Kinh Khổ

Trump và Báo – Chí Chóe

Do yêu cầu của nhiều độc giả bài này xin nói về một chuyện thấm thía là trận đánh giữa Tổng thống Mỹ với một số báo chí làm cho kẻ yếu bóng vía lật đật tri hô rằng Donald Trump ló

Sự chí chóe giữa Tổng thống Trump và truyền thông chỉ là màn khói

Do yêu cầu của nhiều độc giả bài này xin nói về một chuyện thấm thía là trận đánh giữa Tổng thống Mỹ với một số báo chí làm cho kẻ yếu bóng vía lật đật tri hô rằng Donald Trump ló mòi độc tài vì đòi bịt miệng truyền thông. Trong giấc mơ của sức mạnh “Đệ tứ quyền” có lẽ người ta nên tìm hiểu sâu xa hơn sự thật ở đằng sau màn khói. Là nội dung của bài viết.

***
Trước hết, xin nói về bối cảnh đã.

Ứng cử viên Donald Trump thắng 16 đối thủ trong đảng Cộng Hòa qua vòng sơ bộ kéo dài cả năm rồi sau cùng đắc cử Tổng thống với 306 phiếu Đại cử tri, hơn ứng cử viên Cộng Hòa năm 2012 là Mitt Romney đúng 100 phiếu. Người ta có nhiều cách giải thích chiến thắng từ trong đảng ra tới toàn quốc, nhưng khi phe Dân Chủ phàn nàn, thậm chí phản đối, về thể thức bầu cử trực tiếp qua lá phiếu của Cử tri đoàn thay vì của cử tri toàn quốc, chúng ta có dịp nhìn lại một thực tế đáng lẽ không là bất ngờ.

Do thể thức đặc biệt của Hoa Kỳ là cho mọi tiểu bang lớn nhỏ đều có cơ hội phản ảnh lòng dân thì muốn đắc cử Tổng thống, một ứng cử viên phải được 270 phiếu của Cử tri đoàn. Thế thì lòng dân ra sao trong cuộc bầu cử vừa qua?

Đảng Cộng Hòa hoàn toàn kiểm soát chính quyền tiểu bang (Thống đốc và hai viện) tại 25 tiểu bang: 25 ghế thống đốc, đa số (667-252) tại Thượng viện, và Hạ viện (1901-922). Các tiểu bang thành đồng ấy có 255 phiếu Đại cử tri của cuộc bầu cử Tổng thống. Tức là ông Trump có lợi thế ban đầu và quả nhiên thắng tại 24 nơi, chỉ thua ở New Hampshire. Bài toán là ông cần được thêm 19 phiếu Đại cử tri thì có thể đắc cử.

Ban tranh cử của Trump sớm nhìn ra điều ấy nên không tản lực ở mọi nơi mà tập trung vào một số tiểu bang bị dư luận – và truyền thông – bỏ rơi. Khác biệt giữa chiến lược tranh cử của Donald Trump và Hillary Clinton nằm ở đó. Sau khi ông thắng cử, nếu có nhìn lại thì ta thấy sức mạnh của từng đảng ở cấp tiểu bang mới là then chốt, trong khi nhiều người lại coi thường các cuộc bầu cử địa phương. Nơi đấy mới là cơ hội cho loại cử tri bị lãng quên lên tiếng và họ thường xuyên theo dõi tin tức từ truyền thông hay phát thanh rất tầm thường tại địa phương. Họ thiên về Cộng Hòa! Hillary Clinton tự sát khi gọi họ là “deplorables”, đáng chê đáng trách!

Nhưng ngự trên hai vùng duyên hải Đông Tây, truyền thông dòng chính tự cho là ưu tú lại không thấy ra sự thể ấy ở dưới, càng không nhìn ra thân phận của chính họ, là đang trở thành thiểu số. Dù ưu tú thì vẫn là thiểu số.

Donald Trump có thể tranh thủ các thành phần bị bỏ rơi mà nói tới tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa như một nguyên nhân khiến đời sống của giới trung lưu thấp bị sa sút trước sự hứng khởi của thành phần ưu tú mà vô tâm. Một nguyên nhân khác lại là khoa học kỹ thuật: khu vực chế biến đạt sản lượng cao nhất nhưng lại dùng ít nhân công hơn trước. Kinh tế học gọi đó là năng suất. Khi một người sản xuất bằng ba thì có hai người bị nguy cơ thất nghiệp, hoặc phải nhận việc làm có lương thấp hơn.

Cho nên, chuyển động lớn từ hai thập niên vừa qua là toàn cầu hóa và tiến bộ khoa học đã dẫn tới nhiều đổi thay.

Nhưng thành phần ưu tú là chính trị gia lại không nhận ra chuyện ấy. Còn các chuyên gia trên tháp ngà thì có thấy cũng bất cần. Vì vậy, họ không có giải pháp ứng phó thích hợp cho những kẻ bị lãng quên và vô tình tạo cơ hội cho Donald Trump phất cờ. Đào sâu vào mạch sống của dân bất mãn, ông chỉ thẳng vào kẻ có tội là thành phần ưu tú, các chuyên gia, chính khách – và vào cái đám ồn ào nhất là truyền thông báo chí.

Thật ra báo chí cũng chỉ là nạn nhân của trào lưu mới cho nên một số đang thành lực lượng tiên phong chống Trump. Miệt mài theo dõi và khai thác mọi tiết lộ để tấn công chính quyền mới, họ xưng danh vô địch về tự do ngôn luận nhưng chỉ để bảo vệ miếng cơm manh áo. Màn khói là đấy.

***
Xin hãy đi từ đầu.

Nhà đầu tư trong lãnh vực truyền thông là doanh gia, với mục tiêu chính đáng là tìm doanh lợi. Thí dụ như Jeff Bezos của hệ thống Amazon đã mua tờ Washington Post như một ngả đầu tư, và nếu lỗ thì bán. Cũng vì tờ WAPO này lỗ lã nên mới rơi vào tay Bezos từ năm 2013, và từ nay phải là tờ báo có lời nhờ quảng cáo qua số bán. Microsoft có kết hợp với truyền hình NBC để lập ra MSNBC cũng vì nhu cầu đó. Tỷ phú Brian L. Roberts của Comcast và hệ thống NBC cũng vậy. Truyền hình ABC là một vệ tinh của đại tổ hợp The Dysney Company vì mục tiêu doanh lợi….

Trong mục tiêu ấy, giới đầu tư mới chọn người quản trị tờ báo hay đài truyền hình.

Ai cũng có thể nghĩ chức năng báo chí là loan tin trung thực. Chưa chắc! Phóng viên hay ký giả có thể tin vậy và chăm chỉ thăm dân cho biết sự tình rồi thì thấy sao nói vậy. Họ là người trung thực, có khi còn trẻ nên thừa lý tưởng. Nhưng thiếu thực tế. Thực tế là người khác ở tổng đài chọn tin theo mức độ ưu tiên và tiêu chuẩn khác. Bộ phận chủ biên ở trung ương mới quyết định là tin đáng loan hay không, ở trang nào, vào giờ phát hình nào tới mức độ nào và tại sao. Sau đó họ chọn người bình luận về những tin đó, hoặc viết bình luận mà làm như là tin tức.

Hệ thống chủ biên này có thể quyết định sai mà thường thì sai vì là chuyên gia truyền thông. Nhưng dù sai họ vẫn có thể sống vì độc giả, hay khán thính giả mới có phán xét sau cùng. Làm sao cố giữ thân chủ – khách cần tin và doanh nghiệp quảng cáo – là có thể sống. Làm sao giữ?

Trong hệ thống báo chí thì loại chuyên đề về kinh tế tài chánh tương đối loan tin và nhận định trung thực hơn cả về kinh tế lẫn chính trị vì thân chủ là loại khó tính nhất: báo lượng định sai về kinh tế hay thị trường lẫn chính trường là họ mất tiền. Còn lại, là vùng oanh kích tự do để giữ khách!

Donald Trump mắng oan các phóng viên ký giả, chứ giới điều hành các hệ thống truyền thông tại New York, Washington – hay Los Angeles, vì thương hại tờ L.A. Times – mới quyết định về chuyện “đánh Trump hay không”, và đánh vào đâu thì thêm phần sôi nổi cho dàn sale. Trong khi ấy, chính Trump lại quên “những kẻ bị lãng quên” trong làng báo!

Thực tế khách quan – chẳng tại Trump, chính trị hay truyền thông có ác ý – đưa tới ba hiện tượng như tự động hóa, sở thích thay đổi của giới tiêu thụ, tình trạng cạnh tranh kịch liệt ở cấp độ toàn cầu khiến doanh lợi bị đe dọa. Và sau cùng, trên cùng, là đại gia cầm đầu doanh nghiệp không mấy quan tâm đến nhân viên thợ thuyền ở dưới, có gì thì đã có các hội thiện do họ thành lập. Vì vậy, cùng với công nhân, phóng viên ký giả mới rụng như ruồi!

Cụ thể là từ năm 1990 tới… năm tranh cử 2016, hệ thống báo chí Hoa Kỳ sa thải hơn phân nửa nhân viên, chính xác là 59,5% nhân lực trong 26 năm. Đây là con số của bộ Lao Động Hoa Kỳ, không là tin nhảm của báo chí! Tình trạng của các tạp chí định kỳ thì đỡ hơn nhật báo, chỉ dẹp có 36% nhân viên thôi. Hiện tượng toàn cầu hóa không chỉ làm thợ thuyền mất việc mà cũng làm nhà báo điêu đứng nếu họ không thể đổi tay nghề qua phương thức mới như truyền thông điện tử, báo Online. Phương thức đó đòi hỏi tin tức dồn dập, cực nóng vào giờ cao điểm và càng nóng càng hấp dẫn là càng đông người xem nên sẽ hút thêm quảng cáo!

Nhà báo là nạn nhân đầu tiên của hiện tượng thông tin tức thời, vì nếu giữ được việc làm thì lại ít thời giờ kiểm chứng thực hư trong khi ở trên cau mày chờ tin nóng.

Trận đánh ngày nay của Donald Trump với cái gọi là tuyền thông báo chí là trận đánh giữa quyền lực Tổng thống với quyền lợi của các doanh gia cự phú thật sự đứng sau hệ thống báo chí. Người ta cứ chửi là ông Trump có phương châm “Bắn chậm thì chết”. Bên kia chiến hào nghi ngút khói lại là tôn chỉ ngầm “Bán chậm thì chết”!

***
Bây giờ, xin đi vào phần phũ phàng của trận đánh, theo quy luật “kinh tế cũng là chính trị. Và ngược lại, chính trị cũng là kinh tế.

Hoa Kỳ là quốc gia bất thường mà siêu tuyệt vì bậc Quốc phụ cố tình giới hạn vai trò của Chính quyền để mở rộng không gian sinh hoạt của người dân. Ngoài nguyên tắc tam quyền phân lập, giữa Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp, họ còn cho một thành phần thứ tư cái nghề phán xét việc làm của nhân viên công quyền. Đó là báo chí (thời đó, các cụ mới chỉ nói đến “báo chí”, press, chưa có khái niệm truyền thông, media).

Trong nền cộng hòa này, thường dân có quyền kiểm soát giới dân cử và báo chí giữ vai trò bảo vệ nền cộng hòa. Nếu gọi họ là “Vệ binh Cộng hòa” cũng chẳng sai, mà họ có tấm áo giáp rất bền là Đệ nhất Tu chính án. Chính quyền không được phép làm luật thu hẹp quyền tự do tư tưởng và báo chí.

Nhưng ai sẽ kiểm soát đám Vệ binh để họ khỏi là Kiêu binh?

Khỏi cần nhắc lại những phát biểu của Thomas Jefferson hay John Adams về báo chí chúng ta cũng thấy bậc Quốc phụ trao cho báo chí vai trò Vệ binh Cộng hòa và tin rằng báo chí sẽ nhận trách nhiệm tự kiểm soát ở bên trong do quy luật thực tế của kinh tế, là lời lãi. Nhưng các cụ thời xưa chẳng ngờ là con cháu thời sau lại tung hoành vượt bậc trong lãnh vực báo chí, với các nhật báo hay đài truyền hình đã lên tới cấp đại gia, toàn quốc, có ảnh hưởng toàn cầu. Hai tờ New York Times hay Washington Post và ba đài truyền hình toàn quốc là ABC, CBS và NBC cùng vài đài sử dụng cáp quang là các trung tâm hướng dẫn dư luận và tạo ra dư luận.

Họ có thể đưa Tổng thống John F. Kennedy lên mây xanh hay dìm Richard M. Nixon xuống đất đen. Quyền lực đó của báo chí khiến thế giới khâm phục, nhưng đôi khi cũng làm kẻ thù của Mỹ hả hê: cuộc chiến Việt Nam là thí dụ! Báo chí Mỹ có sức mạnh của nhiều sư đoàn bên địch tấn công vào hậu phương của nước Mỹ, khiến Tổng thống tháo chạy: Lyndon Johnson hết ra tái tranh cử năm 1968 và Richard Nixon từ chức sau chiến thắng long trời lở đất năm 1972.

Nhưng, như đã nói ở trên, thay đổi vì khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa cũng chẳng chừa báo chí. Nạn Tổng suy trầm 2008-2009 còn là một tai họa khác khiến thị trường báo chí vẫn chưa ra khỏi điêu đứng

Các nhật báo hay truyền hình đại gia có uy tín nhất đều thấy doanh lợi suy sụp vì bị cạnh tranh, vì sự xuất hiện của nhiều phương thức mới, cho nên họ phải củng cố cơ sở kinh doanh, nôm na là chiều theo sở thích của giới tiêu thụ và thân chủ quảng cáo qua số báo phát hành hay lượng người “hít” trên mạng. Trong khi đó, nhiều tờ báo hay đài phát thanh địa phương cũng trực tiếp hướng dẫn dư luận về thực tế ở tại chỗ.

Bên kia chiến hào, Tổng thống Donald Trump có nhu cầu tương tự, là củng cố cơ sở, tranh thủ niềm tin của những ai đã bỏ phiếu cho ông. Với tỷ lệ ủng hộ quá thấp khi vừa nhậm chức, ông có bài toán chẳng khác gì các doanh gia kiếm tiền nhờ báo chí: bảo vệ thành lũy của mình để còn hy vọng ổn định và khuếch trương sau này. Trận đánh giữa báo chí và quyền lực tổng thống nằm trong khung cảnh đó.

Với tỷ lệ tín nhiệm quá thấp của quần chúng dành cho báo chí (chỉ có 18% theo khảo sát của Pew Research Center), ông Trump chỉ vào báo chí như một nguyên nhân của vấn đề. Lời đả kích có đúng có sai nhưng giữa màn khói mù và nhiễu âm tán loạn, mấy ai có thể bình thản phán đoán? Ngược lại, báo chí thấy Tổng thống là mối nguy cho nền cộng hòa và đánh Trump lại có lời thì tại sao không tiền pháo hậu xung và tung quân bắn nhầu?

Vì vậy, chẳng nên ngạc nhiên khi nói về Trump thì chỉ thấy rặt những tin xấu, có thể lên tới tỷ lệ 88%! Chúng ta đi vào thực chất rất bẽ bàng của vấn đề….

Mai sau rồi sẽ thế nào?

***

Những người lạc quan nêu ra kịch bản hưu chiến.

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tiếp xúc với giới lãnh đạo doanh trường để bàn về kinh tế và thuyết phục họ về những gì nên làm cho quyền lợi của dân Mỹ và nước Mỹ, với nhiều hứa hẹn về cải tổ thuế khóa và luật lệ. Trong một tương lai không xa, ông có thể mời các đại gia tại Wall Street hay Silicone Valley có quyền lợi gắn bó với thị trường thông tin báo chí để nói chuyện phải quấy.

Dù có ủng hộ bên Dân Chủ như tỷ phú Warren Buffet, hay ghét Trump ra mặt như Jeff Bezos, doanh nghiệp của họ đều thắng lớn và lời to từ khi ông Trump lên làm Tổng thống cho nên họ thừa hiểu luật chơi của doanh trường. Vốn là doanh gia như họ, ông Trump có thể thuyết phục theo cái lẽ “ăn cây nào rào cây nấy”. Miễn là đừng cho báo chí biết về sự toa rập mờ ám này!

Trong khi chờ đợi, ta cứ thưởng ngoạn trận tàn sát – mà đừng tưởng nước Mỹ sắp có nội chiến!

Doanh trường cũng là chiến trường là quy luật của tư bản chủ nghĩa. Trên kia, bậc Quốc phụ tủm tỉm nhìn xem chính trường xoay trở ra sao giữa chốn bùn lầy nước đọng đang tỏa khói âm u. Chính các cụ đã chứng kiến chuyện ấy từ thời lập quốc khi Phó Tổng thống Thomas Jefferson dùng báo chí tấn công Tổng thống John Adams rồi bị nhà báo vòi tiền và bươi móc đời tư!

Nguyễn Xuân Nghĩa

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trump và Báo – Chí Chóe

Do yêu cầu của nhiều độc giả bài này xin nói về một chuyện thấm thía là trận đánh giữa Tổng thống Mỹ với một số báo chí làm cho kẻ yếu bóng vía lật đật tri hô rằng Donald Trump ló

Sự chí chóe giữa Tổng thống Trump và truyền thông chỉ là màn khói

Do yêu cầu của nhiều độc giả bài này xin nói về một chuyện thấm thía là trận đánh giữa Tổng thống Mỹ với một số báo chí làm cho kẻ yếu bóng vía lật đật tri hô rằng Donald Trump ló mòi độc tài vì đòi bịt miệng truyền thông. Trong giấc mơ của sức mạnh “Đệ tứ quyền” có lẽ người ta nên tìm hiểu sâu xa hơn sự thật ở đằng sau màn khói. Là nội dung của bài viết.

***
Trước hết, xin nói về bối cảnh đã.

Ứng cử viên Donald Trump thắng 16 đối thủ trong đảng Cộng Hòa qua vòng sơ bộ kéo dài cả năm rồi sau cùng đắc cử Tổng thống với 306 phiếu Đại cử tri, hơn ứng cử viên Cộng Hòa năm 2012 là Mitt Romney đúng 100 phiếu. Người ta có nhiều cách giải thích chiến thắng từ trong đảng ra tới toàn quốc, nhưng khi phe Dân Chủ phàn nàn, thậm chí phản đối, về thể thức bầu cử trực tiếp qua lá phiếu của Cử tri đoàn thay vì của cử tri toàn quốc, chúng ta có dịp nhìn lại một thực tế đáng lẽ không là bất ngờ.

Do thể thức đặc biệt của Hoa Kỳ là cho mọi tiểu bang lớn nhỏ đều có cơ hội phản ảnh lòng dân thì muốn đắc cử Tổng thống, một ứng cử viên phải được 270 phiếu của Cử tri đoàn. Thế thì lòng dân ra sao trong cuộc bầu cử vừa qua?

Đảng Cộng Hòa hoàn toàn kiểm soát chính quyền tiểu bang (Thống đốc và hai viện) tại 25 tiểu bang: 25 ghế thống đốc, đa số (667-252) tại Thượng viện, và Hạ viện (1901-922). Các tiểu bang thành đồng ấy có 255 phiếu Đại cử tri của cuộc bầu cử Tổng thống. Tức là ông Trump có lợi thế ban đầu và quả nhiên thắng tại 24 nơi, chỉ thua ở New Hampshire. Bài toán là ông cần được thêm 19 phiếu Đại cử tri thì có thể đắc cử.

Ban tranh cử của Trump sớm nhìn ra điều ấy nên không tản lực ở mọi nơi mà tập trung vào một số tiểu bang bị dư luận – và truyền thông – bỏ rơi. Khác biệt giữa chiến lược tranh cử của Donald Trump và Hillary Clinton nằm ở đó. Sau khi ông thắng cử, nếu có nhìn lại thì ta thấy sức mạnh của từng đảng ở cấp tiểu bang mới là then chốt, trong khi nhiều người lại coi thường các cuộc bầu cử địa phương. Nơi đấy mới là cơ hội cho loại cử tri bị lãng quên lên tiếng và họ thường xuyên theo dõi tin tức từ truyền thông hay phát thanh rất tầm thường tại địa phương. Họ thiên về Cộng Hòa! Hillary Clinton tự sát khi gọi họ là “deplorables”, đáng chê đáng trách!

Nhưng ngự trên hai vùng duyên hải Đông Tây, truyền thông dòng chính tự cho là ưu tú lại không thấy ra sự thể ấy ở dưới, càng không nhìn ra thân phận của chính họ, là đang trở thành thiểu số. Dù ưu tú thì vẫn là thiểu số.

Donald Trump có thể tranh thủ các thành phần bị bỏ rơi mà nói tới tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa như một nguyên nhân khiến đời sống của giới trung lưu thấp bị sa sút trước sự hứng khởi của thành phần ưu tú mà vô tâm. Một nguyên nhân khác lại là khoa học kỹ thuật: khu vực chế biến đạt sản lượng cao nhất nhưng lại dùng ít nhân công hơn trước. Kinh tế học gọi đó là năng suất. Khi một người sản xuất bằng ba thì có hai người bị nguy cơ thất nghiệp, hoặc phải nhận việc làm có lương thấp hơn.

Cho nên, chuyển động lớn từ hai thập niên vừa qua là toàn cầu hóa và tiến bộ khoa học đã dẫn tới nhiều đổi thay.

Nhưng thành phần ưu tú là chính trị gia lại không nhận ra chuyện ấy. Còn các chuyên gia trên tháp ngà thì có thấy cũng bất cần. Vì vậy, họ không có giải pháp ứng phó thích hợp cho những kẻ bị lãng quên và vô tình tạo cơ hội cho Donald Trump phất cờ. Đào sâu vào mạch sống của dân bất mãn, ông chỉ thẳng vào kẻ có tội là thành phần ưu tú, các chuyên gia, chính khách – và vào cái đám ồn ào nhất là truyền thông báo chí.

Thật ra báo chí cũng chỉ là nạn nhân của trào lưu mới cho nên một số đang thành lực lượng tiên phong chống Trump. Miệt mài theo dõi và khai thác mọi tiết lộ để tấn công chính quyền mới, họ xưng danh vô địch về tự do ngôn luận nhưng chỉ để bảo vệ miếng cơm manh áo. Màn khói là đấy.

***
Xin hãy đi từ đầu.

Nhà đầu tư trong lãnh vực truyền thông là doanh gia, với mục tiêu chính đáng là tìm doanh lợi. Thí dụ như Jeff Bezos của hệ thống Amazon đã mua tờ Washington Post như một ngả đầu tư, và nếu lỗ thì bán. Cũng vì tờ WAPO này lỗ lã nên mới rơi vào tay Bezos từ năm 2013, và từ nay phải là tờ báo có lời nhờ quảng cáo qua số bán. Microsoft có kết hợp với truyền hình NBC để lập ra MSNBC cũng vì nhu cầu đó. Tỷ phú Brian L. Roberts của Comcast và hệ thống NBC cũng vậy. Truyền hình ABC là một vệ tinh của đại tổ hợp The Dysney Company vì mục tiêu doanh lợi….

Trong mục tiêu ấy, giới đầu tư mới chọn người quản trị tờ báo hay đài truyền hình.

Ai cũng có thể nghĩ chức năng báo chí là loan tin trung thực. Chưa chắc! Phóng viên hay ký giả có thể tin vậy và chăm chỉ thăm dân cho biết sự tình rồi thì thấy sao nói vậy. Họ là người trung thực, có khi còn trẻ nên thừa lý tưởng. Nhưng thiếu thực tế. Thực tế là người khác ở tổng đài chọn tin theo mức độ ưu tiên và tiêu chuẩn khác. Bộ phận chủ biên ở trung ương mới quyết định là tin đáng loan hay không, ở trang nào, vào giờ phát hình nào tới mức độ nào và tại sao. Sau đó họ chọn người bình luận về những tin đó, hoặc viết bình luận mà làm như là tin tức.

Hệ thống chủ biên này có thể quyết định sai mà thường thì sai vì là chuyên gia truyền thông. Nhưng dù sai họ vẫn có thể sống vì độc giả, hay khán thính giả mới có phán xét sau cùng. Làm sao cố giữ thân chủ – khách cần tin và doanh nghiệp quảng cáo – là có thể sống. Làm sao giữ?

Trong hệ thống báo chí thì loại chuyên đề về kinh tế tài chánh tương đối loan tin và nhận định trung thực hơn cả về kinh tế lẫn chính trị vì thân chủ là loại khó tính nhất: báo lượng định sai về kinh tế hay thị trường lẫn chính trường là họ mất tiền. Còn lại, là vùng oanh kích tự do để giữ khách!

Donald Trump mắng oan các phóng viên ký giả, chứ giới điều hành các hệ thống truyền thông tại New York, Washington – hay Los Angeles, vì thương hại tờ L.A. Times – mới quyết định về chuyện “đánh Trump hay không”, và đánh vào đâu thì thêm phần sôi nổi cho dàn sale. Trong khi ấy, chính Trump lại quên “những kẻ bị lãng quên” trong làng báo!

Thực tế khách quan – chẳng tại Trump, chính trị hay truyền thông có ác ý – đưa tới ba hiện tượng như tự động hóa, sở thích thay đổi của giới tiêu thụ, tình trạng cạnh tranh kịch liệt ở cấp độ toàn cầu khiến doanh lợi bị đe dọa. Và sau cùng, trên cùng, là đại gia cầm đầu doanh nghiệp không mấy quan tâm đến nhân viên thợ thuyền ở dưới, có gì thì đã có các hội thiện do họ thành lập. Vì vậy, cùng với công nhân, phóng viên ký giả mới rụng như ruồi!

Cụ thể là từ năm 1990 tới… năm tranh cử 2016, hệ thống báo chí Hoa Kỳ sa thải hơn phân nửa nhân viên, chính xác là 59,5% nhân lực trong 26 năm. Đây là con số của bộ Lao Động Hoa Kỳ, không là tin nhảm của báo chí! Tình trạng của các tạp chí định kỳ thì đỡ hơn nhật báo, chỉ dẹp có 36% nhân viên thôi. Hiện tượng toàn cầu hóa không chỉ làm thợ thuyền mất việc mà cũng làm nhà báo điêu đứng nếu họ không thể đổi tay nghề qua phương thức mới như truyền thông điện tử, báo Online. Phương thức đó đòi hỏi tin tức dồn dập, cực nóng vào giờ cao điểm và càng nóng càng hấp dẫn là càng đông người xem nên sẽ hút thêm quảng cáo!

Nhà báo là nạn nhân đầu tiên của hiện tượng thông tin tức thời, vì nếu giữ được việc làm thì lại ít thời giờ kiểm chứng thực hư trong khi ở trên cau mày chờ tin nóng.

Trận đánh ngày nay của Donald Trump với cái gọi là tuyền thông báo chí là trận đánh giữa quyền lực Tổng thống với quyền lợi của các doanh gia cự phú thật sự đứng sau hệ thống báo chí. Người ta cứ chửi là ông Trump có phương châm “Bắn chậm thì chết”. Bên kia chiến hào nghi ngút khói lại là tôn chỉ ngầm “Bán chậm thì chết”!

***
Bây giờ, xin đi vào phần phũ phàng của trận đánh, theo quy luật “kinh tế cũng là chính trị. Và ngược lại, chính trị cũng là kinh tế.

Hoa Kỳ là quốc gia bất thường mà siêu tuyệt vì bậc Quốc phụ cố tình giới hạn vai trò của Chính quyền để mở rộng không gian sinh hoạt của người dân. Ngoài nguyên tắc tam quyền phân lập, giữa Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp, họ còn cho một thành phần thứ tư cái nghề phán xét việc làm của nhân viên công quyền. Đó là báo chí (thời đó, các cụ mới chỉ nói đến “báo chí”, press, chưa có khái niệm truyền thông, media).

Trong nền cộng hòa này, thường dân có quyền kiểm soát giới dân cử và báo chí giữ vai trò bảo vệ nền cộng hòa. Nếu gọi họ là “Vệ binh Cộng hòa” cũng chẳng sai, mà họ có tấm áo giáp rất bền là Đệ nhất Tu chính án. Chính quyền không được phép làm luật thu hẹp quyền tự do tư tưởng và báo chí.

Nhưng ai sẽ kiểm soát đám Vệ binh để họ khỏi là Kiêu binh?

Khỏi cần nhắc lại những phát biểu của Thomas Jefferson hay John Adams về báo chí chúng ta cũng thấy bậc Quốc phụ trao cho báo chí vai trò Vệ binh Cộng hòa và tin rằng báo chí sẽ nhận trách nhiệm tự kiểm soát ở bên trong do quy luật thực tế của kinh tế, là lời lãi. Nhưng các cụ thời xưa chẳng ngờ là con cháu thời sau lại tung hoành vượt bậc trong lãnh vực báo chí, với các nhật báo hay đài truyền hình đã lên tới cấp đại gia, toàn quốc, có ảnh hưởng toàn cầu. Hai tờ New York Times hay Washington Post và ba đài truyền hình toàn quốc là ABC, CBS và NBC cùng vài đài sử dụng cáp quang là các trung tâm hướng dẫn dư luận và tạo ra dư luận.

Họ có thể đưa Tổng thống John F. Kennedy lên mây xanh hay dìm Richard M. Nixon xuống đất đen. Quyền lực đó của báo chí khiến thế giới khâm phục, nhưng đôi khi cũng làm kẻ thù của Mỹ hả hê: cuộc chiến Việt Nam là thí dụ! Báo chí Mỹ có sức mạnh của nhiều sư đoàn bên địch tấn công vào hậu phương của nước Mỹ, khiến Tổng thống tháo chạy: Lyndon Johnson hết ra tái tranh cử năm 1968 và Richard Nixon từ chức sau chiến thắng long trời lở đất năm 1972.

Nhưng, như đã nói ở trên, thay đổi vì khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa cũng chẳng chừa báo chí. Nạn Tổng suy trầm 2008-2009 còn là một tai họa khác khiến thị trường báo chí vẫn chưa ra khỏi điêu đứng

Các nhật báo hay truyền hình đại gia có uy tín nhất đều thấy doanh lợi suy sụp vì bị cạnh tranh, vì sự xuất hiện của nhiều phương thức mới, cho nên họ phải củng cố cơ sở kinh doanh, nôm na là chiều theo sở thích của giới tiêu thụ và thân chủ quảng cáo qua số báo phát hành hay lượng người “hít” trên mạng. Trong khi đó, nhiều tờ báo hay đài phát thanh địa phương cũng trực tiếp hướng dẫn dư luận về thực tế ở tại chỗ.

Bên kia chiến hào, Tổng thống Donald Trump có nhu cầu tương tự, là củng cố cơ sở, tranh thủ niềm tin của những ai đã bỏ phiếu cho ông. Với tỷ lệ ủng hộ quá thấp khi vừa nhậm chức, ông có bài toán chẳng khác gì các doanh gia kiếm tiền nhờ báo chí: bảo vệ thành lũy của mình để còn hy vọng ổn định và khuếch trương sau này. Trận đánh giữa báo chí và quyền lực tổng thống nằm trong khung cảnh đó.

Với tỷ lệ tín nhiệm quá thấp của quần chúng dành cho báo chí (chỉ có 18% theo khảo sát của Pew Research Center), ông Trump chỉ vào báo chí như một nguyên nhân của vấn đề. Lời đả kích có đúng có sai nhưng giữa màn khói mù và nhiễu âm tán loạn, mấy ai có thể bình thản phán đoán? Ngược lại, báo chí thấy Tổng thống là mối nguy cho nền cộng hòa và đánh Trump lại có lời thì tại sao không tiền pháo hậu xung và tung quân bắn nhầu?

Vì vậy, chẳng nên ngạc nhiên khi nói về Trump thì chỉ thấy rặt những tin xấu, có thể lên tới tỷ lệ 88%! Chúng ta đi vào thực chất rất bẽ bàng của vấn đề….

Mai sau rồi sẽ thế nào?

***

Những người lạc quan nêu ra kịch bản hưu chiến.

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tiếp xúc với giới lãnh đạo doanh trường để bàn về kinh tế và thuyết phục họ về những gì nên làm cho quyền lợi của dân Mỹ và nước Mỹ, với nhiều hứa hẹn về cải tổ thuế khóa và luật lệ. Trong một tương lai không xa, ông có thể mời các đại gia tại Wall Street hay Silicone Valley có quyền lợi gắn bó với thị trường thông tin báo chí để nói chuyện phải quấy.

Dù có ủng hộ bên Dân Chủ như tỷ phú Warren Buffet, hay ghét Trump ra mặt như Jeff Bezos, doanh nghiệp của họ đều thắng lớn và lời to từ khi ông Trump lên làm Tổng thống cho nên họ thừa hiểu luật chơi của doanh trường. Vốn là doanh gia như họ, ông Trump có thể thuyết phục theo cái lẽ “ăn cây nào rào cây nấy”. Miễn là đừng cho báo chí biết về sự toa rập mờ ám này!

Trong khi chờ đợi, ta cứ thưởng ngoạn trận tàn sát – mà đừng tưởng nước Mỹ sắp có nội chiến!

Doanh trường cũng là chiến trường là quy luật của tư bản chủ nghĩa. Trên kia, bậc Quốc phụ tủm tỉm nhìn xem chính trường xoay trở ra sao giữa chốn bùn lầy nước đọng đang tỏa khói âm u. Chính các cụ đã chứng kiến chuyện ấy từ thời lập quốc khi Phó Tổng thống Thomas Jefferson dùng báo chí tấn công Tổng thống John Adams rồi bị nhà báo vòi tiền và bươi móc đời tư!

Nguyễn Xuân Nghĩa

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm