Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Trở Lại Cổ Thành

Gió bão thổi lá cờ bay phần phật một cách oai hùng và ngạo nghễ giữa cảnh chiến trường chưa im tiếng súng. Chéo dưới của lá quốc kỳ có gắn dây biểu chương hai màu xanh và vàng của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến


Trở Lại Cổ Thành

Mỹ Chánh là con sông nhỏ chảy vắt ngang Quốc Lộ I, làm thành một ranh giới thiên nhiên của hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Khoảng giữa tháng 5 của mùa hè năm 1972, phòng tuyến Mỹ Chánh đã thật sự vững chắc trên hai phương diện: về mặt bày binh, bố trận của quân lực miền Nam và cả về mặt tinh thần quyết chiến của toàn quân, toàn dân sau khi thành phố Quảng Trị lọt vào tay Cộng quân.

left align image

Sư đoàn Nhảy Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến bàn giao khu vực trách nhiệm bên sông Mỹ Chánh cho việc chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị vào tháng 6 và 7 năm 1972

Những ngày đầu của tháng 5, các lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến bắt đầu tung ra những đợt phản công bất ngờ, thật sấm sét, đẩy lui quân địch, chiếm lại dần dần những phần đất đã mất. Nếu lấy Quốc Lộ I và sông Mỹ Chánh làm hai trục tọa độ, thì những đơn vị Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ quét địch bên phần Đông Bắc, những đơn vị Dù bên phần Tây Bắc. Cứ theo hướng Quốc Lộ I mà tiến quân, và nơi hẹn bắt tay nhau là thành phố Quảng Trị.

Từ phòng tuyến Mỹ Chánh tiến ra, hai đạo quân Dù và Thủy Quân Lục Chiến đụng phải những chốt của Cộng quân bám chặt như Hải Lăng, La Vang, Mai Lĩnh. Đương đầu với một lực lượng gồm 6 sư đoàn nòng cốt của Cộng quân, trong một vùng mà địch đã chiếm đóng gần 3 tháng trời, với những công sự phòng thủ có sẵn, nay được tu bổ thêm, khiến cho hai mũi tiến quân của lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến như chạm vào một khối đá xanh. Nhưng những người chiến sĩ của miền Nam, khi vượt qua sông Mỹ Chánh, trong thâm tâm họ đã có một lời thề: không lấy lại Cổ Thành, không trở về qua con sông này.

Sự quyết tâm đã được thể hiện: một lá cờ vàng ba sọc đỏ xếp sẵn trong ba lô của một anh lính Dù để chuẩn bị treo trên Cổ Thành. Và người ta còn đồn rằng, có một chai champagne cũng nằm sẵn trong ba lô của một anh lính Dù khác, dành để mừng chiến thắng.

Cái chốt đầu tiên mà lực lượng Dù phải nhổ trên đường tiến ra Quảng Trị là Hải Lăng. Muốn vào Hải Lăng, lực lượng Dù tiến dọc theo Quốc Lộ I và qua một đoạn đường mà những phóng viên chiến trường mệnh danh là "con đường của tử thần". Để mở đường cho cánh quân của Dù tiến tới, Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu phải dùng xe ủi để ủi những xác xe cộ và người chết trên mặt đường. Phóng viên của Reuter đã mô tả quang cảnh đoạn đường này như sau:
"Trên một đoạn đường ngắn của Quốc Lộ I, cách phòng tuyến Mỹ Chánh 8 cây số về phía Bắc, có khoảng 300 chiếc vừa là xe vận tải, vừa là xe jeep nhà binh, chiến xa và cả xe hơi của tư nhân, xe Honda... bị phá huỷ nằm ngổn ngang với hàng trăm xác người đã rữa nát. Cảnh khủng khiếp này nằm dọc hai bên Quốc Lộ I phía Nam của Hải Lăng. Một chiếc xe cứu thương của quân đội bị trúng đạn, 10 xác thương binh còn nằm trên xe. Có những cánh tay được treo lên để chữa thương, thì nay chỉ còn trơ xương và những ngón tay vẫn còn trong tư thế chỉ lên trời. Những xương cánh tay, ống chân và đầu lâu nằm lăn lóc trên mặt đường. Một xe vận tải bị lật nghiêng trên bãi cát bên đường, xác người còn treo tòng teng. Cách mặt đường vài thước, 3 xe tăng T54 và một xe lội nước PT76 của Bắc Việt bị phá hủy...".
Gần đến Hải Lăng, người ta thấy những xe gắn máy, xe đạp nhiều hơn nằm ngổn ngang trên mặt đường và đã bắt đầu rỉ sét. Những đoạn có nhà cửa hai bên đường, nhiều bộ xương ở trong những tư thế khác nhau: nằm vắt trên xe, nằm sấp giữa mặt đường, ngồi dựa bên tường. Mùi tử khí xông lên nồng nặc.
Những toán Công Binh Chiến Đấu dọn dẹp đoạn đường này phải dùng vải để bịt mũi và miệng lại. Một số cũng bị tan xác bởi mìn, đạn chưa nổ và cả pháo của Cộng quân. Trên đoạn đường tử thần này, máu của những người chiến sĩ Công Binh đã đổ ra khá nhiều.

Vào Hải Lăng, quân Dù đụng ngay với Tiểu Đoàn Đặc Công K8 của Cộng quân đang trấn đóng ở thôn Mai ằng. Trận đnh kéo dài cả 8 tiếng đồng hồ. Và cuối cùng, lúc 15 giờ 45 phút ngày Chủ Nhật, mồng 3 tháng 7 năm 1972, quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hoà lại tung bay phấp phới tại quận Hải Lăng sau 93 ngày lọt vào tay quân địch.
Sau chốt Hải Lăng đến chốt La Vang. La Vang là một địa danh nổi tiếng về mặt tôn giủo. La Vang gồm có La Vang Thượng và La Vang Hạ, là một làng thuộc quận Mai Lĩnh. Theo truyền khẩu của nhân gian, La Vang do tên của một cây mọc hoang rất nhiều ở đây, người địa phương gọi là "lá vang".


Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vào Thánh Địa La Vang

Truyền thuyết rằng, vào khoảng năm 1789, khi một số giủo dân bị nhà Tây Sơn lùng bắt vì nghi họ theo Linh Mục Bá Đa Lộc giúp Chúa Nguyễn Ánh, họ trốn trong nhà thờ La Vang, bị đói khổ và bệnh tật. Những giáo dân này chỉ biết cầu nguyện và Đức Mẹ hiện ra, dạy hái lá vang nấu nước mà uống sẽ hết bệnh. Từ đó về sau, La Vang được xem là một thánh địa của người Công Giáo và được truyền tụng là nơi có nhiều phép lạ xuất hiện.
Đường vào La Vang, chỉ qua một đoạn đường ngắn, nhưng đó là đoạn đường của tử thần. Đoạn đường này có một cây cầu nhỏ, cầu Trường Phước. Cái tên Trường Phước có nghĩa là phước đức lâu dài, nhưng hôm nay Mai Lĩnh là quận châu thành của Quảng Trị. Vào đến Mai Lĩnh coi như đã đứng trước cửa ngõ của thành phố này. Mai Lĩnh nằm giữa hai đồi cát trắng, có những lô cốt bê tông xây sẵn từ đời nào, nay trở thành chỗ bố phòng quá tốt của Cộng quân để chờ quân ta tiến vào.

Gõ cửa Mai Lĩnh là hai trung đội Trinh Sát Dù và Biệt Kích Dù 81. Hai trung đội này phải di chuyển một cách thận trọng, có đoạn phải trườn mình theo những rãnh cát, để vượt qua một vùng trống trải dài hơn cây số mà không có một chỗ nào để ẩn nấp dưới những trận pho chận đường của Cộng quân.
Đến trước Chi Khu Mai Lĩnh, lực lượng này bị Cộng quân từ các lô cốt bắn B40 và AK làm thành một màn lưới lửa chận ngay tại đây. Những chiến sĩ Trinh Sát và Biệt Kích Dù phải đợi đến tối mới đánh đặc công và chiếm lại Mai Lĩnh vào đêm ngày 5 tháng 7. Tiểu Đoàn 7 và Tiểu Đoàn 9 Dù cũng vừa kéo đến. Như vậy lực lượng của Dù chỉ còn cách thị xã Quảng Trị có 800 thước nữa thôi. Cùng lúc đó, một toán 30 Biệt Kích Dù được trực thăng đổ xuống ngay giữa thành phố Quảng Trị để thăm dò tình hình địch và đồng thời lập một đầu cầu cho đại quân của Dù tiến vào.
Lữ Đoàn II Dù dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Trần Quốc Lịch, đang trên đường tiến vào cửa ngõ của thành phố Quảng Trị. Lực lượng này gồm có Tiểu Đoàn 5, Mới, nhà ga và khu phố Thạch Hãn. Họ phải cận chiến với địch quân để chiếm từng căn nhà, dành từng công sự, từng cao ốc, diệt từng ổ khng cự và tiến vào kiểm soát sân vận động của thành phố để lập một đầu cầu. Khoảng 2 giờ chiều ngày 11 tháng 7, Tiểu Đoàn 7 Dù được yểm trợ bởi Thiết Đoàn 17 đã tiến vào theo hướng này và chỉ còn cách trung tâm thành phố chừng vài trăm thước nữa.

Cùng lúc đó về hướng Đông của Quảng Trị, một cánh quân của Thủy Quân Lục Chiến với sự yểm trợ của Thiết Đoàn 15 đã tiến qua thôn Giao Đằng và đang trên đường vào thành phố Quảng Trị. Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đã dàn quân tạo thành một hành lang dọc bờ biển, canh chừng nhất là Cửa Việt, ngăn chận đường tiếp tế lương thực và vũ khí từ miền Bắc vào cho các lực lượng của Cộng quân đang chiếm đóng ở vùng này.
Vào khoảng giữa tháng 7, hai đạo quân Dù và Thủy Quân Lục Chiến đã bao vây ba mặt thành phố Quảng Trị, chỉ bỏ ngỏ một mặt tiếp gip với sông Thạch Hãn. Lực lượng của địch quân đang tử thủ trong các công sự kiên cố trong thành phố Quảng Trị ước lượng chừng 2000 người thuộc Sư Đoàn 320 thường được gọi là Sư Đoàn Thép.
Để ngăn chận những mũi tiến quân của Dù và Thủy Quân Lục Chiến, Cộng quân đã dùng trọng pho và dàn Để ngăn chận những mũi tiến quân của Dù và Thủy Quân Lục Chiến, Cộng quân đã dùng trọng pháo và dàn trở lại cổ cả xe tăng để nghinh chiến. Vào đêm ngày 2 tháng 7, Cộng quân tung một lực lượng chiến xa hùng hậu tấn công vào một cánh quân của Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Їoàn 18. Trận đánh kéo dài qua ngày hôm sau, có 5 chiếc T54 và 2 chiếc PTR85 bị hạ. Một chiếc T54 khác bị Thủy Quân Lục Chiến bắt sống.
Hồi 10 giờ sáng ngày 3 tháng 7, trong khi trận chiến vẫn còn tiếp diễn, Trung Tá Lộc, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 18 trả lời cuộc phỏng vấn của các phóng viên chiến trường cho biết bên ta chỉ tổn thất nhẹ. ng cũng nhận xét rằng, chiến xa của địch thiếu kinh nghiệm chiến đấu, tiến quân không có đội hình, cứ xếp hàng dọc mà tiến tới, vì vậy, không đến 30 phút, địch đã bị hạ ngay 5 chiếc T54.

Thành phố Quảng Trị chỉ còn là những đống tro tàn và gạch vụn, hôm nay lại một lần nữa rung chuyển vì những tiếng súng nổ không ngừng khi quân Dù tiến vào hai mặt Bắc và Nam của thành phố. Họ tiến vào từng bước một, nhích lên từng tấc đất, thận trọng đẩy từng cánh cửa của những căn nhà không chủ, bám vào từng gốc cây bên đường phố.
Người ta ước lượng còn khoảng chừng 1000 thường dân bị kẹt lại trong thị xã này kể từ ngày Cộng quân chiếm đóng. Từ dưới những hầm trú ẩn, một số liều lĩnh chui lên tại các đường phố mà quân Dù đã kiểm soát được. Người nào mặt mày cũng hốc hác và gầy ốm vì chỉ ăn uống cầm hơi trong mấy tháng qua.
Những trận giao tranh kịch liệt diễn ra trong thành phố. Địch quân được lệnh tử thủ. Có nhiều bằng chứng cho thấy viện binh của chúng đang được điều động từ Lào đến. Quân ta nhất quyết chiếm lại thành phố bằng bất cứ giá nào. Và buổi trưa ngày 16 tháng 7, Tiểu Đoàn 6 và Tiểu Đoàn 11 Dù đã hiên ngang tiến vào trên đại lộ Lê Hanh như đi diễn hành. Một chiến sĩ Dù dẫn đầu với lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ, có hai chiếc M48 gầm gừ hộ tống đằng sau. Đến 13 giờ 30 phút, anh lính Dù mang cờ trèo lên một cao ốc còn đứng vững giữa trung tâm thị xã, đó là trụ sở của đảng Cách Mạng Đại Việt trước đây, để treo lá quốc kỳ. Lá cờ đã tung bay trên bầu trời Quảng Trị sau 2 tháng 17 ngày vắng bóng vì địch chiếm.
Những chiến sĩ Dù đã đổ nhiều máu và hy sinh nhiều mạng sống để tái chiếm thành phố Quảng Trị, thành phố ở vùng địa đầu giới tuyến, nhưng thực sự vẫn còn một phần đất ngay trong thành phố này nằm trong tay Cộng quân: đó là Cổ Thành.
left align image
TQLC đổ vào Huế tái phối trí lực lượng chuẩn bị tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị

Một vài sử liệu cho rằng, Cổ Thành được xây lên từ thời vua Gia Long, thành xây bằng đất, chung quanh có hào sâu. Qua triều vua Minh Mạng, năm 1838, thành được phá đi và xây lại bằng gạch cao 5 mét, dày 5 mét.
Người ta ước lượng có chừng một trung đoàn Cộng quân với lương thực và vũ khí, đạn dược đầy đủ đang ẩn sâu dưới những hầm hố, công sự rất kiên cố trong Cổ Thành. Và chung quanh tường thành, một lực lượng khác đang mai phục để ngăn chận bất cứ một sự xâm nhập nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tái chiếm thành phố Quảng Trị, nhưng chưa chiếm được Cổ Thành thì chưa kể là một sự chiến thắng hoàn toàn, vì ngoài mặt tâm lý còn là một sự thử thách. Cộng quân đã huênh hoang qua máy truyền tin cho rằng Cổ Thành ở trong tay chúng là nơi bất khả xâm phạm. Các chiến sĩ Dù đang háo hức nhìn về Cổ Thành chờ lệnh.

Và cuối cùng, họ đã đối diện với Cổ Thành. Một cái thành hoang phế, nhưng màu máu vẫn còn tươi thắm. Một cái thành đã đổ nát, nhưng trong những giờ phút sắp tới, họ sẽ đổ thêm máu nữa để chiếm lại với bất cứ giá nào, vì đó là một phần đất của miền Nam, vì đó là danh dự của một quân đội, là niềm tin của cả trăm ngàn người dân đã bỏ nhà cửa ruộng vườn thân yêu đang chờ ngày trở lại, vì đó là một cuộc so tài cho biết tay cao thấp.
Theo phóng viên Chad Huntley của UPI, các vị Tư Lệnh của chiến trường Trị Thiên đang cứu xét 3 kế hoạch khác nhau để Tái chiếm Cổ Thành. Kế hoạch thứ nhất là các lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến sẽ tấn công và tràn ngập Cổ Thành. Kế hoạch thứ hai là để cho Không Quân san bằng Cổ Thành ra bình địa. Kế hoạch thứ ba là các lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến sẽ bao vây Cổ Thành cho đến khi địch quân chết đói ở trong đó.
Cuối cùng, kế hoạch thứ nhất được chọn. Đôi bên sẽ mặt đối mặt phân tài cao thấp và thử gan anh hùng. Dưới con mắt của hàng chục phóng viên tại chiến trường từ khắp nơi trên thế giới đang có mặt tại đây sẽ cho hàng triệu người khác nhìn thấy trận thử lửa đá vàng này, để một lần nữa đánh giá rõ rệt khả năng và tinh thần chiến đấu giữa những người lính Quốc Gia và Cộng Sản.
Tiểu Đoàn 5 Dù là đơn vị được vinh dự nhận trách nhiệm công phá cổ thành Đinh Công Tráng. Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Dù, xuất thân khóa 14 Võ Bị Đà Lạt, một trong những sĩ quan xuất sắc và giàu kinh nghiệm chiến trường của binh chủng Dù. Ông đã trải qua bao nhiêu trận mạc, từ Mậu Thân phản công diệt địch, đến vượt biên nhảy vào Cao Miên truy lùng Cục R, rồi Hạ Lào với Lam Sơn 719. Bây giờ trên chiến trường Trị Thiên, ông và Tiểu Đoàn 5 Dù đang trên đường tiến tới Cổ Thành.
Một trung đoàn Cộng quân đã mai phục sẵn để chào đón những người mới đến. Trung Tá Hiếu xử dụng tất cả những lực lượng pháo binh nào có thể yểm trợ được, nhưng đánh vào là dội ra. Tiểu ‡oàn 5 bị địch cắt ra làm ba, mỗi đại đội phải chiến đấu riêng rẻ.

Để đảo ngược tình thế, Trung Tá Hiếu chấp nhận một phương cách rất mạo hiểm, thiên địa đồng ư quy tận: địch và ta cùng chết một lần. Ông ra lệnh cho binh sĩ vừa chiến đấu vừa đào hầm trú ẩn, loại hầm chữ A, rồi gọi Pháo Binh pháo ngay trên đầu mình vì địch và ta, hai bên đang ở trong thế cài răng lược. Pháo Binh không dám bắn. Trung Tá Hiếu gọi máy trình bày với Đại Tá Lịch. Đại Tá Lịch đồng ý và cho lệnh Pháo Binh bắn. Cộng quân không ngờ, tổn thất khá nặng, đành phải bỏ ngỏ cho Tiểu Đoàn 5 Dù tiến tới Cổ Thành.
Bây giờ Tiểu Đoàn 5 Dù đã đối diện Cổ Thành. Trung Tá Hiếu lặng lẽ đứng nhìn mục tiêu của mình và nói đùa với các sĩ quan của ông:
- Mình công thành như thời La Mã, nhưng với những khí giới của thế kỷ 20.
Và cái thành đã làm cho ông mất ăn mất ngủ là một ngôi thành cổ hình vuông, mỗi bề dài 500 thước, chung quanh có hào sâu rộng chừng 10 thước. Cổ Thành nguyên là doanh trại của Tiểu Khu Quảng Trị, tháng 4 vừa qua, Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 3 từ căn cứ Ái Tử dời về đây, Tướng Vũ Văn Giai đã cho tu bổ và xây dựng thêm nhiều hệ thống phòng thủ kiên cố mới. Bởi vậy, khi Cổ Thành lọt vào tay địch quân, nơi đây đã trở thành một khối thép được bao bọc bởi màn lửa đạn sơn pho 130 ly, hỏa tiễn 122 ly từ bên kia sông Thạch Hãn và từ những họng đại bác 57 ly, 75 ly, B40 và thượng liên đặt trên bờ thành mà những xạ thủ đã bị xích chân vào đế súng.

Những chiến sĩ Dù lấy máu đổi từng tấc đất. Có những ngày tiến lên được mấy chục thước, đến chiều lại phải lui về vị trí cũ. Khi những chiến sĩ Dù tiến lên thì bị pháo của địch như mưa trút xuống mà không có chỗ để ẩn nấp. Còn địch quân ở trong thành, khi máy bay của ta đến ném bom, chúng chui xuống những công sự kiên cố, máy bay rời vùng, chúng lại bò lên một cách an toàn. Và hai tuần trôi qua. Lực lượng Dù chỉ tiến lên được 500 thước, hỏa lực của địch quân đã cầm chân họ ở đây.
Qua đến tuần thứ ba tình hình chưa có gì tiến triển. Trung Tá Hiếu đau lòng khi nhìn thấy quân số của mình mỗi ngày hao hụt khoảng 100 người, vừa chết vừa bị thương. Mặc dù được bổ xung ngay, nhưng đa số là tân binh từ trại Vương Mộng Hồng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đưa đến.
Trước tình huống như vậy thì một sĩ quan tiền sát của tiểu đoàn đến gặp và nói với Trung Tá Hiếu:
- Tôi sinh trưởng và lớn lên ở Cổ Thành. Tôi biết rõ từng ngỏ ngách bên trong Cổ Thành.
Trung Tá Hiếu lập tức ra lệnh làm một sa bàn của ngôi thành bằng đất. Ông nghiên cứu rồi họp mặt tất cả đại đội trưởng để trình bày một kế hoạch mới, kế hoạch này gồm hai giai đoạn: giai đoạn một là xâm nhập, thăm dò trên mặt thành, cắm một lá cờ và nằm im đó để làm đầu cầu trước lúc bình minh của ngày 25 tháng 7, giai đoạn hai là rạng sáng hôm sau, một lực lượng sẽ tấn công tiếp và trong vòng 48 tiếng đồng hồ, phải đánh chiếm lại ít nhất phân nửa Cổ Thành.
Cuối cùng, Trung Tá Hiếu kết luận:
- Phải có một toán cảm tử vào thành để lập đầu cầu.
Các đại đội trưởng trở về đơn vị phổ biến kế hoạch và chọn những người tình nguyện cho công tác đặc biệt đêm nay. Rất nhiều người tình nguyện, nhưng chỉ 8 người được chọn, họ là những tân binh Dù, nhưng trước đây đã ở trong Lực Lượng Đặc Biệt, từng nhảy toán nên "tay nghề" rất già dặn. Tám người làm thành một toán gọi là toán Quyết Tử.
Trung Tá Hiếu thăng trước cho mỗi người hai cấp. Ông biết đó là điều ngoài quyền hạn của mình, nhưng ông cũng như mọi người đều hiểu rằng, những kẻ ra đi trong đêm nay, chỉ mấy phần trăm hy vọng trở về.
Buổi chiều ngày 24 tháng 7 năm 1972, khi chiếc phản lực cuối cùng rời vùng oanh kích trở về căn cứ, là lúc hoàng hôn cũng vừa phủ xuống trên Cổ Thành và cả một vùng hoang tàn đổ nát chung quanh. Tiếng súng thưa thớt rồi im hẳn, làm cho chiến trường bỗng nhiên chìm vào một khung cảnh tĩnh mịch trong bóng đêm. Nhưng chính trong những giây phút tưởng như người chiến sĩ có thể gác súng nghỉ ngơi được giây lát sau một ngày dài nhích lên từng tấc đất dưới bom đạn, mồ hôi và máu, thì thật ra đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất. Lệnh không được khai hỏa ban đêm, sợ lộ mục tiêu mà bị địch pho. ịch cũng biết điều đó nên thường hay bò đến đnh đặc công. Bởi vậy, khi bóng đêm phủ xuống, đó là thời gian "thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ".

Nhưng buổi chiều hôm nay, khi màn đêm vừa buông xuống, một kế hoạch táo bạo của Tiểu Đoàn 5 Dù bắt đầu khai diễn. Tám người lính Dù trong toán Quyết Tử đã biết rõ công tác của họ đêm nay. Cũng như họ đã biết rất rõ lộ trình mà họ sẽ vượt qua, một đoạn đường ngắn chỉ chừng 300 thước, đoạn đường từ điểm xuất pht đến chân bờ thành. Một đoạn đường mà đã hơn hai tuần nay, ngày nào họ cũng đổ mồ hôi và máu để thâu ngắn lại, nhưng mà bờ tường của ngôi thành cổ kia hình như vẫn còn xa.
Cái khoảng trống rộng có 300 thước đó là vòng đai của tử thần. Một màn lưới hỏa lực dày đặc bao phủ vòng đai này, khiến cho người ta có cảm tưởng nếu có một con thỏ từ ngoài này chạy vào, nó sẽ trúng đạn trước khi đến dưới bờ thành. Lại thêm những toán đặc công của Cộng quân "độn thổ" chung quanh và bên ngoài bờ thành là những chốt ngăn chận bất cứ một lực lượng nào mưu toan xâm nhập.
Khi được giao phó cho nhiệm vụ tái chiếm Quảng Trị, lực lượng Dù đã chuẩn bị sẵn một lá cờ để dựng trên Cổ Thành. Lá cờ đó, bất cứ giá nào cũng phải dựng lên. Và đó là công tác của toán đặc nhiệm Dù đêm nay.
Tại điểm xuất phát, toán Quyết Tử đã sẵn sàng. Binh I Trần Tâm được cử làm trưởng toán. Binh I Hồ Khang được chỉ định giữ lá cờ và sẽ cắm lá cờ trên Cổ Thành. Rồi trong bóng đêm, tám người lính Dù lặng lẽ khởi hành. Sau lưng họ, những cấp chỉ huy, những bạn đồng đội dõi mắt nhìn theo, gửi gắm nơi họ một niềm hy vọng. Tám người chiến sĩ ra đi với một lòng quyết tử. Họ ra đi như Kinh Kha ngày trước. Sông Dịch Thủy dù có rộng nhưng vẫn dễ qua hơn 300 thước đất trống trước mặt. Chín bậc thềm rồng của Tần vương tuy có cao nhưng dễ lên hơn 5 thước tường của ngôi thành cổ.
Tám người mất hút vào bóng đêm rất nhanh. Những người đằng sau dõi mắt trông chờ. Họ chỉ mong khung cảnh đêm nay vẫn tiếp tục yên tĩnh như trong giây phút này. Đối với những người đang chờ đợi, thời gian như ngừng lại. Không có tiếng người, không có tiếng súng, không có hỏa châu, chỉ có tiếng côn trùng từ những đồng ruộng chung quanh vọng lên làm cho đêm trở nên hiền hoà như một đêm thanh bình của những ngày chưa xảy ra chiến trận tại đây. Trong bóng đêm dày đặc, các đồng đội của những người ra đi không thấy được gì hơn là bóng đen sừng sững của ngôi cổ thành vươn lên giữa khung trời còn chút ánh sáng mờ mờ. Họ đếm từng giây từng phút, họ lắng tai nghe từng tiếng động. Chưa có tiếng súng là ton Quyết Tử của Dù chưa chạm địch. Nhưng nếu hỏi giờ này họ đã tiến vào đến đâu rồi, thì không ai có thể trả lời được. Có thể 50 thước, 100 thước, cũng có thể đã đến dưới chân tường hoặc có thể đã bị địch bắt sống, bị thanh ton bằng cận chiến một cch âm thầm để gài cho ton khc tiếp tục tiến vào?
Và họ chỉ biết chờ đợi. Thời gian trôi qua. Rồi trong bóng đêm, ngay hướng của toán tám người vừa tiến vào, trên mặt thành, một bóng đen đột nhiên nhô lên giữa bầu trời, bay bay theo chiều gió. Từ ngoài xa, một người tinh mắt nhìn thấy và la lên:
- Lá cờ.
Cùng lúc đó, trong sự tĩnh mịch của đêm trên chiến địa, bên tai của những người đang ghìm súng chờ nhau bỗng nghe một tiếng hô dõng dạc từ trên bờ thành vang dội:
- Nhảy Dù cố gắng. Nhảy Dù chiến thắng. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm.
Tiếng hô lồng lộng trong đêm khuya và vang dội cả Cổ thành.
Khi những người lính Dù đầu tiên đặt chân được trên mặt thành để dựng cờ, một tai nạn thảm khốc xảy ra, ngay trước mắt Trung Tá Hiếu đang đứng theo dõi trận đnh: hai phi tuần của ta, không biết vì một sự lầm lẫn nào, đang chúi xuống trút bom ngay trên đầu Đại Đội 51. Trung T Hiếu nhìn thấy rõ ràng, nhưng làm sao ngăn kịp. Ông nghe tiếng của Đại Úy Sĩ la thất thanh trên máy. Rồi bom nổ. Đại ội 51 Dù gần như tan nát.
Ngày 27 tháng 7 năm 1972, lực lượng Dù được lệnh bàn giao Cổ Thành lại cho Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Sự thay đổi nhiệm vụ đột ngột này làm cho một số người thắc mắc. Sau này tôi có hỏi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Trưởng xác nhận rằng, việc điều động là do tình hình của chiến trường. Lúc bấy giờ p lực của Cộng quân ở vùng núi rất nặng nề. Ông đã hội ý với các vị Tư Lệnh của các lực lượng và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định.
Có lẽ Tướng Trưởng muốn ám chỉ lúc đó, những tin tức tình báo cho thấy Cộng quân đang điều động viện binh từ Lào qua. Lực lượng này có thể là toàn bộ Sư oàn 316 và hai trung đoàn thuộc Sư oàn 312 đã rút khỏi Lào hiện đang ẩn nấp giữa vùng biên giới Lào-Việt và có thể tham chiến tại Quảng Trị bất cứ lúc nào.
Cuộc bàn giao vùng trch nhiệm giữa hai lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến hoàn tất vào ngày 28 tháng 7.
Một cố vấn Mỹ của Thủy Quân Lục Chiến đã tuyên bố với báo chí:
- Trận Quảng Trị mới bắt đầu.
Đó có nghĩa là từ giờ phút này, những chiến sĩ Mũ Xanh sẽ "trầy vi, tróc vảy" để dứt từng chốt một của địch đang cố thủ trên đường tiến vào Cổ Thành. Những người quan tâm đến trận chiến này đều cùng chung một nhận định: Cổ Thành chỉ có thể tái chiếm, khi quân ta khóa được họng pháo của địch, cắt đứt đường tiếp tế từ Bắc vào và không lực phải yểm trợ tối đa cho các lực lượng trên bộ.
Và trận chiến lại tiếp diễn.

Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 bắt đầu đếm từng tấc đất tiến lên được, từng đồng đội đã gục ngã và từng viên gạch trên tường Cổ Thành rơi xuống vì sức công phá của quân ta. Trận chiến không phải chỉ trong một giờ, một ngày hay một tháng. Trận chiến tiếp diễn không ngừng. Tiếng súng không một giây phút nào dứt. Ta và địch, dành nhau từng tấc đất. Trên bầu trời của thành phố Quảng Trị, không bao giờ vắng bóng những chiếc phản lực cơ gầm thét, phóng lên, nhào xuống để trút hàng tấn bom đạn. Khắp cả một vùng, không có một thước đất nào là không có dấu vết của sự tàn phá. Nhà cửa, phố xá hoang tàn. Chỉ còn Cổ Thành là vẫn đứng vững. Và cuộc chiến vẫn tiếp diễn... Rồi 80 ngày trôi qua. Đã bao nhiêu bom đạn trút xuống, đã bao nhiêu chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến hy sinh, mà điểm tiến đến gần nhất cũng còn cách bờ thành 200 thước. Cuối cùng, một kế hoạch mới được thực hiện: muốn nắm được cái đầu rắn trong Cổ Thành thì phải đập cái đuôi rắn bên kia bờ Bắc của sông Thạch Hãn. Không Quân và Pháo Binh được giao cho nhiệm vụ khóa họng những khẩu pháo của địch trong một thời gian đủ để cho lực lượng Thủy Quân Lục Chiến xung phong tràn lên mặt thành đánh cận chiến bằng lựu đạn và súng M79 với địch. Kế hoạch này đã có kết quả.
Và một ngày giữa tháng 9, ngày 14 tháng 9 năm 1972, Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, tuyên bố với phóng viên báo chí tại chiến trường:
- Tôi tin tưởng rằng, trong vài hôm nữa, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ sẽ tung bay trên Cổ Thành Quảng Trị.
Và ông mời các phóng viên lúc đó sẽ cùng ông vào Cổ Thành nhậu ly rượu đế để mừng chiến thắng. Chỉ vài hôm nữa. Nghe thật đơn giản và quá dễ dàng. Nhưng muốn uống ly rượu đế của Tướng Lân, hãy nghe tin điện của phóng viên AFP đang có mặt ở Cổ Thành mô tả: "Thật là một cảnh địa ngục trần gian. Ác chiến diễn tiến không ngừng một giây. Trong tiếng đạn đại bác, tiếng bom oanh tạc của Không Quân và những tràng đạn súng tự động là những tiếng la xung phong. Quang cảnh đổ nát điêu tàn".
Phóng viên người Ý, Ennio Iacobucci, là phóng viên cuối cùng rời Quảng Trị, chỉ vài giờ trước khi các lực lượng của miền Nam di tản khỏi thành phố này hồi tháng 5 vừa qua, và ông cũng là phóng viên ngoại quốc đầu tiên leo lên Cổ Thành, ngay nơi Thủy Quân Lục Chiến và Cộng quân đang giao tranh ác liệt.
Trong thời điểm quyết liệt đó, một trận đánh to bạo và thần tốc ngay buổi sáng ngày 14 tháng 9. Những chiến sĩ của Tiểu oàn 3 và Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dùng lựu đạn và chĩa nòng súng lớn trực xạ vào các công sự phòng thủ của Cộng quân để tiến chiếm thêm một phần tường phía Nam Cổ Thành.
Cuộc tấn công bất ngờ này có sự yểm trợ của 5 chiến xa M48 của Thiết Đoàn 20. Những chiến xa M48 đã tiến sát tường thành, bắn đại bác lên đầu các công sự, bắt địch quân phải nằm im dưới hầm, trong lúc đó, Thủy Quân Lục Chiến bò lên tung lựu đạn và bắn trực xạ vào các nơi ẩn núp của Cộng quân.
Khi tiếng súng từ dưới những hầm của địch quân đã im bặt, toán Thủy Quân Lục Chiến đứng thẳng lên reo hò vì đã chiếm xong một đoạn tường thành nữa. Phóng viên của UPI là Ted Kurrus đã leo lên tường thành cùng một lúc với toán 50 Thủy Quân Lục Chiến dự cuộc tấn công này tường thuật:
"Khoảng 250 thước tường thành, tức là phân nửa vòng thành phía Nam đã nằm trong tay của Thủy Quân Lục Chiến".
Trên mặt một đoạn thành khác, một lực lượng Thủy Quân Lục Chiến bố trí để yểm trợ cho một lực lượng bạn đã vào trong thành từ mấy hôm trước, nay tiếp tục tiến lên một cách thận trọng từng bước. Cộng quân vẫn tiếp tục bắn súng cối và đại bác không giật vào các lực lượng đang xâm nhập Cổ Thành.
Những phản lực cơ của Không Quân ta trả đũa không ngừng, cố gắng khóa họng các khẩu pháo này để tránh thiệt hại cho quân bạn. Có những lúc các chiến sĩ Mũ Xanh mạo hiểm, chấp nhận cho dội bom sát bên cạnh, chỉ cách vài chục thước, để mong sớm dứt điểm chiến trường.
Có lẽ còn chừng 500 Cộng quân bị vây hãm trong thành nên tiếp tục kháng cự. Các đơn vị của ta đã bố trí sẵn sàng ở mặt Tây và Đông của thành phố Quảng Trị để ngăn không cho địch rút lui. Địch quân bị tiêu diệt dần dần, cuối cùng phải phân tán thành từng toán chống cự nhỏ rải rác trong các công sự. Nhưng pháo kích vẫn còn tiếp tục, từ phía bên bờ Bắc sông Thạch Hãn.
Cho đến ngày 15 tháng 9, đại quân của ta từ ba mặt kéo vào, hoàn tất cuộc tái chiếm Cổ Thành lúc 5 giờ 15 phút. Cùng trong ngày, mặc dù Cộng quân vẫn còn bắn sẻ và pháo đạn súng cối vào liên tục và trời thì đang mưa bão, nhưng Thủy Quân Lục Chiến vẫn làm lễ dựng lại quốc kỳ trên Cổ Thành Quảng Trị. Lá cờ mà toàn thể người dân miền Nam đã bao ngày mong đợi. Lá cờ mà máu của bao nhiêu chiến sĩ đã đổ xuống để dựng lại ngày hôm nay.


Dựng cờ chiến thắng trên Thành cổ Quảng trị 16/09/1972

Một tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến, quần áo đầy đất bụi, mệt nhọc sau những ngày kịch chiến, đã buộc lá cờ màu vàng ba sọc đỏ lên một cây cột cao chừng 7 thước và cắm trên đỉnh tường về phía Tây của Cổ Thành. Gió bão thổi lá cờ bay phần phật một cách oai hùng và ngạo nghễ giữa cảnh chiến trường chưa im tiếng súng. Chéo dưới của lá quốc kỳ có gắn dây biểu chương hai màu xanh và vàng của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, là lực lượng đã chiến đấu suốt thời gian qua để chiếm lại Cổ Thành.
Phóng viên Ted Kurrus của hãng thông tấn UPI, chứng kiến cảnh dựng cờ trên Cổ Thành Quảng Trị đã cho rằng thật hùng tráng không khác gì cảnh dựng cờ của quân đội Mỹ trên đảo Iwo Jima hồi Đệ Nhị Thế Chiến.
Kiều Mỹ Duyên
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trở Lại Cổ Thành

Gió bão thổi lá cờ bay phần phật một cách oai hùng và ngạo nghễ giữa cảnh chiến trường chưa im tiếng súng. Chéo dưới của lá quốc kỳ có gắn dây biểu chương hai màu xanh và vàng của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến


Trở Lại Cổ Thành

Mỹ Chánh là con sông nhỏ chảy vắt ngang Quốc Lộ I, làm thành một ranh giới thiên nhiên của hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Khoảng giữa tháng 5 của mùa hè năm 1972, phòng tuyến Mỹ Chánh đã thật sự vững chắc trên hai phương diện: về mặt bày binh, bố trận của quân lực miền Nam và cả về mặt tinh thần quyết chiến của toàn quân, toàn dân sau khi thành phố Quảng Trị lọt vào tay Cộng quân.

left align image

Sư đoàn Nhảy Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến bàn giao khu vực trách nhiệm bên sông Mỹ Chánh cho việc chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị vào tháng 6 và 7 năm 1972

Những ngày đầu của tháng 5, các lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến bắt đầu tung ra những đợt phản công bất ngờ, thật sấm sét, đẩy lui quân địch, chiếm lại dần dần những phần đất đã mất. Nếu lấy Quốc Lộ I và sông Mỹ Chánh làm hai trục tọa độ, thì những đơn vị Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ quét địch bên phần Đông Bắc, những đơn vị Dù bên phần Tây Bắc. Cứ theo hướng Quốc Lộ I mà tiến quân, và nơi hẹn bắt tay nhau là thành phố Quảng Trị.

Từ phòng tuyến Mỹ Chánh tiến ra, hai đạo quân Dù và Thủy Quân Lục Chiến đụng phải những chốt của Cộng quân bám chặt như Hải Lăng, La Vang, Mai Lĩnh. Đương đầu với một lực lượng gồm 6 sư đoàn nòng cốt của Cộng quân, trong một vùng mà địch đã chiếm đóng gần 3 tháng trời, với những công sự phòng thủ có sẵn, nay được tu bổ thêm, khiến cho hai mũi tiến quân của lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến như chạm vào một khối đá xanh. Nhưng những người chiến sĩ của miền Nam, khi vượt qua sông Mỹ Chánh, trong thâm tâm họ đã có một lời thề: không lấy lại Cổ Thành, không trở về qua con sông này.

Sự quyết tâm đã được thể hiện: một lá cờ vàng ba sọc đỏ xếp sẵn trong ba lô của một anh lính Dù để chuẩn bị treo trên Cổ Thành. Và người ta còn đồn rằng, có một chai champagne cũng nằm sẵn trong ba lô của một anh lính Dù khác, dành để mừng chiến thắng.

Cái chốt đầu tiên mà lực lượng Dù phải nhổ trên đường tiến ra Quảng Trị là Hải Lăng. Muốn vào Hải Lăng, lực lượng Dù tiến dọc theo Quốc Lộ I và qua một đoạn đường mà những phóng viên chiến trường mệnh danh là "con đường của tử thần". Để mở đường cho cánh quân của Dù tiến tới, Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu phải dùng xe ủi để ủi những xác xe cộ và người chết trên mặt đường. Phóng viên của Reuter đã mô tả quang cảnh đoạn đường này như sau:
"Trên một đoạn đường ngắn của Quốc Lộ I, cách phòng tuyến Mỹ Chánh 8 cây số về phía Bắc, có khoảng 300 chiếc vừa là xe vận tải, vừa là xe jeep nhà binh, chiến xa và cả xe hơi của tư nhân, xe Honda... bị phá huỷ nằm ngổn ngang với hàng trăm xác người đã rữa nát. Cảnh khủng khiếp này nằm dọc hai bên Quốc Lộ I phía Nam của Hải Lăng. Một chiếc xe cứu thương của quân đội bị trúng đạn, 10 xác thương binh còn nằm trên xe. Có những cánh tay được treo lên để chữa thương, thì nay chỉ còn trơ xương và những ngón tay vẫn còn trong tư thế chỉ lên trời. Những xương cánh tay, ống chân và đầu lâu nằm lăn lóc trên mặt đường. Một xe vận tải bị lật nghiêng trên bãi cát bên đường, xác người còn treo tòng teng. Cách mặt đường vài thước, 3 xe tăng T54 và một xe lội nước PT76 của Bắc Việt bị phá hủy...".
Gần đến Hải Lăng, người ta thấy những xe gắn máy, xe đạp nhiều hơn nằm ngổn ngang trên mặt đường và đã bắt đầu rỉ sét. Những đoạn có nhà cửa hai bên đường, nhiều bộ xương ở trong những tư thế khác nhau: nằm vắt trên xe, nằm sấp giữa mặt đường, ngồi dựa bên tường. Mùi tử khí xông lên nồng nặc.
Những toán Công Binh Chiến Đấu dọn dẹp đoạn đường này phải dùng vải để bịt mũi và miệng lại. Một số cũng bị tan xác bởi mìn, đạn chưa nổ và cả pháo của Cộng quân. Trên đoạn đường tử thần này, máu của những người chiến sĩ Công Binh đã đổ ra khá nhiều.

Vào Hải Lăng, quân Dù đụng ngay với Tiểu Đoàn Đặc Công K8 của Cộng quân đang trấn đóng ở thôn Mai ằng. Trận đnh kéo dài cả 8 tiếng đồng hồ. Và cuối cùng, lúc 15 giờ 45 phút ngày Chủ Nhật, mồng 3 tháng 7 năm 1972, quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hoà lại tung bay phấp phới tại quận Hải Lăng sau 93 ngày lọt vào tay quân địch.
Sau chốt Hải Lăng đến chốt La Vang. La Vang là một địa danh nổi tiếng về mặt tôn giủo. La Vang gồm có La Vang Thượng và La Vang Hạ, là một làng thuộc quận Mai Lĩnh. Theo truyền khẩu của nhân gian, La Vang do tên của một cây mọc hoang rất nhiều ở đây, người địa phương gọi là "lá vang".


Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vào Thánh Địa La Vang

Truyền thuyết rằng, vào khoảng năm 1789, khi một số giủo dân bị nhà Tây Sơn lùng bắt vì nghi họ theo Linh Mục Bá Đa Lộc giúp Chúa Nguyễn Ánh, họ trốn trong nhà thờ La Vang, bị đói khổ và bệnh tật. Những giáo dân này chỉ biết cầu nguyện và Đức Mẹ hiện ra, dạy hái lá vang nấu nước mà uống sẽ hết bệnh. Từ đó về sau, La Vang được xem là một thánh địa của người Công Giáo và được truyền tụng là nơi có nhiều phép lạ xuất hiện.
Đường vào La Vang, chỉ qua một đoạn đường ngắn, nhưng đó là đoạn đường của tử thần. Đoạn đường này có một cây cầu nhỏ, cầu Trường Phước. Cái tên Trường Phước có nghĩa là phước đức lâu dài, nhưng hôm nay Mai Lĩnh là quận châu thành của Quảng Trị. Vào đến Mai Lĩnh coi như đã đứng trước cửa ngõ của thành phố này. Mai Lĩnh nằm giữa hai đồi cát trắng, có những lô cốt bê tông xây sẵn từ đời nào, nay trở thành chỗ bố phòng quá tốt của Cộng quân để chờ quân ta tiến vào.

Gõ cửa Mai Lĩnh là hai trung đội Trinh Sát Dù và Biệt Kích Dù 81. Hai trung đội này phải di chuyển một cách thận trọng, có đoạn phải trườn mình theo những rãnh cát, để vượt qua một vùng trống trải dài hơn cây số mà không có một chỗ nào để ẩn nấp dưới những trận pho chận đường của Cộng quân.
Đến trước Chi Khu Mai Lĩnh, lực lượng này bị Cộng quân từ các lô cốt bắn B40 và AK làm thành một màn lưới lửa chận ngay tại đây. Những chiến sĩ Trinh Sát và Biệt Kích Dù phải đợi đến tối mới đánh đặc công và chiếm lại Mai Lĩnh vào đêm ngày 5 tháng 7. Tiểu Đoàn 7 và Tiểu Đoàn 9 Dù cũng vừa kéo đến. Như vậy lực lượng của Dù chỉ còn cách thị xã Quảng Trị có 800 thước nữa thôi. Cùng lúc đó, một toán 30 Biệt Kích Dù được trực thăng đổ xuống ngay giữa thành phố Quảng Trị để thăm dò tình hình địch và đồng thời lập một đầu cầu cho đại quân của Dù tiến vào.
Lữ Đoàn II Dù dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Trần Quốc Lịch, đang trên đường tiến vào cửa ngõ của thành phố Quảng Trị. Lực lượng này gồm có Tiểu Đoàn 5, Mới, nhà ga và khu phố Thạch Hãn. Họ phải cận chiến với địch quân để chiếm từng căn nhà, dành từng công sự, từng cao ốc, diệt từng ổ khng cự và tiến vào kiểm soát sân vận động của thành phố để lập một đầu cầu. Khoảng 2 giờ chiều ngày 11 tháng 7, Tiểu Đoàn 7 Dù được yểm trợ bởi Thiết Đoàn 17 đã tiến vào theo hướng này và chỉ còn cách trung tâm thành phố chừng vài trăm thước nữa.

Cùng lúc đó về hướng Đông của Quảng Trị, một cánh quân của Thủy Quân Lục Chiến với sự yểm trợ của Thiết Đoàn 15 đã tiến qua thôn Giao Đằng và đang trên đường vào thành phố Quảng Trị. Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đã dàn quân tạo thành một hành lang dọc bờ biển, canh chừng nhất là Cửa Việt, ngăn chận đường tiếp tế lương thực và vũ khí từ miền Bắc vào cho các lực lượng của Cộng quân đang chiếm đóng ở vùng này.
Vào khoảng giữa tháng 7, hai đạo quân Dù và Thủy Quân Lục Chiến đã bao vây ba mặt thành phố Quảng Trị, chỉ bỏ ngỏ một mặt tiếp gip với sông Thạch Hãn. Lực lượng của địch quân đang tử thủ trong các công sự kiên cố trong thành phố Quảng Trị ước lượng chừng 2000 người thuộc Sư Đoàn 320 thường được gọi là Sư Đoàn Thép.
Để ngăn chận những mũi tiến quân của Dù và Thủy Quân Lục Chiến, Cộng quân đã dùng trọng pho và dàn Để ngăn chận những mũi tiến quân của Dù và Thủy Quân Lục Chiến, Cộng quân đã dùng trọng pháo và dàn trở lại cổ cả xe tăng để nghinh chiến. Vào đêm ngày 2 tháng 7, Cộng quân tung một lực lượng chiến xa hùng hậu tấn công vào một cánh quân của Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Їoàn 18. Trận đánh kéo dài qua ngày hôm sau, có 5 chiếc T54 và 2 chiếc PTR85 bị hạ. Một chiếc T54 khác bị Thủy Quân Lục Chiến bắt sống.
Hồi 10 giờ sáng ngày 3 tháng 7, trong khi trận chiến vẫn còn tiếp diễn, Trung Tá Lộc, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 18 trả lời cuộc phỏng vấn của các phóng viên chiến trường cho biết bên ta chỉ tổn thất nhẹ. ng cũng nhận xét rằng, chiến xa của địch thiếu kinh nghiệm chiến đấu, tiến quân không có đội hình, cứ xếp hàng dọc mà tiến tới, vì vậy, không đến 30 phút, địch đã bị hạ ngay 5 chiếc T54.

Thành phố Quảng Trị chỉ còn là những đống tro tàn và gạch vụn, hôm nay lại một lần nữa rung chuyển vì những tiếng súng nổ không ngừng khi quân Dù tiến vào hai mặt Bắc và Nam của thành phố. Họ tiến vào từng bước một, nhích lên từng tấc đất, thận trọng đẩy từng cánh cửa của những căn nhà không chủ, bám vào từng gốc cây bên đường phố.
Người ta ước lượng còn khoảng chừng 1000 thường dân bị kẹt lại trong thị xã này kể từ ngày Cộng quân chiếm đóng. Từ dưới những hầm trú ẩn, một số liều lĩnh chui lên tại các đường phố mà quân Dù đã kiểm soát được. Người nào mặt mày cũng hốc hác và gầy ốm vì chỉ ăn uống cầm hơi trong mấy tháng qua.
Những trận giao tranh kịch liệt diễn ra trong thành phố. Địch quân được lệnh tử thủ. Có nhiều bằng chứng cho thấy viện binh của chúng đang được điều động từ Lào đến. Quân ta nhất quyết chiếm lại thành phố bằng bất cứ giá nào. Và buổi trưa ngày 16 tháng 7, Tiểu Đoàn 6 và Tiểu Đoàn 11 Dù đã hiên ngang tiến vào trên đại lộ Lê Hanh như đi diễn hành. Một chiến sĩ Dù dẫn đầu với lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ, có hai chiếc M48 gầm gừ hộ tống đằng sau. Đến 13 giờ 30 phút, anh lính Dù mang cờ trèo lên một cao ốc còn đứng vững giữa trung tâm thị xã, đó là trụ sở của đảng Cách Mạng Đại Việt trước đây, để treo lá quốc kỳ. Lá cờ đã tung bay trên bầu trời Quảng Trị sau 2 tháng 17 ngày vắng bóng vì địch chiếm.
Những chiến sĩ Dù đã đổ nhiều máu và hy sinh nhiều mạng sống để tái chiếm thành phố Quảng Trị, thành phố ở vùng địa đầu giới tuyến, nhưng thực sự vẫn còn một phần đất ngay trong thành phố này nằm trong tay Cộng quân: đó là Cổ Thành.
left align image
TQLC đổ vào Huế tái phối trí lực lượng chuẩn bị tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị

Một vài sử liệu cho rằng, Cổ Thành được xây lên từ thời vua Gia Long, thành xây bằng đất, chung quanh có hào sâu. Qua triều vua Minh Mạng, năm 1838, thành được phá đi và xây lại bằng gạch cao 5 mét, dày 5 mét.
Người ta ước lượng có chừng một trung đoàn Cộng quân với lương thực và vũ khí, đạn dược đầy đủ đang ẩn sâu dưới những hầm hố, công sự rất kiên cố trong Cổ Thành. Và chung quanh tường thành, một lực lượng khác đang mai phục để ngăn chận bất cứ một sự xâm nhập nào của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tái chiếm thành phố Quảng Trị, nhưng chưa chiếm được Cổ Thành thì chưa kể là một sự chiến thắng hoàn toàn, vì ngoài mặt tâm lý còn là một sự thử thách. Cộng quân đã huênh hoang qua máy truyền tin cho rằng Cổ Thành ở trong tay chúng là nơi bất khả xâm phạm. Các chiến sĩ Dù đang háo hức nhìn về Cổ Thành chờ lệnh.

Và cuối cùng, họ đã đối diện với Cổ Thành. Một cái thành hoang phế, nhưng màu máu vẫn còn tươi thắm. Một cái thành đã đổ nát, nhưng trong những giờ phút sắp tới, họ sẽ đổ thêm máu nữa để chiếm lại với bất cứ giá nào, vì đó là một phần đất của miền Nam, vì đó là danh dự của một quân đội, là niềm tin của cả trăm ngàn người dân đã bỏ nhà cửa ruộng vườn thân yêu đang chờ ngày trở lại, vì đó là một cuộc so tài cho biết tay cao thấp.
Theo phóng viên Chad Huntley của UPI, các vị Tư Lệnh của chiến trường Trị Thiên đang cứu xét 3 kế hoạch khác nhau để Tái chiếm Cổ Thành. Kế hoạch thứ nhất là các lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến sẽ tấn công và tràn ngập Cổ Thành. Kế hoạch thứ hai là để cho Không Quân san bằng Cổ Thành ra bình địa. Kế hoạch thứ ba là các lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến sẽ bao vây Cổ Thành cho đến khi địch quân chết đói ở trong đó.
Cuối cùng, kế hoạch thứ nhất được chọn. Đôi bên sẽ mặt đối mặt phân tài cao thấp và thử gan anh hùng. Dưới con mắt của hàng chục phóng viên tại chiến trường từ khắp nơi trên thế giới đang có mặt tại đây sẽ cho hàng triệu người khác nhìn thấy trận thử lửa đá vàng này, để một lần nữa đánh giá rõ rệt khả năng và tinh thần chiến đấu giữa những người lính Quốc Gia và Cộng Sản.
Tiểu Đoàn 5 Dù là đơn vị được vinh dự nhận trách nhiệm công phá cổ thành Đinh Công Tráng. Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Dù, xuất thân khóa 14 Võ Bị Đà Lạt, một trong những sĩ quan xuất sắc và giàu kinh nghiệm chiến trường của binh chủng Dù. Ông đã trải qua bao nhiêu trận mạc, từ Mậu Thân phản công diệt địch, đến vượt biên nhảy vào Cao Miên truy lùng Cục R, rồi Hạ Lào với Lam Sơn 719. Bây giờ trên chiến trường Trị Thiên, ông và Tiểu Đoàn 5 Dù đang trên đường tiến tới Cổ Thành.
Một trung đoàn Cộng quân đã mai phục sẵn để chào đón những người mới đến. Trung Tá Hiếu xử dụng tất cả những lực lượng pháo binh nào có thể yểm trợ được, nhưng đánh vào là dội ra. Tiểu ‡oàn 5 bị địch cắt ra làm ba, mỗi đại đội phải chiến đấu riêng rẻ.

Để đảo ngược tình thế, Trung Tá Hiếu chấp nhận một phương cách rất mạo hiểm, thiên địa đồng ư quy tận: địch và ta cùng chết một lần. Ông ra lệnh cho binh sĩ vừa chiến đấu vừa đào hầm trú ẩn, loại hầm chữ A, rồi gọi Pháo Binh pháo ngay trên đầu mình vì địch và ta, hai bên đang ở trong thế cài răng lược. Pháo Binh không dám bắn. Trung Tá Hiếu gọi máy trình bày với Đại Tá Lịch. Đại Tá Lịch đồng ý và cho lệnh Pháo Binh bắn. Cộng quân không ngờ, tổn thất khá nặng, đành phải bỏ ngỏ cho Tiểu Đoàn 5 Dù tiến tới Cổ Thành.
Bây giờ Tiểu Đoàn 5 Dù đã đối diện Cổ Thành. Trung Tá Hiếu lặng lẽ đứng nhìn mục tiêu của mình và nói đùa với các sĩ quan của ông:
- Mình công thành như thời La Mã, nhưng với những khí giới của thế kỷ 20.
Và cái thành đã làm cho ông mất ăn mất ngủ là một ngôi thành cổ hình vuông, mỗi bề dài 500 thước, chung quanh có hào sâu rộng chừng 10 thước. Cổ Thành nguyên là doanh trại của Tiểu Khu Quảng Trị, tháng 4 vừa qua, Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 3 từ căn cứ Ái Tử dời về đây, Tướng Vũ Văn Giai đã cho tu bổ và xây dựng thêm nhiều hệ thống phòng thủ kiên cố mới. Bởi vậy, khi Cổ Thành lọt vào tay địch quân, nơi đây đã trở thành một khối thép được bao bọc bởi màn lửa đạn sơn pho 130 ly, hỏa tiễn 122 ly từ bên kia sông Thạch Hãn và từ những họng đại bác 57 ly, 75 ly, B40 và thượng liên đặt trên bờ thành mà những xạ thủ đã bị xích chân vào đế súng.

Những chiến sĩ Dù lấy máu đổi từng tấc đất. Có những ngày tiến lên được mấy chục thước, đến chiều lại phải lui về vị trí cũ. Khi những chiến sĩ Dù tiến lên thì bị pháo của địch như mưa trút xuống mà không có chỗ để ẩn nấp. Còn địch quân ở trong thành, khi máy bay của ta đến ném bom, chúng chui xuống những công sự kiên cố, máy bay rời vùng, chúng lại bò lên một cách an toàn. Và hai tuần trôi qua. Lực lượng Dù chỉ tiến lên được 500 thước, hỏa lực của địch quân đã cầm chân họ ở đây.
Qua đến tuần thứ ba tình hình chưa có gì tiến triển. Trung Tá Hiếu đau lòng khi nhìn thấy quân số của mình mỗi ngày hao hụt khoảng 100 người, vừa chết vừa bị thương. Mặc dù được bổ xung ngay, nhưng đa số là tân binh từ trại Vương Mộng Hồng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đưa đến.
Trước tình huống như vậy thì một sĩ quan tiền sát của tiểu đoàn đến gặp và nói với Trung Tá Hiếu:
- Tôi sinh trưởng và lớn lên ở Cổ Thành. Tôi biết rõ từng ngỏ ngách bên trong Cổ Thành.
Trung Tá Hiếu lập tức ra lệnh làm một sa bàn của ngôi thành bằng đất. Ông nghiên cứu rồi họp mặt tất cả đại đội trưởng để trình bày một kế hoạch mới, kế hoạch này gồm hai giai đoạn: giai đoạn một là xâm nhập, thăm dò trên mặt thành, cắm một lá cờ và nằm im đó để làm đầu cầu trước lúc bình minh của ngày 25 tháng 7, giai đoạn hai là rạng sáng hôm sau, một lực lượng sẽ tấn công tiếp và trong vòng 48 tiếng đồng hồ, phải đánh chiếm lại ít nhất phân nửa Cổ Thành.
Cuối cùng, Trung Tá Hiếu kết luận:
- Phải có một toán cảm tử vào thành để lập đầu cầu.
Các đại đội trưởng trở về đơn vị phổ biến kế hoạch và chọn những người tình nguyện cho công tác đặc biệt đêm nay. Rất nhiều người tình nguyện, nhưng chỉ 8 người được chọn, họ là những tân binh Dù, nhưng trước đây đã ở trong Lực Lượng Đặc Biệt, từng nhảy toán nên "tay nghề" rất già dặn. Tám người làm thành một toán gọi là toán Quyết Tử.
Trung Tá Hiếu thăng trước cho mỗi người hai cấp. Ông biết đó là điều ngoài quyền hạn của mình, nhưng ông cũng như mọi người đều hiểu rằng, những kẻ ra đi trong đêm nay, chỉ mấy phần trăm hy vọng trở về.
Buổi chiều ngày 24 tháng 7 năm 1972, khi chiếc phản lực cuối cùng rời vùng oanh kích trở về căn cứ, là lúc hoàng hôn cũng vừa phủ xuống trên Cổ Thành và cả một vùng hoang tàn đổ nát chung quanh. Tiếng súng thưa thớt rồi im hẳn, làm cho chiến trường bỗng nhiên chìm vào một khung cảnh tĩnh mịch trong bóng đêm. Nhưng chính trong những giây phút tưởng như người chiến sĩ có thể gác súng nghỉ ngơi được giây lát sau một ngày dài nhích lên từng tấc đất dưới bom đạn, mồ hôi và máu, thì thật ra đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất. Lệnh không được khai hỏa ban đêm, sợ lộ mục tiêu mà bị địch pho. ịch cũng biết điều đó nên thường hay bò đến đnh đặc công. Bởi vậy, khi bóng đêm phủ xuống, đó là thời gian "thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ".

Nhưng buổi chiều hôm nay, khi màn đêm vừa buông xuống, một kế hoạch táo bạo của Tiểu Đoàn 5 Dù bắt đầu khai diễn. Tám người lính Dù trong toán Quyết Tử đã biết rõ công tác của họ đêm nay. Cũng như họ đã biết rất rõ lộ trình mà họ sẽ vượt qua, một đoạn đường ngắn chỉ chừng 300 thước, đoạn đường từ điểm xuất pht đến chân bờ thành. Một đoạn đường mà đã hơn hai tuần nay, ngày nào họ cũng đổ mồ hôi và máu để thâu ngắn lại, nhưng mà bờ tường của ngôi thành cổ kia hình như vẫn còn xa.
Cái khoảng trống rộng có 300 thước đó là vòng đai của tử thần. Một màn lưới hỏa lực dày đặc bao phủ vòng đai này, khiến cho người ta có cảm tưởng nếu có một con thỏ từ ngoài này chạy vào, nó sẽ trúng đạn trước khi đến dưới bờ thành. Lại thêm những toán đặc công của Cộng quân "độn thổ" chung quanh và bên ngoài bờ thành là những chốt ngăn chận bất cứ một lực lượng nào mưu toan xâm nhập.
Khi được giao phó cho nhiệm vụ tái chiếm Quảng Trị, lực lượng Dù đã chuẩn bị sẵn một lá cờ để dựng trên Cổ Thành. Lá cờ đó, bất cứ giá nào cũng phải dựng lên. Và đó là công tác của toán đặc nhiệm Dù đêm nay.
Tại điểm xuất phát, toán Quyết Tử đã sẵn sàng. Binh I Trần Tâm được cử làm trưởng toán. Binh I Hồ Khang được chỉ định giữ lá cờ và sẽ cắm lá cờ trên Cổ Thành. Rồi trong bóng đêm, tám người lính Dù lặng lẽ khởi hành. Sau lưng họ, những cấp chỉ huy, những bạn đồng đội dõi mắt nhìn theo, gửi gắm nơi họ một niềm hy vọng. Tám người chiến sĩ ra đi với một lòng quyết tử. Họ ra đi như Kinh Kha ngày trước. Sông Dịch Thủy dù có rộng nhưng vẫn dễ qua hơn 300 thước đất trống trước mặt. Chín bậc thềm rồng của Tần vương tuy có cao nhưng dễ lên hơn 5 thước tường của ngôi thành cổ.
Tám người mất hút vào bóng đêm rất nhanh. Những người đằng sau dõi mắt trông chờ. Họ chỉ mong khung cảnh đêm nay vẫn tiếp tục yên tĩnh như trong giây phút này. Đối với những người đang chờ đợi, thời gian như ngừng lại. Không có tiếng người, không có tiếng súng, không có hỏa châu, chỉ có tiếng côn trùng từ những đồng ruộng chung quanh vọng lên làm cho đêm trở nên hiền hoà như một đêm thanh bình của những ngày chưa xảy ra chiến trận tại đây. Trong bóng đêm dày đặc, các đồng đội của những người ra đi không thấy được gì hơn là bóng đen sừng sững của ngôi cổ thành vươn lên giữa khung trời còn chút ánh sáng mờ mờ. Họ đếm từng giây từng phút, họ lắng tai nghe từng tiếng động. Chưa có tiếng súng là ton Quyết Tử của Dù chưa chạm địch. Nhưng nếu hỏi giờ này họ đã tiến vào đến đâu rồi, thì không ai có thể trả lời được. Có thể 50 thước, 100 thước, cũng có thể đã đến dưới chân tường hoặc có thể đã bị địch bắt sống, bị thanh ton bằng cận chiến một cch âm thầm để gài cho ton khc tiếp tục tiến vào?
Và họ chỉ biết chờ đợi. Thời gian trôi qua. Rồi trong bóng đêm, ngay hướng của toán tám người vừa tiến vào, trên mặt thành, một bóng đen đột nhiên nhô lên giữa bầu trời, bay bay theo chiều gió. Từ ngoài xa, một người tinh mắt nhìn thấy và la lên:
- Lá cờ.
Cùng lúc đó, trong sự tĩnh mịch của đêm trên chiến địa, bên tai của những người đang ghìm súng chờ nhau bỗng nghe một tiếng hô dõng dạc từ trên bờ thành vang dội:
- Nhảy Dù cố gắng. Nhảy Dù chiến thắng. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm.
Tiếng hô lồng lộng trong đêm khuya và vang dội cả Cổ thành.
Khi những người lính Dù đầu tiên đặt chân được trên mặt thành để dựng cờ, một tai nạn thảm khốc xảy ra, ngay trước mắt Trung Tá Hiếu đang đứng theo dõi trận đnh: hai phi tuần của ta, không biết vì một sự lầm lẫn nào, đang chúi xuống trút bom ngay trên đầu Đại Đội 51. Trung T Hiếu nhìn thấy rõ ràng, nhưng làm sao ngăn kịp. Ông nghe tiếng của Đại Úy Sĩ la thất thanh trên máy. Rồi bom nổ. Đại ội 51 Dù gần như tan nát.
Ngày 27 tháng 7 năm 1972, lực lượng Dù được lệnh bàn giao Cổ Thành lại cho Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Sự thay đổi nhiệm vụ đột ngột này làm cho một số người thắc mắc. Sau này tôi có hỏi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Trưởng xác nhận rằng, việc điều động là do tình hình của chiến trường. Lúc bấy giờ p lực của Cộng quân ở vùng núi rất nặng nề. Ông đã hội ý với các vị Tư Lệnh của các lực lượng và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định.
Có lẽ Tướng Trưởng muốn ám chỉ lúc đó, những tin tức tình báo cho thấy Cộng quân đang điều động viện binh từ Lào qua. Lực lượng này có thể là toàn bộ Sư oàn 316 và hai trung đoàn thuộc Sư oàn 312 đã rút khỏi Lào hiện đang ẩn nấp giữa vùng biên giới Lào-Việt và có thể tham chiến tại Quảng Trị bất cứ lúc nào.
Cuộc bàn giao vùng trch nhiệm giữa hai lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến hoàn tất vào ngày 28 tháng 7.
Một cố vấn Mỹ của Thủy Quân Lục Chiến đã tuyên bố với báo chí:
- Trận Quảng Trị mới bắt đầu.
Đó có nghĩa là từ giờ phút này, những chiến sĩ Mũ Xanh sẽ "trầy vi, tróc vảy" để dứt từng chốt một của địch đang cố thủ trên đường tiến vào Cổ Thành. Những người quan tâm đến trận chiến này đều cùng chung một nhận định: Cổ Thành chỉ có thể tái chiếm, khi quân ta khóa được họng pháo của địch, cắt đứt đường tiếp tế từ Bắc vào và không lực phải yểm trợ tối đa cho các lực lượng trên bộ.
Và trận chiến lại tiếp diễn.

Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 bắt đầu đếm từng tấc đất tiến lên được, từng đồng đội đã gục ngã và từng viên gạch trên tường Cổ Thành rơi xuống vì sức công phá của quân ta. Trận chiến không phải chỉ trong một giờ, một ngày hay một tháng. Trận chiến tiếp diễn không ngừng. Tiếng súng không một giây phút nào dứt. Ta và địch, dành nhau từng tấc đất. Trên bầu trời của thành phố Quảng Trị, không bao giờ vắng bóng những chiếc phản lực cơ gầm thét, phóng lên, nhào xuống để trút hàng tấn bom đạn. Khắp cả một vùng, không có một thước đất nào là không có dấu vết của sự tàn phá. Nhà cửa, phố xá hoang tàn. Chỉ còn Cổ Thành là vẫn đứng vững. Và cuộc chiến vẫn tiếp diễn... Rồi 80 ngày trôi qua. Đã bao nhiêu bom đạn trút xuống, đã bao nhiêu chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến hy sinh, mà điểm tiến đến gần nhất cũng còn cách bờ thành 200 thước. Cuối cùng, một kế hoạch mới được thực hiện: muốn nắm được cái đầu rắn trong Cổ Thành thì phải đập cái đuôi rắn bên kia bờ Bắc của sông Thạch Hãn. Không Quân và Pháo Binh được giao cho nhiệm vụ khóa họng những khẩu pháo của địch trong một thời gian đủ để cho lực lượng Thủy Quân Lục Chiến xung phong tràn lên mặt thành đánh cận chiến bằng lựu đạn và súng M79 với địch. Kế hoạch này đã có kết quả.
Và một ngày giữa tháng 9, ngày 14 tháng 9 năm 1972, Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, tuyên bố với phóng viên báo chí tại chiến trường:
- Tôi tin tưởng rằng, trong vài hôm nữa, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ sẽ tung bay trên Cổ Thành Quảng Trị.
Và ông mời các phóng viên lúc đó sẽ cùng ông vào Cổ Thành nhậu ly rượu đế để mừng chiến thắng. Chỉ vài hôm nữa. Nghe thật đơn giản và quá dễ dàng. Nhưng muốn uống ly rượu đế của Tướng Lân, hãy nghe tin điện của phóng viên AFP đang có mặt ở Cổ Thành mô tả: "Thật là một cảnh địa ngục trần gian. Ác chiến diễn tiến không ngừng một giây. Trong tiếng đạn đại bác, tiếng bom oanh tạc của Không Quân và những tràng đạn súng tự động là những tiếng la xung phong. Quang cảnh đổ nát điêu tàn".
Phóng viên người Ý, Ennio Iacobucci, là phóng viên cuối cùng rời Quảng Trị, chỉ vài giờ trước khi các lực lượng của miền Nam di tản khỏi thành phố này hồi tháng 5 vừa qua, và ông cũng là phóng viên ngoại quốc đầu tiên leo lên Cổ Thành, ngay nơi Thủy Quân Lục Chiến và Cộng quân đang giao tranh ác liệt.
Trong thời điểm quyết liệt đó, một trận đánh to bạo và thần tốc ngay buổi sáng ngày 14 tháng 9. Những chiến sĩ của Tiểu oàn 3 và Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dùng lựu đạn và chĩa nòng súng lớn trực xạ vào các công sự phòng thủ của Cộng quân để tiến chiếm thêm một phần tường phía Nam Cổ Thành.
Cuộc tấn công bất ngờ này có sự yểm trợ của 5 chiến xa M48 của Thiết Đoàn 20. Những chiến xa M48 đã tiến sát tường thành, bắn đại bác lên đầu các công sự, bắt địch quân phải nằm im dưới hầm, trong lúc đó, Thủy Quân Lục Chiến bò lên tung lựu đạn và bắn trực xạ vào các nơi ẩn núp của Cộng quân.
Khi tiếng súng từ dưới những hầm của địch quân đã im bặt, toán Thủy Quân Lục Chiến đứng thẳng lên reo hò vì đã chiếm xong một đoạn tường thành nữa. Phóng viên của UPI là Ted Kurrus đã leo lên tường thành cùng một lúc với toán 50 Thủy Quân Lục Chiến dự cuộc tấn công này tường thuật:
"Khoảng 250 thước tường thành, tức là phân nửa vòng thành phía Nam đã nằm trong tay của Thủy Quân Lục Chiến".
Trên mặt một đoạn thành khác, một lực lượng Thủy Quân Lục Chiến bố trí để yểm trợ cho một lực lượng bạn đã vào trong thành từ mấy hôm trước, nay tiếp tục tiến lên một cách thận trọng từng bước. Cộng quân vẫn tiếp tục bắn súng cối và đại bác không giật vào các lực lượng đang xâm nhập Cổ Thành.
Những phản lực cơ của Không Quân ta trả đũa không ngừng, cố gắng khóa họng các khẩu pháo này để tránh thiệt hại cho quân bạn. Có những lúc các chiến sĩ Mũ Xanh mạo hiểm, chấp nhận cho dội bom sát bên cạnh, chỉ cách vài chục thước, để mong sớm dứt điểm chiến trường.
Có lẽ còn chừng 500 Cộng quân bị vây hãm trong thành nên tiếp tục kháng cự. Các đơn vị của ta đã bố trí sẵn sàng ở mặt Tây và Đông của thành phố Quảng Trị để ngăn không cho địch rút lui. Địch quân bị tiêu diệt dần dần, cuối cùng phải phân tán thành từng toán chống cự nhỏ rải rác trong các công sự. Nhưng pháo kích vẫn còn tiếp tục, từ phía bên bờ Bắc sông Thạch Hãn.
Cho đến ngày 15 tháng 9, đại quân của ta từ ba mặt kéo vào, hoàn tất cuộc tái chiếm Cổ Thành lúc 5 giờ 15 phút. Cùng trong ngày, mặc dù Cộng quân vẫn còn bắn sẻ và pháo đạn súng cối vào liên tục và trời thì đang mưa bão, nhưng Thủy Quân Lục Chiến vẫn làm lễ dựng lại quốc kỳ trên Cổ Thành Quảng Trị. Lá cờ mà toàn thể người dân miền Nam đã bao ngày mong đợi. Lá cờ mà máu của bao nhiêu chiến sĩ đã đổ xuống để dựng lại ngày hôm nay.


Dựng cờ chiến thắng trên Thành cổ Quảng trị 16/09/1972

Một tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến, quần áo đầy đất bụi, mệt nhọc sau những ngày kịch chiến, đã buộc lá cờ màu vàng ba sọc đỏ lên một cây cột cao chừng 7 thước và cắm trên đỉnh tường về phía Tây của Cổ Thành. Gió bão thổi lá cờ bay phần phật một cách oai hùng và ngạo nghễ giữa cảnh chiến trường chưa im tiếng súng. Chéo dưới của lá quốc kỳ có gắn dây biểu chương hai màu xanh và vàng của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, là lực lượng đã chiến đấu suốt thời gian qua để chiếm lại Cổ Thành.
Phóng viên Ted Kurrus của hãng thông tấn UPI, chứng kiến cảnh dựng cờ trên Cổ Thành Quảng Trị đã cho rằng thật hùng tráng không khác gì cảnh dựng cờ của quân đội Mỹ trên đảo Iwo Jima hồi Đệ Nhị Thế Chiến.
Kiều Mỹ Duyên
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm