Truyện Ngắn & Phóng Sự

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 7 - Topa

( HNPĐ ) Đường Ký Con là con đường đẹp giữa trung tâm thành phố Sàigòn và có nhiều dãy nhà của người Hoa. Con đường này từng có khu ăn chơi nổi tiếng tên Kim Chung.



( HNPĐ ) Đường Ký Con là con đường đẹp giữa trung tâm thành phố Sàigòn và có nhiều dãy nhà của người Hoa. Con đường này từng có khu ăn chơi nổi tiếng tên Kim Chung. Khi tôi đến đây lần đầu năm 1978 để mua bán quần áo cũ thì người dân gọi là Khu Dân Sinh. Nhưng, nhà nước phỉ thì gọi, Chợ Dân Sinh. Cho đến ngày hôm nay, năm 1991 khi tôi trở lại tôi vẫn nghe người dân gọi Khu Dân Sinh; cũng như vẫn gọi Saigon chứ có ai gọi tên kẻ tội đồ dâm tặc Hồ Chí Minh đâu.
Nhà hàng Vy tọa lạc trên đường Ký Con cách đại lộ Trần Hưng Đạo khoảng năm chục thước, nên được xem như là địa điểm… đắc địa. Tuy nhà hàng tọa lạc ở địa điểm thuận lợi nhưng nhà hàng lại không có vẻ sang trọng. Nhà hàng có hai tầng, bề ngang rộng khoảng năm thước. Cách sắp đặt bàn ghế và trang trí không có gì gọi là bắt mắt cả. Những cái bàn bằng cây hình chữ nhật và cao, khăn trải bàn màu xanh và hai bên tường có treo mấy cái đèn kiểu nhưng sáng quá nên chẳng có một chút nào gọi là tình tứ gọi là lãng mạn nếu như đi ăn với người đẹp. Anh Khương có đưa cho tôi tờ báo Tuổi Trẻ đăng nhà hàng này trong trang quảng cáo đại khái như “Nhà hàng chuyên bán các món ăn Việt Nam “đặc sản” nổi tiếng và chỗ ngồi thật hữu tình.” Hiện tôi nhìn thấy có bốn người khách ngồi uống nước và đang nói chuyện như chờ thức ăn sẽ được đem ra.
Ông chủ nhà hàng còn trẻ và dáng người cao lớn, cộng với bộ râu mép đẹp… trông như tài tử xi nê. Nhìn ông tôi nhớ đến các tài tử Hồng Kông đóng phim trong các sòng bài mà tôi đã xem qua. Qua anh Khương, tôi được biết thời gian gần đây ông đã trả lại thẻ đảng. Tại sao trả lại thẻ đảng thì anh Khương không biết. Ông Vy (tôi tạm gọi vậy) có “âm mưu” gì không mà trả lại thẻ đảng trong khi đảng của ông vẫn còn là đảng khủng bố độc nhất và đang hy vọng được Mỹ bỏ cấm vận? Đảng phỉ là trùm mưu mô quỷ quyệt và gian xảo nên mọi hành động của các đảng viên tôi đều phải luôn đặt dấu hỏi.
Lỡ hẹn anh Phước đến đây chứ không thì tôi đã đi nơi khác. “Tôi ngồi đây chờ một người bạn sẽ đến trong giây lát.” Tôi chỉ vào cái bàn ngoài cùng và nói với ông chủ nhà hàng khi ông ra tận cửa đón tôi. Nghe tôi nói chờ bạn nên ông đi trở lại vào sau quầy rượu. Ba mươi giây sau ông cầm một ly rượu mạnh đến mời tôi. Tôi gật đầu tỏ ý cám ơn chứ không lên tiếng. Bỗng ông hỏi: “Anh ở nước ngoài về thăm nhà?” Tôi thoáng giật mình, nhưng ông đã nói tiếp: “Người trong nước không ai mặc áo mà cài nút đến sát cổ như anh, ngoại trừ có thắt cà vạt.” Ông chủ nhà hàng mỉm cười có vẻ đắc ý với câu nói nhận xét mà ông cho là tinh tế?  Tôi chỉ nhìn ông chứ không nói. Tôi nghĩ: “Cha nội này biết mình ở nước ngoài về nên muốn làm quen… để tìm hiểu rồi báo cáo? Mình không nên trò chuyện nhiều. Chẳng có lợi gì cả mà chỉ có hại thêm thôi.Tất cả bọn phỉ không chừa một ai, bản tính ti tiện nên sẽ “méc” một khi nghe mình hay người nào đó sơ ý chửi lãnh đạo và chửi chế độ.” Ông chủ nhà hàng Vy thấy tôi không mấy hứng thú chuyện trò nên ông nói trước khi ông đi đến ngồi sau quầy rượu. “Khi nào bạn anh đến thì mời anh và bạn anh lên lầu. Trên ấy có vườn hoa và rất mát.”
Một người đàn ông “mập và không cao lắm” đến bằng xe hai bánh màu đỏ hiệu Honda. Anh nhìn tôi và tôi nhìn anh là cả hai nhận ra ngay người mình đang chờ và người mình sẽ gặp. Chúng tôi bắt tay nhau rồi cùng đi theo sau một người phục vụ trẻ hướng dẫn đi lên lầu. Chúng tôi chọn cái bàn đặt sát ban công và trong góc. Sân vườn đẹp và khung cảnh thật hữu tình như đã quảng cáo. Tiếp người mới quen và có chức vị tại đây rất đúng ý tôi. Bà chủ nhà hàng Vy còn trẻ lắm và rất đẹp. Bà có tướng sang trọng của mệnh phụ phu nhân trong chiếc áo đầm trắng có điểm những chấm đen lớn. Bà đến bàn của chúng tôi với nụ cười chào thật tươi. “Chị… cho những món nào mà chị thấy cần giới thiệu vì tôi mới đến lần đầu.” Tôi không nói chúng tôi vì tôi không biết anh Phước đã đến đây lần nào chưa. “Em dọn trước cho hai anh món gỏi đặc biệt chỉ nhà hàng em mới có, để hai uống… Hai anh uống gì?” Tôi quay nhìn anh Phước. Tôi muốn anh chọn thức uống. “Bia Ken đi.” Anh Phước nói tắt như vậy với chị chủ nhà hàng thay vì nói Heineken. Chị mỉm cười thật tươi rồi quay lưng đi sau khi dạ thật nhẹ.
Còn lại hai người, tôi bắt đầu kể… Từ hôm tôi bị theo dõi từ khách sạn đến bệnh viện Bình Dân và cho đến tận hôm nay. Vừa nói vừa uống vừa ăn vừa quan sát người đối diện, tôi hoàn toàn hài lòng. Anh Huỳnh Sơn Phước là sinh viên miền Nam. Anh học trường luật nhưng đã tốt nghiệp hay chưa thì tôi không nghe anh Khương nói.
Cũng như bao thanh niên trí thức miền Nam… khù khờ và háo danh háo thắng thời trước nên đã bị bọn cộng phỉ lừa gạt. Vợ của anh Phước cũng là sinh viên luật và cũng khù khờ nhưng may mắn là chị đã kịp nhìn thấy cái thiên đường bánh vẽ vẽ thì đẹp nhưng chỉ để nhìn thôi nên chị sợ đói, vì vậy chị đã chia tay anh và vượt biển. Hiện tại anh sống độc thân vì hai người chưa có con. Nhìn anh Phước, tôi nhớ đến hình ảnh của những kẻ ăn cơm quốc gia nhưng lại phá quốc gia đến tan tành để rước bọn phỉ vào… được đăng trên các tờ nhật báo lớn phát hành trước ngày 30 tháng tư.  Những hình ảnh của Huỳnh Tấn Mẫm, của Lý Quí Chung, của Lý Chánh Trung, của Kiều Mộng Thu, của Dương Quỳnh Hoa… là những hình ảnh và tên tuổi tiêu biểu trong rất nhiều cái tên cho sự việc đó. Khi chiếm được miền Nam, bọn cộng phỉ đã nói một câu mà tôi nghĩ đó là câu đểu cáng đầy vẻ mỉa mai dành cho một số người mà bọn phỉ đã có kế hoạch loại trừ ra khỏi guồng máy thống trị: “Nhờ cách mạng thành công mà tôi đã được sáng mắt sáng lòng.” Đây là câu nói rõ ràng ám chỉ cho đám người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thành phần thứ ba; cũng như những người có cảm tình với bọn cộng phỉ. Người dân thì đa số đều đã sáng mắt từ lâu rồi, nhất là từ trận tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 mà bọn cộng phỉ được mấy ông sư Thích Cộng Phỉ; cũng như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân… vân vân, lập tòa án để cùng bọn phỉ giết chết hơn năm ngàn đồng bào vô tội tại Huế. Bọn cộng phỉ thường xuyên pháo kích vào khu đông dân cư cũng như đặt mìn ở những nơi có đông người, cũng như thủ tiêu người để khủng bố đe dọa… Lòng dân rất sáng nên bọn cộng phỉ đi đến đâu là đồng bào liền bỏ chạy về nơi có lính quốc gia nên không bao giờ bọn chúng có dân, ngoại trừ những nơi mà đồng bào chạy không kịp. Bọn Mặt Trận Giải Phóng bọn phản chiến và bọn thân cộng mới là những người tối mắt tối lòng nên cố tình không muốn nghe không muốn thấy mà nuôi hy vọng vững lòng tin vào ngày “cách mạng” thành công sẽ được chia chác quyền hành. Và, bây giờ đã “sáng mắt sáng lòng” nên tất cả đều ngậm miệng và cúi đầu chịu nhục chứ đố “thằng nào con nào” dám hó hé đưa cái mặt ra để đòi hỏi điều này yêu sách điều nọ như bọn họ đã từng làm. Chỉ có những người đui mù mới không nhìn thấy những trò trả thù man rợ của bọn phỉ mang danh “cách mạng” đối với đồng bào miền Nam. Một số ít vài tên là vẫn còn chịu nhục chịu đấm ăn xôi để được làm “đại biểu quốc hội” như tên Mẫm và, làm nghề viết tin thể thao kiếm sống như tên Dân biểu Bộ trưởng Bộ Thông Tin Lý Quí Chung. Chung nhờ cơ hội may mắn gặp được Bộ Trưởng Võ Long Triều giúp đỡ nên mới có cơ hội quậy phá miền Nam gần như mỗi ngày với các cuộc xuống đường. Chung không nhờ ông Võ Long Triều giúp đỡ thì Chung mãi mãi vẫn là tên vô danh tiểu tốt thôi.
Anh Huỳnh Sơn Phước chỉ nghe tôi nói chứ anh không nói. Tuy nhiên, có một lúc anh đã thố lộ tâm tư của anh mà tôi cho như là một sự hối hận đã lầm lỡ tin vào lời bọn phỉ. Anh nói: “Không ngờ đất nước mình bây giờ nghèo quá. Nghèo gần như nhất thế giới. Tôi mong Mỹ mau bỏ cấm vận và Mỹ sẽ trở lại thì đất nước mình sẽ… như xưa.” Nghe Anh nói mà đau thắt lòng. Gây ra biết bao là oan khiên cho đất nước cho đồng bào để rồi chỉ mong được trở lại như xưa. Sớm hay muộn thì bọn cộng phỉ cũng sẽ được người Mỹ bỏ cấm vận rồi quay lại bố thí cho chút bơ thừa sữa cặn thì mới thấy hết cái sự khốn nạn, trong khi nếu khôn ngoan biết hòa giải dân tộc ngay khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa chịu buông súng thì đâu đến nỗi.
Đằng này lại tráo trở, lừa lọc, hèn hạ trả thù dã man bằng cách đem lên vùng rừng thiêng nước độc giam cầm rồi bỏ đói bỏ khát nhưng lại bắt phải lao động thật nặng… có người đến vài chục năm trời. Bọn lãnh đạo khi còn ở trong rừng đã cho bọn Mặt Trận Giải Phóng ăn một cái bánh vẽ thật lớn bằng những lời hứa làm cho bọn Mặt Trận tưởng phen này sẽ được làm cha làm mẹ được ngồi trên đầu trên cổ người dân và sẽ được tung hoành suốt cả đời. Nào ngờ khi thắng rồi bọn cộng phỉ liền trở mặt cho cán bộ người miền Bắc vô thẳng tay thanh trừng những “thằng nào con nào” không đồng tình với đảng và, đồng thời cướp của của đồng bào miền Nam đem về Bắc. Đồng bào miền Nam nào mà không kinh hoàng khi nghe tên cộng phỉ Nguyễn Hộ hô hào: “Nhà của Ngụy chúng ta ở. Vợ của Ngụy chúng ta lấy. Con của Ngụy chúng ta xài.” Cho bọn cán bộ Bắc Việt cướp thì nó sẽ bảo vệ quyền lực cho các lãnh đạo đảng và các lãnh đạo đảng sẽ được cướp  mạnh tay hơn. Bọn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không học được câu: "Giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh": Khi con thỏ đã bị con chó săn cắn chết rồi, thì con chó săn cũng bị phanh thây luôn.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Cuộc sống dù giàu sang hay hèn hạ, thành thật hay giả dối, man rợ hay thánh thiện… rồi cũng phải đến ngày tan. Buổi gặp gỡ tối nay rồi cũng phải chia tay. Chúng tôi phải chia tay nhau thôi vì đã hơn mười một giờ rưỡi khuya rồi. Đến lúc này anh Huỳnh Sơn Phước mới lên tiếng về cách thức mà anh nghĩ là hay nhất để giúp tôi. Anh nói: “Tôi thật sự rất bất ngờ khi nghe chuyện của anh. Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ có chuyện như vậy xảy ra. Tòa báo có một vị luật sư chuyên lo về pháp luật mà phe cánh của vị này rất mạnh. Việc hối lộ bây giờ là công khai nên anh đừng ngại khi phải nhờ một ai đó giúp cho chuyện gì. Vị luật sư mà tôi muốn giới thiệu với anh tên là Đào Hoàng Mỹ. Bà là vợ của ông Trương Như Tảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam… đã bỏ trốn qua Pháp. Sáng ngày mai tôi sẽ liên lạc với bà Mỹ. Nếu bà ấy đồng ý nhận giải quyết cho anh thì tôi sẽ phôn lại khách sạn báo cho anh biết.”
Anh Phước và tôi là hai người khách sau cùng ra về. Khách đêm nay đông đến không còn bàn trống. Đúng như quảng cáo, món ăn ngon và chỗ ngồi thật hữu tình. Tôi bắt tay chào từ biệt ông bà chủ và khen: “Các món ăn ngon quá. Đặc biệt là món gỏi. Món tôm nhúng trong trái dừa  cuốn với bánh tráng chấm nước  mắm nêm cũng ngon quá. Có một loại rau thơm mà tối nay là lần đầu tiên tôi được ăn, đó là rau cần nước… thật thơm và thật ngon.” - “Hôm nào anh muốn ăn thịt bò bít tết thì cho tôi biết trước khoảng ba tiếng tôi sẽ trổ tài… chỉ đặc biệt với anh thôi nha. Bảo đảm ngon hơn của Tây nhiều.” Ông chủ nhà hàng Vy nói với tôi vẻ rất tự tin. Tôi hứa sẽ trở lại và sẽ gọi phôn trước cho ông để đặt món thịt bò.
Ra khỏi nhà hàng, tôi bắt tay và cám ơn anh Phước. Anh giắt xe đi theo tôi một đoạn ra đến đường Trần Hưng Đạo thì mới thật sự chia tay.
Về khuya Saigon vắng vẻ quá. Tôi muốn đi bộ một đoạn nhưng cảm thấy không yên tâm khi những người chạy xe hai bánh cứ nhìn tôi chằm chằm. Những người đó… nào ai biết được họ thuộc thành phần nào. Cướp?  Du đãng? An ninh? Nhà cầm quyền này hãnh diện tuyên bố, Việt Nam không có các nhóm phản động nào có thể hoạt động được. Họ mạnh mẽ tuyên bố như vậy chỉ vì họ nuôi dưỡng thành phần chịu phục tùng chế độ nhiều bằng một phần tám dân số. Anh Huỳnh Sơn Phước đã nói như vậy với tôi. Tôi nghĩ bọn phỉ ở Phòng phản gián làm gì lại không cho người theo tôi nên tôi phải đón xe đi về khách sạn thôi. 
Ngồi trên xe về khách sạn tôi nghĩ đến anh Phước. Ngày trước có lẽ anh cũng từng có lúc xuống đường và ngoác cái mồm ra thật lớn chửi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và đòi Mỹ phải cút khỏi Việt Nam. Bây giờ anh thấy đất nước nghèo quá, nghèo gần như nhất thế giới thế mà có dám làm điều gì hay yêu sách việc gì đâu. Với bọn phỉ thì thủ tiêu là chính sách phải được thi hành tuyệt đối. Tôi cũng vừa nhớ đến cái tên Trương Như Tảng mà anh Phước đã nói đến. Tôi có đọc báo và biết tin Tảng tỵ nạn tại Pháp và ra sách nhưng tôi không mua sách. Tảng là một trong những cán bộ cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng đã được bọn cộng phỉ Bắc Việt cho “sáng mắt sáng lòng” nên căm hận nhưng phải câm miệng rồi tìm đường thoát thân đến phải bỏ vợ lại. Nếu việc làm đó là của chính quyền miền Nam thì Tảng và đồng bọn cũng sẽ xuống đường rồi ngoác cái mõm ra như mõm chó rồi sủa ầm lên là: Bọn tay sai của Mỹ đã xí gạt tôi. Tôi thề sẽ… biểu tình dài dài…
Tội nghiệp anh Khương chủ khách sạn quá. Anh ngồi uống bia chờ tôi về nên khi nhìn thấy tôi anh liền đi nhanh ra mở cổng. Câu đầu tiên anh hỏi: “Có vui không?” – “Vui. Vui lắm anh.” Rồi tôi mời anh lên phòng tôi và thuật lại cho anh nghe. Anh thật lòng vui chung niềm vui của tôi. Anh muốn mời tôi uống bia để gọi là mừng cho tôi. Và, hai anh em ngồi uống bia nói chuyện đến gần ba giờ sáng. Tôi say quá nên anh Khương rời phòng lúc nào tôi không hay biết.

25/4/1991.

Trời Sàigòn tháng tư nóng quá. Nóng đến độ tôi có cảm tưởng như mình đang đứng gần cái lò lửa. Nóng quá đã làm cho tôi nhớ đến phòng tạm giam. Nếu giờ này mà còn ở trong đó thì quả là một hình phạt khủng khiếp. Tội nghiệp cho những người vì công việc chung mà phải bị giam cầm và chịu biết bao cực hình.
Chiều hôm nay tôi sẽ được đối diện với bà vợ của ông bộ trưởng được bọn phỉ cho sáng mắt sáng lòng. Văn phòng và cũng là tư gia của Luật sư Đào Hoàng Mỹ tại số 15 đường Võ Thị Sáu, tức đường Hiền Vương thân yêu ngày trước. Lúc sáng khoảng mười giờ anh Phước gọi điện thoại lại khách sạn báo cho tôi biết, bà Luật sư đồng ý tiếp tôi vào lúc ba giờ chiều.
Đúng bon ba giờ tôi có mặt trước cửa nhà của bà. Bà luật sư vào khoảng bốn mươi tuổi và là người có tướng sang trọng với khuôn mặt đẹp và sáng quắc. Tôi chắc chắn khi còn trẻ bà phải là hoa khôi của trường luật mà bà đang theo học. Bà có một điểm giống tôi, hay ngược lại, là, khi nói chuyện với người lạ lần đầu luôn nhìn ngay mắt người đối điện và gần như không chớp mắt. Tôi thuật lại mọi chuyện, đồng thời tôi cũng đưa cho bà xem các chứng từ. Bà đón hồ sơ từ tay tôi và nói: “Tôi giữ những giấy tờ này và sẽ xem trong chốc lát. Ngày mai cũng ba giờ chiều anh đến đây gặp tôi. Sáng ngày mai tôi sẽ đi xem hồ sơ của anh và khi gặp lại anh tôi sẽ nói cho anh biết anh sẽ tốn bao nhiều tiền và khi nào anh nhận lại giấy tờ.”
Ngay lúc đó có một người đàn ông tuổi trung niên ăn mặc kiểu cán bộ giắt chiếc vespa từ ngoài cổng đi vào. Tôi đoán ông là người chồng sau của bà Mỹ. Tôi đứng lên chào ông, và chào bà Mỹ để ra về. Bà Mỹ bắt tay tôi và nói thêm. “Anh yên tâm. Gặp tôi rồi thì mọi chuyện sẽ được tôi lo chu đáo và rất nhanh. Hẹn gặp anh chiều ngày mai nhé.”
Trên các con đường trong thành phố, nhà cầm quyền đã cho treo các banner với những khẩu hiệu tuyên truyền ca ngợi ngày “đại thắng mùa xuân năm 1975.” Chiến tranh đã kết thúc trong sầu thảm nên, mười sáu năm qua quê hương miền Nam thân yêu đã phải sống trong thảm sầu vì nghèo đói. Ba mươi tháng tư năm nay bọn phỉ đang hy vọng, bọn phỉ tin tưởng người Mỹ sẽ trở lại sau khi đã bỏ cấm vận. Chính bọn phỉ khi chiếm được miền Nam không lâu thì cũng được… sáng mắt sáng lòng vì đã lỡ dại đối đầu với Mỹ thay cho Nga Tàu để rồi bị đói khát và, bây giờ phải khấu đầu quỳ gối lạy lục van xin người Mỹ trở lại. Những ngày này của mười sáu năm trước tôi cũng sống trong hồi hộp và lo âu để rồi cuối cùng thì phải chấp nhận cuộc sống nhiễu nhương dưới sự cai trị của bọn phỉ. Tôi chợt nhớ đến ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long và Linh mục Lương Tấn Hoàng. Tôi xa hai người chủ đầu tiên khi tôi mới bước chân vào đời… cho đến nay đã mười sáu năm không gặp lại. Tôi biết Cha Hoàng đang ở Pháp. Nhờ một Linh mục tỵ nạn mà tôi có được địa chỉ của Cha. Tôi viết trước sau hai lá thư thăm Cha và kể rõ chuyện tên Bí thư quận 7 đưa hình của Cha đứng nói chuyện với ông Đại sứ Mỹ. Và, tên Bí thư đã kết tội Cha là CIA. Có lẽ tôi đã sai lầm khi kể chuyện đó với Cha nên Cha đã không hồi âm thư cho tôi?
Tôi không thích nhìn người đàn ông khóc. Nhưng, hoàn cảnh hiện tại của tôi quá hồi hộp và âu lo như mười sáu năm trước trong nỗi cô đơn khi chung quanh mình toàn kẻ thù mà mình đã trốn chạy… làm tôi đau đớn như đứt từng khúc ruột, làm tôi xúc động đến nước mắt muốn chảy ra nhưng tôi phải cố kềm lại. Một người phụ nữ trẻ và có nét mặt thật buồn ngồi bên gánh khoai lang khoai mì còn đầy ắp làm cho tôi nhớ đến người phụ nữ năm xưa. Người phụ nữ năm xưa còn trẻ đẹp và là vợ của người sĩ quan miền Nam bị dụ đi trình diện rồi bị đưa đi trại tập trung cải tạo. Tôi gặp chị ôm mấy quyển sách khoa học và cứ đi tới đi lui hoài vì không ai mua. Mấy quyển sách quý này vào thời đó người ta chỉ dùng vào hai việc là, gói đồ hoặc, khi đi vệ sinh. Tôi đã mua mấy quyển sách của chị và trả tiền rất hậu hỷ như là cách để giúp chị. Làm sao tôi có thể quên được gương mặt thật xúc động của chị khi chị cầm số tiền tôi đưa.
Bước chân đã tự động đưa tôi đến trước gánh khoai lang khoai mì của người phụ nữ có gương mặt buồn. Tôi không thể ăn khoai lang khoai mì trong cái thời tiết oi ả nóng nực của tháng tư. Nhưng, tôi đã mua thật nhiều khoai lang và khoai mì để rồi sau đó tôi tặng lại anh xích lô chở tôi. Cả buổi chiều và tối hôm đó tôi vui lắm. Một việc làm nhỏ và tầm thường nhưng tôi đã làm cho ít ra là hai người được vui… trong giây lát.

26/4/1991.

Cũng như chiều ngày hôm qua, chiều nay khi tôi bấm chuông cửa thì chị Mỹ liền quay đầu  nhìn lên cái đồng hồ treo trên tường, bên lối đi lên lầu. Khi tôi được người phụ nữ giúp việc nhà mời vào phòng khách thì chị Mỹ liền đứng lên và đưa tay ra cho tôi bắt. Chị đã sẵn sàng từ trước để đón tôi. Chị nói: “Thật là tuyệt vời! Anh là người khách đầu tiên rất đúng giờ. Người ở đây đến trễ khoảng nửa tiếng là chuyện bình thường anh à. Thật tuyệt vời khi làm việc với người khách như anh.” Chị đợi tôi ngồi xuống ghế rồi chị mới nói tiếp: “Tôi đã xem qua hồ sơ của anh rồi. Nếu anh không gặp tôi thì số tiền vàng mà anh đóng cho bên Phòng điều tra có thể cũng sẽ bị tiêu tán hết mà chưa biết ngày nào họ mới giải quyết cho anh. Bây giờ đã có tôi tham gia vào thì chỉ trong một vài ngày là xong.” Chị nhìn ngay mắt tôi như muốn đón chờ một sự hài lòng biểu lộ trên gương mặt tôi. Nhưng, tôi vì đang lo lắng về số tiền mà tôi sẽ phải chi ra cho chị không biết sẽ là bao nhiêu nên tôi chỉ mỉm cười nhẹ để cho chị vui. Chị nói tiếp: “Số tiền thù lao của tôi là ba cây. Tôi cần nói để anh rõ là, tôi rất thông cảm cho anh nên trong số ba cây đó thì phần của tôi chẳng là bao nhiêu đâu. Phải chi anh gặp tôi trước thì anh không bị tốn nhiều như vậy.” Cái đầu của tôi bây giờ mới thật là nhẹ nhỏm. Ba cây vàng là số mà tôi không hề nghĩ đến. Tôi nghĩ ít ra thì cũng phải từ bảy cây đến chục cây. “Chị muốn khi nào tôi đưa tiền?” – “Tôi nghĩ… ba ngày nữa, tức ngày 29 tháng tư  thì Viện kiểm sát sẽ ký quyết định đình chỉ điều tra và ngày hôm sau anh cầm tiền đến đây rồi anh và tôi đến đó nhận quyết định. Sau đó anh và tôi sẽ đi qua Phòng điều tra để nhận lại passport.” Tôi nghe chị Mỹ nói rất rõ nhưng tôi lại nghi ngờ nên hỏi lại cho chắc chắn: “Nghĩa là… mình không bị kẹt ngày nghỉ lễ?” – “Không! Không kẹt gì cả.”
Người giúp việc của chị Mỹ đem cho tôi chai nước ngọt và ly đá. Tôi vui quá nên định cáo từ ra về vì anh Huỳnh Sơn Phước đang chờ nghe kết quả. Chị Mỹ lên tiếng: “Mời anh uống nước cho mát.” Tôi miễn cưỡng ngồi lại cho chị vui. Cũng nhờ ngồi lại mà chị và tôi đã có những thông cảm về nhau hơn. Chị tưởng tôi từng là sĩ quan “Ngụy”. Tôi nói tôi được hoãn đi lính vì tôi muốn trở thành tu sĩ. Cũng vì nói chuyện về tôn giáo nên tôi mới được biết chị từng là “con cưng” của Cha Lương Tấn Hoàng từ những ngày chị còn ở bậc trung học. “Anh Tảng bỏ đi rồi tôi cũng gặp nhiều rắc rối lắm. Tôi bị giam lỏng mất năm năm cho đến khi tôi gặp… ông bây giờ.” Chị chỉ vào chiếc xe gắn máy mới toanh dựng sát vách tường rồi nói tiếp: “Xe của anh Tảng mới gởi về cho tôi đấy.” Tôi nhìn chiếc xe thật lâu như thầm khen xe đẹp mà, thật ra thì tôi đang nghĩ: “Anh Tảng – “anh” Trương Như Tảng của chị cùng đồng bọn trong cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã thật sự được “sáng mắt sáng lòng” nên phải chọn cảnh sống lưu vong chứ làm sao “anh” có dũng khí để chống lại hoặc tự xử. “Anh” Tảng có biết không, bà vợ xinh đẹp của “anh” đã được tên cán bộ của cái đảng khốn nạn đã cho “anh” được “sáng mắt sáng lòng” để “anh” thấy đường mà chạy cùng đồng bào mà “anh” từng chống lại. Đêm đêm tên cán bộ đó vẫn ôm ấp người mà “anh” thương yêu và gởi xe về. Tôi cảm thấy đau cho “anh” lắm. Nếu đã hoạt động chính trị nhưng sai lầm để cho mấy thế hệ phải đau khổ thì, “anh” phải có dũng khí để tự xử chứ đừng cố sống chỉ thêm nhục nhã mà thôi. Tôi khinh Dương Văn Minh khi ông cầm lá phiếu đi bầu đưa lên trước các ống kính và còn tỏ ra “hồ hởi phấn khởi.” Trái lại tôi luôn kính trọng ông Tổng Thống Trần Văn Hương khi ông thẳng thừng từ chối nhận quyền công dân của bọn phỉ. Khi phách của người làm lãnh đạo cần phải có chứ đừng sống như con chó hoang để đêm đêm nhìn trăng rồi sủa ầm lên… sẽ bị người đời khinh bỉ thêm.”
Có ai trong đời sống mà không - hay ít nhất một lần - phải mang ơn người nào đó. Trong tình cảnh của tôi, tôi mang ơn anh Phó Tổng biên tập Huỳnh Sơn Phước. Anh chính là người ơn của tôi. Ra khỏi nhà chị Mỹ, tôi ngồi xích lô đến chợ Tân Định và vào một tiệm bán tạp hóa xin gọi phôn cho anh và mời anh tối nay gặp lại nhau tại nhà hàng Vy. Anh Phước vui lắm. Anh vui cùng niềm vui của tôi và mong gặp lại tôi để nghe kể chi tiết. Tôi cũng phôn lại nhà hàng Vy gặp ông chủ và đặt hai phần thịt bò bít tết với khoai tây chiên cùng món tôm nhúng trong trái dừa đặc biệt của nhà hàng. “Nhớ cho tôi nhiều nhiều rau cần nước anh nhé.”

30/4/1991.

Tám giờ rưỡi sáng tôi có mặt tại nhà chị Mỹ. Cũng ngày này mười sáu năm về trước tôi ngồi uống café ở nhà ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long. Và, khoảng hơn hai tiếng đồng hồ nữa thì chúng tôi bàng hoàng khi nghe Hàng Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh quốc gia.
Chị Mỹ mặc áo đầm trông thật xinh và thật giống… bà đầm. Tuy chị “có da có thịt” nhưng không sồ sề mà rất gọn ghẽ. “Chị Mỹ đẹp quá.” Tôi khen chị thật lòng khi chị đẩy chiếc xe gắn máy mà anh Tảng gởi về cho chị, ra cổng.
Chị Mỹ chở tôi chạy trên con đường Duy Tân có cây dài bóng mát đã đi vào văn thơ miền Nam. Tôi nhìn hai hàng cây cao chạy dài hun hút về phía trước và tưởng tượng cảnh sống của giới trẻ miền Nam ngày trước thật lãng mạn như trong nhạc phẩm của ông nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi tưởng tượng là vì tôi không có cái diễm phúc được sống qua quãng thời gian đó ở thành phố Saigon trong tuổi đang xuân. Hôm qua sau khi tôi phôn hẹn anh Phước, tôi đi bộ từ Tân Định đến Phú Nhuận vì quãng đường đó có gió mát. Tình cờ tôi nhìn thấy lại rạp xi-nê Văn Cầm gần chợ Phú Nhuận. Đứng nhìn cái rạp hát bây giờ phải đóng cửa im ỉm mà lòng tôi vô cùng xót xa. Đây là rạp hát tôi được mẹ cho đi xem phim lần đầu trong đời khi tôi mới lên năm tuổi. Thuở ấy nhà của ba mẹ tôi phía sau rạp Văn Cầm. Ngôi trường tiểu học Võ Tánh nằm bên cạnh “nhà làng” Phú Nhuận là ngôi trường tôi học năm đầu tiên trong đời. “Nhà làng” Phú Nhuận bề ngoài thì vẫn như xưa.
Tại “nhà làng” này ba tôi từng đến mỗi tối để dạy lớp “Bình dân học vụ” cho những người lớn tuổi trong chương trình xóa nạn mù chữ do Tổng Thống Ngô Đình Diệm phát động. Có lần “nhà làng” tổ chức cho những thiếu nhi từ năm tuổi lên đến mười một tuổi đi rước đèn đêm Trung Thu. Đèn Trung thu thì được chính phủ phát. Sau khi nhận đèn xong thì các thiếu nhi xếp hàng năm và đi rước đèn qua các con đường trong xã Phú Nhuận. Hồi đó đường vắng tanh nên chúng tôi đi giữa đường theo người hướng dẫn và vừa đi vừa hát. Hát bài gì thì dĩ nhiên tôi không còn nhớ. Tôi chỉ nhớ rõ đêm đó trời mưa lớn lắm nhưng chúng tôi vẫn vừa đi vừa hát rất vui mà không hề thấy lạnh. Rước đèn xong, “nhà làng” phát cho mỗi đứa nửa cái bánh Trung Thu ruột đen sì. Mẹ tôi nói đó là nhân đậu đen ăn ngon và bổ lắm. Nghĩ lại thời thơ ấu của tôi sao đẹp và thơ mộng quá. Bây giờ các em nhi đồng trong nước làm gì được nhà nước này phát đèn phát bánh. Bánh thì có nhiều nhưng là… bánh vẽ thôi. Tôi nhớ chắc chắn là tôi đã đọc trên tờ báo Tin Sáng lời của tên Tổng Bí thư… ếch ngồi đáy giếng Lê Duẫn khi hắn tuyên bố:” Đất nước của chúng ta vừa trải qua cuộc chiến tranh do Mỹ Ngụy gây ra nên còn nhiều khó khăn. Tôi kêu gọi tất cả hãy cùng nhau phấn đấu vì chỉ trong hai ba cái kế hoạch năm năm thôi là đất nước của chúng ta sẽ tiến bằng, hoặc hơn nước Nhật…”  Không có cái bánh vẻ nào lớn và ngon bằng của tên bẻ ghi xe lửa được làm cha thiên hạ.
Một thời gian sau gia đình tôi phải từ biệt thành phố thân yêu Saigon và từ biệt xã Phú Nhuận để đến thành phố Pleiku vì ba tôi phải đến đó làm việc, và, ba tôi bị Việt cộng giết. Những kỷ niệm bùi ngùi đã theo tôi mỗi năm vào mỗi mùa xuân về khi nhớ lại mùa xuân năm đầu tiên ỏ thành phố cao nguyên đó, tôi đã được nghe tiếng ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm chúc Tết đồng bào hai miền Nam Bắc. Sau lời chúc Tết là đến chương trình Tao Đàn. Và, tôi đã chìm vào giấc ngủ ngon. Tôi không ngờ những kỷ niệm đó cứ theo tôi cho đến tận ngày hôm nay.
Chị Mỹ giảm tốc độ làm tôi trở về với hiện tại để kịp nhận ra chỗ đến là, Viện kiểm sát thành phố mà hôm nào tôi đã đến và chứng kiến tấm màn màu đỏ bay phất phới nhưng không thấy gió. Tôi đứng giữ xe để chị Mỹ đi vào Viện. Khoảng 9h20 Chị Mỹ từ trong phòng làm việc của Viện đi ra. Tôi nhìn chị từ xa nhưng không thể đoán biết được vì chị có vẻ mặt bình thản quá. Đi đến bên tôi chị nói: “Xong rồi. Đây là Quyết định đình chỉ điều tra bị can. Bây giờ anh và tôi qua bên Phòng điều tra lấy passport.” Tôi nghe chị nói rõ… năm trên năm, vậy mà tôi vẫn nghi ngờ nên phải hỏi lại và chị đã xác nhận chuyện của tôi đã được giải quyết xong. Ôi! Chị là người đàn bà tuyệt vời! Chị là đóa sen thơm lừng giữa đám bùn đen thúi hoắc. Tôi sẽ không bao giờ quên chị.

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
VÕ KIM CỰ PHÚ * Sâu đoàn sâu đội đảng con sâu Chúa mối vua ong quỷ kiến sầu Bạch Hải Đường vương Đoàn Ngọc Hải Điền Khắc Kim Cự Phú Văn Lâu * Thanh lâu tía các hồng lầu Bá Thanh vạn ứng tìm sâu giữa hý trường Hồ Thu Xuân Thảo cải lương Lối xưa xe ngựa Cát Tường Đoàn Thị Hương Tự Do Võ Thị Sáu nhường Nguyễn Văn Trỗi dậy nhà thương viện tâm thần * Gặm tiền Trịnh Văn Chiến Kim Ngân Bạc Liêu Tấn Dũng biến gian thần Phạm Văn Đồng lõa Tòng Thị Phóng Tam nương lục cẩu quan hiến thân * Đô la rúp hét Việt Kông buôn non bán nước Up lồng Mao Trạch Đông Trần Dân Tiên Lãng đại đồng H'Mông trần trụi Trần truồng Vũ Quỳnh Anh Hoàng Văn Hoan Trịnh Xuân Thanh Nguyễn Xuân Fuck niễng Trấn Thành Hari Won * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 7 - Topa

( HNPĐ ) Đường Ký Con là con đường đẹp giữa trung tâm thành phố Sàigòn và có nhiều dãy nhà của người Hoa. Con đường này từng có khu ăn chơi nổi tiếng tên Kim Chung.



( HNPĐ ) Đường Ký Con là con đường đẹp giữa trung tâm thành phố Sàigòn và có nhiều dãy nhà của người Hoa. Con đường này từng có khu ăn chơi nổi tiếng tên Kim Chung. Khi tôi đến đây lần đầu năm 1978 để mua bán quần áo cũ thì người dân gọi là Khu Dân Sinh. Nhưng, nhà nước phỉ thì gọi, Chợ Dân Sinh. Cho đến ngày hôm nay, năm 1991 khi tôi trở lại tôi vẫn nghe người dân gọi Khu Dân Sinh; cũng như vẫn gọi Saigon chứ có ai gọi tên kẻ tội đồ dâm tặc Hồ Chí Minh đâu.
Nhà hàng Vy tọa lạc trên đường Ký Con cách đại lộ Trần Hưng Đạo khoảng năm chục thước, nên được xem như là địa điểm… đắc địa. Tuy nhà hàng tọa lạc ở địa điểm thuận lợi nhưng nhà hàng lại không có vẻ sang trọng. Nhà hàng có hai tầng, bề ngang rộng khoảng năm thước. Cách sắp đặt bàn ghế và trang trí không có gì gọi là bắt mắt cả. Những cái bàn bằng cây hình chữ nhật và cao, khăn trải bàn màu xanh và hai bên tường có treo mấy cái đèn kiểu nhưng sáng quá nên chẳng có một chút nào gọi là tình tứ gọi là lãng mạn nếu như đi ăn với người đẹp. Anh Khương có đưa cho tôi tờ báo Tuổi Trẻ đăng nhà hàng này trong trang quảng cáo đại khái như “Nhà hàng chuyên bán các món ăn Việt Nam “đặc sản” nổi tiếng và chỗ ngồi thật hữu tình.” Hiện tôi nhìn thấy có bốn người khách ngồi uống nước và đang nói chuyện như chờ thức ăn sẽ được đem ra.
Ông chủ nhà hàng còn trẻ và dáng người cao lớn, cộng với bộ râu mép đẹp… trông như tài tử xi nê. Nhìn ông tôi nhớ đến các tài tử Hồng Kông đóng phim trong các sòng bài mà tôi đã xem qua. Qua anh Khương, tôi được biết thời gian gần đây ông đã trả lại thẻ đảng. Tại sao trả lại thẻ đảng thì anh Khương không biết. Ông Vy (tôi tạm gọi vậy) có “âm mưu” gì không mà trả lại thẻ đảng trong khi đảng của ông vẫn còn là đảng khủng bố độc nhất và đang hy vọng được Mỹ bỏ cấm vận? Đảng phỉ là trùm mưu mô quỷ quyệt và gian xảo nên mọi hành động của các đảng viên tôi đều phải luôn đặt dấu hỏi.
Lỡ hẹn anh Phước đến đây chứ không thì tôi đã đi nơi khác. “Tôi ngồi đây chờ một người bạn sẽ đến trong giây lát.” Tôi chỉ vào cái bàn ngoài cùng và nói với ông chủ nhà hàng khi ông ra tận cửa đón tôi. Nghe tôi nói chờ bạn nên ông đi trở lại vào sau quầy rượu. Ba mươi giây sau ông cầm một ly rượu mạnh đến mời tôi. Tôi gật đầu tỏ ý cám ơn chứ không lên tiếng. Bỗng ông hỏi: “Anh ở nước ngoài về thăm nhà?” Tôi thoáng giật mình, nhưng ông đã nói tiếp: “Người trong nước không ai mặc áo mà cài nút đến sát cổ như anh, ngoại trừ có thắt cà vạt.” Ông chủ nhà hàng mỉm cười có vẻ đắc ý với câu nói nhận xét mà ông cho là tinh tế?  Tôi chỉ nhìn ông chứ không nói. Tôi nghĩ: “Cha nội này biết mình ở nước ngoài về nên muốn làm quen… để tìm hiểu rồi báo cáo? Mình không nên trò chuyện nhiều. Chẳng có lợi gì cả mà chỉ có hại thêm thôi.Tất cả bọn phỉ không chừa một ai, bản tính ti tiện nên sẽ “méc” một khi nghe mình hay người nào đó sơ ý chửi lãnh đạo và chửi chế độ.” Ông chủ nhà hàng Vy thấy tôi không mấy hứng thú chuyện trò nên ông nói trước khi ông đi đến ngồi sau quầy rượu. “Khi nào bạn anh đến thì mời anh và bạn anh lên lầu. Trên ấy có vườn hoa và rất mát.”
Một người đàn ông “mập và không cao lắm” đến bằng xe hai bánh màu đỏ hiệu Honda. Anh nhìn tôi và tôi nhìn anh là cả hai nhận ra ngay người mình đang chờ và người mình sẽ gặp. Chúng tôi bắt tay nhau rồi cùng đi theo sau một người phục vụ trẻ hướng dẫn đi lên lầu. Chúng tôi chọn cái bàn đặt sát ban công và trong góc. Sân vườn đẹp và khung cảnh thật hữu tình như đã quảng cáo. Tiếp người mới quen và có chức vị tại đây rất đúng ý tôi. Bà chủ nhà hàng Vy còn trẻ lắm và rất đẹp. Bà có tướng sang trọng của mệnh phụ phu nhân trong chiếc áo đầm trắng có điểm những chấm đen lớn. Bà đến bàn của chúng tôi với nụ cười chào thật tươi. “Chị… cho những món nào mà chị thấy cần giới thiệu vì tôi mới đến lần đầu.” Tôi không nói chúng tôi vì tôi không biết anh Phước đã đến đây lần nào chưa. “Em dọn trước cho hai anh món gỏi đặc biệt chỉ nhà hàng em mới có, để hai uống… Hai anh uống gì?” Tôi quay nhìn anh Phước. Tôi muốn anh chọn thức uống. “Bia Ken đi.” Anh Phước nói tắt như vậy với chị chủ nhà hàng thay vì nói Heineken. Chị mỉm cười thật tươi rồi quay lưng đi sau khi dạ thật nhẹ.
Còn lại hai người, tôi bắt đầu kể… Từ hôm tôi bị theo dõi từ khách sạn đến bệnh viện Bình Dân và cho đến tận hôm nay. Vừa nói vừa uống vừa ăn vừa quan sát người đối diện, tôi hoàn toàn hài lòng. Anh Huỳnh Sơn Phước là sinh viên miền Nam. Anh học trường luật nhưng đã tốt nghiệp hay chưa thì tôi không nghe anh Khương nói.
Cũng như bao thanh niên trí thức miền Nam… khù khờ và háo danh háo thắng thời trước nên đã bị bọn cộng phỉ lừa gạt. Vợ của anh Phước cũng là sinh viên luật và cũng khù khờ nhưng may mắn là chị đã kịp nhìn thấy cái thiên đường bánh vẽ vẽ thì đẹp nhưng chỉ để nhìn thôi nên chị sợ đói, vì vậy chị đã chia tay anh và vượt biển. Hiện tại anh sống độc thân vì hai người chưa có con. Nhìn anh Phước, tôi nhớ đến hình ảnh của những kẻ ăn cơm quốc gia nhưng lại phá quốc gia đến tan tành để rước bọn phỉ vào… được đăng trên các tờ nhật báo lớn phát hành trước ngày 30 tháng tư.  Những hình ảnh của Huỳnh Tấn Mẫm, của Lý Quí Chung, của Lý Chánh Trung, của Kiều Mộng Thu, của Dương Quỳnh Hoa… là những hình ảnh và tên tuổi tiêu biểu trong rất nhiều cái tên cho sự việc đó. Khi chiếm được miền Nam, bọn cộng phỉ đã nói một câu mà tôi nghĩ đó là câu đểu cáng đầy vẻ mỉa mai dành cho một số người mà bọn phỉ đã có kế hoạch loại trừ ra khỏi guồng máy thống trị: “Nhờ cách mạng thành công mà tôi đã được sáng mắt sáng lòng.” Đây là câu nói rõ ràng ám chỉ cho đám người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thành phần thứ ba; cũng như những người có cảm tình với bọn cộng phỉ. Người dân thì đa số đều đã sáng mắt từ lâu rồi, nhất là từ trận tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 mà bọn cộng phỉ được mấy ông sư Thích Cộng Phỉ; cũng như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân… vân vân, lập tòa án để cùng bọn phỉ giết chết hơn năm ngàn đồng bào vô tội tại Huế. Bọn cộng phỉ thường xuyên pháo kích vào khu đông dân cư cũng như đặt mìn ở những nơi có đông người, cũng như thủ tiêu người để khủng bố đe dọa… Lòng dân rất sáng nên bọn cộng phỉ đi đến đâu là đồng bào liền bỏ chạy về nơi có lính quốc gia nên không bao giờ bọn chúng có dân, ngoại trừ những nơi mà đồng bào chạy không kịp. Bọn Mặt Trận Giải Phóng bọn phản chiến và bọn thân cộng mới là những người tối mắt tối lòng nên cố tình không muốn nghe không muốn thấy mà nuôi hy vọng vững lòng tin vào ngày “cách mạng” thành công sẽ được chia chác quyền hành. Và, bây giờ đã “sáng mắt sáng lòng” nên tất cả đều ngậm miệng và cúi đầu chịu nhục chứ đố “thằng nào con nào” dám hó hé đưa cái mặt ra để đòi hỏi điều này yêu sách điều nọ như bọn họ đã từng làm. Chỉ có những người đui mù mới không nhìn thấy những trò trả thù man rợ của bọn phỉ mang danh “cách mạng” đối với đồng bào miền Nam. Một số ít vài tên là vẫn còn chịu nhục chịu đấm ăn xôi để được làm “đại biểu quốc hội” như tên Mẫm và, làm nghề viết tin thể thao kiếm sống như tên Dân biểu Bộ trưởng Bộ Thông Tin Lý Quí Chung. Chung nhờ cơ hội may mắn gặp được Bộ Trưởng Võ Long Triều giúp đỡ nên mới có cơ hội quậy phá miền Nam gần như mỗi ngày với các cuộc xuống đường. Chung không nhờ ông Võ Long Triều giúp đỡ thì Chung mãi mãi vẫn là tên vô danh tiểu tốt thôi.
Anh Huỳnh Sơn Phước chỉ nghe tôi nói chứ anh không nói. Tuy nhiên, có một lúc anh đã thố lộ tâm tư của anh mà tôi cho như là một sự hối hận đã lầm lỡ tin vào lời bọn phỉ. Anh nói: “Không ngờ đất nước mình bây giờ nghèo quá. Nghèo gần như nhất thế giới. Tôi mong Mỹ mau bỏ cấm vận và Mỹ sẽ trở lại thì đất nước mình sẽ… như xưa.” Nghe Anh nói mà đau thắt lòng. Gây ra biết bao là oan khiên cho đất nước cho đồng bào để rồi chỉ mong được trở lại như xưa. Sớm hay muộn thì bọn cộng phỉ cũng sẽ được người Mỹ bỏ cấm vận rồi quay lại bố thí cho chút bơ thừa sữa cặn thì mới thấy hết cái sự khốn nạn, trong khi nếu khôn ngoan biết hòa giải dân tộc ngay khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa chịu buông súng thì đâu đến nỗi.
Đằng này lại tráo trở, lừa lọc, hèn hạ trả thù dã man bằng cách đem lên vùng rừng thiêng nước độc giam cầm rồi bỏ đói bỏ khát nhưng lại bắt phải lao động thật nặng… có người đến vài chục năm trời. Bọn lãnh đạo khi còn ở trong rừng đã cho bọn Mặt Trận Giải Phóng ăn một cái bánh vẽ thật lớn bằng những lời hứa làm cho bọn Mặt Trận tưởng phen này sẽ được làm cha làm mẹ được ngồi trên đầu trên cổ người dân và sẽ được tung hoành suốt cả đời. Nào ngờ khi thắng rồi bọn cộng phỉ liền trở mặt cho cán bộ người miền Bắc vô thẳng tay thanh trừng những “thằng nào con nào” không đồng tình với đảng và, đồng thời cướp của của đồng bào miền Nam đem về Bắc. Đồng bào miền Nam nào mà không kinh hoàng khi nghe tên cộng phỉ Nguyễn Hộ hô hào: “Nhà của Ngụy chúng ta ở. Vợ của Ngụy chúng ta lấy. Con của Ngụy chúng ta xài.” Cho bọn cán bộ Bắc Việt cướp thì nó sẽ bảo vệ quyền lực cho các lãnh đạo đảng và các lãnh đạo đảng sẽ được cướp  mạnh tay hơn. Bọn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam không học được câu: "Giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh": Khi con thỏ đã bị con chó săn cắn chết rồi, thì con chó săn cũng bị phanh thây luôn.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Cuộc sống dù giàu sang hay hèn hạ, thành thật hay giả dối, man rợ hay thánh thiện… rồi cũng phải đến ngày tan. Buổi gặp gỡ tối nay rồi cũng phải chia tay. Chúng tôi phải chia tay nhau thôi vì đã hơn mười một giờ rưỡi khuya rồi. Đến lúc này anh Huỳnh Sơn Phước mới lên tiếng về cách thức mà anh nghĩ là hay nhất để giúp tôi. Anh nói: “Tôi thật sự rất bất ngờ khi nghe chuyện của anh. Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ có chuyện như vậy xảy ra. Tòa báo có một vị luật sư chuyên lo về pháp luật mà phe cánh của vị này rất mạnh. Việc hối lộ bây giờ là công khai nên anh đừng ngại khi phải nhờ một ai đó giúp cho chuyện gì. Vị luật sư mà tôi muốn giới thiệu với anh tên là Đào Hoàng Mỹ. Bà là vợ của ông Trương Như Tảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam… đã bỏ trốn qua Pháp. Sáng ngày mai tôi sẽ liên lạc với bà Mỹ. Nếu bà ấy đồng ý nhận giải quyết cho anh thì tôi sẽ phôn lại khách sạn báo cho anh biết.”
Anh Phước và tôi là hai người khách sau cùng ra về. Khách đêm nay đông đến không còn bàn trống. Đúng như quảng cáo, món ăn ngon và chỗ ngồi thật hữu tình. Tôi bắt tay chào từ biệt ông bà chủ và khen: “Các món ăn ngon quá. Đặc biệt là món gỏi. Món tôm nhúng trong trái dừa  cuốn với bánh tráng chấm nước  mắm nêm cũng ngon quá. Có một loại rau thơm mà tối nay là lần đầu tiên tôi được ăn, đó là rau cần nước… thật thơm và thật ngon.” - “Hôm nào anh muốn ăn thịt bò bít tết thì cho tôi biết trước khoảng ba tiếng tôi sẽ trổ tài… chỉ đặc biệt với anh thôi nha. Bảo đảm ngon hơn của Tây nhiều.” Ông chủ nhà hàng Vy nói với tôi vẻ rất tự tin. Tôi hứa sẽ trở lại và sẽ gọi phôn trước cho ông để đặt món thịt bò.
Ra khỏi nhà hàng, tôi bắt tay và cám ơn anh Phước. Anh giắt xe đi theo tôi một đoạn ra đến đường Trần Hưng Đạo thì mới thật sự chia tay.
Về khuya Saigon vắng vẻ quá. Tôi muốn đi bộ một đoạn nhưng cảm thấy không yên tâm khi những người chạy xe hai bánh cứ nhìn tôi chằm chằm. Những người đó… nào ai biết được họ thuộc thành phần nào. Cướp?  Du đãng? An ninh? Nhà cầm quyền này hãnh diện tuyên bố, Việt Nam không có các nhóm phản động nào có thể hoạt động được. Họ mạnh mẽ tuyên bố như vậy chỉ vì họ nuôi dưỡng thành phần chịu phục tùng chế độ nhiều bằng một phần tám dân số. Anh Huỳnh Sơn Phước đã nói như vậy với tôi. Tôi nghĩ bọn phỉ ở Phòng phản gián làm gì lại không cho người theo tôi nên tôi phải đón xe đi về khách sạn thôi. 
Ngồi trên xe về khách sạn tôi nghĩ đến anh Phước. Ngày trước có lẽ anh cũng từng có lúc xuống đường và ngoác cái mồm ra thật lớn chửi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và đòi Mỹ phải cút khỏi Việt Nam. Bây giờ anh thấy đất nước nghèo quá, nghèo gần như nhất thế giới thế mà có dám làm điều gì hay yêu sách việc gì đâu. Với bọn phỉ thì thủ tiêu là chính sách phải được thi hành tuyệt đối. Tôi cũng vừa nhớ đến cái tên Trương Như Tảng mà anh Phước đã nói đến. Tôi có đọc báo và biết tin Tảng tỵ nạn tại Pháp và ra sách nhưng tôi không mua sách. Tảng là một trong những cán bộ cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng đã được bọn cộng phỉ Bắc Việt cho “sáng mắt sáng lòng” nên căm hận nhưng phải câm miệng rồi tìm đường thoát thân đến phải bỏ vợ lại. Nếu việc làm đó là của chính quyền miền Nam thì Tảng và đồng bọn cũng sẽ xuống đường rồi ngoác cái mõm ra như mõm chó rồi sủa ầm lên là: Bọn tay sai của Mỹ đã xí gạt tôi. Tôi thề sẽ… biểu tình dài dài…
Tội nghiệp anh Khương chủ khách sạn quá. Anh ngồi uống bia chờ tôi về nên khi nhìn thấy tôi anh liền đi nhanh ra mở cổng. Câu đầu tiên anh hỏi: “Có vui không?” – “Vui. Vui lắm anh.” Rồi tôi mời anh lên phòng tôi và thuật lại cho anh nghe. Anh thật lòng vui chung niềm vui của tôi. Anh muốn mời tôi uống bia để gọi là mừng cho tôi. Và, hai anh em ngồi uống bia nói chuyện đến gần ba giờ sáng. Tôi say quá nên anh Khương rời phòng lúc nào tôi không hay biết.

25/4/1991.

Trời Sàigòn tháng tư nóng quá. Nóng đến độ tôi có cảm tưởng như mình đang đứng gần cái lò lửa. Nóng quá đã làm cho tôi nhớ đến phòng tạm giam. Nếu giờ này mà còn ở trong đó thì quả là một hình phạt khủng khiếp. Tội nghiệp cho những người vì công việc chung mà phải bị giam cầm và chịu biết bao cực hình.
Chiều hôm nay tôi sẽ được đối diện với bà vợ của ông bộ trưởng được bọn phỉ cho sáng mắt sáng lòng. Văn phòng và cũng là tư gia của Luật sư Đào Hoàng Mỹ tại số 15 đường Võ Thị Sáu, tức đường Hiền Vương thân yêu ngày trước. Lúc sáng khoảng mười giờ anh Phước gọi điện thoại lại khách sạn báo cho tôi biết, bà Luật sư đồng ý tiếp tôi vào lúc ba giờ chiều.
Đúng bon ba giờ tôi có mặt trước cửa nhà của bà. Bà luật sư vào khoảng bốn mươi tuổi và là người có tướng sang trọng với khuôn mặt đẹp và sáng quắc. Tôi chắc chắn khi còn trẻ bà phải là hoa khôi của trường luật mà bà đang theo học. Bà có một điểm giống tôi, hay ngược lại, là, khi nói chuyện với người lạ lần đầu luôn nhìn ngay mắt người đối điện và gần như không chớp mắt. Tôi thuật lại mọi chuyện, đồng thời tôi cũng đưa cho bà xem các chứng từ. Bà đón hồ sơ từ tay tôi và nói: “Tôi giữ những giấy tờ này và sẽ xem trong chốc lát. Ngày mai cũng ba giờ chiều anh đến đây gặp tôi. Sáng ngày mai tôi sẽ đi xem hồ sơ của anh và khi gặp lại anh tôi sẽ nói cho anh biết anh sẽ tốn bao nhiều tiền và khi nào anh nhận lại giấy tờ.”
Ngay lúc đó có một người đàn ông tuổi trung niên ăn mặc kiểu cán bộ giắt chiếc vespa từ ngoài cổng đi vào. Tôi đoán ông là người chồng sau của bà Mỹ. Tôi đứng lên chào ông, và chào bà Mỹ để ra về. Bà Mỹ bắt tay tôi và nói thêm. “Anh yên tâm. Gặp tôi rồi thì mọi chuyện sẽ được tôi lo chu đáo và rất nhanh. Hẹn gặp anh chiều ngày mai nhé.”
Trên các con đường trong thành phố, nhà cầm quyền đã cho treo các banner với những khẩu hiệu tuyên truyền ca ngợi ngày “đại thắng mùa xuân năm 1975.” Chiến tranh đã kết thúc trong sầu thảm nên, mười sáu năm qua quê hương miền Nam thân yêu đã phải sống trong thảm sầu vì nghèo đói. Ba mươi tháng tư năm nay bọn phỉ đang hy vọng, bọn phỉ tin tưởng người Mỹ sẽ trở lại sau khi đã bỏ cấm vận. Chính bọn phỉ khi chiếm được miền Nam không lâu thì cũng được… sáng mắt sáng lòng vì đã lỡ dại đối đầu với Mỹ thay cho Nga Tàu để rồi bị đói khát và, bây giờ phải khấu đầu quỳ gối lạy lục van xin người Mỹ trở lại. Những ngày này của mười sáu năm trước tôi cũng sống trong hồi hộp và lo âu để rồi cuối cùng thì phải chấp nhận cuộc sống nhiễu nhương dưới sự cai trị của bọn phỉ. Tôi chợt nhớ đến ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long và Linh mục Lương Tấn Hoàng. Tôi xa hai người chủ đầu tiên khi tôi mới bước chân vào đời… cho đến nay đã mười sáu năm không gặp lại. Tôi biết Cha Hoàng đang ở Pháp. Nhờ một Linh mục tỵ nạn mà tôi có được địa chỉ của Cha. Tôi viết trước sau hai lá thư thăm Cha và kể rõ chuyện tên Bí thư quận 7 đưa hình của Cha đứng nói chuyện với ông Đại sứ Mỹ. Và, tên Bí thư đã kết tội Cha là CIA. Có lẽ tôi đã sai lầm khi kể chuyện đó với Cha nên Cha đã không hồi âm thư cho tôi?
Tôi không thích nhìn người đàn ông khóc. Nhưng, hoàn cảnh hiện tại của tôi quá hồi hộp và âu lo như mười sáu năm trước trong nỗi cô đơn khi chung quanh mình toàn kẻ thù mà mình đã trốn chạy… làm tôi đau đớn như đứt từng khúc ruột, làm tôi xúc động đến nước mắt muốn chảy ra nhưng tôi phải cố kềm lại. Một người phụ nữ trẻ và có nét mặt thật buồn ngồi bên gánh khoai lang khoai mì còn đầy ắp làm cho tôi nhớ đến người phụ nữ năm xưa. Người phụ nữ năm xưa còn trẻ đẹp và là vợ của người sĩ quan miền Nam bị dụ đi trình diện rồi bị đưa đi trại tập trung cải tạo. Tôi gặp chị ôm mấy quyển sách khoa học và cứ đi tới đi lui hoài vì không ai mua. Mấy quyển sách quý này vào thời đó người ta chỉ dùng vào hai việc là, gói đồ hoặc, khi đi vệ sinh. Tôi đã mua mấy quyển sách của chị và trả tiền rất hậu hỷ như là cách để giúp chị. Làm sao tôi có thể quên được gương mặt thật xúc động của chị khi chị cầm số tiền tôi đưa.
Bước chân đã tự động đưa tôi đến trước gánh khoai lang khoai mì của người phụ nữ có gương mặt buồn. Tôi không thể ăn khoai lang khoai mì trong cái thời tiết oi ả nóng nực của tháng tư. Nhưng, tôi đã mua thật nhiều khoai lang và khoai mì để rồi sau đó tôi tặng lại anh xích lô chở tôi. Cả buổi chiều và tối hôm đó tôi vui lắm. Một việc làm nhỏ và tầm thường nhưng tôi đã làm cho ít ra là hai người được vui… trong giây lát.

26/4/1991.

Cũng như chiều ngày hôm qua, chiều nay khi tôi bấm chuông cửa thì chị Mỹ liền quay đầu  nhìn lên cái đồng hồ treo trên tường, bên lối đi lên lầu. Khi tôi được người phụ nữ giúp việc nhà mời vào phòng khách thì chị Mỹ liền đứng lên và đưa tay ra cho tôi bắt. Chị đã sẵn sàng từ trước để đón tôi. Chị nói: “Thật là tuyệt vời! Anh là người khách đầu tiên rất đúng giờ. Người ở đây đến trễ khoảng nửa tiếng là chuyện bình thường anh à. Thật tuyệt vời khi làm việc với người khách như anh.” Chị đợi tôi ngồi xuống ghế rồi chị mới nói tiếp: “Tôi đã xem qua hồ sơ của anh rồi. Nếu anh không gặp tôi thì số tiền vàng mà anh đóng cho bên Phòng điều tra có thể cũng sẽ bị tiêu tán hết mà chưa biết ngày nào họ mới giải quyết cho anh. Bây giờ đã có tôi tham gia vào thì chỉ trong một vài ngày là xong.” Chị nhìn ngay mắt tôi như muốn đón chờ một sự hài lòng biểu lộ trên gương mặt tôi. Nhưng, tôi vì đang lo lắng về số tiền mà tôi sẽ phải chi ra cho chị không biết sẽ là bao nhiêu nên tôi chỉ mỉm cười nhẹ để cho chị vui. Chị nói tiếp: “Số tiền thù lao của tôi là ba cây. Tôi cần nói để anh rõ là, tôi rất thông cảm cho anh nên trong số ba cây đó thì phần của tôi chẳng là bao nhiêu đâu. Phải chi anh gặp tôi trước thì anh không bị tốn nhiều như vậy.” Cái đầu của tôi bây giờ mới thật là nhẹ nhỏm. Ba cây vàng là số mà tôi không hề nghĩ đến. Tôi nghĩ ít ra thì cũng phải từ bảy cây đến chục cây. “Chị muốn khi nào tôi đưa tiền?” – “Tôi nghĩ… ba ngày nữa, tức ngày 29 tháng tư  thì Viện kiểm sát sẽ ký quyết định đình chỉ điều tra và ngày hôm sau anh cầm tiền đến đây rồi anh và tôi đến đó nhận quyết định. Sau đó anh và tôi sẽ đi qua Phòng điều tra để nhận lại passport.” Tôi nghe chị Mỹ nói rất rõ nhưng tôi lại nghi ngờ nên hỏi lại cho chắc chắn: “Nghĩa là… mình không bị kẹt ngày nghỉ lễ?” – “Không! Không kẹt gì cả.”
Người giúp việc của chị Mỹ đem cho tôi chai nước ngọt và ly đá. Tôi vui quá nên định cáo từ ra về vì anh Huỳnh Sơn Phước đang chờ nghe kết quả. Chị Mỹ lên tiếng: “Mời anh uống nước cho mát.” Tôi miễn cưỡng ngồi lại cho chị vui. Cũng nhờ ngồi lại mà chị và tôi đã có những thông cảm về nhau hơn. Chị tưởng tôi từng là sĩ quan “Ngụy”. Tôi nói tôi được hoãn đi lính vì tôi muốn trở thành tu sĩ. Cũng vì nói chuyện về tôn giáo nên tôi mới được biết chị từng là “con cưng” của Cha Lương Tấn Hoàng từ những ngày chị còn ở bậc trung học. “Anh Tảng bỏ đi rồi tôi cũng gặp nhiều rắc rối lắm. Tôi bị giam lỏng mất năm năm cho đến khi tôi gặp… ông bây giờ.” Chị chỉ vào chiếc xe gắn máy mới toanh dựng sát vách tường rồi nói tiếp: “Xe của anh Tảng mới gởi về cho tôi đấy.” Tôi nhìn chiếc xe thật lâu như thầm khen xe đẹp mà, thật ra thì tôi đang nghĩ: “Anh Tảng – “anh” Trương Như Tảng của chị cùng đồng bọn trong cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã thật sự được “sáng mắt sáng lòng” nên phải chọn cảnh sống lưu vong chứ làm sao “anh” có dũng khí để chống lại hoặc tự xử. “Anh” Tảng có biết không, bà vợ xinh đẹp của “anh” đã được tên cán bộ của cái đảng khốn nạn đã cho “anh” được “sáng mắt sáng lòng” để “anh” thấy đường mà chạy cùng đồng bào mà “anh” từng chống lại. Đêm đêm tên cán bộ đó vẫn ôm ấp người mà “anh” thương yêu và gởi xe về. Tôi cảm thấy đau cho “anh” lắm. Nếu đã hoạt động chính trị nhưng sai lầm để cho mấy thế hệ phải đau khổ thì, “anh” phải có dũng khí để tự xử chứ đừng cố sống chỉ thêm nhục nhã mà thôi. Tôi khinh Dương Văn Minh khi ông cầm lá phiếu đi bầu đưa lên trước các ống kính và còn tỏ ra “hồ hởi phấn khởi.” Trái lại tôi luôn kính trọng ông Tổng Thống Trần Văn Hương khi ông thẳng thừng từ chối nhận quyền công dân của bọn phỉ. Khi phách của người làm lãnh đạo cần phải có chứ đừng sống như con chó hoang để đêm đêm nhìn trăng rồi sủa ầm lên… sẽ bị người đời khinh bỉ thêm.”
Có ai trong đời sống mà không - hay ít nhất một lần - phải mang ơn người nào đó. Trong tình cảnh của tôi, tôi mang ơn anh Phó Tổng biên tập Huỳnh Sơn Phước. Anh chính là người ơn của tôi. Ra khỏi nhà chị Mỹ, tôi ngồi xích lô đến chợ Tân Định và vào một tiệm bán tạp hóa xin gọi phôn cho anh và mời anh tối nay gặp lại nhau tại nhà hàng Vy. Anh Phước vui lắm. Anh vui cùng niềm vui của tôi và mong gặp lại tôi để nghe kể chi tiết. Tôi cũng phôn lại nhà hàng Vy gặp ông chủ và đặt hai phần thịt bò bít tết với khoai tây chiên cùng món tôm nhúng trong trái dừa đặc biệt của nhà hàng. “Nhớ cho tôi nhiều nhiều rau cần nước anh nhé.”

30/4/1991.

Tám giờ rưỡi sáng tôi có mặt tại nhà chị Mỹ. Cũng ngày này mười sáu năm về trước tôi ngồi uống café ở nhà ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long. Và, khoảng hơn hai tiếng đồng hồ nữa thì chúng tôi bàng hoàng khi nghe Hàng Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh quốc gia.
Chị Mỹ mặc áo đầm trông thật xinh và thật giống… bà đầm. Tuy chị “có da có thịt” nhưng không sồ sề mà rất gọn ghẽ. “Chị Mỹ đẹp quá.” Tôi khen chị thật lòng khi chị đẩy chiếc xe gắn máy mà anh Tảng gởi về cho chị, ra cổng.
Chị Mỹ chở tôi chạy trên con đường Duy Tân có cây dài bóng mát đã đi vào văn thơ miền Nam. Tôi nhìn hai hàng cây cao chạy dài hun hút về phía trước và tưởng tượng cảnh sống của giới trẻ miền Nam ngày trước thật lãng mạn như trong nhạc phẩm của ông nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi tưởng tượng là vì tôi không có cái diễm phúc được sống qua quãng thời gian đó ở thành phố Saigon trong tuổi đang xuân. Hôm qua sau khi tôi phôn hẹn anh Phước, tôi đi bộ từ Tân Định đến Phú Nhuận vì quãng đường đó có gió mát. Tình cờ tôi nhìn thấy lại rạp xi-nê Văn Cầm gần chợ Phú Nhuận. Đứng nhìn cái rạp hát bây giờ phải đóng cửa im ỉm mà lòng tôi vô cùng xót xa. Đây là rạp hát tôi được mẹ cho đi xem phim lần đầu trong đời khi tôi mới lên năm tuổi. Thuở ấy nhà của ba mẹ tôi phía sau rạp Văn Cầm. Ngôi trường tiểu học Võ Tánh nằm bên cạnh “nhà làng” Phú Nhuận là ngôi trường tôi học năm đầu tiên trong đời. “Nhà làng” Phú Nhuận bề ngoài thì vẫn như xưa.
Tại “nhà làng” này ba tôi từng đến mỗi tối để dạy lớp “Bình dân học vụ” cho những người lớn tuổi trong chương trình xóa nạn mù chữ do Tổng Thống Ngô Đình Diệm phát động. Có lần “nhà làng” tổ chức cho những thiếu nhi từ năm tuổi lên đến mười một tuổi đi rước đèn đêm Trung Thu. Đèn Trung thu thì được chính phủ phát. Sau khi nhận đèn xong thì các thiếu nhi xếp hàng năm và đi rước đèn qua các con đường trong xã Phú Nhuận. Hồi đó đường vắng tanh nên chúng tôi đi giữa đường theo người hướng dẫn và vừa đi vừa hát. Hát bài gì thì dĩ nhiên tôi không còn nhớ. Tôi chỉ nhớ rõ đêm đó trời mưa lớn lắm nhưng chúng tôi vẫn vừa đi vừa hát rất vui mà không hề thấy lạnh. Rước đèn xong, “nhà làng” phát cho mỗi đứa nửa cái bánh Trung Thu ruột đen sì. Mẹ tôi nói đó là nhân đậu đen ăn ngon và bổ lắm. Nghĩ lại thời thơ ấu của tôi sao đẹp và thơ mộng quá. Bây giờ các em nhi đồng trong nước làm gì được nhà nước này phát đèn phát bánh. Bánh thì có nhiều nhưng là… bánh vẽ thôi. Tôi nhớ chắc chắn là tôi đã đọc trên tờ báo Tin Sáng lời của tên Tổng Bí thư… ếch ngồi đáy giếng Lê Duẫn khi hắn tuyên bố:” Đất nước của chúng ta vừa trải qua cuộc chiến tranh do Mỹ Ngụy gây ra nên còn nhiều khó khăn. Tôi kêu gọi tất cả hãy cùng nhau phấn đấu vì chỉ trong hai ba cái kế hoạch năm năm thôi là đất nước của chúng ta sẽ tiến bằng, hoặc hơn nước Nhật…”  Không có cái bánh vẻ nào lớn và ngon bằng của tên bẻ ghi xe lửa được làm cha thiên hạ.
Một thời gian sau gia đình tôi phải từ biệt thành phố thân yêu Saigon và từ biệt xã Phú Nhuận để đến thành phố Pleiku vì ba tôi phải đến đó làm việc, và, ba tôi bị Việt cộng giết. Những kỷ niệm bùi ngùi đã theo tôi mỗi năm vào mỗi mùa xuân về khi nhớ lại mùa xuân năm đầu tiên ỏ thành phố cao nguyên đó, tôi đã được nghe tiếng ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm chúc Tết đồng bào hai miền Nam Bắc. Sau lời chúc Tết là đến chương trình Tao Đàn. Và, tôi đã chìm vào giấc ngủ ngon. Tôi không ngờ những kỷ niệm đó cứ theo tôi cho đến tận ngày hôm nay.
Chị Mỹ giảm tốc độ làm tôi trở về với hiện tại để kịp nhận ra chỗ đến là, Viện kiểm sát thành phố mà hôm nào tôi đã đến và chứng kiến tấm màn màu đỏ bay phất phới nhưng không thấy gió. Tôi đứng giữ xe để chị Mỹ đi vào Viện. Khoảng 9h20 Chị Mỹ từ trong phòng làm việc của Viện đi ra. Tôi nhìn chị từ xa nhưng không thể đoán biết được vì chị có vẻ mặt bình thản quá. Đi đến bên tôi chị nói: “Xong rồi. Đây là Quyết định đình chỉ điều tra bị can. Bây giờ anh và tôi qua bên Phòng điều tra lấy passport.” Tôi nghe chị nói rõ… năm trên năm, vậy mà tôi vẫn nghi ngờ nên phải hỏi lại và chị đã xác nhận chuyện của tôi đã được giải quyết xong. Ôi! Chị là người đàn bà tuyệt vời! Chị là đóa sen thơm lừng giữa đám bùn đen thúi hoắc. Tôi sẽ không bao giờ quên chị.

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm