Mỗi Ngày Một Chuyện

Ðọc ‘Bên thắng cuộc’ của Huy Ðức.

VRNs (28.12.2012) – Sài Gòn – Mấy lúc gần đây nhiều diễn đàn của người Việt tại hải ngoại đã xôn xao bàn luận về cuốn sách mới được xuất bản của tác giả Huy Ðức, Bên Thắng Cuộc

VRNs (28.12.2012) – Sài Gòn – Mấy lúc gần đây nhiều diễn đàn của người Việt tại hải ngoại đã xôn xao bàn luận về cuốn sách mới được xuất bản của tác giả Huy Ðức, Bên Thắng Cuộc. Ông Huy Ðức là một nhà báo trẻ. Sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản miền Bắc, nhưng sau này ông đã thức tỉnh và trở thành một người bất đồng chính kiến. Ông có một trang blog, blog Ôsin, phê bình chỉ trích chính quyền hiện tại. Cuốn sách Bên Thắng Cuộc của ông khi đưa ra đã gây được nhiều ồn ào trong dư luận vì được coi như là đã trung thực dám kể lại những gì xảy ra tại miền Nam trong suốt hơn 10 năm đầu sau ngày 30 tháng 4 với những đau khổ của người dân miền Nam dưới chế độ cai trị của miền Bắc.

Thành ra tôi rất mừng khi nhận được ấn bản điện tử của tác phẩm này của một người bạn như một món quà Giáng Sinh. Tôi lại còn mừng nữa khi đọc qua những lời giới thiệu có những lời giới thiệu nồng nhiệt của một số người tôi quen biết. Nhưng khi bắt đầu vào đọc tôi đã rất thất vọng.

Trước hết phải công nhận là ông Huy Ðức đã có những cố gắng viết lên những gì mà những người miền Bắc chưa hề dám viết ra. Nhưng những gì ông viết ra lại không có gì lạ đối với những người miền Nam, nhất là những người từng sống tại Sài Gòn trong những năm đó. Và điều đó cũng đúng với những tài liệu viết về cải tạo, thăm nuôi, cuộc sống trong trại cải tạo cũng như là giai đoạn sau đó, chiến tranh biên giới, việc đuổi người Hoa và phong trào vượt biên qua sự tổ chức của nhà nước. Ðiều mà người đọc, nhất là tôi, muốn được biết là những phân tích và những tiết lộ về chính sách mà ông Huy Ðức hé mở cho người ta biết, nhưng không nói thêm. Một tỷ dụ là quyết định thanh toán gấp rút chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam vào tháng 6 năm 1975. Tác giả viết:

“Khi chiến dịch bắt đầu, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã tuyên truyền về việc sẽ lập ở miền Nam một “chính phủ ba thành phần.” Tuy nhiên, khi cờ đã được cắm trên Dinh Ðộc Lập, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn quyết định dẹp bỏ ý tưởng này. Ngày 1 tháng 5, 1975, Tố Hữu đã chuyển “lệnh” tới Trung Ương Cục: “Gửi anh Tám, anh Bảy [Nhờ Trung Ương Cục chuyển anh Tám]. Xin báo để các anh biết: Theo ý kiến anh Ba42, về chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần. Cấu tạo chính phủ không thể có bọn tay sai Mỹ, không để cho Mỹ có chỗ dựa và phải làm cho quần chúng thấy rõ sức mạnh, thế mạnh của cách mạng; ta vừa phát động quần chúng lại vừa buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược.”

Việc thay đổi chính sách này như vậy là của riêng ông Lê Duẩn hay là có ý kiến của Bộ Chính Trị và các người khác? Và nếu là chỉ riêng ý kiến của ông Lê Duẩn thì phản ứng của những người khác ra sao, tác giả không hề nhắc tới. Ngoài ra còn một câu hỏi khác đặt ra: điều gì đã khiến cho ông Lê Duẩn và Bộ Chính Trị Hà Nội thay đổi chính sách một cách đột ngột. Và việc loại trừ này không chỉ riêng đối với những người miền Nam bị coi như là tay sai Mỹ dù có chống đối ông Thiệu và ủng hộ họ mà đối với ngay cả những thành phần miền Nam không đi tập kết mà chiến đấu chống chính quyền quốc gia ngay từ những năm đầu. Tôi còn nhớ lúc đó tôi đang bị giam tại khu biệt giam AB ở khám Chí Hòa và đã được nói chuyện với một số cán bộ cao cấp Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được gọi về Sài Gòn họp và sau đó bị bắt đưa vào Chí Hòa mà không được biết một lý do nào. Những thí dụ đó có đầy trong cuốn sách của ông Huy Ðức.

Một vấn đề khác mà không được ông Huy Ðức cho thấy một cách rõ ràng là vấn đề ra đi bán chính thức với nhà nước công khai tổ chức vượt biên cho dân chúng ra đi bất chấp những luật lệ của chính mình. Trong suốt đoạn này không có một lúc nào ông Huy Ðức cho biết vì sao chính quyền lại chọn giải pháp này, một giải pháp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mới làm được. Không hiểu trong những cuộc phỏng vấn mà ông Huy Ðức thực hiện với giới lãnh dạo chính trị ông có đặt câu hỏi đó với họ không.

Yếu tố quốc tế cũng không được ông Huy Ðức nhắc đến mặc dầu nó rất quan trọng. Ông Huy Ðức nhắc đến những bàn cãi trong chính quyền Ford đối với việc cứu miền Nam Việt Nam, nhưng ông không hề nhắc đến những thương thuyết nhằm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dưới chính quyền Carter trong những năm 1978-79 mà đại diện về phía Mỹ là ông Richard Holbrooke và về phía Việt Nam là ông Nguyễn Cơ Thạch. Nó có quan hệ tới miền Nam Việt Nam vì số phận những người tù cải tạo cũng là một đề tài được những người Mỹ đề ra. Ðể chứng tỏ thiện chí, chính quyền đã thả ra khỏi cải tạo nhiều người trong những năm đó, nhưng sau khi Mỹ quyết định đứng về phía Trung Quốc thì chính sách đối với tù cải tạo lại thắt lại và hầu như không có bao nhiêu người được thả trong những năm 1980-81.

Tác giả tuy rằng tỏ ra khách quan và cố gắng diễn tả cảm tình với người dân miền Nam, nhưng những di sản của một sự giáo dục nhồi sọ của chế độ vẫn còn. Chẳng hạn như tác giả vẫn còn tỏ ra tin vào huyền thoại tổng khởi nghĩa – tổng nổi dậy tuyên truyền của miền Bắc khi mô tả những gì xảy ra tại Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4, 1975. Nói rằng dân Sài Gòn vui mừng đón chào “anh bộ đội” vào giải phóng như trong đoạn sau:

“Khi tiếng súng của quân Giải Phóng bắn tới tấp vào các căn cứ quân sự của địch, nhân dân phường Cây Bàng đồng lòng nổi dậy phá kềm, truy quét kẻ địch, giành quyền làm chủ về tay mình và tràn ra đường đón chờ quân giải phóng. Khi các chiến sĩ ta tiến vào, đồng bào mừng reo, hoan hô nhiệt liệt. Ngay sau khi dẹp xong giặc, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tự quản được thành lập. Các tổ chức nhân dân cách mạng cũng được khẩn trương xây dựng. Ðến nay, 2 tháng 5, phường Cây Bàng đã thành lập xong Tổ An Ninh, Hội Mẹ Giải Phóng, Tổ Thông Tin Tuyên Truyền, Tổ Y Tế và Ủy Ban Tự Quản. Ðang xúc tiến thành lập Tổ Cứu Ðói và Phòng Chống Hỏa Hoạn.”

Thú thật là những người đã sống những ngày đó ở Sài Gòn, tôi không thấy chuyện đó xảy ra. Vả lại ông Huy Ðức đã chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của hệ thống hành chánh miền Nam nơi một phường không có gì để mà “cướp chính quyền.” Hơn thế, chính quyền miền Nam tự sụp đổ, viên chức về nhà, có chăng là mấy người cơ hội “ăn theo.”

Tuy nhiên tất cả những điều đó không phải là những điều làm tôi thất vọng nhất. Ðiều làm thất vọng nhất là sự thiếu nhất quán trong lời văn của tác giả. Người ta có thể thấy qua việc tác giả dùng đến ba danh từ để tả chính quyền và quân đội cũ tại miền Nam. Có lúc tác giả viết quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cũng có lúc viết một cách miệt thị là “ngụy quân” có lúc lại viết một cách miệt thị nhẹ hơn, quân đội Sài Gòn. Thành ra khi đọc người ta có cảm giác tác giả đã chắp vá nhiều bài viết khác nhau ở những thời điểm khác nhau làm một, một hình thức “cắt – dán” nhưng không thay đổi để chúng không chỏi nhau. Một điều cẩu thả khác nữa là có những sự kiện lịch sử có thể kiểm tra được dễ dàng nhưng tác giả cũng đã không làm, tỷ như ông Phan Kế Toại không phải là thủ tướng mà chỉ là kinh lược Bắc Kỳ và ông cũng không phải bộ trưởng kinh tế chính phủ Hồ Chí Minh đầu tiên. Trường Quốc Gia Hành Chánh không phải do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thành lập mà được thành lập từ thời Quốc Trưởng Bảo Ðại.

Mặc dầu vậy, cuốn Bên Thắng Cuộc cũng là một cố gắng lớn của tác giả, và đối với những người còn sống tại Việt Nam, đây là một cuốn sách rất có ích vì nó cho họ biết một số khía cạnh về quá khứ mà họ vẫn bị che giấu.

LÊ MẠNH HÙNG

http://www.chuacuuthe.com/?p=43987

Bình chuyển

P.Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ðọc ‘Bên thắng cuộc’ của Huy Ðức.

VRNs (28.12.2012) – Sài Gòn – Mấy lúc gần đây nhiều diễn đàn của người Việt tại hải ngoại đã xôn xao bàn luận về cuốn sách mới được xuất bản của tác giả Huy Ðức, Bên Thắng Cuộc

VRNs (28.12.2012) – Sài Gòn – Mấy lúc gần đây nhiều diễn đàn của người Việt tại hải ngoại đã xôn xao bàn luận về cuốn sách mới được xuất bản của tác giả Huy Ðức, Bên Thắng Cuộc. Ông Huy Ðức là một nhà báo trẻ. Sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản miền Bắc, nhưng sau này ông đã thức tỉnh và trở thành một người bất đồng chính kiến. Ông có một trang blog, blog Ôsin, phê bình chỉ trích chính quyền hiện tại. Cuốn sách Bên Thắng Cuộc của ông khi đưa ra đã gây được nhiều ồn ào trong dư luận vì được coi như là đã trung thực dám kể lại những gì xảy ra tại miền Nam trong suốt hơn 10 năm đầu sau ngày 30 tháng 4 với những đau khổ của người dân miền Nam dưới chế độ cai trị của miền Bắc.

Thành ra tôi rất mừng khi nhận được ấn bản điện tử của tác phẩm này của một người bạn như một món quà Giáng Sinh. Tôi lại còn mừng nữa khi đọc qua những lời giới thiệu có những lời giới thiệu nồng nhiệt của một số người tôi quen biết. Nhưng khi bắt đầu vào đọc tôi đã rất thất vọng.

Trước hết phải công nhận là ông Huy Ðức đã có những cố gắng viết lên những gì mà những người miền Bắc chưa hề dám viết ra. Nhưng những gì ông viết ra lại không có gì lạ đối với những người miền Nam, nhất là những người từng sống tại Sài Gòn trong những năm đó. Và điều đó cũng đúng với những tài liệu viết về cải tạo, thăm nuôi, cuộc sống trong trại cải tạo cũng như là giai đoạn sau đó, chiến tranh biên giới, việc đuổi người Hoa và phong trào vượt biên qua sự tổ chức của nhà nước. Ðiều mà người đọc, nhất là tôi, muốn được biết là những phân tích và những tiết lộ về chính sách mà ông Huy Ðức hé mở cho người ta biết, nhưng không nói thêm. Một tỷ dụ là quyết định thanh toán gấp rút chế độ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam vào tháng 6 năm 1975. Tác giả viết:

“Khi chiến dịch bắt đầu, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã tuyên truyền về việc sẽ lập ở miền Nam một “chính phủ ba thành phần.” Tuy nhiên, khi cờ đã được cắm trên Dinh Ðộc Lập, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn quyết định dẹp bỏ ý tưởng này. Ngày 1 tháng 5, 1975, Tố Hữu đã chuyển “lệnh” tới Trung Ương Cục: “Gửi anh Tám, anh Bảy [Nhờ Trung Ương Cục chuyển anh Tám]. Xin báo để các anh biết: Theo ý kiến anh Ba42, về chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần. Cấu tạo chính phủ không thể có bọn tay sai Mỹ, không để cho Mỹ có chỗ dựa và phải làm cho quần chúng thấy rõ sức mạnh, thế mạnh của cách mạng; ta vừa phát động quần chúng lại vừa buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược.”

Việc thay đổi chính sách này như vậy là của riêng ông Lê Duẩn hay là có ý kiến của Bộ Chính Trị và các người khác? Và nếu là chỉ riêng ý kiến của ông Lê Duẩn thì phản ứng của những người khác ra sao, tác giả không hề nhắc tới. Ngoài ra còn một câu hỏi khác đặt ra: điều gì đã khiến cho ông Lê Duẩn và Bộ Chính Trị Hà Nội thay đổi chính sách một cách đột ngột. Và việc loại trừ này không chỉ riêng đối với những người miền Nam bị coi như là tay sai Mỹ dù có chống đối ông Thiệu và ủng hộ họ mà đối với ngay cả những thành phần miền Nam không đi tập kết mà chiến đấu chống chính quyền quốc gia ngay từ những năm đầu. Tôi còn nhớ lúc đó tôi đang bị giam tại khu biệt giam AB ở khám Chí Hòa và đã được nói chuyện với một số cán bộ cao cấp Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được gọi về Sài Gòn họp và sau đó bị bắt đưa vào Chí Hòa mà không được biết một lý do nào. Những thí dụ đó có đầy trong cuốn sách của ông Huy Ðức.

Một vấn đề khác mà không được ông Huy Ðức cho thấy một cách rõ ràng là vấn đề ra đi bán chính thức với nhà nước công khai tổ chức vượt biên cho dân chúng ra đi bất chấp những luật lệ của chính mình. Trong suốt đoạn này không có một lúc nào ông Huy Ðức cho biết vì sao chính quyền lại chọn giải pháp này, một giải pháp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ có nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mới làm được. Không hiểu trong những cuộc phỏng vấn mà ông Huy Ðức thực hiện với giới lãnh dạo chính trị ông có đặt câu hỏi đó với họ không.

Yếu tố quốc tế cũng không được ông Huy Ðức nhắc đến mặc dầu nó rất quan trọng. Ông Huy Ðức nhắc đến những bàn cãi trong chính quyền Ford đối với việc cứu miền Nam Việt Nam, nhưng ông không hề nhắc đến những thương thuyết nhằm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dưới chính quyền Carter trong những năm 1978-79 mà đại diện về phía Mỹ là ông Richard Holbrooke và về phía Việt Nam là ông Nguyễn Cơ Thạch. Nó có quan hệ tới miền Nam Việt Nam vì số phận những người tù cải tạo cũng là một đề tài được những người Mỹ đề ra. Ðể chứng tỏ thiện chí, chính quyền đã thả ra khỏi cải tạo nhiều người trong những năm đó, nhưng sau khi Mỹ quyết định đứng về phía Trung Quốc thì chính sách đối với tù cải tạo lại thắt lại và hầu như không có bao nhiêu người được thả trong những năm 1980-81.

Tác giả tuy rằng tỏ ra khách quan và cố gắng diễn tả cảm tình với người dân miền Nam, nhưng những di sản của một sự giáo dục nhồi sọ của chế độ vẫn còn. Chẳng hạn như tác giả vẫn còn tỏ ra tin vào huyền thoại tổng khởi nghĩa – tổng nổi dậy tuyên truyền của miền Bắc khi mô tả những gì xảy ra tại Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4, 1975. Nói rằng dân Sài Gòn vui mừng đón chào “anh bộ đội” vào giải phóng như trong đoạn sau:

“Khi tiếng súng của quân Giải Phóng bắn tới tấp vào các căn cứ quân sự của địch, nhân dân phường Cây Bàng đồng lòng nổi dậy phá kềm, truy quét kẻ địch, giành quyền làm chủ về tay mình và tràn ra đường đón chờ quân giải phóng. Khi các chiến sĩ ta tiến vào, đồng bào mừng reo, hoan hô nhiệt liệt. Ngay sau khi dẹp xong giặc, ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tự quản được thành lập. Các tổ chức nhân dân cách mạng cũng được khẩn trương xây dựng. Ðến nay, 2 tháng 5, phường Cây Bàng đã thành lập xong Tổ An Ninh, Hội Mẹ Giải Phóng, Tổ Thông Tin Tuyên Truyền, Tổ Y Tế và Ủy Ban Tự Quản. Ðang xúc tiến thành lập Tổ Cứu Ðói và Phòng Chống Hỏa Hoạn.”

Thú thật là những người đã sống những ngày đó ở Sài Gòn, tôi không thấy chuyện đó xảy ra. Vả lại ông Huy Ðức đã chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của hệ thống hành chánh miền Nam nơi một phường không có gì để mà “cướp chính quyền.” Hơn thế, chính quyền miền Nam tự sụp đổ, viên chức về nhà, có chăng là mấy người cơ hội “ăn theo.”

Tuy nhiên tất cả những điều đó không phải là những điều làm tôi thất vọng nhất. Ðiều làm thất vọng nhất là sự thiếu nhất quán trong lời văn của tác giả. Người ta có thể thấy qua việc tác giả dùng đến ba danh từ để tả chính quyền và quân đội cũ tại miền Nam. Có lúc tác giả viết quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cũng có lúc viết một cách miệt thị là “ngụy quân” có lúc lại viết một cách miệt thị nhẹ hơn, quân đội Sài Gòn. Thành ra khi đọc người ta có cảm giác tác giả đã chắp vá nhiều bài viết khác nhau ở những thời điểm khác nhau làm một, một hình thức “cắt – dán” nhưng không thay đổi để chúng không chỏi nhau. Một điều cẩu thả khác nữa là có những sự kiện lịch sử có thể kiểm tra được dễ dàng nhưng tác giả cũng đã không làm, tỷ như ông Phan Kế Toại không phải là thủ tướng mà chỉ là kinh lược Bắc Kỳ và ông cũng không phải bộ trưởng kinh tế chính phủ Hồ Chí Minh đầu tiên. Trường Quốc Gia Hành Chánh không phải do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm thành lập mà được thành lập từ thời Quốc Trưởng Bảo Ðại.

Mặc dầu vậy, cuốn Bên Thắng Cuộc cũng là một cố gắng lớn của tác giả, và đối với những người còn sống tại Việt Nam, đây là một cuốn sách rất có ích vì nó cho họ biết một số khía cạnh về quá khứ mà họ vẫn bị che giấu.

LÊ MẠNH HÙNG

http://www.chuacuuthe.com/?p=43987

Bình chuyển

P.Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm