Tin nóng trong ngày

Vịnh Oman: Iran và chiến thuật ‘ném đá giấu tay’ khiến Mỹ đau đầu

Vụ tấn công vịnh Oman nhắm vào hai con tàu, nhưng cũng nhắm tới huyết mạch của kinh tế thế giới, và nhắm tới Mỹ. Iran phủ nhận...

Xem lại 13 bàn thắng của đội nữ Hoa Kỳ với Thái Lan 

và các bàn thắng khác trong giải túc cầu thế giới Pháp Quốc:

USA v Thailand - FIFA Women’s World Cup France 2019™


Vịnh Oman: Iran và chiến thuật ‘ném đá giấu tay’ khiến Mỹ đau đầu

Vụ tấn công vịnh Oman nhắm vào hai con tàu, nhưng cũng nhắm tới huyết mạch của kinh tế thế giới, và nhắm tới Mỹ. Iran phủ nhận, nhưng chiến thuật lâu nay của Tehran gây hoài nghi.

Các vụ tấn công bí ẩn nhằm vào hai tàu chở hóa chất ở vịnh Oman ngày 13/6 đã khiến giá dầu tăng cao, dẫn đến lời đe dọa từ Tổng thống Trump và lời kêu gọi bình tĩnh từ tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Mặc dù không có thương vong về người do cả hai con tàu đều được sơ tán, vụ việc đã gây lo ngại về khả năng xung đột quân sự tại khu vực. Tối 13/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công, đẩy căng thẳng giữa hai nước lên cao nhất trong ba thập kỷ. Iran nói đang bị vu oan.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 1
Hình ảnh do truyền thông Iran công bố cho thấy lửa cháy dữ dội trên tàu chở dầu Front Altair, một trong hai con tàu bị tấn công, tại vịnh Oman ngày 13/6. Ảnh: AP.

Nặng lời cáo buộc, Mỹ khó lùi bước?

Theo New York Timesviệc điều tra nguyên nhân các vụ tấn công có ý nghĩa lớn, đặc biệt đối với Mỹ, vì với việc lựa chọn địa điểm tấn công ở vịnh Oman, thủ phạm có thể đang muốn gửi thông điệp đe dọa lên một trong những huyết mạch của kinh tế thế giới. Vịnh Oman nối với vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz rộng 34 km, và 1/3 lượng dầu thô, 1/5 lượng khí tự nhiên của thế giới đi qua vùng biển này.

Các con tàu bị tấn công có điểm đến là châu Á, không có liên hệ với Mỹ. Song Washington đã cam kết bảo vệ tuyến vận chuyển dầu qua vịnh Ba Tư kể từ sau Thế chiến II. Kể từ Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990, Mỹ tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực để tiếp tục cam kết đó.

Nếu eo biển Hormuz bị tắc nghẽn hoặc dòng chảy dầu thô bị gián đoạn vì nguyên nhân nào đó, lợi ích của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, dù tàu Mỹ không bị tấn công.

Hơn nữa, Tổng thống Trump đã chọn việc đối đầu với Iran làm ưu tiên, nhắc lại lập trường của Israel và các nước Arab rằng Iran đang gây bất ổn cho khu vực. Ông Trump đã rút khỏi thỏa thuận năm 2015 cho phép nới lỏng cấm vận Iran đổi lấy việc nước này ngừng chương trình hạt nhân.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 2
Vịnh Oman (điểm đỏ trên bản đồ) nối với vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz rộng 34 km. 1/3 lượng dầu thô, 1/5 lượng khí tự nhiên của thế giới đi qua vùng biển này. Ảnh: CNN.

Ông đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt, thậm chí cấm vận thêm để Iran không thể xuất khẩu dầu. Ông coi quân đội Iran, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, là tổ chức khủng bố, và đe dọa “xóa sổ Iran” nếu nước này gây hấn với Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ lại đang đặt ra các mục tiêu không rõ ràng trong chính sách với Iran. Có những lúc, các quan chức Mỹ yêu cầu Iran thay đổi toàn bộ chính sách trong khu vực. Từ trước tới nay, Tehran luôn vươn rộng ảnh hưởng bằng cách nâng đỡ các nhóm phiến quân ở Iraq, Lebanon, Syria, Gaza và Yemen (có những cáo buộc ở Bahrain).

Có những lúc, Tổng thống Trump lại yêu cầu ít hơn.

Song lần này, chính quyền Mỹ ở vào thế khó nhượng bộ hơn. Tối 13/6, Lầu Năm Góc công bố video đen trắng, không quá nét, mà các quan chức nói là cảnh thủy thủ Iran gỡ bỏ mìn chưa nổ khỏi thân tàu Kokuka Courageous của Nhật, một trong hai tàu bị tấn công. Dựa vào đó, phía Mỹ cho rằng Iran đã gài mìn và đang cố phi tang. Đã kết luận như vậy, sẽ khó để Mỹ không phản ứng mạnh tay.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 3
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công. Ảnh: Getty Images.

Iran: Không biết, không liên quan

Nhiều chuyên gia vẫn đặt dấu hỏi về cáo buộc và bằng chứng của phía Mỹ. Dù vậy, các quan chức phương Tây đang ngày càng đồng thuận về vụ việc tương tự vào tháng trước, cho rằng Iran đã tấn công bốn tàu chở hàng trong cùng tuyến hàng hải ở gần cảng Fujairah thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Các chuyên gia cho rằng Iran đang tìm cách “nắn gân” Washington, đồng thời che giấu đủ để Mỹ không có cớ trả đũa trực tiếp. Việc tàu chở dầu đi qua Vùng Vịnh bị quấy nhiễu có thể khiến Mỹ đau đầu vì giá dầu sẽ tăng cao, nhưng có lợi cho Iran vì bán dầu sẽ có lãi hơn.

Các cựu quan chức Mỹ nói với New York Times về chiến thuật này của Iran trong quá khứ: tấn công Mỹ một cách lén lút hoặc gián tiếp, để Mỹ không thể trả đũa. Khi Mỹ chiếm đóng Iraq sau năm 2003, Washington biết Iran huấn luyện và trang bị cho phiến quân Shi’ite đang tấn công và giết hại lính Mỹ. Nhưng Iran luôn nói phiến quân đó tự mình hành động.

“Khả năng phủ nhận sự liên quan vì thiếu chứng cứ là một phần then chốt trong cách thức hành động của Iran”, theo Ali Ansari, giám đốc Viện Nghiên cứu về Iran ở Đại học St. Andrews ở Scotland.

Tranh đấu trong nội bộ Iran cũng sẽ có ảnh hưởng lớn tới cục diện khu vực. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hoạt động độc lập so với các lãnh đạo dân sự theo đường lối ôn hòa, như Tổng thống Hassan Rouhani hay Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif. Lãnh đạo quân đội là các chính khách cứng rắn, những người sẽ hưởng lợi khi bầu cử nếu trào lưu chống Mỹ nở rộ xuất phát từ căng thẳng ngoài khơi.

Do vậy, nếu đứng đằng sau vụ này, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có thể đang tính kế làm suy yếu Tổng thống Rouhani, theo nhận định của New York Times.

“Có thể ông Zarif hay ông Rouhani không biết nội tình vụ việc”, giáo sư Ansari nói với New York Times. “Ông Zarif hoàn toàn có thể phủ nhận mình không biết gì”.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 4
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hoạt động độc lập so với các lãnh đạo dân sự theo đường lối ôn hòa, như Tổng thống Hassan Rouhani (giữa). Ảnh: AP.

Mâu thuẫn Mỹ - Iran có từ lâu, nhưng khu vực đã khác

Đối đầu hiện tại đang diễn ra trong bối cảnh bất ổn hơn, do thay đổi lãnh đạo ở các nước Arab xung quanh Iran, đặc biệt với sự lớn mạnh của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman.

Những người cai trị trước đây của Saudi Arabia luôn cẩn trọng, nhưng Thái tử Mohammed, người nắm thực quyền, không như vậy.

Trước đây, chẳng hạn, vua Abdullah sợ xung đột với Iran đến mức ông phải cố tình che giấu vai trò của Iran trong vụ tấn công Tháp Khobar làm 19 lính không quân Mỹ thiệt mạng. Ông sợ một cuộc trả đũa của Mỹ sẽ kéo Saudi Arabia vào cuộc chiến, theo các cựu quan chức Mỹ.

Còn Thái tử Mohammed lại đang khơi dậy những mâu thuẫn âm ỉ giữa hai bờ vịnh Ba Tư, một bên là Iran còn bên kia là các nước Arab.

Hai bên đã cạnh tranh ảnh hưởng bằng cách hậu thuẫn các lực lượng ở những nước láng giềng, bao gồm Lebanon, Iraq, Syria và Bahrain.

Ông cũng khơi dậy chủ nghĩa dân tộc và chống Iran ở trong nước, đồng thời lần đầu tiên chủ trương dùng quân Saudi can thiệp vào Yemen, nhằm dập tắt cuộc nổi dậy của người Houthi thân Iran.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 5
Những người cai trị trước đây của Saudi Arabia luôn cẩn trọng, nhưng Thái tử Mohammed, người nắm thực quyền, không như vậy. Ảnh: New York Times.

Trong khi căng thẳng Mỹ và Iran vẫn còn nóng, nhóm Houthi cùng các đồng minh dường như đang nhắm đến Saudi Arabia, bắn tên lửa vào đường ỗng dẫn dầu, sân bay. Ngày 14/6, truyền thông Saudi cho biết vương quốc này đã đánh chặn thêm các tên lửa Houthi.

Saudi Arabia và UAE đều đã vận động Mỹ rời bỏ thỏa thuận Iran, và thuyết phục Mỹ mạnh tay hơn để đẩy lùi ảnh hưởng của Iran. Israel cũng đang làm tương tự.

Song dù Saudi Arabia, UAE và Israel thúc giục Mỹ cứng rắn với Iran, họ đều có lý do để hy vọng lời qua tiếng lại giữa hai bên không biến thành chiến tranh và buộc các nước vào cuộc. Cả ba nước đều là mục tiêu để Iran phản công trong trường hợp chiến tranh.

“Dùng Iran để đổ lỗi cho mọi vấn đề khu vực, nhưng làm sao để không có nguy cơ chiến tranh - đó là tình thế lý tưởng nhất đối với Saudi Arabia, UAE và Israel”, theo Paul Pillar, giáo sư Đại học Georgetown và cựu quan chức CIA từng nghiên cứu về khu vực.

nguồn: news.zing.vn

Dù căng thẳng với Mỹ gia tăng, Iran vẫn khẳng định không phát động chiến tranh

Ngày 18/6, trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Iran, Tổng thống nước này Hassan Rouhani tuyên bố, Tehran sẽ không phát động chiến tranh nhằm vào bất kỳ nước nào.

Tổng thống Rouhani nhấn mạnh: "Iran sẽ không phát động cuộc chiến nhằm vào bất kỳ nước nào. Những kẻ đang đối đầu với chúng ta là một nhóm các chính trị gia hầu như không có kinh nghiệm".

Inline image

Mối lo ngại về đối đầu giữa Iran và Mỹ ngày càng gia tăng kể từ khi xảy ra vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu tại Vịnh Oman hôm 13/6 vừa qua. Washington cho rằng Tehran đứng sau vụ tấn công này - cáo buộc mà nước Cộng hòa Hồi giáo này cực lực bác bỏ.

Đưa ra quan điểm về sự cố trên, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Nga Sergei Naryshkin nhấn mạnh, Moscow hy vọng sự cố này sẽ không leo thang thành xung đột quân sự, và khẳng định Nga ủng hộ việc mở một cuộc điều tra toàn diện đối với vụ việc này.

Phát biểu với báo giới bên lề diễn đàn an ninh quốc tế tại thành phố Ufa (Nga), ông Naryshkin nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng xung đột sẽ không bước vào giai đoạn nghiêm trọng hơn, có nghĩa là sẽ không xảy ra hành động quân sự. Cần phải tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng. Tác giả thực sự của hành động gây hấn rất nguy hiểm này cần phải được xác định".

nguồn: baomoi.com


Vũ Thất
neo


Bàn ra tán vào (1)

Don vu
Tau cong da quyet doi dau voi My va dong Minh.Tap da sang gap putin va chu Un,nhu vay ve mat huong tay,y da co the an tam khi putin va Un da nhan tro giup nhieu Ty dollars va phan chia loi nhuan nha may phat dien.Dieu nay cung chua chac chan la nga va n.korea an binh bat dong khi chien tranh xay ra.Hien nay thi cu gat de nhan tien cai da va se ha hoi phan giai neu thay ai co kha nang thang thi nga va n.korea se theo.Tap vung bung khi loi keo duoc 02 dong minh.Nhin lai Iran,nuoc nay von duoc dau tu rat nhieu tu trung cong va nga,Le thuong tinh,iran chua dam gay chien voi My vi kha nang vo khi+dang bi cam van+Truoc mat la arap va cac dong minh chi cot cua My,sau lung la do thai.Vay thi chinh sach cua iran ra sao ? no chi co y lam soi dong cam chan va tieu hao binh luc My lam 02 mat tran : A chau va trung dong.Ngon don hiem cua Tau cong.Tin ngay hom nay cho biet,tau da mang 04 j20 ra cac dao lan chiem va lieu linh da vao bien dong.O hongkong,du co xao tron,y chua thang tay can thiep,neu dan chung hongkong chua dong loat vung len va 04 nuoc Tan cuong...dong loat noi len thi moi tang gia boi roi,con bay gio,nuoc nao nhanh chan va ra tay truoc thi co nhieu uy the boi su da roi.VIETNAM khong biet co san sang lam chien khi bi tau cong xam lang va danh pha hay khong?Nhieu phan,qua cac phan tich tren,tau se danh chiem VN va ep buoc VN cong nhan chu quyen cua cac dao bi lan chiem,va nhu vay,tau duong nhien hop thuc hoa va toan vung bien dong do tau khong che.Nhung con My va anh+phap+uc+Nhat...chac gi ho da de yen nhu vay,va Dong phan cong,,ai nhanh chan tay,khong che bien dong,ke ay lam chu tinh hinh.DIEN la Trung dong+hongkong con DIEM la bien dong.Hy vong,nhung gi suy doan tren la dieu sai lam.Khong mot ai muon chien tranh,nhung neu khong tranh khoi,thi chang tha mot lan cho xong,chia nam xe bay no ra nhu da lam cho lien bang nga vay.Triet tan goc,bung tan ngon.Mong thay.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Vịnh Oman: Iran và chiến thuật ‘ném đá giấu tay’ khiến Mỹ đau đầu

Vụ tấn công vịnh Oman nhắm vào hai con tàu, nhưng cũng nhắm tới huyết mạch của kinh tế thế giới, và nhắm tới Mỹ. Iran phủ nhận...

Xem lại 13 bàn thắng của đội nữ Hoa Kỳ với Thái Lan 

và các bàn thắng khác trong giải túc cầu thế giới Pháp Quốc:

USA v Thailand - FIFA Women’s World Cup France 2019™


Vịnh Oman: Iran và chiến thuật ‘ném đá giấu tay’ khiến Mỹ đau đầu

Vụ tấn công vịnh Oman nhắm vào hai con tàu, nhưng cũng nhắm tới huyết mạch của kinh tế thế giới, và nhắm tới Mỹ. Iran phủ nhận, nhưng chiến thuật lâu nay của Tehran gây hoài nghi.

Các vụ tấn công bí ẩn nhằm vào hai tàu chở hóa chất ở vịnh Oman ngày 13/6 đã khiến giá dầu tăng cao, dẫn đến lời đe dọa từ Tổng thống Trump và lời kêu gọi bình tĩnh từ tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Mặc dù không có thương vong về người do cả hai con tàu đều được sơ tán, vụ việc đã gây lo ngại về khả năng xung đột quân sự tại khu vực. Tối 13/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công, đẩy căng thẳng giữa hai nước lên cao nhất trong ba thập kỷ. Iran nói đang bị vu oan.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 1
Hình ảnh do truyền thông Iran công bố cho thấy lửa cháy dữ dội trên tàu chở dầu Front Altair, một trong hai con tàu bị tấn công, tại vịnh Oman ngày 13/6. Ảnh: AP.

Nặng lời cáo buộc, Mỹ khó lùi bước?

Theo New York Timesviệc điều tra nguyên nhân các vụ tấn công có ý nghĩa lớn, đặc biệt đối với Mỹ, vì với việc lựa chọn địa điểm tấn công ở vịnh Oman, thủ phạm có thể đang muốn gửi thông điệp đe dọa lên một trong những huyết mạch của kinh tế thế giới. Vịnh Oman nối với vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz rộng 34 km, và 1/3 lượng dầu thô, 1/5 lượng khí tự nhiên của thế giới đi qua vùng biển này.

Các con tàu bị tấn công có điểm đến là châu Á, không có liên hệ với Mỹ. Song Washington đã cam kết bảo vệ tuyến vận chuyển dầu qua vịnh Ba Tư kể từ sau Thế chiến II. Kể từ Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990, Mỹ tăng cường lực lượng quân sự trong khu vực để tiếp tục cam kết đó.

Nếu eo biển Hormuz bị tắc nghẽn hoặc dòng chảy dầu thô bị gián đoạn vì nguyên nhân nào đó, lợi ích của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, dù tàu Mỹ không bị tấn công.

Hơn nữa, Tổng thống Trump đã chọn việc đối đầu với Iran làm ưu tiên, nhắc lại lập trường của Israel và các nước Arab rằng Iran đang gây bất ổn cho khu vực. Ông Trump đã rút khỏi thỏa thuận năm 2015 cho phép nới lỏng cấm vận Iran đổi lấy việc nước này ngừng chương trình hạt nhân.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 2
Vịnh Oman (điểm đỏ trên bản đồ) nối với vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz rộng 34 km. 1/3 lượng dầu thô, 1/5 lượng khí tự nhiên của thế giới đi qua vùng biển này. Ảnh: CNN.

Ông đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt, thậm chí cấm vận thêm để Iran không thể xuất khẩu dầu. Ông coi quân đội Iran, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, là tổ chức khủng bố, và đe dọa “xóa sổ Iran” nếu nước này gây hấn với Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ lại đang đặt ra các mục tiêu không rõ ràng trong chính sách với Iran. Có những lúc, các quan chức Mỹ yêu cầu Iran thay đổi toàn bộ chính sách trong khu vực. Từ trước tới nay, Tehran luôn vươn rộng ảnh hưởng bằng cách nâng đỡ các nhóm phiến quân ở Iraq, Lebanon, Syria, Gaza và Yemen (có những cáo buộc ở Bahrain).

Có những lúc, Tổng thống Trump lại yêu cầu ít hơn.

Song lần này, chính quyền Mỹ ở vào thế khó nhượng bộ hơn. Tối 13/6, Lầu Năm Góc công bố video đen trắng, không quá nét, mà các quan chức nói là cảnh thủy thủ Iran gỡ bỏ mìn chưa nổ khỏi thân tàu Kokuka Courageous của Nhật, một trong hai tàu bị tấn công. Dựa vào đó, phía Mỹ cho rằng Iran đã gài mìn và đang cố phi tang. Đã kết luận như vậy, sẽ khó để Mỹ không phản ứng mạnh tay.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 3
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công. Ảnh: Getty Images.

Iran: Không biết, không liên quan

Nhiều chuyên gia vẫn đặt dấu hỏi về cáo buộc và bằng chứng của phía Mỹ. Dù vậy, các quan chức phương Tây đang ngày càng đồng thuận về vụ việc tương tự vào tháng trước, cho rằng Iran đã tấn công bốn tàu chở hàng trong cùng tuyến hàng hải ở gần cảng Fujairah thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Các chuyên gia cho rằng Iran đang tìm cách “nắn gân” Washington, đồng thời che giấu đủ để Mỹ không có cớ trả đũa trực tiếp. Việc tàu chở dầu đi qua Vùng Vịnh bị quấy nhiễu có thể khiến Mỹ đau đầu vì giá dầu sẽ tăng cao, nhưng có lợi cho Iran vì bán dầu sẽ có lãi hơn.

Các cựu quan chức Mỹ nói với New York Times về chiến thuật này của Iran trong quá khứ: tấn công Mỹ một cách lén lút hoặc gián tiếp, để Mỹ không thể trả đũa. Khi Mỹ chiếm đóng Iraq sau năm 2003, Washington biết Iran huấn luyện và trang bị cho phiến quân Shi’ite đang tấn công và giết hại lính Mỹ. Nhưng Iran luôn nói phiến quân đó tự mình hành động.

“Khả năng phủ nhận sự liên quan vì thiếu chứng cứ là một phần then chốt trong cách thức hành động của Iran”, theo Ali Ansari, giám đốc Viện Nghiên cứu về Iran ở Đại học St. Andrews ở Scotland.

Tranh đấu trong nội bộ Iran cũng sẽ có ảnh hưởng lớn tới cục diện khu vực. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hoạt động độc lập so với các lãnh đạo dân sự theo đường lối ôn hòa, như Tổng thống Hassan Rouhani hay Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif. Lãnh đạo quân đội là các chính khách cứng rắn, những người sẽ hưởng lợi khi bầu cử nếu trào lưu chống Mỹ nở rộ xuất phát từ căng thẳng ngoài khơi.

Do vậy, nếu đứng đằng sau vụ này, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo có thể đang tính kế làm suy yếu Tổng thống Rouhani, theo nhận định của New York Times.

“Có thể ông Zarif hay ông Rouhani không biết nội tình vụ việc”, giáo sư Ansari nói với New York Times. “Ông Zarif hoàn toàn có thể phủ nhận mình không biết gì”.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 4
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo hoạt động độc lập so với các lãnh đạo dân sự theo đường lối ôn hòa, như Tổng thống Hassan Rouhani (giữa). Ảnh: AP.

Mâu thuẫn Mỹ - Iran có từ lâu, nhưng khu vực đã khác

Đối đầu hiện tại đang diễn ra trong bối cảnh bất ổn hơn, do thay đổi lãnh đạo ở các nước Arab xung quanh Iran, đặc biệt với sự lớn mạnh của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman.

Những người cai trị trước đây của Saudi Arabia luôn cẩn trọng, nhưng Thái tử Mohammed, người nắm thực quyền, không như vậy.

Trước đây, chẳng hạn, vua Abdullah sợ xung đột với Iran đến mức ông phải cố tình che giấu vai trò của Iran trong vụ tấn công Tháp Khobar làm 19 lính không quân Mỹ thiệt mạng. Ông sợ một cuộc trả đũa của Mỹ sẽ kéo Saudi Arabia vào cuộc chiến, theo các cựu quan chức Mỹ.

Còn Thái tử Mohammed lại đang khơi dậy những mâu thuẫn âm ỉ giữa hai bờ vịnh Ba Tư, một bên là Iran còn bên kia là các nước Arab.

Hai bên đã cạnh tranh ảnh hưởng bằng cách hậu thuẫn các lực lượng ở những nước láng giềng, bao gồm Lebanon, Iraq, Syria và Bahrain.

Ông cũng khơi dậy chủ nghĩa dân tộc và chống Iran ở trong nước, đồng thời lần đầu tiên chủ trương dùng quân Saudi can thiệp vào Yemen, nhằm dập tắt cuộc nổi dậy của người Houthi thân Iran.

Vinh Oman: Iran va chien thuat ‘nem da giau tay’ khien My dau dau hinh anh 5
Những người cai trị trước đây của Saudi Arabia luôn cẩn trọng, nhưng Thái tử Mohammed, người nắm thực quyền, không như vậy. Ảnh: New York Times.

Trong khi căng thẳng Mỹ và Iran vẫn còn nóng, nhóm Houthi cùng các đồng minh dường như đang nhắm đến Saudi Arabia, bắn tên lửa vào đường ỗng dẫn dầu, sân bay. Ngày 14/6, truyền thông Saudi cho biết vương quốc này đã đánh chặn thêm các tên lửa Houthi.

Saudi Arabia và UAE đều đã vận động Mỹ rời bỏ thỏa thuận Iran, và thuyết phục Mỹ mạnh tay hơn để đẩy lùi ảnh hưởng của Iran. Israel cũng đang làm tương tự.

Song dù Saudi Arabia, UAE và Israel thúc giục Mỹ cứng rắn với Iran, họ đều có lý do để hy vọng lời qua tiếng lại giữa hai bên không biến thành chiến tranh và buộc các nước vào cuộc. Cả ba nước đều là mục tiêu để Iran phản công trong trường hợp chiến tranh.

“Dùng Iran để đổ lỗi cho mọi vấn đề khu vực, nhưng làm sao để không có nguy cơ chiến tranh - đó là tình thế lý tưởng nhất đối với Saudi Arabia, UAE và Israel”, theo Paul Pillar, giáo sư Đại học Georgetown và cựu quan chức CIA từng nghiên cứu về khu vực.

nguồn: news.zing.vn

Dù căng thẳng với Mỹ gia tăng, Iran vẫn khẳng định không phát động chiến tranh

Ngày 18/6, trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Iran, Tổng thống nước này Hassan Rouhani tuyên bố, Tehran sẽ không phát động chiến tranh nhằm vào bất kỳ nước nào.

Tổng thống Rouhani nhấn mạnh: "Iran sẽ không phát động cuộc chiến nhằm vào bất kỳ nước nào. Những kẻ đang đối đầu với chúng ta là một nhóm các chính trị gia hầu như không có kinh nghiệm".

Inline image

Mối lo ngại về đối đầu giữa Iran và Mỹ ngày càng gia tăng kể từ khi xảy ra vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu tại Vịnh Oman hôm 13/6 vừa qua. Washington cho rằng Tehran đứng sau vụ tấn công này - cáo buộc mà nước Cộng hòa Hồi giáo này cực lực bác bỏ.

Đưa ra quan điểm về sự cố trên, Giám đốc Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Nga Sergei Naryshkin nhấn mạnh, Moscow hy vọng sự cố này sẽ không leo thang thành xung đột quân sự, và khẳng định Nga ủng hộ việc mở một cuộc điều tra toàn diện đối với vụ việc này.

Phát biểu với báo giới bên lề diễn đàn an ninh quốc tế tại thành phố Ufa (Nga), ông Naryshkin nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng xung đột sẽ không bước vào giai đoạn nghiêm trọng hơn, có nghĩa là sẽ không xảy ra hành động quân sự. Cần phải tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng. Tác giả thực sự của hành động gây hấn rất nguy hiểm này cần phải được xác định".

nguồn: baomoi.com


Vũ Thất
neo


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm