Kinh Khổ

Văn hoá tranh luận ở Việt Nam

Các bạn có thấy những câu trên rất quen không? Bạn đã đọc/nghe được ở đâu rồi, hay bản thân bạn đã từng nói một trong mấy câu này rồi?


“Bạn có giỏi thì đi đóng phim như người ta đi? Ở đấy mà anh hùng bàn phím.”

“Không được nổi tiếng như người ta nên GATO à?”

“Du học sinh như bạn thì biết gì về đất nước?”

“Bé tí tuổi biết gì mà nói?”

Các bạn có thấy những câu trên rất quen không? Bạn đã đọc/nghe được ở đâu rồi, hay bản thân bạn đã từng nói một trong mấy câu này rồi?

Tôi có cảm giác văn hoá tranh luận ở Việt Nam thật sự vẫn rất mờ mịt vì nhiều yếu tố. Ở trường, chủ yếu là giáo viên và sách giáo khoa nói gì thì học sinh biết thế, trong lớp ít có cơ hội để học sinh được tranh luận. Ở nhà thì khi còn nhỏ, nhiều gia đình cho rằng trẻ con thì phải nghe lời, không kì kèo tranh luận gì hết.

Cách dạy trẻ em trong xã hội này khiến chúng ta không những thiếu kinh nghiệm, mà còn thiếu kiến thức trong cuộc sống và khi tranh luận. Từ bé đã được dạy phải nghe lời, phải bắt chước những gì người khác làm, thì sự sáng tạo, tò mò, ham học hỏi, tư duy phản biện phát triển làm sao?

Tuy nhiên, có một số điều đơn giản bạn có thể lưu ý, mà tôi nghĩ sẽ góp phần làm cho văn hóa tranh luận ở Việt Nam đi lên rất nhiều. Khi cách giáo dục và hệ tư tưởng còn thay đổi một cách chậm chạp, thì sự thay đổi phải đến từ chính bạn và tôi.

“Tranh luận” là dùng lí lẽ, luận điểm luận cứ để cạnh tranh giữa hai hoặc nhiều phía có quan điểm khác nhau. Và chính vì lí do đó mà nó khác tranh cãi, cãi lộn–những khái niệm tưởng chừng giống nhau nhưng về bản chất không cần lí lẽ, chỉ là một tập hợp tiếng ồn với những cái tôi to đùng, không làm chủ được cơn nóng giận. Để tranh luận, ta phải dùng lí trí điều khiển trái tim, biết lắng nghe, biết tôn trọng và giữ một cái đầu cởi mở.

Trong một số trường hợp, tranh luận là để tìm ra hướng đi, giải pháp tốt nhất cho một vấn đề. Tuy nhiên, không nhất thiết lúc nào cũng vậy, vì khi có nguồn gốc, cách sống, trải nghiệm khác nhau, chúng ta đôi khi sẽ khó tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, theo tôi, tranh luận không phải để thắng, mà là để học hỏi và trao đổi ý kiến, đa dạng hoá kiến thức và vốn sống của mình.

Và cuối cùng là một số quan sát và suy nghĩ của tôi về những sai lầm thường gặp trong văn hoá tranh luận ở Việt Nam mà tất cả chúng ta đều nên tránh:

  1. Mỗi cá thể đều khác nhau, nên đánh giá phiến diện về ai đó để rồi tước đi quyền tranh luận của họ là sai. Không phải ai nhỏ tuổi cũng thiếu hiểu biết, ai xăm trổ cũng là đầu gấu, hay ai xinh đẹp, điệu đà cũng chỉ biết hình thức. Dĩ nhiên không ai cấm được bạn nghĩ gì trong đầu, nhưng khi đưa những nhận xét võ đoán này vào cuộc tranh luận thì bạn đang tự hạ thấp mình đấy. Nếu cho rằng người khác sai thì hãy lí giải tại sao họ sai, đừng chụp mũ, hạ thấp người khác để cho mình thế thượng phong.
  2. Một bài viết chỉ thể hiện suy nghĩ và quan điểm của tác giả, nó không vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về con người họ. Vì thế, mong các bạn khi tranh luận, hãy hướng luận điểm của mình vào những gì tác giả viết, đừng suy diễn về những vấn đề riêng tư và không liên quan khác của tác giả. Ví dụ, vì tác giả là người Hà Nội mà tự nhiên lôi sự phân biệt “Bắc kì Nam kì” vào thì quả thật vô duyên đó.
  3. Chửi bới và thoá mạ người khác không khiến cho lí luận của bạn hay hơn, chỉ khiến người khác thấy rằng bạn thiếu văn hoá và thiếu sự tôn trọng căn bản dành cho họ. Hãy tranh luận bằng lí lẽ và chứng cứ, và hãy sử dụng ngôn ngữ có văn hoá khi tranh luận.
  4. Hãy chọn nguồn thông tin đáng tin cậydẫn nguồn khi tranh luận. Những câu chuyện vô thưởng vô phạt như là “ tớ có ông chú làm ở Viettel,” hay thông tin từ các trang báo lá cải không phải những dẫn chứng có trọng lượng. (Đọc thêm Anecdotal fallacy/False attribution/False authority)
  5. Nếu bạn cho rằng một bài viết hay luận điểm nào đó ngớ ngẩn, vô lí, hãy giải thích tại sao bạn nghĩ thế bằng lí luận và chứng cứ; nếu không thì nhận xét đó không có giá trị. (Đọc thêm Appeal to the stone)
  6. Đừng cho rằng bạn nghĩ vậy, hay một vài người bạn quen cũng nghĩ vậy, mà tất cả mọi người đều nghĩ vậy. Những câu chung chung như “tất cả mọi người”, “ai cũng” đều là suy diễn chủ quan, cần được hỗ trợ bởi số liệu đáng tin cậy (Đọc thêm Appeal to probability)
  7. “Ở đâu chả thế.” Một điều đã xấu, thì việc nó tồn tại ở khắp nơikhông làm nó đẹp hơn hay cho phép chúng ta vứt bỏ trách nhiệm sửa chữa nó. Ở VN vứt rác bừa bãi khắp nơi, chẳng lẽ vì thế mà ta nên coi nó là chuyện thường và chấp nhận nó?
  8. “Làm được như thế đi rồi hẵng nói.” Chúng ta đều có quyền tự do ngôn luận (tương đối), có thể đóng góp ý kiến và chỉ trích bất kì ai vào bất kì lúc nào trong phạm vi giá trị đạo đức cá nhân. Nên tranh luận này, vì phải có thông tin đa chiều thì xã hội mới phát triển được, và người bị chỉ trích, góp ý mới tiến bộ được. Chúng ta không cần phải làm ca sĩ mới cảm nhận được ai hát hay hát dở, hay phải làm thủ tướng mới biết một chính sách có đang hiệu quả hay không. Tuy nhiên, hãy chỉ trích lịch sự, mang tính xây dựng, và biết trân trọng thành quả lao động của người khác.
  9. Trước khi bước vào một cuộc tranh luận, nếu là về một bài viết, hãy đọc nó thật kĩ chứ đừng phán xét qua cái tít hoặc lướt qua loa. Nếu đó là một chủ đề mới với bạn, hãy cố gắng tìm đọc các thông tin liên quan khác, đừng để cảm xúc lấn át và nhảy vào tranh luận ngay. Việc thiếu kiến thức sẽ khiến việc tranh luận trở nên cảm tính và thiếu hiệu quả.

Trên đây chỉ là một số quan sát của tôi. Nếu các bạn hứng thú tìm hiểu thêm về các lỗi sai logic khi tranh luận, có thể đọc ở đây.

Hi vọng chúng ta có thể cùng thay đổi văn hoá tranh luận còn đang rất mịt mù ở Việt Nam. Tranh luận là một cách rất tốt để học hỏi, trau dồi kĩ năng viết, nói và tư duy phản biện của mình, thế nên đừng ngại tranh luận, nhưng hãy công bằng, cởi mở, dân chủ, và tránh mắc phải những lỗi ngụy biện trên. Nếu bạn thấy ai dùng những lỗi nguỵ biện trên để tấn công người khác, hãy lịch sự nhắc nhở để họ thay đổi nhé.

Linh K. Trần @ Daylalinh

Bàn ra tán vào (2)

Việt
"Một kẻ nói ngang,cả làng cãi không lại".Không thể tranh luận với Việt cộng.... Chỉ một điều 4 cuả "hiếp pháp VC" đủ chứng minh thực tế này

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
LỐI XƯA NGƯỜI CŨ * Pu Tin Tố Hữu lại Gạc Ma Tiếu Ngạo giang Hồ Thị Kim Thoa Hồ Thu Xuân Thảo Tô Huy Rứa Xì Trump chẳng thương mãi Cát Bà * Sá gì một bãi cứt gà Casa thảm tử đầm già trẻ phi công Ốb Ma Duterte đại đồng Phi Luật Tân Việt Trung hồng Mao Trạch Đông Nhân dân tệ Phạm Văn Đồng đô la Mác Rúp gieo trồng cứt lợn bông * Đảo Đào Hoa quả Tôn Ngộ Không Dân Tiên Trần thế trận tiên bồng Trần vũ Quỳnh Anh Ai Đợi bế Đỗ Cường Minh chứng cõng hai mông * Hai năm không tám song còng côn an Nguyên Giáp Võ đồng vàng pha thau Dân đen chụp mũ trên đầu Formosa ngã nỗi sầu Tạ Thu Thâu Hoa xoan thềm cũ sầu đâu lối xưa thu thảo ngựa trâu dấu vườn trầu * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Văn hoá tranh luận ở Việt Nam

Các bạn có thấy những câu trên rất quen không? Bạn đã đọc/nghe được ở đâu rồi, hay bản thân bạn đã từng nói một trong mấy câu này rồi?


“Bạn có giỏi thì đi đóng phim như người ta đi? Ở đấy mà anh hùng bàn phím.”

“Không được nổi tiếng như người ta nên GATO à?”

“Du học sinh như bạn thì biết gì về đất nước?”

“Bé tí tuổi biết gì mà nói?”

Các bạn có thấy những câu trên rất quen không? Bạn đã đọc/nghe được ở đâu rồi, hay bản thân bạn đã từng nói một trong mấy câu này rồi?

Tôi có cảm giác văn hoá tranh luận ở Việt Nam thật sự vẫn rất mờ mịt vì nhiều yếu tố. Ở trường, chủ yếu là giáo viên và sách giáo khoa nói gì thì học sinh biết thế, trong lớp ít có cơ hội để học sinh được tranh luận. Ở nhà thì khi còn nhỏ, nhiều gia đình cho rằng trẻ con thì phải nghe lời, không kì kèo tranh luận gì hết.

Cách dạy trẻ em trong xã hội này khiến chúng ta không những thiếu kinh nghiệm, mà còn thiếu kiến thức trong cuộc sống và khi tranh luận. Từ bé đã được dạy phải nghe lời, phải bắt chước những gì người khác làm, thì sự sáng tạo, tò mò, ham học hỏi, tư duy phản biện phát triển làm sao?

Tuy nhiên, có một số điều đơn giản bạn có thể lưu ý, mà tôi nghĩ sẽ góp phần làm cho văn hóa tranh luận ở Việt Nam đi lên rất nhiều. Khi cách giáo dục và hệ tư tưởng còn thay đổi một cách chậm chạp, thì sự thay đổi phải đến từ chính bạn và tôi.

“Tranh luận” là dùng lí lẽ, luận điểm luận cứ để cạnh tranh giữa hai hoặc nhiều phía có quan điểm khác nhau. Và chính vì lí do đó mà nó khác tranh cãi, cãi lộn–những khái niệm tưởng chừng giống nhau nhưng về bản chất không cần lí lẽ, chỉ là một tập hợp tiếng ồn với những cái tôi to đùng, không làm chủ được cơn nóng giận. Để tranh luận, ta phải dùng lí trí điều khiển trái tim, biết lắng nghe, biết tôn trọng và giữ một cái đầu cởi mở.

Trong một số trường hợp, tranh luận là để tìm ra hướng đi, giải pháp tốt nhất cho một vấn đề. Tuy nhiên, không nhất thiết lúc nào cũng vậy, vì khi có nguồn gốc, cách sống, trải nghiệm khác nhau, chúng ta đôi khi sẽ khó tìm được tiếng nói chung. Vì vậy, theo tôi, tranh luận không phải để thắng, mà là để học hỏi và trao đổi ý kiến, đa dạng hoá kiến thức và vốn sống của mình.

Và cuối cùng là một số quan sát và suy nghĩ của tôi về những sai lầm thường gặp trong văn hoá tranh luận ở Việt Nam mà tất cả chúng ta đều nên tránh:

  1. Mỗi cá thể đều khác nhau, nên đánh giá phiến diện về ai đó để rồi tước đi quyền tranh luận của họ là sai. Không phải ai nhỏ tuổi cũng thiếu hiểu biết, ai xăm trổ cũng là đầu gấu, hay ai xinh đẹp, điệu đà cũng chỉ biết hình thức. Dĩ nhiên không ai cấm được bạn nghĩ gì trong đầu, nhưng khi đưa những nhận xét võ đoán này vào cuộc tranh luận thì bạn đang tự hạ thấp mình đấy. Nếu cho rằng người khác sai thì hãy lí giải tại sao họ sai, đừng chụp mũ, hạ thấp người khác để cho mình thế thượng phong.
  2. Một bài viết chỉ thể hiện suy nghĩ và quan điểm của tác giả, nó không vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về con người họ. Vì thế, mong các bạn khi tranh luận, hãy hướng luận điểm của mình vào những gì tác giả viết, đừng suy diễn về những vấn đề riêng tư và không liên quan khác của tác giả. Ví dụ, vì tác giả là người Hà Nội mà tự nhiên lôi sự phân biệt “Bắc kì Nam kì” vào thì quả thật vô duyên đó.
  3. Chửi bới và thoá mạ người khác không khiến cho lí luận của bạn hay hơn, chỉ khiến người khác thấy rằng bạn thiếu văn hoá và thiếu sự tôn trọng căn bản dành cho họ. Hãy tranh luận bằng lí lẽ và chứng cứ, và hãy sử dụng ngôn ngữ có văn hoá khi tranh luận.
  4. Hãy chọn nguồn thông tin đáng tin cậydẫn nguồn khi tranh luận. Những câu chuyện vô thưởng vô phạt như là “ tớ có ông chú làm ở Viettel,” hay thông tin từ các trang báo lá cải không phải những dẫn chứng có trọng lượng. (Đọc thêm Anecdotal fallacy/False attribution/False authority)
  5. Nếu bạn cho rằng một bài viết hay luận điểm nào đó ngớ ngẩn, vô lí, hãy giải thích tại sao bạn nghĩ thế bằng lí luận và chứng cứ; nếu không thì nhận xét đó không có giá trị. (Đọc thêm Appeal to the stone)
  6. Đừng cho rằng bạn nghĩ vậy, hay một vài người bạn quen cũng nghĩ vậy, mà tất cả mọi người đều nghĩ vậy. Những câu chung chung như “tất cả mọi người”, “ai cũng” đều là suy diễn chủ quan, cần được hỗ trợ bởi số liệu đáng tin cậy (Đọc thêm Appeal to probability)
  7. “Ở đâu chả thế.” Một điều đã xấu, thì việc nó tồn tại ở khắp nơikhông làm nó đẹp hơn hay cho phép chúng ta vứt bỏ trách nhiệm sửa chữa nó. Ở VN vứt rác bừa bãi khắp nơi, chẳng lẽ vì thế mà ta nên coi nó là chuyện thường và chấp nhận nó?
  8. “Làm được như thế đi rồi hẵng nói.” Chúng ta đều có quyền tự do ngôn luận (tương đối), có thể đóng góp ý kiến và chỉ trích bất kì ai vào bất kì lúc nào trong phạm vi giá trị đạo đức cá nhân. Nên tranh luận này, vì phải có thông tin đa chiều thì xã hội mới phát triển được, và người bị chỉ trích, góp ý mới tiến bộ được. Chúng ta không cần phải làm ca sĩ mới cảm nhận được ai hát hay hát dở, hay phải làm thủ tướng mới biết một chính sách có đang hiệu quả hay không. Tuy nhiên, hãy chỉ trích lịch sự, mang tính xây dựng, và biết trân trọng thành quả lao động của người khác.
  9. Trước khi bước vào một cuộc tranh luận, nếu là về một bài viết, hãy đọc nó thật kĩ chứ đừng phán xét qua cái tít hoặc lướt qua loa. Nếu đó là một chủ đề mới với bạn, hãy cố gắng tìm đọc các thông tin liên quan khác, đừng để cảm xúc lấn át và nhảy vào tranh luận ngay. Việc thiếu kiến thức sẽ khiến việc tranh luận trở nên cảm tính và thiếu hiệu quả.

Trên đây chỉ là một số quan sát của tôi. Nếu các bạn hứng thú tìm hiểu thêm về các lỗi sai logic khi tranh luận, có thể đọc ở đây.

Hi vọng chúng ta có thể cùng thay đổi văn hoá tranh luận còn đang rất mịt mù ở Việt Nam. Tranh luận là một cách rất tốt để học hỏi, trau dồi kĩ năng viết, nói và tư duy phản biện của mình, thế nên đừng ngại tranh luận, nhưng hãy công bằng, cởi mở, dân chủ, và tránh mắc phải những lỗi ngụy biện trên. Nếu bạn thấy ai dùng những lỗi nguỵ biện trên để tấn công người khác, hãy lịch sự nhắc nhở để họ thay đổi nhé.

Linh K. Trần @ Daylalinh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm