Mỗi Ngày Một Chuyện

TÌNH NGƯỜI - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Tại sao đang từ chuyện những hình ảnh lạ trong cuộc sống phức tạp này, vốn chẳng ăn nhậu gì tới nhau, mà tôi lại lan man kể về những nợ nần tiền kiếp, cứ phảng phất trong cõi đời này chứ.


TÌNH NGƯỜI   -    CAO MỴ NHÂN 

 

Có những người lạ, mà thực sự họ rất "lạ", ấy là họ rất bình thường, lẽ ra họ phải bình thường như các người bình thường khác, tức là nhân dáng, dung nhan, và cả lời ăn tiếng nói họ cũng bình thường đến nỗi, sau khi bất cứ ai gặp họ, người lạ, đã quên béng đi, vì họ bình thường thôi. 

Nhưng, họ lại có sức thu hút tiềm tàng đến nỗi bắt người ta lỡ gặp, phải nhớ mãi, từng chi tiết một, mới là ngán hết cỡ ...thợ mộc chớ.

Lâu nay quý vị cứ tưởng là những người lạ, phải rất lạ đối với tuyệt đại đa số quần chúng ở đời, nhưng không, hình ảnh người lạ ấy trốn thoát đi đâu không hay. 

Bỗng một ngày cái hình ảnh đó hiện ra, như một liên tưởng lạ kỳ, khiến người chợt nhớ rùng mình, thấy nhuốm vẻ ma quái mà chỉ có trời hiểu được thôi. 

Không phải bây giờ mà từ 25 năm trước, khi tôi mới "quy Mã" lận, tôi đã gặp một kẻ được sinh ra bất phùng thời ngay vùng tôi đang ở này. 

Bấy giờ ông Ban, người đi trước ( di tản 1975) hướng dẫn kẻ đến sau (HO 1992) là tôi đi làm giấy tờ thường trú ở quê hương mới U S A. 

Vừa tới cửa văn phòng kia, tôi thấy một ông VN, ăn mặc bảnh bao hơn những người bình thường ở trong nước, ông ta ngồi xẹp xuống sân cỏ trước khu văn phòng thành phố Lawndale, hút thuốc lá ngoài trời, rồi chuẩn bị làm công việc hành khất ...

Tất nhiên ông ta xin ông Ban vì cùng VN đã, tôi nghe ông Ban trả lời: "Này, làm sao vẫn không chịu đi làm, mà cứ vầy hoài hả ?" . 

Người đó cười khểnh: " ông cũng thấy tôi đi làm rồi chứ. Nay thất cơ lơ vận mới ra vậy". 

Ông Ban bảo tôi cứ đi, đừng quan tâm. 

Tất nhiên là tôi cứ đi rồi. Ông Ban có vợ làm cán sự xã hội ở quận hạt xã hội Los Angeles. Ông ấy nói: "Ông này, là người có thể xin trợ cấp, nhưng không có địa chỉ, nên cơ quan xã hội biết đâu mà cho". 

Và cứ thế sống qua ngày thôi. 

Bây giờ ngay thủ đô tị nạn Bolsa, số người hành khất chính thức và bán chính thức tăng nhiều, khổ nỗi là những người đó đa phần tuổi thanh niên, trung niên. 

Đôi khi tôi cứ buồn chán, bâng khuâng, tự hỏi một điều: "Rằng qua Mỹ làm ...hành khất thì khổ cho nhiều người lắm, không phải chỉ cá nhân họ khổ đâu." 

Tôi bắt đầu làm một màn kiểm kê thử. Tôi đi xe bus quanh thành phố, thường hay gặp " hành khất viên" ở các trạm bus

hay các ngã tư đường, các cửa chợ và các khu shopping center. 

Thành thực mà nói, tôi luôn luôn chỉ thấy 2 " thực thể " người hành khất ở Hoa Kỳ: Người Mỹ đen và cả trắng, người VN. 

Tôi không thấy giới di dân khác như Nhật, Đại Hàn vv...

Tại sao người các nước kia, cũng phải có người nghèo khổ chứ, tôi không hề thấy họ.

Vẫn ông Ban, vì có bà xã làm xã hội, nên ông hào hứng ...luận 

về giới " ăn xin" ở Hợp Chủng Quốc này . 

Tôi không biết rõ lắm, nhưng theo nhận xét của tôi, thì người Tàu và người Mễ là đông dân nhất ở đây, họ siêng lao động lắm, họ có sức khỏe để làm những việc nặng nhọc như vệ sinh cho các tiệm ăn, quét dọn chợ búa vv... 

Họ làm tệ lắm cũng 50$ / ngày, đi xin làm gì cho mắc cở. 

Các sắc tộc khác như Nhật, Đại Hàn, thậm chí cả Lào, Miên...họ có cái tổ chức cộng đồng của họ tương thân, tương ái, họ giúp đỡ nhau bằng cách chia xẻ việc làm thân tình đồng chủng lắm, nên không cần phải " hành khất" làm gì.

Tôi hỏi ông Ban: Những người ông nói muốn ăn trợ cấp xã hội, phải có địa chỉ. Ngoại trừ số người vô gia cư, ăn ngủ ngoài đường, còn ai cũng phải có một chỗ để về lúc cuối ngày. Địa chỉ đó như thế nào? 

Như thế này này: Nhà mua, nhà mướn, nhà cấp, ở nhờ vv...đều có cái số của nó chứ. Đơn xin trợ cấp căn cứ vào địa chỉ này, họ liên lạc và nhất là gởi check $ hàng tháng về chỗ ở này. Không có vấn đề hộp thư, vì hộp thư là biến việc trợ cấp trở thành ma giáo đấy. 

Tôi vẫn chưa hiểu, ông Ban bảo rằng: "Tại sao nhà nước cứ phải cung cấp tiền bạc cho một người nào đó mà không biết họ sống chết ra sao nữa. 

Chao ôi chỉ vì mấy trăm bạc mà khổ cho người nhận và bực với người cho. 

Đi thuê nhà để xin trợ cấp là thế nào nhỉ ? 

Ông Ban cả cười : Cô làm xã hội theo kiểu Pháp và người VN chịu ảnh hưởng Pháp, nghĩa là chỉ giúp cho những người sắp nhảy xuống hố chứ gì. Bởi vì những gì xã hội cho đi là cho phứt, còn người Mỹ không vậy đâu, nước Mỹ là Tư Bản . 

Tư bản là vốn riêng, cơ quan xã hội hay vân vân khác trên xứ sở tư bản này, đều là những hình thức vốn riêng thôi . 

Do thế, nếu đã sống ở Mỹ, thì phải chấp nhận là con nợ suốt đời . Tiền được trợ cấp cũng là tiền nợ, sẽ trả lại qua những hình thức khác,  không thuộc phạm vi bài này. 

Ông Ban thì không nói " hùng biện" được như anh sau này, và nghĩ tới anh, tôi có cảm tưởng tôi thích vơ cái nợ vào cuộc đời mình, không hay chưa muốn thoát ra phần số nợ, mới  là ...lạ . 

Một món nợ cứ thả nổi, lênh đênh trên sông dài, biển rộng, tưởng là không có chi, dè đâu nó thâm sâu đến xoáy mòn vào tâm thức. 

Tại sao đang từ chuyện những hình ảnh lạ trong cuộc sống phức tạp này, vốn chẳng ăn nhậu gì tới nhau, mà tôi lại lan man kể về những nợ nần tiền kiếp, cứ phảng phất trong cõi đời này chứ. 

Số là người hành khất xa xưa tôi tình cờ gặp ở cửa cơ quan y tế Lawndale lại là một nhà văn chưa có tên tuổi, nhưng ông ta đã mắc nợ một cô y tá Mỹ bởi một nghĩa cử nhân đạo ...không cần thiết lắm phải trả lại tình người. 

Tâm lý hoang tưởng của số nhà văn cứ đinh ninh mình là thiên tài, cho tới cuối đời vẫn không thoát ra được sự viển vông, ông Ban nói tiếp: 

Cô Mỵ ạ, cô sẽ không thể ...nổi tiếng được, nếu cô cứ giữ thái độ xa rời hoang tưởng. 

Nghĩa là làm sao, ông càng nói càng du tôi vào thế giới không thật. 

Nhưng cô phải biết rằng: " sự thật mất lòng" đấy chứ ? 

Chúng tôi bỏ qua chuyện đó, người hành khất hay nhà văn chưa nổi tiếng của ông Ban, hay sự hoang tưởng bị mắc nợ cô y tá Mỹ của ông hành khất nào đó nêu trên . 

Tôi không còn nhớ gì, chẳng phải cái bệnh lẫn của người già, mà vì thời gian 1/4, thế kỷ không còn xác suất như các sự kiện mới đây. 

Nhưng vừa nghĩ tới sự việc nào đó, có dính tới ông Ban, thì bên cạnh câu chuyện lại hiện rõ ràng người ăn xin có thể là bất đắc dĩ, mà tôi cũng chẳng biết tên, nhưng chiếc quần Jean rách và chiếc áo chemise mầu cháo lòng thả lã thã đôi tà luộm thuộm trước thân hình ốm lét của khách bên trời, đã thực sự cứ rõ nét, rồi mờ phai trong trí nhớ ôm đồm của tôi . 

Ông Ban thì đã mất, nhà văn " hành khất" đã lưu lạc nơi đâu   chả biết.

Còn tôi với nỗi bâng khuâng tầm thường: " Tại sao người ta phải có những liên hệ dù không chi cả, nhưng vẫn như là quan trọng với cuộc đời chung của mọi người ..." 

 

           CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TÌNH NGƯỜI - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Tại sao đang từ chuyện những hình ảnh lạ trong cuộc sống phức tạp này, vốn chẳng ăn nhậu gì tới nhau, mà tôi lại lan man kể về những nợ nần tiền kiếp, cứ phảng phất trong cõi đời này chứ.


TÌNH NGƯỜI   -    CAO MỴ NHÂN 

 

Có những người lạ, mà thực sự họ rất "lạ", ấy là họ rất bình thường, lẽ ra họ phải bình thường như các người bình thường khác, tức là nhân dáng, dung nhan, và cả lời ăn tiếng nói họ cũng bình thường đến nỗi, sau khi bất cứ ai gặp họ, người lạ, đã quên béng đi, vì họ bình thường thôi. 

Nhưng, họ lại có sức thu hút tiềm tàng đến nỗi bắt người ta lỡ gặp, phải nhớ mãi, từng chi tiết một, mới là ngán hết cỡ ...thợ mộc chớ.

Lâu nay quý vị cứ tưởng là những người lạ, phải rất lạ đối với tuyệt đại đa số quần chúng ở đời, nhưng không, hình ảnh người lạ ấy trốn thoát đi đâu không hay. 

Bỗng một ngày cái hình ảnh đó hiện ra, như một liên tưởng lạ kỳ, khiến người chợt nhớ rùng mình, thấy nhuốm vẻ ma quái mà chỉ có trời hiểu được thôi. 

Không phải bây giờ mà từ 25 năm trước, khi tôi mới "quy Mã" lận, tôi đã gặp một kẻ được sinh ra bất phùng thời ngay vùng tôi đang ở này. 

Bấy giờ ông Ban, người đi trước ( di tản 1975) hướng dẫn kẻ đến sau (HO 1992) là tôi đi làm giấy tờ thường trú ở quê hương mới U S A. 

Vừa tới cửa văn phòng kia, tôi thấy một ông VN, ăn mặc bảnh bao hơn những người bình thường ở trong nước, ông ta ngồi xẹp xuống sân cỏ trước khu văn phòng thành phố Lawndale, hút thuốc lá ngoài trời, rồi chuẩn bị làm công việc hành khất ...

Tất nhiên ông ta xin ông Ban vì cùng VN đã, tôi nghe ông Ban trả lời: "Này, làm sao vẫn không chịu đi làm, mà cứ vầy hoài hả ?" . 

Người đó cười khểnh: " ông cũng thấy tôi đi làm rồi chứ. Nay thất cơ lơ vận mới ra vậy". 

Ông Ban bảo tôi cứ đi, đừng quan tâm. 

Tất nhiên là tôi cứ đi rồi. Ông Ban có vợ làm cán sự xã hội ở quận hạt xã hội Los Angeles. Ông ấy nói: "Ông này, là người có thể xin trợ cấp, nhưng không có địa chỉ, nên cơ quan xã hội biết đâu mà cho". 

Và cứ thế sống qua ngày thôi. 

Bây giờ ngay thủ đô tị nạn Bolsa, số người hành khất chính thức và bán chính thức tăng nhiều, khổ nỗi là những người đó đa phần tuổi thanh niên, trung niên. 

Đôi khi tôi cứ buồn chán, bâng khuâng, tự hỏi một điều: "Rằng qua Mỹ làm ...hành khất thì khổ cho nhiều người lắm, không phải chỉ cá nhân họ khổ đâu." 

Tôi bắt đầu làm một màn kiểm kê thử. Tôi đi xe bus quanh thành phố, thường hay gặp " hành khất viên" ở các trạm bus

hay các ngã tư đường, các cửa chợ và các khu shopping center. 

Thành thực mà nói, tôi luôn luôn chỉ thấy 2 " thực thể " người hành khất ở Hoa Kỳ: Người Mỹ đen và cả trắng, người VN. 

Tôi không thấy giới di dân khác như Nhật, Đại Hàn vv...

Tại sao người các nước kia, cũng phải có người nghèo khổ chứ, tôi không hề thấy họ.

Vẫn ông Ban, vì có bà xã làm xã hội, nên ông hào hứng ...luận 

về giới " ăn xin" ở Hợp Chủng Quốc này . 

Tôi không biết rõ lắm, nhưng theo nhận xét của tôi, thì người Tàu và người Mễ là đông dân nhất ở đây, họ siêng lao động lắm, họ có sức khỏe để làm những việc nặng nhọc như vệ sinh cho các tiệm ăn, quét dọn chợ búa vv... 

Họ làm tệ lắm cũng 50$ / ngày, đi xin làm gì cho mắc cở. 

Các sắc tộc khác như Nhật, Đại Hàn, thậm chí cả Lào, Miên...họ có cái tổ chức cộng đồng của họ tương thân, tương ái, họ giúp đỡ nhau bằng cách chia xẻ việc làm thân tình đồng chủng lắm, nên không cần phải " hành khất" làm gì.

Tôi hỏi ông Ban: Những người ông nói muốn ăn trợ cấp xã hội, phải có địa chỉ. Ngoại trừ số người vô gia cư, ăn ngủ ngoài đường, còn ai cũng phải có một chỗ để về lúc cuối ngày. Địa chỉ đó như thế nào? 

Như thế này này: Nhà mua, nhà mướn, nhà cấp, ở nhờ vv...đều có cái số của nó chứ. Đơn xin trợ cấp căn cứ vào địa chỉ này, họ liên lạc và nhất là gởi check $ hàng tháng về chỗ ở này. Không có vấn đề hộp thư, vì hộp thư là biến việc trợ cấp trở thành ma giáo đấy. 

Tôi vẫn chưa hiểu, ông Ban bảo rằng: "Tại sao nhà nước cứ phải cung cấp tiền bạc cho một người nào đó mà không biết họ sống chết ra sao nữa. 

Chao ôi chỉ vì mấy trăm bạc mà khổ cho người nhận và bực với người cho. 

Đi thuê nhà để xin trợ cấp là thế nào nhỉ ? 

Ông Ban cả cười : Cô làm xã hội theo kiểu Pháp và người VN chịu ảnh hưởng Pháp, nghĩa là chỉ giúp cho những người sắp nhảy xuống hố chứ gì. Bởi vì những gì xã hội cho đi là cho phứt, còn người Mỹ không vậy đâu, nước Mỹ là Tư Bản . 

Tư bản là vốn riêng, cơ quan xã hội hay vân vân khác trên xứ sở tư bản này, đều là những hình thức vốn riêng thôi . 

Do thế, nếu đã sống ở Mỹ, thì phải chấp nhận là con nợ suốt đời . Tiền được trợ cấp cũng là tiền nợ, sẽ trả lại qua những hình thức khác,  không thuộc phạm vi bài này. 

Ông Ban thì không nói " hùng biện" được như anh sau này, và nghĩ tới anh, tôi có cảm tưởng tôi thích vơ cái nợ vào cuộc đời mình, không hay chưa muốn thoát ra phần số nợ, mới  là ...lạ . 

Một món nợ cứ thả nổi, lênh đênh trên sông dài, biển rộng, tưởng là không có chi, dè đâu nó thâm sâu đến xoáy mòn vào tâm thức. 

Tại sao đang từ chuyện những hình ảnh lạ trong cuộc sống phức tạp này, vốn chẳng ăn nhậu gì tới nhau, mà tôi lại lan man kể về những nợ nần tiền kiếp, cứ phảng phất trong cõi đời này chứ. 

Số là người hành khất xa xưa tôi tình cờ gặp ở cửa cơ quan y tế Lawndale lại là một nhà văn chưa có tên tuổi, nhưng ông ta đã mắc nợ một cô y tá Mỹ bởi một nghĩa cử nhân đạo ...không cần thiết lắm phải trả lại tình người. 

Tâm lý hoang tưởng của số nhà văn cứ đinh ninh mình là thiên tài, cho tới cuối đời vẫn không thoát ra được sự viển vông, ông Ban nói tiếp: 

Cô Mỵ ạ, cô sẽ không thể ...nổi tiếng được, nếu cô cứ giữ thái độ xa rời hoang tưởng. 

Nghĩa là làm sao, ông càng nói càng du tôi vào thế giới không thật. 

Nhưng cô phải biết rằng: " sự thật mất lòng" đấy chứ ? 

Chúng tôi bỏ qua chuyện đó, người hành khất hay nhà văn chưa nổi tiếng của ông Ban, hay sự hoang tưởng bị mắc nợ cô y tá Mỹ của ông hành khất nào đó nêu trên . 

Tôi không còn nhớ gì, chẳng phải cái bệnh lẫn của người già, mà vì thời gian 1/4, thế kỷ không còn xác suất như các sự kiện mới đây. 

Nhưng vừa nghĩ tới sự việc nào đó, có dính tới ông Ban, thì bên cạnh câu chuyện lại hiện rõ ràng người ăn xin có thể là bất đắc dĩ, mà tôi cũng chẳng biết tên, nhưng chiếc quần Jean rách và chiếc áo chemise mầu cháo lòng thả lã thã đôi tà luộm thuộm trước thân hình ốm lét của khách bên trời, đã thực sự cứ rõ nét, rồi mờ phai trong trí nhớ ôm đồm của tôi . 

Ông Ban thì đã mất, nhà văn " hành khất" đã lưu lạc nơi đâu   chả biết.

Còn tôi với nỗi bâng khuâng tầm thường: " Tại sao người ta phải có những liên hệ dù không chi cả, nhưng vẫn như là quan trọng với cuộc đời chung của mọi người ..." 

 

           CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm