Kinh Khổ

Vỉa hè dành cho ai và thân phận hàng rong

Đọc trên báo Thanh Niên online ngày 27/3/2017 là “Vỉa hè Sài gòn lắp rào sắt: hàng rong biến mất, người đi bộ ung dung“, bỗng dưng nẩy ra suy nghĩ: Ai buôn bán trên vỉa hè; ai thực sự làm chủ vỉa hè? Người hàng rong đi đâu, về đâu?

Nguyễn Trung Dân

28-3-2017

Thân phận những người phụ bán hàng rong và gia đình họ sẽ trôi về đâu sau chiến dịch dẹp sạch vỉa hè? Ảnh: internet

Đọc trên báo Thanh Niên online ngày 27/3/2017 là “Vỉa hè Sài gòn lắp rào sắt: hàng rong biến mất, người đi bộ ung dung“, bỗng dưng nẩy ra suy nghĩ: Ai buôn bán trên vỉa hè; ai thực sự làm chủ vỉa hè? Người hàng rong đi đâu, về đâu?

Trong cơn đập phá mong lấy lại vỉa hè cho người đi bộ thì hàng rong được quy là nguyên nhân chính lấn chiếm vỉa hè, gây xáo trộn không có chỗ cho người đi bộ. Vậy làm sạch vỉa hè tức phải dọn sạch hàng rong, đến nỗi một PCT Tp Hồ Chí Minh phải tìm giải pháp cho người bán hàng rong qua mạng (internet).

Không nói đến mức độ khùng điên của giải pháp hay thiếu thực tế trầm trọng của ông PCT thì thân phận người bán rong cũng cần được đặt vấn đề đúng mực, đúng thực tế là: Có đúng người bán hàng rong đã lấn chiếm vỉa hè, cần phải xoá bỏ việc bán rong. Hay đặt lại vấn đề cho đúng là giải phóng vỉa hè, cần chấn chỉnh (hay xoá bỏ) việc bán buôn trên vỉa hè mà ai là người đã chiếm vỉa hè của người đi bộ! Khái niệm lẫn lộn đã không cho ta kết quả đúng mà có khi còn tạo ra nhiều oan nghiệt, khổ ải cho người dân cùng khổ, không có điều kiện sống ngoài việc đi bán rong!

Trước hết cần nhận thức cho đúng là chỉ có người nghèo, người ngụ cư, lang thang cơ nhỡ, không có điều kiện bán buôn một chỗ cố định mới phải đi bán rong! Bán rong là phải di chuyển. Khi nơi này, lúc chỗ nọ; họ không thể thuê một chỗ ngồi cố định vì nghèo không có tiền để thuê, cho dù là vỉa hè. Thường được gọi là những người buôn gánh, bán bưng vì toàn bộ hàng hoá của họ nằm trong đôi quang gánh. Về sau, được bổ sung cho đội ngũ bán rong là chiếc xe đạp, như những gánh hàng hoa dọc đê Nghi Tàm, trước mặt đường vào KS Thắng Lợi, dọc vài con phố Hà Nội, hay vài chiếc xe máy cà tàng chở những vuông thịt heo, thịt bê… mới xẻ. Cho dù vậy thì đội ngũ hàng rong này luôn di chuyền lúc đầu phố, khi cuối phố. Có lúc ghé vào vỉa hè rồi vội vã đi ngay do không ai chấp nhận gánh hàng rong trước mặt nhà họ hoặc các tự vệ đường phố, thanh tra giao thông, cảnh sát … sẵn sàng đá thúng đụng nia, hay bốc hẳn hàng, người lên xe chở về giam, phạt v.v…

Hầu hết những người bán hàng rong đều nghèo khó bị đẩy dạt dần ra khỏi các khu trung tâm hay họ là những người từ các địa phương quanh các đô thị sầm uất, trồng cây rau, cái quả, hạt cốm hoặc tấm bánh chén chè … đổ bộ vào thành thị mong kiếm chút lời ngang sức lao động bỏ ra. Có nhiều nơi, nhiều con đường, gánh hàng rong đã thành thân quen. Người mua chờ đợi người bán như việc “đến hẹn lại lên”. Cứ đúng lúc, đúng giờ lại chờ đợi một tiếng rao, một tiếng gõ mỳ, gõ phở… Lâu dần thành kỷ niệm, có khi làm người mua bồn chồn nhớ, như nhớ gánh Lục tàu xá của ông già Tàu ở phố Hội An, không có không được!

Có lẽ không ai làm giàu bằng nghề bán hàng rong, thậm chí khó có thể đủ đầy với gánh hàng rong cho dù có người, có gia đình đã vài đời làm nghề bán rong. Vậy họ có chiếm vỉa hè để phải chịu cảnh đá thúng đạp nia, hất đổ cả hàng hoá vỏn vẹn trên hai cái trẹt, thúng mủng tang thương!

Chỉ cần như vậy, ta biết rõ vỉa hè không hề dành cho người bán rong. Những gánh hàng đã được cố định trên vỉa hè nào đó không phải là hàng rong mà hầu hết đã được sự thoả thuận của chủ nhà có vỉa hè, và quan trọng hơn là đã có thuê hoặc được sự đồng ý của chính quyền sở tại. Vậy lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, sự dọn dẹp ấy chính là nhằm vào những người đã lấn chiếm vỉa hè làm hàng quán, buôn bán cố định. Ai cũng biết, không dễ gì một người không quen biết, không được thoả thuận lại có thể bày hàng bán thường xuyên trên vỉa hè nếu chủ nhà và chính quyền địa phương không thống nhất cao! Vậy vỉa hè trước hết dành cho chủ nhà có vỉa hè. Chủ nhà tự bán, cho thuê hay hợp tác với người bán hàng quán để tự do lấn chiếm vỉa hè. Để có thể chiếm dụng vỉa hè, thông thường phải thuê mặt bằng vỉa hè. Nhiều hình thức thuê, thuê công khai làm quỹ địa phương, thuê sự bảo kê của người có quyền dẹp vỉa hè, thuê của băng nhóm có ăn chia, thống nhất với địa phương sở tại. Nói chung để ngồi buôn bán lâu dài trên vỉa hè thì không ai là người bán rong có thể vào bán được. Thi thoảng, kẻ bán rong tấp vào vỉa hè theo tiếng gọi mua, luôn tiện ghé đó bán vài khách hàng rồi lại ra đi. Vỉa hè như vậy chưa bao giờ là của người bán rong mà nó trước kia là của chủ nhà được sự thoả thuận, bảo kê của chính quyền địa phương.

Kịp đến khi thực trạng vỉa hè trở nên bức bối, không chịu nỗi! Người chiếm vỉa hè làm hàng quán đương nhiên xem như của mình và chiếm lĩnh không còn chỗ người đi bộ có thể đặt chân. Khi đã bán buôn quen thuộc, người bán vỉa hè hợp tác cùng các bộ phận quản lý “nộp tô, thu tô ” tạo nên cảnh bát nháo dẫn đến việc ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Thu hồi, đập phá những vỉa hè bị lấn chiếm mọi hình thức để trả lại vỉa hè cho người đi bộ và nhà nước (địa phương và trung ương) thống nhất quản lý trong ý nghĩa đất đai thuộc sở hữu toàn dân! Mọi sự trở lại bắt đầu và người quản lý có các chọn lựa sau đây để làm chủ vỉa hè:

1/. Hoàn toàn không được sử dụng vỉa hè vào bất kỳ mục đích gì ngoài việc dành riêng cho người đi bộ. Đây là phương án khó bền vững nhất bởi khó có lực lượng nào giữ được công tâm để ngày ngày truy quét dành vỉa hè cho người đi bộ. Mặt nào đó, người đi bộ có thực sự cần vỉa hè thông thoáng hoàn toàn như vậy không, và liệu giữ được trong bao lâu?

2/. Vỉa hè còn tan hoang, trống hoác sau các trận “ra quân” thì đã có nhiều nơi bàn chuyện nên chia vỉa hè cho thuê và cắt ra phần nào để có thể để xe máy. Việc này cần được bàn bạc kỹ và phải hết sức công bằng khi giá vỉa hè có nơi đắt hơn vàng, có nơi lại rẻ bèo không người sử dụng! Ai, Hội đồng nào xác định được phần đất cho thuê, giá đất thuê và những ngành nghề được buôn bán trên vỉa hè! Trong tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền thế như hiện tại thì việc cho thuê này sẽ kéo theo một hệ luỵ không nhỏ mặc dầu có khả năng đem lại cho Nhà nước một nguồn thu không nhỏ.

3/. Mạnh dạn bán phần vỉa hè được phép làm dịch vụ cho chủ nhà có vỉa hè nhằm thu về cho ngân sách khoản tiền lớn và người chủ có trách nhiệm cho thuê hay tự mua bán trên phần đất này theo giới hạn đã định. Hàng tháng cơ quan Thuế thu thuế gian hàng cố định vỉa hè này, có khi còn đắt hơn thuế bán hàng trong nhà. Cần phân rõ giới hạn phần vỉa hè bán thu tiền và phần dành lại cho người đi bộ. Vỉa hè nào không đủ điều kiện thì dứt khoát không cho buôn bán mà chỉ dành cho người đi bộ.

Cho dù là trước kia hay sau khi dẹp dọn sạch vỉa hè, thân phận người bán hàng rong bị ghép vào cuộc làm sạch, làm đẹp mà bản thân họ không có trách nhiệm hay làm xấu vỉa hè. Vậy trước khi dẹp, thu hồi vỉa hè, hãy nghĩ lại đối với những người bán hàng rong. Có khi họ làm ta có chút bực mình vì sự mời chào, chèo kéo (rất ít có), nhưng khi nghĩ trên đường, dọc các vỉa hè tạm bợ người bán rong ghé vào, nếu mất đi họ thì trống vắng sẽ đến đâu! Bà hàng cốm vòng, ông bán chè Lục tàu xá, chị bán nem lụi ăn chiều …như một nhắc nhở kỷ niệm.

Họ, những người bán hàng rong mà ở Hội An, Nguyễn Sự gọi đó là hồn cốt vỉa hè, hồn cốt Hội An. Ai đi xa không nhớ tiếng mỳ gõ, tiếng rao đêm của gánh hàng bắp, hàng vịt lộn hay cái bánh gói nóng hôi hổi …mà nhắc nhớ như động trong tim. Nếu không nói quá thì chính hàng rong đã hình thành như một biểu hiện văn hoá, văn hoá vỉa hè nếu có thể! Mỗi gánh hàng rong là có bao cảnh đời theo gánh. Và hơn hết, những khó khăn nhọc nhằn của người nghèo, người quê đã qua gánh hàng rong để chịu đựng cơn bỉ cực, nỗi khốn khó của đời sống để mong có ngày mai tốt đẹp hơn.

Vậy đừng ghép những gánh hàng rong với sự thông thoáng, sạch đẹp của vỉa hè. Hãy tìm cho họ một vài giải pháp hơn là sự xô đẩy, đá đạp để chứng minh sự tích cực hay tốt đẹp bằng cách chà đạp thân phận người khác. Cần có một cái nhìn, một cách làm nhân văn hơn với người bán rong.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vỉa hè dành cho ai và thân phận hàng rong

Đọc trên báo Thanh Niên online ngày 27/3/2017 là “Vỉa hè Sài gòn lắp rào sắt: hàng rong biến mất, người đi bộ ung dung“, bỗng dưng nẩy ra suy nghĩ: Ai buôn bán trên vỉa hè; ai thực sự làm chủ vỉa hè? Người hàng rong đi đâu, về đâu?

Nguyễn Trung Dân

28-3-2017

Thân phận những người phụ bán hàng rong và gia đình họ sẽ trôi về đâu sau chiến dịch dẹp sạch vỉa hè? Ảnh: internet

Đọc trên báo Thanh Niên online ngày 27/3/2017 là “Vỉa hè Sài gòn lắp rào sắt: hàng rong biến mất, người đi bộ ung dung“, bỗng dưng nẩy ra suy nghĩ: Ai buôn bán trên vỉa hè; ai thực sự làm chủ vỉa hè? Người hàng rong đi đâu, về đâu?

Trong cơn đập phá mong lấy lại vỉa hè cho người đi bộ thì hàng rong được quy là nguyên nhân chính lấn chiếm vỉa hè, gây xáo trộn không có chỗ cho người đi bộ. Vậy làm sạch vỉa hè tức phải dọn sạch hàng rong, đến nỗi một PCT Tp Hồ Chí Minh phải tìm giải pháp cho người bán hàng rong qua mạng (internet).

Không nói đến mức độ khùng điên của giải pháp hay thiếu thực tế trầm trọng của ông PCT thì thân phận người bán rong cũng cần được đặt vấn đề đúng mực, đúng thực tế là: Có đúng người bán hàng rong đã lấn chiếm vỉa hè, cần phải xoá bỏ việc bán rong. Hay đặt lại vấn đề cho đúng là giải phóng vỉa hè, cần chấn chỉnh (hay xoá bỏ) việc bán buôn trên vỉa hè mà ai là người đã chiếm vỉa hè của người đi bộ! Khái niệm lẫn lộn đã không cho ta kết quả đúng mà có khi còn tạo ra nhiều oan nghiệt, khổ ải cho người dân cùng khổ, không có điều kiện sống ngoài việc đi bán rong!

Trước hết cần nhận thức cho đúng là chỉ có người nghèo, người ngụ cư, lang thang cơ nhỡ, không có điều kiện bán buôn một chỗ cố định mới phải đi bán rong! Bán rong là phải di chuyển. Khi nơi này, lúc chỗ nọ; họ không thể thuê một chỗ ngồi cố định vì nghèo không có tiền để thuê, cho dù là vỉa hè. Thường được gọi là những người buôn gánh, bán bưng vì toàn bộ hàng hoá của họ nằm trong đôi quang gánh. Về sau, được bổ sung cho đội ngũ bán rong là chiếc xe đạp, như những gánh hàng hoa dọc đê Nghi Tàm, trước mặt đường vào KS Thắng Lợi, dọc vài con phố Hà Nội, hay vài chiếc xe máy cà tàng chở những vuông thịt heo, thịt bê… mới xẻ. Cho dù vậy thì đội ngũ hàng rong này luôn di chuyền lúc đầu phố, khi cuối phố. Có lúc ghé vào vỉa hè rồi vội vã đi ngay do không ai chấp nhận gánh hàng rong trước mặt nhà họ hoặc các tự vệ đường phố, thanh tra giao thông, cảnh sát … sẵn sàng đá thúng đụng nia, hay bốc hẳn hàng, người lên xe chở về giam, phạt v.v…

Hầu hết những người bán hàng rong đều nghèo khó bị đẩy dạt dần ra khỏi các khu trung tâm hay họ là những người từ các địa phương quanh các đô thị sầm uất, trồng cây rau, cái quả, hạt cốm hoặc tấm bánh chén chè … đổ bộ vào thành thị mong kiếm chút lời ngang sức lao động bỏ ra. Có nhiều nơi, nhiều con đường, gánh hàng rong đã thành thân quen. Người mua chờ đợi người bán như việc “đến hẹn lại lên”. Cứ đúng lúc, đúng giờ lại chờ đợi một tiếng rao, một tiếng gõ mỳ, gõ phở… Lâu dần thành kỷ niệm, có khi làm người mua bồn chồn nhớ, như nhớ gánh Lục tàu xá của ông già Tàu ở phố Hội An, không có không được!

Có lẽ không ai làm giàu bằng nghề bán hàng rong, thậm chí khó có thể đủ đầy với gánh hàng rong cho dù có người, có gia đình đã vài đời làm nghề bán rong. Vậy họ có chiếm vỉa hè để phải chịu cảnh đá thúng đạp nia, hất đổ cả hàng hoá vỏn vẹn trên hai cái trẹt, thúng mủng tang thương!

Chỉ cần như vậy, ta biết rõ vỉa hè không hề dành cho người bán rong. Những gánh hàng đã được cố định trên vỉa hè nào đó không phải là hàng rong mà hầu hết đã được sự thoả thuận của chủ nhà có vỉa hè, và quan trọng hơn là đã có thuê hoặc được sự đồng ý của chính quyền sở tại. Vậy lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, sự dọn dẹp ấy chính là nhằm vào những người đã lấn chiếm vỉa hè làm hàng quán, buôn bán cố định. Ai cũng biết, không dễ gì một người không quen biết, không được thoả thuận lại có thể bày hàng bán thường xuyên trên vỉa hè nếu chủ nhà và chính quyền địa phương không thống nhất cao! Vậy vỉa hè trước hết dành cho chủ nhà có vỉa hè. Chủ nhà tự bán, cho thuê hay hợp tác với người bán hàng quán để tự do lấn chiếm vỉa hè. Để có thể chiếm dụng vỉa hè, thông thường phải thuê mặt bằng vỉa hè. Nhiều hình thức thuê, thuê công khai làm quỹ địa phương, thuê sự bảo kê của người có quyền dẹp vỉa hè, thuê của băng nhóm có ăn chia, thống nhất với địa phương sở tại. Nói chung để ngồi buôn bán lâu dài trên vỉa hè thì không ai là người bán rong có thể vào bán được. Thi thoảng, kẻ bán rong tấp vào vỉa hè theo tiếng gọi mua, luôn tiện ghé đó bán vài khách hàng rồi lại ra đi. Vỉa hè như vậy chưa bao giờ là của người bán rong mà nó trước kia là của chủ nhà được sự thoả thuận, bảo kê của chính quyền địa phương.

Kịp đến khi thực trạng vỉa hè trở nên bức bối, không chịu nỗi! Người chiếm vỉa hè làm hàng quán đương nhiên xem như của mình và chiếm lĩnh không còn chỗ người đi bộ có thể đặt chân. Khi đã bán buôn quen thuộc, người bán vỉa hè hợp tác cùng các bộ phận quản lý “nộp tô, thu tô ” tạo nên cảnh bát nháo dẫn đến việc ra quân lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Thu hồi, đập phá những vỉa hè bị lấn chiếm mọi hình thức để trả lại vỉa hè cho người đi bộ và nhà nước (địa phương và trung ương) thống nhất quản lý trong ý nghĩa đất đai thuộc sở hữu toàn dân! Mọi sự trở lại bắt đầu và người quản lý có các chọn lựa sau đây để làm chủ vỉa hè:

1/. Hoàn toàn không được sử dụng vỉa hè vào bất kỳ mục đích gì ngoài việc dành riêng cho người đi bộ. Đây là phương án khó bền vững nhất bởi khó có lực lượng nào giữ được công tâm để ngày ngày truy quét dành vỉa hè cho người đi bộ. Mặt nào đó, người đi bộ có thực sự cần vỉa hè thông thoáng hoàn toàn như vậy không, và liệu giữ được trong bao lâu?

2/. Vỉa hè còn tan hoang, trống hoác sau các trận “ra quân” thì đã có nhiều nơi bàn chuyện nên chia vỉa hè cho thuê và cắt ra phần nào để có thể để xe máy. Việc này cần được bàn bạc kỹ và phải hết sức công bằng khi giá vỉa hè có nơi đắt hơn vàng, có nơi lại rẻ bèo không người sử dụng! Ai, Hội đồng nào xác định được phần đất cho thuê, giá đất thuê và những ngành nghề được buôn bán trên vỉa hè! Trong tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền thế như hiện tại thì việc cho thuê này sẽ kéo theo một hệ luỵ không nhỏ mặc dầu có khả năng đem lại cho Nhà nước một nguồn thu không nhỏ.

3/. Mạnh dạn bán phần vỉa hè được phép làm dịch vụ cho chủ nhà có vỉa hè nhằm thu về cho ngân sách khoản tiền lớn và người chủ có trách nhiệm cho thuê hay tự mua bán trên phần đất này theo giới hạn đã định. Hàng tháng cơ quan Thuế thu thuế gian hàng cố định vỉa hè này, có khi còn đắt hơn thuế bán hàng trong nhà. Cần phân rõ giới hạn phần vỉa hè bán thu tiền và phần dành lại cho người đi bộ. Vỉa hè nào không đủ điều kiện thì dứt khoát không cho buôn bán mà chỉ dành cho người đi bộ.

Cho dù là trước kia hay sau khi dẹp dọn sạch vỉa hè, thân phận người bán hàng rong bị ghép vào cuộc làm sạch, làm đẹp mà bản thân họ không có trách nhiệm hay làm xấu vỉa hè. Vậy trước khi dẹp, thu hồi vỉa hè, hãy nghĩ lại đối với những người bán hàng rong. Có khi họ làm ta có chút bực mình vì sự mời chào, chèo kéo (rất ít có), nhưng khi nghĩ trên đường, dọc các vỉa hè tạm bợ người bán rong ghé vào, nếu mất đi họ thì trống vắng sẽ đến đâu! Bà hàng cốm vòng, ông bán chè Lục tàu xá, chị bán nem lụi ăn chiều …như một nhắc nhở kỷ niệm.

Họ, những người bán hàng rong mà ở Hội An, Nguyễn Sự gọi đó là hồn cốt vỉa hè, hồn cốt Hội An. Ai đi xa không nhớ tiếng mỳ gõ, tiếng rao đêm của gánh hàng bắp, hàng vịt lộn hay cái bánh gói nóng hôi hổi …mà nhắc nhớ như động trong tim. Nếu không nói quá thì chính hàng rong đã hình thành như một biểu hiện văn hoá, văn hoá vỉa hè nếu có thể! Mỗi gánh hàng rong là có bao cảnh đời theo gánh. Và hơn hết, những khó khăn nhọc nhằn của người nghèo, người quê đã qua gánh hàng rong để chịu đựng cơn bỉ cực, nỗi khốn khó của đời sống để mong có ngày mai tốt đẹp hơn.

Vậy đừng ghép những gánh hàng rong với sự thông thoáng, sạch đẹp của vỉa hè. Hãy tìm cho họ một vài giải pháp hơn là sự xô đẩy, đá đạp để chứng minh sự tích cực hay tốt đẹp bằng cách chà đạp thân phận người khác. Cần có một cái nhìn, một cách làm nhân văn hơn với người bán rong.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm