Thân Hữu Tiếp Tay...

Thời gian lặng câm - Gocomay

Chương trình Ký ức thời gian của VTV đang ôn cố tri tân lại những kỷ niệm khó quên thời bao cấp ở xứ ta. Phần giới thiệu về Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tối qua

Hình minh hoạ: TheStranger (2007)

Hình minh hoạ: TheStranger (2007)

“Trời mây phảng phất nhuốm thời gian 

 Màu thời gian không xanh

 Màu thời gian tím ngát

 Hương thời gian không nồng

 Hương thời gian thanh thanh…”

 (Đoàn Phú Tứ)

*  *  *

Đi chợ tết (Ảnh minh hoạ)

Đi chợ tết (Ảnh minh hoạ)

Chương trình Ký ức thời gian của VTV đang ôn cố tri tân lại những kỷ niệm khó quên thời bao cấp ở xứ ta. Phần giới thiệu về Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tối qua, thấy ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu tuổi đã ngót cửu tuần (90) mà nom vẫn phong độ. Giọng nói cứ sang sảng, chứng tỏ ông đương kim VAC (Hội làm vườn, một tổ chức phi chính phủ do ông sáng lập) còn minh mẫn và khoẻ mạnh. Ông ca ngợi không tiếc lời sự đóng góp về lương thực thực phẩm của mô hình HTXNN. Cho đó là yếu tố quyết định giành thắng lợi trong cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Cảnh bán và trồng rau cải bắp trên phim, nếu tôi không nhầm thì được trích từ một bộ phim tài liệu “Đi giữa mùa xuân” của Xuân Chân. Phim này được quay bằng phim màu và ống kính màn ảnh rộng (thời đó s/x phim ở VN chỉ có phim đen trắng màn ảnh thường). Phim làm theo chỉ đạo nội dung trực tiếp của Ban tuyên huấn nên từng cảnh quay đều có sự dàn dựng công phu với kinh phí như làm phim truyện. Đó cũng là câu trả lời tại sao ê kíp làm phim lại do bên phim Truyện chứ không phải phim Thời sự Tài liệu như thông lệ.

Trên cái nền bức tranh có tính “tô hồng” tính ưu việt của sự phân phối thực phẩm mậu dịch quốc doanh (MDQD) với những chị công nhân má căng tròn đang hơn hớn xếp hàng (“đi lên CNXH”) trật tự ở quầy bán rau MDQD. Cũng như cánh đồng rau bạt ngàn của HTXNN ngoại thành Hà Nội (ở xã phù Đổng) ấy, ông Trìu khẳng định sự đóng góp to lớn về lương thực và thực phẩm của hậu phương chi viện cho tiền tuyến lớn.

Nếu những nhận định ấy được phát ra từ miệng ông tại thời điểm 1973 thì ai cũng thông cảm được. Tiếc thay, lại diễn ra trong thời buổi thông tin bùng nổ như hiện nay thì thật khó hiểu.

Bởi ai cũng biết cái mô hình bao cấp, tem phiếu, phân phối, xếp hàng từ hạt gạo, mớ rau, chai nước mắn, lạng thịt cá, lít dầu cho tới bánh xà phòng, áo may ô, quạt điện, xe đạp… đã dìm đời sống người công nhân tới tận cùng địa ngục. Nay mỗi khi nghĩ tới, ai (trong cuộc) cũng toát mồ hôi.

Một yêu anh có may ô

Hai yêu anh có cá khô ăn dần…

Là câu ca ám chỉ, những chàng trai cán bộ viên chức mà có áo may ô và cá khô trong các bữa ăn là lý tưởng mơ ước cho các cô gái thị thành theo đuổi để lấy làm chồng.

Đời sống người nông dân ở khắp các hang cùng ngõ hẻm trên Miền Bắc XHCN cũng cơ cực không kém!

Mỗi công (một ngày) lao động của xã viên HTXNN được chia có khoảng 4 lạng thóc thì lấy đâu ra cảnh nô nức gánh rau (gánh lúa) như tuyên truyền trên phim ảnh của thứ “Chủ nghiã hiện thực phải đạo” (chữ của Hoàng Ngọc Hiến) vẽ vời ra kia chứ?

Cái câu ca dao lan truyền thời đó:

Mỗi người làm việc bằng hai

Để cho chủ nghiệm mua đài, tạu xe

Mỗi người làm việc bằng ba

Để cho chủ nhiệm xây nhà, lát sân

Ai mà không thuộc?!

Ảnh minh hoạ của Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn Lai)

Ảnh minh hoạ của Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn Lai)

Như ở quê tôi, cánh đồng làng “bờ xôi ruộng mật” mà người dân quê không dám ăn cơm gạo mới. Quanh năm phải ăn độn cơm với khoai khô. Chỉ hôm nào giỗ tết mới được ăn cơm gạo trắng. U tôi bảo ăn cơm gạo mới như thế lãng phí. Vì thổi (nấu) cơm gạo mới nhiều nhựa, ít hút nước nên hao cơm. Chịu khó đem ra tỉnh (Hà Nội) đổi lấy gạo mậu dịch (thứ gạo lưu kho lâu ngày) tuy có hơi hôi. Nhưng hút nhiều nước làm dôi cơm làm no bụng người…

Gia cảnh nhà tôi được tiếng là “phong lưu” trong làng vì không những có nhà ngói sân gạch và bể nước mưa ăn quanh năm đã đành. Bố tôi là công nhân có tay nghề giỏi nên được hưởng bậc lương cao. Dạo đó ông được cử đi chụp ảnh hộ chiếu cho học sinh và nghiên cứu sinh ở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp gần như suốt tháng. Được đãi cơm khách nên xuất gạo và thực phẩm tiêu chuẩn là hầu như không đụng đến. Nhà tôi lại nuôi trâu cày cho hợp tác xã, nuôi lợn giao đủ nghĩa vụ, vượt mức còn được qui đổi ra thóc nữa. Cho nên anh chị em chúng tôi không bị đứt bữa bao giờ. Nhìn ra xóm giềng xung quanh, không bà con xã viên nào đủ ăn cả. Những tháng giáp hạt, nhiều gia đình nồi cơm độn tới 3/4 khoai khô hay ăn cháo rau muống, rau khoai lang thay cơm là chuyện khỏi cần bàn. Trừ những gia đình chịu tiếng xấu “không tán thành chủ trương Hợp tác hoá NN của đảng và nhà nước” mà làm ăn cá thể. Ngoài chuyện bị trù dập bị phê xấu trong lý lịch của con cái đi thoát ly, những bà con không chịu vào HTXNN (ở quê tôi khoảng 10%), họ bị chèn ép đủ thứ như bị đổi ruộng tới những nơi xa hay phải nhận những thửa đất xó xỉnh kém màu mỡ. Để HTXNN qui hoạch lại bờ vùng bờ thửa theo mô hình “Pháo đài Huyện” mà các lãnh tụ chính trị chóp bu thời đó đang theo đuổi. Nhưng dù khó khăn cỡ nào, bà con làm ăn cá thể đời sống kinh tế nói chung vẫn khấm khá hơn.

Đó là lý do mô hình HTXNN sau hơn hai chục năm áp dụng ở Miền Bắc và ngót chục năm áp dụng ở Miền Nam đã bị phá sản hoàn toàn.

“Ở nước mày không ai chết đói… nhưng chúng mày đói tới chết!” Lời nói thật tuy khó nghe của một chuyên gia kinh tế người Hungari nói với một đồng nghiệp VN, cùng chuyến đi khảo sát trong khuôn khổ khối CEP hồi đầu thập niên 80s như thế.

Đó cũng chính là câu chuyện xé lòng trong “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” của Phùng Gia Lộc (Xem ở đây)

Chuyện tưởng ba năm rõ mười như thế. Nay ông cựu UVTW, cựu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu lại nỡ lập lờ đánh lận con đen nữa hay sao?

Thời 1973, lúc đó ông Trìu còn đang làm Chủ tịch tỉnh Thái Bình (năm 1975 thay Ngô Duy Đông làm Bí thư tỉnh uỷ). Mãi tới 1979, ông mới được điều về TW làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cho tới 1987 về hưu. Ông căn cứ vào đâu mà dám nói liều rằng nhờ mô hình HTXNN mà thắng Mỹ?

Chuyện Mỹ thua VN là câu chuyện khá dài. Nó có thể được lý giải qua quyết tâm “đánh Mỹ tới người VN cuối cùng” của người láng giềng khổng lồ Phương Bắc. Cũng có thể trắc nghiệm điều ấy qua lời kể rất thành thật của Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain kể lại sau lần gặp Tướng Giáp vào đầu thập niên 1990:

tuonggiap-adc8cÔng Hồ từng nói với người Pháp “Các ông giết 10 người chúng tôi, chúng tôi chỉ giết 1 người các ông, nhưng rốt cuộc các ông sẽ chán nản bỏ cuộc trước”. Tướng Giáp thi hành chiến lược đó với một nghị lực cứng rắn…

Người Mỹ không hề thua một trận chiến nào trước quân Bắc Việt, nhưng thua cả cuộc chiến. Khi thắng được cuộc chiến tranh là một nước chiến thắng, không phải quân đội của nước đó thắng. Ông Giáp hiểu điều đó. Hoa Kỳ không hiểu. Nước Mỹ chán ghét và mệt mỏi vì cảnh chết chóc và bắn giết trước khi người Việt Nam bỏ cuộc. “Khó lòng biện giải cho đạo nghĩa của chiến lược ấy. Nhưng chúng ta không thể chối bỏ sự thành công của nó”! (Xem: ở đây).

Ở góc độ người trong cuộc tôi thấy “công trạng” duy nhất của phong trào Hợp tác hóa NN ở Miền Bắc là đã gián tiếp đẩy hàng triệu thanh niên (cả nam lẫn nữ) vào trận chiến mười đổi một ấy để giành chiến thắng. Số người đã bỏ mạng là bao nhiêu? Một triệu? Hai hay ba triệu? Đến nay vẫn chưa có bất kỳ một tổng kết nào. Nhưng một điều chắc chắn, trên 50% gia đình có con em nhập ngũ đều đã “xanh cỏ” ở khắp mọi nẻo trên bán đảo Đông Dương này…. Chỉ tính ba bốn gia đình bên nội ngoại gần nhất trong nhà tôi, suốt hai cuộc kháng chiến có 7 người tham gia quân ngũ thì 5 người là liệt sỹ. Đó là hai người chú (một chú ruột) của tôi hy sinh trong KC chống Pháp; một người là anh ruột và hai em họ của tôi hy sinh trong KC chống Mỹ. Có ba người đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ phần. Bà cô ruột của bố tôi một mẹ một con, được nhà nước truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng khi bà đã theo về bên con trai liệt sỹ của bà.

Chỉ một góc nhỏ trong vô vàn văn bia ghi danh các Liệt sỹ ở NTLS Trường Sơn mà làng tôi đã có tên 3 người... (số 13; 15 và 16) - Ảnh: Bạch Dương QT

Chỉ một góc nhỏ trong vô vàn văn bia ghi danh các Liệt sỹ ở NTLS Trường Sơn mà làng tôi đã có tên 3 người… (số 13; 15 và 16) – Ảnh: Bạch Dương QT

Nhìn rộng ra cả nước, còn bao gia đình khác nữa? Đến bao giờ người dân lành VN mới biết được con số xác thực về tổn thất nhân mạng lớn nhất trong lịch sử này? Khi ai đó vẫn cho đây là điều “nhạy cảm”, dù gần 40 năm chiến tranh đã đi qua…

Cũng cần bạch hóa rõ xem, có phải tất cả nam thanh nữ tú lên đường đi chiến đấu theo “tiếng gọi thiêng thiêng của tổ quốc”. Mà không kèm theo cả tiếng réo của chiếc dạ dày rỗng luôn thôi thúc. Khi đang tuổi ăn tuổi lớn mà sống với bố mẹ, những xã viên HTXNN, họ không mấy khi được ăn no. Hoạ chung với sự đói nghèo do hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn gây ra, chính sách quản lý hộ khẩu, tem phiếu và sổ gạo ở thành thị thời bao cấp đã làm đem vinh quang về cho “bên thắng cuộc”. Chớ trêu thay, đám thảo dân nghèo khó lại thuộc “phe nước mắt” cho mãi tận bây giờ.

Ở Thái Bình, thời ông Trìu làm chủ tịch và bí thư, vùng quê lúa đã nổi tiếng như cồn với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân quân không thiếu một người”. Vậy mà lan truyền trên Miền Bắc một dạo lại có câu: “Hà chuồn, Hưng lủi, Thái Bình bay / Nghệ An, Hà Tĩnh có ngày bốc hơi”. Tôi đem thắc mắc ấy hỏi một anh hàng xóm cũ cùng làng với tôi quê ở Đông Hưng-Thái Bình xem thực hư ra sao? Anh cho biết, dưới triều đại ông Đông (Ngô Duy Đông) và ông Trìu việc “bắt lính” ở TB ráo riết tới mức, đang học cấp 3, chưa đủ tuổi mà nhà trường ép buộc 100% học sinh nam phải làm đơn gửi lên Huyện và Tỉnh Đội tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ.

Vợ chồng anh bạn quê ở Đông Hưng-Thái Bình (phía trái) - Ảnh chụp tháng 6.2012 tại Hamburg-CHLB Đức

Vợ chồng anh bạn quê ở Đông Hưng-Thái Bình (phía trái) – Ảnh chụp tháng 6.2012 tại Hamburg-CHLB Đức

Anh tâm sự với tôi, già nửa số các bạn của anh tòng chinh vào cái năm 1974 ấy đã không bao giờ trở về nữa. Với cương vị là bí thư chi đoàn, anh thật khó mà tránh được đợt nhập ngũ “tình nguyện” (bắt buộc) ấy. Nếu không vấp phải sự điên dại vì đau khổ tột cùng của bà mẹ. Chả là lúc sắp sửa lên đường thì được tin người anh cả của anh vừa hy sinh ở Bình Long. Giấy báo tử đã về tới huyện. Nhưng sợ ảnh hưởng đến đợt giao quân, lãnh đạo huyện định ém nhẹm đi. Chờ anh lên đường xong mới báo. Không ngờ chuyện bại lộ, bà mẹ của anh đã phát điên, sắn quần móng lợn kéo anh xềnh xệch kêu thảm thiết từ làng lên huyện. Lại từ huyện tới trường cấp 3. Khiến huyện đội nao núng phải tạm hoãn ngày lên đường của anh. Năm sau, chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông thì hết chiến tranh. Chưa kịp mừng thì lại được tin người anh trai kế của anh vừa hy sinh ở biên giới Tây Nam bởi cuộc đột kích bất ngờ của “người anh em” cùng ý thức hệ – Khơ me đỏ. Hai năm, hai cái tang liên tiếp đổ xuống gia đình anh, không cán bộ nào còn có ý định gọi anh đi bộ đội nữa. Nhờ tiêu chuẩn gia đình liệt sỹ, anh được cử đi học nghề ở Bungari. Anh lấy vợ người Bun. Tường Berlin vỡ anh dắt díu vợ con sang Đức xin ty nạn. Hôm bà mẹ anh qui tiên, giấy tờ chưa xong, anh không về chịu tang được, anh nhờ các Ni sư ở chùa Hamburg cử hành tang lễ. vọng. Điều làm tôi ngạc nhiên là cô vợ Bun của anh bạn tôi cũng khăn tang áo sô gai nghiêm cẩn hành lễ chả khác các cô con dâu người Việt mình. Chắc bà mẹ anh ở dưới suối vàng cũng mãn nguyệt lắm thay. Nay gia đình anh đã mua được nhà và có cuộc sống ổn định tại Đức. Mỗi khi nhìn lên ban thờ, anh vẫn thầm biết ơn người mẹ quê quần sắn móng lợn của anh. Chính bà đã tái sinh và là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống của anh hôm nay.

Quay trở lại câu chuyện HTXNN thời bao cấp. Nếu đúng như lời ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thì VN mình cần gì phải reo lên “Vui gì hơn làm người lính đi đầu” (Tố Hữu). Để phải ngửa tay đón nhận từ vũ khí đạn dược cho tới lương thực quân trang quân dụng… từ đôi dép cao su tới chiếc mũ đội đầu mỗi người lính của cả hai người đàn anh Phương Bắc. Để đánh giặc dùm cho cả họ mà suốt đời vẫn phải mang ân huệ, hệ luỵ năng nề cho tới bây giờ?

Cứ nghĩ thời gian sẽ làm lành những “sẹo đất” hay xóa đi những “vòng trắng” số không treo mãi ở trên đầu con dân nước Việt mình.

Song với những cái đầu say mê quyền lực ở “một bộ phận không nhỏ” trong đám ăn trên ngồi trốc thì thời gian nào có giá trị gì?

Chẳng hương vị mà cũng vô sắc màu. Thời gian như lặng câm trong nỗi đau miên viễn của giống nòi…

Gocomay

http://gocomay.wordpress.com/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thời gian lặng câm - Gocomay

Chương trình Ký ức thời gian của VTV đang ôn cố tri tân lại những kỷ niệm khó quên thời bao cấp ở xứ ta. Phần giới thiệu về Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tối qua

Hình minh hoạ: TheStranger (2007)

Hình minh hoạ: TheStranger (2007)

“Trời mây phảng phất nhuốm thời gian 

 Màu thời gian không xanh

 Màu thời gian tím ngát

 Hương thời gian không nồng

 Hương thời gian thanh thanh…”

 (Đoàn Phú Tứ)

*  *  *

Đi chợ tết (Ảnh minh hoạ)

Đi chợ tết (Ảnh minh hoạ)

Chương trình Ký ức thời gian của VTV đang ôn cố tri tân lại những kỷ niệm khó quên thời bao cấp ở xứ ta. Phần giới thiệu về Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tối qua, thấy ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu tuổi đã ngót cửu tuần (90) mà nom vẫn phong độ. Giọng nói cứ sang sảng, chứng tỏ ông đương kim VAC (Hội làm vườn, một tổ chức phi chính phủ do ông sáng lập) còn minh mẫn và khoẻ mạnh. Ông ca ngợi không tiếc lời sự đóng góp về lương thực thực phẩm của mô hình HTXNN. Cho đó là yếu tố quyết định giành thắng lợi trong cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Cảnh bán và trồng rau cải bắp trên phim, nếu tôi không nhầm thì được trích từ một bộ phim tài liệu “Đi giữa mùa xuân” của Xuân Chân. Phim này được quay bằng phim màu và ống kính màn ảnh rộng (thời đó s/x phim ở VN chỉ có phim đen trắng màn ảnh thường). Phim làm theo chỉ đạo nội dung trực tiếp của Ban tuyên huấn nên từng cảnh quay đều có sự dàn dựng công phu với kinh phí như làm phim truyện. Đó cũng là câu trả lời tại sao ê kíp làm phim lại do bên phim Truyện chứ không phải phim Thời sự Tài liệu như thông lệ.

Trên cái nền bức tranh có tính “tô hồng” tính ưu việt của sự phân phối thực phẩm mậu dịch quốc doanh (MDQD) với những chị công nhân má căng tròn đang hơn hớn xếp hàng (“đi lên CNXH”) trật tự ở quầy bán rau MDQD. Cũng như cánh đồng rau bạt ngàn của HTXNN ngoại thành Hà Nội (ở xã phù Đổng) ấy, ông Trìu khẳng định sự đóng góp to lớn về lương thực và thực phẩm của hậu phương chi viện cho tiền tuyến lớn.

Nếu những nhận định ấy được phát ra từ miệng ông tại thời điểm 1973 thì ai cũng thông cảm được. Tiếc thay, lại diễn ra trong thời buổi thông tin bùng nổ như hiện nay thì thật khó hiểu.

Bởi ai cũng biết cái mô hình bao cấp, tem phiếu, phân phối, xếp hàng từ hạt gạo, mớ rau, chai nước mắn, lạng thịt cá, lít dầu cho tới bánh xà phòng, áo may ô, quạt điện, xe đạp… đã dìm đời sống người công nhân tới tận cùng địa ngục. Nay mỗi khi nghĩ tới, ai (trong cuộc) cũng toát mồ hôi.

Một yêu anh có may ô

Hai yêu anh có cá khô ăn dần…

Là câu ca ám chỉ, những chàng trai cán bộ viên chức mà có áo may ô và cá khô trong các bữa ăn là lý tưởng mơ ước cho các cô gái thị thành theo đuổi để lấy làm chồng.

Đời sống người nông dân ở khắp các hang cùng ngõ hẻm trên Miền Bắc XHCN cũng cơ cực không kém!

Mỗi công (một ngày) lao động của xã viên HTXNN được chia có khoảng 4 lạng thóc thì lấy đâu ra cảnh nô nức gánh rau (gánh lúa) như tuyên truyền trên phim ảnh của thứ “Chủ nghiã hiện thực phải đạo” (chữ của Hoàng Ngọc Hiến) vẽ vời ra kia chứ?

Cái câu ca dao lan truyền thời đó:

Mỗi người làm việc bằng hai

Để cho chủ nghiệm mua đài, tạu xe

Mỗi người làm việc bằng ba

Để cho chủ nhiệm xây nhà, lát sân

Ai mà không thuộc?!

Ảnh minh hoạ của Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn Lai)

Ảnh minh hoạ của Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn Lai)

Như ở quê tôi, cánh đồng làng “bờ xôi ruộng mật” mà người dân quê không dám ăn cơm gạo mới. Quanh năm phải ăn độn cơm với khoai khô. Chỉ hôm nào giỗ tết mới được ăn cơm gạo trắng. U tôi bảo ăn cơm gạo mới như thế lãng phí. Vì thổi (nấu) cơm gạo mới nhiều nhựa, ít hút nước nên hao cơm. Chịu khó đem ra tỉnh (Hà Nội) đổi lấy gạo mậu dịch (thứ gạo lưu kho lâu ngày) tuy có hơi hôi. Nhưng hút nhiều nước làm dôi cơm làm no bụng người…

Gia cảnh nhà tôi được tiếng là “phong lưu” trong làng vì không những có nhà ngói sân gạch và bể nước mưa ăn quanh năm đã đành. Bố tôi là công nhân có tay nghề giỏi nên được hưởng bậc lương cao. Dạo đó ông được cử đi chụp ảnh hộ chiếu cho học sinh và nghiên cứu sinh ở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp gần như suốt tháng. Được đãi cơm khách nên xuất gạo và thực phẩm tiêu chuẩn là hầu như không đụng đến. Nhà tôi lại nuôi trâu cày cho hợp tác xã, nuôi lợn giao đủ nghĩa vụ, vượt mức còn được qui đổi ra thóc nữa. Cho nên anh chị em chúng tôi không bị đứt bữa bao giờ. Nhìn ra xóm giềng xung quanh, không bà con xã viên nào đủ ăn cả. Những tháng giáp hạt, nhiều gia đình nồi cơm độn tới 3/4 khoai khô hay ăn cháo rau muống, rau khoai lang thay cơm là chuyện khỏi cần bàn. Trừ những gia đình chịu tiếng xấu “không tán thành chủ trương Hợp tác hoá NN của đảng và nhà nước” mà làm ăn cá thể. Ngoài chuyện bị trù dập bị phê xấu trong lý lịch của con cái đi thoát ly, những bà con không chịu vào HTXNN (ở quê tôi khoảng 10%), họ bị chèn ép đủ thứ như bị đổi ruộng tới những nơi xa hay phải nhận những thửa đất xó xỉnh kém màu mỡ. Để HTXNN qui hoạch lại bờ vùng bờ thửa theo mô hình “Pháo đài Huyện” mà các lãnh tụ chính trị chóp bu thời đó đang theo đuổi. Nhưng dù khó khăn cỡ nào, bà con làm ăn cá thể đời sống kinh tế nói chung vẫn khấm khá hơn.

Đó là lý do mô hình HTXNN sau hơn hai chục năm áp dụng ở Miền Bắc và ngót chục năm áp dụng ở Miền Nam đã bị phá sản hoàn toàn.

“Ở nước mày không ai chết đói… nhưng chúng mày đói tới chết!” Lời nói thật tuy khó nghe của một chuyên gia kinh tế người Hungari nói với một đồng nghiệp VN, cùng chuyến đi khảo sát trong khuôn khổ khối CEP hồi đầu thập niên 80s như thế.

Đó cũng chính là câu chuyện xé lòng trong “Cái đêm hôm ấy… đêm gì?” của Phùng Gia Lộc (Xem ở đây)

Chuyện tưởng ba năm rõ mười như thế. Nay ông cựu UVTW, cựu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu lại nỡ lập lờ đánh lận con đen nữa hay sao?

Thời 1973, lúc đó ông Trìu còn đang làm Chủ tịch tỉnh Thái Bình (năm 1975 thay Ngô Duy Đông làm Bí thư tỉnh uỷ). Mãi tới 1979, ông mới được điều về TW làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cho tới 1987 về hưu. Ông căn cứ vào đâu mà dám nói liều rằng nhờ mô hình HTXNN mà thắng Mỹ?

Chuyện Mỹ thua VN là câu chuyện khá dài. Nó có thể được lý giải qua quyết tâm “đánh Mỹ tới người VN cuối cùng” của người láng giềng khổng lồ Phương Bắc. Cũng có thể trắc nghiệm điều ấy qua lời kể rất thành thật của Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain kể lại sau lần gặp Tướng Giáp vào đầu thập niên 1990:

tuonggiap-adc8cÔng Hồ từng nói với người Pháp “Các ông giết 10 người chúng tôi, chúng tôi chỉ giết 1 người các ông, nhưng rốt cuộc các ông sẽ chán nản bỏ cuộc trước”. Tướng Giáp thi hành chiến lược đó với một nghị lực cứng rắn…

Người Mỹ không hề thua một trận chiến nào trước quân Bắc Việt, nhưng thua cả cuộc chiến. Khi thắng được cuộc chiến tranh là một nước chiến thắng, không phải quân đội của nước đó thắng. Ông Giáp hiểu điều đó. Hoa Kỳ không hiểu. Nước Mỹ chán ghét và mệt mỏi vì cảnh chết chóc và bắn giết trước khi người Việt Nam bỏ cuộc. “Khó lòng biện giải cho đạo nghĩa của chiến lược ấy. Nhưng chúng ta không thể chối bỏ sự thành công của nó”! (Xem: ở đây).

Ở góc độ người trong cuộc tôi thấy “công trạng” duy nhất của phong trào Hợp tác hóa NN ở Miền Bắc là đã gián tiếp đẩy hàng triệu thanh niên (cả nam lẫn nữ) vào trận chiến mười đổi một ấy để giành chiến thắng. Số người đã bỏ mạng là bao nhiêu? Một triệu? Hai hay ba triệu? Đến nay vẫn chưa có bất kỳ một tổng kết nào. Nhưng một điều chắc chắn, trên 50% gia đình có con em nhập ngũ đều đã “xanh cỏ” ở khắp mọi nẻo trên bán đảo Đông Dương này…. Chỉ tính ba bốn gia đình bên nội ngoại gần nhất trong nhà tôi, suốt hai cuộc kháng chiến có 7 người tham gia quân ngũ thì 5 người là liệt sỹ. Đó là hai người chú (một chú ruột) của tôi hy sinh trong KC chống Pháp; một người là anh ruột và hai em họ của tôi hy sinh trong KC chống Mỹ. Có ba người đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ phần. Bà cô ruột của bố tôi một mẹ một con, được nhà nước truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng khi bà đã theo về bên con trai liệt sỹ của bà.

Chỉ một góc nhỏ trong vô vàn văn bia ghi danh các Liệt sỹ ở NTLS Trường Sơn mà làng tôi đã có tên 3 người... (số 13; 15 và 16) - Ảnh: Bạch Dương QT

Chỉ một góc nhỏ trong vô vàn văn bia ghi danh các Liệt sỹ ở NTLS Trường Sơn mà làng tôi đã có tên 3 người… (số 13; 15 và 16) – Ảnh: Bạch Dương QT

Nhìn rộng ra cả nước, còn bao gia đình khác nữa? Đến bao giờ người dân lành VN mới biết được con số xác thực về tổn thất nhân mạng lớn nhất trong lịch sử này? Khi ai đó vẫn cho đây là điều “nhạy cảm”, dù gần 40 năm chiến tranh đã đi qua…

Cũng cần bạch hóa rõ xem, có phải tất cả nam thanh nữ tú lên đường đi chiến đấu theo “tiếng gọi thiêng thiêng của tổ quốc”. Mà không kèm theo cả tiếng réo của chiếc dạ dày rỗng luôn thôi thúc. Khi đang tuổi ăn tuổi lớn mà sống với bố mẹ, những xã viên HTXNN, họ không mấy khi được ăn no. Hoạ chung với sự đói nghèo do hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn gây ra, chính sách quản lý hộ khẩu, tem phiếu và sổ gạo ở thành thị thời bao cấp đã làm đem vinh quang về cho “bên thắng cuộc”. Chớ trêu thay, đám thảo dân nghèo khó lại thuộc “phe nước mắt” cho mãi tận bây giờ.

Ở Thái Bình, thời ông Trìu làm chủ tịch và bí thư, vùng quê lúa đã nổi tiếng như cồn với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân quân không thiếu một người”. Vậy mà lan truyền trên Miền Bắc một dạo lại có câu: “Hà chuồn, Hưng lủi, Thái Bình bay / Nghệ An, Hà Tĩnh có ngày bốc hơi”. Tôi đem thắc mắc ấy hỏi một anh hàng xóm cũ cùng làng với tôi quê ở Đông Hưng-Thái Bình xem thực hư ra sao? Anh cho biết, dưới triều đại ông Đông (Ngô Duy Đông) và ông Trìu việc “bắt lính” ở TB ráo riết tới mức, đang học cấp 3, chưa đủ tuổi mà nhà trường ép buộc 100% học sinh nam phải làm đơn gửi lên Huyện và Tỉnh Đội tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ.

Vợ chồng anh bạn quê ở Đông Hưng-Thái Bình (phía trái) - Ảnh chụp tháng 6.2012 tại Hamburg-CHLB Đức

Vợ chồng anh bạn quê ở Đông Hưng-Thái Bình (phía trái) – Ảnh chụp tháng 6.2012 tại Hamburg-CHLB Đức

Anh tâm sự với tôi, già nửa số các bạn của anh tòng chinh vào cái năm 1974 ấy đã không bao giờ trở về nữa. Với cương vị là bí thư chi đoàn, anh thật khó mà tránh được đợt nhập ngũ “tình nguyện” (bắt buộc) ấy. Nếu không vấp phải sự điên dại vì đau khổ tột cùng của bà mẹ. Chả là lúc sắp sửa lên đường thì được tin người anh cả của anh vừa hy sinh ở Bình Long. Giấy báo tử đã về tới huyện. Nhưng sợ ảnh hưởng đến đợt giao quân, lãnh đạo huyện định ém nhẹm đi. Chờ anh lên đường xong mới báo. Không ngờ chuyện bại lộ, bà mẹ của anh đã phát điên, sắn quần móng lợn kéo anh xềnh xệch kêu thảm thiết từ làng lên huyện. Lại từ huyện tới trường cấp 3. Khiến huyện đội nao núng phải tạm hoãn ngày lên đường của anh. Năm sau, chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông thì hết chiến tranh. Chưa kịp mừng thì lại được tin người anh trai kế của anh vừa hy sinh ở biên giới Tây Nam bởi cuộc đột kích bất ngờ của “người anh em” cùng ý thức hệ – Khơ me đỏ. Hai năm, hai cái tang liên tiếp đổ xuống gia đình anh, không cán bộ nào còn có ý định gọi anh đi bộ đội nữa. Nhờ tiêu chuẩn gia đình liệt sỹ, anh được cử đi học nghề ở Bungari. Anh lấy vợ người Bun. Tường Berlin vỡ anh dắt díu vợ con sang Đức xin ty nạn. Hôm bà mẹ anh qui tiên, giấy tờ chưa xong, anh không về chịu tang được, anh nhờ các Ni sư ở chùa Hamburg cử hành tang lễ. vọng. Điều làm tôi ngạc nhiên là cô vợ Bun của anh bạn tôi cũng khăn tang áo sô gai nghiêm cẩn hành lễ chả khác các cô con dâu người Việt mình. Chắc bà mẹ anh ở dưới suối vàng cũng mãn nguyệt lắm thay. Nay gia đình anh đã mua được nhà và có cuộc sống ổn định tại Đức. Mỗi khi nhìn lên ban thờ, anh vẫn thầm biết ơn người mẹ quê quần sắn móng lợn của anh. Chính bà đã tái sinh và là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống của anh hôm nay.

Quay trở lại câu chuyện HTXNN thời bao cấp. Nếu đúng như lời ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thì VN mình cần gì phải reo lên “Vui gì hơn làm người lính đi đầu” (Tố Hữu). Để phải ngửa tay đón nhận từ vũ khí đạn dược cho tới lương thực quân trang quân dụng… từ đôi dép cao su tới chiếc mũ đội đầu mỗi người lính của cả hai người đàn anh Phương Bắc. Để đánh giặc dùm cho cả họ mà suốt đời vẫn phải mang ân huệ, hệ luỵ năng nề cho tới bây giờ?

Cứ nghĩ thời gian sẽ làm lành những “sẹo đất” hay xóa đi những “vòng trắng” số không treo mãi ở trên đầu con dân nước Việt mình.

Song với những cái đầu say mê quyền lực ở “một bộ phận không nhỏ” trong đám ăn trên ngồi trốc thì thời gian nào có giá trị gì?

Chẳng hương vị mà cũng vô sắc màu. Thời gian như lặng câm trong nỗi đau miên viễn của giống nòi…

Gocomay

http://gocomay.wordpress.com/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm