Kinh Khổ

Phỏng vấn một cây thước nhân ngày 20-11

Nghĩ gì và làm gì thì cũng phải nhìn nhận từ hai phía, cân nhắc đến tính hai mặt của một vấn đề!

 

Nghĩ gì và làm gì thì cũng phải nhìn nhận từ hai phía, cân nhắc đến tính hai mặt của một vấn đề!

Phóng viên (Pv): - Dạ, em xin kính chào Thầy!

Cây Thước (CT): - Ấy chết, tôi có là Thầy bao giờ đâu? Tôi chỉ là một dụng cụ giảng dạy của giáo viên thôi mà.

PV: - Vâng em hiểu, nhưng từ xưa đến nay, kể từ khi bước vào lớp học vỡ lòng thì ai cũng biết cây thước luôn gắn liền với người giáo viên khi đứng trên bục giảng. Cả một đời cống hiến cho giáo dục, nay nhân dịp Hiến chương Nhà giáo, em xin được trân trọng gọi thầy là Thầy, âu cũng là phải đạo thôi ạ.

CT: -Ừ thì tùy em thôi. Nhưng mà dùng từ cống hiến kể cũng đao to búa lớn đấy, chẳng qua đó là công việc, là  nghề của tôi thôi mà.

PV: - Thưa Thầy, nhưng đó là nghề đặc biệt. Cây thước không đơn giản chỉ là dụng cụ để giáo viên sử dụng vẽ đường thẳng, mà nó vừa là công dụ giảng dạy, vừa để rèn giũa học sinh. Em nghĩ đó là những vai trò đặc biệt.

CT: - Hà hà, hóa ra là vẫn có người như em hiểu được tôi. Tôi luôn cho rằng giá trị cuộc sống không gì khác ngoài giá trị bản thân mà tự mình khẳng định được. Phải xác định mình là ai và vai trò của mình là gì, và luôn phải tạo ra những giá trị tốt nhất từ vai trò đó. Tôi biết mình là một cây thước, có đặc điểm và vai trò riêng của cây thước, nên tôi luôn sống đúng là một cây thước và phát huy hết giá trị của cây thước.

PV: - Cụ thể đặc điểm riêng và vai trò của cây thước là gì ạ?

CT: - Nói đến cây thước là người ta nghĩ ngay đến một đoạn thẳng, có hai đầu và có vạch đo, đó là đặc điểm riêng và vai trò của tôi cũng từ đó mà ra. Muốn vẽ một đường thẳng thì phải cần đến tôi. Thước có hai đầu tức là nói gì, nghĩ gì và làm gì thì cũng phải nhìn nhận từ hai phía, cân nhắc đến tính hai mặt của một vấn đề, và có sự tính toán cân đo cụ thể. Tôi gọi đó là triết lý cây thước.

PV:- Ồ, triết lý cây thước, lần đầu tiên em được nghe. Vậy triết lý cây thước của Thầy có gần gũi và ứng dụng được trong giáo dục không ạ?

CT: - Gần gũi thì có đấy, nhưng ứng dụng thì tôi không biết vì tôi đâu có được quyền quyết định.

PV: - Thầy có thể cho em một số ví dụ về sự tương đồng này không ạ?

CT: - Muốn vẽ đường thẳng thì phải dùng đến thước, để đường thẳng được chuẩn thì cây thước trước hết phải thẳng. Thế có nghĩa là muốn học sinh tốt thì người thầy phải làm gương tốt trước cái đã. Người giáo viên cũng giống cây thước, có vai trò đặc biệt, đã chấp nhận làm nghề thì phải chấp nhận những chuẩn mực riêng, không nên so bì với ngành nghề khác. Người giáo viên trước hết phải ngay thẳng như cây thước vậy. Đối với học sinh, người thầy phải nhận xét thẳng thắn, khách quan và rõ ràng. Người xưa có câu: “kẻ khen ta khi ta sai là kẻ thù của ta, kẻ khen ta khi ta đúng là bạn ta, kẻ chê ta khi ta sai là thầy ta”, có nghĩa là khi học sinh sai cần phải phát hiện và chê thẳng thắn thì mới xứng đáng làm thầy được.

PV: - Thế còn kẻ chê ta khi ta đúng thì là ai ạ?

CT: - Không thấy người xưa nhắc đến trường hợp này, nhưng chắc là chỉ có... vợ ta mà thôi.

PV: - Người ta thường nói vui “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt”, thực tế có không ít người bị vùi dập chỉ bởi tính thẳng thắn đó thầy ạ.

CT: - Tôi biết chứ. Đã từng có một vài thầy giáo dám thẳng thắn đứng lên tố cáo tiêu cực trong thi cử, kết quả là một mặt được vài người khen, nhưng nhiều người cuối cùng phải bỏ nghề, thật là đau lòng.

PV:- Thế qua sự việc này Thầy có rút ra kinh nghiệm gì cho mình không?

CT: - Thực tế em thấy đấy, tôi suốt ngày có nói năng gì đâu, toàn chỉ đâu đánh đấy thôi.

PV: - Nếu ai cũng im hết vậy thì tình hình sẽ thế nào thưa Thầy?

CT: - Tôi biết đâu được đấy. Hoàn cảnh nó vậy, tôi thì biết rõ khả năng của tôi không thể làm hơn được, nếu tôi cất tiếng thì người ta sẽ bẻ tôi gãy làm đôi và quăng vào sọt rác, còn đâu nữa mà thẳng với chả thắn. Thôi thì cứ âm thầm làm việc nhỏ bé của mình vậy.

PV: - Vâng, đó là ví dụ về sự thẳng thắn, thế còn về triết lý hai đầu của cây thước như thế nào ạ?

CT: - Chẳng hạn một đầu tôi dùng để chỉ dẫn kiến thức cho học sinh, nhưng đầu kia tôi sẵn sàng quất vào mông học sinh hư. Nói vậy, có nghĩa là người giáo viên, ngoài việc dạy chữ ra thì còn phải dạy đạo làm người. Ngay trong việc dạy làm người thì cũng có hai đầu, một đầu hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến khích, còn đầu kia là kỷ luật. Và trong kỷ luật cũng lại có hai đầu, kỷ luật bằng lời không được thì phải kỷ luật bằng đòn roi…

PV: - Nhưng thưa thầy, bây giờ người ta không đồng tình với câu “thương cho roi cho vọt”, dư luận vẫn lên án những trường hợp thầy cô giáo dạy học sinh bằng đòn roi, nhiều thầy cô bị kỷ luật, thậm chí có cô giáo tự tử vì lỡ đánh học sinh đấy.

CT: - Đó là sự việc rất đau lòng, nhưng tôi cho rằng ở đây cũng lại cần xem xét ở hai đầu. Thứ nhất là trường hợp đánh học sinh rất “nhiệt tình” với một sự vô tâm vô cảm, chẳng hạn như dán băng keo vào miệng học sinh, dùng thước đánh gẫy cột sống… trường hợp này họ không có lương tâm của một người thầy, họ chỉ là kẻ đội lốt thầy giáo, rất đáng lên án. Còn trường hợp thứ hai là giáo viên thấy cần thiết áp dụng roi vọt với những học sinh không biết nghe lời, mục đích cũng chỉ để học sinh tiến bộ. Nếu trong trường hợp thứ hai này mà giáo viên vẫn bị kỷ luật thì có lẽ sau này giáo viên sẽ sợ, và hậu quả cũng không khác gì việc giáo viên không dám lên tiếng chống tiêu cực vì sợ trù dập.

PV: - Ngoài giảng dạy ra thì triết lý “hai đầu” còn có sự tương đồng nào trong ngành giáo dục nói chung không, thưa thầy?

CT: - Có chứ, cứ theo cái logic đó thì có nhiều là đằng khác. Chẳng hạn như khẩu hiệu “học đi đôi với hành”, “hành” không phải là hành hạ học sinh đâu, mà là thực hành, tức là một mặt học lý thuyết, một mặt phải thực hành mới có hiệu quả tốt, chứ nếu không thì sau này sẽ đẻ ra toàn ông “tiến sỹ giấy”. Hoặc là khi xem xét những yếu kém trong ngành giáo dục thì người ta phải nhìn nhận đánh giá trên cả hai mặt của vấn đề, tỷ như chủ quan- khách quan thế nào? Lỗi nào của Thầy – lỗi nào của trò? Vĩ mô – vi mô ra sao? Lỗi nào do cơ chế - lỗi nào do thực thi? Khi một quy chế mới ban hành thì mặt tốt thế nào - mặt xấu ra sao?... vân vân và vân vân.

PV: - Ồ! Quả thật là triết lý cây thước rất phù hợp với ngành giáo dục, thầy nghĩ gì nếu ngành giáo dục chọn cây thước làm biểu tượng?

CT: - Trước giờ người ta thường chọn cuốn sách và cây bút làm biểu tượng của giáo dục, nhưng tôi nghĩ nó chưa xứng đáng. Cuốn sách mặc dù có cung cấp kiến thức, nhưng người ta thường gọi đó là kiến thức sách vở, chỉ là một phần kiến thức rất khiêm tốn trong cuộc sống mà thôi. Bên cạnh đó, cây bút tức là sự ghi chép, nó chỉ thể hiện một cách tiếp thu máy móc, thụ động. Margaret Mead từng nói "Không nên dạy cho trẻ những gì phải suy nghĩ, mà hãy dạy cho chúng cách suy nghĩ", có nghĩa là kiến thức cụ thể không quan trọng bằng phương pháp học, phương pháp suy luận.  Cả sách và bút không nói lên được tí tẹo nào những khía cạnh rất quan trọng trong giáo dục: đó là phương hướng, là đức tính cần có, là đạo học, là sự  tương tác giữa hai đầu dạy và học, là sự logic của các “cặp phạm trù”… Xét về nhiều phương diện thì cây thước tôi đủ khả năng gánh trọng trách của một biểu tượng ngành, nhưng khổ nỗi, hình ảnh cây thước chỉ là một đường thẳng đơn giản và mạch lạc, trong khi người ta đâu có thích sự đơn giản như vậy?

PV: - Nói như vậy chắc hẳn là Thầy đang rất trăn trở về ngành của mình?

CT: - Có chứ, rất nhiều là đằng khác. Nhưng có lẽ thời gian không cho phép, tôi chuẩn bị phải lên lớp rồi, hẹn gặp em vào ngày mai.

PV: - Vâng xin cảm ơn và chúc sức khỏe Thầy.

Phỏng vấn một cây thước nhân ngày 20-11 (p2)

Kiếm tiền chính đáng thì hoan nghênh, nhưng kiếm tiền tiêu cực thì đó là do bất cập của quản lý thôi.

Phóng viên (PV): - Em chào Thầy. Sau buổi phỏng vấn lần trước, em rất háo hức chờ đợi đến hôm nay để tiếp tục được nghe thầy chia sẻ những trăn trở về ngành mình. Thưa Thầy, cảm giác của Thầy thế nào khi ngày 20-11 sắp đến?

Cây thước (CT): - Câu hỏi và sự quan tâm của em khiến tôi chạnh lòng. Xưa nay người đời vân thường chỉ quen quan tâm đến những thứ ồn ào thôi, những dịp như thế này, kẻ thầm lặng như tôi có khi nào được nhắc đến đâu.

PV: - Dạ, em hiểu, những người âm thầm cống hiến như Thầy thì thường thua thiệt.

CT: - Cũng chẳng có gì to tát mà gọi là thua thiệt cả, tôi có cần gì đâu, chỉ cần người ta nhớ đến là vui rồi.

PV: - Vâng, thực tế thì rất nhiều thầy cô nghĩ như thầy, cả đời cống hiến, chỉ cần học trò nhớ đến là vui rồi chứ chẳng màng vật chất danh lợi.

CT: - Nhưng thật tiếc là bây giờ ngày Nhà giáo đã bị thương mại hóa rất nhiều. Nó không còn thuần túy là ngày để toàn dân thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, để thể hiện tình thầy trò, mà nó đã trở thành ngày phụ huynh đút lót thầy cô, là ngày thầy cô tăng thu nhập. Nhiều người bắt đầu cảm thấy sợ, thậm chí có người xuyên tạc gọi là ngày hai mươi tháng mười mệt. Có người còn hài hước xuyên tạc một câu nói nổi tiếng thành ra "Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa chín, thì người giáo viên vui sướng khi đến ngày 20-11".

PV: - Vâng, cái cách mà người ta ứng xử trong ngày Nhà giáo đã ít nhiều phản ánh thực trạng nền giáo dục.

CT: - Có nhắm mắt thì cũng có thể kể hàng loạt những bất cập trong ngành giáo dục của ta, như là chương trình quá tải, bệnh thành tích trầm trọng, tình trạng học thêm tràn lan, chất lượng giáo dục thấp, mua bán điểm, chạy trường chạy lớp, đạo đức học đường xuống cấp, vân vân..., rất nhiều bệnh, bệnh nào cũng nặng cả. Mà mục đích cuối cùng của tiêu cực là vì tiền thôi, cũng có một số trường hợp vì... tình.

PV:- Vâng, đó là một thực tế mà ai cũng biết và xã hội đang rất quan tâm, vậy theo thầy nguyên nhân do đâu?

CT: - Các nhà chức trách vẫn hội thảo tới lui và kể ra hàng tá nguyên nhân, nhưng theo tôi trong đó có rất nhiều nguyên nhân chỉ là hệ quả của một nguyên nhân khác. Chẳng hạn có người bảo nguyên nhân của tiêu cực trong thi cử là do “bệnh thành tích”, đó không phải thực sự là nguyên nhân mà chỉ là hệ quả của quản lý thôi. Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của nguyên nhân thì mới giải quyết được. Tôi cho rằng cái gốc của mọi yếu kém là do lỗi của thầy, của trò, và của nhà quản lý.

Pv: - Hì hì, thầy nói chung chung thế có phải là huề cả làng không ạ?

CT: - Khà khà, muốn cụ thể thì tôi lại phải vận dụng triết lý cây thước để nói cho mạch lạc. Này nhé, triết lý cây thước bảo rằng để giải quyết được vấn đề thì cần phải thẳng thắn nhìn nhận, vạch ra phương hướng rõ ràng, cân nhắc đến tính hai mặt, có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cụ thể và đặc biệt luôn phải có chế tài roi vọt rõ ràng.

PV: - Ồ! Áp dụng cụ thể với từng đối tượng kể trên thì như thế nào, thưa thầy?

CT: - Người thầy là khuôn là thước trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục, nên mọi giải pháp trước hết cần hướng tới người thầy. Có 3 thứ mà người thầy trực tiếp tác động lên học trò, đó là đạo đức, phương pháp và trình độ. Vậy thì ta cần phải xác định rõ nhứng yếu tố nào tác động đến 3 thứ ấy để mà giải quyết.

PV: - Theo thầy thì đó là những yếu tố nào ạ?

CT: - “Bản thân các nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Nhưng ở đây ta đang bàn đến giải pháp cho giáo dục nên cần xem xét những thứ trực tiếp nhất. Đời sống ảnh hưởng đến cái tâm, cái đạo đức của nhà giáo, mà đời sống cao hay thấp là do quản lý, phương pháp giảng dạy cũng từ chính sách quản lý giáo dục mà ra, còn lại trình độ của giáo viên thì lại là sản phẩm của giáo dục, không có nguyên nhân trực tiếp. Tóm lại cái gốc của vấn đề là do quản lý. Lương giáo viên thấp không đủ sống thì hoặc là người ta sẽ bất mãn, không chuyên tâm dạy, hoặc là người ta vẽ ra dạy thêm, hành học sinh để kiếm tiền, bán điểm kiếm tiền, rồi sinh ra chạy trường chạy lớp...

PV:- Nhưng thưa thầy, nhiều giáo viên bây giờ thu nhập rất cao nhưng vẫn hăng say kiếm tiền, đó không phải là lỗi do lương thấp?

CT:- Kiếm tiền chính đáng thì hoan nghênh, nhưng kiếm tiền tiêu cực thì đó là do bất cập của quản lý thôi. Anh không kiểm tra giám sát tốt thì sinh ra giáo viên dạy chui, bán điểm... Anh không đưa ra hệt thống tiêu chuẩn đánh giá khoa học thì sinh ra bệnh thành tích, sinh ra quá tải.. Anh độc quyền sách giáo khoa thì sinh ra chuyện năm nào cũng chỉnh lý để bán sách... Không có chế tài tốt thì sinh ra làm liều, không quy trách nhiệm cá nhân thì chả ai chịu dốc tâm huyết... Chúng ta không hi vọng vào một xã hội hay một ngành mà có toàn người tốt, cho dù có nhận thức đầy đủ nhưng không có chế tài, không có đòn roi thì sớm hay muộn người ta cũng bị những điều tạp nham của cuộc sống hạ gục. Trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều mặt trái như hiện nay, bên cạnh củ cà rốt luôn cần cây giậy, nói mới mẻ hơn, bên cạch sấp polyme cần phải có cây thước.

PV: - Thế còn về phía học sinh và phụ huynh thì thầy có ý kiến gì không?

CT:- Học sinh như tờ giấy trắng, cho dù có lệch lạch thì nguyên nhân sâu xa vẫn do người lớn mà ra. Phụ huynh đừng có góp thêm vào sự lệch lạc, làm nổi cộm thêm những tiêu cực. Chúng ta đừng ảo tưởng vào một thần đồng mà tiếp tay cho học thêm, đừng bắt con học tối ngày. Hoặc như trong dịp 20-11, phụ huynh có chút quà vật chất biếu thầy với tấm lòng thành thì cũng không sao, nhưng nếu chạy đua quà cáp để con mình được thầy ưu ái hơn thì đó là biểu hiện lệch lạc, làm hại con trẻ, không nên.

PV: - Thầy nghĩ gì trước ý kiến cho rằng hiện nay có nhiều thầy cô bị đồng tiền đốn ngã?

CT: - Đó là điều hết sức đáng tiếc. Như bữa trước tôi có nói là khi đã chấp nhận làm nghề thì nên chấp nhận những chuẩn mực của nghề. Tiếc rằng hiện nay có nhiều người đã chọn sai nghề.

PV: - Thầy có sợ rằng đến một lúc nào đó Thầy cũng bị đồng tiền đốn ngã?

CT: - Ồ, rất may là tôi không sống bằng tiền, nên không sợ.

PV: - Vâng, cảm ơn thầy với triết lý cây thước rất phù hợp với thực tế ngành giáo dục của ta. Em hy vọng hình ảnh cây thước sớm trở thành biểu tượng cửa ngành giáo dục. Nhân dịp 20-11 chúc Thầy luôn khỏe mạnh, là tấm gương sấng cho học sinh noi theo.

CT: - Cảm ơn em!

HienMQ

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phỏng vấn một cây thước nhân ngày 20-11

Nghĩ gì và làm gì thì cũng phải nhìn nhận từ hai phía, cân nhắc đến tính hai mặt của một vấn đề!

 

Nghĩ gì và làm gì thì cũng phải nhìn nhận từ hai phía, cân nhắc đến tính hai mặt của một vấn đề!

Phóng viên (Pv): - Dạ, em xin kính chào Thầy!

Cây Thước (CT): - Ấy chết, tôi có là Thầy bao giờ đâu? Tôi chỉ là một dụng cụ giảng dạy của giáo viên thôi mà.

PV: - Vâng em hiểu, nhưng từ xưa đến nay, kể từ khi bước vào lớp học vỡ lòng thì ai cũng biết cây thước luôn gắn liền với người giáo viên khi đứng trên bục giảng. Cả một đời cống hiến cho giáo dục, nay nhân dịp Hiến chương Nhà giáo, em xin được trân trọng gọi thầy là Thầy, âu cũng là phải đạo thôi ạ.

CT: -Ừ thì tùy em thôi. Nhưng mà dùng từ cống hiến kể cũng đao to búa lớn đấy, chẳng qua đó là công việc, là  nghề của tôi thôi mà.

PV: - Thưa Thầy, nhưng đó là nghề đặc biệt. Cây thước không đơn giản chỉ là dụng cụ để giáo viên sử dụng vẽ đường thẳng, mà nó vừa là công dụ giảng dạy, vừa để rèn giũa học sinh. Em nghĩ đó là những vai trò đặc biệt.

CT: - Hà hà, hóa ra là vẫn có người như em hiểu được tôi. Tôi luôn cho rằng giá trị cuộc sống không gì khác ngoài giá trị bản thân mà tự mình khẳng định được. Phải xác định mình là ai và vai trò của mình là gì, và luôn phải tạo ra những giá trị tốt nhất từ vai trò đó. Tôi biết mình là một cây thước, có đặc điểm và vai trò riêng của cây thước, nên tôi luôn sống đúng là một cây thước và phát huy hết giá trị của cây thước.

PV: - Cụ thể đặc điểm riêng và vai trò của cây thước là gì ạ?

CT: - Nói đến cây thước là người ta nghĩ ngay đến một đoạn thẳng, có hai đầu và có vạch đo, đó là đặc điểm riêng và vai trò của tôi cũng từ đó mà ra. Muốn vẽ một đường thẳng thì phải cần đến tôi. Thước có hai đầu tức là nói gì, nghĩ gì và làm gì thì cũng phải nhìn nhận từ hai phía, cân nhắc đến tính hai mặt của một vấn đề, và có sự tính toán cân đo cụ thể. Tôi gọi đó là triết lý cây thước.

PV:- Ồ, triết lý cây thước, lần đầu tiên em được nghe. Vậy triết lý cây thước của Thầy có gần gũi và ứng dụng được trong giáo dục không ạ?

CT: - Gần gũi thì có đấy, nhưng ứng dụng thì tôi không biết vì tôi đâu có được quyền quyết định.

PV: - Thầy có thể cho em một số ví dụ về sự tương đồng này không ạ?

CT: - Muốn vẽ đường thẳng thì phải dùng đến thước, để đường thẳng được chuẩn thì cây thước trước hết phải thẳng. Thế có nghĩa là muốn học sinh tốt thì người thầy phải làm gương tốt trước cái đã. Người giáo viên cũng giống cây thước, có vai trò đặc biệt, đã chấp nhận làm nghề thì phải chấp nhận những chuẩn mực riêng, không nên so bì với ngành nghề khác. Người giáo viên trước hết phải ngay thẳng như cây thước vậy. Đối với học sinh, người thầy phải nhận xét thẳng thắn, khách quan và rõ ràng. Người xưa có câu: “kẻ khen ta khi ta sai là kẻ thù của ta, kẻ khen ta khi ta đúng là bạn ta, kẻ chê ta khi ta sai là thầy ta”, có nghĩa là khi học sinh sai cần phải phát hiện và chê thẳng thắn thì mới xứng đáng làm thầy được.

PV: - Thế còn kẻ chê ta khi ta đúng thì là ai ạ?

CT: - Không thấy người xưa nhắc đến trường hợp này, nhưng chắc là chỉ có... vợ ta mà thôi.

PV: - Người ta thường nói vui “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt”, thực tế có không ít người bị vùi dập chỉ bởi tính thẳng thắn đó thầy ạ.

CT: - Tôi biết chứ. Đã từng có một vài thầy giáo dám thẳng thắn đứng lên tố cáo tiêu cực trong thi cử, kết quả là một mặt được vài người khen, nhưng nhiều người cuối cùng phải bỏ nghề, thật là đau lòng.

PV:- Thế qua sự việc này Thầy có rút ra kinh nghiệm gì cho mình không?

CT: - Thực tế em thấy đấy, tôi suốt ngày có nói năng gì đâu, toàn chỉ đâu đánh đấy thôi.

PV: - Nếu ai cũng im hết vậy thì tình hình sẽ thế nào thưa Thầy?

CT: - Tôi biết đâu được đấy. Hoàn cảnh nó vậy, tôi thì biết rõ khả năng của tôi không thể làm hơn được, nếu tôi cất tiếng thì người ta sẽ bẻ tôi gãy làm đôi và quăng vào sọt rác, còn đâu nữa mà thẳng với chả thắn. Thôi thì cứ âm thầm làm việc nhỏ bé của mình vậy.

PV: - Vâng, đó là ví dụ về sự thẳng thắn, thế còn về triết lý hai đầu của cây thước như thế nào ạ?

CT: - Chẳng hạn một đầu tôi dùng để chỉ dẫn kiến thức cho học sinh, nhưng đầu kia tôi sẵn sàng quất vào mông học sinh hư. Nói vậy, có nghĩa là người giáo viên, ngoài việc dạy chữ ra thì còn phải dạy đạo làm người. Ngay trong việc dạy làm người thì cũng có hai đầu, một đầu hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến khích, còn đầu kia là kỷ luật. Và trong kỷ luật cũng lại có hai đầu, kỷ luật bằng lời không được thì phải kỷ luật bằng đòn roi…

PV: - Nhưng thưa thầy, bây giờ người ta không đồng tình với câu “thương cho roi cho vọt”, dư luận vẫn lên án những trường hợp thầy cô giáo dạy học sinh bằng đòn roi, nhiều thầy cô bị kỷ luật, thậm chí có cô giáo tự tử vì lỡ đánh học sinh đấy.

CT: - Đó là sự việc rất đau lòng, nhưng tôi cho rằng ở đây cũng lại cần xem xét ở hai đầu. Thứ nhất là trường hợp đánh học sinh rất “nhiệt tình” với một sự vô tâm vô cảm, chẳng hạn như dán băng keo vào miệng học sinh, dùng thước đánh gẫy cột sống… trường hợp này họ không có lương tâm của một người thầy, họ chỉ là kẻ đội lốt thầy giáo, rất đáng lên án. Còn trường hợp thứ hai là giáo viên thấy cần thiết áp dụng roi vọt với những học sinh không biết nghe lời, mục đích cũng chỉ để học sinh tiến bộ. Nếu trong trường hợp thứ hai này mà giáo viên vẫn bị kỷ luật thì có lẽ sau này giáo viên sẽ sợ, và hậu quả cũng không khác gì việc giáo viên không dám lên tiếng chống tiêu cực vì sợ trù dập.

PV: - Ngoài giảng dạy ra thì triết lý “hai đầu” còn có sự tương đồng nào trong ngành giáo dục nói chung không, thưa thầy?

CT: - Có chứ, cứ theo cái logic đó thì có nhiều là đằng khác. Chẳng hạn như khẩu hiệu “học đi đôi với hành”, “hành” không phải là hành hạ học sinh đâu, mà là thực hành, tức là một mặt học lý thuyết, một mặt phải thực hành mới có hiệu quả tốt, chứ nếu không thì sau này sẽ đẻ ra toàn ông “tiến sỹ giấy”. Hoặc là khi xem xét những yếu kém trong ngành giáo dục thì người ta phải nhìn nhận đánh giá trên cả hai mặt của vấn đề, tỷ như chủ quan- khách quan thế nào? Lỗi nào của Thầy – lỗi nào của trò? Vĩ mô – vi mô ra sao? Lỗi nào do cơ chế - lỗi nào do thực thi? Khi một quy chế mới ban hành thì mặt tốt thế nào - mặt xấu ra sao?... vân vân và vân vân.

PV: - Ồ! Quả thật là triết lý cây thước rất phù hợp với ngành giáo dục, thầy nghĩ gì nếu ngành giáo dục chọn cây thước làm biểu tượng?

CT: - Trước giờ người ta thường chọn cuốn sách và cây bút làm biểu tượng của giáo dục, nhưng tôi nghĩ nó chưa xứng đáng. Cuốn sách mặc dù có cung cấp kiến thức, nhưng người ta thường gọi đó là kiến thức sách vở, chỉ là một phần kiến thức rất khiêm tốn trong cuộc sống mà thôi. Bên cạnh đó, cây bút tức là sự ghi chép, nó chỉ thể hiện một cách tiếp thu máy móc, thụ động. Margaret Mead từng nói "Không nên dạy cho trẻ những gì phải suy nghĩ, mà hãy dạy cho chúng cách suy nghĩ", có nghĩa là kiến thức cụ thể không quan trọng bằng phương pháp học, phương pháp suy luận.  Cả sách và bút không nói lên được tí tẹo nào những khía cạnh rất quan trọng trong giáo dục: đó là phương hướng, là đức tính cần có, là đạo học, là sự  tương tác giữa hai đầu dạy và học, là sự logic của các “cặp phạm trù”… Xét về nhiều phương diện thì cây thước tôi đủ khả năng gánh trọng trách của một biểu tượng ngành, nhưng khổ nỗi, hình ảnh cây thước chỉ là một đường thẳng đơn giản và mạch lạc, trong khi người ta đâu có thích sự đơn giản như vậy?

PV: - Nói như vậy chắc hẳn là Thầy đang rất trăn trở về ngành của mình?

CT: - Có chứ, rất nhiều là đằng khác. Nhưng có lẽ thời gian không cho phép, tôi chuẩn bị phải lên lớp rồi, hẹn gặp em vào ngày mai.

PV: - Vâng xin cảm ơn và chúc sức khỏe Thầy.

Phỏng vấn một cây thước nhân ngày 20-11 (p2)

Kiếm tiền chính đáng thì hoan nghênh, nhưng kiếm tiền tiêu cực thì đó là do bất cập của quản lý thôi.

Phóng viên (PV): - Em chào Thầy. Sau buổi phỏng vấn lần trước, em rất háo hức chờ đợi đến hôm nay để tiếp tục được nghe thầy chia sẻ những trăn trở về ngành mình. Thưa Thầy, cảm giác của Thầy thế nào khi ngày 20-11 sắp đến?

Cây thước (CT): - Câu hỏi và sự quan tâm của em khiến tôi chạnh lòng. Xưa nay người đời vân thường chỉ quen quan tâm đến những thứ ồn ào thôi, những dịp như thế này, kẻ thầm lặng như tôi có khi nào được nhắc đến đâu.

PV: - Dạ, em hiểu, những người âm thầm cống hiến như Thầy thì thường thua thiệt.

CT: - Cũng chẳng có gì to tát mà gọi là thua thiệt cả, tôi có cần gì đâu, chỉ cần người ta nhớ đến là vui rồi.

PV: - Vâng, thực tế thì rất nhiều thầy cô nghĩ như thầy, cả đời cống hiến, chỉ cần học trò nhớ đến là vui rồi chứ chẳng màng vật chất danh lợi.

CT: - Nhưng thật tiếc là bây giờ ngày Nhà giáo đã bị thương mại hóa rất nhiều. Nó không còn thuần túy là ngày để toàn dân thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, để thể hiện tình thầy trò, mà nó đã trở thành ngày phụ huynh đút lót thầy cô, là ngày thầy cô tăng thu nhập. Nhiều người bắt đầu cảm thấy sợ, thậm chí có người xuyên tạc gọi là ngày hai mươi tháng mười mệt. Có người còn hài hước xuyên tạc một câu nói nổi tiếng thành ra "Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa chín, thì người giáo viên vui sướng khi đến ngày 20-11".

PV: - Vâng, cái cách mà người ta ứng xử trong ngày Nhà giáo đã ít nhiều phản ánh thực trạng nền giáo dục.

CT: - Có nhắm mắt thì cũng có thể kể hàng loạt những bất cập trong ngành giáo dục của ta, như là chương trình quá tải, bệnh thành tích trầm trọng, tình trạng học thêm tràn lan, chất lượng giáo dục thấp, mua bán điểm, chạy trường chạy lớp, đạo đức học đường xuống cấp, vân vân..., rất nhiều bệnh, bệnh nào cũng nặng cả. Mà mục đích cuối cùng của tiêu cực là vì tiền thôi, cũng có một số trường hợp vì... tình.

PV:- Vâng, đó là một thực tế mà ai cũng biết và xã hội đang rất quan tâm, vậy theo thầy nguyên nhân do đâu?

CT: - Các nhà chức trách vẫn hội thảo tới lui và kể ra hàng tá nguyên nhân, nhưng theo tôi trong đó có rất nhiều nguyên nhân chỉ là hệ quả của một nguyên nhân khác. Chẳng hạn có người bảo nguyên nhân của tiêu cực trong thi cử là do “bệnh thành tích”, đó không phải thực sự là nguyên nhân mà chỉ là hệ quả của quản lý thôi. Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của nguyên nhân thì mới giải quyết được. Tôi cho rằng cái gốc của mọi yếu kém là do lỗi của thầy, của trò, và của nhà quản lý.

Pv: - Hì hì, thầy nói chung chung thế có phải là huề cả làng không ạ?

CT: - Khà khà, muốn cụ thể thì tôi lại phải vận dụng triết lý cây thước để nói cho mạch lạc. Này nhé, triết lý cây thước bảo rằng để giải quyết được vấn đề thì cần phải thẳng thắn nhìn nhận, vạch ra phương hướng rõ ràng, cân nhắc đến tính hai mặt, có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cụ thể và đặc biệt luôn phải có chế tài roi vọt rõ ràng.

PV: - Ồ! Áp dụng cụ thể với từng đối tượng kể trên thì như thế nào, thưa thầy?

CT: - Người thầy là khuôn là thước trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục, nên mọi giải pháp trước hết cần hướng tới người thầy. Có 3 thứ mà người thầy trực tiếp tác động lên học trò, đó là đạo đức, phương pháp và trình độ. Vậy thì ta cần phải xác định rõ nhứng yếu tố nào tác động đến 3 thứ ấy để mà giải quyết.

PV: - Theo thầy thì đó là những yếu tố nào ạ?

CT: - “Bản thân các nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Nhưng ở đây ta đang bàn đến giải pháp cho giáo dục nên cần xem xét những thứ trực tiếp nhất. Đời sống ảnh hưởng đến cái tâm, cái đạo đức của nhà giáo, mà đời sống cao hay thấp là do quản lý, phương pháp giảng dạy cũng từ chính sách quản lý giáo dục mà ra, còn lại trình độ của giáo viên thì lại là sản phẩm của giáo dục, không có nguyên nhân trực tiếp. Tóm lại cái gốc của vấn đề là do quản lý. Lương giáo viên thấp không đủ sống thì hoặc là người ta sẽ bất mãn, không chuyên tâm dạy, hoặc là người ta vẽ ra dạy thêm, hành học sinh để kiếm tiền, bán điểm kiếm tiền, rồi sinh ra chạy trường chạy lớp...

PV:- Nhưng thưa thầy, nhiều giáo viên bây giờ thu nhập rất cao nhưng vẫn hăng say kiếm tiền, đó không phải là lỗi do lương thấp?

CT:- Kiếm tiền chính đáng thì hoan nghênh, nhưng kiếm tiền tiêu cực thì đó là do bất cập của quản lý thôi. Anh không kiểm tra giám sát tốt thì sinh ra giáo viên dạy chui, bán điểm... Anh không đưa ra hệt thống tiêu chuẩn đánh giá khoa học thì sinh ra bệnh thành tích, sinh ra quá tải.. Anh độc quyền sách giáo khoa thì sinh ra chuyện năm nào cũng chỉnh lý để bán sách... Không có chế tài tốt thì sinh ra làm liều, không quy trách nhiệm cá nhân thì chả ai chịu dốc tâm huyết... Chúng ta không hi vọng vào một xã hội hay một ngành mà có toàn người tốt, cho dù có nhận thức đầy đủ nhưng không có chế tài, không có đòn roi thì sớm hay muộn người ta cũng bị những điều tạp nham của cuộc sống hạ gục. Trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều mặt trái như hiện nay, bên cạnh củ cà rốt luôn cần cây giậy, nói mới mẻ hơn, bên cạch sấp polyme cần phải có cây thước.

PV: - Thế còn về phía học sinh và phụ huynh thì thầy có ý kiến gì không?

CT:- Học sinh như tờ giấy trắng, cho dù có lệch lạch thì nguyên nhân sâu xa vẫn do người lớn mà ra. Phụ huynh đừng có góp thêm vào sự lệch lạc, làm nổi cộm thêm những tiêu cực. Chúng ta đừng ảo tưởng vào một thần đồng mà tiếp tay cho học thêm, đừng bắt con học tối ngày. Hoặc như trong dịp 20-11, phụ huynh có chút quà vật chất biếu thầy với tấm lòng thành thì cũng không sao, nhưng nếu chạy đua quà cáp để con mình được thầy ưu ái hơn thì đó là biểu hiện lệch lạc, làm hại con trẻ, không nên.

PV: - Thầy nghĩ gì trước ý kiến cho rằng hiện nay có nhiều thầy cô bị đồng tiền đốn ngã?

CT: - Đó là điều hết sức đáng tiếc. Như bữa trước tôi có nói là khi đã chấp nhận làm nghề thì nên chấp nhận những chuẩn mực của nghề. Tiếc rằng hiện nay có nhiều người đã chọn sai nghề.

PV: - Thầy có sợ rằng đến một lúc nào đó Thầy cũng bị đồng tiền đốn ngã?

CT: - Ồ, rất may là tôi không sống bằng tiền, nên không sợ.

PV: - Vâng, cảm ơn thầy với triết lý cây thước rất phù hợp với thực tế ngành giáo dục của ta. Em hy vọng hình ảnh cây thước sớm trở thành biểu tượng cửa ngành giáo dục. Nhân dịp 20-11 chúc Thầy luôn khỏe mạnh, là tấm gương sấng cho học sinh noi theo.

CT: - Cảm ơn em!

HienMQ

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm