương những người tiền nhiệm, nếu không muốn lễ kỷ niệm 75 năm thành lập NATO sẽ tổ chức ở Washington vào tháng Bảy, là « tiếng kêu cuối cùng của con thiên nga » - một liên minh quân sự vốn hùng mạnh chưa từng thấy.

Liên Hiệp Quốc trôi dạt về đâu ?

Nhưng không chỉ có NATO, ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng đang bất lực. L’Express đặt câu hỏi : « Irak, Libya, Ukraina, Gaza…Sự trượt dài xuống địa ngục của Liên Hiệp Quốc sẽ còn tới đâu ? ». Có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thế giới, Liên Hiệp Quốc trở thành sàn đấu giữa các nước dân chủ chống lại độc tài, và cần phải cải tổ để tồn tại.

Hôm 19/09/2023, ông Joe Biden, nhà lãnh đạo đại cường hàng đầu thế giới, có vẻ quá đơn độc khi lên án cuộc xâm lăng của Nga và tái khẳng định việc ủng hộ Ukraina. Trong năm ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An, hai nhà độc tài Vladimir Putin và Tập Cận Bình vắng mặt đã đành, nhưng hai đồng minh Anh và Pháp cũng không tham dự. Tổ chức quốc tế đang trong cơn khủng hoảng hiếm thấy. Tháng Tư 2022, tổng thống Volodymyr Zelensky đã chất vấn : « Đâu rồi hòa bình, lý do để Liên Hiệp Quốc được thành lập và có nhiệm vụ bảo vệ ? ». Và suốt hai năm qua, đất nước của ông vẫn phải chịu đựng cuộc xâm lăng của một quốc gia là ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An.

Còn Gaza ? Sáu tháng sau vụ thảm sát 1.200 người Israel hôm 07/10, Liên Hiệp Quốc vẫn chưa chính thức lên án hành động khủng bố của Hamas. Cuối tháng Giêng, diễn ra một sự kiện chấn động : Nhà nước Do Thái tố cáo 12 nhân viên của cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) tham gia vào vụ sát nhân trên. Rồi đến báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc Francesca Albanese nói rằng vụ thảm sát là lời đáp cho « sự đàn áp của Israel ». Bộ Ngoại Giao Pháp phản đối tuyên bố bài Do Thái này, cho rằng « đáng xấu hổ ».

Tê liệt vì Nga và Trung Quốc

Liên Hiệp Quốc còn hữu ích hay không ? Được thành lập từ đống tro tàn của Hội Quốc Liên, liệu Liên Hiệp Quốc sẽ có cùng số phận của tổ chức tiền thân ? Từ khi đưa quân sang xâm chiếm Ukraina, Nga chặn tất cả mọi động thái của Hội Đồng Bảo An, có sự tiếp tay của Trung Quốc.

Diễn đàn xã hội của Hội đồng Nhân quyền tháng 11/2023 tại Genève do…Iran làm chủ tịch. Azerbaijan đã hủy diệt các di sản Armenia ở Thượng Karabakh, trở thành phó chủ tịch Unesco. Hai phần ba trong số 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền là các chế độ độc tài, tập trung tấn công Israel. Từ khi được thành lập năm 2006 cho tới 2023, Israel bị hội đồng này trừng phạt 103 lần, nhưng chưa một lần nào lên án Trung Quốc, dù 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh tống vào trại cải tạo.

Tuy vậy theo L’Express, Liên Hiệp Quốc trên thực tế là một tổ chức nhân đạo khổng lồ. Một số cơ quan trực thuộc có vai trò quan trọng như Chương trình Thực phẩm Thế giới, Tổ chức Lương Nông Quốc tế…xứng đáng được duy trì và cải tổ.

Trục xuất Nga khỏi Hội Đồng Bảo An ?

Về ý kiến đuổi Nga ra khỏi Hội Đồng Bảo An, theo chuyên gia địa chính trị Nicolas Tenzer, không phải là không thể thực hiện. Ông đề nghị hai cách. Hoặc vận dụng Điều 6 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, theo đó Đại hội đồng có thể trục xuất một thành viên theo khuyến cáo của Hội Đồng Bảo An nếu « ngoan cố vi phạm » các nguyên tắc – đây chính là trường hợp của Nga.

Chỉ cần 9/15 thành viên thường trực và không thường trực của Hội Đồng Bảo An đồng ý, và với thành phần hiện nay hoàn toàn có thể. Cách triệt để hơn là đặt lại tính chính danh của Liên bang Nga trong Hội đồng, vì cho đến nay chỉ có Liên Xô được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc ! Nhưng vấn đề không phải là pháp lý mà là ý hướng chính trị. Liệu có nên đi đến tận cùng, làm tan vỡ Hội Đồng Bảo An, hay chỉ nên dùng để gây áp lực lên Matxcơva ?

Ukraina, phòng thí nghiệm cho chiến tranh tương lai

L’Express đặt vấn đề « Quá tải và bị phá hoại từ bên trong, Liệu Liên Hiệp Quốc có gượng dậy được ? ». Nouvel Obs mời người đọc « Du hành trong nước Mỹ của Trump ». Le Point đăng ảnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron với dòng tít lớn « Nhân vật với số nợ 1.000 tỉ ». Hồ sơ của Courrier International tuần này được dành cho « Trí thông minh nhân tạo (AI) bước vào chiến tranh ». Từ Ukraina tới Gaza, AI xuất hiện trên chiến trường với sự kiểm soát ngày càng ít đi của con người.

Tạp chí Time gọi chiến tranh ở Ukraina là « Cuộc xung đột đầu tiên của AI ». Từ tháng 6/2022, tổng giám đốc Palantir, Alex Karp (được mô tả là nhà buôn các loại vũ khí có AI trợ giúp) đã thăm Kiev, rồi đến Microsoft, Amazon, Google, Starlink cũng đến để đánh giá hiệu quả thực tế. Ukraina trở thành « phòng thí nghiệm của chiến tranh tương lai ». Nhật báo Tây Ban Nha ABC được Courrier International dịch lại nhận định, cho tới nay các bên không để cho « robot sát thủ » quyết định, yếu tố con người là tối hậu. Nhưng dường như lằn ranh đỏ này đã bị vượt qua, không chỉ tại các nước đang chiến tranh hay các tập đoàn công nghệ.


************

Công an Quảng Ngãi bắt giam người đàn ông vì ‘xúc phạm’ thằng Hồ Chí Minh

VOA Tiếng Việt

Ngày 12/4, Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam ông Lê Quốc Hùng với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, cáo buộc người đàn ông này ‘xúc phạm’ cố lãnh tụ Hồ Chí Minh của chính quyền cộng sản độc đảng.

Trang Công an Nhân dân của Bộ Công an tường thuật rằng ông Lê Quốc Hùng, 57 tuổi, sử dụng mạng Facebook để livestream có nội dung “đòi đa nguyên, đa đảng, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Ngoài ra, các trang báo của nhà nước còn cáo buộc ông Hùng nhiều lần nhận tiền từ một số người mà họ cho là “đối tượng chống phá Việt Nam ở nước ngoài” và cho những người này tham gia livestream của ông để “chống phá” đảng, nhà nước.

Tuy nhiên, nhà chức trách và truyền thông Việt Nam do đảng cộng sản cai trị không nêu rõ ông Hùng “xúc phạm” ông Hồ ra sao; ông yêu cầu đa nguyên, đa đảng như thế nào hay nhận tiền từ những ai.

Vụ bắt giam ông Hùng là vụ mới nhất liên quan đến các phát biểu trên mạng xã hội khiến chính quyền xử lý bằng biện pháp hình sự. Theo thống kê của các nhóm nhân quyền trong và ngoài nước, tính từ đầu năm đến nay, 8 người đã bị bắt theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Điều 117 Bộ Luật Hình sự thường bị các tổ chức quốc tế và các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên án là công cụ để Hà Nội bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam bác bỏ điều này.

Chính quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau luôn khẳng định điều mà họ gọi là chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, khăng khăng rằng nước này coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về nhân quyền.


**********

Iran bắt giữ tàu chở hàng ở Eo biển Hormuz sau khi đe dọa bế quan

Reuters

Lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran bắt giữ một tàu chở hàng có liên hệ với Israel ở Eo biển Hormuz ngày thứ Bảy, vài ngày sau khi Tehran cho biết họ có thể đóng tuyến đường vận tải hệ trọng này và cảnh báo sẽ trả đũa cuộc tấn công của Israel nhắm vào lãnh sự quán Iran ở Syria.

Hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran đưa tin một máy bay trực thăng của Lực lượng Vệ binh đã đáp xuống và đưa vào vùng biển Iran tàu MSC Aries treo cờ Bồ Đào Nha, nói rằng con tàu có liên quan đến Israel.

MSC, công ty điều hành tàu Aries, xác nhận Iran đã bắt giữ con tàu và cho biết họ đang làm việc “với cơ quan hữu trách” để đưa con tàu trở về an toàn và đảm bảo sự bình an cho 25 nhân viên trên tàu.

MSC thuê tàu Aries từ Gortal Shipping, một công ty liên đới của Zodiac Maritime, Zodiac nói trong một phát biểu, nói thêm rằng MSC chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tàu. Zodiac một phần thuộc sở hữu của doanh nhân người Israel Eyal Ofer.

Video trên các kênh tin tức của Iran cho thấy vụ bắt giữ có hình ảnh một người đang nhảy từ trực thăng xuống một con tàu. Reuters xác minh con tàu trong video là tàu MSC Aries nhưng không xác minh được ngày ghi hình.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng kể từ đầu chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza vào tháng 10. Israel hoặc đồng minh của họ là Mỹ liên tục đụng độ với các nhóm liên kết với Iran ở Lebanon, Syria, Iraq và Yemen.

Iran đã đe dọa trả đũa vì các cuộc không kích nghi là do Israel thực hiện nhắm vào lãnh sự quán nước này ở thủ đô Damascus của Syria vào ngày 1 tháng 4 khiến bảy sĩ quan Vệ binh Cách mạng trong đó có hai chỉ huy cấp cao thiệt mạng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày thứ Sáu nói ông dự liệu Iran sẽ “sớm” tấn công Israel và cảnh báo Tehran chớ nên làm như vậy.

Người phát ngôn quân sự của Israel, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, nói "Iran sẽ phải chịu hậu quả nếu chọn leo thang tình hình này thêm nữa" khi ông đưa ra phản ứng trước những tin tức về vụ bắt giữ tàu MSC Aries.

Bộ trưởng Ngoại giao Israel Israel Katz cáo buộc Tehran có hành vi hải tặc.

Hôm thứ Ba, tư lệnh hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, Alireza Tangsiri, nói họ có thể đóng eo biển Hormuz, nằm giữa Iran và Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả-rập (UAE), nếu thấy cần thiết.

Ông nói Iran coi sự hiện diện của Israel tại UAE là mối đe dọa. Israel thiết lập quan hệ ngoại giao với UAE vào năm 2020 như một phần của “Hiệp định Abraham” do Mỹ làm trung gian điều giải.


************
voatiengviet.com

Iran phóng máy bay không người lái về phía Israel trong vụ tấn công trả đũa

Reuters

Iran phóng hàng chục máy bay không người lái (drone) nhắm vào Israel vào ngày thứ Bảy nhưng chúng sẽ mất vài giờ để đến được mục tiêu, quân đội Israel cho biết. Vụ tấn công có thể khơi mào một sự leo thang lớn giữa hai nước thù địch hàng đầu trong khu vực, với việc Mỹ cam kết hỗ trợ Israel.

Hai nguồn tin an ninh ở Iraq cho biết hàng chục drone đã được phát hiện bay từ Iran tới Israel bên trên không phận Iraq trong điều mà cơ quan thông tấn Press TV gọi là "các cuộc oanh kích bằng drone trên diện rộng" của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Iran tuyên bố sẽ trả đũa điều mà họ gọi là cuộc tấn công của Israel nhắm vào lãnh sự quán ở Damascus vào ngày 1 tháng 4 khiến bảy sĩ quan Vệ binh Cách mạng thiệt mạng, trong đó có hai chỉ huy cấp cao. Israel chưa xác nhận hay phủ nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra cam kết sát cánh cùng Israel chống lại Iran.

Tướng về hưu Amos Yadlin của Israel nói với kênh tin tức Channel 12 của nước này rằng các drone của Iran được trang bị 20 kg chất nổ mỗi chiếc.

Quân đội Israel cho biết còi báo động sẽ vang lên ở bất kì khu vực bị đe dọa nào và lực lượng phòng thủ của họ đã sẵn sàng đối phó với chúng.

Israel và nước láng giềng Jordan, nằm giữa Iraq và Israel, cho biết họ sẽ đóng cửa không phận vào tối thứ Bảy.

Cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và Hamas, hiện đã bước sang tháng thứ bảy, đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, lan sang các mặt trận với Lebanon và Syria và thu hút hỏa lực tầm xa nhắm vào các mục tiêu của Israel từ những nơi xa xôi như Yemen và Iraq.


************

Hamas bác bỏ phản hồi của Israel về ngừng bắn, quyết giữ nguyên đòi hỏi

Reuters

Nhóm Hồi giáo bảo thủ Palestine Hamas bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Israel hôm thứ Bảy, nói rằng họ đã trao cho các nhà điều giải ở Ai Cập và Qatar phản hồi của họ về đề xuất mà họ nhận được vào ngày thứ Hai tuần trước.

Sau hơn sáu tháng chiến tranh với Israel ở Gaza, các cuộc đàm phán vẫn bế tắc. Hamas vẫn khăng khăng đòi bất cứ thỏa thuận nào cũng phải chấm dứt chiến tranh.

"Chúng tôi.. tái khẳng định theo đuổi các đòi hỏi của chúng tôi và các đòi hỏi quốc gia của người dân chúng tôi; với việc ngừng bắn vĩnh viễn, việc quân đội chiếm đóng rút khỏi toàn bộ Dải Gaza, những người tản cư được trở về khu vực và nơi cư trú của họ, tăng cường đưa hàng cứu trợ và viện trợ, cũng như bắt đầu tái thiết," tổ chức Hồi giáo bảo thủ này nói.

Israel muốn các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 vốn khơi mào chiến tranh được phóng thích, nhưng cho biết họ sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi Hamas bị tiêu diệt như một thế lực quân sự. Israel cũng nói họ vẫn định thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza, nơi hơn một triệu thường dân đang trú ẩn.

Hamas ngày thứ Bảy nói họ đã sẵn sàng chung quyết thỏa thuận trao đổi tù nhân lấy con tin với Israel, theo đó sẽ thả 133 con tin được cho là vẫn đang bị giam giữ ở Gaza để đổi lấy hàng trăm người Palestine đang bị cầm tù ở Israel.

Phát biểu của Hamas được đưa ra vài ngày sau khi Israel sát hại một số thành viên trong gia đình của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Gaza, làm dấy lên lo ngại trong gia đình các con tin rằng hành động này sẽ làm chệch hướng các nỗ lực nhằm giúp họ được thả khỏi Gaza.

Phát biểu với Reuters tại Qatar một ngày sau vụ hạ sát, Haniyeh nói tổ chức của ông vẫn mưu tìm một thỏa thuận nhưng cáo buộc Israel trì hoãn và né tránh đáp ứng các đòi hỏi của Hamas.

Những lời kêu gọi ngừng bắn khắp toàn cầu ngày càng gia tăng khi chiến tranh bước sang tháng thứ bảy, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy tiến triển trong các cuộc đàm phán.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 14 -4 -2024

xxx

HoaLuc 8
*************

NÓNG: Iran phát động tấn công Israel

BÌNH AN, NGỌC ĐỨC, THANH HIỀN, QUỲNH TRUNG

Ảnh ghép cho thấy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái), Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei và bản đồ khu vực Trung Đông - Ảnh: THE TELEGRAPH

Ảnh ghép cho thấy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái), Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei và bản đồ khu vực Trung Đông - Ảnh: THE TELEGRAPH

Theo Hãng tin Reuters, Israel cho biết một loạt máy bay không người lái (drone) của Iran đã được phóng về hướng Israel. Các hệ thống phòng thủ Israel đã sẵn sàng bắn hạ chúng.

Người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari cho hay thời gian để các drone này bay tới Israel sẽ mất vài giờ. 

"Chúng tôi đang theo dõi mối đe dọa này trên không phận. Sẽ mất vài giờ để mối đe dọa này đến được Israel" - Đài CNN dẫn lời ông Hagari nói vào cuối ngày 13-4 theo giờ địa phương (rạng sáng 14-4 theo giờ Việt Nam).

Theo báo The Times of Israel, đến nay quân đội Israel xác định đã có hơn 100 drone được phóng từ Iran về hướng Israel.

Theo truyền thông Iran, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cũng xác nhận họ đã phóng hàng chục máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào các mục tiêu ở Israel.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adrienne Watson cho biết Tổng thống Joe Biden đang được nhóm an ninh quốc gia của ông cập nhật về tình hình và đang giữ liên lạc với các quan chức Israel cũng như các đối tác và đồng minh của Mỹ.

Hãng tin Reuters bình luận việc Iran tấn công Israel có thể gây leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel. Phía Mỹ đã cam kết ủng hộ Israel.

Nhiều tiếng nổ và ánh sáng lóe trên bầu trời Tel Aviv

Phòng không Israel chặn một số cuộc tấn công của Iran vào Jerusalem vào sáng sớm 14-4 giờ địa phương - Ảnh: CNN

Phòng không Israel chặn một số cuộc tấn công của Iran vào Jerusalem vào sáng sớm 14-4 giờ địa phương - Ảnh: CNN

Phóng viên Hamdah Salhut của đài Al Jazeera tường thuật Israel đang tổ chức "đánh chặn chủ động" các cuộc tấn công sắp tới của Iran trên bầu trời thủ đô Tel Aviv. 

Nhiều camera của Al Jazeera ghi được nhiều ánh sáng lóe lên trên bầu trời thành phố Tel Aviv vào ban đêm.

Nữ phóng viên này cho biết thêm còi báo động đang vang lên khắp Israel, bao gồm thủ đô Tel Aviv.

Hãng thông tấn IRNA của Iran cũng đưa tin loạt tên lửa đạn đạo đầu tiên đã bắn về phía Israel.

Đã có nhiều tiếng nổ trên bầu trời Tel Aviv, dường như là từ các đòn đánh chặn của phòng không Israel, theo CNN. Ngoài ra, còn có báo cáo về các vụ nổ ở khu vực Beersheba, Biển Chết và Hebron ở Bờ Tây, cùng với cao nguyên Golan ở biên giới với Syria.

Hệ thống Vòm sắt của Israel đã tiến hành các cuộc đánh chặn ở một số địa điểm. Còi báo động vang lên nhiều nơi ở Israel khi hệ thống phòng không được kích hoạt.

Các vụ đánh chặn được quan sát thấy từ nhiều khu vực của Israel bao gồm TP Safed, vùng Hanaton, khu vực gần Modi'in-Maccabim-Re'ut, Nazareth và Cao nguyên Golan.

Theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp của Israel, một cậu bé 10 tuổi đã bị thương nặng do mảnh đạn văng từ tên lửa đánh chặn một quả đạn của Iran tấn công Israel. Cậu bé sống ở vùng Negev thuộc miền nam Israel, cậu bị thương ở đầu, bất tỉnh và đã được đưa đến bệnh viện.

Iran cảnh báo các nước không được cho Israel mượn không phận

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad Reza Ashtiani cảnh báo bất kỳ nước nào cho phép Israel sử dụng không phận hoặc lãnh thổ để tấn công Iran sẽ "đối mặt với phản ứng quyết liệt" từ Tehran, Đài CNN dẫn Hãng thông tấn IRNA (Iran).

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 14-4 cũng tuyên bố bất cứ mối đe dọa nào từ Mỹ và Israel sẽ gặp phải phản ứng đáp trả của Tehran, Reuters dẫn thông tin từ truyền hình nhà nước Iran.

Còn Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố sẽ không ngần ngại thực hiện thêm "các biện pháp phòng thủ" để bảo vệ lợi ích của nước này trước các động thái gây hấn quân sự.

"Trong trường hợp cần thiết, Iran sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp phòng thủ hơn nữa để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước bất kỳ hành động gây hấn quân sự và sử dụng vũ lực bất hợp pháp nào", Iran tuyên bố.

Đồng thời, Iran tái khẳng định cam kết với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.

Trong khi đó sáng 14-4, nhóm Hezbollah đóng tại Lebanon cũng tuyên bố đã phóng hàng chục rocket Katyusha nhắm vào trụ sở phòng không của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tại khu vực doanh trại Kaila trên cao nguyên Golan.

Mỹ bắn hạ dorne Iran nhằm vào Israel

Phía Mỹ, các quan chức quốc phòng thông tin lực lượng Mỹ trong khu vực đã đánh chặn và tiếp tục hạ máy bay không người lái của Iran nhằm vào Israel.

"Lực lượng của chúng tôi vẫn sẵn sàng cung cấp hỗ trợ phòng thủ và bảo vệ lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực", vị này nói.

Theo đài Al Jazeera, quân đội Israel cảnh báo cư dân ở "các khu vực chiếm đóng", bao gồm cao nguyên Golan, Nevatim, Dimona, và Eilat, phải ở gần các nơi được bảo vệ cho đến khi nhận thông báo tiếp theo.

Nevatim là một địa điểm đặt căn cứ không quân của Israel. Israel có một lò phản ứng hạt nhân ở vùng ngoại ô Domona. Bên cạnh đó, Eilat là nơi có cảng Biển Đỏ, thường xuyên bị nhóm Houthi (Yemen) tấn công liên tục trong lúc nổ ra xung đột giữa Hamas và Israel ở Gaza.

Các nước lên án vụ tấn công

Nhóm an ninh quốc gia Mỹ họp tại Nhà Trắng sau vụ Iran tấn công Israel - Ảnh: CNN/X Tổng thống Mỹ Joe Biden

Nhóm an ninh quốc gia Mỹ họp tại Nhà Trắng sau vụ Iran tấn công Israel - Ảnh: CNN/X Tổng thống Mỹ Joe Biden

Phản ứng trước đòn tấn công vào Israel, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố "lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất cuộc tấn công liều lĩnh của chế độ Iran nhằm vào Israel".

"Anh sẽ tiếp tục đứng lên bảo vệ an ninh của Israel và của tất cả các đối tác trong khu vực bao gồm Jordan và Iraq. Chúng tôi đang làm việc cùng các đồng minh để ổn định tình hình và ngăn chặn tình hình leo thang thêm. Không ai muốn chứng kiến cảnh đổ máu nhiều hơn nữa", ông Sunak tuyên bố.

Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné cũng lên án mạnh mẽ cuộc tấn công của Iran vào Israel, đồng thời nhắc lại tình đoàn kết và "cam kết của Pháp đối với an ninh của Israel".

Hà Lan đánh giá tình hình Trung Đông đang rất đáng lo ngại. Áo và Czech cũng bày tỏ sự ủng hộ Israel sau vụ tấn công.

Iran: "Cuộc tấn công Israel phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc"

Phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc thông báo trên mạng xã hội X rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của nước này được thực hiện theo điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 

Theo đó, Iran có quyền tự vệ chính đáng, đáp lại cuộc tấn công ngày 1-4 của Iran vào đại sứ quán của nước này ở thủ đô Damascus, Syria.

Động thái của Iran đã được cộng đồng quốc tế dự đoán từ nhiều ngày trước.

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã tuyên bố Israel "phải bị trừng phạt và sẽ bị trừng phạt", sau vụ cáo buộc Israel tấn công tòa nhà lãnh sự quán trong khu phức hợp Đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria hôm 1-4 khiến 3 tướng Iran thiệt mạng.

Văn phòng Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết đất nước của ông "sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu an ninh của Nhà nước Israel, cả về phòng thủ lẫn tấn công".

Báo Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho biết trước khi Iran tấn công Israel, Washington yêu cầu Israel cân nhắc cẩn thận phản ứng của mình trước bất kỳ cuộc tấn công nào của Iran và lưu ý đến khả năng phản ứng này có thể gây leo thang căng thẳng hơn nữa.

Trong cuộc điện đàm tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant nói với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin rằng "một cuộc tấn công trực tiếp của Iran sẽ đòi hỏi Israel phải có phản ứng thích hợp chống lại Iran".


***********

Tin thế giới 14-4: Iran nói tấn công Israel phù hợp Hiến chương Liên Hiệp Quốc

MINH KHÔI

Hệ thống chống tên lửa hoạt động sau khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel, ngày 14-4 - Ảnh: REUTERS

Hệ thống chống tên lửa hoạt động sau khi Iran phóng máy bay không người lái và tên lửa về phía Israel, ngày 14-4 - Ảnh: REUTERS

Iran tấn công Israel

* Iran nói cuộc tấn công Israel phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Theo đài Al Jazeera, phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc thông báo trên mạng xã hội X rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của nước này được thực hiện theo điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Theo đó, Iran có quyền tự vệ chính đáng, đáp lại cuộc tấn công ngày 1-4 của Israel vào đại sứ quán của nước này ở thủ đô Damascus, Syria.

Theo Hãng tin Reuters, Israel cho biết một loạt máy bay không người lái (drone) của Iran đã được phóng về hướng Israel vào rạng sáng ngày 14-4. Các hệ thống phòng thủ Israel đã sẵn sàng bắn hạ.

Theo báo The Times of Israel, đến nay quân đội Israel xác định đã có hơn 100 drone được phóng từ Iran về hướng Israel.

Xung đột Israel - Hamas

* Hamas bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Israel. Ngày 13-4, Hamas đã chuyển cho các nhà hòa giải ở Ai Cập và Qatar phản hồi của họ đối với đề xuất ngừng bắn mà họ nhận được vào đầu tuần trước.

Hamas nhắc lại các yêu cầu của họ như lệnh ngừng bắn vĩnh viễn, quân đội chiếm đóng rút hoàn toàn khỏi Dải Gaza, thêm hàng cứu trợ và bắt đầu công cuộc tái thiết…

Trong khi đó, ưu tiên của Israel là đảm bảo trao trả các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công ngày 7-10-2023, vốn khơi mào chiến tranh. Israel cho biết thêm họ vẫn có kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza, nơi có hơn một triệu dân thường đang trú ẩn.

Hamas cho biết họ đã sẵn sàng ký kết thỏa thuận trao đổi tù nhân lấy con tin với Israel. Hamas sẽ thả 133 con tin được cho là vẫn đang bị giam giữ ở Gaza để đổi lấy hàng trăm người Palestine đang bị giam giữ ở Israel.

Tuyên bố của Hamas được đưa ra vài ngày sau khi Israel sát hại một số thành viên trong gia đình của thủ lĩnh Ismail Haniyeh ở Gaza, làm dấy lên lo ngại trong gia đình các con tin rằng hành động này sẽ làm chệch hướng các nỗ lực nhằm đảm bảo họ được thả khỏi Gaza.

Những đứa trẻ Gaza

Giữa đống đổ nát tan hoang và nạn đói đang bủa vây, những đứa trẻ ở Gaza chỉ còn một vài niềm vui nho nhỏ với nhau như bên chiếc bập bênh tự chế này - Ảnh: REUTERS

Giữa đống đổ nát tan hoang và nạn đói đang bủa vây, những đứa trẻ ở Gaza chỉ còn một vài niềm vui nho nhỏ với nhau như bên chiếc bập bênh tự chế này - Ảnh: REUTERS

Xung đột Nga - Ukraine

* Ukraine gặp khó ở mặt trận phía Đông. Tư lệnh quân đội Ukraine cho biết tình hình đã xấu hơn ở mặt trận phía Đông trong những ngày gần đây, do Nga tăng cường tấn công bằng xe bọc thép.

Giao tranh diễn ra dữ dội để giành quyền kiểm soát một ngôi làng phía Tây thành phố Bakhmut.

Tuyên bố của Tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrsky phản ánh tâm trạng u ám ở Kiev khi viện trợ quân sự quan trọng của Mỹ mà Kiev dự kiến nhận được nhiều tháng trước vẫn bị kẹt tại Quốc hội.

Người phát ngôn của các lực lượng chiến đấu ở khu vực phía Đông của mặt trận cho biết quân đội Nga đang tấn công bằng tất cả các loại vũ khí, từ pháo binh đến xe tăng, máy bay không người lái và bom dẫn đường.

Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin thắng cử vào tháng 3, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào Ukraine và tiến hành 3 cuộc không kích lớn vào hệ thống năng lượng của nước này, gồm nhà máy điện và trạm biến áp.

Sự chậm lại trong hỗ trợ quân sự từ phương Tây đã khiến Ukraine dễ bị tấn công từ trên không hơn và bị áp đảo về vũ khí trên chiến trường. Kiev ngày càng đưa ra những lời kêu gọi cấp bách về việc cung cấp tên lửa phòng không trong những tuần gần đây.

* Đức sẽ gửi hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 13-4 cho biết Đức sẽ cung cấp hệ thống phòng không Patriot và tên lửa phòng không do Mỹ sản xuất cho Ukraine vào "thời điểm quan trọng".

Hệ thống phòng không Patriot của Đức - Ảnh: REUTERS

Hệ thống phòng không Patriot của Đức - Ảnh: REUTERS

"Đức sẽ cung cấp thêm một hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine", Thủ tướng Đức Olaf Scholz viết trên mạng xã hội X (Twitter). "Chúng tôi kiên định đứng về phía Ukraine".

Đại sứ Đức tại Ukraine, Martin Jaeger, viết trên X: "Các đối tác quốc tế khác phải nhanh chóng làm theo".

Ông Zelensky cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng ông rất biết ơn Thủ tướng Scholz vì đã quyết định cung cấp thêm một hệ thống Patriot và các tên lửa khác cho những hệ thống phòng không hiện có.

Trong tuyên bố trên Telegram, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông và ông Scholz cũng thảo luận về việc chuẩn bị cho hội nghị tái thiết ở Berlin và hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ vào tháng 6.

Tin thế giới khác

* Triều Tiên phát triển mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết quan điểm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un là phát triển mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc.

Ông Kim Jong Un đưa ra quan điểm này trong cuộc gặp với ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc.

Ông Triệu Lạc Tế là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến thăm Triều Tiên kể từ năm 2018, khi người tiền nhiệm của ông Triệu Lạc Tế là ông Lật Chiến Thư tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh.

Theo KCNA, cuộc gặp đã diễn ra trong "bầu không khí thân thiện, chân thành và cởi mở", đồng thời cho biết ông Triệu và phái đoàn của ông đã rời Bình Nhưỡng vào ngày 13-4.

Ông Kim cũng gửi lời cảm ơn tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã cử phái đoàn cấp cao và đoàn nghệ thuật quy mô lớn tới Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang tìm cách mở rộng COVID-19.

Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc là đồng minh chính và là huyết mạch kinh tế của Triều Tiên - quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc về chương trình vũ khí hạt nhân.

* Chưa rõ động cơ đâm dao chết 6 người ở Sydney. Cảnh sát Sydney (Úc) loại trừ nguyên nhân khủng bố trong vụ đâm dao khiến 6 người thiệt mạng vào ngày 13-4.

Các nhân chứng mô tả hung thủ, được cảnh sát xác định là Joel Cauchi, mặc quần đùi và áo thi đấu của giải bóng bầu dục quốc gia Úc. Hung thủ chạy trong trung tâm thương mại với một con dao, tấn công ngẫu nhiên mọi người.

Kẻ tấn công 40 tuổi đã dùng dao đâm chết 6 người và làm bị thương ít nhất 12 người trước khi bị một nữ cảnh sát bắn chết.

Cho tới thời điểm này, cảnh sát chưa có thông tin hay bằng chứng về động cơ của vụ việc. Cảnh sát cho biết hung thủ từng gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần trong quá khứ.

5 trong số 6 nạn nhân thiệt mạng là phụ nữ. Những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện, bao gồm một em bé 9 tháng tuổi. Em bé bị thương nghiêm trọng nhưng đã ổn định, nhưng mẹ em không qua khỏi.

Úc, quốc gia có khoảng 26 triệu dân, có luật về súng và dao nghiêm khắc nhất thế giới, và các vụ tấn công như vụ hôm 13-4 là rất hiếm.

Lũ lụt ở tỉnh Orenburg của Nga nhìn từ trên cao - Ảnh: REUTERS

Lũ lụt ở tỉnh Orenburg của Nga nhìn từ trên cao - Ảnh: REUTERS

* Nga và Kazakhstan sơ tán hàng nghìn người do lũ lụt. Ngày 13-4, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết cơ quan này đã tiến hành sơ tán hàng nghìn người ở tỉnh Orenburg, phía Nam dãy núi Urals do nước lũ tiếp tục dâng cao.

Theo chính quyền tỉnh Orenburg, khoảng 14.000 người đã được sơ tán khỏi Orenburg và khu vực xung quanh. Số lượng nhà cửa bị ngập đang ngày một tăng và một số khu vực cũng bị mất điện.

Chính quyền tỉnh Kurgan cũng kêu gọi người dân khẩn trương sơ tán vì nước sông Tobol được dự báo sẽ dâng cao khi băng tan.

Tại Kazakhstan, nơi có chung đường biên giới dài 7.500 km với Nga, lũ lụt đã ảnh hưởng đến vùng ngoại ô thành phố Petropavlovsk, thủ phủ tỉnh Bắc Kazakhstan, khiến trên 103.000 người phải sơ tán, gần 5.000 ngôi nhà bị ngập lụt và nhiều nơi bị mất điện, nước.

Tình trạng băng tuyết tan nhanh vì nhiệt độ tăng cao và mưa lớn trong tháng này đã khiến một số con sông lớn chảy qua Nga và Kazakhstan tràn bờ. Tại thành phố Orenburg, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Nga, sông Ural đã vỡ bờ, khiến nhiều đường phố và các khu dân cư ngập trong nước. Mực nước sông tiếp tục dâng cao, tới chiều 13-4 đạt mức 12 mét, cao hơn 2,5 mét so với mức được coi là nghiêm trọng.


**********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) - Một vụ đâm dao tại Sydney - Úc làm ít nhất 6 người chết và nhiều người bị thương, trong đó có một em bé 9 tháng tuổi. Vụ tấn công xảy ra tại một thương xá rất đông người mua sắm hôm Thứ Bảy 13/04/2024. Hiện giờ, cảnh sát không loại trừ khả năng đây là một vụ tấn công khủng bố. Một người đàn ông bị cảnh sát bắn chết và rất có thể đó là kẻ tấn công. Theo thủ tướng Úc Anthony Albanese, hung thủ dường như hành động một mình. Những vụ tấn công như vậy rất hiếm khi xảy ra tại Úc. 

(AFP) - Một cựu đại sứ Mỹ bị tuyên án tù vì tội làm gián điệp cho Cuba trong suốt nhiều thập niên. Bị bắt vào đầu tháng 12 năm ngoái Victor Manuel Rocha, 75 tuổi hôm 12/04/2024 bị tuyên án 15 năm tù .Theo lời bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, Merrick Garland, trong hơn 40 năm, viên cựu đại sứ này, tiếp cận được nhiều tài liệu mật và có ảnh hưởng đối với chính sách ngoại giao của Mỹ và đã làm việc như một nhân viên của Cuba. 

(Reuters) - Chủ tịch Quốc Hội Trung Quốc Triệu Lạc Tế đã gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng hôm nay, 13/04/2024. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong cuộc gặp này, ông Triệu Lạc Tế đã bày tỏ mong muốn của Bắc Kinh tăng cường quan hệ hợp tác với Bình Nhưỡng. 

(AFP) - Khoảng 2.000 binh lính và cảnh sát nước ngoài sẽ được triển khai, tham gia bảo đảm an ninh cho Thế Vận Hội Mùa Hè Paris 20124. Thông báo của bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu hôm 12/04/2024 cho biết theo dự kiến, gần 45.000 cảnh sát và hiến binh Pháp sẽ được huy động ở vùng Paris để bảo đảm an ninh cho lễ khai mạc Thế Vận Hội lần đầu tiên được tổ chức trên sông Seine ngày 26/07.

(AFP) - Mỹ, thị trường xuất khẩu số một của Đài Loan, vượt Trung Quốc. Theo thông báo của bộ Tài Chính hôm 12/04/2024, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu chính của Đài Loan, vượt Trung Quốc, là nhờ nhu cầu tăng vọt về thiết bị điện tử, được trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy. Hàng bán dẫn Đài Loan đảm bảo gần 70% sản lượng bán dẫn toàn cầu, và vượt trội trong lĩnh vực chíp điện tử sử dụng trên ô tô, vệ tinh hay máy bay chiến đấu.

(RFI) - Cựu sĩ quan an ninh Ukraina cộng tác với Nga bị tấn công. Cựu sĩ quan cơ quan an ninh Ukraine (SBU), Vasily Prozorov, bị thương trong một vụ nổ bom hôm qua, 12/04/2024, theo các hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS và Ria Novosti. Vụ nổ xảy ra khi nhân vật này đang có mặt trong chiếc xe hơi, gần nơi cư trú ở phía bắc thủ đô Nga. Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào Ukraina, cuối tháng 2/2022, đã xảy ra nhiều vụ ám sát hoặc mưu ám, trên đất Nga, nhắm vào nhiều cá nhân ủng hộ cuộc xâm lăng của điện Kremlin.

(AFP) - Liên Âu trừng phạt ba đơn vị Hamas, thủ phạm ‘‘bạo lực tình dục quy mô lớn’’. Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 12/04/2024, thông báo trừng phạt lữ đoàn al-Quds, cánh vũ trang của lực lượng Thánh chiến Hồi giáo và hai đơn vị Nukhba và lữ đoàn al-Qassam, các nhóm vũ trang của Hamas, vì “bạo lực tình dục tràn lan” trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10/2023. Ba nhóm nói trên bị cáo buộc ‘‘đã sử dụng bạo lực này như một vũ khí chiến tranh’’.

(AFP) – Chủ tịch Hạ Viện Mỹ đến căn cứ địa của Trump tìm sự ủng hộ. Chủ tịch Hạ Viện đảng Cộng Hòa Mike Johnson đã đến gặp cựu tổng thống Donald Trump hôm qua, 12/04/2024, tại dinh thự Mar-a-Lago, để ‘‘thảo luận về một loạt vấn đề nóng bỏng’’ tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Theo giới quan sát, đây là một nỗ lực của ông Johnson để nhằm đối phó với đe dọa phế truất từ phía nhiều dân biểu Cộng Hòa tại Hạ Viện.


***********

Điện Biên Phủ mở đầu cho hồi kết chính sách thuộc địa Pháp

Thụy My

Le Figaro Magazine chạy tít lớn « Cuộc chiến của những người hùng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm », dành trang bìa cho bức ảnh những người lính đang xung phong.

Trận đánh khiến Pháp lụi tàn giấc mơ Đông Dương 

Trong bài « Đông Dương, những chiến binh cuối cùng của Điện Biên Phủ », đặc phái viên tờ báo quay lại chiến trường xưa, nơi từng diễn ra trận đánh huyền thoại. Từ ngày 13/03 đến 07/05/1954, thất bại của quân đội do tướng De Castries chỉ huy trước Việt Minh đông gấp bốn lần, đã khởi đầu cho việc Pháp chia tay với Đông Dương.

Khi những người lính dù Pháp tham gia chiến dịch Castor nhảy xuống thung lũng ngày 20/11/1953, tại đây chỉ mới có vài làng người Thái đen. Năm 2024, Điện Biên Phủ là một thành phố biên giới 140.000 dân không ngừng mở rộng, những tòa nhà cao xấu xí thay thế những căn nhà miền núi duyên dáng bên bờ Nậm Rốm.

Một phi đạo mới vừa được khánh thành vào tháng 12/2023 - nơi xưa kia những chiếc Dakota của Không quân Pháp hạ cánh, trước khi đại bác của Việt Minh ngăn trở khiến chỉ còn cách nhảy dù. Ngày nay có những chuyến bay từ Hà Nội và bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh tức Sài Gòn. Để có phi đạo dài 2.500 mét, một đoạn đồi Bản Kéo (Anne-Marie) đã bị san phẳng dù nằm trong số 46 cứ điểm lịch sử. Điều kỳ lạ là trong sáu tháng đào bới, không tìm thấy hài cốt lính viễn chinh nào.

Chiến trường Điện Biên nay là thành phố nhộn nhịp

Đại sứ quán Pháp theo dõi chặt chẽ, sau khi bị hiệp hội « Souvenir français » (Kỷ niệm Pháp) chỉ trích là không quan tâm đến việc hồi hương di hài những người lính ở Đông Dương. Một phái đoàn của Viện Khảo cổ được gởi đến Việt Nam tháng 4/2023 để giúp đào tạo người Việt, nhưng không được vào hiện trường. Trong trận Điện Biên Phủ, phía Pháp có 2.300 lính tử trận và 1.000 mất tích. Nhưng hơn 6.500 trong tổng số 11.000 người bị bắt làm tù binh đã chết trong chuyến đi khủng khiếp về các trại của Việt Minh hay khi bị giam giữ.

Tại một số cứ điểm như Éliane, Dominique, các chiến hào được gia cố để chống chọi với thời gian và mưa gió, hầm chỉ huy của tướng De Castries được tráng xi-măng. Những cô gái mặc áo dài chụp hình kỷ niệm trước một bức tranh toàn cảnh khổng lồ mô tả lại cuộc chiến. Tác giả nhận thấy việc dựng lại có phần hơi lố : cơ sở y tế của Việt Minh trông giống như một bệnh viện ở Dubai, còn của sở chỉ huy Pháp chỉ là một hầm chứa nước thải bẩn thỉu.

Cách đó vài trăm mét là đài tưởng niệm của phía Pháp do một cựu binh lê dương gốc Đức từng chiến đấu ở cứ điểm Hồng Cúm (Isabelle), Rolf Rodel dựng lên ngày 07/05/1994 nhân kỷ niệm 40 năm trận đánh. Xa hơn, ở Mường Phăng khoảng 17 kilomet đường chim bay là sở chỉ huy của tướng Giáp, ở ngoài tầm đại bác 155 ly, và những căn lều của cố vấn Trung Quốc. Pháp thua vì không ngờ người Việt làm được điều không tưởng là đưa đến nơi những khẩu đại bác hạng nặng, xuyên qua rừng núi với 260.000 dân công.

Những chiến binh Điện Biên Phủ cuối cùng

Bài phóng sự kèm theo rất nhiều hình ảnh, và chân dung các cựu binh của cả hai bên. Phía Pháp có Pierre Latanne, anh binh nhì 22 tuổi hai lần nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, nay là tướng tình báo. Trung sĩ Pierre Flamen năm nay 94 tuổi, cho rằng trận Điện Biên Phủ là sai lầm khủng khiếp của cấp chỉ huy, họ chiến đấu vì danh dự lính dù chứ không phải vì lá cờ cách đó 12.000 kilomet. André Mengelle, một người lính tình nguyện vì chưa đủ tuổi, nhận thấy người hùng có ở cả hai phía. Ông rời quân đội ở tuổi 57 với ngôi sao cấp tướng.

Phía Việt Nam, Phạm Đức Cư lúc đó 24 tuổi chỉ huy tiểu đoàn 394 trung đoàn pháo cao xạ 367 được đào tạo tại Trung Quốc, cho biết đơn vị 70 người bị chết hết phân nửa, nhưng được bổ sung thường xuyên. Nguyễn Xuân Mai còn trẻ hơn, khai tăng tuổi và cân nặng để đi bộ đội, từng tấn công cứ điểm Éliane, sau thành nhà báo quân đội với cấp đại tá. Ông Lê Quyên học tại Côn Minh, Trung Quốc, thuộc đại đoàn 316 và cũng nghỉ hưu với cấp đại tá như ông Mai, nhớ lại lúc chia nhau thực phẩm và sâm-banh tiếp tế cho tướng De Castries, thổ lộ lúc đó chưa ý thức được tầm vóc của chiến thắng.

Điện Biên Phủ sụp đổ là hồi chuông báo tử cho Đông Dương, và cả đế quốc Pháp với tác động dây chuyền lên Algérie và châu Phi. Jean-Marc Rouart, tác giả một vở kịch lấy bối cảnh Đông Dương nhấn mạnh : « Trận Điện Biên Phủ đánh dấu thời điểm lịch sử cho thế giới thứ ba. Lần đầu tiên kể từ 1905 khi Nhật đánh bại Nga, những người châu Âu bị thua một dân tộc thuộc một nền văn minh bị họ coi thường. Đó là khởi đầu cho sự lùi bước của phương Tây ». Le Figaro cũng lưu ý tinh thần đồng đội của người lính : Có đến 700 người tình nguyện đi tăng viện, và chuyến nhảy dù đầu tiên của họ thường cũng là chuyến cuối cùng.

Biển Đông : Bị Trung Quốc sách nhiễu, Philippines vận động truyền thông

Tại Biển Đông, đặc phái viên Le Point « Đi cùng với những người Philippines bị Trung Quốc quấy nhiễu ». Chỉ riêng trong tháng Ba, đã xảy ra hai sự cố : tuần duyên Trung Quốc cản đường tàu tiếp liệu Philippines, phun vòi rồng làm bảy người bị thương, dù đã giương cờ trắng xin ngừng tấn công.

Thị Tứ là điểm tiền tiêu xa nhất của Philippines, cách vùng đặc quyền kinh tế của nước này vài kilomet. Tuần báo nhắc lại về mặt lịch sử, Pháp đã kiểm soát quần đảo Trường Sa từ năm 1933 và tuyên bố chủ quyền, cụ thể Hải quân Pháp đổ bộ lên đảo Thị Tứ ngày 12/04/1933. Năm 1971 Philippines âm thầm cho quân chiếm đảo và đổi tên là Pag-asa (Hy vọng, theo tiếng Tagalog). Thị Tứ rộng 37 hecta, có một phi đạo, nhiều cây cối đã gãy đổ trong trận bão Odette tháng 12/2021. Những người sống trên đảo được hưởng trợ cấp hào phóng 1 triệu peso mỗi năm (trên 16.000 euro), 16 ký gạo mỗi tháng, chưa kể nhà ở miễn phí.

Nhân Tuần Thánh 2024, cơ quan du lịch quần đảo Kalayaan (phần Trường Sa do Philippines đòi chủ quyền) tổ chức cho khoảng 50 du khách Philippines đi thăm đảo Palawan, họ cho rằng đây là « chuyến đi để đời ». Xa xa là Bãi Cỏ Mây, năm 1999 Philippines dùng một chiếc tàu mắc cạn để cho binh lính đóng quân. Chiếc BRP Sierra Madre từng phục vụ trong trận Okinawa và ở Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến tranh Việt Nam đã quá cũ kỹ, và Bắc Kinh nghi ngờ Manila chở vật liệu đến để kéo dài tuổi thọ. Dù ở xa tít tắp nhưng Trung Quốc khống chế vùng biển với các chiến hạm, lực lượng tuần duyên và đoàn tàu dân quân biển đóng vai ngư dân.

Manila liên kết chống lại Bắc Kinh

Một người dân kể, từ 2012 bắt đầu thấy ngư dân Trung Quốc đến nhưng không đánh cá, thực ra là dân quân đến xây dựng đảo nhân tạo. Chính quyền không phản ứng và còn cấm đăng tin lên mạng. Rodrigo Duterte cố ve vãn Bắc Kinh để mong được đầu tư. Giờ đây ngay cả Duterte cũng nhìn nhận sai lầm, người kế nhiệm Ferdinand Marcos Junior chủ trương minh bạch vấn đề, và việc mở cửa Thị Tứ cho báo chí nằm trong chiến lược này. Trung Quốc yêu sách toàn bộ Trường Sa dù nằm cách đó hơn 1.000 kilomet. Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều tranh chấp.

Tiến sĩ Benjamin Blandin, Viện Công giáo Paris cho rằng không nên phóng đại sức mạnh Trung Quốc. Ba căn cứ hải quân và bốn điểm tựa của Bắc Kinh xây lên vội vã cách đây mười năm đã xuống cấp. Trong số 8.000 tàu dân quân chỉ có 1.000 chiếc thực sự hoạt động, và chỉ 200/400 chiến hạm có thể đi xa. Chuyên gia Gregory Poling, Center for Strategic and International Studies (CSIS) nhận thấy từ 2021 Trung Quốc chẳng chiếm được gì thêm, vì các nước Đông Nam Á không còn khoanh tay đứng nhìn. Chẳng hạn Việt Nam đã có 9 đảo và 14 rạn san hô được xây dựng kiên cố. Về phía Philippines đã thay đổi hẳn, lực lượng tuần duyên sẽ tăng gấp đôi, cho phép Mỹ đặt thêm 4 căn cứ quân sự.

Theo Le Point, đảng cộng sản Trung Quốc đã tự hại mình khi chế ra cái gọi là quyền lịch sử trên toàn bộ Biển Đông. Nào vũ khí siêu thanh, laser, đèn flash, trực thăng, hors-bord…và mới đây là vòi rồng ở mức mạnh nhất và trực diện để gây thiệt hại tối đa, nhằm « giết gà dọa khỉ ». Washington không có cách nào khác là lên tuyến đầu. Manila có sự hỗ trợ của Pháp, Nhật và mới đây là hiệp ước ba bên Mỹ-Nhật-Phi, giúp Manila không còn cô độc.

NATO, sức mạnh quân sự chưa từng thấy

Tại châu Âu Le Point phân tích « Chiến thắng kỳ lạ của NATO ». Liên minh Bắc Đại Tây Dương bảo đảm hòa bình từ 75 năm qua, nhưng lại bị gặm nhấm từ bên trong. Tháng Tư 1949, các nhà lãnh đạo 12 nước tự do ở Bắc Mỹ và Tây Âu thành lập NATO để ngăn chận đế quốc Liên Xô, bảo đảm cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Âu. Nay với sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển NATO đã có đến 32 quốc gia.

Giữ gìn được hòa bình và thịnh vượng cho các nước thành viên trong hơn bảy thập niên qua là một chiến thắng đẹp đẽ. Thế nhưng năm 2016 Donald Trump nói rằng NATO « lỗi thời », và ba năm sau Emmanuel Macron chẩn đoán « chết não ». Đến khi Ukraina bị Nga xâm lược năm 2022, NATO chứng tỏ sự hiện diện của mình là thiết yếu cho an ninh châu Âu. Trên lý thuyết, Liên minh có sức mạnh chính trị quân sự khổng lồ.

Tổng sản phẩm nội địa của khối chiếm 50 % toàn cầu, ngân sách quốc phòng cao hơn tất cả các nước khác cộng lại. NATO có 3,3 triệu quân hoạt động, 20.000 phi cơ, trên 1 triệu xe thiết gáp, 2.000 chiến hạm…chưa kể vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ và Anh quốc (Pháp được cho là độc lập). Tuy vậy trên thực tế, NATO lại dễ tổn thương. Người ta lo sợ Donald Trump nếu đắc cử sẽ rút khỏi liên minh, nguy cơ Ukraina thất bại khiến các chuyên gia quân sự ngày càng lo lắng.

« Lời cuối của con thiên nga »

NATO chưa chính thức tham chiến, nhưng Nga đã coi Liên minh Bắc Đại Tây Dương là kẻ thù. Joe Biden cảnh báo Vladimir Putin « sẽ không dừng lại ở Ukraina », Emmanuel Macron nêu ra một cuộc chiến « sống còn cho châu Âu ».

Nếu thiết thân đến như vậy, tại sao NATO lại không thể biến cán cân sức mạnh nghiêng hẳn về phía Kiev ? Sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, mà cụ thể là Quốc Hội chặn viện trợ cho Ukraina, đóng một vai trò. NATO bị ăn mòn từ bên trong, còn trước mặt các kẻ thù liên kết lại : Nga, Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên - ba và sắp tới là bốn nước có vũ khí nguyên tử - ngày càng khắng khít, thêm vào đó là « các nước phương Nam ». Ngay cả một số thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và nay Slovakia, tỏ ra thông cảm với Vladimir Putin.

NATO thắng được chiến tranh lạnh trước Liên Xô là nhờ chưa bao giờ để phải nghi ngờ về quyết tâm tự vệ nếu bị tấn công, như trong cuộc phong tỏa Berlin năm 1948, Cuba 1962 và khủng hoảng hỏa tiễn năm 1983. Theo Le Point, các nhà lãnh đạo phương Tây ngày nay cần noi gương những người tiền nhiệm, nếu không muốn lễ kỷ niệm 75 năm thành lập NATO sẽ tổ chức ở Washington vào tháng Bảy, là « tiếng kêu cuối cùng của con thiên nga » - một liên minh quân sự vốn hùng mạnh chưa từng thấy.

Liên Hiệp Quốc trôi dạt về đâu ?

Nhưng không chỉ có NATO, ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng đang bất lực. L’Express đặt câu hỏi : « Irak, Libya, Ukraina, Gaza…Sự trượt dài xuống địa ngục của Liên Hiệp Quốc sẽ còn tới đâu ? ». Có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thế giới, Liên Hiệp Quốc trở thành sàn đấu giữa các nước dân chủ chống lại độc tài, và cần phải cải tổ để tồn tại.

Hôm 19/09/2023, ông Joe Biden, nhà lãnh đạo đại cường hàng đầu thế giới, có vẻ quá đơn độc khi lên án cuộc xâm lăng của Nga và tái khẳng định việc ủng hộ Ukraina. Trong năm ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An, hai nhà độc tài Vladimir Putin và Tập Cận Bình vắng mặt đã đành, nhưng hai đồng minh Anh và Pháp cũng không tham dự. Tổ chức quốc tế đang trong cơn khủng hoảng hiếm thấy. Tháng Tư 2022, tổng thống Volodymyr Zelensky đã chất vấn : « Đâu rồi hòa bình, lý do để Liên Hiệp Quốc được thành lập và có nhiệm vụ bảo vệ ? ». Và suốt hai năm qua, đất nước của ông vẫn phải chịu đựng cuộc xâm lăng của một quốc gia là ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An.

Còn Gaza ? Sáu tháng sau vụ thảm sát 1.200 người Israel hôm 07/10, Liên Hiệp Quốc vẫn chưa chính thức lên án hành động khủng bố của Hamas. Cuối tháng Giêng, diễn ra một sự kiện chấn động : Nhà nước Do Thái tố cáo 12 nhân viên của cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) tham gia vào vụ sát nhân trên. Rồi đến báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc Francesca Albanese nói rằng vụ thảm sát là lời đáp cho « sự đàn áp của Israel ». Bộ Ngoại Giao Pháp phản đối tuyên bố bài Do Thái này, cho rằng « đáng xấu hổ ».

Tê liệt vì Nga và Trung Quốc

Liên Hiệp Quốc còn hữu ích hay không ? Được thành lập từ đống tro tàn của Hội Quốc Liên, liệu Liên Hiệp Quốc sẽ có cùng số phận của tổ chức tiền thân ? Từ khi đưa quân sang xâm chiếm Ukraina, Nga chặn tất cả mọi động thái của Hội Đồng Bảo An, có sự tiếp tay của Trung Quốc.

Diễn đàn xã hội của Hội đồng Nhân quyền tháng 11/2023 tại Genève do…Iran làm chủ tịch. Azerbaijan đã hủy diệt các di sản Armenia ở Thượng Karabakh, trở thành phó chủ tịch Unesco. Hai phần ba trong số 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền là các chế độ độc tài, tập trung tấn công Israel. Từ khi được thành lập năm 2006 cho tới 2023, Israel bị hội đồng này trừng phạt 103 lần, nhưng chưa một lần nào lên án Trung Quốc, dù 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh tống vào trại cải tạo.

Tuy vậy theo L’Express, Liên Hiệp Quốc trên thực tế là một tổ chức nhân đạo khổng lồ. Một số cơ quan trực thuộc có vai trò quan trọng như Chương trình Thực phẩm Thế giới, Tổ chức Lương Nông Quốc tế…xứng đáng được duy trì và cải tổ.

Trục xuất Nga khỏi Hội Đồng Bảo An ?

Về ý kiến đuổi Nga ra khỏi Hội Đồng Bảo An, theo chuyên gia địa chính trị Nicolas Tenzer, không phải là không thể thực hiện. Ông đề nghị hai cách. Hoặc vận dụng Điều 6 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, theo đó Đại hội đồng có thể trục xuất một thành viên theo khuyến cáo của Hội Đồng Bảo An nếu « ngoan cố vi phạm » các nguyên tắc – đây chính là trường hợp của Nga.

Chỉ cần 9/15 thành viên thường trực và không thường trực của Hội Đồng Bảo An đồng ý, và với thành phần hiện nay hoàn toàn có thể. Cách triệt để hơn là đặt lại tính chính danh của Liên bang Nga trong Hội đồng, vì cho đến nay chỉ có Liên Xô được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc ! Nhưng vấn đề không phải là pháp lý mà là ý hướng chính trị. Liệu có nên đi đến tận cùng, làm tan vỡ Hội Đồng Bảo An, hay chỉ nên dùng để gây áp lực lên Matxcơva ?

Ukraina, phòng thí nghiệm cho chiến tranh tương lai

L’Express đặt vấn đề « Quá tải và bị phá hoại từ bên trong, Liệu Liên Hiệp Quốc có gượng dậy được ? ». Nouvel Obs mời người đọc « Du hành trong nước Mỹ của Trump ». Le Point đăng ảnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron với dòng tít lớn « Nhân vật với số nợ 1.000 tỉ ». Hồ sơ của Courrier International tuần này được dành cho « Trí thông minh nhân tạo (AI) bước vào chiến tranh ». Từ Ukraina tới Gaza, AI xuất hiện trên chiến trường với sự kiểm soát ngày càng ít đi của con người.

Tạp chí Time gọi chiến tranh ở Ukraina là « Cuộc xung đột đầu tiên của AI ». Từ tháng 6/2022, tổng giám đốc Palantir, Alex Karp (được mô tả là nhà buôn các loại vũ khí có AI trợ giúp) đã thăm Kiev, rồi đến Microsoft, Amazon, Google, Starlink cũng đến để đánh giá hiệu quả thực tế. Ukraina trở thành « phòng thí nghiệm của chiến tranh tương lai ». Nhật báo Tây Ban Nha ABC được Courrier International dịch lại nhận định, cho tới nay các bên không để cho « robot sát thủ » quyết định, yếu tố con người là tối hậu. Nhưng dường như lằn ranh đỏ này đã bị vượt qua, không chỉ tại các nước đang chiến tranh hay các tập đoàn công nghệ.


************

Công an Quảng Ngãi bắt giam người đàn ông vì ‘xúc phạm’ thằng Hồ Chí Minh

VOA Tiếng Việt

Ngày 12/4, Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giam ông Lê Quốc Hùng với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, cáo buộc người đàn ông này ‘xúc phạm’ cố lãnh tụ Hồ Chí Minh của chính quyền cộng sản độc đảng.

Trang Công an Nhân dân của Bộ Công an tường thuật rằng ông Lê Quốc Hùng, 57 tuổi, sử dụng mạng Facebook để livestream có nội dung “đòi đa nguyên, đa đảng, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Ngoài ra, các trang báo của nhà nước còn cáo buộc ông Hùng nhiều lần nhận tiền từ một số người mà họ cho là “đối tượng chống phá Việt Nam ở nước ngoài” và cho những người này tham gia livestream của ông để “chống phá” đảng, nhà nước.

Tuy nhiên, nhà chức trách và truyền thông Việt Nam do đảng cộng sản cai trị không nêu rõ ông Hùng “xúc phạm” ông Hồ ra sao; ông yêu cầu đa nguyên, đa đảng như thế nào hay nhận tiền từ những ai.

Vụ bắt giam ông Hùng là vụ mới nhất liên quan đến các phát biểu trên mạng xã hội khiến chính quyền xử lý bằng biện pháp hình sự. Theo thống kê của các nhóm nhân quyền trong và ngoài nước, tính từ đầu năm đến nay, 8 người đã bị bắt theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Điều 117 Bộ Luật Hình sự thường bị các tổ chức quốc tế và các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên án là công cụ để Hà Nội bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam bác bỏ điều này.

Chính quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau luôn khẳng định điều mà họ gọi là chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, khăng khăng rằng nước này coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về nhân quyền.


**********

Iran bắt giữ tàu chở hàng ở Eo biển Hormuz sau khi đe dọa bế quan

Reuters

Lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran bắt giữ một tàu chở hàng có liên hệ với Israel ở Eo biển Hormuz ngày thứ Bảy, vài ngày sau khi Tehran cho biết họ có thể đóng tuyến đường vận tải hệ trọng này và cảnh báo sẽ trả đũa cuộc tấn công của Israel nhắm vào lãnh sự quán Iran ở Syria.

Hãng thông tấn nhà nước IRNA của Iran đưa tin một máy bay trực thăng của Lực lượng Vệ binh đã đáp xuống và đưa vào vùng biển Iran tàu MSC Aries treo cờ Bồ Đào Nha, nói rằng con tàu có liên quan đến Israel.

MSC, công ty điều hành tàu Aries, xác nhận Iran đã bắt giữ con tàu và cho biết họ đang làm việc “với cơ quan hữu trách” để đưa con tàu trở về an toàn và đảm bảo sự bình an cho 25 nhân viên trên tàu.

MSC thuê tàu Aries từ Gortal Shipping, một công ty liên đới của Zodiac Maritime, Zodiac nói trong một phát biểu, nói thêm rằng MSC chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tàu. Zodiac một phần thuộc sở hữu của doanh nhân người Israel Eyal Ofer.

Video trên các kênh tin tức của Iran cho thấy vụ bắt giữ có hình ảnh một người đang nhảy từ trực thăng xuống một con tàu. Reuters xác minh con tàu trong video là tàu MSC Aries nhưng không xác minh được ngày ghi hình.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng kể từ đầu chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza vào tháng 10. Israel hoặc đồng minh của họ là Mỹ liên tục đụng độ với các nhóm liên kết với Iran ở Lebanon, Syria, Iraq và Yemen.

Iran đã đe dọa trả đũa vì các cuộc không kích nghi là do Israel thực hiện nhắm vào lãnh sự quán nước này ở thủ đô Damascus của Syria vào ngày 1 tháng 4 khiến bảy sĩ quan Vệ binh Cách mạng trong đó có hai chỉ huy cấp cao thiệt mạng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày thứ Sáu nói ông dự liệu Iran sẽ “sớm” tấn công Israel và cảnh báo Tehran chớ nên làm như vậy.

Người phát ngôn quân sự của Israel, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, nói "Iran sẽ phải chịu hậu quả nếu chọn leo thang tình hình này thêm nữa" khi ông đưa ra phản ứng trước những tin tức về vụ bắt giữ tàu MSC Aries.

Bộ trưởng Ngoại giao Israel Israel Katz cáo buộc Tehran có hành vi hải tặc.

Hôm thứ Ba, tư lệnh hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, Alireza Tangsiri, nói họ có thể đóng eo biển Hormuz, nằm giữa Iran và Liên hiệp Các Tiểu vương quốc Ả-rập (UAE), nếu thấy cần thiết.

Ông nói Iran coi sự hiện diện của Israel tại UAE là mối đe dọa. Israel thiết lập quan hệ ngoại giao với UAE vào năm 2020 như một phần của “Hiệp định Abraham” do Mỹ làm trung gian điều giải.


************
voatiengviet.com

Iran phóng máy bay không người lái về phía Israel trong vụ tấn công trả đũa

Reuters

Iran phóng hàng chục máy bay không người lái (drone) nhắm vào Israel vào ngày thứ Bảy nhưng chúng sẽ mất vài giờ để đến được mục tiêu, quân đội Israel cho biết. Vụ tấn công có thể khơi mào một sự leo thang lớn giữa hai nước thù địch hàng đầu trong khu vực, với việc Mỹ cam kết hỗ trợ Israel.

Hai nguồn tin an ninh ở Iraq cho biết hàng chục drone đã được phát hiện bay từ Iran tới Israel bên trên không phận Iraq trong điều mà cơ quan thông tấn Press TV gọi là "các cuộc oanh kích bằng drone trên diện rộng" của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Iran tuyên bố sẽ trả đũa điều mà họ gọi là cuộc tấn công của Israel nhắm vào lãnh sự quán ở Damascus vào ngày 1 tháng 4 khiến bảy sĩ quan Vệ binh Cách mạng thiệt mạng, trong đó có hai chỉ huy cấp cao. Israel chưa xác nhận hay phủ nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra cam kết sát cánh cùng Israel chống lại Iran.

Tướng về hưu Amos Yadlin của Israel nói với kênh tin tức Channel 12 của nước này rằng các drone của Iran được trang bị 20 kg chất nổ mỗi chiếc.

Quân đội Israel cho biết còi báo động sẽ vang lên ở bất kì khu vực bị đe dọa nào và lực lượng phòng thủ của họ đã sẵn sàng đối phó với chúng.

Israel và nước láng giềng Jordan, nằm giữa Iraq và Israel, cho biết họ sẽ đóng cửa không phận vào tối thứ Bảy.

Cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và Hamas, hiện đã bước sang tháng thứ bảy, đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, lan sang các mặt trận với Lebanon và Syria và thu hút hỏa lực tầm xa nhắm vào các mục tiêu của Israel từ những nơi xa xôi như Yemen và Iraq.


************

Hamas bác bỏ phản hồi của Israel về ngừng bắn, quyết giữ nguyên đòi hỏi

Reuters

Nhóm Hồi giáo bảo thủ Palestine Hamas bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Israel hôm thứ Bảy, nói rằng họ đã trao cho các nhà điều giải ở Ai Cập và Qatar phản hồi của họ về đề xuất mà họ nhận được vào ngày thứ Hai tuần trước.

Sau hơn sáu tháng chiến tranh với Israel ở Gaza, các cuộc đàm phán vẫn bế tắc. Hamas vẫn khăng khăng đòi bất cứ thỏa thuận nào cũng phải chấm dứt chiến tranh.

"Chúng tôi.. tái khẳng định theo đuổi các đòi hỏi của chúng tôi và các đòi hỏi quốc gia của người dân chúng tôi; với việc ngừng bắn vĩnh viễn, việc quân đội chiếm đóng rút khỏi toàn bộ Dải Gaza, những người tản cư được trở về khu vực và nơi cư trú của họ, tăng cường đưa hàng cứu trợ và viện trợ, cũng như bắt đầu tái thiết," tổ chức Hồi giáo bảo thủ này nói.

Israel muốn các con tin bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 vốn khơi mào chiến tranh được phóng thích, nhưng cho biết họ sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi Hamas bị tiêu diệt như một thế lực quân sự. Israel cũng nói họ vẫn định thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza, nơi hơn một triệu thường dân đang trú ẩn.

Hamas ngày thứ Bảy nói họ đã sẵn sàng chung quyết thỏa thuận trao đổi tù nhân lấy con tin với Israel, theo đó sẽ thả 133 con tin được cho là vẫn đang bị giam giữ ở Gaza để đổi lấy hàng trăm người Palestine đang bị cầm tù ở Israel.

Phát biểu của Hamas được đưa ra vài ngày sau khi Israel sát hại một số thành viên trong gia đình của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Gaza, làm dấy lên lo ngại trong gia đình các con tin rằng hành động này sẽ làm chệch hướng các nỗ lực nhằm giúp họ được thả khỏi Gaza.

Phát biểu với Reuters tại Qatar một ngày sau vụ hạ sát, Haniyeh nói tổ chức của ông vẫn mưu tìm một thỏa thuận nhưng cáo buộc Israel trì hoãn và né tránh đáp ứng các đòi hỏi của Hamas.

Những lời kêu gọi ngừng bắn khắp toàn cầu ngày càng gia tăng khi chiến tranh bước sang tháng thứ bảy, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy tiến triển trong các cuộc đàm phán.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm