Trang lá cải

Trang Lá Cải Thứ Ba Ngày 07 - 10 -2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Đầu năm 2014, tòa lâu đài nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Hoàng Quốc Việt của đại gia Cầu Giấy đang được xây dựng phần thô đã từng được báo chí nhắc đến nhiều. 8 tháng sa

*****************************

Chuyện tình của... bò

Hai chú bò đực tình cờ gặp nhau trên đường.

Untitled-3-7012-1411701789.jpg

Chú bò A thì béo tròn. Còn chú bò B thì gầy trơ xương.

A thương bạn liền hỏi:

- B này, vì sao anh đến nông nỗi này? Chắc chủ bắt làm việc nhiều quá phải không?

B rơm rớm nước mắt:

- Đúng thế, lại còn cho ăn ít nữa chứ!

- Sao anh không bỏ sang ở với tôi? Ông chủ tôi tốt lắm!

- Mình cũng muốn. Nhưng lúc này chưa thể được!

- Anh còn vướng việc gì?

- Chuyện thế này, ông chủ tớ có một cô gái rất xinh đẹp nhưng lại rất ngu đần!

- Anh định ở lại để dạy cho cô ta thông minh lên sao?

- Không, ý định đó để sau.

- Anh biết không, ông chủ thường mắng cô con gái mình: 'Mày ngu như bò ấy, tao sẽ gả mày cho con B kia!'.

- Hay đấy! Thế ông chủ đã gả chưa?

- Chưa! Nhưng tớ đang hy vọng!

- Uhm, cố lên.

Thị Nở (st)



**************

Đám cưới truyền thống của công chúa Nhật Bản

Trong trang phục truyền thống, Công chúa Noriko hồi hộp và hanh phúc bước đi cùng chồng là một giáo sĩ tới làm lễ ở đền.
 

Hôm 2/10, Công chúa Noriko tới chào tạm biệt Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko trước khi làm đám cưới với một thường dân. Noriko là con gái thứ hai của em họ Nhật hoàng Akihito, Hoàng thân Takamado quá cố. Từ bỏ địa vị hoàng gia, Công chúa Noriko kết hôn cùng con trai cả của người đứng đầu ngôi đền lớn Izumo Taisha ở tỉnh Shimane hôm 5/10.

 
 

Đám cưới của Công chúa Noriko và giáo sĩ Kunimaro Senge tổ chức theo nghi thức truyền thống tại ngôi đền nơi gia đình chú rể đã phụ trách các nghi lễ ở đây suốt nhiều thế hệ. Gia tộc Senge quen biết với vợ chồng Hoàng thân Takamado từ trước khi ông đột ngột qua đời năm 2002.

Trong ảnh, Công chúa Noriko cùng chồng mặc trang phục truyền thống trong hôn lễ. Đôi vợ chồng mới cưới này cách nhau 15 tuổi. Công chúa Noriko mới 26 tuổi, còn chồng cô, Kunimaro Senge, đã 41 tuổi.

 
 

Tại buổi lễ, 21 thành viên, trong đó có mẹ của công chúa, chị gái, em gái cùng bố mẹ chú rể và người thân hai bên đã tới dự. Có khoảng 300 người, gồm bạn bè của cô dâu, chú rể, được mời đến đám cưới ở thành phố Matsue, tỉnh Shimane, hôm qua. Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cùng các quan khách dự tiệc tối được tổ chức trong một khách sạn ở Tokyo vào ngày 8/10.

 
 

Khoảng 2.200 người dân Nhật Bản đã đứng đợi sẵn ở đền để chúc mừng đám cưới của công chúa. Bà Atsuko Sugiyama, 66 tuổi ở tỉnh Shizuoka, cho hay cô dâu, chú rể là một "cặp đôi hoàn hảo" và cố Hoàng thân Takamado chắc sẽ rất vui mừng về đám cưới của các con.

 
 

Đây là đám cưới đầu tiên của một thành viên hoàng gia Nhật kể từ năm 2005, khi Công chúa Sayako kết hôn với một quan chức chính quyền Tokyo.

Sau lễ cưới, chú rể Senge nói với các phóng viên: "Tôi đã rất lo lắng vì có một cơn bão đang tràn về, và giờ thì yên tâm khi đám cưới đã diễn ra suôn sẻ".

 
 

Công chúa Noriko, từ giờ được gọi là Noriko Senge theo họ chồng, sẽ bắt đầu một cuộc sống mới trong ngôi nhà gần đền cùng chồng, bố mẹ và em chồng. Cô cũng sẽ giúp gia đình chồng chuẩn bị các nghi lễ và sự kiện lễ hội.

 
 

Công chúa cho biết cô gặp anh Senge lần đầu vào tháng 4/2007, khi đến thăm đền cùng mẹ. Họ sau đó trở nên thân thiết thông qua hoạt động chăm sóc cây cối và ngắm chim, một sở thích chung của hai gia đình. Khi ấy, cô vẫn đang là sinh viên của Đại học Gakushuin.

 
 

Chồng của công chúa trở thành giáo sĩ tại các ngôi đền ở Tokyo và Kyoto sau khi tốt nghiệp Đại học Kokugakuin. Anh là phụ tá cho bố ở đền Izumo từ năm 2005.

Trong ảnh, công chúa và chồng cúi đầu trước hai hình nộm đầu sư tử bằng gỗ. Nghi lễ này được xem là giúp đôi vợ chồng trẻ có một năm khỏe mạnh và may mắn.

 

Bình Minh (Ảnh: Wall Street Journal)



**************

Phát hiện 30 động vật mang được coi là tuyệt chủng

Các nhà khoa học vừa phát hiện một bầy mang Muntiacus rooseveltorum sinh sống trong rừng già ở Thanh Hóa. Loài vật này vốn được cho là tuyệt chủng trên thế giới từ năm 1929.

Ngày 7/10, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết, sau một thời gian theo dõi, đến nay các nhà khoa học đã xác định được một quần thể mang Muntiacus rooseveltorum với khoảng 30 cá thể sinh sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa).

mangxuanlien2-4059-1412668696.jpg

Phương pháp bẫy ảnh giúp các nhà khoa học phát hiện sự tồn tại của loài mang quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Ảnh: Khu BTTN Xuân Liên cung cấp.

Loài mang Muntiacus rooseveltorum thuộc họ hươu nai (Cervidae) từng sinh sống tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) và được các nhà khoa học coi là tuyệt chủng từ 85 năm trước. Mẫu sọ về loài mang này hiện chỉ còn lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ.

Để xác định số lượng cá thể loài vật quý hiếm này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đặt bẫy ảnh tại khu vực mà chúng thường xuất hiện. Theo đó, loài móng guốc này thường sinh sống tại các điểm gần sông, suối, nơi có nguồn thức ăn thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, việc phát hiện loài mang Muntiacus rooseveltorum có ý nghĩa rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gien động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Lực lượng kiểm lâm Khu bảo tồn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân sinh sống ở bìa rừng và vùng lõi về việc nâng cao ý thức bảo vệ động vật quý hiếm. Trước đó, một số hộ dân do không biết đã săn bắt loài động vật này làm thực phẩm.

Trong thời gian từ 2012 đến nay, Trung tâm Cress (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) phối hợp với cán bộ khu bảo tồn Xuân Liên thực hiện dự án điều tra, bảo tồn các loài mang tại đây.

Quá trình khảo sát, đoàn chuyên gia đã chụp được một số bức ảnh của loài mang Muntiacus rooseveltorum. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện được mẫu phân của những cá thể mang thải ra và mẫu sừng, da trong nhà dân săn bắn được.

mangxuanlien4-2789-1412668696.jpg

Một phần chiếc sọ loài mang Muntiacus rooseveltorum được người dân địa phương lưu giữ. Ảnh: Khu BTTN Xuân Liên cung cấp.

Qua xét nghiệm AND tại Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) từ mẫu phân và da của loài mang kể trên, đem so sánh với mẫu AND của loài mang được coi là tuyệt chủng từ năm 1929 đang lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ, các nhà khoa học xác định, các mẫu gien di truyền hoàn toàn trùng khớp. Từ đó, họ đi đến kết luận loài mang Muntiacus rooseveltorum được coi là tuyệt chủng cách đây 85 năm đã xuất hiện trở lại.

Cũng theo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, sau hai năm triển khai Dự án điều tra, lập danh mục khu hệ động, thực vật rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên và vườn quốc gia Bến En, đến tháng 9/2014, các nhà khoa học đã phát hiện thêm gần 1.000 loài động, thực vật quý hiếm. Trong đó có hàng chục loài động, thực vật thuộc danh lục sách đỏ thế giới như tắc kè chân vịt, rắn hổ đất nâu, thằn lằn tai lõm, dẻ tùng sọc trắng...

Lê Hoàng



*********************

“Đại gia” Trung Quốc tặng iPhone 6 cho toàn bộ bạn học cũ

Một tỷ phú người Trung Quốc đang gây xôn xao thế giới mạng nước này, nhất là những người đam mê công nghệ, khi tặng toàn bộ bạn học phổ thông những chiếc iPhone 6 mới tinh, dù sản phẩm chưa được ra mắt tại nước này.

Theo trang Sina Tech, tất cả bạn học trung học cơ sở của Qian Fenglei, niên khóa 1992 đã được tặng những chiếc iPhone màu vàng.
Trên lưng của những chiếc điện thoại đắt tiền này đều khắc dòng chữ: “Lớp 1992, trường trung học cơ sở Maoshan”.

Tại thị trường Trung Quốc, iPhone 6 phải tới ngày 17/10 mới được ra mắt. Apple đã nhận được khoảng 4 triệu đơn đặt hàng sớm cho thiết bị này, cho dù thời hạn để đặt hàng tới 10/10 mới bắt đầu.

Hình ảnh những chiếc iPhone 6 in dòng chữ “Lớp 1992, trường trung học cơ sở Maoshan”
Hình ảnh những chiếc iPhone 6 in dòng chữ “Lớp 1992, trường trung học cơ sở Maoshan”

Hiện chưa rõ tỷ phú Qian có được những chiếc iPhone trên bằng cách nào, nhưng đây không phải lần đầu bạn học của Qian nhận được iPhone. Năm ngoái, bạn học của “đại gia” này cũng đã được tặng iPhone 5 trong một buổi họp lớp.

Qian Fenglei (trái) trong một bức ảnh chụp cùng tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma
Qian Fenglei (trái) trong một bức ảnh chụp cùng tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma

Qian là chủ tịch tập đoàn Universal International Holdings (Hong Kong) Limited, và nổi tiếng là người làm từ thiện hào phóng. Sau trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên năm 2008, ông đã quyên góp 2 triệu nhân dân tệ (hơn 325.000 USD) cho công tác hỗ trợ nạn nhân, kênh CCTV cho biết.

Hình ảnh về những chiếc điện thoại đã được bạn học cũ của Qian đăng tải trên mạng và thu hút nhiều bình luận.

Trên trang blog của Qian, không có hình ảnh về những chiếc điện iPhone 6 nhưng có nhiều lời khen ngợi về cử chỉ hào phóng của tỷ phú này từ các bạn bè.

Thanh Tùng
Theo BI
*********************

9x mồ côi mở quán ăn côn trùng kiếm bạc triệu mỗi ngày

Cha mẹ mất sớm, Bùi Minh Thông học hỏi cách nuôi, chế biến côn trùng và tự mình mở một quán ăn độc đáo trên vỉa hè Hà Nội.

Trước khi có ý định mở quán ăn côn trùng, chàng trai sinh năm 1992 Bùi Minh Thông từng nuôi nhiều thùng côn trùng khắp phòng trọ hồi học đại học. Sau này, nhận thấy việc kinh doanh quán chế biến thức ăn từ côn trùng chỉ xuất hiện ở các nhà hàng lớn, chưa có loại hình vỉa hè phục vụ giới trẻ, Thông đã thử nghiệm ý tưởng này. Từ việc chế biến và mời bạn bè ăn thử góp ý, cộng với số tiền làm thêm tích cóp được, cậu bạn đã mở một quán vỉa hè với thực đơn hoàn toàn từ côn trùng đầu tiên ở Hà Nội.

quan-an-con-trung-via-he-9-JPG-3514-1412

Thông cho hay, trước đây cậu bạn học Đại học Mỏ địa chất, chuyên về dầu khí ở Vũng Tàu, đến năm 3 thì bố mất nên cậu chuyển ngang về Đại học Thái Nguyên học tiếp. Sau đó, Thông xuống Hà Nội chọn hình thức học từ xa chuyên ngành Luật và đi làm thêm để nuôi bản thân. 

Dưới Thông vẫn còn một em trai, mẹ lại mất từ năm lớp 9 nên từ năm 3 đại học, cậu bạn và em trai phải nương vào nhau để sống. Trong suốt thời gian vừa học vừa làm, Thông đã đi học hỏi và tự nuôi nhiều lứa dế thương phẩm tại phòng trọ của mình, vừa lân la đến các quán ăn côn trùng để ăn thử và “câu trộm” các bí quyết. Sau hơn một năm, khi đã hòm hòm về cả tay nghề và vốn, Thông quyết định mở quán côn trùng vỉa hè đầu tiên tại Hà Nội.

quan-an-con-trung-via-he-11-JP-6285-7726

Các món ăn được chế biến từ các loại côn trùng quen thuộc như dế mèn, sâu super, rết, bọ cạp, đuông dừa... với giá hợp lí cho sinh viên. Một đĩa dế mèn, châu chấu, sâu super (khoảng 1 lạng) có giá 50k, rết 25k/con, bọ cạp 60k/chục, tắc kè 80k/con… Loại bán chạy nhất theo Thông là dế mèn và sâu vì rẻ và số lượng rất nhiều.

quan-an-con-trung-via-he-5-JPG-1289-1412

Bọ cạp chiên có giá 60k/đĩa 10 con.

quan-an-con-trung-via-he-8-JPG-3983-1412
1 đĩa sâu super và dế mèn 50K có thể khiến teens xúc mỏi tay không hết nhé, vị rất bùi và ngậy.

1 đĩa sâu super và dế mèn 50k có thể khiến teens xúc mỏi tay không hết nhé, vị rất bùi và ngậy.

Ban đầu, Thông rất lo món ăn chế biến từ các loại côn trùng, bò sát có hình thù hơi ghê sẽ khiến không ít người e ngại. Tuy nhiên, cậu vẫn quyết tâm mở quán. Theo Thông, món ăn này tại Hà Nội khá mới lạ, giá tại các nhà hàng lại đắt đỏ. Cậu bạn muốn mở một nơi chuyên về món côn trùng nhưng là nơi các bạn trẻ có thể tụ tập với nhau cùng thưởng thức.

Có Teen nào dám thử những chú rết này không.

Có teen nào dám thử những chú rết này không?

Quán ăn côn trùng của Thông chỉ mở buổi tối từ 17h cho đến 22h, 23h nhưng luôn đông nghịt khách, nhờ được bạn bè Thông ủng hộ và lan truyền cho mọi người cùng biết. "Thậm chí có bạn còn đến đây mỗi tối, gần như ăn dế trừ bữa thay cho ăn cơm vậy”, Thông vui vẻ kể. Trung bình mỗi tối, Thông bán được khoảng 2kg nguyên liệu mỗi loại sâu, dế mèn, và gần 100 con rết, bọ cạp. Tắc kè có giá cao hơn nên thường chỉ bán được 10 - 15 con mỗi tối.

Thương (em trai Thông) cũng phụ giúp anh trai mình tại quán côn trùng vỉa hè

Thương (em trai Thông) cũng phụ giúp anh trai mình tại quán côn trùng vỉa hè.

Khách đến quán chủ yếu là học sinh, sinh viên các trường trong nội thành Hà Nội. Ngoài ra, người dân sống gần khu vực, người đi làm văn phòng cũng ghé qua. Nhiều khách đi đường qua, thấy món ăn lạ nên cũng vào ăn thử.

Quán thu hút đối tượng chính là các bạn trẻ.

Quán thu hút đối tượng chính là các bạn trẻ.

quan-an-con-trung-via-he-11-JP-1613-4117
Các cặp đôi cũng không ngại thử cảm giác mạnh với đồ ăn côn trùng.

Các cặp đôi cũng không ngại thử cảm giác mạnh với đồ ăn côn trùng.

Nhìn thì sợ nhưng ăn khá ngon là cảm giác của nhiều bạn khi thưởng thức.

Nhìn thì sợ nhưng ăn khá ngon là cảm giác của nhiều bạn khi thưởng thức.

Lần đầu tiên thưởng thức món ăn côn trùng lạ lẫm này, Nguyễn Du, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Các món ăn khá độc đáo, mình xem nhiều trên mạng nhưng chưa ăn thử bao giờ. Nhìn chúng khá sợ nhưng khi ăn thì giòn, ngậy và béo”.

Thông chia sẻ, doanh thu của quán mỗi tối có thể lên tới cả triệu đồng. Trước mắt, Thông vẫn tiếp tục quản lý quán ăn vỉa hè với món chủ đạo là côn trùng và hướng tới giới trẻ là khách hàng chính. Hiện quán chỉ có một chi nhánh tại 129 Đại La. Cậu chủ 9x cho biết sẽ thử một thời gian nữa xem nhu cầu của khách hàng như thế nào rồi sẽ nghĩ đến việc mở thêm ở vị trí khác thuận tiện hơn.

Lý lịch trích chéo

Tên cúng cơm: Bùi Minh Thông
Quê quán: Hà Nam
D.O.B: 15/2/1992

Châm ngôn sống: Cứ đi rồi sẽ đến

Kyo Phạm



*********************

Cá Anh Vũ "mõm lợn, mình cá chép" cực hiếm ở Hà Nội


Cá Anh Vũ, loại cá cực hiếm ở Việt Nam hiện nay có hình dáng giống mõm lợn, mình cá chép vừa được một người chuyên đi săn cá đưa từ Tây Nguyên về Hà Nội thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người dân Thủ đô.


Ngày 1/10, nhiều người đến nhà của anh Đỗ Hồng Việt (ở quận Hà Đông, Hà Nội) để xem loài cá Anh Vũ "khủng" vừa được anh đưa từ Tây Nguyên về.


Con cá Anh Vũ này có trọng lượng hơn 8kg. Do vận chuyển xa nên anh Việt phải ướp đá lạnh đưa về Hà Nội.


Quan sát bên ngoài thân hình cá Anh Vũ có hình dáng giống cá chép


… điều đặc biệt là cá có hình mõm lợn.


Theo anh Việt, đây là loại cá cực hiếm ở Việt Nam thời điểm hiện tại. “Tôi có niềm đam mê đi tìm các loại cá quý hiếm, cá tiến vua ngày xưa. Do tình trạng săn lùng loại cá này rất nhiều nên ở các tỉnh miền Bắc gần như tuyệt chủng. Thi thoảng người dân đánh câu được nhưng trọng lượng chỉ từ 2 đến 3 lạng”, anh Việt kể.


Anh Việt cũng cho hay, loại cá này ăn rêu bám các vách đá, sống trong môi trường nước chảy xiết nên rất chậm lớn. “Săn được loại cá này phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Để đạt được trọng lượng từ 4 đến 8kg thì con cá Anh Vũ phải có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm. Mỗi kg cá này có giá bạc triệu”, anh Việt cho hay.


Nhiều người thích thú khi ngắm loại cá hiếm này.
 

Theo

Định Nguyễn / MASK Online


**********************

Công việc chẳng ai muốn làm ở Ấn Độ


J’ade, du thuyền có garage nổi đầu tiên trên thế giới

J’ade, du thuyền có garage nổi đầu tiên trên thế giới

Mới đây, hãng sản xuất du thuyền Ý – CRN vừa trình làng mẫu du thuyền siêu lớn có garage nổi trên nước đầu tiên trên thế giới mang tên J’ade.


Trong những năm gần đây, hãng CRN không ngừng chứng tỏ vị thế của mình trong con mắt của các đại gia khi liên tiếp gây sốc với các mẫu du thuyền khủng của mình.
 Khu vực vui chơi dưới nước - Ocean lounge

Trong đó, nổi bật phải kể đến có siêu du thuyền Azteca dài 72m, là mẫu du thuyền lớn nhất năm 2010. CRN tiếp tục tỏa sáng với Navetta 43 Lady Trudy, du thuyền có nội thất ‘vua chúa’ cực kỳ nổi tiếng tại Liên hoan du thuyền Cannes 2012. Và gần đây nhất, là ‘cung điện nổi’ dài 80m mang tên Chopi chopi, với giá bán lên đến hơn 90 triệu USD.

Năm nay, cùng với đối tác lâu năm, hãng CRN vừa mới trình làng J’ade, siêu du thuyền có garage nổi trên biển đầu tiên trên thế giới. Được ra mắt vào ngày 27.9 vừa qua tại LH du thuyền Monaco 2014, J’ade chính là mẫu du thuyền đã xuất sắc vượt qua hàng trăm đối thủ khác để đoạt giải “Thiết kế nội thất” một cách cực kỳ xứng đáng.
 Đặc biệt là khu vực garage nổi với không gian đủ lớn để chứa một du thuyền loại nhỏ
 

Sở hữu chiều dài 60m với 5 sàn, siêu du thuyền J’ade chính là đứa con cưng của ông Lamberto Tacoli, giám đốc điều hành hãng CRN và là người luôn có ước mơ sở hữu một chiếc du thuyền có garage nổi. “Tôi luôn mơ ước sỡ hữu cho mình một chiếc du thuyền có thiết kế garage nổi trên biển. Và J’ade chính là giấc mơ đó”, ông Lamberto Tacoli chia sẻ.

Ngoại thất nổi bật với thân vỏ tráng lệ, đường nét đầy tính thể thao, khoẻ khoắn với tông màu chủ đạo là nâu. Nó dành cho 13 thủy thủ đoàn và 10 hành khách với những trang bị xa hoa nhất gồm bể sục jacuzzi, khu party, khu tắm nắng, khu vui chơi dưới nước… Theo đó, giá của du thuyền được ước tính vào khoảng 80 triệu USD.

Đầu tiên và đáng chú ý nhất là khu vui chơi dưới nước (Ocean lounge) được thiết kế cực kỳ thoáng đãng và rộng lớn ngay dưới phần đuôi tàu, để đáp ứng nhu cầu thể thao dưới nước của chủ sở hữu như jet ski, lướt ván, thuyền kayak …

Chiếc du thuyền là điển hình cho sự cân bằng giữa những nét cổ điển và hiện đại, tao nhã mà vẫn sang trọng. Tổng diện tích nền trong lòng khoảng 1.000m2 và bên ngoài 8.00m2, tạo nên không gian thoáng đãng, tươi sáng đặc biệt là những góc nhìn phong phú ra đại dương.

Đặc biệt nhất chính là khu vực garage nổi. Theo đó, khu vực này sẽ được cho ngập nước, vì thế, chủ nhân có thể dễ dàng lưu trữ một chiếc du thuyền Riva loại nhỏ và có thể truy cập dễ dàng mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nâng nào. Du thuyền còn được thiết kế ngoài các khu vực vui chơi giải trí quầy bar còn có phòng massage, xông hơi, bếp ăn với đầu bếp riêng, phòng ăn, phòng làm việc.

Những lối đi rất tiện lợi, kết nối nhanh giữa buồng lái của thuyền trưởng với phòng chủ nhân hay từ upper deck đến sun deck. Lối vào du thuyền gần khu buồng lái có phòng tiếp khách với rèm cửa màu trắng và nội thất ốp gỗ sồi màu nâu. 2 ghế có tay nghỉ và 3 sofa lớn của hãng Glyn Peter Machin.
Một số hình ảnh nội thất của du thuyền mới công bố tại triễn lãm Monaco 2014

















Đặc biệt không kém, phải kể đến là một khu vực hẳn hoi dành cho chủ nhân (Master Area) với không gian riêng tư bên ngoài boong tàu, một phòng tắm riêng, một phòng thay đồ riêng và một văn phòng riêng cực kỳ hiện đại.
Sức mạnh siêu việt của du thuyền đến từ bộ đôi động cơ dầu diesel MTU 12V, công suất 1500kW cho phép tốc độ tối đa 16 hải lý/h và lướt sóng với vận tốc trung bình 14 hải lý/h. J’ade có tầm hoạt động lên đến 5000km mà không cần thay nhiên liệu.
Theo đó, du thuyền này dự kiến sẽ hạ thủy vào mùa xuân năm 2016.

Bảo Toàn (Theo LL)



**************************

Công việc dọn chất thải thủ công được coi là "cơn ác mộng" nhưng mức lương người lao động được trả lại vô cùng nghèo nàn - chỉ khoảng 5USD/ngày.

Công việc “dọn chất thải thủ công” được coi là một công việc phổ biến tại Ấn Độ - đất nước mà hệ thống vệ sinh công cộng còn yếu và chất lượng vệ sinh dịch tễ chưa được đảm bảo. Với hầu hết nhiều người, công việc này được coi là cơn ác mộng.


Nhà vệ sinh ở châu Âu thời xưa.

Cụm từ “dọn chất thải thủ công” được dùng để chỉ công việc dọn dẹp chất thải của người ở những nơi không có hệ thống xả nước và tự làm sạch. Công việc này được cho là đã hình thành ở châu Âu vào năm 1214 khi nhà vệ sinh công cộng đầu tiên xuất hiện. 



Tuy nhiên phát minh của nhà vệ sinh có thể xả nước vào năm 1870 đã kéo theo sự biến mất của công việc cực nhọc này. Vậy mà cho đến ngày nay, “dọn chất thải thủ công” vẫn là một nghề nghiệp được thực hành bởi rất nhiều người dân Ấn Độ.




Lịch sử của công việc này ở Ấn Độ kéo dài từ thời kì cổ đại. Theo tài liệu cổ, công việc dọn dẹp chất thải đã tồn tại từ những ngày đầu hình thành nền văn minh con người và nó dành riêng cho những nô lệ. 

Tuy nhiên công việc này không mất đi cùng với sự phổ biến của nhà vệ sinh có xả nước mà vẫn tồn tại đến ngày nay do điều kiện vệ sinh còn yếu kém của đất nước này.



Hệ thống đường sắt bẩn ở Ấn Độ.

Theo nhiều nghiên cứu, có gần 50% dân số Ấn Độ không tiếp cận được với hệ thống nhà vệ sinh hiện đại. Hệ thống nhà vệ sinh khô - các hố vệ sinh không tự tiêu hủy vẫn tồn tại ở nhiều thành phố. 

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến công việc này vẫn còn tồn tại là sự vi phạm quy định vệ sinh của đường sắt Ấn Độ. Những toilet trên tàu không có chỗ chứa chất thải mà xả trực tiếp xuống đường ray. Những "sản phẩm" này do một đội ngũ người lao động được thuê để dọn dẹp bằng tay. 




Tại các vùng nông thôn, công việc này thường được đảm nhận bởi những người phụ nữ không còn lựa chọn việc làm nào khác hay “kế nghiệp” từ gia đình.

Những người này phải làm việc từ sáng đến tối, quanh quẩn xung quanh các nhà vệ sinh bốc mùi và nhiệm vụ chính là dọn rửa nhà vệ sinh.



Những người lao động này phải vác chất thải trên đầu đi hàng cây số để tiêu hủy.

Không chỉ dừng lại ở vùng quê, công việc này cũng phổ biến tại các thành phố lớn nơi sự phân chia giàu nghèo được thể hiện một cách rõ ràng. 

Theo số liệu điều tra năm 2011, có đến 750.000 gia đình Ấn Độ tập trung ở các thành phố như Uttar Pradesh, Rajasthan, Bihar, Madhya Pradesh, Gujarat, Jammu, Kashmir làm việc dọn dẹp chất thải tại các nhà vệ sinh khô công cộng và ở trên đường. Tuy nhiên, con số này được ước tính là phải cao hơn, khoảng 1,3 triệu người.




Tại Mumbai - một trong những trung tâm tài chính và cũng là bộ mặt Ấn Độ hiện đại, nhiều công nhân vẫn phải đi dọn chất thải của người dân bên vệ đường mỗi ngày. 

Với số lượng người vô gia cư và người nghèo tập trung ở các thành phố lớn, việc “giải quyết nhu cầu tế nhị” ngoài đường thậm chí đã trở thành một điều bình thường.



Chỉ được trả công 5USD/ngày (khoảng 110.000 VND), những công nhân vệ sinh sẽ phải lao động từ 6h30 sáng tới tối khuya.

Nhưng ít ai biết rằng, điều kiện làm việc của những người lao động dọn chất thải này vô cùng nghèo nàn. Hầu hết họ không có công cụ làm việc phù hợp: không găng tay, không ủng, không quần áo bảo hộ. 

Họ phải sử dụng các cây gậy tre để khơi thông cống ùn tắc khi đứng trong đống chất thải cao đến ngực hay thường phải nhảy xuống các hố ga để thông vùng tắc nghẽn mà không có bất cứ dụng cụ bảo hộ nào, đôi khi họ còn không mặc áo.




Tuổi thọ của những công nhân làm nghề này bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc thường xuyên tiếp xúc với lượng chất thải lớn. Nhiều người mắc bệnh hen suyễn, nhiễm trùng da và bệnh lao do công việc. Có hàng trăm báo cáo mỗi năm về việc những người công nhân chết khi đang làm việc này mỗi năm. 



Theo tổ chức nghiên cứu Viện khoa học xã hội Tata (TISS) , 80% công nhân thu dọn chất thải mất trước tuổi 60 vì các vấn đề sức khỏe. Riêng tại Mumbai, trung bình 20 công nhân thoát nước chết mỗi tháng vì tai nạn, nghẹt thở hoặc do tiếp xúc với khí độc.

Bên cạnh các mối lo về bệnh tật, những người công nhân làm việc này còn gặp phải những kì thị từ xã hội. Họ được coi là những người “không thể chạm vào” và bị buộc phải sinh sống ngoài địa giới thành phố. 

Ít ai hiểu được rằng, những công nhân này là thành phần dễ tổn thương nhất của xã hội bởi họ làm công việc gần như mệt nhọc và có ý nghĩa nhất.




Mặc dù Quốc hội Ấn Độ đã thông qua điều luật về việc cấm thực hành công việc này vào năm 2013, các công ty tư nhân được thuê bởi chính quyền thành phố vẫn tiếp tục thuê công nhân để dọn dẹp thành phố mà không cung cấp đầy đủ điều kiện làm việc an toàn. 

Có lẽ công việc này sẽ còn tiếp tục nữa, cho đến khi hệ thống vệ sinh dịch tễ của đất nước đông dân thứ hai thế giới này thực sự phát triển. Cho đến lúc đó, vẫn đang có hàng triệu người công nhân hàng ngày mong mỏi một lối thoát cho công việc nguy hiểm này.

Video dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc vất vả này.


(Nguồn: CNN, Livemint)

******************

Tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy giờ ra sao?

Tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy giờ ra sao?

Đầu năm 2014, tòa lâu đài nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Hoàng Quốc Việt của đại gia Cầu Giấy đang được xây dựng phần thô đã từng được báo chí nhắc đến nhiều. 8 tháng sau, dáng vẻ bên ngoài của tòa lâu đài lên đến hàng trăm tỷ này đã bắt đầu được hé lộ.
 Đây là hình ảnh tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy vào đầu tháng 2.2014.
 8 tháng sau, từng chi tiết đã đang được hoàn thành
 
 Những hoa văn trên bề mặt hành lang phía trước được chạm trổ một cách
tinh tế.
 
 Theo những người thợ đang thi công công trình này, gia chủ đã phải đặt mua các chi tiết dát vàng từ nước ngoài về.
 
 Chỉ riêng tiền công trát bề mặt đã lên tới 600-700 triệu đồng.
 Với những chi tiết cầu kỳ, và nhiều lối hoa văn khác nhau, theo ước tính của những người đang thi công, tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy không chỉ tốn vài chục tỉ mà sẽ lên tới 100 tỉ đồng. 
Trong đó, chỉ riêng 6 con gà dát vàng đặt trên nóc đã tiêu tốn của ông chủ hơn 4 tỉ đồng.
 
Được biết, chủ nhân của tòa lâu đài này là ông Nguyễn Quốc Thanh, một đại gia buôn sắt thép trên phố Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy - Hà Nội). 
 Tòa lâu đài này được bắt đầu xây dựng từ 2 năm trước và ước chừng 2 năm nữa sẽ hoàn thành
 Gia chủ cũng đã nhanh chóng đặt mua một chiếc cổng hoành tráng cho 
tòa lâu đài của mình.
Với hình ảnh của rồng ở chính giữa - biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn.
 Hai bên là hai cột trụ được trạm khắc tỉ mỉ.
 
Duyên Duyên

********************

Các nhà du hành sống thế nào trên vũ trụ

Trong môi trường không trọng lực, mọi thứ có xu hướng bay ngược lên trên. Cuộc sống của các nhà du hành vì thế có rất nhiều điều khác thường thú vị.
1bc1b66794d409441b2495433834d4-8936-8459

Đồ hộp trong tàu vũ trụ và cảm giác thức ăn bay lơ lửng trong miệng sẽ rất thú vị.

3af8a8b59ce5d96f6060f3b668ea38-2366-6247

Rau xanh được hút chân không để bảo quản được lâu hơn. Đây là gói rau chân vịt đó nha.

5a096f1de5514ee091ee9db7ec6a2b-4645-4652

Chuyện ăn bánh trên tàu vũ trụ cũng khác thường.

5c85a0fb5478d6637a0f80f206986f-3952-2843

Không thể vắt hết nước khỏi chiếc khăn ướt nữa nè!

317b057b07ec37ef7236224efd0290-6555-4132

Việc khóc trên tàu vũ trụ quả là "bi hài".

603a0034255de40228d15baddbf59b-4845-3791

Do không thể bỏ kem đánh răng sau khi sử dụng, nên các du hành gia đành nhuốt chúng vào. Họ dùng loại kem đánh răng rất đặc biệt, không gây hại cho hệ tiêu hóa.

631d9735a8692bba14861cd10814173f-600x.gi

Để rửa tay, họ phải dùng loại dung dịch đặc biệt cùng thiết bị khác lạ để nhỏ từng giọt nước lớn cho mỗi lần sử dụng.

4366e7f9c9521052b1d6d1a4a4b66a02-600x.gi

Một buồng ngủ được thiết kế đảm bảo du hành gia không bị bay lơ lửng khi ngủ.

d607ed8ec0b1786d1eaa855b08a05320-600x.gi

Máy cắt tóc được gắn kèm trên ống hút bụi nhằm ngăn tóc bay lơ lửng khắp tàu.

df4318835f51db361dd9f92ff0aa418d-600x.gi

Sống trong môi trường không trọng lực, các du hành gia không tránh khói bị nôn ói. Họ phải dùng loại túi được thiết kế riêng để giữ chất thải.

e518995b1f3e17e46a352c6be09467f7-600x.gi

Cắt móng tay trên tàu vũ trụ cũng là công việc khó khăn. Họ phải đặt trên một máy hút khí để giữ móng lại

Mr.Bull (theo LK)



**************************

Xứng tầm dân chơi

Biển hiệu quảng cáo nhạy cảm, bệnh viện đa khoa xe máy, hay món quà sinh nhật kiểu sinh viên...
1-2162-1412329862.jpg

Xe độc.

2-9060-1412329862.jpg

Dân chơi ai sánh kịp?

3-7097-1412329862.jpg

Biển hiệu nhạy cảm.

4-8382-1412329862.jpg

Khám chữa xe.

5-1869-1412329862.jpg

Kiểu vận chuyển bá đạo.

6-4026-1412329863.jpg

Mừng sinh nhật kiểu sinh viên.

7-8040-1412329863.jpg

Xe ôm nghiêm túc.

8-8894-1412329863.jpg

Loại gì cũng có.

9_1412329317.jpg

Đường xa ướt mưa.

10_1412329318.jpg

Đam mê.

11_1412329318.jpg

Một khi đã máu thì bất chấp hết.

12_1412329318.jpg

Tự sướng mùa lũ.

13_1412329318.jpg

Thanh niên cứng của năm.

14_1412329318.jpg

Khuyên tai độc.

15_1412329318.jpg

Cặp đôi thám tử.

Ốc Sên



**********************

julia 1

julia 2

julia 3

julia 6

julia 7

julia 8

julia 9

julia 10

julia 11

************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Thứ Ba Ngày 07 - 10 -2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Đầu năm 2014, tòa lâu đài nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Hoàng Quốc Việt của đại gia Cầu Giấy đang được xây dựng phần thô đã từng được báo chí nhắc đến nhiều. 8 tháng sa

*****************************

Chuyện tình của... bò

Hai chú bò đực tình cờ gặp nhau trên đường.

Untitled-3-7012-1411701789.jpg

Chú bò A thì béo tròn. Còn chú bò B thì gầy trơ xương.

A thương bạn liền hỏi:

- B này, vì sao anh đến nông nỗi này? Chắc chủ bắt làm việc nhiều quá phải không?

B rơm rớm nước mắt:

- Đúng thế, lại còn cho ăn ít nữa chứ!

- Sao anh không bỏ sang ở với tôi? Ông chủ tôi tốt lắm!

- Mình cũng muốn. Nhưng lúc này chưa thể được!

- Anh còn vướng việc gì?

- Chuyện thế này, ông chủ tớ có một cô gái rất xinh đẹp nhưng lại rất ngu đần!

- Anh định ở lại để dạy cho cô ta thông minh lên sao?

- Không, ý định đó để sau.

- Anh biết không, ông chủ thường mắng cô con gái mình: 'Mày ngu như bò ấy, tao sẽ gả mày cho con B kia!'.

- Hay đấy! Thế ông chủ đã gả chưa?

- Chưa! Nhưng tớ đang hy vọng!

- Uhm, cố lên.

Thị Nở (st)



**************

Đám cưới truyền thống của công chúa Nhật Bản

Trong trang phục truyền thống, Công chúa Noriko hồi hộp và hanh phúc bước đi cùng chồng là một giáo sĩ tới làm lễ ở đền.
 

Hôm 2/10, Công chúa Noriko tới chào tạm biệt Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko trước khi làm đám cưới với một thường dân. Noriko là con gái thứ hai của em họ Nhật hoàng Akihito, Hoàng thân Takamado quá cố. Từ bỏ địa vị hoàng gia, Công chúa Noriko kết hôn cùng con trai cả của người đứng đầu ngôi đền lớn Izumo Taisha ở tỉnh Shimane hôm 5/10.

 
 

Đám cưới của Công chúa Noriko và giáo sĩ Kunimaro Senge tổ chức theo nghi thức truyền thống tại ngôi đền nơi gia đình chú rể đã phụ trách các nghi lễ ở đây suốt nhiều thế hệ. Gia tộc Senge quen biết với vợ chồng Hoàng thân Takamado từ trước khi ông đột ngột qua đời năm 2002.

Trong ảnh, Công chúa Noriko cùng chồng mặc trang phục truyền thống trong hôn lễ. Đôi vợ chồng mới cưới này cách nhau 15 tuổi. Công chúa Noriko mới 26 tuổi, còn chồng cô, Kunimaro Senge, đã 41 tuổi.

 
 

Tại buổi lễ, 21 thành viên, trong đó có mẹ của công chúa, chị gái, em gái cùng bố mẹ chú rể và người thân hai bên đã tới dự. Có khoảng 300 người, gồm bạn bè của cô dâu, chú rể, được mời đến đám cưới ở thành phố Matsue, tỉnh Shimane, hôm qua. Thủ tướng Shinzo Abe sẽ cùng các quan khách dự tiệc tối được tổ chức trong một khách sạn ở Tokyo vào ngày 8/10.

 
 

Khoảng 2.200 người dân Nhật Bản đã đứng đợi sẵn ở đền để chúc mừng đám cưới của công chúa. Bà Atsuko Sugiyama, 66 tuổi ở tỉnh Shizuoka, cho hay cô dâu, chú rể là một "cặp đôi hoàn hảo" và cố Hoàng thân Takamado chắc sẽ rất vui mừng về đám cưới của các con.

 
 

Đây là đám cưới đầu tiên của một thành viên hoàng gia Nhật kể từ năm 2005, khi Công chúa Sayako kết hôn với một quan chức chính quyền Tokyo.

Sau lễ cưới, chú rể Senge nói với các phóng viên: "Tôi đã rất lo lắng vì có một cơn bão đang tràn về, và giờ thì yên tâm khi đám cưới đã diễn ra suôn sẻ".

 
 

Công chúa Noriko, từ giờ được gọi là Noriko Senge theo họ chồng, sẽ bắt đầu một cuộc sống mới trong ngôi nhà gần đền cùng chồng, bố mẹ và em chồng. Cô cũng sẽ giúp gia đình chồng chuẩn bị các nghi lễ và sự kiện lễ hội.

 
 

Công chúa cho biết cô gặp anh Senge lần đầu vào tháng 4/2007, khi đến thăm đền cùng mẹ. Họ sau đó trở nên thân thiết thông qua hoạt động chăm sóc cây cối và ngắm chim, một sở thích chung của hai gia đình. Khi ấy, cô vẫn đang là sinh viên của Đại học Gakushuin.

 
 

Chồng của công chúa trở thành giáo sĩ tại các ngôi đền ở Tokyo và Kyoto sau khi tốt nghiệp Đại học Kokugakuin. Anh là phụ tá cho bố ở đền Izumo từ năm 2005.

Trong ảnh, công chúa và chồng cúi đầu trước hai hình nộm đầu sư tử bằng gỗ. Nghi lễ này được xem là giúp đôi vợ chồng trẻ có một năm khỏe mạnh và may mắn.

 

Bình Minh (Ảnh: Wall Street Journal)



**************

Phát hiện 30 động vật mang được coi là tuyệt chủng

Các nhà khoa học vừa phát hiện một bầy mang Muntiacus rooseveltorum sinh sống trong rừng già ở Thanh Hóa. Loài vật này vốn được cho là tuyệt chủng trên thế giới từ năm 1929.

Ngày 7/10, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết, sau một thời gian theo dõi, đến nay các nhà khoa học đã xác định được một quần thể mang Muntiacus rooseveltorum với khoảng 30 cá thể sinh sống trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa).

mangxuanlien2-4059-1412668696.jpg

Phương pháp bẫy ảnh giúp các nhà khoa học phát hiện sự tồn tại của loài mang quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Ảnh: Khu BTTN Xuân Liên cung cấp.

Loài mang Muntiacus rooseveltorum thuộc họ hươu nai (Cervidae) từng sinh sống tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) và được các nhà khoa học coi là tuyệt chủng từ 85 năm trước. Mẫu sọ về loài mang này hiện chỉ còn lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ.

Để xác định số lượng cá thể loài vật quý hiếm này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đặt bẫy ảnh tại khu vực mà chúng thường xuất hiện. Theo đó, loài móng guốc này thường sinh sống tại các điểm gần sông, suối, nơi có nguồn thức ăn thuận lợi.

Theo ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, việc phát hiện loài mang Muntiacus rooseveltorum có ý nghĩa rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gien động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Lực lượng kiểm lâm Khu bảo tồn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân sinh sống ở bìa rừng và vùng lõi về việc nâng cao ý thức bảo vệ động vật quý hiếm. Trước đó, một số hộ dân do không biết đã săn bắt loài động vật này làm thực phẩm.

Trong thời gian từ 2012 đến nay, Trung tâm Cress (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) phối hợp với cán bộ khu bảo tồn Xuân Liên thực hiện dự án điều tra, bảo tồn các loài mang tại đây.

Quá trình khảo sát, đoàn chuyên gia đã chụp được một số bức ảnh của loài mang Muntiacus rooseveltorum. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện được mẫu phân của những cá thể mang thải ra và mẫu sừng, da trong nhà dân săn bắn được.

mangxuanlien4-2789-1412668696.jpg

Một phần chiếc sọ loài mang Muntiacus rooseveltorum được người dân địa phương lưu giữ. Ảnh: Khu BTTN Xuân Liên cung cấp.

Qua xét nghiệm AND tại Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) từ mẫu phân và da của loài mang kể trên, đem so sánh với mẫu AND của loài mang được coi là tuyệt chủng từ năm 1929 đang lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ, các nhà khoa học xác định, các mẫu gien di truyền hoàn toàn trùng khớp. Từ đó, họ đi đến kết luận loài mang Muntiacus rooseveltorum được coi là tuyệt chủng cách đây 85 năm đã xuất hiện trở lại.

Cũng theo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, sau hai năm triển khai Dự án điều tra, lập danh mục khu hệ động, thực vật rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên và vườn quốc gia Bến En, đến tháng 9/2014, các nhà khoa học đã phát hiện thêm gần 1.000 loài động, thực vật quý hiếm. Trong đó có hàng chục loài động, thực vật thuộc danh lục sách đỏ thế giới như tắc kè chân vịt, rắn hổ đất nâu, thằn lằn tai lõm, dẻ tùng sọc trắng...

Lê Hoàng



*********************

“Đại gia” Trung Quốc tặng iPhone 6 cho toàn bộ bạn học cũ

Một tỷ phú người Trung Quốc đang gây xôn xao thế giới mạng nước này, nhất là những người đam mê công nghệ, khi tặng toàn bộ bạn học phổ thông những chiếc iPhone 6 mới tinh, dù sản phẩm chưa được ra mắt tại nước này.

Theo trang Sina Tech, tất cả bạn học trung học cơ sở của Qian Fenglei, niên khóa 1992 đã được tặng những chiếc iPhone màu vàng.
Trên lưng của những chiếc điện thoại đắt tiền này đều khắc dòng chữ: “Lớp 1992, trường trung học cơ sở Maoshan”.

Tại thị trường Trung Quốc, iPhone 6 phải tới ngày 17/10 mới được ra mắt. Apple đã nhận được khoảng 4 triệu đơn đặt hàng sớm cho thiết bị này, cho dù thời hạn để đặt hàng tới 10/10 mới bắt đầu.

Hình ảnh những chiếc iPhone 6 in dòng chữ “Lớp 1992, trường trung học cơ sở Maoshan”
Hình ảnh những chiếc iPhone 6 in dòng chữ “Lớp 1992, trường trung học cơ sở Maoshan”

Hiện chưa rõ tỷ phú Qian có được những chiếc iPhone trên bằng cách nào, nhưng đây không phải lần đầu bạn học của Qian nhận được iPhone. Năm ngoái, bạn học của “đại gia” này cũng đã được tặng iPhone 5 trong một buổi họp lớp.

Qian Fenglei (trái) trong một bức ảnh chụp cùng tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma
Qian Fenglei (trái) trong một bức ảnh chụp cùng tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma

Qian là chủ tịch tập đoàn Universal International Holdings (Hong Kong) Limited, và nổi tiếng là người làm từ thiện hào phóng. Sau trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên năm 2008, ông đã quyên góp 2 triệu nhân dân tệ (hơn 325.000 USD) cho công tác hỗ trợ nạn nhân, kênh CCTV cho biết.

Hình ảnh về những chiếc điện thoại đã được bạn học cũ của Qian đăng tải trên mạng và thu hút nhiều bình luận.

Trên trang blog của Qian, không có hình ảnh về những chiếc điện iPhone 6 nhưng có nhiều lời khen ngợi về cử chỉ hào phóng của tỷ phú này từ các bạn bè.

Thanh Tùng
Theo BI
*********************

9x mồ côi mở quán ăn côn trùng kiếm bạc triệu mỗi ngày

Cha mẹ mất sớm, Bùi Minh Thông học hỏi cách nuôi, chế biến côn trùng và tự mình mở một quán ăn độc đáo trên vỉa hè Hà Nội.

Trước khi có ý định mở quán ăn côn trùng, chàng trai sinh năm 1992 Bùi Minh Thông từng nuôi nhiều thùng côn trùng khắp phòng trọ hồi học đại học. Sau này, nhận thấy việc kinh doanh quán chế biến thức ăn từ côn trùng chỉ xuất hiện ở các nhà hàng lớn, chưa có loại hình vỉa hè phục vụ giới trẻ, Thông đã thử nghiệm ý tưởng này. Từ việc chế biến và mời bạn bè ăn thử góp ý, cộng với số tiền làm thêm tích cóp được, cậu bạn đã mở một quán vỉa hè với thực đơn hoàn toàn từ côn trùng đầu tiên ở Hà Nội.

quan-an-con-trung-via-he-9-JPG-3514-1412

Thông cho hay, trước đây cậu bạn học Đại học Mỏ địa chất, chuyên về dầu khí ở Vũng Tàu, đến năm 3 thì bố mất nên cậu chuyển ngang về Đại học Thái Nguyên học tiếp. Sau đó, Thông xuống Hà Nội chọn hình thức học từ xa chuyên ngành Luật và đi làm thêm để nuôi bản thân. 

Dưới Thông vẫn còn một em trai, mẹ lại mất từ năm lớp 9 nên từ năm 3 đại học, cậu bạn và em trai phải nương vào nhau để sống. Trong suốt thời gian vừa học vừa làm, Thông đã đi học hỏi và tự nuôi nhiều lứa dế thương phẩm tại phòng trọ của mình, vừa lân la đến các quán ăn côn trùng để ăn thử và “câu trộm” các bí quyết. Sau hơn một năm, khi đã hòm hòm về cả tay nghề và vốn, Thông quyết định mở quán côn trùng vỉa hè đầu tiên tại Hà Nội.

quan-an-con-trung-via-he-11-JP-6285-7726

Các món ăn được chế biến từ các loại côn trùng quen thuộc như dế mèn, sâu super, rết, bọ cạp, đuông dừa... với giá hợp lí cho sinh viên. Một đĩa dế mèn, châu chấu, sâu super (khoảng 1 lạng) có giá 50k, rết 25k/con, bọ cạp 60k/chục, tắc kè 80k/con… Loại bán chạy nhất theo Thông là dế mèn và sâu vì rẻ và số lượng rất nhiều.

quan-an-con-trung-via-he-5-JPG-1289-1412

Bọ cạp chiên có giá 60k/đĩa 10 con.

quan-an-con-trung-via-he-8-JPG-3983-1412
1 đĩa sâu super và dế mèn 50K có thể khiến teens xúc mỏi tay không hết nhé, vị rất bùi và ngậy.

1 đĩa sâu super và dế mèn 50k có thể khiến teens xúc mỏi tay không hết nhé, vị rất bùi và ngậy.

Ban đầu, Thông rất lo món ăn chế biến từ các loại côn trùng, bò sát có hình thù hơi ghê sẽ khiến không ít người e ngại. Tuy nhiên, cậu vẫn quyết tâm mở quán. Theo Thông, món ăn này tại Hà Nội khá mới lạ, giá tại các nhà hàng lại đắt đỏ. Cậu bạn muốn mở một nơi chuyên về món côn trùng nhưng là nơi các bạn trẻ có thể tụ tập với nhau cùng thưởng thức.

Có Teen nào dám thử những chú rết này không.

Có teen nào dám thử những chú rết này không?

Quán ăn côn trùng của Thông chỉ mở buổi tối từ 17h cho đến 22h, 23h nhưng luôn đông nghịt khách, nhờ được bạn bè Thông ủng hộ và lan truyền cho mọi người cùng biết. "Thậm chí có bạn còn đến đây mỗi tối, gần như ăn dế trừ bữa thay cho ăn cơm vậy”, Thông vui vẻ kể. Trung bình mỗi tối, Thông bán được khoảng 2kg nguyên liệu mỗi loại sâu, dế mèn, và gần 100 con rết, bọ cạp. Tắc kè có giá cao hơn nên thường chỉ bán được 10 - 15 con mỗi tối.

Thương (em trai Thông) cũng phụ giúp anh trai mình tại quán côn trùng vỉa hè

Thương (em trai Thông) cũng phụ giúp anh trai mình tại quán côn trùng vỉa hè.

Khách đến quán chủ yếu là học sinh, sinh viên các trường trong nội thành Hà Nội. Ngoài ra, người dân sống gần khu vực, người đi làm văn phòng cũng ghé qua. Nhiều khách đi đường qua, thấy món ăn lạ nên cũng vào ăn thử.

Quán thu hút đối tượng chính là các bạn trẻ.

Quán thu hút đối tượng chính là các bạn trẻ.

quan-an-con-trung-via-he-11-JP-1613-4117
Các cặp đôi cũng không ngại thử cảm giác mạnh với đồ ăn côn trùng.

Các cặp đôi cũng không ngại thử cảm giác mạnh với đồ ăn côn trùng.

Nhìn thì sợ nhưng ăn khá ngon là cảm giác của nhiều bạn khi thưởng thức.

Nhìn thì sợ nhưng ăn khá ngon là cảm giác của nhiều bạn khi thưởng thức.

Lần đầu tiên thưởng thức món ăn côn trùng lạ lẫm này, Nguyễn Du, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Các món ăn khá độc đáo, mình xem nhiều trên mạng nhưng chưa ăn thử bao giờ. Nhìn chúng khá sợ nhưng khi ăn thì giòn, ngậy và béo”.

Thông chia sẻ, doanh thu của quán mỗi tối có thể lên tới cả triệu đồng. Trước mắt, Thông vẫn tiếp tục quản lý quán ăn vỉa hè với món chủ đạo là côn trùng và hướng tới giới trẻ là khách hàng chính. Hiện quán chỉ có một chi nhánh tại 129 Đại La. Cậu chủ 9x cho biết sẽ thử một thời gian nữa xem nhu cầu của khách hàng như thế nào rồi sẽ nghĩ đến việc mở thêm ở vị trí khác thuận tiện hơn.

Lý lịch trích chéo

Tên cúng cơm: Bùi Minh Thông
Quê quán: Hà Nam
D.O.B: 15/2/1992

Châm ngôn sống: Cứ đi rồi sẽ đến

Kyo Phạm



*********************

Cá Anh Vũ "mõm lợn, mình cá chép" cực hiếm ở Hà Nội


Cá Anh Vũ, loại cá cực hiếm ở Việt Nam hiện nay có hình dáng giống mõm lợn, mình cá chép vừa được một người chuyên đi săn cá đưa từ Tây Nguyên về Hà Nội thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người dân Thủ đô.


Ngày 1/10, nhiều người đến nhà của anh Đỗ Hồng Việt (ở quận Hà Đông, Hà Nội) để xem loài cá Anh Vũ "khủng" vừa được anh đưa từ Tây Nguyên về.


Con cá Anh Vũ này có trọng lượng hơn 8kg. Do vận chuyển xa nên anh Việt phải ướp đá lạnh đưa về Hà Nội.


Quan sát bên ngoài thân hình cá Anh Vũ có hình dáng giống cá chép


… điều đặc biệt là cá có hình mõm lợn.


Theo anh Việt, đây là loại cá cực hiếm ở Việt Nam thời điểm hiện tại. “Tôi có niềm đam mê đi tìm các loại cá quý hiếm, cá tiến vua ngày xưa. Do tình trạng săn lùng loại cá này rất nhiều nên ở các tỉnh miền Bắc gần như tuyệt chủng. Thi thoảng người dân đánh câu được nhưng trọng lượng chỉ từ 2 đến 3 lạng”, anh Việt kể.


Anh Việt cũng cho hay, loại cá này ăn rêu bám các vách đá, sống trong môi trường nước chảy xiết nên rất chậm lớn. “Săn được loại cá này phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Để đạt được trọng lượng từ 4 đến 8kg thì con cá Anh Vũ phải có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm. Mỗi kg cá này có giá bạc triệu”, anh Việt cho hay.


Nhiều người thích thú khi ngắm loại cá hiếm này.
 

Theo

Định Nguyễn / MASK Online


**********************

Công việc chẳng ai muốn làm ở Ấn Độ


J’ade, du thuyền có garage nổi đầu tiên trên thế giới

J’ade, du thuyền có garage nổi đầu tiên trên thế giới

Mới đây, hãng sản xuất du thuyền Ý – CRN vừa trình làng mẫu du thuyền siêu lớn có garage nổi trên nước đầu tiên trên thế giới mang tên J’ade.


Trong những năm gần đây, hãng CRN không ngừng chứng tỏ vị thế của mình trong con mắt của các đại gia khi liên tiếp gây sốc với các mẫu du thuyền khủng của mình.
 Khu vực vui chơi dưới nước - Ocean lounge

Trong đó, nổi bật phải kể đến có siêu du thuyền Azteca dài 72m, là mẫu du thuyền lớn nhất năm 2010. CRN tiếp tục tỏa sáng với Navetta 43 Lady Trudy, du thuyền có nội thất ‘vua chúa’ cực kỳ nổi tiếng tại Liên hoan du thuyền Cannes 2012. Và gần đây nhất, là ‘cung điện nổi’ dài 80m mang tên Chopi chopi, với giá bán lên đến hơn 90 triệu USD.

Năm nay, cùng với đối tác lâu năm, hãng CRN vừa mới trình làng J’ade, siêu du thuyền có garage nổi trên biển đầu tiên trên thế giới. Được ra mắt vào ngày 27.9 vừa qua tại LH du thuyền Monaco 2014, J’ade chính là mẫu du thuyền đã xuất sắc vượt qua hàng trăm đối thủ khác để đoạt giải “Thiết kế nội thất” một cách cực kỳ xứng đáng.
 Đặc biệt là khu vực garage nổi với không gian đủ lớn để chứa một du thuyền loại nhỏ
 

Sở hữu chiều dài 60m với 5 sàn, siêu du thuyền J’ade chính là đứa con cưng của ông Lamberto Tacoli, giám đốc điều hành hãng CRN và là người luôn có ước mơ sở hữu một chiếc du thuyền có garage nổi. “Tôi luôn mơ ước sỡ hữu cho mình một chiếc du thuyền có thiết kế garage nổi trên biển. Và J’ade chính là giấc mơ đó”, ông Lamberto Tacoli chia sẻ.

Ngoại thất nổi bật với thân vỏ tráng lệ, đường nét đầy tính thể thao, khoẻ khoắn với tông màu chủ đạo là nâu. Nó dành cho 13 thủy thủ đoàn và 10 hành khách với những trang bị xa hoa nhất gồm bể sục jacuzzi, khu party, khu tắm nắng, khu vui chơi dưới nước… Theo đó, giá của du thuyền được ước tính vào khoảng 80 triệu USD.

Đầu tiên và đáng chú ý nhất là khu vui chơi dưới nước (Ocean lounge) được thiết kế cực kỳ thoáng đãng và rộng lớn ngay dưới phần đuôi tàu, để đáp ứng nhu cầu thể thao dưới nước của chủ sở hữu như jet ski, lướt ván, thuyền kayak …

Chiếc du thuyền là điển hình cho sự cân bằng giữa những nét cổ điển và hiện đại, tao nhã mà vẫn sang trọng. Tổng diện tích nền trong lòng khoảng 1.000m2 và bên ngoài 8.00m2, tạo nên không gian thoáng đãng, tươi sáng đặc biệt là những góc nhìn phong phú ra đại dương.

Đặc biệt nhất chính là khu vực garage nổi. Theo đó, khu vực này sẽ được cho ngập nước, vì thế, chủ nhân có thể dễ dàng lưu trữ một chiếc du thuyền Riva loại nhỏ và có thể truy cập dễ dàng mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nâng nào. Du thuyền còn được thiết kế ngoài các khu vực vui chơi giải trí quầy bar còn có phòng massage, xông hơi, bếp ăn với đầu bếp riêng, phòng ăn, phòng làm việc.

Những lối đi rất tiện lợi, kết nối nhanh giữa buồng lái của thuyền trưởng với phòng chủ nhân hay từ upper deck đến sun deck. Lối vào du thuyền gần khu buồng lái có phòng tiếp khách với rèm cửa màu trắng và nội thất ốp gỗ sồi màu nâu. 2 ghế có tay nghỉ và 3 sofa lớn của hãng Glyn Peter Machin.
Một số hình ảnh nội thất của du thuyền mới công bố tại triễn lãm Monaco 2014

















Đặc biệt không kém, phải kể đến là một khu vực hẳn hoi dành cho chủ nhân (Master Area) với không gian riêng tư bên ngoài boong tàu, một phòng tắm riêng, một phòng thay đồ riêng và một văn phòng riêng cực kỳ hiện đại.
Sức mạnh siêu việt của du thuyền đến từ bộ đôi động cơ dầu diesel MTU 12V, công suất 1500kW cho phép tốc độ tối đa 16 hải lý/h và lướt sóng với vận tốc trung bình 14 hải lý/h. J’ade có tầm hoạt động lên đến 5000km mà không cần thay nhiên liệu.
Theo đó, du thuyền này dự kiến sẽ hạ thủy vào mùa xuân năm 2016.

Bảo Toàn (Theo LL)



**************************

Công việc dọn chất thải thủ công được coi là "cơn ác mộng" nhưng mức lương người lao động được trả lại vô cùng nghèo nàn - chỉ khoảng 5USD/ngày.

Công việc “dọn chất thải thủ công” được coi là một công việc phổ biến tại Ấn Độ - đất nước mà hệ thống vệ sinh công cộng còn yếu và chất lượng vệ sinh dịch tễ chưa được đảm bảo. Với hầu hết nhiều người, công việc này được coi là cơn ác mộng.


Nhà vệ sinh ở châu Âu thời xưa.

Cụm từ “dọn chất thải thủ công” được dùng để chỉ công việc dọn dẹp chất thải của người ở những nơi không có hệ thống xả nước và tự làm sạch. Công việc này được cho là đã hình thành ở châu Âu vào năm 1214 khi nhà vệ sinh công cộng đầu tiên xuất hiện. 



Tuy nhiên phát minh của nhà vệ sinh có thể xả nước vào năm 1870 đã kéo theo sự biến mất của công việc cực nhọc này. Vậy mà cho đến ngày nay, “dọn chất thải thủ công” vẫn là một nghề nghiệp được thực hành bởi rất nhiều người dân Ấn Độ.




Lịch sử của công việc này ở Ấn Độ kéo dài từ thời kì cổ đại. Theo tài liệu cổ, công việc dọn dẹp chất thải đã tồn tại từ những ngày đầu hình thành nền văn minh con người và nó dành riêng cho những nô lệ. 

Tuy nhiên công việc này không mất đi cùng với sự phổ biến của nhà vệ sinh có xả nước mà vẫn tồn tại đến ngày nay do điều kiện vệ sinh còn yếu kém của đất nước này.



Hệ thống đường sắt bẩn ở Ấn Độ.

Theo nhiều nghiên cứu, có gần 50% dân số Ấn Độ không tiếp cận được với hệ thống nhà vệ sinh hiện đại. Hệ thống nhà vệ sinh khô - các hố vệ sinh không tự tiêu hủy vẫn tồn tại ở nhiều thành phố. 

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến công việc này vẫn còn tồn tại là sự vi phạm quy định vệ sinh của đường sắt Ấn Độ. Những toilet trên tàu không có chỗ chứa chất thải mà xả trực tiếp xuống đường ray. Những "sản phẩm" này do một đội ngũ người lao động được thuê để dọn dẹp bằng tay. 




Tại các vùng nông thôn, công việc này thường được đảm nhận bởi những người phụ nữ không còn lựa chọn việc làm nào khác hay “kế nghiệp” từ gia đình.

Những người này phải làm việc từ sáng đến tối, quanh quẩn xung quanh các nhà vệ sinh bốc mùi và nhiệm vụ chính là dọn rửa nhà vệ sinh.



Những người lao động này phải vác chất thải trên đầu đi hàng cây số để tiêu hủy.

Không chỉ dừng lại ở vùng quê, công việc này cũng phổ biến tại các thành phố lớn nơi sự phân chia giàu nghèo được thể hiện một cách rõ ràng. 

Theo số liệu điều tra năm 2011, có đến 750.000 gia đình Ấn Độ tập trung ở các thành phố như Uttar Pradesh, Rajasthan, Bihar, Madhya Pradesh, Gujarat, Jammu, Kashmir làm việc dọn dẹp chất thải tại các nhà vệ sinh khô công cộng và ở trên đường. Tuy nhiên, con số này được ước tính là phải cao hơn, khoảng 1,3 triệu người.




Tại Mumbai - một trong những trung tâm tài chính và cũng là bộ mặt Ấn Độ hiện đại, nhiều công nhân vẫn phải đi dọn chất thải của người dân bên vệ đường mỗi ngày. 

Với số lượng người vô gia cư và người nghèo tập trung ở các thành phố lớn, việc “giải quyết nhu cầu tế nhị” ngoài đường thậm chí đã trở thành một điều bình thường.



Chỉ được trả công 5USD/ngày (khoảng 110.000 VND), những công nhân vệ sinh sẽ phải lao động từ 6h30 sáng tới tối khuya.

Nhưng ít ai biết rằng, điều kiện làm việc của những người lao động dọn chất thải này vô cùng nghèo nàn. Hầu hết họ không có công cụ làm việc phù hợp: không găng tay, không ủng, không quần áo bảo hộ. 

Họ phải sử dụng các cây gậy tre để khơi thông cống ùn tắc khi đứng trong đống chất thải cao đến ngực hay thường phải nhảy xuống các hố ga để thông vùng tắc nghẽn mà không có bất cứ dụng cụ bảo hộ nào, đôi khi họ còn không mặc áo.




Tuổi thọ của những công nhân làm nghề này bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc thường xuyên tiếp xúc với lượng chất thải lớn. Nhiều người mắc bệnh hen suyễn, nhiễm trùng da và bệnh lao do công việc. Có hàng trăm báo cáo mỗi năm về việc những người công nhân chết khi đang làm việc này mỗi năm. 



Theo tổ chức nghiên cứu Viện khoa học xã hội Tata (TISS) , 80% công nhân thu dọn chất thải mất trước tuổi 60 vì các vấn đề sức khỏe. Riêng tại Mumbai, trung bình 20 công nhân thoát nước chết mỗi tháng vì tai nạn, nghẹt thở hoặc do tiếp xúc với khí độc.

Bên cạnh các mối lo về bệnh tật, những người công nhân làm việc này còn gặp phải những kì thị từ xã hội. Họ được coi là những người “không thể chạm vào” và bị buộc phải sinh sống ngoài địa giới thành phố. 

Ít ai hiểu được rằng, những công nhân này là thành phần dễ tổn thương nhất của xã hội bởi họ làm công việc gần như mệt nhọc và có ý nghĩa nhất.




Mặc dù Quốc hội Ấn Độ đã thông qua điều luật về việc cấm thực hành công việc này vào năm 2013, các công ty tư nhân được thuê bởi chính quyền thành phố vẫn tiếp tục thuê công nhân để dọn dẹp thành phố mà không cung cấp đầy đủ điều kiện làm việc an toàn. 

Có lẽ công việc này sẽ còn tiếp tục nữa, cho đến khi hệ thống vệ sinh dịch tễ của đất nước đông dân thứ hai thế giới này thực sự phát triển. Cho đến lúc đó, vẫn đang có hàng triệu người công nhân hàng ngày mong mỏi một lối thoát cho công việc nguy hiểm này.

Video dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc vất vả này.


(Nguồn: CNN, Livemint)

******************

Tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy giờ ra sao?

Tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy giờ ra sao?

Đầu năm 2014, tòa lâu đài nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Hoàng Quốc Việt của đại gia Cầu Giấy đang được xây dựng phần thô đã từng được báo chí nhắc đến nhiều. 8 tháng sau, dáng vẻ bên ngoài của tòa lâu đài lên đến hàng trăm tỷ này đã bắt đầu được hé lộ.
 Đây là hình ảnh tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy vào đầu tháng 2.2014.
 8 tháng sau, từng chi tiết đã đang được hoàn thành
 
 Những hoa văn trên bề mặt hành lang phía trước được chạm trổ một cách
tinh tế.
 
 Theo những người thợ đang thi công công trình này, gia chủ đã phải đặt mua các chi tiết dát vàng từ nước ngoài về.
 
 Chỉ riêng tiền công trát bề mặt đã lên tới 600-700 triệu đồng.
 Với những chi tiết cầu kỳ, và nhiều lối hoa văn khác nhau, theo ước tính của những người đang thi công, tòa lâu đài của đại gia Cầu Giấy không chỉ tốn vài chục tỉ mà sẽ lên tới 100 tỉ đồng. 
Trong đó, chỉ riêng 6 con gà dát vàng đặt trên nóc đã tiêu tốn của ông chủ hơn 4 tỉ đồng.
 
Được biết, chủ nhân của tòa lâu đài này là ông Nguyễn Quốc Thanh, một đại gia buôn sắt thép trên phố Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy - Hà Nội). 
 Tòa lâu đài này được bắt đầu xây dựng từ 2 năm trước và ước chừng 2 năm nữa sẽ hoàn thành
 Gia chủ cũng đã nhanh chóng đặt mua một chiếc cổng hoành tráng cho 
tòa lâu đài của mình.
Với hình ảnh của rồng ở chính giữa - biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn.
 Hai bên là hai cột trụ được trạm khắc tỉ mỉ.
 
Duyên Duyên

********************

Các nhà du hành sống thế nào trên vũ trụ

Trong môi trường không trọng lực, mọi thứ có xu hướng bay ngược lên trên. Cuộc sống của các nhà du hành vì thế có rất nhiều điều khác thường thú vị.
1bc1b66794d409441b2495433834d4-8936-8459

Đồ hộp trong tàu vũ trụ và cảm giác thức ăn bay lơ lửng trong miệng sẽ rất thú vị.

3af8a8b59ce5d96f6060f3b668ea38-2366-6247

Rau xanh được hút chân không để bảo quản được lâu hơn. Đây là gói rau chân vịt đó nha.

5a096f1de5514ee091ee9db7ec6a2b-4645-4652

Chuyện ăn bánh trên tàu vũ trụ cũng khác thường.

5c85a0fb5478d6637a0f80f206986f-3952-2843

Không thể vắt hết nước khỏi chiếc khăn ướt nữa nè!

317b057b07ec37ef7236224efd0290-6555-4132

Việc khóc trên tàu vũ trụ quả là "bi hài".

603a0034255de40228d15baddbf59b-4845-3791

Do không thể bỏ kem đánh răng sau khi sử dụng, nên các du hành gia đành nhuốt chúng vào. Họ dùng loại kem đánh răng rất đặc biệt, không gây hại cho hệ tiêu hóa.

631d9735a8692bba14861cd10814173f-600x.gi

Để rửa tay, họ phải dùng loại dung dịch đặc biệt cùng thiết bị khác lạ để nhỏ từng giọt nước lớn cho mỗi lần sử dụng.

4366e7f9c9521052b1d6d1a4a4b66a02-600x.gi

Một buồng ngủ được thiết kế đảm bảo du hành gia không bị bay lơ lửng khi ngủ.

d607ed8ec0b1786d1eaa855b08a05320-600x.gi

Máy cắt tóc được gắn kèm trên ống hút bụi nhằm ngăn tóc bay lơ lửng khắp tàu.

df4318835f51db361dd9f92ff0aa418d-600x.gi

Sống trong môi trường không trọng lực, các du hành gia không tránh khói bị nôn ói. Họ phải dùng loại túi được thiết kế riêng để giữ chất thải.

e518995b1f3e17e46a352c6be09467f7-600x.gi

Cắt móng tay trên tàu vũ trụ cũng là công việc khó khăn. Họ phải đặt trên một máy hút khí để giữ móng lại

Mr.Bull (theo LK)



**************************

Xứng tầm dân chơi

Biển hiệu quảng cáo nhạy cảm, bệnh viện đa khoa xe máy, hay món quà sinh nhật kiểu sinh viên...
1-2162-1412329862.jpg

Xe độc.

2-9060-1412329862.jpg

Dân chơi ai sánh kịp?

3-7097-1412329862.jpg

Biển hiệu nhạy cảm.

4-8382-1412329862.jpg

Khám chữa xe.

5-1869-1412329862.jpg

Kiểu vận chuyển bá đạo.

6-4026-1412329863.jpg

Mừng sinh nhật kiểu sinh viên.

7-8040-1412329863.jpg

Xe ôm nghiêm túc.

8-8894-1412329863.jpg

Loại gì cũng có.

9_1412329317.jpg

Đường xa ướt mưa.

10_1412329318.jpg

Đam mê.

11_1412329318.jpg

Một khi đã máu thì bất chấp hết.

12_1412329318.jpg

Tự sướng mùa lũ.

13_1412329318.jpg

Thanh niên cứng của năm.

14_1412329318.jpg

Khuyên tai độc.

15_1412329318.jpg

Cặp đôi thám tử.

Ốc Sên



**********************

julia 1

julia 2

julia 3

julia 6

julia 7

julia 8

julia 9

julia 10

julia 11

************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm