Kinh Khổ

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới

Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand bị sát hại năm 1914 được các nhà sử học coi là vụ ám sát tồi tệ nhất lịch sử nhân loại, bên cạnh cái chết của hoàng đế La Mã Julius Caesar.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 1

Phác họa cảnh thái tử Áo-Hung bị ám sát.

Theo History, sinh ra trong gia đình hoàng tộc, Franz Ferdinand (18.12.1863-28.6.1914) sớm trở thành một trong những người giàu có nhất đế quốc Áo-Hungary.

Ferdinand từ khi mới sinh vốn không phải là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên cái chết của người anh họ đã khiến ông đương nhiên trở thành người nối ngôi.

Mặc dù là người sẽ nắm ngai vàng đế quốc Áo-Hung, Ferdinand trên thực tế không được giới quý tộc ủng hộ. Ở tuổi 37, ông đem lòng yêu và cưới Sophie Chotek, bất chấp sự phản đối của người bác.

Hoàng đế Áo-Hung khi đó là Franz Josef từ chối tham gia lễ cưới. Sophie không phải là một người bình thường, cô xuất thân trong gia đình quý tộc ở CH Czech. Nhưng gia tộc không thuộc triều đại từng thống trị châu Âu nên cô và các con của Ferdinand được xem như không đủ phẩm chất để thừa kế ngai vàng.

Sophie cũng trở thành nạn nhân của sự miệt thị. Trong bữa tiệc hoàng gia, cô luôn phải vào phòng cuối cùng, không có người hộ tống và phải ngồi cách xa chồng ở bàn ăn.

Bất chấp cuộc hôn nhân gây tranh cãi này, Ferdinand vẫn là người thừa kế hợp pháp của hoàng đế Áo-Hung Franz Josef. Với vai trò tổng tư lệnh quân đội, Ferdinand trực tiếp đến thị sát nhiều cuộc tập trận ở Bosnia-Herzegovina vào tháng 6.1914.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 2

Chân dung hung thủ Gavrilo Princip.

Áo-Hung chỉ mới sáp nhập các khu vực này vào đế quốc cách đó vài năm, bất chấp sự phản đối của nước láng giềng Serbia. Ferdinand thậm chí còn nhục mạ người Serbia là “lợn”, “kẻ trộm cắp”, “kẻ giết người” hay “bọn vô lại”.

Tuy vậy, ông lại là người phản đối việc sáp nhập vì lo ngại tình hình chính trị vốn đang hỗn loạn, sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Từng do đế chế Ottoman kiểm soát, dân Bosnia-Herzegovina bao gồm khoảng 40% người Serbia, 30% người Hồi giáo và 20% người Croatia. Còn lại là các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Với tư tưởng bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Balkan, Franz Ferdinand bị tổ chức khủng bố Bàn Tay Đen thành lập năm 1911 đưa vào danh sách “cần phải tiêu diệt”. Đây là tổ chức muốn giải phóng Bosnia-Herzegovina, do Serbia và đế quốc Áo-Hung tranh chấp.

Biết được chuyến thăm của Ferdinand, các thành viên thuộc tổ chức Bàn Tay Đen, bao gồm Gavrilo Princip, Trifko Grabez và Nedeljko Cabrinovic đã đến thủ đô Belgrade ở Serbia để nhận nhiệm vụ.

Các sinh viên người Serbia nhận 6 quả bom, 4 súng lục bán tự động và viên con nhộng chứa cyanide để tự sát nếu bị bắt giữ. Tổ chức Bàn Tay Đen cũng được cho là có liên hệ mật thiết với quân đội Serbia.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 3

Sophie bị bắn vào bụng còn Franz Ferdinand trúng đạn ở cổ.

Sau quá trình huấn luyện ngay tại công viên Belgrade, 3 thanh niên bí mật đến Bosnia-Herzegovina. Cho đến ngày nay, các nhà sử học không thể kết luận liệu chính phủ Serbia có liên quan đến vụ việc hay không.

Trong khi đó, thái tử Ferdinand và vợ Sophia đến Bosnia-Herzegovina vào ngày 23.6.1914. Bất chấp lời cảnh báo hủy bỏ chuyến thăm, thái tử Áo-Hung hiểu rõ hiểm nguy mà họ phải đối mặt.

“Hành trình này sẽ bắt đầu với những điều hứa hẹn”, Ferdinand nói khi đoàn xe di chuyển trong cái nắng như đổ lửa.

Có mặt tại một thị trấn cách thủ đô Sarajevo của Bosnia-Herzegovina vài km, Ferdinand thị sát một cuộc tập trận trong 2 ngày, còn Sophia đến thăm trường học và trại trẻ mồ côi.

Đám đông người dân Bosnia-Herzegovina có mặt khi đó tiếp đón Ferdinand một cách niềm nở và lịch sự. Sau bữa ăn với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, Ferdinand và vợ chỉ còn một ngày ở Bosnia-Herzegovina trước khi trở về cung điện.

Sáng ngày 28.6, thái tử Áo-Hung gửi điện chúc mừng con trai vượt qua kỳ thi mới nhất. Ferdinand và Sophia lên xe trong hành trình ngắn đến thủ đô Sarajevo. Đoàn xe hộ tống đi trước Ferdinand lẽ ra phải có 6 sỹ quan quân đội thay vì chỉ có một, cùng 3 cảnh sát địa phương.

Trên thực tế, trong chuyến thăm, thái tử Áo-Hung dường như tập trung vào thực đơn bữa tối hơn là vấn đề an ninh. Những sinh viên thuộc tổ chức Bàn Tay Đen đã mai phục ở sông Miljacka, chờ đoàn xe đi qua.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 4

Thái tử Áo-Hung và vợ Sophie, trước thời điểm bị ám sát.

Cabrinovic là người đã ném quả bom nhưng vì nhiều lý do mà quả bom bật nảy ra, lăn xuống một chiếc xe khác và phát nổ, khiến 2 sỹ quan quân đội và nhiều người dân đứng dọc hai bên bị thương. Ferdinand và Sophie hoàn toàn không hề hấn gì.

Hung thủ Cabrinovic nhảy xuống con sông khô cạn, cố gắng tự sát một cách nửa vời trước khi bị cảnh sát bắt. “Tôi là người anh hùng Serbia”, Cabrinovic hô vang. Hai sinh viên Serbia còn lại đã có thể tận dụng thời cơ hỗn loạn để ám sát thái tử Áo-Hung nhưng lại chùn tay.

Thay vì rời Sarajevo ngay lập tức, Ferdinand lựa chọn tiếp tục hành trình vào trung tâm thành phố. Tại đây, thái tử Áo-Hung đến bệnh viện thăm các sỹ quan bị thương.

Để tránh khả năng bị tấn công bằng bom một lần nữa, đoàn xe chạy với tốc độ cao trên phố. Nhưng sai sót của người điều khiển đã khiến chiếc xe đầu tiên rẽ nhầm hướng.

Khi đoàn xe đang lùi lại thì Gavrilo Princip lao đến bắn hai phát đạn vào Ferdinand và Sophie ở cự ly gần. Viên đạn xuyên qua cổ thái tử Áo-Hung còn Sophie trúng đạn ở phần bụng.

“Sophie, Sophie  đừng chết-hãy sống vì con của chúng ta”, Ferdinand cố gắng cất lời. Chỉ vài phút sau, cả hai vợ chồng quý tộc Áo-Hung qua đời. Princip (19 tuổi) sau đó thừa nhận âm mưu ám sát Ferdinand nhưng nói không chủ ý bắn Sophie.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 5

Hiện trường vụ ám sát thái tử Áo-Hung ở Sarajevo.

Vì quá trẻ để phải nhận án tử hình, Princip bị kết án 20 năm tù giam. Thanh niên Serbia bị buộc phải lao động khổ sai và qua đời trong tù 4 năm sau đó, ở tuổi 23.

Trong bối cảnh chính trị châu Âu khi đó vốn đã căng thẳng, vụ ám sát là giọt nước tràn ly, khơi mào Thế chiến 1.

Thoạt đầu, đế quốc Áo-Hung được Đức ủng hộ để trừng phạt Serbia. Áo-Hung gửi Serbia tối hậu thư, với những điều khoản cố tình để đối phương khó có thể chấp nhận.

Serbia đề nghị Tòa Trọng Tài thường trực (thành lập năm 1899) phân xử nhưng Áo-Hung đã tuyên chiến vào ngày 28.7.1914, tròn một tháng sau cái chết của Ferdinand.

Vài tuần sau, Đức, Nga, Pháp, Bỉ, Montenegro và Anh bị kéo vào cuộc xung đột. Phe Liên minh bao gồm Đức, Đế quốc Áo-Hung và Ý. Trong khi đó, ở bên kia chiến tuyến là phe Hiệp ước, chủ yếu bao gồm Anh, Pháp, Nga.

Mỹ là một trong những nước tham gia vào cuộc chiến cuối cùng. Kết thúc chiến tranh kéo dài 4 năm, tổng cộng có hơn 9 triệu binh lính cùng số lượng dân thường gần tương ứng thiệt mạng.

Có thể nói, sự kiện ám sát thái tử Áo-Hung đã khơi mào Thế chiến 1, khiến cho lịch sử thế giới thay đổi mãi mãi.

Theo Đăng Nguyễn - History (Dân Việt)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới

Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand bị sát hại năm 1914 được các nhà sử học coi là vụ ám sát tồi tệ nhất lịch sử nhân loại, bên cạnh cái chết của hoàng đế La Mã Julius Caesar.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 1

Phác họa cảnh thái tử Áo-Hung bị ám sát.

Theo History, sinh ra trong gia đình hoàng tộc, Franz Ferdinand (18.12.1863-28.6.1914) sớm trở thành một trong những người giàu có nhất đế quốc Áo-Hungary.

Ferdinand từ khi mới sinh vốn không phải là người kế vị ngai vàng. Tuy nhiên cái chết của người anh họ đã khiến ông đương nhiên trở thành người nối ngôi.

Mặc dù là người sẽ nắm ngai vàng đế quốc Áo-Hung, Ferdinand trên thực tế không được giới quý tộc ủng hộ. Ở tuổi 37, ông đem lòng yêu và cưới Sophie Chotek, bất chấp sự phản đối của người bác.

Hoàng đế Áo-Hung khi đó là Franz Josef từ chối tham gia lễ cưới. Sophie không phải là một người bình thường, cô xuất thân trong gia đình quý tộc ở CH Czech. Nhưng gia tộc không thuộc triều đại từng thống trị châu Âu nên cô và các con của Ferdinand được xem như không đủ phẩm chất để thừa kế ngai vàng.

Sophie cũng trở thành nạn nhân của sự miệt thị. Trong bữa tiệc hoàng gia, cô luôn phải vào phòng cuối cùng, không có người hộ tống và phải ngồi cách xa chồng ở bàn ăn.

Bất chấp cuộc hôn nhân gây tranh cãi này, Ferdinand vẫn là người thừa kế hợp pháp của hoàng đế Áo-Hung Franz Josef. Với vai trò tổng tư lệnh quân đội, Ferdinand trực tiếp đến thị sát nhiều cuộc tập trận ở Bosnia-Herzegovina vào tháng 6.1914.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 2

Chân dung hung thủ Gavrilo Princip.

Áo-Hung chỉ mới sáp nhập các khu vực này vào đế quốc cách đó vài năm, bất chấp sự phản đối của nước láng giềng Serbia. Ferdinand thậm chí còn nhục mạ người Serbia là “lợn”, “kẻ trộm cắp”, “kẻ giết người” hay “bọn vô lại”.

Tuy vậy, ông lại là người phản đối việc sáp nhập vì lo ngại tình hình chính trị vốn đang hỗn loạn, sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Từng do đế chế Ottoman kiểm soát, dân Bosnia-Herzegovina bao gồm khoảng 40% người Serbia, 30% người Hồi giáo và 20% người Croatia. Còn lại là các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Với tư tưởng bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Balkan, Franz Ferdinand bị tổ chức khủng bố Bàn Tay Đen thành lập năm 1911 đưa vào danh sách “cần phải tiêu diệt”. Đây là tổ chức muốn giải phóng Bosnia-Herzegovina, do Serbia và đế quốc Áo-Hung tranh chấp.

Biết được chuyến thăm của Ferdinand, các thành viên thuộc tổ chức Bàn Tay Đen, bao gồm Gavrilo Princip, Trifko Grabez và Nedeljko Cabrinovic đã đến thủ đô Belgrade ở Serbia để nhận nhiệm vụ.

Các sinh viên người Serbia nhận 6 quả bom, 4 súng lục bán tự động và viên con nhộng chứa cyanide để tự sát nếu bị bắt giữ. Tổ chức Bàn Tay Đen cũng được cho là có liên hệ mật thiết với quân đội Serbia.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 3

Sophie bị bắn vào bụng còn Franz Ferdinand trúng đạn ở cổ.

Sau quá trình huấn luyện ngay tại công viên Belgrade, 3 thanh niên bí mật đến Bosnia-Herzegovina. Cho đến ngày nay, các nhà sử học không thể kết luận liệu chính phủ Serbia có liên quan đến vụ việc hay không.

Trong khi đó, thái tử Ferdinand và vợ Sophia đến Bosnia-Herzegovina vào ngày 23.6.1914. Bất chấp lời cảnh báo hủy bỏ chuyến thăm, thái tử Áo-Hung hiểu rõ hiểm nguy mà họ phải đối mặt.

“Hành trình này sẽ bắt đầu với những điều hứa hẹn”, Ferdinand nói khi đoàn xe di chuyển trong cái nắng như đổ lửa.

Có mặt tại một thị trấn cách thủ đô Sarajevo của Bosnia-Herzegovina vài km, Ferdinand thị sát một cuộc tập trận trong 2 ngày, còn Sophia đến thăm trường học và trại trẻ mồ côi.

Đám đông người dân Bosnia-Herzegovina có mặt khi đó tiếp đón Ferdinand một cách niềm nở và lịch sự. Sau bữa ăn với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, Ferdinand và vợ chỉ còn một ngày ở Bosnia-Herzegovina trước khi trở về cung điện.

Sáng ngày 28.6, thái tử Áo-Hung gửi điện chúc mừng con trai vượt qua kỳ thi mới nhất. Ferdinand và Sophia lên xe trong hành trình ngắn đến thủ đô Sarajevo. Đoàn xe hộ tống đi trước Ferdinand lẽ ra phải có 6 sỹ quan quân đội thay vì chỉ có một, cùng 3 cảnh sát địa phương.

Trên thực tế, trong chuyến thăm, thái tử Áo-Hung dường như tập trung vào thực đơn bữa tối hơn là vấn đề an ninh. Những sinh viên thuộc tổ chức Bàn Tay Đen đã mai phục ở sông Miljacka, chờ đoàn xe đi qua.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 4

Thái tử Áo-Hung và vợ Sophie, trước thời điểm bị ám sát.

Cabrinovic là người đã ném quả bom nhưng vì nhiều lý do mà quả bom bật nảy ra, lăn xuống một chiếc xe khác và phát nổ, khiến 2 sỹ quan quân đội và nhiều người dân đứng dọc hai bên bị thương. Ferdinand và Sophie hoàn toàn không hề hấn gì.

Hung thủ Cabrinovic nhảy xuống con sông khô cạn, cố gắng tự sát một cách nửa vời trước khi bị cảnh sát bắt. “Tôi là người anh hùng Serbia”, Cabrinovic hô vang. Hai sinh viên Serbia còn lại đã có thể tận dụng thời cơ hỗn loạn để ám sát thái tử Áo-Hung nhưng lại chùn tay.

Thay vì rời Sarajevo ngay lập tức, Ferdinand lựa chọn tiếp tục hành trình vào trung tâm thành phố. Tại đây, thái tử Áo-Hung đến bệnh viện thăm các sỹ quan bị thương.

Để tránh khả năng bị tấn công bằng bom một lần nữa, đoàn xe chạy với tốc độ cao trên phố. Nhưng sai sót của người điều khiển đã khiến chiếc xe đầu tiên rẽ nhầm hướng.

Khi đoàn xe đang lùi lại thì Gavrilo Princip lao đến bắn hai phát đạn vào Ferdinand và Sophie ở cự ly gần. Viên đạn xuyên qua cổ thái tử Áo-Hung còn Sophie trúng đạn ở phần bụng.

“Sophie, Sophie  đừng chết-hãy sống vì con của chúng ta”, Ferdinand cố gắng cất lời. Chỉ vài phút sau, cả hai vợ chồng quý tộc Áo-Hung qua đời. Princip (19 tuổi) sau đó thừa nhận âm mưu ám sát Ferdinand nhưng nói không chủ ý bắn Sophie.

Vụ ám sát tồi tệ nhất thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới - 5

Hiện trường vụ ám sát thái tử Áo-Hung ở Sarajevo.

Vì quá trẻ để phải nhận án tử hình, Princip bị kết án 20 năm tù giam. Thanh niên Serbia bị buộc phải lao động khổ sai và qua đời trong tù 4 năm sau đó, ở tuổi 23.

Trong bối cảnh chính trị châu Âu khi đó vốn đã căng thẳng, vụ ám sát là giọt nước tràn ly, khơi mào Thế chiến 1.

Thoạt đầu, đế quốc Áo-Hung được Đức ủng hộ để trừng phạt Serbia. Áo-Hung gửi Serbia tối hậu thư, với những điều khoản cố tình để đối phương khó có thể chấp nhận.

Serbia đề nghị Tòa Trọng Tài thường trực (thành lập năm 1899) phân xử nhưng Áo-Hung đã tuyên chiến vào ngày 28.7.1914, tròn một tháng sau cái chết của Ferdinand.

Vài tuần sau, Đức, Nga, Pháp, Bỉ, Montenegro và Anh bị kéo vào cuộc xung đột. Phe Liên minh bao gồm Đức, Đế quốc Áo-Hung và Ý. Trong khi đó, ở bên kia chiến tuyến là phe Hiệp ước, chủ yếu bao gồm Anh, Pháp, Nga.

Mỹ là một trong những nước tham gia vào cuộc chiến cuối cùng. Kết thúc chiến tranh kéo dài 4 năm, tổng cộng có hơn 9 triệu binh lính cùng số lượng dân thường gần tương ứng thiệt mạng.

Có thể nói, sự kiện ám sát thái tử Áo-Hung đã khơi mào Thế chiến 1, khiến cho lịch sử thế giới thay đổi mãi mãi.

Theo Đăng Nguyễn - History (Dân Việt)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm