Truyện Ngắn & Phóng Sự

Truyên ngắn: Với Mùa Xuân Máu Lửa

Chuyện con đồi Tăng Nhơn Phú, chuyện những thằng trẻ măng vắt còn ra sữa mang súng chạy, ba lô nón sắt tập di hành dã trại trong cái không gian KBC 4100 bỗng nhiên hiện về trong tôi một buổi sáng sang thu hiu hiu lạnh.


Chuyện con đồi Tăng Nhơn Phú, chuyện những thằng trẻ măng vắt còn ra sữa mang súng chạy, ba lô nón sắt tập di hành dã trại trong cái không gian KBC 4100 bỗng nhiên hiện về trong tôi một buổi sáng sang thu hiu hiu lạnh. Tôi rót một ly trà đậm, ra ngồi dưới tàn lá sau vườn suy nghĩ về những gì có liên quan đến một giai đoạn lịch sử trong đời mình. Mài đũng quần ở ghế Trung học rồi ỡm ờ mấy năm đại học cũng để cuối cùng, những thằng như tôi đều chui vào nơi đào tạo những tay súng nối nghiệp cha anh gìn giữ non sông!
Thật ra thì tôi chưa được gọi động viên vì đang học Đại học. Nhưng chính tôi cũng không biết tại sao tôi quyết định một cách hấp tấp chỉ trong một thời gian trên đường từ Đại Học Văn Khoa đến cánh cổng Bộ Quốc Phòng. Chẳng là tôi có một thằng bạn thân lúc học Tam Nhị ở Võ Tánh Nha Trang; khi vào Bộ Quốc Phòng xem niêm yết những ai có trong danh sách vào Thủ Đức khóa 26, tên của Hắn nằm chình ình trên giấy. Nó có tên nhập ngũ, thôi thì mình cũng đi với nó cho vui, trước sau gì rồi cũng vào cái cổng quân trường này thôi! Thế là tiện chân tôi vào văn phòng gần đó làm thủ tục ghi danh.
 Tuổi trẻ của tôi là thế đó, không hề muốn hỏi ý kiến một ai khi quyết định làm việc gì từ nhỏ đến lớn, kể cả cha mẹ tôi. Mà ngay từ khi tôi lên trung học là đã xa gia đình, cho nên mọi việc mình phải tự lo, trừ chuyện ngửa tay xin tiền cha mẹ, riết rồi trở thành tự tung tự tác. Xứ Tam Quan hồi bấy giờ (1958) chưa có trường trung học. Tôi phải khăn gói cùng bạn bè đồng lứa từ Tam Quan lên Bồng Sơn thi vào Trung Học Tăng Bạt Hổ. Hồi đó ai được lọt vào trường Tăng Bạt Hổ cũng là hạng ngon lành rồi, cả ngàn học sinh dự thi mà trường chỉ có ba lớp đệ thất, mỗi lớp tối đa sáu chục đứa… thì thằng nào lọt được vào trong số 120 đứa đó là cái mặt đã hinh hỉnh ngó lên trời rồi còn gì!
Đậu bằng Đệ Nhất Cấp, tôi lại tự ý muốn đi học xa hơn nữa. Có lẽ do tôi sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo nên ý tưởng phiêu lưu cứ thôi thúc. Nhân cuộc nghỉ hè Nha Trang, mê cảnh đẹp và mê cả cái khung cảnh của Trường Võ Tánh, nên tôi tìm cách vào học trường này. May là Ba tôi có một ông bạn thân đang làm ăn khấm khá ở Nha Trang, trên đường Hoàng Tử Cảnh. Ông có ba đứa con đang học tiểu học, đứa lớp nhất, đứa lớp nhì và đứa lớp tư, nhận tôi làm thầy dạy kèm tư gia, nuôi ăn ở luôn. (Hồi đó tiểu học được đếm từ thấp đến cao là lớp năm, lớp bốn, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất). Trung học Đệ Nhất cấp thì cũng được sắp đặt theo hệ thống từ Đế Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ. Đệ Nhị cấp thì lại theo thứ tự từ dưới lên là Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất. Hệ thống giáo dục sau này thì tính theo thứ tự từ lớp Một đến lớp Mười Hai, nghe có vẻ xuôi tai hơn!
Sở dĩ tôi dài dòng văn tự như vậy là vì tôi muốn nói lên cái sự đời dây mơ rễ má, nó cứ xuyên chằng chịt trong suốt cuộc hành trình một con người. Vì tôi học ở Võ Tánh Nha Trang, nên mới chơi thân với thằng bạn gốc Hoa này, và cũng có nó nên tôi lại làm quen được với một cô nữ sinh Đệ Tam lúc bấy giờ cũng gốc Chệt. Cô nàng sau này, khi ra trường Thủ Đức, tôi cưới nàng, lúc ấy nàng đang là cô giáo trường Đức Trí Ninh Hòa. Sau khi cưới nhau, tôi dụ nàng bỏ bầy trẻ, theo tôi ra đơn vị. Có lẽ vì yêu tôi, nên nàng cũng mù quáng nghe lời xúi bẩy, bỏ trường, bỏ Ninh Hòa thân yêu để theo tôi đến bất cứ nơi nào tôi đóng quân. Nàng cũng từng nằm dưới hầm đầy bọ chét ở Tam Quan những đêm VC pháo kích, trong lúc tôi đang ở tiền đồn. Năm 1972, Nàng ôm đứa con một tuổi rưỡi và cái bụng bầu bảy tháng leo lên phi cơ chạy khỏi Pleiku trong lúc tôi ứng chiến với đồng đội trong Mùa Hè Đỏ Lửa…
Trở lại chuyện quân trường Thủ Đức, vì từ hai chữ này mới xảy ra lắm điều. Mới nhắc đến thì trong đầu tôi lại nhớ câu chuyện từ trại tù Long Khánh năm 1976. Một hôm anh em tù ngồi ăn trưa sau giờ lao động, Thằng Chánh Ruồi đố ai đối được câu “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ” thưởng hai điếu thuốc lào. Dĩ nhiên là có nhiều câu đối lại như “gái Gò Công vừa Gồng vừa Co hay Gái Cù Mông khóc đòi Cồng Mu”… Nhưng có anh đối lại câu này ngay địa danh gần cận trại tù Long Khánh: ” Gái Chứa Chan ngày ngủ chán chưa?”. Mới nghe qua ai cũng khoái, nhưng chỉnh thì không được chỉnh lắm. Núi Chứa Chan ở Long Khánh là núi một, nằm trơ vơ giữa đồng bằng… Dân xuất xứ từ quân trường Thủ Đức, dù bị nhốt trong tù cũng nhớ đến những ngày tháng đậm đà nét đặc thù lính và niềm hãnh diện riêng tư.
Ngày đầu tiên tôi làm lính đã bị ăn hiếp. Số là từ nơi trình diên nhập ngũ, chúng tôi được xe chở vào quân trường Thủ Đức. Nơi đây các Sinh Viên Sĩ Quan khóa 25 đứng chờ sẵn, nhận phân phối cho các Đại Đội khóa sinh. Tôi là một trong 20 tên đầu tiên thành lập Đại Đội 10. Doanh trại Đại Đội nằm ngay phía sau Khán đài của Vũ Đình Trường. Từ trưa đến chiều các SVSQ đàn anh dẫn đi lãnh quân trang. Khi đùm túm về lại trước sân Đại Đội đã là 5 giờ chiều. C húng tôi đang ngồi lục ba lô, túi quân trang xem có cái nào mặc được không. Quân trang cấp phát cái nào cái ấy to đùng, quần lính mới nhận, tôi mặc vào giống như chui vào cái thùng hai lỗ, áo trận cũng thế… Chúng tôi đang mặc cả với mấy Hạ Sĩ Quan nhận sửa áo quần, đang đo kích thước thì nghe đàn anh nghiêm trang kính cẩn đứng lên hô to:
- Nghiêm! SVSQ…X trình diện Đại Tá
- Mấy lính mới này biết hít đất chưa?
- Trình Đại Tá họ mới vào và mới lãnh quân trang về Đại Đội.
- Cho hít đất 50 cái!
- Tuân lệnh!
Chúng tôi 20 mạng mới tò te, quần áo đủ màu xanh trắng xám… Đứng lớ ngớ giống như mấy con gà nuốt giây thun. Vị Đại Tá ngồi trên xe jeep oai phong lẫm liệt vừa ra một khẩu lệnh làm cho SVSQ đàn anh 25 lúng túng. Anh ta bắt chúng tôi tập họp hai hàng ngang theo khẩu lệnh. Lần đầu tiên nghe lệnh và cũng lần dầu tiên lớ ngớ với hai hàng cong queo, mắt thằng này ngó thằng kia. Phải vất vã gần 15 phút chúng tôi mới ổn định được hai hàng ngang. SVSQ đàn anh đứng trước hàng quân nói lớn cách hít đất và thực hành trước cho chúng tôi xem. Sau đó anh ta đứng lên hô: “Theo lệnh tôi, nghiêm, hít đất bắt đầu…một, lên…hai lên…” Chúng tôi làm theo anh ta, thằng đít cong lên, thằng bụng sà sát đất, thằng làm được hai cái nằm luôn, thằng làm được chừng chục cái. Trông cảnh này thê thảm và tức mình không thể nào tả được. Tôi ngó vị Đại Tá đang ngồi trên xe mà lòng vô cùng hối tiếc. Nghĩ rằng mình đã quyết định vội vàng để bị sĩ nhục như vầy…
Vị Đại Tá quan sát chúng tôi rồi ra lệnh tiếp: ” 50 nhảy xổm!” Anh SVSQ mang Alpha trên vai gập chân cái cốp: ” tuân lệnh!”… Chúng tôi lại tiếp tục được dạy dỗ cách nhảy xổm và lần lượt rơi rớt như những thằng bất lực, mặt mày trông chẳng giống ai! Nhìn hiện trường thê thảm đó, vị Đại Tá cầm can chỉ huy ra lệnh cho tài xế lái đi. SVSQ đàn anh mừng húm nói với chúng tôi: “Đại Tá Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng đó! Các anh là khóa đầu tiên áp dụng chương trình huấn luyện Sĩ quan của Mỹ. Sắp tới đây các anh sẽ còn bị áp dụng các biện pháp huấn luyện khắt khe.” Khóa 26 SQTB là khóa đầu tiên áp dụng chương trình huấn luyện do Hoa Kỳ yểm trợ từ A đến Z. Chúng tôi, trong chín tuần huấn nhục được đàn anh và Sĩ Quan Cán Bộ quân trường dần bầm dập thành con chi chi! Trước đó, đàn anh lè phè và cũng thường thôi, đến lượt khóa 26 chúng tôi thì: Ra bên ngoài là phải chạy, không được đi. Đến nhà ăn, đến phòng học… thì cả Đại Đội chạy theo nhịp đếm của huynh trưởng. Hai người trở lên thì phải có một người hô to đếm nhịp: ” một hai ba bốn, bốn ba hai một…!” Đàn anh thì bất cứ chỗ nào, không kể thời gian, muốn phạt đàn em thì cứ bắt thi hành không cần khiếu nại. Nửa đêm đang ngủ dựng đầu dậy, balô đầy đủ quân trang, nón sắt hai lớp, giày trận trong vòng 2 phút. Cả phòng ngủ, anh em đồng khóa đều phải giúp người một tay cho đúng thời gian. Nhưng có đúng hay không thì vẫn phải bị phạt tiếp cho đến khi sức cùng lực tận… Chín tuần huấn nhục mục đích là: ” Tự thắng để chỉ huy”! Ôi vì quân lệnh thi hành trước, khiếu nại sau của quân đội, nó biến một thường dân như tôi, rèn luyện trong lò Thủ Đức, sau chín tháng quân trường, trở thành một quân nhân đầy hãnh tiến!
Trở lại với thằng bạn người Việt gốc Hoa có tên đi Thủ Đức, vì nó mà tôi phải ba lô nón sắt long đong. Nói như thế cho có vẻ “cải lương” một chút, đổ thừa cho ra vẻ ta đây. Nếu không vì nó mà di lính thì, với cái bằng Đại Học, sẽ là một công chức dân sự gì gì đó, để khỏi phải vất vả… có khi khỏi đi ở tù suốt bao nhiêu năm tận ngoài xứ Hoàng Liên Sơn, Yên Báy, Vĩnh Phú…! Suốt thời gian bị huấn nhục, chúng tôi ít có dịp gặp nhau vì nó ở Đại Đội 3, doanh trại ngay sát hội trường và là nơi dạy võ thuật, gần trạm xá. Vào quân đội rồi, mỗi đứa mỗi nơi, kỷ luật quân đội làm cho chúng tôi lớn lên về thể chất lẫn tinh thần. Thân hình khỏe ra, mặt ngẩng cao và dáng hiên ngang tự tin. Sau lễ gắn Alpha, chúng tôi thường đi phép về Sai Gòn và sống những giờ phút vui bất ngờ trong những ngày đẹp trời nóng bức. Chúng tôi chuẩn bị lên làm đàn anh. Hồi còn bị đàn anh khóa 25 phạt liên tục trong thời gian huấn nhục, tôi hay nổi giận ngầm, nhìn những thằng đàn anh đứng trước mặt phạt mình, thề rằng: Mai mốt ra ngoài đời, gặp mặt mày, biết tao! Nhưng khi đã lên làm huynh trưởng, đàn anh khóa 27, tôi mới ngộ ra là mình cũng đang làm cái việc của đàn anh trước kia.
Đàn anh khóa 25 ra trường, chúng tôi thêm một gạch dưới con cá trên cầu vai. Alpha một gạch oai phong lẫm liệt. Lên làm huynh trưởng cũng hách xì xằng lắm lắm. Bây giờ là lúc truyền thụ lại cho đàn em những gì mình học được trước đó và cũng thẳng tay phạt đàn em một cách máy móc để thực hành câu “Tự thắng để chỉ huy”. Những bài học về chiến thuật, địa hình, bản đồ… Những ngày ngoài bãi bắn tắm nắng đen thui và cái cảm khoái khi xách nón sắt đến cô gái bán xương xâm ngồi trong rừng cao su gạ đổi nón… lấy xương xâm Thủ Đức, húp cả nón sắt, thấy đời ý nghĩa lắm thay.
 Cuộc sống và rèn luyện đang tiến đến những giai đoạn buồn vui đầy hãnh diện với bộ quân phục đi phép màu vàng, chiều thứ bảy, chúa nhật dạo phố Sài Gòn, Thủ Đức thì sắp đến Tết Mậu Thân. Lên đàn anh, nên những con hẻm nhỏ lớn trong quân trường đều biết, Hội Quán Sinh Viên chỉ có đàn anh được vào làm đàn em thèm muốn. Nhưng cái Hội quán đó cũng chỉ là một góc càphê nghe nhạc tầm thường. Dạo ấy có mấy thằng nhà giàu đem cuốn băng nhạc Trịnh Công Sơn vào Hội Quán Sinh Viên. Chuyện đồn ầm ĩ lên, Sĩ Quan cán bộ cấm không cho nghe, nhưng vẫn nghe lén lút. Chuyện đời là thế, cái gì cấm thì cái đó đắt hàng. Hồi đó, lần đầu tiên họ Trịnh đàn và Khánh Ly hát bằng đàn thùng, tiếng khàn khàn của cô bé có vẻ hấp dẫn tụi lính nhóc tì đang học đòi làm chỉ huy ngoài mặt trận. Ôi! Nghe xong thằng nào cũng buồn xo cho cái thân phận của “Một nghìn năm nô lệ, hai mươi năm nội chiến, người mù trong công viên, người điên trong thành phố, đàn bò vào thành phố và gia tài tan hoang của mẹ…”
Một trong những ngõ nghách mà đàn anh biết được, lại còn chỉ cho đàn em là mấy cái “lỗ chó” xung quanh quân trường. Muốn “chuồn” về Sài Gòn, chỉ cần gởi súng cho bạn và chui qua cái lỗ đó là “biến” vào đêm… sáng hôm sau lại chui vào tỉnh bơ như người mới hết “phiên gác đêm xuân”. Trong dịp Tết Mậu Thân, thằng bạn thân về Ninh Hòa thăm gia đình, buồn quá tôi chuồn về Sài Gòn bằng cái lỗ chó đó. Ba má tôi sống trong một căn nhà tôn, trong khu lao động, phía sau chùa Ấn Quang, trên đường Bà Hạt Chợ Lớn. Năm 1965, Ở Tam quan đã mất an ninh, gia đình tôi đùm túm vào ở trong cái hẻm sâu hun hút và nóng như lò hầm gạch. Thế mà cả gia đình gần mười người chen chúc, buổi trưa nóng, ngồi dưới mái tôn thở ra khói… Đang vui Tết thì trong hẻm nhà tôi đầy những tên lính quần đùi, ở trần, non choẹt, cầm súng gì lạ hoắc. Đó là theo lời “báo cáo” của mấy đứa em tôi. Sáng mồng một Tết, tôi đang mặc quần đùi áo thun ngồi uống trà với ba tôi, ông bảo tôi ra xem thử lính gì mà ăn bận kỳ cục vậy. Tôi vào sâu trong hẽm thấy mỗi góc một tổ ba, quần đùi, nói tiếng khó nghe, súng loại gì tôi không biết, vì quân trường Thủ Đức chưa có dạy, ngoài súng Garant M 1, thompson, cold 45… ( Sau này tôi mới biết đó là AK 47).
Tôi trở về nói với gia đình, tôi nghi chúng là VC. Ba tôi sợ, bảo tôi bận áo quần dân sự, cuốn gói quần áo nhà binh trong bọc. Sau đó ông chở tôi sang nhà quen ở Bến Chương Dương xin ở tạm. Trực thăng bắt đầu vần vũ trên bầu trời, tôi leo lên sân thượng nhà người quen quan sát và nghe radio. Biết đích xác Cộng Sản vi phạm đình chiến dịp Tết, tấn công cùng lúc vào hầu hết các tỉnh thành và ngay cả thủ đô. Sài Gòn trong cơn hỗn loạn và địch quân cũng xâm nhập nhiều nơi… Tôi tìm cách liên lạc cho Ba tôi biết là khu vực nhà mình ở có thể bị oanh tạc, có thể bị cháy, nên cả nhà phải di tản gấp không cần gì của cải, đồ đạc trong nhà. Thế là sau khi chúng tôi chạy khỏi khu Bà Hạt thì một cuộc chạm súng và oanh tạc dữ dội khiến cho cả một khu vực sau chùa Ấn Quang rộng lớn bị thần hỏa thiêu rụi, không biết là đám con nít quần đùi mang súng AK có thoát khỏi tử thần không, nhưng hàng ngàn gia đình dân chúng lao động, trong đó có gia đình tôi, đều phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất…
Tôi phải tìm cách trở về đơn vị. Ba tôi chở xe gắn máy đến trước cổng quân trường. Tôi phải chui lỗ chó trở vào trong lúc bên trong báo động ứng chiến, với quân số chỉ còn mấy trăm mạng kể cả cơ hữu và SVSQ khóa 27 tò te chưa biết gì và một số đàn anh nào nhát gan không dám chui lỗ chó! Về đến đơn vị tưởng sẽ bị nhốt 301, nhưng vị Sĩ Quan cán bộ thấy tôi về mừng quýnh cho vào mang súng ứng chiến với đàn em. Hóa ra các Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội cũng “chuồn” về nhà ăn Tết hơi nhiều chưa trình diện kịp, trước cuộc tổng tấn công bất ngờ, không tôn trọng lệnh hưu chiến của Cộng Sản!
Từ sau Tết Mậu Thân, khóa 26 chúng tôi không còn dịp nào về phép thứ bảy chúa nhật như thường lệ; mà phải trực ứng chiến chung quanh phòng tuyến quân trường cùng đàn em khóa 27. Chuyện phạt huấn nhục thời gian 9 tuần cho đàn em hết còn “linh” vì đàn em với đàn anh trong những ngày sau Tết Mậu Thân hầu như trở thành một khóa. Trong dịp đi phép ăn Tết, khóa 26 tổn thất một số SVSQ. Đó là những anh về Huế, họ không bao giờ còn trở lại quân trường, xác thân của họ có lẽ cũng đã nằm chung trong những nấm mồ tập thể tại cố đô…
Những chuyện vặt vãnh ở quân trường thì khóa nào cũng giống khóa nào. Khác nhau chăng là vì những biến cố đặc biệt trong cuộc chiến tranh. Khóa 26 của chúng tôi bị rơi vào khoảng thời gian cả miền Nam hứng chịu hành động lật lọng của địch quân, lợi dụng lòng tin và quân tử Tàu của người miền Nam. Khóa đàn em 27 cũng chung số phận. Trận Mậu Thân kéo dài đến gần cuối năm, tháng 6 năm 1968, chúng tôi ra trường. Chẳng có khóa Thủ Đức nào mà sau khi làm lễ ra trường, mang lon Chuẫn Úy xong là lên xe GMC và các phương tiện khác để ra đơn vị theo nhu cầu cấp bách. Đây là kỷ niệm không bao giờ quên của anh em Sĩ Quan khóa 26 cùng vợ con thân nhân của họ…

Sinh viên sĩ quan Thủ Đức
Thằng bạn tôi được xung vào Biệt Động Quân, tôi về tiểu khu Bình Định. Sau hai năm xa nhau, chúng tôi lại gặp nhau ở Pleiku. Hắn về Liên Đoàn 22 BĐQ đóng ở Biển Hồ. Tôi về ĐĐ/CTCT Tiểu Khu Pleiku. Vợ nó với vợ tôi là hai chị em bạn dì. Số phận chúng tôi gắn liền nhau theo vận nước trong Mùa hè Đỏ Lửa, trong cuộc di tản đầy lệ máu và phẫn nộ trên Tỉnh Lộ 7, tháng 2 năm 1975.
Liên Đoàn BĐQ di tản về Tuy Hòa cùng hàng vạn dân chúng và gia đình binh sĩ. Tất cả các đơn vị cùng đi trên một con đường độc nhất và cùng chịu cảnh tan rã từng phần một cách vô cùng lạ lùng trên trang quân sử cổ kim. Tháng 2-1975, tôi được thuyên chuyển về Đặc Khu Cam Ranh, vì thế mà thoát được cảnh thê thảm trên Lộ 7 chỉ trong đường tơ kẻ tóc. Tôi sẽ có dịp kể về số phận may rủi như thế nào khi tôi đổi khỏi Tam Quan, Bồng Sơn năm 1970 thì nơi đó bị đánh chiếm năm 1972. Vừa đi khỏi Pleiku hai ngày thì đường 19 bị cắt đứt và mấy ngày sau, 10-3-1975, Ban-mê-thuột rơi vào tay giặc, để rồi 17 tháng 3 năm 1975, cuộc di tản vô tiền khoáng hậu từ cao nguyên về đồng bằng đầy máu xương hận tủi…
Bạn tôi đùm túm một vợ và ba đứa con trên đoàn xe di tản. Đứa con trai lớn lúc đó mới vừa năm tuổi, một đứa hai tuổi rưỡi, đứa mới vừa sáu tháng… Sau một cuộc hỗn quân hỗn quan bên bờ sông Ba, thằng bạn tôi bị VC bắt làm tù binh, trong lúc trông con cho vợ đi kiếm nước uống. Bắt tù binh thì chỉ cần bắt người mang ba mai mà thôi, còn ba đứa nhỏ thì sống chết người CS đâu có trách nhiệm!(?) Nên khi người mẹ trở về lối cũ tìm con tìm chồng, thì hỡi ôi, chẳng còn gặp ai, bà ta lúc ấy giống như con mụ điên, đi trong rừng mà không còn nhớ gì ngoài tên và hình ảnh chồng con của mình. Thằng bạn của tôi, sau 30-4-75, bị đưa về trại “cải tạo” ở Tuy Hòa. Ba đứa con thì biệt vô âm tín. Vợ nó bao phen đi tìm con, trở lại đường Trường Sơn xưa, ngóng trông tin tức nhưng đều thất bại.
Có một người lính BĐQ trong đơn vị bạn tôi, sau này đi buôn bán với người Thượng. Một hôm, anh thấy một thằng nhỏ độ tám tuổi đang chăn trâu trông không giống người Ra đê, hao hao như người Việt. Anh ta đến gần quan sát và hỏi nhỏ:
- Mày là người Kinh hay người địa phương?
Thằng nhỏ nhìn chung quanh không có ai, kề tai nói nhỏ:
- Con là con của Đại Úy H…
Nói rồi nó vừa nhìn người lạ vừa đi giật lùi vào phía trong bìa rừng. Người lính có tấm lòng này tìm đến vợ của bạn tôi ở Ninh Hòa báo tin. Thế là một cuộc mặc cả để có được sự trùng phùng trong nước mắt, đầy ân nghĩa và may mắn. Hai đứa con nhỏ kia cho đến nay vẫn biệt tăm. Đứa bé thất lạc đó giờ đây là một Kỹ Sư tin học, đang làm việc cho một công ty lớn ở Hoa Kỳ, có vợ và đã bốn con. Sau khi định cư theo chương trình HO, gia đình bạn tôi nhìn đứa con suýt thành người Thượng, giờ nầy đang hạnh phúc với cuộc sống mới nói với tôi:
- Nhân định như thử như thử, Thiên ý dĩ nhiên dĩ nhiên…


Lê Anh Dũng

Phuong Nguyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Truyên ngắn: Với Mùa Xuân Máu Lửa

Chuyện con đồi Tăng Nhơn Phú, chuyện những thằng trẻ măng vắt còn ra sữa mang súng chạy, ba lô nón sắt tập di hành dã trại trong cái không gian KBC 4100 bỗng nhiên hiện về trong tôi một buổi sáng sang thu hiu hiu lạnh.


Chuyện con đồi Tăng Nhơn Phú, chuyện những thằng trẻ măng vắt còn ra sữa mang súng chạy, ba lô nón sắt tập di hành dã trại trong cái không gian KBC 4100 bỗng nhiên hiện về trong tôi một buổi sáng sang thu hiu hiu lạnh. Tôi rót một ly trà đậm, ra ngồi dưới tàn lá sau vườn suy nghĩ về những gì có liên quan đến một giai đoạn lịch sử trong đời mình. Mài đũng quần ở ghế Trung học rồi ỡm ờ mấy năm đại học cũng để cuối cùng, những thằng như tôi đều chui vào nơi đào tạo những tay súng nối nghiệp cha anh gìn giữ non sông!
Thật ra thì tôi chưa được gọi động viên vì đang học Đại học. Nhưng chính tôi cũng không biết tại sao tôi quyết định một cách hấp tấp chỉ trong một thời gian trên đường từ Đại Học Văn Khoa đến cánh cổng Bộ Quốc Phòng. Chẳng là tôi có một thằng bạn thân lúc học Tam Nhị ở Võ Tánh Nha Trang; khi vào Bộ Quốc Phòng xem niêm yết những ai có trong danh sách vào Thủ Đức khóa 26, tên của Hắn nằm chình ình trên giấy. Nó có tên nhập ngũ, thôi thì mình cũng đi với nó cho vui, trước sau gì rồi cũng vào cái cổng quân trường này thôi! Thế là tiện chân tôi vào văn phòng gần đó làm thủ tục ghi danh.
 Tuổi trẻ của tôi là thế đó, không hề muốn hỏi ý kiến một ai khi quyết định làm việc gì từ nhỏ đến lớn, kể cả cha mẹ tôi. Mà ngay từ khi tôi lên trung học là đã xa gia đình, cho nên mọi việc mình phải tự lo, trừ chuyện ngửa tay xin tiền cha mẹ, riết rồi trở thành tự tung tự tác. Xứ Tam Quan hồi bấy giờ (1958) chưa có trường trung học. Tôi phải khăn gói cùng bạn bè đồng lứa từ Tam Quan lên Bồng Sơn thi vào Trung Học Tăng Bạt Hổ. Hồi đó ai được lọt vào trường Tăng Bạt Hổ cũng là hạng ngon lành rồi, cả ngàn học sinh dự thi mà trường chỉ có ba lớp đệ thất, mỗi lớp tối đa sáu chục đứa… thì thằng nào lọt được vào trong số 120 đứa đó là cái mặt đã hinh hỉnh ngó lên trời rồi còn gì!
Đậu bằng Đệ Nhất Cấp, tôi lại tự ý muốn đi học xa hơn nữa. Có lẽ do tôi sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo nên ý tưởng phiêu lưu cứ thôi thúc. Nhân cuộc nghỉ hè Nha Trang, mê cảnh đẹp và mê cả cái khung cảnh của Trường Võ Tánh, nên tôi tìm cách vào học trường này. May là Ba tôi có một ông bạn thân đang làm ăn khấm khá ở Nha Trang, trên đường Hoàng Tử Cảnh. Ông có ba đứa con đang học tiểu học, đứa lớp nhất, đứa lớp nhì và đứa lớp tư, nhận tôi làm thầy dạy kèm tư gia, nuôi ăn ở luôn. (Hồi đó tiểu học được đếm từ thấp đến cao là lớp năm, lớp bốn, lớp ba, lớp nhì, lớp nhất). Trung học Đệ Nhất cấp thì cũng được sắp đặt theo hệ thống từ Đế Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ. Đệ Nhị cấp thì lại theo thứ tự từ dưới lên là Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất. Hệ thống giáo dục sau này thì tính theo thứ tự từ lớp Một đến lớp Mười Hai, nghe có vẻ xuôi tai hơn!
Sở dĩ tôi dài dòng văn tự như vậy là vì tôi muốn nói lên cái sự đời dây mơ rễ má, nó cứ xuyên chằng chịt trong suốt cuộc hành trình một con người. Vì tôi học ở Võ Tánh Nha Trang, nên mới chơi thân với thằng bạn gốc Hoa này, và cũng có nó nên tôi lại làm quen được với một cô nữ sinh Đệ Tam lúc bấy giờ cũng gốc Chệt. Cô nàng sau này, khi ra trường Thủ Đức, tôi cưới nàng, lúc ấy nàng đang là cô giáo trường Đức Trí Ninh Hòa. Sau khi cưới nhau, tôi dụ nàng bỏ bầy trẻ, theo tôi ra đơn vị. Có lẽ vì yêu tôi, nên nàng cũng mù quáng nghe lời xúi bẩy, bỏ trường, bỏ Ninh Hòa thân yêu để theo tôi đến bất cứ nơi nào tôi đóng quân. Nàng cũng từng nằm dưới hầm đầy bọ chét ở Tam Quan những đêm VC pháo kích, trong lúc tôi đang ở tiền đồn. Năm 1972, Nàng ôm đứa con một tuổi rưỡi và cái bụng bầu bảy tháng leo lên phi cơ chạy khỏi Pleiku trong lúc tôi ứng chiến với đồng đội trong Mùa Hè Đỏ Lửa…
Trở lại chuyện quân trường Thủ Đức, vì từ hai chữ này mới xảy ra lắm điều. Mới nhắc đến thì trong đầu tôi lại nhớ câu chuyện từ trại tù Long Khánh năm 1976. Một hôm anh em tù ngồi ăn trưa sau giờ lao động, Thằng Chánh Ruồi đố ai đối được câu “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ” thưởng hai điếu thuốc lào. Dĩ nhiên là có nhiều câu đối lại như “gái Gò Công vừa Gồng vừa Co hay Gái Cù Mông khóc đòi Cồng Mu”… Nhưng có anh đối lại câu này ngay địa danh gần cận trại tù Long Khánh: ” Gái Chứa Chan ngày ngủ chán chưa?”. Mới nghe qua ai cũng khoái, nhưng chỉnh thì không được chỉnh lắm. Núi Chứa Chan ở Long Khánh là núi một, nằm trơ vơ giữa đồng bằng… Dân xuất xứ từ quân trường Thủ Đức, dù bị nhốt trong tù cũng nhớ đến những ngày tháng đậm đà nét đặc thù lính và niềm hãnh diện riêng tư.
Ngày đầu tiên tôi làm lính đã bị ăn hiếp. Số là từ nơi trình diên nhập ngũ, chúng tôi được xe chở vào quân trường Thủ Đức. Nơi đây các Sinh Viên Sĩ Quan khóa 25 đứng chờ sẵn, nhận phân phối cho các Đại Đội khóa sinh. Tôi là một trong 20 tên đầu tiên thành lập Đại Đội 10. Doanh trại Đại Đội nằm ngay phía sau Khán đài của Vũ Đình Trường. Từ trưa đến chiều các SVSQ đàn anh dẫn đi lãnh quân trang. Khi đùm túm về lại trước sân Đại Đội đã là 5 giờ chiều. C húng tôi đang ngồi lục ba lô, túi quân trang xem có cái nào mặc được không. Quân trang cấp phát cái nào cái ấy to đùng, quần lính mới nhận, tôi mặc vào giống như chui vào cái thùng hai lỗ, áo trận cũng thế… Chúng tôi đang mặc cả với mấy Hạ Sĩ Quan nhận sửa áo quần, đang đo kích thước thì nghe đàn anh nghiêm trang kính cẩn đứng lên hô to:
- Nghiêm! SVSQ…X trình diện Đại Tá
- Mấy lính mới này biết hít đất chưa?
- Trình Đại Tá họ mới vào và mới lãnh quân trang về Đại Đội.
- Cho hít đất 50 cái!
- Tuân lệnh!
Chúng tôi 20 mạng mới tò te, quần áo đủ màu xanh trắng xám… Đứng lớ ngớ giống như mấy con gà nuốt giây thun. Vị Đại Tá ngồi trên xe jeep oai phong lẫm liệt vừa ra một khẩu lệnh làm cho SVSQ đàn anh 25 lúng túng. Anh ta bắt chúng tôi tập họp hai hàng ngang theo khẩu lệnh. Lần đầu tiên nghe lệnh và cũng lần dầu tiên lớ ngớ với hai hàng cong queo, mắt thằng này ngó thằng kia. Phải vất vã gần 15 phút chúng tôi mới ổn định được hai hàng ngang. SVSQ đàn anh đứng trước hàng quân nói lớn cách hít đất và thực hành trước cho chúng tôi xem. Sau đó anh ta đứng lên hô: “Theo lệnh tôi, nghiêm, hít đất bắt đầu…một, lên…hai lên…” Chúng tôi làm theo anh ta, thằng đít cong lên, thằng bụng sà sát đất, thằng làm được hai cái nằm luôn, thằng làm được chừng chục cái. Trông cảnh này thê thảm và tức mình không thể nào tả được. Tôi ngó vị Đại Tá đang ngồi trên xe mà lòng vô cùng hối tiếc. Nghĩ rằng mình đã quyết định vội vàng để bị sĩ nhục như vầy…
Vị Đại Tá quan sát chúng tôi rồi ra lệnh tiếp: ” 50 nhảy xổm!” Anh SVSQ mang Alpha trên vai gập chân cái cốp: ” tuân lệnh!”… Chúng tôi lại tiếp tục được dạy dỗ cách nhảy xổm và lần lượt rơi rớt như những thằng bất lực, mặt mày trông chẳng giống ai! Nhìn hiện trường thê thảm đó, vị Đại Tá cầm can chỉ huy ra lệnh cho tài xế lái đi. SVSQ đàn anh mừng húm nói với chúng tôi: “Đại Tá Lâm Quang Thơ, Chỉ Huy Trưởng đó! Các anh là khóa đầu tiên áp dụng chương trình huấn luyện Sĩ quan của Mỹ. Sắp tới đây các anh sẽ còn bị áp dụng các biện pháp huấn luyện khắt khe.” Khóa 26 SQTB là khóa đầu tiên áp dụng chương trình huấn luyện do Hoa Kỳ yểm trợ từ A đến Z. Chúng tôi, trong chín tuần huấn nhục được đàn anh và Sĩ Quan Cán Bộ quân trường dần bầm dập thành con chi chi! Trước đó, đàn anh lè phè và cũng thường thôi, đến lượt khóa 26 chúng tôi thì: Ra bên ngoài là phải chạy, không được đi. Đến nhà ăn, đến phòng học… thì cả Đại Đội chạy theo nhịp đếm của huynh trưởng. Hai người trở lên thì phải có một người hô to đếm nhịp: ” một hai ba bốn, bốn ba hai một…!” Đàn anh thì bất cứ chỗ nào, không kể thời gian, muốn phạt đàn em thì cứ bắt thi hành không cần khiếu nại. Nửa đêm đang ngủ dựng đầu dậy, balô đầy đủ quân trang, nón sắt hai lớp, giày trận trong vòng 2 phút. Cả phòng ngủ, anh em đồng khóa đều phải giúp người một tay cho đúng thời gian. Nhưng có đúng hay không thì vẫn phải bị phạt tiếp cho đến khi sức cùng lực tận… Chín tuần huấn nhục mục đích là: ” Tự thắng để chỉ huy”! Ôi vì quân lệnh thi hành trước, khiếu nại sau của quân đội, nó biến một thường dân như tôi, rèn luyện trong lò Thủ Đức, sau chín tháng quân trường, trở thành một quân nhân đầy hãnh tiến!
Trở lại với thằng bạn người Việt gốc Hoa có tên đi Thủ Đức, vì nó mà tôi phải ba lô nón sắt long đong. Nói như thế cho có vẻ “cải lương” một chút, đổ thừa cho ra vẻ ta đây. Nếu không vì nó mà di lính thì, với cái bằng Đại Học, sẽ là một công chức dân sự gì gì đó, để khỏi phải vất vả… có khi khỏi đi ở tù suốt bao nhiêu năm tận ngoài xứ Hoàng Liên Sơn, Yên Báy, Vĩnh Phú…! Suốt thời gian bị huấn nhục, chúng tôi ít có dịp gặp nhau vì nó ở Đại Đội 3, doanh trại ngay sát hội trường và là nơi dạy võ thuật, gần trạm xá. Vào quân đội rồi, mỗi đứa mỗi nơi, kỷ luật quân đội làm cho chúng tôi lớn lên về thể chất lẫn tinh thần. Thân hình khỏe ra, mặt ngẩng cao và dáng hiên ngang tự tin. Sau lễ gắn Alpha, chúng tôi thường đi phép về Sai Gòn và sống những giờ phút vui bất ngờ trong những ngày đẹp trời nóng bức. Chúng tôi chuẩn bị lên làm đàn anh. Hồi còn bị đàn anh khóa 25 phạt liên tục trong thời gian huấn nhục, tôi hay nổi giận ngầm, nhìn những thằng đàn anh đứng trước mặt phạt mình, thề rằng: Mai mốt ra ngoài đời, gặp mặt mày, biết tao! Nhưng khi đã lên làm huynh trưởng, đàn anh khóa 27, tôi mới ngộ ra là mình cũng đang làm cái việc của đàn anh trước kia.
Đàn anh khóa 25 ra trường, chúng tôi thêm một gạch dưới con cá trên cầu vai. Alpha một gạch oai phong lẫm liệt. Lên làm huynh trưởng cũng hách xì xằng lắm lắm. Bây giờ là lúc truyền thụ lại cho đàn em những gì mình học được trước đó và cũng thẳng tay phạt đàn em một cách máy móc để thực hành câu “Tự thắng để chỉ huy”. Những bài học về chiến thuật, địa hình, bản đồ… Những ngày ngoài bãi bắn tắm nắng đen thui và cái cảm khoái khi xách nón sắt đến cô gái bán xương xâm ngồi trong rừng cao su gạ đổi nón… lấy xương xâm Thủ Đức, húp cả nón sắt, thấy đời ý nghĩa lắm thay.
 Cuộc sống và rèn luyện đang tiến đến những giai đoạn buồn vui đầy hãnh diện với bộ quân phục đi phép màu vàng, chiều thứ bảy, chúa nhật dạo phố Sài Gòn, Thủ Đức thì sắp đến Tết Mậu Thân. Lên đàn anh, nên những con hẻm nhỏ lớn trong quân trường đều biết, Hội Quán Sinh Viên chỉ có đàn anh được vào làm đàn em thèm muốn. Nhưng cái Hội quán đó cũng chỉ là một góc càphê nghe nhạc tầm thường. Dạo ấy có mấy thằng nhà giàu đem cuốn băng nhạc Trịnh Công Sơn vào Hội Quán Sinh Viên. Chuyện đồn ầm ĩ lên, Sĩ Quan cán bộ cấm không cho nghe, nhưng vẫn nghe lén lút. Chuyện đời là thế, cái gì cấm thì cái đó đắt hàng. Hồi đó, lần đầu tiên họ Trịnh đàn và Khánh Ly hát bằng đàn thùng, tiếng khàn khàn của cô bé có vẻ hấp dẫn tụi lính nhóc tì đang học đòi làm chỉ huy ngoài mặt trận. Ôi! Nghe xong thằng nào cũng buồn xo cho cái thân phận của “Một nghìn năm nô lệ, hai mươi năm nội chiến, người mù trong công viên, người điên trong thành phố, đàn bò vào thành phố và gia tài tan hoang của mẹ…”
Một trong những ngõ nghách mà đàn anh biết được, lại còn chỉ cho đàn em là mấy cái “lỗ chó” xung quanh quân trường. Muốn “chuồn” về Sài Gòn, chỉ cần gởi súng cho bạn và chui qua cái lỗ đó là “biến” vào đêm… sáng hôm sau lại chui vào tỉnh bơ như người mới hết “phiên gác đêm xuân”. Trong dịp Tết Mậu Thân, thằng bạn thân về Ninh Hòa thăm gia đình, buồn quá tôi chuồn về Sài Gòn bằng cái lỗ chó đó. Ba má tôi sống trong một căn nhà tôn, trong khu lao động, phía sau chùa Ấn Quang, trên đường Bà Hạt Chợ Lớn. Năm 1965, Ở Tam quan đã mất an ninh, gia đình tôi đùm túm vào ở trong cái hẻm sâu hun hút và nóng như lò hầm gạch. Thế mà cả gia đình gần mười người chen chúc, buổi trưa nóng, ngồi dưới mái tôn thở ra khói… Đang vui Tết thì trong hẻm nhà tôi đầy những tên lính quần đùi, ở trần, non choẹt, cầm súng gì lạ hoắc. Đó là theo lời “báo cáo” của mấy đứa em tôi. Sáng mồng một Tết, tôi đang mặc quần đùi áo thun ngồi uống trà với ba tôi, ông bảo tôi ra xem thử lính gì mà ăn bận kỳ cục vậy. Tôi vào sâu trong hẽm thấy mỗi góc một tổ ba, quần đùi, nói tiếng khó nghe, súng loại gì tôi không biết, vì quân trường Thủ Đức chưa có dạy, ngoài súng Garant M 1, thompson, cold 45… ( Sau này tôi mới biết đó là AK 47).
Tôi trở về nói với gia đình, tôi nghi chúng là VC. Ba tôi sợ, bảo tôi bận áo quần dân sự, cuốn gói quần áo nhà binh trong bọc. Sau đó ông chở tôi sang nhà quen ở Bến Chương Dương xin ở tạm. Trực thăng bắt đầu vần vũ trên bầu trời, tôi leo lên sân thượng nhà người quen quan sát và nghe radio. Biết đích xác Cộng Sản vi phạm đình chiến dịp Tết, tấn công cùng lúc vào hầu hết các tỉnh thành và ngay cả thủ đô. Sài Gòn trong cơn hỗn loạn và địch quân cũng xâm nhập nhiều nơi… Tôi tìm cách liên lạc cho Ba tôi biết là khu vực nhà mình ở có thể bị oanh tạc, có thể bị cháy, nên cả nhà phải di tản gấp không cần gì của cải, đồ đạc trong nhà. Thế là sau khi chúng tôi chạy khỏi khu Bà Hạt thì một cuộc chạm súng và oanh tạc dữ dội khiến cho cả một khu vực sau chùa Ấn Quang rộng lớn bị thần hỏa thiêu rụi, không biết là đám con nít quần đùi mang súng AK có thoát khỏi tử thần không, nhưng hàng ngàn gia đình dân chúng lao động, trong đó có gia đình tôi, đều phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất…
Tôi phải tìm cách trở về đơn vị. Ba tôi chở xe gắn máy đến trước cổng quân trường. Tôi phải chui lỗ chó trở vào trong lúc bên trong báo động ứng chiến, với quân số chỉ còn mấy trăm mạng kể cả cơ hữu và SVSQ khóa 27 tò te chưa biết gì và một số đàn anh nào nhát gan không dám chui lỗ chó! Về đến đơn vị tưởng sẽ bị nhốt 301, nhưng vị Sĩ Quan cán bộ thấy tôi về mừng quýnh cho vào mang súng ứng chiến với đàn em. Hóa ra các Sĩ Quan Cán Bộ Đại Đội cũng “chuồn” về nhà ăn Tết hơi nhiều chưa trình diện kịp, trước cuộc tổng tấn công bất ngờ, không tôn trọng lệnh hưu chiến của Cộng Sản!
Từ sau Tết Mậu Thân, khóa 26 chúng tôi không còn dịp nào về phép thứ bảy chúa nhật như thường lệ; mà phải trực ứng chiến chung quanh phòng tuyến quân trường cùng đàn em khóa 27. Chuyện phạt huấn nhục thời gian 9 tuần cho đàn em hết còn “linh” vì đàn em với đàn anh trong những ngày sau Tết Mậu Thân hầu như trở thành một khóa. Trong dịp đi phép ăn Tết, khóa 26 tổn thất một số SVSQ. Đó là những anh về Huế, họ không bao giờ còn trở lại quân trường, xác thân của họ có lẽ cũng đã nằm chung trong những nấm mồ tập thể tại cố đô…
Những chuyện vặt vãnh ở quân trường thì khóa nào cũng giống khóa nào. Khác nhau chăng là vì những biến cố đặc biệt trong cuộc chiến tranh. Khóa 26 của chúng tôi bị rơi vào khoảng thời gian cả miền Nam hứng chịu hành động lật lọng của địch quân, lợi dụng lòng tin và quân tử Tàu của người miền Nam. Khóa đàn em 27 cũng chung số phận. Trận Mậu Thân kéo dài đến gần cuối năm, tháng 6 năm 1968, chúng tôi ra trường. Chẳng có khóa Thủ Đức nào mà sau khi làm lễ ra trường, mang lon Chuẫn Úy xong là lên xe GMC và các phương tiện khác để ra đơn vị theo nhu cầu cấp bách. Đây là kỷ niệm không bao giờ quên của anh em Sĩ Quan khóa 26 cùng vợ con thân nhân của họ…

Sinh viên sĩ quan Thủ Đức
Thằng bạn tôi được xung vào Biệt Động Quân, tôi về tiểu khu Bình Định. Sau hai năm xa nhau, chúng tôi lại gặp nhau ở Pleiku. Hắn về Liên Đoàn 22 BĐQ đóng ở Biển Hồ. Tôi về ĐĐ/CTCT Tiểu Khu Pleiku. Vợ nó với vợ tôi là hai chị em bạn dì. Số phận chúng tôi gắn liền nhau theo vận nước trong Mùa hè Đỏ Lửa, trong cuộc di tản đầy lệ máu và phẫn nộ trên Tỉnh Lộ 7, tháng 2 năm 1975.
Liên Đoàn BĐQ di tản về Tuy Hòa cùng hàng vạn dân chúng và gia đình binh sĩ. Tất cả các đơn vị cùng đi trên một con đường độc nhất và cùng chịu cảnh tan rã từng phần một cách vô cùng lạ lùng trên trang quân sử cổ kim. Tháng 2-1975, tôi được thuyên chuyển về Đặc Khu Cam Ranh, vì thế mà thoát được cảnh thê thảm trên Lộ 7 chỉ trong đường tơ kẻ tóc. Tôi sẽ có dịp kể về số phận may rủi như thế nào khi tôi đổi khỏi Tam Quan, Bồng Sơn năm 1970 thì nơi đó bị đánh chiếm năm 1972. Vừa đi khỏi Pleiku hai ngày thì đường 19 bị cắt đứt và mấy ngày sau, 10-3-1975, Ban-mê-thuột rơi vào tay giặc, để rồi 17 tháng 3 năm 1975, cuộc di tản vô tiền khoáng hậu từ cao nguyên về đồng bằng đầy máu xương hận tủi…
Bạn tôi đùm túm một vợ và ba đứa con trên đoàn xe di tản. Đứa con trai lớn lúc đó mới vừa năm tuổi, một đứa hai tuổi rưỡi, đứa mới vừa sáu tháng… Sau một cuộc hỗn quân hỗn quan bên bờ sông Ba, thằng bạn tôi bị VC bắt làm tù binh, trong lúc trông con cho vợ đi kiếm nước uống. Bắt tù binh thì chỉ cần bắt người mang ba mai mà thôi, còn ba đứa nhỏ thì sống chết người CS đâu có trách nhiệm!(?) Nên khi người mẹ trở về lối cũ tìm con tìm chồng, thì hỡi ôi, chẳng còn gặp ai, bà ta lúc ấy giống như con mụ điên, đi trong rừng mà không còn nhớ gì ngoài tên và hình ảnh chồng con của mình. Thằng bạn của tôi, sau 30-4-75, bị đưa về trại “cải tạo” ở Tuy Hòa. Ba đứa con thì biệt vô âm tín. Vợ nó bao phen đi tìm con, trở lại đường Trường Sơn xưa, ngóng trông tin tức nhưng đều thất bại.
Có một người lính BĐQ trong đơn vị bạn tôi, sau này đi buôn bán với người Thượng. Một hôm, anh thấy một thằng nhỏ độ tám tuổi đang chăn trâu trông không giống người Ra đê, hao hao như người Việt. Anh ta đến gần quan sát và hỏi nhỏ:
- Mày là người Kinh hay người địa phương?
Thằng nhỏ nhìn chung quanh không có ai, kề tai nói nhỏ:
- Con là con của Đại Úy H…
Nói rồi nó vừa nhìn người lạ vừa đi giật lùi vào phía trong bìa rừng. Người lính có tấm lòng này tìm đến vợ của bạn tôi ở Ninh Hòa báo tin. Thế là một cuộc mặc cả để có được sự trùng phùng trong nước mắt, đầy ân nghĩa và may mắn. Hai đứa con nhỏ kia cho đến nay vẫn biệt tăm. Đứa bé thất lạc đó giờ đây là một Kỹ Sư tin học, đang làm việc cho một công ty lớn ở Hoa Kỳ, có vợ và đã bốn con. Sau khi định cư theo chương trình HO, gia đình bạn tôi nhìn đứa con suýt thành người Thượng, giờ nầy đang hạnh phúc với cuộc sống mới nói với tôi:
- Nhân định như thử như thử, Thiên ý dĩ nhiên dĩ nhiên…


Lê Anh Dũng

Phuong Nguyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm