Truyện Ngắn & Phóng Sự

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 9 - Topa

( HNPĐ ) Ngồi chỗ kín đáo trong nhà hàng Nhật Sakura nhìn ra đường, tôi để ý đến một người thanh niên Á Châu đi ngang qua nhà hàng và nhìn vô, rồi khoảng ba bốn phút sau anh quay lại và cũng nhìn vô. Anh làm như vậy ba lần



27/03/1999

Ngồi chỗ kín đáo trong nhà hàng Nhật Sakura nhìn ra đường, tôi để ý đến một người thanh niên Á Châu đi ngang qua nhà hàng và nhìn vô, rồi khoảng ba bốn phút sau anh quay lại và cũng nhìn vô. Anh làm như vậy ba lần. Tôi chắc chắn anh phải là người Việt Nam ở miền Bắc vì cách ăn mặc và gương mặt của anh tôi không thể nhầm lẫn được.
Quá giờ hẹn mười phút rồi mà ông Đại sứ Việt Nam vẫn chưa đến. Tôi bỗng chợt nhớ ra là người cộng sản thường hay sợ sệt mỗi khi đến nơi lạ vì họ có quá nhiều người thù ghét. Tôi nghĩ anh thanh niên mà tôi thấy đi qua đi lại trước nhà hàng là an ninh của sứ quán; đến trước để quan sát địa điểm và tình hình. Nghĩ vậy nên tôi yên trí và không còn mong ngóng nữa. Ông Đại sứ sợ nên đã cho người đến trước dò xét và khi biết an toàn ông mới đến. Ông đến trễ mười bảy phút. Người tài xế của ông Đại sứ chính là người đã phôn cho tôi hôm nào, tên Trường. Nhưng, trong buổi gặp gỡ lần đầu giữa ông Đại sứ và tôi, thế mà người tài xế lại được phép ngồi chung bàn và ngang hàng với ông Đại sứ đã cho tôi ý thức rằng, hắn không phải là tên tài xế bình thường mà là người phải có chức vụ.
Viên Đại sứ Việt Nam và tôi bắt tay nhau. Tôi giới thiệu anh ToPa là người thân và đang cùng làm việc với tôi. “Tôi tên Thắng. Đinh Hoàng Thắng. Rất hân hạnh được gặp anh Tắc-Kè buổi tối nay.” Ông Đại sứ người hơi thấp chỉ khoảng một thước sáu mươi tư sáu mươi lăm. Ông là người Bắc Kỳ xấu trai với nước da ngâm đen làm cho gương mặt của ông có vẻ tối tăm. Tuổi của ông vào khoảng bốn mươi chín đến năm mươi mốt. Nếu đúng như tôi đoán thì ông lớn hơn tôi vài tuổi. Ông luôn tươi cười để tạo cho gương mặt được rạng rỡ. “Anh Thắng cứ gọi tên tôi là Tắc. Chữ Kè tôi thêm vô khi miền Nam Việt Nam bị mất vì lúc đó tôi gặp nhiều khó khăn.” Ông nghe tôi nói thì gật đầu chứ không hỏi. Trong những câu nói đầu tiên, ông nói nhiều về những khó khăn của đất nước mà những điều đó không làm cho tôi bận tâm lắm. Theo tôi, nước Việt Nam càng nghèo bao nhiêu, người dân càng khổ bao nhiêu… thì tức khắc sẽ có một cuộc cánh mạng thật sự bùng lên. Ý nghĩ này khi nói ra tôi đã bị nhiều người lên án vì người Việt Nam ở ngoài này đa số vẫn còn thân nhân ở trong nước. Mà, tình thương và tương trợ trong mỗi gia đình Việt Nam là rất quan trọng. Có lần anh ToPa nói: “Có lẽ anh sống xa gia đình và không có người thân thích ruột thịt nên anh nghĩ vậy. Khi nào anh có vợ con rồi thì anh sẽ nghĩ khác đi.” Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ có được người đàn bà nào chịu chung sống với tôi đến lúc bạc đầu. Một điều mà nhiều người không hiểu được đó là, những vị tu sĩ công giáo và những người sống lâu năm trong nhà dòng đều có bản tính độc tài do cách truyền dạy để đào tạo vị tu sĩ. Có nhiều vị Linh mục xin trở về đời sống bình thường và lấy vợ nhưng đều không chung sống được lâu. Các bà xác nhận là các ông “độc tài quá.”
Viên Đại sứ cắt ngang dòng suy tư của tôi và nói: “Tôi nhân danh chính phủ kêu gọi anh Tắc hãy bỏ qua mọi chuyện xưa cũ mà trở về góp sức góp của xây dựng lại đất nước. Sứ quán sẽ tạo mọi điều kiện dễ dàng để anh đóng góp công sức cho nước nhà…”  Tôi gật đầu và cười như hài lòng lắm nhưng không phải vui vì lời kêu gọi của ông, mà, chỉ vì ông đã không thêm chữ ‘được’ vào câu nói. Mới gặp nhau chỉ mấy phút mà tôi thấy ông có vẻ là người có học thức thật sự. Tôi nói có vẻ là vì tôi luôn nghĩ những tên Việt cộng ngu dốt. Nhưng, tại sao ông lại nói tôi bỏ qua mọi chuyện xưa cũ? Chẳng lẽ ông cũng đã biết chuyện xảy ra hồi 1991 của tôi? Hay đây là câu nói chung chung vì người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đa số là những người từng bị trù dập đến phải bỏ nước ra đi xin tỵ nạn? Nếu nói chính sách của nhà cầm quyền cộng phỉ đang kêu gọi những doanh nghiệp hải ngoại về nước thì, tôi quả là con số không to tướng so với những người Việt Nam có tài sản ở đây. Tôi mới lập công ty và mới buôn bán qua lại với chỉ ba công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chưa khai trương cơ sở chỉ vì vấn đề tài chánh còn hạn chế. Hiện tại tôi chỉ đủ trả tiền cho một người bản xứ phụ giúp công việc ngoại giao và tiếp xúc với khách hàng nội địa. Ngoài ra thì mọi công việc trong công ty tôi đều đảm trách hết. Tôi vừa là thư ký, vừa là kế toán, vừa là dọn dẹp, vừa là người đi giao hàng… Tôi đang chờ người chủ của anh ToPa hợp tác thì sau ngày khai trương may ra tôi mới có cơ hội khá hơn.
“Trước khi trở thành nhà ngoại giao, tôi đã là nhà báo. Tôi từng viết báo và làm thơ cho nhiều tờ báo.” Thắng nói vói vẻ mặt hãnh diện vì xã hội nào cũng trọng người “có chữ” - “Về thơ phú thì tôi dốt đặc anh Thắng à. Viết một cái thư bình thường thì tôi có thừa khả năng chứ hơn nữa thì đành chịu. Có lẽ tôi sinh ra đời chỉ để làm những công việc lặt vặt kiếm chút tiền lẻ thôi.” Anh ToPa nhìn tôi như có ý muốn nói là: “Tại sao anh lại hạ mình như vậy với hắn. Coi chừng hắn sẽ lên mặt ngay đó. Bọn chúng ngu nên cứ tưởng mình là đỉnh cao trí tuệ.”
– ‘Tôi có nghe về công việc làm của anh hiện tại. Tôi biết công ty của anh là qua Phòng Thương Mại. Tôi có ý muốn giới thiệu với anh vài ba công ty may mặc của nhà nước cũng như của tư nhân. Việt Nam cần những người như anh để giới thiệu các sản phảm.” Về điều ông vừa nói tôi cũng đã biết từ lâu rồi. Nhà cầm quyền trong nước từ bao lâu nay bị thế giới ruồng bỏ, nay muốn góp mặt nên cần những người trung gian là những kiều bào đang sinh sống ở các nước mà nhà cầm quyền muốn đưa các sản phẩm sản xuất trong nước đến. Nhưng, tôi nghĩ mục đích thật sự của ông không phải như vậy. Trong một buổi gặp gỡ chỉ đôi ba tiếng đồng hồ thì không dễ dàng cho tôi biết được mục đích thật với những con người nhiều mưu mô lừa lọc… như ông. Dù sao thì tôi cũng phải có đôi lời để tỏ là mình cũng rất “hồ hởi phấn khởi”. Tôi nói: “Tôi cám ơn những điều anh Thắng nói với tôi tối hôm nay. Để thông cảm và hiểu nhau nhiều hơn, tôi mời anh Thắng đến chỗ tôi làm việc rồi khi nào thuận tiện tôi sẽ đến sứ quán thăm anh và mọi người.”  – “Tôi rất vui được đến thăm công ty của anh. Anh xem ngày nào… thì cho tôi biết tôi sẽ sắp xếp.”
Tối nay tôi muốn uống rượu chừng mực thôi để cái đầu còn tỉnh táo. Ngặt nỗi Thắng uống cạn ly thì chờ tôi chứ Thắng không chịu cho anh ToPa rót rượu vào ly của Thắng. Tôi không có việc gì mà phải vội vã. Hãy nói về những chuyện vô thưởng vô phạt rồi từ từ thì điều tôi muốn biết cũng sẽ biết. Thắng còn đến ba năm làm việc ở đây. Nghĩ vậy nên tôi uống với Thắng thoải mái vì lát nữa anh bạn ToPa sẽ lái xe. Chúng tôi có hẹn trước với nhau như vậy rồi. Bốn phần ăn mắc tiền nhất trong thực đơn tôi đặt cho bốn người, nhưng không ai ăn nhiều mà uống thì rất nhiều. Bốn người uống hết chai Hennesy XO nhưng vẫn chưa dủ nên, sau đó tôi kêu từng ly cho mỗi người chứ không kêu nguyên chai như lúc đầu. Những thực khách người bản xứ ngồi gần bàn của chúng tôi lộ ánh mắt ngạc nhiên nhìn bốn phần ăn còn gần như nguyên vẹn. Chúng tôi vừa nói vừa uống, nhưng, luôn là những câu nói để đẹp lòng nhau. Tôi tấm tắc khen Thắng khi Thắng khoe có bằng Tiến sĩ tốt nghiệp tại Hung Ga Ry. “Được quen anh Thắng là điều vinh hạnh. Tôi sẽ trở về lại Việt Nam khi thời điểm cho phép. Lúc đó chắc chắn tôi sẽ nhờ đến anh nhiều.” Tôi chưa đến sứ quán Việt Nam lần nào, nhưng các bạn tôi kể là, người Việt mình khi đến sứ quán Việt Nam tại Bỉ hoặc Pháp để xin visa – vì lúc đó Hòa Lan chưa có sứ quán – thì luôn luôn khúm núm tỏ vẻ sợ sệt, và, khi nhân viên sứ quán nói điều gì thì dạ dạ luôn miệng. Tôi nghĩ, có lẽ người Việt sống ở nước ngoài sợ bọn người trong các sứ quán, vốn có tính tiểu nhân sẽ hoạnh họe để làm tiền chứ không phải khúm núm vì sợ không cấp visa. Cầu mà được cấp visa cho kiều bào vì vừa được tiền vừa được tiếng.
Mười một giờ hơn, chúng tôi mỗi người uống ly café cho tỉnh táo và rồi mười một giờ năm mươi phút chúng tôi cùng đứng lên ra về. Trường đi trước ra cửa để đi lấy xe. Thắng và tôi cùng đi ra cửa. Anh bạn ToPa đi phía sau. Trước khi Thắng bước vào trong xe, Thắng đã ôm tôi như những tên cộng phỉ thường ôm nhau khi gặp nhau như tỏ tình thắm thiết lắm. “Cám ơn anh về bữa ăn tối nay. Ngon và vui quá. Hẹn gặp lại anh thật sớm. Hãy liên lạc với tôi qua email anh nhé.” E-mail của Thắng; thang.dshl@wxs.nl
Thắng đi rồi anh bạn ToPa và tôi đi bộ đến quán café gần đó để nói chuyện về buổi tối nay.
Mấy ngày trước tuyết còn nhiều. Hôm nay tuyết tan nên đường sá lầy lội vì vậy anh ToPa lái xe rất chậm. Con đường xa lộ hun hút trong bóng đêm có sương mù dầy đặc mà khoảng cách còn tám mươi cây số nữa mới về đến nhà. Anh ToPa mở sưởi trong xe chỉ vừa đủ cho khỏi mờ kiếng vì anh sợ mở ấm quá sẽ dễ ngủ gục. “Dù cuộc đời có bao nhiêu biến động và bao nhiêu cuộc thay đổi tiếp nữa thì anh cũng đừng bao giờ quên những gì đã xảy ra với anh năm 1991.” Lời của anh bạn ToPa làm cho tôi bỗng nhớ lại những đêm trong phòng tạm giam ở 3C bến Bạch Đằng. Có lẽ khi đó tôi cũng bị… lạnh lẽo và cô đơn nên cứ bị ám ảnh hoài. Dù sao thì đó cũng là kỷ niệm, tuy buồn nhưng rất đáng nhớ. Trụ sở điều tra thành phố ở 3C bến Bạch Đằng hiện nay đã được bọn Đài Loan đến đầu tư làm cái gì thì tôi không biết. Những người tù sẽ bị đem đi giam nơi nào? Chí Hòa hay nhà lao Gia Định Phan Đăng Lưu? Thân phận người tù thì đi đâu cũng ở trong phòng kín thôi. Nếu bị tù vì tội ăn cướp ăn trộm… thì còn hiểu được. Sống dưới chế độ mà bất cứ thứ gì có giá trị đều bị nhà cầm quưền tìm cách ăn cướp  đoạt thì cuộc sống của con người sẽ thê thảm đến như thế nào. Nhưng, nếu bị tù vì tội giết người hoặc hiếp dâm thì không thể chấp nhận được. Tội này cần trừng trị thật nặng. Qua báo chí tôi được biết năm 1992 có một ông Tướng Mỹ qua Việt Nam xin nhà cầm quyền trả tự do cho ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long. Tôi thật không ngờ lúc mình bị tạm giam thì ông cũng đang bị giam tại đó mà tôi không biết. Ông bị bọn cộng phỉ giam cầm lâu quá. Cuộc sống của con người tạm xem như có sáu mươi năm. Sáu mươi năm không dài cho một đời người… như ông, nhưng lại bị bọn cộng phỉ làm cho trở thành vô tích sự mất gần hai mươi năm. Thế rồi bây giờ bọn chúng lại kêu gọi những người bị chúng hành hạ, bị chúng bỏ đói… chẳng hạn như những viên sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như với ông Đỗ Ngọc Long và, như với tôi; là hãy quên đi chuyện bị giam cầm và hành hạ để cùng chúng chung sống dưới sự cai trị của bọn chúng. Không bao giờ. Đối với tôi không bao giờ có chuyện quên quá khứ cách khơi khơi và dễ dàng như vậy được. Thật sự thì, nếu tôi có muốn quên cũng không bao giờ quên được.  Tôi nhìn sang anh bạn ToPa. Có lần anh và tôi nói về sự hòa giải  hòa hợp mà bọn cộng phỉ đang ra rả kêu gọi trên các báo mạng. Anh ToPa đã hỏi tôi: “Chẳng lẽ mình cứ thù bọn chúng mãi sao? Cũng phải cho bọn chúng một cơ hội chứ?” – “Lúc đầu tôi nghĩ, chỉ khi nào bọn cộng phỉ chịu cúi đầu xin lỗi đồng bào miền Nam về những tội ác trả thù mà bọn chúng đã gây ra sau khi chiếm được miền Nam, thì khi đó hận thù mới xem như được xóa bỏ. Nhưng, anh ToPa cứ chờ đợi rồi sẽ thấy rõ là, bọn phỉ nếu có làm như vậy cũng chỉ là giả dối để qua ải mà thôi. Bọn chúng muốn cầm quyền và muốn không có người chống đối. Khi nào bọn chúng còn nắm quyền lực thì vẫn sẽ gây những bất công và cướp của của đồng bào chỉ vì bọn chúng là phỉ mà. Việt Nam phải thay đổi thể chế thì khi đó người người mới có được hạnh phúc thật sự.”
Tôi cũng vừa nhớ đến chị Luật sư Đào Hoàng Mỹ. Trong bốn người mà tôi luôn nhớ đến, chị Luật sư Đào Hoàng Mỹ là người tôi nhớ nhiểu hơn cả vì chị đã hồi âm thư cho tôi. Năm 1991 phe nhóm của chị Mỹ mạnh, thế mà vào khoảng năm 1997 – 1998  tôi đọc báo trên mạng và biết chị bị nhà cầm quyền cấm hành nghề Luật sư. Phe nhóm của chị đã không còn như ngày nào nữa. Hoặc, cũng có thể tên cán bộ, là chồng thứ hai của chị đã chia tay chị nên chị bị mất thế chăng? Nếu tôi trở lại Việt Nam thì người đầu tiên tôi liên lạc không phải là chị mà là anh chị Khương.
“Mọi chuyện đều có thể bắt đầu làm lại nếu như cái đầu của tôi còn minh mẫn. Tôi còn sáng suốt quá phải không anh ToPa? Nếu chẳng may tôi bị thất bại thì anh sẽ tiếp tục… anh đồng ý không?” Anh ToPa quay đầu qua nhìn tôi và hỏi. “Chuyện gì mà quan trọng vậy?” -  “Tôi sẽ làm cho tên Đại sứ Đinh Hoàng Thắng phải tha hóa, phải ăn hối lộ, phải nhận tiền của tôi. Và, phải ân hận vì tôi!”

03/04/1999

Anh ToPa phải thốt lên câu nói khi nhìn thấy sứ quán Việt Nam: “ Một đảng cầm quyền và sứ quán Việt Nam nằm trên con đường một chiều. Điều nhỏ nhặt như vậy cũng làm cho tôi phải suy nghĩ.”
Hôm qua Thắng phôn mời tôi chiều hôm nay đến thăm sứ quán. Có lẽ từ hôm gặp nhau ở nhà hàng Sakura cho đến nay Thắng không thấy tôi liên lạc nên phôn mời đến sứ quán. Khi xe chạy gần đến sứ quán tôi phôn cho Thắng nên Thắng đón tôi và chỉ cho anh ToPa đậu xe ngay trước cửa sứ quán. Sứ quán là căn nhà cùng một dãy nhà thuộc loại xưa cũ nhưng được sơn phết lại nên nhìn cũng… tạm được. Trước cửa sứ quán có treo lá cờ máu thật lớn. Trong sứ quán mọi thứ đều được sắp xếp gọn ghẽ và sạch bóng. Trong phòng tiếp khách đến xin visa hay giấy tờ gì đó có treo mấy bức tranh phong cảnh của ba miền đất nước Việt Nam. Tôi đặc biệt chú ý đến bức tranh có mấy người Thượng mấy con voi và thác nước mà tôi đoán là phong cảnh ở Pleiku vì không thấy ghi địa danh nào. Những tấm tranh treo tường làm gợi nhớ lại thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hoà miền Nam quá. Thời gian đó nếu người nào đi thăm thắng cảnh mới thật sự thấy thơ mộng và hữu tình. Nhìn tấm tranh làm sao tôi có thể quên được quốc lộ số 7 năm tôi còn là cậu bé con và thường đi trong chiếc xe đò hiệu Sanh Hòa trên con đường này. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm quê hương miền Nam đã có nhiều tháng năm thật thanh bình. Xe đò ngày đó chạy cả ngày lẫn đêm. Một thời gian sau khi bọn cộng phỉ gây chiến tranh xâm lược thì quốc lộ này đành phải bỏ hoang. Thế rồi… tháng ba năm 1975 quốc lộ này đã chứng kiến những đau đớn tủi hờn của dân tộc đang dần bị nhuộm đỏ bởi bon cộng phỉ dã man… Thắng đưa tôi vào phòng khách nhưng không đóng cửa. Vì có chủ đích nên tôi chờ cho anh ToPa vào tôi mới tự tay khép nhẹ cánh cửa rồi lấy từ trong túi áo vest ra một cái bao thư không dán: “Đây là quà tôi mừng anh. Tôi mong sứ quán tạo điều kiện để tôi có dịp giúp lại sứ quán và quê hương.” Thắng hơi bất ngờ và ngại khi thấy anh ToPa đang nhìn Thắng và tôi nên chưa chịu cầm. Tôi bồi thêm: “Một ngàn đô la Mỹ thì không nhiều lắm. Anh giữ lấy vì tôi đang làm ăn cũng được. Rồi thì chính anh lại sẽ giới thiệu các công ty trong nước cho tôi… coi như có qua có lại. Nếu tôi có chén cơm, tôi cũng muốn anh phải được chén cháo.” Tôi gài cho Thắng từ nay phải nhận tiền của tôi. Tôi chưa từng thấy ai chê tiền bao giờ. Thật sự thì tôi chưa từng nhìn thấy điều đó xảy ra. Thắng định từ chối lấy lệ nhưng vì tôi nói, đây là quà mừng anh, rồi chính anh sẽ giới thiệu các công ty cho tôi nên Thắng liền cho ngay bao thư vào túi áo vest và quay người về phía sau lấy chai rượu chát đỏ của Pháp và tự tay khui ra mời tôi và anh ToPa. Thắng chịu nhận tiền của tôi ngày hôm nay thì rồi sẽ “được” nhận dài dài. “Mời hai anh ngồi đây.” Thẳng chỉ tay vào ghế. Tôi nhìn quanh căn phòng. Phòng khách nhỏ vì là loại nhà xưa nhưng có đến bốn khung cửa sổ với những tấm rèm trang nhã. Căn phòng có mùi thơm của một loại dầu được tỏa ra nhờ có điện tác động. Khắp phòng có đến ba cái bàn nhỏ mặt bàn bằng kiếng và một cái bàn lớn chung với bộ salon Tôi không biết những cái bàn nhỏ đó dùng làm gì mà nhiều vậy. Tôi ngồi quay lưng lại phía cửa. Phía trên đầu tôi có treo tấm hình “bác” ngồi làm việc ngoài vườn.
Suốt buổi tối hôm nay tôi không gặp mặt Trường nhưng gặp hai người đàn bà. Một được Thắng giới thiệu là bà xã tên Mai. Người kia là Bí thư thứ nhất tên Nguyễn Thị Bình. Tên của bà cũng làm cho tôi nhớ đến người đàn bà trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chắc chắc bà Bình kia cũng được… sáng mắt sáng lòng nhưng không có can đảm phản kháng lại nên muối mặt chịu nhục trong những chức vụ hữu danh vô thực. Bà Bình Bí thư thứ nhất của sứ quán ốm như con mắm nhưng ăn nói thật nhỏ nhẹ và lịch sự. Ngồi một lúc bà Bình đi ra và khi trở vào bà cầm theo dĩa mồi nhậu có nhiều loại xúc xích và dĩa củ kiệu. “Cảm ơn chị Bình.” Tôi nói khi bà mời tôi, tôi lấy nỉa ghim miếng xúc xích. “Bà xã của tôi có đi du học bên Úc bốn năm. Sau đó về nước làm tiếp viên hàng không Air Việt Nam rồi gặp tôi.” Bà Mai – Bà Đại sứ là người đàn bà đẹp và lịch sự. Thắng có được người vợ như bà để giao tiếp với người của Bộ Ngoại Giao bản xứ thì hay quá. Bà có tướng cao và sang. Cao hơn Thắng nhưng… có lẽ còn nghèo. Tôi nhìn thấy bà cũng có đeo nữ trang nhưng toàn loại nhỏ xíu và rẻ tiền. Chiêc nhẫn vàng nhỏ xíu và mỏng mà tôi đoán chỉ cỡ vài phân thôi. Tôi quyết định sẽ tặng bà chiếc nhẫn hột xoàn trong lần gặp tới. Nhẫn nhỏ thôi nhưng là loại thật tốt.
“Anh có định khi nào về thăm lại Việt Nam không?” Bà Mai hỏi. “Khi nào anh Thắng thấy cần giới thiệu các công ty may mặc trong nước thì tôi sẽ về. Phải về trước một lần để xem sao rồi mới tính được”  Thắng vui vẻ nói:  “Ngoài Bắc thì có May10 của ông Quang, cũng là chỗ bạn bè với tôi. Trong Nam có Texgamex. Tôi sẽ viết thư giới thiệu cho anh cả hai nơi. Hai nơi này sẽ đưa anh đi giới thiệu với các công ty của cả nước. Ngoài ra tôi cũng viết thư giới thiệu cho anh hãng giầy dép Bitis… cũng là chỗ quen biết cả.” – “Nếu vậy tôi sẽ về Sàigòn trước và sẽ đến Texgamex và Bitis xem sao. Lần khác tôi sẽ ghé Hà Nội.” Bà xã của Thắng hỏi: “Anh đến Hà Nội lần nào chưa?” – “Chưa chị.”
Buổi gặp gỡ vui nên đến chín giờ tối tôi mới từ giã ra về. Một món quà mà Thắng “trả lễ” lại cho tôi hôm nay khi Thắng nói như ra lệnh cho bà Bí thư thứ nhất: “Chị Bình à, từ nay anh Tắc được miễn lệ phí visa vì là người sẽ về giúp quê hương đấy.”

01/06/1999

Sáng hôm nay thứ ba, ngày 1 tháng 6 năm 1999 là ngày khai trương công ty xuất nhập cảng quần áo trẻ em và máy computer; sau hai tháng tôi qua lại Việt Nam theo thư giới thiệu của Đinh Hoàng Thắng. Cuối cùng thì Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam do Lê Quốc Ân làm Chủ Tịch đã ký Quyết Định số: 391/ QĐ/ TC-HC ngày 27/5/1999 thừa nhận Texgamex – Europe sẽ là nơi giới thiệu và phân phối các sản phẩm của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đến toàn Âu Châu. Texgamex Saigon Việt Nam do Nguyễn Mạnh Hùng làm Giám đốc đã đề nghị tôi đặt tên cho công ty của tôi là Texgamex-Europe. Nếu không có phía Việt nam tham dự thì công ty hợp doanh Texgamex – Europe vẫn sẽ khai trương nhưng với tên khác và vẫn sẽ có hai Giám đốc. Một Việt Nam là tôi và một Hòa Lan là anh J.F. van de Poll. Anh Poll nhỏ hơn tôi hai tuổi, là người có bằng Cử nhân về kinh doang. Anh Poll và tôi sẽ chịu mọi chi phí ngày khai trương. Nguyễn Mạnh Hùng kết hợp sự việc chính phủ Hòa Lan mời viên Thứ Trưởng Bộ Công Nghiệp  Việt Nam qua để ký nhận kinh phí tài trợ trong chương trình trợ giúp giải quyết (xử lý) nước thải. Nguyễn Mạnh Hùng sẽ chịu chi phí quà cáp cho các người bên phía Việt Nam. Buổi khai trương Texgamex-Europe sẽ bắt đầu vào lúc mười giờ với sự hiện diện :
Lê Huy Côn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Nghiệp Việt Nam.
Lê Quốc Ân, Chủ Tịch Hội đồng quản trị Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam.
Đinh Hoàng Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan.
Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc SàigònTexgamex.
Và, tám Giám đốc các Công Ty may mặc trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Buổi lễ khai trương tôi có mời rất nhiều người Việt Nam đến tham dự. Đặc biệt sẽ có mười hai (12) người đẹp Việt Nam sinh sống tại Hòa Lan sẽ mặc áo dài đứng hai bên đón quan khách và tặng hoa. Tôi không bất ngờ khi những người Việt mà tôi mời chỉ hiện diện có hai người. Tôi chỉ bất ngờ khi mười hai người đẹp mà tối hôm trước ngày khai trương đều hứa chắc sẽ đến nhưng, đến giờ khai trương vẫn không thấy bóng dáng người đẹp nào cả.
Trước buổi lễ khai trương mấy ngày anh bạn ToPa đã “tiên đoán”: “Những người Việt mà mình mời có thể sẽ không đến nhiều… Người Việt ở Hòa Lan chống cộng có tiếng ở Âu Châu. Họ quý mến mình nhưng rất thù ghét bọn cộng phỉ.” Quả thật tôi cũng có hơi lo về phần mười hai cô gái Việt sẽ không đến. Tôi lo là vì trước ngày khai trương Nguyễn Mạnh Hùng cứ nói đi nói lại: “Ông Lê Huy Côn thích được đón tiếp long trọng. Buổi lễ khai trương mà tốt đẹp thì tôi sẽ được ông ấy cấp cô-ta (quota) không giới hạn. Anh cố gắng cho buổi lễ xôm vui là mọi chuyện sẽ vui lắm.”  Có tất cả bốn người Việt đến tham dự. Một cặp vợ chồng có cửa tiệm bán quà lưu niệm ở ngay trung tâm Amsterdam. Anh Dược sĩ N.H. Và anh B.N.P, người có tiệm bán thực phẩm và bán vé máy bay. Khách người bản xứ tham dự khá đông đủ.
Buổi khai trương cũng có rượu, có bia, có thức ăn nhẹ, có hoa và có quà kỷ niệm… rồi cũng trôi qua. Anh bạn ToPa đã giúp tôi thật nhiều trong việc giải thích những thắc mắc của những người đến từ Việt Nam. Đinh Hoàng Thắng cũng nói với tôi: “Cứ lờ đi xem như những người Việt không đến được vì… rất nhiều lý do.” Sau phần khai mạc thì đến phần Thắng đọc diễn văn bằng tiếng Việt khá dài và rất hùng hồn. Bà Mai, vợ của Thắng đứng bên cạnh chồng thông dịch qua tiếng Anh. Cuối cùng buổi lễ đã kết thúc vào khoảng gần trưa.
Anh bạn ToPa và tôi cùng vợ chồng Thắng đến Amsterdam ăn cơm Tàu. Tôi nói anh J.K. van de Poll đừng đi theo. “Tôi muốn anh đứng ngoài việc làm của tôi với những người này. Đây chỉ là trò chơi giữa tôi và những người ở Việt Nam. Tôi chẳng làm ăn gì với họ đâu” Anh Poll thừa thông minh để hiểu ý của tôi. Tôi từng tâm sự với anh về những gì mà tôi đã bị nhà cầm quyền cộng phỉ đối xửa sau ngày sau 30 tháng tư năm 1975.
Trong bữa ăn trưa anh bạn ToPa và tôi cố tạo không khí vui và hứa hẹn những việc sẽ làm trong tương lai. Tại buổi ăn này tôi đã trao cho Thắng một bao thư không dán. Sự hiện diện của Thắng và vợ được anh Poll và tôi tặng một ngàn tám trăm (1.800) đô la Mỹ. Một tuần sau,  ngày 07/06/1999 nữ Đặc phái viên tờ báo Kinh Tế Saigon tên Mai Hương gởi tin về buổi lễ khai trương và đăng trên tờ báo này. Mai Hương là vợ của Đinh Hoàng Thắng.
Trong hai tháng tôi đi Việt Nam vừa qua chỉ là đi chơi và… hứa hẹn cuội cho vui thôi. Những người của đảng cộng phỉ mà tôi gặp gỡ để gọi là “bàn công việc hợp tác” thì nhiều lắm. Người có chức vụ cao nhất chỉ là Thứ trưởng Bộ Công Nghiệp. Những người tôi gặp gỡ đều  muốn hợp tác với tôi vì qua đó sẽ được đi “công vụ bên Hà Lan”. Không một người nào là không “rút ruột”của công ty bằng đủ cách vì là xí nghiệp quốc doanh. Làm ăn thua hay lỗ cũng chẳng có là vấn đề. Có những bữa ăn và chơi do chính tôi đài thọ nhưng bọn họ lại xin hóa đơn.
Trong hai tháng đó tôi cũng đã gởi bốn cái thư tại bưu điện Saigon, trong đó có ba cái là thư bảo đảm cho chị Đào Hoàng Mỹ nhưng chị không trả lời. Anh chị Khương đã cho bọn Đài Loan mướn khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng dài hạn để làm văn phòng. Anh chị về Lái Thiêu sinh sống nhưng không một người nào ở quanh khu khách sạn biết địa chỉ của anh chị.
Tôi có gặp lại anh Huỳnh Sơn Phước và cùng đi ăn tối ở nhà hàng Tự Do. Nhà hàng Vy đã mở thêm chi nhánh thứ hai trên đường Pasteur và, do làm ăn phát đạt nên ông chủ con của tên gián điệp đội lốt cố vấn cũng …  sang trọng hơn,  vì vậy ông đã đổi vợ khác cho đúng với câu: “…Sang đổi vợ.” Anh Phước và tôi cũng có đến  ăn uống một lần ở địa chỉ mới nhưng không còn thấy vui như ngày nào nữa.
“Thằng Thiếu úy ranh con” Mai Quốc Anh đã bị những tên gọi là lãnh đạo sa thải khỏi ngành công an. Phạm Cang bị đổi đi nơi khác. Riêng Phan Anh Minh thì trái lại là con diều đang gặp gió nên được thăng quan tiến chức. (Minh có người anh ruột tên Phan Anh Tuấn là Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhứt nhưng vì ăn hối lộ và buôn lậu nên bị xử phạt rất nặng.)
ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 9 - Topa

( HNPĐ ) Ngồi chỗ kín đáo trong nhà hàng Nhật Sakura nhìn ra đường, tôi để ý đến một người thanh niên Á Châu đi ngang qua nhà hàng và nhìn vô, rồi khoảng ba bốn phút sau anh quay lại và cũng nhìn vô. Anh làm như vậy ba lần



27/03/1999

Ngồi chỗ kín đáo trong nhà hàng Nhật Sakura nhìn ra đường, tôi để ý đến một người thanh niên Á Châu đi ngang qua nhà hàng và nhìn vô, rồi khoảng ba bốn phút sau anh quay lại và cũng nhìn vô. Anh làm như vậy ba lần. Tôi chắc chắn anh phải là người Việt Nam ở miền Bắc vì cách ăn mặc và gương mặt của anh tôi không thể nhầm lẫn được.
Quá giờ hẹn mười phút rồi mà ông Đại sứ Việt Nam vẫn chưa đến. Tôi bỗng chợt nhớ ra là người cộng sản thường hay sợ sệt mỗi khi đến nơi lạ vì họ có quá nhiều người thù ghét. Tôi nghĩ anh thanh niên mà tôi thấy đi qua đi lại trước nhà hàng là an ninh của sứ quán; đến trước để quan sát địa điểm và tình hình. Nghĩ vậy nên tôi yên trí và không còn mong ngóng nữa. Ông Đại sứ sợ nên đã cho người đến trước dò xét và khi biết an toàn ông mới đến. Ông đến trễ mười bảy phút. Người tài xế của ông Đại sứ chính là người đã phôn cho tôi hôm nào, tên Trường. Nhưng, trong buổi gặp gỡ lần đầu giữa ông Đại sứ và tôi, thế mà người tài xế lại được phép ngồi chung bàn và ngang hàng với ông Đại sứ đã cho tôi ý thức rằng, hắn không phải là tên tài xế bình thường mà là người phải có chức vụ.
Viên Đại sứ Việt Nam và tôi bắt tay nhau. Tôi giới thiệu anh ToPa là người thân và đang cùng làm việc với tôi. “Tôi tên Thắng. Đinh Hoàng Thắng. Rất hân hạnh được gặp anh Tắc-Kè buổi tối nay.” Ông Đại sứ người hơi thấp chỉ khoảng một thước sáu mươi tư sáu mươi lăm. Ông là người Bắc Kỳ xấu trai với nước da ngâm đen làm cho gương mặt của ông có vẻ tối tăm. Tuổi của ông vào khoảng bốn mươi chín đến năm mươi mốt. Nếu đúng như tôi đoán thì ông lớn hơn tôi vài tuổi. Ông luôn tươi cười để tạo cho gương mặt được rạng rỡ. “Anh Thắng cứ gọi tên tôi là Tắc. Chữ Kè tôi thêm vô khi miền Nam Việt Nam bị mất vì lúc đó tôi gặp nhiều khó khăn.” Ông nghe tôi nói thì gật đầu chứ không hỏi. Trong những câu nói đầu tiên, ông nói nhiều về những khó khăn của đất nước mà những điều đó không làm cho tôi bận tâm lắm. Theo tôi, nước Việt Nam càng nghèo bao nhiêu, người dân càng khổ bao nhiêu… thì tức khắc sẽ có một cuộc cánh mạng thật sự bùng lên. Ý nghĩ này khi nói ra tôi đã bị nhiều người lên án vì người Việt Nam ở ngoài này đa số vẫn còn thân nhân ở trong nước. Mà, tình thương và tương trợ trong mỗi gia đình Việt Nam là rất quan trọng. Có lần anh ToPa nói: “Có lẽ anh sống xa gia đình và không có người thân thích ruột thịt nên anh nghĩ vậy. Khi nào anh có vợ con rồi thì anh sẽ nghĩ khác đi.” Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ có được người đàn bà nào chịu chung sống với tôi đến lúc bạc đầu. Một điều mà nhiều người không hiểu được đó là, những vị tu sĩ công giáo và những người sống lâu năm trong nhà dòng đều có bản tính độc tài do cách truyền dạy để đào tạo vị tu sĩ. Có nhiều vị Linh mục xin trở về đời sống bình thường và lấy vợ nhưng đều không chung sống được lâu. Các bà xác nhận là các ông “độc tài quá.”
Viên Đại sứ cắt ngang dòng suy tư của tôi và nói: “Tôi nhân danh chính phủ kêu gọi anh Tắc hãy bỏ qua mọi chuyện xưa cũ mà trở về góp sức góp của xây dựng lại đất nước. Sứ quán sẽ tạo mọi điều kiện dễ dàng để anh đóng góp công sức cho nước nhà…”  Tôi gật đầu và cười như hài lòng lắm nhưng không phải vui vì lời kêu gọi của ông, mà, chỉ vì ông đã không thêm chữ ‘được’ vào câu nói. Mới gặp nhau chỉ mấy phút mà tôi thấy ông có vẻ là người có học thức thật sự. Tôi nói có vẻ là vì tôi luôn nghĩ những tên Việt cộng ngu dốt. Nhưng, tại sao ông lại nói tôi bỏ qua mọi chuyện xưa cũ? Chẳng lẽ ông cũng đã biết chuyện xảy ra hồi 1991 của tôi? Hay đây là câu nói chung chung vì người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đa số là những người từng bị trù dập đến phải bỏ nước ra đi xin tỵ nạn? Nếu nói chính sách của nhà cầm quyền cộng phỉ đang kêu gọi những doanh nghiệp hải ngoại về nước thì, tôi quả là con số không to tướng so với những người Việt Nam có tài sản ở đây. Tôi mới lập công ty và mới buôn bán qua lại với chỉ ba công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chưa khai trương cơ sở chỉ vì vấn đề tài chánh còn hạn chế. Hiện tại tôi chỉ đủ trả tiền cho một người bản xứ phụ giúp công việc ngoại giao và tiếp xúc với khách hàng nội địa. Ngoài ra thì mọi công việc trong công ty tôi đều đảm trách hết. Tôi vừa là thư ký, vừa là kế toán, vừa là dọn dẹp, vừa là người đi giao hàng… Tôi đang chờ người chủ của anh ToPa hợp tác thì sau ngày khai trương may ra tôi mới có cơ hội khá hơn.
“Trước khi trở thành nhà ngoại giao, tôi đã là nhà báo. Tôi từng viết báo và làm thơ cho nhiều tờ báo.” Thắng nói vói vẻ mặt hãnh diện vì xã hội nào cũng trọng người “có chữ” - “Về thơ phú thì tôi dốt đặc anh Thắng à. Viết một cái thư bình thường thì tôi có thừa khả năng chứ hơn nữa thì đành chịu. Có lẽ tôi sinh ra đời chỉ để làm những công việc lặt vặt kiếm chút tiền lẻ thôi.” Anh ToPa nhìn tôi như có ý muốn nói là: “Tại sao anh lại hạ mình như vậy với hắn. Coi chừng hắn sẽ lên mặt ngay đó. Bọn chúng ngu nên cứ tưởng mình là đỉnh cao trí tuệ.”
– ‘Tôi có nghe về công việc làm của anh hiện tại. Tôi biết công ty của anh là qua Phòng Thương Mại. Tôi có ý muốn giới thiệu với anh vài ba công ty may mặc của nhà nước cũng như của tư nhân. Việt Nam cần những người như anh để giới thiệu các sản phảm.” Về điều ông vừa nói tôi cũng đã biết từ lâu rồi. Nhà cầm quyền trong nước từ bao lâu nay bị thế giới ruồng bỏ, nay muốn góp mặt nên cần những người trung gian là những kiều bào đang sinh sống ở các nước mà nhà cầm quyền muốn đưa các sản phẩm sản xuất trong nước đến. Nhưng, tôi nghĩ mục đích thật sự của ông không phải như vậy. Trong một buổi gặp gỡ chỉ đôi ba tiếng đồng hồ thì không dễ dàng cho tôi biết được mục đích thật với những con người nhiều mưu mô lừa lọc… như ông. Dù sao thì tôi cũng phải có đôi lời để tỏ là mình cũng rất “hồ hởi phấn khởi”. Tôi nói: “Tôi cám ơn những điều anh Thắng nói với tôi tối hôm nay. Để thông cảm và hiểu nhau nhiều hơn, tôi mời anh Thắng đến chỗ tôi làm việc rồi khi nào thuận tiện tôi sẽ đến sứ quán thăm anh và mọi người.”  – “Tôi rất vui được đến thăm công ty của anh. Anh xem ngày nào… thì cho tôi biết tôi sẽ sắp xếp.”
Tối nay tôi muốn uống rượu chừng mực thôi để cái đầu còn tỉnh táo. Ngặt nỗi Thắng uống cạn ly thì chờ tôi chứ Thắng không chịu cho anh ToPa rót rượu vào ly của Thắng. Tôi không có việc gì mà phải vội vã. Hãy nói về những chuyện vô thưởng vô phạt rồi từ từ thì điều tôi muốn biết cũng sẽ biết. Thắng còn đến ba năm làm việc ở đây. Nghĩ vậy nên tôi uống với Thắng thoải mái vì lát nữa anh bạn ToPa sẽ lái xe. Chúng tôi có hẹn trước với nhau như vậy rồi. Bốn phần ăn mắc tiền nhất trong thực đơn tôi đặt cho bốn người, nhưng không ai ăn nhiều mà uống thì rất nhiều. Bốn người uống hết chai Hennesy XO nhưng vẫn chưa dủ nên, sau đó tôi kêu từng ly cho mỗi người chứ không kêu nguyên chai như lúc đầu. Những thực khách người bản xứ ngồi gần bàn của chúng tôi lộ ánh mắt ngạc nhiên nhìn bốn phần ăn còn gần như nguyên vẹn. Chúng tôi vừa nói vừa uống, nhưng, luôn là những câu nói để đẹp lòng nhau. Tôi tấm tắc khen Thắng khi Thắng khoe có bằng Tiến sĩ tốt nghiệp tại Hung Ga Ry. “Được quen anh Thắng là điều vinh hạnh. Tôi sẽ trở về lại Việt Nam khi thời điểm cho phép. Lúc đó chắc chắn tôi sẽ nhờ đến anh nhiều.” Tôi chưa đến sứ quán Việt Nam lần nào, nhưng các bạn tôi kể là, người Việt mình khi đến sứ quán Việt Nam tại Bỉ hoặc Pháp để xin visa – vì lúc đó Hòa Lan chưa có sứ quán – thì luôn luôn khúm núm tỏ vẻ sợ sệt, và, khi nhân viên sứ quán nói điều gì thì dạ dạ luôn miệng. Tôi nghĩ, có lẽ người Việt sống ở nước ngoài sợ bọn người trong các sứ quán, vốn có tính tiểu nhân sẽ hoạnh họe để làm tiền chứ không phải khúm núm vì sợ không cấp visa. Cầu mà được cấp visa cho kiều bào vì vừa được tiền vừa được tiếng.
Mười một giờ hơn, chúng tôi mỗi người uống ly café cho tỉnh táo và rồi mười một giờ năm mươi phút chúng tôi cùng đứng lên ra về. Trường đi trước ra cửa để đi lấy xe. Thắng và tôi cùng đi ra cửa. Anh bạn ToPa đi phía sau. Trước khi Thắng bước vào trong xe, Thắng đã ôm tôi như những tên cộng phỉ thường ôm nhau khi gặp nhau như tỏ tình thắm thiết lắm. “Cám ơn anh về bữa ăn tối nay. Ngon và vui quá. Hẹn gặp lại anh thật sớm. Hãy liên lạc với tôi qua email anh nhé.” E-mail của Thắng; thang.dshl@wxs.nl
Thắng đi rồi anh bạn ToPa và tôi đi bộ đến quán café gần đó để nói chuyện về buổi tối nay.
Mấy ngày trước tuyết còn nhiều. Hôm nay tuyết tan nên đường sá lầy lội vì vậy anh ToPa lái xe rất chậm. Con đường xa lộ hun hút trong bóng đêm có sương mù dầy đặc mà khoảng cách còn tám mươi cây số nữa mới về đến nhà. Anh ToPa mở sưởi trong xe chỉ vừa đủ cho khỏi mờ kiếng vì anh sợ mở ấm quá sẽ dễ ngủ gục. “Dù cuộc đời có bao nhiêu biến động và bao nhiêu cuộc thay đổi tiếp nữa thì anh cũng đừng bao giờ quên những gì đã xảy ra với anh năm 1991.” Lời của anh bạn ToPa làm cho tôi bỗng nhớ lại những đêm trong phòng tạm giam ở 3C bến Bạch Đằng. Có lẽ khi đó tôi cũng bị… lạnh lẽo và cô đơn nên cứ bị ám ảnh hoài. Dù sao thì đó cũng là kỷ niệm, tuy buồn nhưng rất đáng nhớ. Trụ sở điều tra thành phố ở 3C bến Bạch Đằng hiện nay đã được bọn Đài Loan đến đầu tư làm cái gì thì tôi không biết. Những người tù sẽ bị đem đi giam nơi nào? Chí Hòa hay nhà lao Gia Định Phan Đăng Lưu? Thân phận người tù thì đi đâu cũng ở trong phòng kín thôi. Nếu bị tù vì tội ăn cướp ăn trộm… thì còn hiểu được. Sống dưới chế độ mà bất cứ thứ gì có giá trị đều bị nhà cầm quưền tìm cách ăn cướp  đoạt thì cuộc sống của con người sẽ thê thảm đến như thế nào. Nhưng, nếu bị tù vì tội giết người hoặc hiếp dâm thì không thể chấp nhận được. Tội này cần trừng trị thật nặng. Qua báo chí tôi được biết năm 1992 có một ông Tướng Mỹ qua Việt Nam xin nhà cầm quyền trả tự do cho ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long. Tôi thật không ngờ lúc mình bị tạm giam thì ông cũng đang bị giam tại đó mà tôi không biết. Ông bị bọn cộng phỉ giam cầm lâu quá. Cuộc sống của con người tạm xem như có sáu mươi năm. Sáu mươi năm không dài cho một đời người… như ông, nhưng lại bị bọn cộng phỉ làm cho trở thành vô tích sự mất gần hai mươi năm. Thế rồi bây giờ bọn chúng lại kêu gọi những người bị chúng hành hạ, bị chúng bỏ đói… chẳng hạn như những viên sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như với ông Đỗ Ngọc Long và, như với tôi; là hãy quên đi chuyện bị giam cầm và hành hạ để cùng chúng chung sống dưới sự cai trị của bọn chúng. Không bao giờ. Đối với tôi không bao giờ có chuyện quên quá khứ cách khơi khơi và dễ dàng như vậy được. Thật sự thì, nếu tôi có muốn quên cũng không bao giờ quên được.  Tôi nhìn sang anh bạn ToPa. Có lần anh và tôi nói về sự hòa giải  hòa hợp mà bọn cộng phỉ đang ra rả kêu gọi trên các báo mạng. Anh ToPa đã hỏi tôi: “Chẳng lẽ mình cứ thù bọn chúng mãi sao? Cũng phải cho bọn chúng một cơ hội chứ?” – “Lúc đầu tôi nghĩ, chỉ khi nào bọn cộng phỉ chịu cúi đầu xin lỗi đồng bào miền Nam về những tội ác trả thù mà bọn chúng đã gây ra sau khi chiếm được miền Nam, thì khi đó hận thù mới xem như được xóa bỏ. Nhưng, anh ToPa cứ chờ đợi rồi sẽ thấy rõ là, bọn phỉ nếu có làm như vậy cũng chỉ là giả dối để qua ải mà thôi. Bọn chúng muốn cầm quyền và muốn không có người chống đối. Khi nào bọn chúng còn nắm quyền lực thì vẫn sẽ gây những bất công và cướp của của đồng bào chỉ vì bọn chúng là phỉ mà. Việt Nam phải thay đổi thể chế thì khi đó người người mới có được hạnh phúc thật sự.”
Tôi cũng vừa nhớ đến chị Luật sư Đào Hoàng Mỹ. Trong bốn người mà tôi luôn nhớ đến, chị Luật sư Đào Hoàng Mỹ là người tôi nhớ nhiểu hơn cả vì chị đã hồi âm thư cho tôi. Năm 1991 phe nhóm của chị Mỹ mạnh, thế mà vào khoảng năm 1997 – 1998  tôi đọc báo trên mạng và biết chị bị nhà cầm quyền cấm hành nghề Luật sư. Phe nhóm của chị đã không còn như ngày nào nữa. Hoặc, cũng có thể tên cán bộ, là chồng thứ hai của chị đã chia tay chị nên chị bị mất thế chăng? Nếu tôi trở lại Việt Nam thì người đầu tiên tôi liên lạc không phải là chị mà là anh chị Khương.
“Mọi chuyện đều có thể bắt đầu làm lại nếu như cái đầu của tôi còn minh mẫn. Tôi còn sáng suốt quá phải không anh ToPa? Nếu chẳng may tôi bị thất bại thì anh sẽ tiếp tục… anh đồng ý không?” Anh ToPa quay đầu qua nhìn tôi và hỏi. “Chuyện gì mà quan trọng vậy?” -  “Tôi sẽ làm cho tên Đại sứ Đinh Hoàng Thắng phải tha hóa, phải ăn hối lộ, phải nhận tiền của tôi. Và, phải ân hận vì tôi!”

03/04/1999

Anh ToPa phải thốt lên câu nói khi nhìn thấy sứ quán Việt Nam: “ Một đảng cầm quyền và sứ quán Việt Nam nằm trên con đường một chiều. Điều nhỏ nhặt như vậy cũng làm cho tôi phải suy nghĩ.”
Hôm qua Thắng phôn mời tôi chiều hôm nay đến thăm sứ quán. Có lẽ từ hôm gặp nhau ở nhà hàng Sakura cho đến nay Thắng không thấy tôi liên lạc nên phôn mời đến sứ quán. Khi xe chạy gần đến sứ quán tôi phôn cho Thắng nên Thắng đón tôi và chỉ cho anh ToPa đậu xe ngay trước cửa sứ quán. Sứ quán là căn nhà cùng một dãy nhà thuộc loại xưa cũ nhưng được sơn phết lại nên nhìn cũng… tạm được. Trước cửa sứ quán có treo lá cờ máu thật lớn. Trong sứ quán mọi thứ đều được sắp xếp gọn ghẽ và sạch bóng. Trong phòng tiếp khách đến xin visa hay giấy tờ gì đó có treo mấy bức tranh phong cảnh của ba miền đất nước Việt Nam. Tôi đặc biệt chú ý đến bức tranh có mấy người Thượng mấy con voi và thác nước mà tôi đoán là phong cảnh ở Pleiku vì không thấy ghi địa danh nào. Những tấm tranh treo tường làm gợi nhớ lại thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hoà miền Nam quá. Thời gian đó nếu người nào đi thăm thắng cảnh mới thật sự thấy thơ mộng và hữu tình. Nhìn tấm tranh làm sao tôi có thể quên được quốc lộ số 7 năm tôi còn là cậu bé con và thường đi trong chiếc xe đò hiệu Sanh Hòa trên con đường này. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm quê hương miền Nam đã có nhiều tháng năm thật thanh bình. Xe đò ngày đó chạy cả ngày lẫn đêm. Một thời gian sau khi bọn cộng phỉ gây chiến tranh xâm lược thì quốc lộ này đành phải bỏ hoang. Thế rồi… tháng ba năm 1975 quốc lộ này đã chứng kiến những đau đớn tủi hờn của dân tộc đang dần bị nhuộm đỏ bởi bon cộng phỉ dã man… Thắng đưa tôi vào phòng khách nhưng không đóng cửa. Vì có chủ đích nên tôi chờ cho anh ToPa vào tôi mới tự tay khép nhẹ cánh cửa rồi lấy từ trong túi áo vest ra một cái bao thư không dán: “Đây là quà tôi mừng anh. Tôi mong sứ quán tạo điều kiện để tôi có dịp giúp lại sứ quán và quê hương.” Thắng hơi bất ngờ và ngại khi thấy anh ToPa đang nhìn Thắng và tôi nên chưa chịu cầm. Tôi bồi thêm: “Một ngàn đô la Mỹ thì không nhiều lắm. Anh giữ lấy vì tôi đang làm ăn cũng được. Rồi thì chính anh lại sẽ giới thiệu các công ty trong nước cho tôi… coi như có qua có lại. Nếu tôi có chén cơm, tôi cũng muốn anh phải được chén cháo.” Tôi gài cho Thắng từ nay phải nhận tiền của tôi. Tôi chưa từng thấy ai chê tiền bao giờ. Thật sự thì tôi chưa từng nhìn thấy điều đó xảy ra. Thắng định từ chối lấy lệ nhưng vì tôi nói, đây là quà mừng anh, rồi chính anh sẽ giới thiệu các công ty cho tôi nên Thắng liền cho ngay bao thư vào túi áo vest và quay người về phía sau lấy chai rượu chát đỏ của Pháp và tự tay khui ra mời tôi và anh ToPa. Thắng chịu nhận tiền của tôi ngày hôm nay thì rồi sẽ “được” nhận dài dài. “Mời hai anh ngồi đây.” Thẳng chỉ tay vào ghế. Tôi nhìn quanh căn phòng. Phòng khách nhỏ vì là loại nhà xưa nhưng có đến bốn khung cửa sổ với những tấm rèm trang nhã. Căn phòng có mùi thơm của một loại dầu được tỏa ra nhờ có điện tác động. Khắp phòng có đến ba cái bàn nhỏ mặt bàn bằng kiếng và một cái bàn lớn chung với bộ salon Tôi không biết những cái bàn nhỏ đó dùng làm gì mà nhiều vậy. Tôi ngồi quay lưng lại phía cửa. Phía trên đầu tôi có treo tấm hình “bác” ngồi làm việc ngoài vườn.
Suốt buổi tối hôm nay tôi không gặp mặt Trường nhưng gặp hai người đàn bà. Một được Thắng giới thiệu là bà xã tên Mai. Người kia là Bí thư thứ nhất tên Nguyễn Thị Bình. Tên của bà cũng làm cho tôi nhớ đến người đàn bà trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chắc chắc bà Bình kia cũng được… sáng mắt sáng lòng nhưng không có can đảm phản kháng lại nên muối mặt chịu nhục trong những chức vụ hữu danh vô thực. Bà Bình Bí thư thứ nhất của sứ quán ốm như con mắm nhưng ăn nói thật nhỏ nhẹ và lịch sự. Ngồi một lúc bà Bình đi ra và khi trở vào bà cầm theo dĩa mồi nhậu có nhiều loại xúc xích và dĩa củ kiệu. “Cảm ơn chị Bình.” Tôi nói khi bà mời tôi, tôi lấy nỉa ghim miếng xúc xích. “Bà xã của tôi có đi du học bên Úc bốn năm. Sau đó về nước làm tiếp viên hàng không Air Việt Nam rồi gặp tôi.” Bà Mai – Bà Đại sứ là người đàn bà đẹp và lịch sự. Thắng có được người vợ như bà để giao tiếp với người của Bộ Ngoại Giao bản xứ thì hay quá. Bà có tướng cao và sang. Cao hơn Thắng nhưng… có lẽ còn nghèo. Tôi nhìn thấy bà cũng có đeo nữ trang nhưng toàn loại nhỏ xíu và rẻ tiền. Chiêc nhẫn vàng nhỏ xíu và mỏng mà tôi đoán chỉ cỡ vài phân thôi. Tôi quyết định sẽ tặng bà chiếc nhẫn hột xoàn trong lần gặp tới. Nhẫn nhỏ thôi nhưng là loại thật tốt.
“Anh có định khi nào về thăm lại Việt Nam không?” Bà Mai hỏi. “Khi nào anh Thắng thấy cần giới thiệu các công ty may mặc trong nước thì tôi sẽ về. Phải về trước một lần để xem sao rồi mới tính được”  Thắng vui vẻ nói:  “Ngoài Bắc thì có May10 của ông Quang, cũng là chỗ bạn bè với tôi. Trong Nam có Texgamex. Tôi sẽ viết thư giới thiệu cho anh cả hai nơi. Hai nơi này sẽ đưa anh đi giới thiệu với các công ty của cả nước. Ngoài ra tôi cũng viết thư giới thiệu cho anh hãng giầy dép Bitis… cũng là chỗ quen biết cả.” – “Nếu vậy tôi sẽ về Sàigòn trước và sẽ đến Texgamex và Bitis xem sao. Lần khác tôi sẽ ghé Hà Nội.” Bà xã của Thắng hỏi: “Anh đến Hà Nội lần nào chưa?” – “Chưa chị.”
Buổi gặp gỡ vui nên đến chín giờ tối tôi mới từ giã ra về. Một món quà mà Thắng “trả lễ” lại cho tôi hôm nay khi Thắng nói như ra lệnh cho bà Bí thư thứ nhất: “Chị Bình à, từ nay anh Tắc được miễn lệ phí visa vì là người sẽ về giúp quê hương đấy.”

01/06/1999

Sáng hôm nay thứ ba, ngày 1 tháng 6 năm 1999 là ngày khai trương công ty xuất nhập cảng quần áo trẻ em và máy computer; sau hai tháng tôi qua lại Việt Nam theo thư giới thiệu của Đinh Hoàng Thắng. Cuối cùng thì Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam do Lê Quốc Ân làm Chủ Tịch đã ký Quyết Định số: 391/ QĐ/ TC-HC ngày 27/5/1999 thừa nhận Texgamex – Europe sẽ là nơi giới thiệu và phân phối các sản phẩm của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đến toàn Âu Châu. Texgamex Saigon Việt Nam do Nguyễn Mạnh Hùng làm Giám đốc đã đề nghị tôi đặt tên cho công ty của tôi là Texgamex-Europe. Nếu không có phía Việt nam tham dự thì công ty hợp doanh Texgamex – Europe vẫn sẽ khai trương nhưng với tên khác và vẫn sẽ có hai Giám đốc. Một Việt Nam là tôi và một Hòa Lan là anh J.F. van de Poll. Anh Poll nhỏ hơn tôi hai tuổi, là người có bằng Cử nhân về kinh doang. Anh Poll và tôi sẽ chịu mọi chi phí ngày khai trương. Nguyễn Mạnh Hùng kết hợp sự việc chính phủ Hòa Lan mời viên Thứ Trưởng Bộ Công Nghiệp  Việt Nam qua để ký nhận kinh phí tài trợ trong chương trình trợ giúp giải quyết (xử lý) nước thải. Nguyễn Mạnh Hùng sẽ chịu chi phí quà cáp cho các người bên phía Việt Nam. Buổi khai trương Texgamex-Europe sẽ bắt đầu vào lúc mười giờ với sự hiện diện :
Lê Huy Côn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Nghiệp Việt Nam.
Lê Quốc Ân, Chủ Tịch Hội đồng quản trị Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam.
Đinh Hoàng Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan.
Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc SàigònTexgamex.
Và, tám Giám đốc các Công Ty may mặc trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Buổi lễ khai trương tôi có mời rất nhiều người Việt Nam đến tham dự. Đặc biệt sẽ có mười hai (12) người đẹp Việt Nam sinh sống tại Hòa Lan sẽ mặc áo dài đứng hai bên đón quan khách và tặng hoa. Tôi không bất ngờ khi những người Việt mà tôi mời chỉ hiện diện có hai người. Tôi chỉ bất ngờ khi mười hai người đẹp mà tối hôm trước ngày khai trương đều hứa chắc sẽ đến nhưng, đến giờ khai trương vẫn không thấy bóng dáng người đẹp nào cả.
Trước buổi lễ khai trương mấy ngày anh bạn ToPa đã “tiên đoán”: “Những người Việt mà mình mời có thể sẽ không đến nhiều… Người Việt ở Hòa Lan chống cộng có tiếng ở Âu Châu. Họ quý mến mình nhưng rất thù ghét bọn cộng phỉ.” Quả thật tôi cũng có hơi lo về phần mười hai cô gái Việt sẽ không đến. Tôi lo là vì trước ngày khai trương Nguyễn Mạnh Hùng cứ nói đi nói lại: “Ông Lê Huy Côn thích được đón tiếp long trọng. Buổi lễ khai trương mà tốt đẹp thì tôi sẽ được ông ấy cấp cô-ta (quota) không giới hạn. Anh cố gắng cho buổi lễ xôm vui là mọi chuyện sẽ vui lắm.”  Có tất cả bốn người Việt đến tham dự. Một cặp vợ chồng có cửa tiệm bán quà lưu niệm ở ngay trung tâm Amsterdam. Anh Dược sĩ N.H. Và anh B.N.P, người có tiệm bán thực phẩm và bán vé máy bay. Khách người bản xứ tham dự khá đông đủ.
Buổi khai trương cũng có rượu, có bia, có thức ăn nhẹ, có hoa và có quà kỷ niệm… rồi cũng trôi qua. Anh bạn ToPa đã giúp tôi thật nhiều trong việc giải thích những thắc mắc của những người đến từ Việt Nam. Đinh Hoàng Thắng cũng nói với tôi: “Cứ lờ đi xem như những người Việt không đến được vì… rất nhiều lý do.” Sau phần khai mạc thì đến phần Thắng đọc diễn văn bằng tiếng Việt khá dài và rất hùng hồn. Bà Mai, vợ của Thắng đứng bên cạnh chồng thông dịch qua tiếng Anh. Cuối cùng buổi lễ đã kết thúc vào khoảng gần trưa.
Anh bạn ToPa và tôi cùng vợ chồng Thắng đến Amsterdam ăn cơm Tàu. Tôi nói anh J.K. van de Poll đừng đi theo. “Tôi muốn anh đứng ngoài việc làm của tôi với những người này. Đây chỉ là trò chơi giữa tôi và những người ở Việt Nam. Tôi chẳng làm ăn gì với họ đâu” Anh Poll thừa thông minh để hiểu ý của tôi. Tôi từng tâm sự với anh về những gì mà tôi đã bị nhà cầm quyền cộng phỉ đối xửa sau ngày sau 30 tháng tư năm 1975.
Trong bữa ăn trưa anh bạn ToPa và tôi cố tạo không khí vui và hứa hẹn những việc sẽ làm trong tương lai. Tại buổi ăn này tôi đã trao cho Thắng một bao thư không dán. Sự hiện diện của Thắng và vợ được anh Poll và tôi tặng một ngàn tám trăm (1.800) đô la Mỹ. Một tuần sau,  ngày 07/06/1999 nữ Đặc phái viên tờ báo Kinh Tế Saigon tên Mai Hương gởi tin về buổi lễ khai trương và đăng trên tờ báo này. Mai Hương là vợ của Đinh Hoàng Thắng.
Trong hai tháng tôi đi Việt Nam vừa qua chỉ là đi chơi và… hứa hẹn cuội cho vui thôi. Những người của đảng cộng phỉ mà tôi gặp gỡ để gọi là “bàn công việc hợp tác” thì nhiều lắm. Người có chức vụ cao nhất chỉ là Thứ trưởng Bộ Công Nghiệp. Những người tôi gặp gỡ đều  muốn hợp tác với tôi vì qua đó sẽ được đi “công vụ bên Hà Lan”. Không một người nào là không “rút ruột”của công ty bằng đủ cách vì là xí nghiệp quốc doanh. Làm ăn thua hay lỗ cũng chẳng có là vấn đề. Có những bữa ăn và chơi do chính tôi đài thọ nhưng bọn họ lại xin hóa đơn.
Trong hai tháng đó tôi cũng đã gởi bốn cái thư tại bưu điện Saigon, trong đó có ba cái là thư bảo đảm cho chị Đào Hoàng Mỹ nhưng chị không trả lời. Anh chị Khương đã cho bọn Đài Loan mướn khách sạn mini Hoa Cẩm Chướng dài hạn để làm văn phòng. Anh chị về Lái Thiêu sinh sống nhưng không một người nào ở quanh khu khách sạn biết địa chỉ của anh chị.
Tôi có gặp lại anh Huỳnh Sơn Phước và cùng đi ăn tối ở nhà hàng Tự Do. Nhà hàng Vy đã mở thêm chi nhánh thứ hai trên đường Pasteur và, do làm ăn phát đạt nên ông chủ con của tên gián điệp đội lốt cố vấn cũng …  sang trọng hơn,  vì vậy ông đã đổi vợ khác cho đúng với câu: “…Sang đổi vợ.” Anh Phước và tôi cũng có đến  ăn uống một lần ở địa chỉ mới nhưng không còn thấy vui như ngày nào nữa.
“Thằng Thiếu úy ranh con” Mai Quốc Anh đã bị những tên gọi là lãnh đạo sa thải khỏi ngành công an. Phạm Cang bị đổi đi nơi khác. Riêng Phan Anh Minh thì trái lại là con diều đang gặp gió nên được thăng quan tiến chức. (Minh có người anh ruột tên Phan Anh Tuấn là Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhứt nhưng vì ăn hối lộ và buôn lậu nên bị xử phạt rất nặng.)
ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm