Trang lá cải

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 23 - 03-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Chưa hết, cô gái có chiếc áo màu cam còn tiếp tục lắc lư khiêu gợi vô cùng phản cảm trong tiếng hò reo cổ vũ. Sau màn thoát y đó là những điệu nhảy mời gọi “nhiệt tình” của một cô gái trẻ khác.

****************************

Sửng sốt màn múa thoát y giữa đường phố Sài Gòn

Đoạn clip ngắn quay lại cảnh múa thoát y lấy tiền của hai cô gái trẻ ngay giữa phố khiến người xem không khỏi tức mắt.

Mở đầu clip là cảnh một cô gái trẻ liên tục uốn éo và lắc lư theo điệu nhạc. Tuy nhiên chỉ sau mấy giây, cô gái này đã cởi hết quần áo đang mặc trên người để lộ toàn bộ thân thể ngay chỗ đông người.

thoát y, phản cảm, giữa đường, Sài Gòn, cổ vũ, cô gái
2 cô gái thoát y phản cảm ngay trên đường

Chưa hết, cô gái có chiếc áo màu cam còn tiếp tục lắc lư khiêu gợi vô cùng phản cảm trong tiếng hò reo cổ vũ. Sau màn thoát y đó là những điệu nhảy mời gọi “nhiệt tình” của một cô gái trẻ khác. Vẫn theo kịch bản cũ, cô tiếp tục tự cởi đồ và không quên vòi thêm tiền “Mới có 200 thôi à, anh nào cho thêm 300 em cởi hết luôn”.

Điều đáng nói là trong đoạn clip có sự góp mặt của hai người MC nam. Họ không những cổ vũ mà còn xui những cô gái cởi hết và nhảy thật sung thêm nữa. Bên cạnh tiếng nhạc sôi động còn có rất nhiều những tiếng hò reo, tiếng xì xào bàn tán.

thoát y, phản cảm, giữa đường, Sài Gòn, cổ vũ, cô gái

Bên cạnh cổ vũ và hùa theo, có khá nhiều người xì xào bàn tán về điều này. 

Đoạn clip sau khi được đăng tải đã thu hút sự chú ý và quan tâm của cư dân mạng. Hầu hết ai cũng thấy bất ngờ và bức xúc vì hành động phản cảm của nhóm người này. 

(Theo Trí thức trẻ)




****************************

Sống chung với viên đạn găm trong đầu 48 năm mà không biết


Một phụ nữ 62 tuổi sống ở vùng đông bắc Trung Quốc đã được các bác sĩ phẫu thuật để lấy ra viên đạn mắc trong đầu bà suốt 48 năm qua mà bà không hề hay biết.

Các bác sĩ tại Bệnh viện của trường Đại học Y ở thành phố Thẩm Dương (Trung Quốc) đã phẫu thuật thành công và lấy ra khỏi đầu một người phụ nữ họ Triệu một viên đạn dài 2,5cm và có đường kính 0,5cm.

Sau khi cuộc phẫu thuật thành công, bà Triệu mới nhận ra rằng đó là một viên đạn lạc mắc trong đầu bà, thứ mà lâu nay bà vẫn tưởng là một hòn đá nhỏ bị ai ném và mắc kẹt trong thái dương từ năm bà 14 tuổi.

Bà Triệu với viên đạn được lấy ra khỏi đầu mình
Bà Triệu với viên đạn được lấy ra khỏi đầu mình

“Tôi thật hạnh phúc vì viên đạn đã không giết chết mình”, bà Triệu cho biết sau khi thực hiện ca phẫu thuật. “Tôi biết ơn sự may mắn của mình đã cho tôi sống một cuộc sống hạnh phúc với gia đình”.

Trong hơn 10 năm qua, bà Triệu đã gặp phải tình trạng nghẹt mũi mãn tính và đau đầu trầm trọng. Bà thường xuyên phải sử dụng thuống kháng viêm để giảm đau, cho đến khi bà phải đi khám bác sĩ vì cơn đau trong mũi ngày càng trở nên trầm trọng, các bác sĩ đã phát hiện ra trong mũi bà có một vật bằng kim loại.

Theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ, bà sẽ bị phẫu thuật cắt mũi và môi trên để lấy mảnh kim loại này ra, điều này khiến bà Triệu hoảng sợ và không dám tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên khi cơn đau trở nên trầm trọng đến mức không chịu được, bà Triệu đã quyết định thực hiện phẫu thuật. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp phẫu thuật can thiệp tối thiểu nên không cắt mũi và môi trên như dự định ban đầu. Cuối cùng một viên đạn được lấy ra khỏi đầu bà Triệu trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Cận cảnh viên đạn nằm trong đầu bà Triệu suốt 48 năm qua
Cận cảnh viên đạn nằm trong đầu bà Triệu suốt 48 năm qua

Bà Triệu cho biết sự việc xảy ra từ năm bà 14 tuổi, nghĩa là cách đây 48 năm, bà không nhận thức được rằng một viên đạn lạc đã cắm thẳng vào mặt bà mà bà chỉ nghĩ rằng mình bị ai đó ném đá. Bà chỉ cảm thấy đau chút ít và quyết định sẽ sống bình thường vì cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bà.

Theo giải thích của bác sĩ Triệu Ninh, người đã tham gia cuộc phẫu thuật cho bà Triệu thì viên đạn đã mắc kẹt trong hốc mũi của bà Triệu nên đã không gây ra tổn thương về não, khiến bà không bị tử vong khi bị bắn.

T.Thủy
Theo Want China Times



******************************

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc


Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Bà Obama và mẹ, bà Marian Robinson, cùng các con gái Malia và Sasha đã chụp ảnh chung với Đệ nhân phu nhân Trung Quốc, bà Bành Lệ Viện tại trung tâm Tử Cấm Thành.
Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Đây là lần đầu tiên bà Obama tới Trung Quốc, và là chuyến công du nước ngoài thứ ba không đi cùng ông chủ Nhà Trắng.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Bắc Kinh và Washington đã cùng ngợi khen chuyến thăm như một cơ hội để hai vị Đệ nhất phu nhân đề cao tầm quan trọng của giáo dục và trao đổi “nhân dân với nhân dân”.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Dù vậy, giới phê bình Mỹ đã chỉ trích những tín hiệu cho thấy vấn đề nhân quyền không được đưa vào nội dung chuyến thăm – cho dù bà Obama đã có lịch tới ăn tại một nhà hàng Tây Tạng tại Thành Đô – và chi phí ngân sách Mỹ phải chi ra cho chuyến đi này không được tiết lộ.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Bà Obama đã bắt đầu chuyến thăm tới trường trung học số 2 thuộc đại học sư phạm Bắc Kinh. Các bức ảnh được đăng tải bởi báo giới Trung Quốc đăng tải cho thấy bà Obama và bà Bành quan sát học sinh tại trường học cách chế tạo robot.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Hai người cũng tham gia một buổi trình diễn thư pháp. Trong đó gia đình bà Obama đã quan sát bà Bành viết dòng chữ: “Đức hạnh giúp thúc đẩy tăng trưởng”, trước khi tặng nó cho vị khách đến từ Mỹ.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Chuyến tham quan đã được nhiều tờ báo nhà nước Trung Quốc đăng tải trên trang nhất, và có những bài viết khen ngợi mục tiêu chuyến thăm tập trung vào các chủ đề “mềm” như giáo dục, thay vì chính trị.


Có một chi tiết khiến dư luận Mỹ quan tâm đó là chi phí của chuyến thăm, nhất là sau khi đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đăng tải bài viết cho biết gia đình bà Obama ở trong khách sạn siêu sang, có giá 8400 USD/đêm.

Theo trang web của khách sạn, căn hộ cao cấp này có diện tích 320 m
Theo trang web của khách sạn, căn hộ cao cấp này có diện tích 320 m2, có bếp, quầy bar, phòng xông hơi, bể sục và bàn ăn tối cho 6 người.

Clip ngày đầu tại Trung Quốc của Đệ nhất phu nhân Mỹ

Thanh Tùng
Tổng hợp




***********************


Trung Quốc Bà Bành và bà Michelle trổ tài viết thư pháp.


(Dân trí) - Bà chủ Nhà Trắng Michelle Obama đã thể hiện khả năng bóng bàn và viết thư pháp tại Bắc Kinh, nhưng trong con mắt của người Trung Quốc, đệ nhất phu nhân thanh lịch, giản dị của họ mới là người chiến thắng trong "cuộc đấu của các đệ nhất phu nhân".

Trung Quốc chiến thắng trong cuộc đấu của các đệ nhất phu nhân
Bộ vest của bà Bành được khen ngợi, trong khi bộ trang phục của bà Michelle bị coi là một trong những bộ đồ xấu nhất bà từng mặc trước công chúng.

Đó là cuộc gặp được chờ đợi từ lâu của hai đệ nhất phu nhân quan trọng nhất thế giới. Nhưng đã có một người nổi trội hơn hẳn khi bà Michelle Obama gặp người đồng cấp Bành Lệ Viện lần đầu tiên tại Bắc Kinh.

Khi các bức ảnh và tin tức truyền hình bắt đầu phát sóng cảnh bà Bành và bà Michelle thăm thú Bắc Kinh, các trang mạng tại Trung Quốc nhanh chóng tuyên bố chiến thắng trong "cuộc chiến của các đệ nhất phu nhân".

"Đệ nhất phu nhân của chúng tôi rất duyên dáng và thanh lịch, bỏ xa bà Michelle", một cư dân mạng viết.

"Lần này chúng tôi đã chiến thắng", một người khác viết. "Đệ nhất phu nhân của chúng tôi tinh tế và thu hút hơn", người thứ ba viết.

Đã có nhiều ca ngợi dành cho bộ vest có dây đai thắt ngang eo của bà Bành, cùng chiếc áo màu đỏ bên trong hợp tông màu với đôi hoa tai và ví cầm tay. Một số người băn khoăn liệu đôi giày cao gót của bà có đủ vững chắc trên nền gồ ghề của Tử Cấm Thành hay không. Nhưng nếu không đi chúng, bà Michelle sẽ cao hơn bà Bành rất nhiều.

Tuy nhiên, bà Michelle cũng nhận được những lời khen ngợi khi thử sức ở 3 hoạt động yêu thích của người Trung Quốc: đánh bóng bàn, viết thư pháp và điều khiển robot.
 
Bà Bành và bà Michelle trổ tài viết thư pháp.
Bà Bành và bà Michelle trổ tài viết thư pháp.

Hai đệ nhất phu nhân Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ngày thăm thú cùng nhau hôm 21/3 với điểm dừng chân đầu tiên là một ngôi trường trung học hiện ở Bắc Kinh nơi có 30 sinh viên Mỹ đang theo học.

Tới thăm một lớp học robot, bà Michelle đã được giới thiệu về một robot hình bông tuyết. Một học sinh đã hỏi đệ nhất phu nhân Mỹ rằng liệu bà có muốn thử điều khiển con robot "thực sự hiếu động" hay không, bà Michelle đã nhường cho con gái Malia.

Chuyến thăm Trung Quốc của bà Michelle cho thấy một cách tiếp cận mới trong các hỗ lực của Washington nhằm "quyến rũ" Bắc Kinh: câu lạc bộ của các đệ nhất phu nhân.

Chuyến thăm cũng được xem như một lời xin lỗi tế nhị đối với sự vắng mặt của bà Michelle hồi năm ngoái, khi bà không xuất hiện trong một cuộc gặp tại Sunnylands, California giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bà Bành và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Mặt khác, chuyến đi được xem như một kỳ nghỉ gia đình dưới vỏ bọc một sứ mệnh ngoại giao. Một bức ảnh cho thấy bà Michelle, người mẹ Marian Robinson 76 tuổi và hai con gái đứng quanh bà Bành trong chuyến thăm Tử Cấm Thành.

Đối với Trung Quốc, chuyến thăm cũng là một cuộc thử nghiệm. Không phu nhân của một chính trị gia nào từng tiếp đón một quan chức tới thăm. Mặc dù bà Bành đã nhận được những lời khen ngợi khi xuất hiện bên cạnh chồng trong các chuyến công du nước ngoài nhưng bà lại không có vị thế chính trị cao ở trong nước.

Người Trung Quốc vẫn chưa rõ về vai trò của đệ nhất phu nhân. Đất nước này thường được lãnh đạo bởi các nam giới, và thường e ngại về phu nhân của các nhà lãnh đạo.

"Đệ nhất phu nhân có vị thế cao gần đây nhất là bà Mao", một quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết trước chuyến thăm của bà Michelle. "Nhưng kết cục lại không tốt lắm".

Bà Giang Thanh, người vợ thứ 4 của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã bị tử hình vì các tội danh thời Cách mạng Văn hóa.
 
Mẹ con bà Michelle gặp vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mẹ con bà Michelle gặp vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cả bà Michelle và bà Bành đều tránh chính trị.

"Mỹ thấy khó chấp nhận chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc nhưng lại dễ dàng chấp nhận đồ ăn, thư pháp và các loại hình văn hóa khác", ông Shen Dingli, người đứng đầu một Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan. "Vì vậy sau khi dành thời gian bên nhau, ăn uống và xem biểu diễn cùng nhau, họ sẽ cảm thấy gần nhau hơn và điều đó có thể giúp ích cho tiến trình chính trị", ông Shen nói.

Ông Shen nói thêm rằng sự xuất hiện của 2 cô con gái nhà Obama và bà ngoại Robinson có thể cho công chúng Trung Quốc thấy rằng dù là đệ nhất gia đình nước Mỹ thì họ cũng là những người bình thường và không được "bọc thép" như một số người Trung Quốc vẫn nghĩ. "Chuyến thăm sẽ có ảnh hưởng nhẹ nhàng, làm xoa dịu căng thẳng", ông Shen nói.

Hình ảnh vợ chồng bà Obama là các bậc phụ huynh bận rộn, giao nhiệm vụ chăm sóc con cái cho bà ngoại trở nên quen thuộc với người Trung Quốc, Nhà Trắng đã dự đoán trước, và biết rằng nhiều gia đình Trung Quốc cũng phải làm vậy.

Đối với Malia và Sasha, các đệ nhất tiểu thư Nhà Trắng với quyền riêng tư luôn được bảo vệ chặt chẽ, đây là cơ hội hiếm để họ xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên, cả hai cô gái đều đứng ngoan ngoãn sau mẹ trong ngày đầu chuyến thăm Trung Quốc.

An Bình
Theo Telegraph




********************

Chuyện tình cảm động của lão ông tuổi 80 “nhặt” được vợ


Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thành, người từng được mệnh danh là kẻ cướp cơm hà bá trên sông Hồng. Tuy nhiên, ít ai ngờ phía sau con người này lại có một câu chuyện tình đẹp và đầy xúc động.

Trong cái rét như cắt da cắt thịt, người đàn ông gần 80 tuổi, nhỏ thó, đen thui vẫn lầm lũi lên phố bới từng đống rác nhặt phế liệu. Ông sang sảng bảo: “Khi nào đôi chân tôi yếu đi, mắt không còn nhìn thấy rõ nữa, thì tôi mới thôi đi nhặt rác. "Vì giờ đây, nó là công việc giúp nuôi sống hai vợ chồng già chúng tôi” - ông Nguyễn Văn Thành cho hay.


Ông Thành hạnh phúc khi ngày nào cũng được
nhìn thấy người “vợ nhặt” của mình. Ảnh T.G
Ông Thành hạnh phúc khi ngày nào cũng được nhìn thấy người “vợ nhặt” của mình. Ảnh T.G

Quá khứ đau buồn

“Ngôi nhà” nhỏ của vợ chồng ông Thành đơn sơ, nằm nép mình bên bờ sông Hồng. Những ngày rét mướt, gió từ sông thổi lên làm nó rung bần bật. Gọi là nhà, nhưng thực chất đó chỉ là một con thuyền bằng nứa được dựng tạm bợ. Xung quanh thuyền, ông Thành che chắn những tấm bạt – thứ phế liệu được nhặt về từ những đống rác. Ông Thành vừa nói vừa suýt xoa: “Mấy hôm trời rét, gió ở sông lùa vào khiến hai vợ chồng không tài nào ngủ được. Con thuyền thì chòng chành, gió thổi vi vu nghe cứ như tiếng sáo. May hôm nay các chú đến chơi, trời lại nắng ấm lên, nếu không ngồi trong nhà cũng như ngoài trời thôi”.

Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về câu chuyện cuộc đời mình, ông Thành nén một hơi thở dài rồi chỉ tay lên tấm liếp phía trong ngôi nhà. Bên trên tấm liếp, ông treo một tờ giấy trắng với dòng chữ được viết rất cẩn thận “Tổ ấm của tôi” rồi nói: “Giờ đây con thuyền là nhà, còn cuộc sống của tôi là bà ấy. Dù nghèo đói, nhưng tôi thấy hạnh phúc với tổ ấm của mình”. Nói đoạn, ông Thành nhìn qua vợ mình đầy hạnh phúc.

Đưa chén nước chè nóng lên miệng nhấp một ngụm, ông Thành trầm ngâm: “Vợ chồng tôi đến với nhau như một cái duyên trời định, tình cờ gặp, tình cờ đến. Không một mâm cơm, không một người làm chứng. Chúng tôi sống với nhau vì một chữ tình, vậy mà cũng được hơn 40 năm rồi”. Cũng theo ông Thành tâm sự, trước đây ông có tên Quách Văn Mậu, là người dân tộc Mường, quê gốc ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Năm ông lên 10 tuổi thì bố mẹ không may qua đời. Từ đó, bốn anh chị em trong gia đình ông Thành phải lang bạt khắp nơi. Ông Thành hồi tưởng, có những hôm ông đi lang thang không có gì ăn, đói lả nằm bẹp bên lề đường. May mắn, một người phụ nữ đến và thấy ông còn sống nên mang về nhà, cho ăn uống. Lúc ấy vì cảm phục tấm lòng nhân hậu của người đã cưu mang mình, ông Thành đã xin được đổi tên từ Quách Văn Mậu sang Nguyễn Văn Thành.

Hồi tỉnh, ông Thành lại tiếp tục đi. Cuộc đời xô đẩy đã đưa ông Thành vào tận miền Nam, sau đó còn tham gia lính của chế độ cũ. Khi tham gia trong quân đội, vì quá bất mãn với những chiến lược và sự tàn bạo của chế độ cũ, ông Thành xin ra quân nhưng không được chấp nhận. Sau đó, ông bị bắt đi tù vì tội chống lại chế độ. Mãn hạn tù, ông Thành tìm đường về quê hương. Về quê nhưng không một người thân thích, ông lang thang trên chính mảnh đất đã sinh ra mình một lần nữa. Quá đau khổ và muốn tìm một mảnh đất mới để làm lại cuộc đời, ông lại ra đi.

“Một lần lang thang tại Bến xe Thanh Hóa, tôi tình cờ gặp một người đàn ông tên Cường. Sau khi nói chuyện và biết tôi là người vô gia cư, đang rất cần tìm một công việc để kiếm sống, người đàn ông này đã rủ tôi đi làm ở bãi vàng Cẩm Ngọc. Nhờ sự từng trải và khả năng thích nghi cuộc sống, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tôi đã đứng lên cầm đầu một nhóm chuyên bảo kê cho bãi. Lúc đó, cả bãi vàng ai cũng biết đến tên tôi. Tuy nhiên, giữa lúc công việc đang tiến triển, nhóm chúng tôi bị một nhóm khác nổi lên tranh giành địa bàn. Sau khi thất thế ở bãi vàng, tôi lại lang thang ra Hà Nội kiếm sống mà trong người không có một xu dính túi”, ông Thành ngậm ngùi kể lại.

Những ngày đầu mới bước chân ra Hà Nội, ông Thành lang thang ở khắp các bến tàu, bến xe, ai thuê gì thì làm đấy, miễn là ra tiền và không dính dáng đến pháp luật. Sau mỗi buổi làm việc, ông thường dạt vào các vỉa hè, hay những căn nhà bỏ hoang để ngủ. Được một thời gian, ông Thành chuyển về khu vực cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng tìm nơi tá túc. Cũng tại đây, ông gặp bà Nguyễn Thị Thủy, người phụ nữ đã gắn đó với ông gần nửa cuộc đời. Ông Thành nói vui: “Nó đúng là cái duyên thật, vì lúc đó, chúng tôi đến với nhau đâu phải bởi tình yêu. Chính xác là tôi đã “nhặt” bà ấy về, dần dần thì yêu nhau. Giờ mới có cặp đôi già lênh đênh trên sông nước như thế này chứ”.

Câu chuyện cổ tích với người vợ “nhặt”

Rít một hơi thuốc lào thật sâu, rồi từ từ nhả ra một làn khói trắng đục, vẻ mặt đầy sảng khoái, ông Thành ngâm nga: “Thuốc lào chồng hút vợ say, thằng bé cầm điếu lăn quay ra nhà…”. Rồi ông Thành tiếp lời bằng giọng hơi chùng xuống: “Sống với nhau gần nửa cuộc đời rồi, chúng tôi cũng chưa có với nhau một đứa con nào, đọc thơ cho vui vậy thôi. Giờ muốn có một đứa con để nương tựa lúc già cũng không thể được, chỉ có hai tấm thân già này nương tựa vào nhau thôi”. Đưa ánh mắt buồn buồn nhìn xa xăm ra phía lòng sông, ông Thành kể tiếp về ngày định mệnh đưa ông gặp bà Thủy.

“Tôi vẫn còn nhớ đó là ngày 26/9/1969. Sau khi mang ốc đi bán, trên đường trở về qua ga Long Biên, tôi tình cờ nhìn thấy một người phụ nữ đang lui cui quét gạo rơi ở sân ga. Nhìn thấy hình ảnh đó, trong lòng tôi dấy lên sự thương cảm. Lân la hỏi chuyện, tôi được biết bà tên Thủy, người ở tận Thái Bình. Cuộc sống của bà cũng vất vả, mẹ mất sớm, cha đi lấy vợ hai, bà Thủy phải sống cảnh dì ghẻ con chồng. Nghe vậy, tôi đánh liều hỏi bà ấy: “Hay là bà về ở cùng với tôi”. Khi nghe tôi nói vậy, bà ấy khóc. Đó là giây phút, tôi không bao giờ quên được”, ông Thành cho biết. Đưa cánh tay có hình xăm ngày 26/9/1969 cho chúng tôi xem, ông Thành khoe: “Tôi sợ già sẽ lẫn cẫn không nhớ, nên tôi đã xăm lên tay ngày quan trọng nhất của cuộc đời mình, cái ngày mà chúng tôi trở thành vợ chồng ấy”.

Thấy ông Thành nói vậy, bà Thủy chen ngang vào câu chuyện giữa chúng tôi, bà bảo: “Ngày trước sống với mẹ ghẻ nên tôi bị bà ấy mắng chửi tối ngày. Sau đó, bà ấy còn ép tôi phải lấy một người mà mình không thích. Không thể chấp nhận cuộc sống như vậy, tôi đã bỏ nhà ra Hà Nội. Những ngày đầu, tôi cũng phải lang thang tự kiếm sống như ông Thành, tối đến phải chui vào các toa tàu để ngủ. Cũng may hôm đó, ông trời run rủi cho tôi gặp được ông Thành, nếu không đời tôi cũng chẳng biết sẽ thế nào”. Theo bà Thủy tâm sự, bà về ở với ông Thành đúng theo kiểu “vợ nhặt”, nhưng trong suốt 40 năm ăn ở cùng nhau, bà chưa bao giờ cảm thấy ân hận về quyết định của mình. Rồi bà tếu táo: “Tôi nhớ nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” phải mất một bát bánh đúc mới có được vợ. Nhưng ông Thành nhà tôi có vợ mà chẳng mất một cái gì cả”. Chuyện ông Thành – bà Thủy đúng là chuyện vá víu lại bằng tình, bằng nghĩa của hai cuộc đời bất hạnh. Con cái không có, vốn liếng làm ăn thì lại càng không, ông bà tiếp tục mò cua bắt ốc, nhặt rác mưu sinh. Mấy năm trước, bà Thủy còn khỏe, mắt còn tinh, hai ông bà cùng nhau lặn lội khắp các đường phố ở Hà Nội để kiếm sống. Hai năm trở lại đây, bà Thủy đã bắt đầu yếu đi, lưng đã còng, mắt đã mờ đục nên không cùng ông đồng hành trong cuộc mưu sinh được nữa.

Trời đã về chiều, gió từ sông thổi lên càng lúc càng mạnh hơn. Chúng tôi chia tay ông Thành, bà Thủy mà trong lòng không khỏi âu lo. Không biết đêm nay, gió sông Hồng thổi mạnh liệu ông bà có được ngon giấc. Con thuyền lại tiếp tục chóng chành theo từng đợt sóng, và trên con thuyền ấy là những phận người nổi trôi, phiêu bạt. Không biết đến khi nào gió sông Hồng mới lặng, để cuộc đời của ông Thành, bà Thủy không còn phải lênh đênh theo từng con sóng nữa.

Theo Tuấn Kiệt
Gia đình & Xã hội




**********************
Vụ Chánh Tín vỡ nợ: “Chí Trung “tiêu xài” danh tiếng của mình hơi hoang phí“

Ngay sau khi thông tin NSƯT Chánh Tín lâm tình trạng nợ nần, sắp phải ra đường vì mất nhà, nghệ sĩ Chí Trung đã phát động lời kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp, công chúng yêu điện ảnh giúp đỡ bằng cách công khai tài khoản của NSƯT Chánh Tín. 

Việc làm của nghệ sĩ Chí Trung đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi xung quanh chuyện này. Rất nhiều văn nghệ sĩ, công chúng yêu điện ảnh đã ủng hộ hành động này của NS Chí Trung bằng cách chuyển tiền giúp đỡ nghệ sĩ Chánh Tín, người muốn mời vợ chồng ông về nhà ở cùng, người sung đất, xây nhà và đặc biệt, có người còn ngỏ ý muốn mua lại ngôi nhà vợ chồng NSƯT Chánh Tín đang ở và tặng lại ông.

Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất cho NSƯT Nguyễn Chánh Tín theo lời kêu gọi của một số nghệ sĩ như Chí Trung thì cũng có nhiều ý kiến trái chiều phản đối. Nhiều lời xúc phạm, không ít lời chỉ trích... Câu chuyện tưởng chừng nhưng là chuyện riêng của cá nhân NSƯT Chánh Tín giờ đã phủ sóng mặt báo và khắp diễn đàn... Không chỉ có NSƯT Chánh Tín bị soi từ chuyện đời tư cho đến từng lời ăn, tiếng nói mà nghệ sĩ Chí Trung, người đứng ra kêu gọi giúp đỡ cũng nhận không ít "gạch đá". Việc này khiến không ít bạn bè, fan hâm mộ Chí Trung tỏ ra bức xúc.

Tối 21.3, nhà báo Hoàng Hường - từng là diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ - đăng một bài viết tỏ thái độ bức xúc vì dư luận "ném gạch đá" về phía NS Chí Trung.

 Nhà báo, cựu diễn viên nhà hát Tuổi trẻ Hoàng Hường
Chị chia sẻ: "Dù muốn dù không vẫn bị chú ý, mình đọc kỹ lưỡng từ các bài báo lẫn comment. Mình không biết Chánh Tín ngoài đời, hâm mộ cũng vừa vừa, và tất nhiên không đủ tư cách phán xét bất cứ chuyện gì về việc cá nhân anh ấy. Mình chỉ quan tâm đến nhân vật thứ hai trong chuyện này: Chí Trung".
 
Nhà báo Hoàng Hường chia sẻ câu chuyện cách đây hơn 10 năm, khi chị vẫn là diễn viên trong đoàn kịch Nhà hát Tuổi trẻ, khi chị mới là cô sinh viên bỡ ngỡ mới ra trường và những kỷ niệm về tấm lòng của NS Chí Trung, người mà chị luôn kính trọng.

Hoàng Hường kể: "Cách đây hơn 10 năm, mình là diễn viên trong đoàn kịch của Chí Trung, trẻ, mới ra trường, vô danh.. cùng lứa với Hiệp gà; suốt mấy năm làm việc, có nhiều kỷ niệm. Nhưng điều mình nhớ nhất Chí Trung luôn tìm mọi cách bảo vệ đàn em, như cách anh ấy nói "diễn viên trẻ năm nào ra trường vô khối, nhà hát cũng muốn thanh lọc, nhưng nếu anh buông tay, các em ra đường chắc chắn hỏng". Mình và nhiều bạn khác đến lập nghiệp và lạc lõng giữa thành phố này. Có lần mình đã rời đoàn đi thử công việc ở một công ty, không phù hợp mình bỏ việc. Chí Trung nhắn mình quay lại đoàn, phân vai, tập vở... thật tâm muốn mình có điều kiện vươn lên. Anh ấy không cần lấy lòng một diễn viên không tên tuổi, những chuyện này cũng không bao giờ lên báo.

Mình kể lại vì thấy scandal Chánh Tín khiến Chí Trung cũng bị ném đá tơi tả "đứng trên vai người khác để đánh bóng" "mượn tên tuổi người khác làm hàng", "kẻ cơ hội"... cũng cảm thấy hình như hơi nặng nề. Mình chẳng dám bình luận việc làm và động cơ của anh ấy. Chí Trung chắc đủ bản lĩnh và trải đời không cần mình bảo vệ. Mình chỉ kể câu chuyện này để thấy rằng ngoài người đã có danh như Chánh Tín, Chí Trung còn chìa tay với đàn em, những người không có tác dụng 'làm hàng'. Bài này mình viết cách đây mấy năm, có nhắc đến chuyện Chí Trung từng đưa Hiệp Gà về nhà "nuôi nhốt" cho Hiệp cai nghiện, việc đó cũng không phải "làm hàng". Trong chuyện Chánh Tín, nếu có trách, chỉ trách anh ấy đã "tiêu xài" danh tiếng của mình hơi vội vàng và hoang phí.

Mình thừa nhận status này có chút cảm tính cá nhân, từ quan hệ cá nhân. Nhưng quan hệ cá nhân sẽ có cái khác: quan sát ở cự ly gần hơn để biết một ai đó thực tế hơn. Với nhiều triệu người ở nước này thì Chí Trung là nghệ sĩ nổi tiếng, Táo giao thông... lấp lánh; với người khác Chí Trung là người bán vé sòng phẳng tính toán. Chắc là Chí Trung có tất cả những điều ấy, và với mình Chí Trung còn là một Người Anh".




***************************

Sát thủ máu lạnh đập chết người tình sau khi ân ái


Đó là một vụ án mạng chấn động dư luận tỉnh Bình Dương trong những ngày qua. Vụ án này, một lần nữa là một hồi chuông cảnh tỉnh về việc chạy theo những mối tình trên “thế giới ảo” một cách dễ dãi, mù quáng. 
WP_20140320_001-1.jpg
Nhiều kẻ lợi dụng mạng internet để thực hiện hành vi lừa đảo, thậm chí còn gây án giết người

Theo một cán bộ điều tra thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bình Dương, trong vụ án Trần Ngọc Thuận sát hại bạn gái mới quen qua mạng internet để cướp tài sản có thể thấy nạn nhân đã quá chủ quan khi không tìm hiểu nhân thân "người tình".
Mất mạng dưới tay "người tình internet"
Theo cơ quan điều tra, giữa tháng 1/2014, trong một lần "dạo chơi" trên internet, Trần Ngọc Thuận (19 tuổi, quê Bến Tre) đã làm quen được với Phạm Hồng D.T. (23 tuổi, ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương). Thuận vốn có khiếu tán tỉnh nên nhanh chóng làm lay động trái tim nàng.
Từ những câu tán tỉnh trên thế giới “ảo”, Thuận đã chóng vánh chiếm được trái tim của chị T. Qua đó, Thuận đã biết được cô bạn gái này có xe tay ga, điện thoại xịn nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản.
DSC03347.jpg
Sát thủ máu lạnh Trần Ngọc Thuận tại cơ quan điều tra

Sau nhiều lần Thuận gạ gẫm, hẹn gặp T. thì "con mồi" cũng đồng tình.
Sáng 17/3, Thuận đón xe từ tỉnh Bến Tre đến Bình Dương để gặp T. Trên đường đến chỗ hẹn, Thuận ghé ngang một cửa hàng vật liệu xây dựng mua một chiếc búa đinh thủ sẵn trong người.
Sau khi gặp được chị T, Thuận vui mừng khôn xiết và nhanh chóng chở cô gái đáng thương này đi dạo quanh phố phường Bình Dương.
Sau những lời đường mật, thấy nạn nhân đã “vào tròng” Thuận đã vạch kế hoạch dẫn dụ cô gái đến nhà nghỉ N.A “tâm sự”. Sau khi vào phòng, Thuận đã lén giấu chiếc búa dưới gầm giường. Đến 15h10' chiều cùng ngày, lợi dụng lúc T. đang nằm xem tivi, Thuận bất ngờ lấy búa lao đến đập liên tiếp vào đầu T. cho đến khi T. gục hẳn. Sau khi hạ sát bạn gái, Thuận dùng mền trùm kín nạn nhân rồi lấy 2 điện thoại, ví tiền, nhẫn vàng và chìa khoá xe máy rời khỏi phòng.
Phát hiện hành động lạ lùng của Thuận khi rời khỏi khách sạn nên quản lý khách sạn yêu cầu Thuận đứng lại đồng thời cử người lên phòng kiểm tra. Nhân viên chạy lên kiểm tra tá hỏa phát hiện nạn nhân nằm bất tỉnh, xung quanh có nhiều vết máu. Ngay sau đó quản lý khách sạn tri hô cùng người dân bao vây bắt giữ Thuận. Chị T. được đưa đi cấp nhưng như do vết thương quá nặng nên đã tử vong.
Cảnh báo những mối tình trên “thế giới ảo”
“Sập bẫy” tình trên mạng internet giờ đây không còn xa lạ, không chỉ xảy ra ở lứa tuổi teen "ăn chưa no, lo chưa tới" mà không ít vụ xảy ra với những người đã lập gia đình, con cái khôn lớn. Họ đã phải trả giá đắt bằng vật chất lẫn tinh thần, thậm chí là cả mạng sống của mình.
Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) đã lập hồ sơ xử lý Nguyễn Văn Ngân (44 tuổi, quê Cà Mau) vì hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sống đơn thân nuôi con đã nhiều năm nên chị O. (ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) thường lên mạng internet tìm bạn tâm sự. Trong dịp lễ Valentine, chị O. lên mạng và làm quen với Ngân. Lúc này Ngân tự giới thiệu là quản lý đầm tôm tại TP.Cà Mau, từng có vợ con nhưng đã ly hôn.
WP_20140320_001.jpg
Nhiều cô gái trở thành nạn nhân của những mối tình thông qua mạng Internet (ảnh minh họa)

Thấy Ngân có vẻ chân tình nên chị O. cũng dốc bầu tâm sự, từ đó hai người trở nên thân thiết, trao đổi số điện thoại liên lạc. Sau đó, chị O. ngỏ lời mời Ngân đến thăm nhà. Những ngày ở nhà chị O., Ngân được chị dẫn đi ăn uống cùng bạn bè của chị. Biết chị O. đã “sập bẫy”, Ngân bắt đầu thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn.
Theo đó, trong một lần đi ăn, Ngân bất ngờ thông báo vừa đánh mất chiếc ví đựng 28.000 USD, đây là số tiền Ngân mang theo để mua thuốc và thức ăn cho tôm. Ngân còn than thở nếu không có tiền mua thuốc thì đầm tôm hàng chục hécta sẽ mất trắng và ngỏ ý muốn mượn tiền chị O.
Với khả năng diễn xuất quá bài bản của nhân tình, chị O. không hề nghi ngờ, gom góp hết tiền dành dụm, đi vay mượn thêm khắp nơi để đưa cho Ngân gần 100 triệu đồng.
Cầm được số tiền trên, Ngân từ biệt chị O. về Cà Mau lo cho đầm tôm và buông lời hứa hẹn sẽ sớm gặp lại. Thế nhưng, khi chị O. gọi điện thoại hỏi thăm Ngân thì mới tá hỏa vì nhân tình đã bặt vô âm tín, số thuê bao ngoài vùng phủ sóng. Biết mình bị lừa, chị O. liền đến cơ quan công an địa phương trình báo.
Quyết tâm tóm được kẻ lừa đảo, đoán rằng gã nhân tình sẽ lên mạng để “tìm mồi”, chị O. đã lập một “nick chát” mới giả làm quen với y. Ban đầu, Ngân cũng “diễn” lại toàn bộ những gì đã “diễn” với chị O. trước đó. Chiều 4/3, hẹn được Ngân đến khu vực TP.Biên Hòa gặp mặt, chị O. đã trình báo công an. Khoảng 18h cùng ngày, tại quán cà phê N. (phường Tân Hiệp), trong lúc đang ngồi chờ “người tình” đến, Ngân đã bị các trinh sát mật phục tóm gọn. Tại cơ quan công an, Ngân đã thừa nhận hành vi chiếm đoạt tiền của chị O.
Một cán bộ công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo: “Hầu hết các vụ án xuất phát từ chuyện tình cảm thông qua internet đều có đặc điểm chung là các đối tượng lừa đảo thường dùng lời ngon ngọt dụ dỗ, khiến đối phương tin tưởng nên mất cảnh giác rồi tiếp cận, lợi dụng sơ hở thực hiện hành vi phạm tội. Cách tốt nhất là mọi người, đặc biệt là phụ nữ cần hết sức tỉnh táo với những mối quan hệ “ảo”, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra”.


*******************************

Cuộc sống ê chề của người phụ nữ bán dâm trước mặt con


Con đường sa chân vào làm gái mại dâm có trăm ngàn lý do mà có lẽ đến tận bây giờ cũng ít người hình dung nổi.
13786625586899-1395218705078.jpg
Những giấc ngủ quý giá bên đứa con gái 7 tuổi và cậu con trai 5 tuổi.


Cách đây không lâu, một nhiếp ảnh gia người Bolvia đã đăng tải trên mạng bộ ảnh về cuộc sống ê chề của bà mẹ trẻ đi bán dâm để nuôi con. Bộ ảnh đã nhận được nhiều nhận xét trái chiều khác nhau. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều nó cũng đã khiến nhiều người rung động.
Không phải là một cô gái trẻ xinh đẹp, thậm chí đã có 2 con nhưng người phụ nữ 24 tuổi Leila vẫn từng ngày, từng giờ bán thân nuôi miệng.
Leila ra đời từ rất sớm và cô có một tình yêu thật đẹp ở tuổi thiếu nữ.
13786625593249-1395218705161.jpg
Để rồi dậy sớm trang điểm và "đi làm".
Leila có con từ khi cô 17 tuổi sau một lần lầm lỡ với bạn trai. Hôn nhân từ rất sớm khiến cả cô và chồng liên tục rơi vào khủng hoảng tài chính. Sau 2 năm sinh đứa con đầu tiên, Leila sinh thêm cậu con trai thứ 2 và "địa ngục" gia đình bắt đầu từ đấy.
Cuộc sống liên tục gắn liền với những cuộc cãi vã, mắng chửi. Một ngày đẹp trời sau khi đi chợ về Leila phát hiện chồng mình đã bỏ đi và để lại hai đứa con.
13786625602042-1395218705380.jpg
Địa bàn làm việc của bà mẹ trẻ là các khu đèn đỏ và nhà nghỉ.
Không trình độ học thức, không tài sản trong tay người mẹ trẻ Leila dường như tuyệt vọng không biết bằng cách nào để sống và nuôi con.
Và bán dâm là con đường mà Leila lựa chọn. Hằng ngày để kiếm tiền, bà mẹ trẻ Leila phải dậy sớm, lo ăn uống cho hai đứa con rồi trang điểm thật đẹp để "đứng đường". Địa bàn làm việc của cô xoay quanh những khu phố đèn đỏ và nhà nghỉ. Leila cho biết, để cao giá cô thường không tiết lộ chuyện mình có con.
13786625582535-1395218705034.jpg
 

Trong căn nhà ọp ẹp dựng tạm bên khu vườn, hai đứa trẻ tự chăm sóc nhau để chờ mẹ bán dâmtrở về.
Ngày này qua ngày khác, công việc bán dâm của Leila vẫn tiếp diễn và cứ đến chiều tối hai đứa trẻ lại ngồi ở bậc thềm nhà chờ mẹ. Tuy nhiên, có những hôm đông khách Leila về nhà rất muộn.
Ê chề hơn có những lần Leila đành dẫn khách về chính nhà mình để "kiếm chác" thêm tiền nhà nghỉ. Những lúc đó hai đứa trẻ bị buộc phải ra khỏi nhà để không phải chứng kiến cảnh tượng ê chề của mẹ.
13786625599488-1395218705114.jpg
 

13786625597837-1395218705210.jpg
 

13786625605472-1395218705525.jpg
Những đứa trẻ tự tìm niềm vui cho chính mình.


13786625598179-1395218705249.jpg
 

13786625608404-1395218705440.jpg
 

13786625593315-1395218705341.jpg
 

13786625594203-1395218705300.jpg
Rồi ngồi cửa để chờ mẹ.


13786625604208-1395218705471.jpg
Cuộc sống ê chề của người mẹ bán dâm.


*****************************

Một gia đình ở Hà Nội bị "nhốt, khủng bố" bằng mắm tôm, lòng cá thối


Cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Đình Trang (74 tuổi, thường trú tại số nhà 12, ngõ 85A, tổ 35, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) và bà Chu Thị Hải Lộc hơn một năm nay luôn là những thấp thỏm, lo âu khi nhà “bốc mùi”. Từ tháng 6/2013 tới nay, đã gần 20 lần, nhà của ông bà bị kẻ lạ mặt “khủng bố” bằng mắm tôm, dầu luyn, lòng cá thối. Không chỉ dừng lại ở đó, căn nhà ông Lộc nhiều khi còn bị những kẻ lạ mặt dùng khóa chữ U do họ tự mang tới để tự khóa trái và “cô lập” những người trong gia đình.
Khi được hỏi về những mối “thù oán” có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, bà Lộc nói rằng, rất có thể đây là hành động đe dọa, “khủng bố” tinh thần nhằm xiết nợ của nhóm đối tượng vay nặng lãi. Mà người vay là cô con dâu thứ hai tên Mùng Thị D. Hiện tại, D và con trai bà Lộc đã ly hôn và không còn mối quan hệ gì với gia đình. Còn gia đình ông Trang, bà Lộc xưa nay không gây thù chuốc oán với bất cứ ai.
nemmamtomsoha2-b55b3.JPG
Ngôi nhà ông bà Trang giữa lòng Thủ đô nhưng phải bảo vệ bằng nilon, bạt... để tránh "khủng bố" bằng chất thải.
Bà Lộc kể, vào khoảng đầu tháng 6/2013, từng nhóm, từng tốp đối tượng lạ mặt, xăm trổ đầy mình đã kéo đến nhà để đòi ông bà phải trả nợ thay con dâu và còn đe dọa. Sau khi được nghe giải thích về tình trạng hôn nhân của hai vợ chồng chị D, những nhóm người này mới bỏ đi. Nhưng họ vẫn chỉ vào mặt hai vợ chồng ông Trang và bảo: “Nếu ông bà mà không trả thì đến lúc đừng có trách!”.
Tình trạng “xiết nợ” ấy không chỉ diễn ra 1, 2 lần mà liên tiếp những ngày sau đó, hai vợ chồng ông Trang phải đón những vị khách “không mời” với thái độ bất nhã.
nemmamtomsoha-b55b3.JPG
Vợ chồng ông Trang, bà Lộc.
Sự việc bắt đầu được đẩy lên “cao trào” vào khoảng 23h ngày 14/6/2013 khi con trai ông Trang đi làm về và phát hiện cửa ngoài đã bị ai đó dùng loại khóa chữ U khóa lại. Trên sàn và tường nhà nhoe nhoét mắm tôm, dầu luyn, sơn đen trộn lẫn với nhau bốc mùi hôi thối nồng nặc đựng trong những bịch nilon bị ai đó ném vào. Hai ông bà ngủ trên nhà nên không hay biết.
Theo ông Trang, ngay khi sự việc xảy ra, gia đình ông đã gọi điện báo cho công an phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) đến phá khóa để "giải cứu" đồng thời lập biên bản vụ việc.
Chỉ ba ngày sau khi bị “khủng bố” lần thứ nhất, đêm 17/6/2013, gia đình ông Trang tiếp tục bị “nhốt” và ném phân, mắm tôm, lòng cá thối,…  vào nhà lần thứ hai. Do lần này bị khóa trái cửa bên ngoài bằng hai lần khóa nên lại phải gọi điện cho công an phường mang búa và kìm phá khóa đến “giải cứu” cả nhà. Đồng thời, phía công an cũng lấy lời khai, lập biên bản hiện trường.
nemmamtomsoha1-b55b3.jpg
Những vệt chất thải còn lưu lại trên nền nhà.
Không chỉ có gia đình mình bị ảnh hưởng mà hàng xóm cũng không chịu nổi những thứ mùi nhiều lần bốc ra từ căn nhà của ông Trang.
Ông Trang cho biết, tính từ tháng 6/2013 đến nay, tháng nào gia đình ông cũng vài lần bị “khủng bố” bằng mắm tôm và chất thải vào nhà. Theo thời gian, “tần suất” và mức độ “rùng rợn” của việc bị ném chất thải vào nhà cũng tăng dần lên và có thể là bất cứ thời điểm nào trong ngày.
“Chiều 29 Tết Nguyên đán, khi cả gia đình đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng rồ ga xe máy rồi một bịch mắm tôm, lòng cá thối trộn sơn, nhớt thải bị ném thẳng vào giữa nhà. Đến khi cả nhà chạy ra thì các đối tượng kia đã phóng xe đi mất”, bà Lộc kể lại.
nemmamtomsoha4-b55b3.jpg
Phía sau lớp bạt là cả lớp vỉ sắt vì ông bà sợ bị họ tẩm xăng đốt nhà.
Theo ông Trang, mỗi lần bị “khủng bố”, gia đình ông đều báo với tổ dân phố, trình báo với công an phường, gửi đơn kêu cứu đi các nơi. Công an cũng đã lấy lời khai, lập biên bản vụ việc, chụp ảnh hiện trường nhiều lần nhưng gia đình ông vẫn bị “khủng bố” như cơm bữa.
Chính vì vậy, gia đình ông Trang phải “tự lực cánh sinh”, tự nghĩ ra các “phương án” ngăn việc bị “khủng bố” bằng mắm tôm và chất thải vào nhà. Toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ của gia đình đã được “gia cố” bằng 4 lớp nilông và nhựa cứng. Phía bên ngoài, gia đình ông phải sử dụng một tấm bạt lớn căng từ trên tầng ba xuống tầng một và cửa lúc nào cũng đóng kín để ngăn ngừa và phòng bị.
Tưởng đó là biện pháp an toàn nhưng trong hai ngày 13 và 14/3/2014, các đối tượng kia đã dùng dao rạch bạt, xé lớp nhựa cứng bên ngoài cửa rồi ném chất thải vào nhà.
nemmamtomsoha3-b55b3.JPG
Chiếc khóa chữ U mà nhóm đối tượng lạ mặt khóa bên ngoài khiến gia đình ông Ngô Đình Trang phải gọi công an tới phá khóa "giải cứu" (Ảnh gia đình ông Trang cung cấp)
Biết được tất cả các thứ kia chỉ là “giải pháp tình thế” và có thể bị phá hỏng bất cứ lúc nào. Để “tính kế lâu dài”, ông Trang đã viết đơn xin chính quyền địa phương cho làm một chiếc “*g bảo vệ”’ hàn bằng sắt, bên ngoài bọc tôn để tự bảo vệ bản thân và gia đình.
“Dù chính quyền chưa cho phép nhưng gia đình vẫn đánh liều để làm, tôi chỉ sợ chúng nó đổ xăng vào đốt nhà lúc nào không biết thôi”, ông Ngô Đình Trang nói.
Thậm chí, có lần, các đối tượng này còn ném cả chai thủy tinh lên tầng 3 và bị vỡ vụn. Cháu của ông bà dẫm vào những mảnh vỡ, hiện tại vẫn còn mảnh thủy tinh găm trong chân.

****************************

Xem và chiêm ngưỡng cá chép lạ giá nghìn đô giữa Sài Gòn



A2-e1085.jpg
Một người trực tiếp nuôi và chăm sóc loại cá này trong hồ ở khu du lịch ở huyện Hóc Môn cho biết, đây là cá chép thuộc dòng cá Koi rất được ưa chuộng trên thế giới.

A4-e1085.jpg
Hiện trong hồ đang nuôi 220 con các Koi, toàn bộ thức ăn của loại cá này được đưa từ Nhật sang và chúng sống trong môi trường nước từ 22 – 24 độ C.

A3-e1085.jpg
Tùy vào đặc điểm của từng con cá mà cá Koi sẽ có giá trị khác nhau, con thấp nhất có giá vài nghìn đến hàng chục nghìn USD.

A5-e1085.jpg
Người Nhật Bản quan niệm, cá Koi là biểu tượng cho sự dũng cảm, khả năng sinh sôi và tuổi thọ, ngoài ra loài vật đem lại sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Cá Koi Nhật Bản được biết đến với hơn 20 loại nhưng dòng Red Chagoi vẫn được coi là vua của các loại cá Koi.

A9-e1085.jpg
 

A8-e1085.jpg
Đây là loại cá lạ...

A10-e1085.jpg
...có màu sắc đặc biệt và lần đầu tiên được nuôi và chăm sóc ở TP.HCM nên thú hút sự của nhiều bạn trẻ chiêm ngưỡng.


****************************

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh


Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc khiến 2 vợ chồng tử vong. Cú va chạm mạnh cũng đã khiến cho em bé trong bụng người mẹ “bắn” ra ngoài nằm bên vệ đường cách hiện trường vụ tai nạn 3 mét.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Khi chị Wang Zhau, 40 tuổi, bắt đầu chuyển dạ, chị và chồng là anh Mao 42 tuổi đi xe máy đến bệnh viện để sinh thì không may gặp nạn trên đường đi. Vụ tai nạn khiến vợ chồng anh Mao tử vong, riêng chị Zhau bị xe tải cán qua người.

Cú va chạm mạnh khiến em bé bụng “bắn” ra ngoài đến 3 mét và rơi trên mặt đường. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là em bé chỉ bị xây xát nhẹ và không bị nguy hiểm nào đến tính mạng. Bé trai có cân nặng 3,8kg, được đặt tên là Xiao Zhao.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Chan Chie, phát ngôn viên cảnh sát cho biết, vì không muốn mất thời gian đợi xe cứu thương đến nên anh Mao quyết định chợ vợ đến bệnh viện bằng xe máy và không may trên đường đi gặp nạn.  

“Những nhân chứng qua đường kể lại rằng khi người phụ nữ bị chiếc xe tải cán lên người, cô ấy đã cố gắng mở đường sinh cho đứa con. Tuy nhiên, một số nhân chứng khác lại nói rằng khi chị Zhau bị xe tải cán lên người thì em bé trong bụng bắn ra ngoài 3 mét”, Chan Chien kể lại.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Theo phân tích của các bác sĩ, có thể do lực va chạm quá mạnh nên em bé đã thoát ra ngoài qua đường khoang bụng, đồng thời bao nước ối chính là “ân nhân” cứu mạng em bé.

Vụ tai nạn thương tâm của cặp vợ chồng cũng như câu chuyện sống sót kỳ diệu của em bé được đưa lên trang đầu của các tờ báo Trung Quốc và nhận được rất nhiều lời cảm thông chia sẻ.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Hội từ thiện thành phố Hạ Môn đã quyên góp và ủng hộ số tiền 5.000 Nhân dân tệ để hỗ trợ nuôi dưỡng em bé tội nghiệp. Trong khi đó tại bệnh viện, có rất nhiều người đã đến thăm và cầu nguyện cho bé Xiao Zhao khỏe mạnh.

Bác sĩ Kuan-Yin Fan tại bệnh viện Hạ Môn cho biết: “Em bé hiện đang tiến triển tốt và chúng tôi không thấy có dấu hiệu nguy kịch đối với bé. Bé sẽ nhanh chóng bình phục và sẽ được xuất viện để gia đình chăm sóc nếu họ đồng ý”.

Đình Huế

Đình Huế
Tổng hợp



*************************

Dị nhân liệt 2 chân 40 năm săn cá “khủng”


Bị liệt cả 2 chân nhưng ông Lê Kim Hoa ở Thanh Hóa đã không ít lần đưa được những con cá vược nặng vài chục ký lên bờ. Gần 40 năm săn cá, người đàn ông tật nguyền này nuôi sống cả gia đình, cho các con ăn học đàng hoàng.

Cá vược, loài cá được người dân vùng sông nước xứ Thanh mệnh danh là “thủy thần” sông Mã, là “cọp” dưới đáy sông. Loại cá một thời vang bóng trên sông Mã đã gắn liền với tên tuổi của một tay câu rất “dị” - Hoa “què”. Mặc dù bị liệt 2 chân nhưng ông Lê Kim Hoa (SN 1960, ngụ xã Hoằng Long, TP Thanh Hóa) lại có biệt tài săn cá vược “khủng” trên sông mà ngay cả những người lành lặn cũng khó làm được. Nghề câu cá trên sông đã nuôi sống gia đình ông, là “cầu nối” đưa các con ông đến giảng đường đại học.

“Rái cá” trên sông

Men theo con đê ven sông Mã, qua mấy ngôi làng nhỏ nằm bên chân cây cầu Hàm Rồng mới vào những ngày đầu tháng 3 mưa phùn rả rích, chúng tôi đã tới được nhà lão ngư Lê Kim Hoa. Gặp ông không khó, bởi nhắc đến Hoa “què”, người dân trong vùng ai cũng biết, họ biết đến ông không phải vì đôi chân bị liệt mà chính là cái biệt tài săn cá vược trên sông của lão ngư này.

Sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ khi lọt lòng mẹ ông đã không thể đi lại được trên chính đôi chân của mình. Học đến năm lớp 7, ông phải ở nhà vì đôi chân không còn cử động được nữa. Buồn, chán không biết làm gì, ông đánh liều dong thuyền ra sông Mã theo mọi người đi câu. Những ngày đầu đi trên sông ông rất sợ vì chân mình thế này, chẳng may lộn cổ xuống sông chỉ có làm mồi cho hà bá. Nhưng lạ thay, một lần ông bị một con cá lớn cắn câu, kéo lộn nhào xuống sông, ông mới phát hiện ra rằng mình không bị chìm mà vẫn nổi. Từ đó, lão ngư Hoa “què” gắn chặt đời mình với nghề sông nước.

Dị nhân liệt 2 chân 40 năm săn cá “khủng”
Sau bao nhiêu năm lăn lộn sông nước nuôi con, giờ đây ông Hoa trở về nghỉ ngơi tuổi già bên người vợ của mình

“Từ cái ngày biết mình có bị ném xuống sông cũng chẳng chết, lúc nào tôi cũng ở dưới sông, năm thì mười họa hay có công việc gì tôi mới lên bờ. Lúc thì đi câu, khi nước xuống lại đi thả lưới… Ở trên bờ thì tôi đúng là một kẻ vô dụng vì chỉ làm bạn với xe lăn, nhưng dưới sông tôi chính là “rái cá”. Ở khúc sông này chẳng có vũng, hộc hay luồng lạch nào tôi không thuộc nằm lòng cả” - lão ngư trải lòng.

Rồi ông chia sẻ, câu cá vược có thể câu quang năm nhưng để có được cá to và nhiều thì từ tháng 10 đến tháng 2, 3 năm sau. Ở chân cầu Hàm Rồng có một vụng nước sâu 30 - 40 m, đến mùa cá lại ngược sông về trú ẩn và kiếm ăn. Đây là thời điểm mà ngư dân sống nước vào mùa mưu sinh. “Chúng bơi hàng đàn ngược sông kiếm ăn, nhiều con cá to ngạnh nổi lên như những lưỡi lê. Cá nhiều là thế, nhưng săn được một con cá vược khủng thì không phải ai cũng làm được”. 

Dụng cụ đi săn vược của “cần thủ” đặc biệt này thật đơn giản, chỉ vài chiếc lưỡi câu, một cuộn cước, một chiếc vợt to như miệng thúng và “vật bất li thân” là chiếc thuyên nan đơn (loại 1 người ngồi). Ông nói con thuyền chính là đôi chân để ông có thể vùng vẫy trên sông nước.

Suýt làm mồi cho “hà bá”

Gần 40 năm lênh đênh trên sông với đôi chân tật nguyền của mình, ông Hoa không nhớ mình đã đưa lên bờ bao nhiêu con cá, từ cá ké, cá ngạnh, cá chép, đến cá vược… Được con nào vợ ông mỗi sáng sớm lại mang đến chợ bán lấy tiền nuôi cả gia đình, lo tiền ăn học cho 2 đứa con.

“Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên mình câu được một con cá vược nặng gần 20 chục ký. Hôm đó vào khoảng 1 giờ chiều, tôi buông cần lần cuối để chuẩn bị về, vì nước sông bắt đầu rút. Bất ngờ cuộn cước trên mạn thuyền cửa tôi cứ lao đi vun vút, biết có cá lớn, tôi liền cầm cuộc cước để khống chế con cá nhưng chú cá đã kéo tôi lộn nhào xuống sông Mã cố thoát thân”, ông kể.

Dòng sông Mã, nơi dị nhân từng đánh vật với những con cá khủng để mưu sinh
Dòng sông Mã, nơi "dị nhân" từng đánh vật với những con cá khủng để mưu sinh

Con cá bị mắc câu hăng máu cứ thế lao đi và kéo theo ông chạy dọc sông đến vài km, lúc này ở trên bờ bà con làng xóm kéo ra đầy sông, ai cũng lo lắng. Sau 2 giờ vật lộn với ông bất thành, chú cá vược đành ngửa bụng nổi lên mặt nước, lúc này ông cũng mệt nhoài và được người dân dong thuyền đưa cả người lẫn cá vào bờ. Hôm đó làng xóm kéo đến rất đông để xem cá. Nó nặng hơn 18kg và dài gần 2m - ông Hoa nhớ lại.

Sau lần bị con cá vược quần cho tơi tả trên sông, khoảng 10 năm sau ông lại bị một con vược “khủng” khác kéo lộn nhào xuống sông Mã, đây được xem là con cá lớn nhất trong nghiệp đi câu của ông. Nó nặng gần 40kg và to như cái bàn uống nước, cũng là con cá vược lớn nhất trên sông Mã từng được đưa lên bờ. Ông Hoa kể, thời đi câu với ông còn có ông Thành ở phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, cũng có lần câu được một con cá vược rất to, nặng khoảng 70kg. Tuy nhiên sau nửa ngày quẩn thảo, con cá đã giật đứt dây câu trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Giờ đây, khi đã ngoài 50 tuổi, sức khỏe kém dần, con cái cũng đã khôn lớn trưởng thành, ông ít xuống thuyền câu hơn, chỉ thi thoảng theo anh em đội câu cho đỡ nhớ nghề. Phần lớn thời gian ông ở nhà làm lưỡi câu, đan lưới bán cho dân chài trong vùng. “Khoảng 1 năm nay, tôi không còn hành nghề nữa, do tuổi cao nên các con tôi không cho đi. Với lại khoảng 10 năm trở lại đây nạn đánh bắt cá bằng kích điện hoành hành nên cá vược trên sông Mã bỗng dưng không còn nữa. Nghề câu cũng từ đó mà mai một”, ông Hoa chia sẻ.

Nguyễn Thùy




******************************


Mai mốt " rì thai " xong,chắc tui phải dzìa nông thôn làm guộng quá các cụ ơi !




















Phung Tran chuyển

*************************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 23 - 03-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Chưa hết, cô gái có chiếc áo màu cam còn tiếp tục lắc lư khiêu gợi vô cùng phản cảm trong tiếng hò reo cổ vũ. Sau màn thoát y đó là những điệu nhảy mời gọi “nhiệt tình” của một cô gái trẻ khác.

****************************

Sửng sốt màn múa thoát y giữa đường phố Sài Gòn

Đoạn clip ngắn quay lại cảnh múa thoát y lấy tiền của hai cô gái trẻ ngay giữa phố khiến người xem không khỏi tức mắt.

Mở đầu clip là cảnh một cô gái trẻ liên tục uốn éo và lắc lư theo điệu nhạc. Tuy nhiên chỉ sau mấy giây, cô gái này đã cởi hết quần áo đang mặc trên người để lộ toàn bộ thân thể ngay chỗ đông người.

thoát y, phản cảm, giữa đường, Sài Gòn, cổ vũ, cô gái
2 cô gái thoát y phản cảm ngay trên đường

Chưa hết, cô gái có chiếc áo màu cam còn tiếp tục lắc lư khiêu gợi vô cùng phản cảm trong tiếng hò reo cổ vũ. Sau màn thoát y đó là những điệu nhảy mời gọi “nhiệt tình” của một cô gái trẻ khác. Vẫn theo kịch bản cũ, cô tiếp tục tự cởi đồ và không quên vòi thêm tiền “Mới có 200 thôi à, anh nào cho thêm 300 em cởi hết luôn”.

Điều đáng nói là trong đoạn clip có sự góp mặt của hai người MC nam. Họ không những cổ vũ mà còn xui những cô gái cởi hết và nhảy thật sung thêm nữa. Bên cạnh tiếng nhạc sôi động còn có rất nhiều những tiếng hò reo, tiếng xì xào bàn tán.

thoát y, phản cảm, giữa đường, Sài Gòn, cổ vũ, cô gái

Bên cạnh cổ vũ và hùa theo, có khá nhiều người xì xào bàn tán về điều này. 

Đoạn clip sau khi được đăng tải đã thu hút sự chú ý và quan tâm của cư dân mạng. Hầu hết ai cũng thấy bất ngờ và bức xúc vì hành động phản cảm của nhóm người này. 

(Theo Trí thức trẻ)




****************************

Sống chung với viên đạn găm trong đầu 48 năm mà không biết


Một phụ nữ 62 tuổi sống ở vùng đông bắc Trung Quốc đã được các bác sĩ phẫu thuật để lấy ra viên đạn mắc trong đầu bà suốt 48 năm qua mà bà không hề hay biết.

Các bác sĩ tại Bệnh viện của trường Đại học Y ở thành phố Thẩm Dương (Trung Quốc) đã phẫu thuật thành công và lấy ra khỏi đầu một người phụ nữ họ Triệu một viên đạn dài 2,5cm và có đường kính 0,5cm.

Sau khi cuộc phẫu thuật thành công, bà Triệu mới nhận ra rằng đó là một viên đạn lạc mắc trong đầu bà, thứ mà lâu nay bà vẫn tưởng là một hòn đá nhỏ bị ai ném và mắc kẹt trong thái dương từ năm bà 14 tuổi.

Bà Triệu với viên đạn được lấy ra khỏi đầu mình
Bà Triệu với viên đạn được lấy ra khỏi đầu mình

“Tôi thật hạnh phúc vì viên đạn đã không giết chết mình”, bà Triệu cho biết sau khi thực hiện ca phẫu thuật. “Tôi biết ơn sự may mắn của mình đã cho tôi sống một cuộc sống hạnh phúc với gia đình”.

Trong hơn 10 năm qua, bà Triệu đã gặp phải tình trạng nghẹt mũi mãn tính và đau đầu trầm trọng. Bà thường xuyên phải sử dụng thuống kháng viêm để giảm đau, cho đến khi bà phải đi khám bác sĩ vì cơn đau trong mũi ngày càng trở nên trầm trọng, các bác sĩ đã phát hiện ra trong mũi bà có một vật bằng kim loại.

Theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ, bà sẽ bị phẫu thuật cắt mũi và môi trên để lấy mảnh kim loại này ra, điều này khiến bà Triệu hoảng sợ và không dám tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên khi cơn đau trở nên trầm trọng đến mức không chịu được, bà Triệu đã quyết định thực hiện phẫu thuật. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp phẫu thuật can thiệp tối thiểu nên không cắt mũi và môi trên như dự định ban đầu. Cuối cùng một viên đạn được lấy ra khỏi đầu bà Triệu trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Cận cảnh viên đạn nằm trong đầu bà Triệu suốt 48 năm qua
Cận cảnh viên đạn nằm trong đầu bà Triệu suốt 48 năm qua

Bà Triệu cho biết sự việc xảy ra từ năm bà 14 tuổi, nghĩa là cách đây 48 năm, bà không nhận thức được rằng một viên đạn lạc đã cắm thẳng vào mặt bà mà bà chỉ nghĩ rằng mình bị ai đó ném đá. Bà chỉ cảm thấy đau chút ít và quyết định sẽ sống bình thường vì cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bà.

Theo giải thích của bác sĩ Triệu Ninh, người đã tham gia cuộc phẫu thuật cho bà Triệu thì viên đạn đã mắc kẹt trong hốc mũi của bà Triệu nên đã không gây ra tổn thương về não, khiến bà không bị tử vong khi bị bắn.

T.Thủy
Theo Want China Times



******************************

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc


Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Bà Obama và mẹ, bà Marian Robinson, cùng các con gái Malia và Sasha đã chụp ảnh chung với Đệ nhân phu nhân Trung Quốc, bà Bành Lệ Viện tại trung tâm Tử Cấm Thành.
Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Đây là lần đầu tiên bà Obama tới Trung Quốc, và là chuyến công du nước ngoài thứ ba không đi cùng ông chủ Nhà Trắng.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Bắc Kinh và Washington đã cùng ngợi khen chuyến thăm như một cơ hội để hai vị Đệ nhất phu nhân đề cao tầm quan trọng của giáo dục và trao đổi “nhân dân với nhân dân”.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Dù vậy, giới phê bình Mỹ đã chỉ trích những tín hiệu cho thấy vấn đề nhân quyền không được đưa vào nội dung chuyến thăm – cho dù bà Obama đã có lịch tới ăn tại một nhà hàng Tây Tạng tại Thành Đô – và chi phí ngân sách Mỹ phải chi ra cho chuyến đi này không được tiết lộ.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Bà Obama đã bắt đầu chuyến thăm tới trường trung học số 2 thuộc đại học sư phạm Bắc Kinh. Các bức ảnh được đăng tải bởi báo giới Trung Quốc đăng tải cho thấy bà Obama và bà Bành quan sát học sinh tại trường học cách chế tạo robot.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Hai người cũng tham gia một buổi trình diễn thư pháp. Trong đó gia đình bà Obama đã quan sát bà Bành viết dòng chữ: “Đức hạnh giúp thúc đẩy tăng trưởng”, trước khi tặng nó cho vị khách đến từ Mỹ.

Bà Obama trổ tài thư pháp ở Trung Quốc
Chuyến tham quan đã được nhiều tờ báo nhà nước Trung Quốc đăng tải trên trang nhất, và có những bài viết khen ngợi mục tiêu chuyến thăm tập trung vào các chủ đề “mềm” như giáo dục, thay vì chính trị.


Có một chi tiết khiến dư luận Mỹ quan tâm đó là chi phí của chuyến thăm, nhất là sau khi đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đăng tải bài viết cho biết gia đình bà Obama ở trong khách sạn siêu sang, có giá 8400 USD/đêm.

Theo trang web của khách sạn, căn hộ cao cấp này có diện tích 320 m
Theo trang web của khách sạn, căn hộ cao cấp này có diện tích 320 m2, có bếp, quầy bar, phòng xông hơi, bể sục và bàn ăn tối cho 6 người.

Clip ngày đầu tại Trung Quốc của Đệ nhất phu nhân Mỹ

Thanh Tùng
Tổng hợp




***********************


Trung Quốc Bà Bành và bà Michelle trổ tài viết thư pháp.


(Dân trí) - Bà chủ Nhà Trắng Michelle Obama đã thể hiện khả năng bóng bàn và viết thư pháp tại Bắc Kinh, nhưng trong con mắt của người Trung Quốc, đệ nhất phu nhân thanh lịch, giản dị của họ mới là người chiến thắng trong "cuộc đấu của các đệ nhất phu nhân".

Trung Quốc chiến thắng trong cuộc đấu của các đệ nhất phu nhân
Bộ vest của bà Bành được khen ngợi, trong khi bộ trang phục của bà Michelle bị coi là một trong những bộ đồ xấu nhất bà từng mặc trước công chúng.

Đó là cuộc gặp được chờ đợi từ lâu của hai đệ nhất phu nhân quan trọng nhất thế giới. Nhưng đã có một người nổi trội hơn hẳn khi bà Michelle Obama gặp người đồng cấp Bành Lệ Viện lần đầu tiên tại Bắc Kinh.

Khi các bức ảnh và tin tức truyền hình bắt đầu phát sóng cảnh bà Bành và bà Michelle thăm thú Bắc Kinh, các trang mạng tại Trung Quốc nhanh chóng tuyên bố chiến thắng trong "cuộc chiến của các đệ nhất phu nhân".

"Đệ nhất phu nhân của chúng tôi rất duyên dáng và thanh lịch, bỏ xa bà Michelle", một cư dân mạng viết.

"Lần này chúng tôi đã chiến thắng", một người khác viết. "Đệ nhất phu nhân của chúng tôi tinh tế và thu hút hơn", người thứ ba viết.

Đã có nhiều ca ngợi dành cho bộ vest có dây đai thắt ngang eo của bà Bành, cùng chiếc áo màu đỏ bên trong hợp tông màu với đôi hoa tai và ví cầm tay. Một số người băn khoăn liệu đôi giày cao gót của bà có đủ vững chắc trên nền gồ ghề của Tử Cấm Thành hay không. Nhưng nếu không đi chúng, bà Michelle sẽ cao hơn bà Bành rất nhiều.

Tuy nhiên, bà Michelle cũng nhận được những lời khen ngợi khi thử sức ở 3 hoạt động yêu thích của người Trung Quốc: đánh bóng bàn, viết thư pháp và điều khiển robot.
 
Bà Bành và bà Michelle trổ tài viết thư pháp.
Bà Bành và bà Michelle trổ tài viết thư pháp.

Hai đệ nhất phu nhân Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu ngày thăm thú cùng nhau hôm 21/3 với điểm dừng chân đầu tiên là một ngôi trường trung học hiện ở Bắc Kinh nơi có 30 sinh viên Mỹ đang theo học.

Tới thăm một lớp học robot, bà Michelle đã được giới thiệu về một robot hình bông tuyết. Một học sinh đã hỏi đệ nhất phu nhân Mỹ rằng liệu bà có muốn thử điều khiển con robot "thực sự hiếu động" hay không, bà Michelle đã nhường cho con gái Malia.

Chuyến thăm Trung Quốc của bà Michelle cho thấy một cách tiếp cận mới trong các hỗ lực của Washington nhằm "quyến rũ" Bắc Kinh: câu lạc bộ của các đệ nhất phu nhân.

Chuyến thăm cũng được xem như một lời xin lỗi tế nhị đối với sự vắng mặt của bà Michelle hồi năm ngoái, khi bà không xuất hiện trong một cuộc gặp tại Sunnylands, California giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bà Bành và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Mặt khác, chuyến đi được xem như một kỳ nghỉ gia đình dưới vỏ bọc một sứ mệnh ngoại giao. Một bức ảnh cho thấy bà Michelle, người mẹ Marian Robinson 76 tuổi và hai con gái đứng quanh bà Bành trong chuyến thăm Tử Cấm Thành.

Đối với Trung Quốc, chuyến thăm cũng là một cuộc thử nghiệm. Không phu nhân của một chính trị gia nào từng tiếp đón một quan chức tới thăm. Mặc dù bà Bành đã nhận được những lời khen ngợi khi xuất hiện bên cạnh chồng trong các chuyến công du nước ngoài nhưng bà lại không có vị thế chính trị cao ở trong nước.

Người Trung Quốc vẫn chưa rõ về vai trò của đệ nhất phu nhân. Đất nước này thường được lãnh đạo bởi các nam giới, và thường e ngại về phu nhân của các nhà lãnh đạo.

"Đệ nhất phu nhân có vị thế cao gần đây nhất là bà Mao", một quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết trước chuyến thăm của bà Michelle. "Nhưng kết cục lại không tốt lắm".

Bà Giang Thanh, người vợ thứ 4 của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đã bị tử hình vì các tội danh thời Cách mạng Văn hóa.
 
Mẹ con bà Michelle gặp vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mẹ con bà Michelle gặp vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cả bà Michelle và bà Bành đều tránh chính trị.

"Mỹ thấy khó chấp nhận chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc nhưng lại dễ dàng chấp nhận đồ ăn, thư pháp và các loại hình văn hóa khác", ông Shen Dingli, người đứng đầu một Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan. "Vì vậy sau khi dành thời gian bên nhau, ăn uống và xem biểu diễn cùng nhau, họ sẽ cảm thấy gần nhau hơn và điều đó có thể giúp ích cho tiến trình chính trị", ông Shen nói.

Ông Shen nói thêm rằng sự xuất hiện của 2 cô con gái nhà Obama và bà ngoại Robinson có thể cho công chúng Trung Quốc thấy rằng dù là đệ nhất gia đình nước Mỹ thì họ cũng là những người bình thường và không được "bọc thép" như một số người Trung Quốc vẫn nghĩ. "Chuyến thăm sẽ có ảnh hưởng nhẹ nhàng, làm xoa dịu căng thẳng", ông Shen nói.

Hình ảnh vợ chồng bà Obama là các bậc phụ huynh bận rộn, giao nhiệm vụ chăm sóc con cái cho bà ngoại trở nên quen thuộc với người Trung Quốc, Nhà Trắng đã dự đoán trước, và biết rằng nhiều gia đình Trung Quốc cũng phải làm vậy.

Đối với Malia và Sasha, các đệ nhất tiểu thư Nhà Trắng với quyền riêng tư luôn được bảo vệ chặt chẽ, đây là cơ hội hiếm để họ xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên, cả hai cô gái đều đứng ngoan ngoãn sau mẹ trong ngày đầu chuyến thăm Trung Quốc.

An Bình
Theo Telegraph




********************

Chuyện tình cảm động của lão ông tuổi 80 “nhặt” được vợ


Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Thành, người từng được mệnh danh là kẻ cướp cơm hà bá trên sông Hồng. Tuy nhiên, ít ai ngờ phía sau con người này lại có một câu chuyện tình đẹp và đầy xúc động.

Trong cái rét như cắt da cắt thịt, người đàn ông gần 80 tuổi, nhỏ thó, đen thui vẫn lầm lũi lên phố bới từng đống rác nhặt phế liệu. Ông sang sảng bảo: “Khi nào đôi chân tôi yếu đi, mắt không còn nhìn thấy rõ nữa, thì tôi mới thôi đi nhặt rác. "Vì giờ đây, nó là công việc giúp nuôi sống hai vợ chồng già chúng tôi” - ông Nguyễn Văn Thành cho hay.


Ông Thành hạnh phúc khi ngày nào cũng được
nhìn thấy người “vợ nhặt” của mình. Ảnh T.G
Ông Thành hạnh phúc khi ngày nào cũng được nhìn thấy người “vợ nhặt” của mình. Ảnh T.G

Quá khứ đau buồn

“Ngôi nhà” nhỏ của vợ chồng ông Thành đơn sơ, nằm nép mình bên bờ sông Hồng. Những ngày rét mướt, gió từ sông thổi lên làm nó rung bần bật. Gọi là nhà, nhưng thực chất đó chỉ là một con thuyền bằng nứa được dựng tạm bợ. Xung quanh thuyền, ông Thành che chắn những tấm bạt – thứ phế liệu được nhặt về từ những đống rác. Ông Thành vừa nói vừa suýt xoa: “Mấy hôm trời rét, gió ở sông lùa vào khiến hai vợ chồng không tài nào ngủ được. Con thuyền thì chòng chành, gió thổi vi vu nghe cứ như tiếng sáo. May hôm nay các chú đến chơi, trời lại nắng ấm lên, nếu không ngồi trong nhà cũng như ngoài trời thôi”.

Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về câu chuyện cuộc đời mình, ông Thành nén một hơi thở dài rồi chỉ tay lên tấm liếp phía trong ngôi nhà. Bên trên tấm liếp, ông treo một tờ giấy trắng với dòng chữ được viết rất cẩn thận “Tổ ấm của tôi” rồi nói: “Giờ đây con thuyền là nhà, còn cuộc sống của tôi là bà ấy. Dù nghèo đói, nhưng tôi thấy hạnh phúc với tổ ấm của mình”. Nói đoạn, ông Thành nhìn qua vợ mình đầy hạnh phúc.

Đưa chén nước chè nóng lên miệng nhấp một ngụm, ông Thành trầm ngâm: “Vợ chồng tôi đến với nhau như một cái duyên trời định, tình cờ gặp, tình cờ đến. Không một mâm cơm, không một người làm chứng. Chúng tôi sống với nhau vì một chữ tình, vậy mà cũng được hơn 40 năm rồi”. Cũng theo ông Thành tâm sự, trước đây ông có tên Quách Văn Mậu, là người dân tộc Mường, quê gốc ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Năm ông lên 10 tuổi thì bố mẹ không may qua đời. Từ đó, bốn anh chị em trong gia đình ông Thành phải lang bạt khắp nơi. Ông Thành hồi tưởng, có những hôm ông đi lang thang không có gì ăn, đói lả nằm bẹp bên lề đường. May mắn, một người phụ nữ đến và thấy ông còn sống nên mang về nhà, cho ăn uống. Lúc ấy vì cảm phục tấm lòng nhân hậu của người đã cưu mang mình, ông Thành đã xin được đổi tên từ Quách Văn Mậu sang Nguyễn Văn Thành.

Hồi tỉnh, ông Thành lại tiếp tục đi. Cuộc đời xô đẩy đã đưa ông Thành vào tận miền Nam, sau đó còn tham gia lính của chế độ cũ. Khi tham gia trong quân đội, vì quá bất mãn với những chiến lược và sự tàn bạo của chế độ cũ, ông Thành xin ra quân nhưng không được chấp nhận. Sau đó, ông bị bắt đi tù vì tội chống lại chế độ. Mãn hạn tù, ông Thành tìm đường về quê hương. Về quê nhưng không một người thân thích, ông lang thang trên chính mảnh đất đã sinh ra mình một lần nữa. Quá đau khổ và muốn tìm một mảnh đất mới để làm lại cuộc đời, ông lại ra đi.

“Một lần lang thang tại Bến xe Thanh Hóa, tôi tình cờ gặp một người đàn ông tên Cường. Sau khi nói chuyện và biết tôi là người vô gia cư, đang rất cần tìm một công việc để kiếm sống, người đàn ông này đã rủ tôi đi làm ở bãi vàng Cẩm Ngọc. Nhờ sự từng trải và khả năng thích nghi cuộc sống, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tôi đã đứng lên cầm đầu một nhóm chuyên bảo kê cho bãi. Lúc đó, cả bãi vàng ai cũng biết đến tên tôi. Tuy nhiên, giữa lúc công việc đang tiến triển, nhóm chúng tôi bị một nhóm khác nổi lên tranh giành địa bàn. Sau khi thất thế ở bãi vàng, tôi lại lang thang ra Hà Nội kiếm sống mà trong người không có một xu dính túi”, ông Thành ngậm ngùi kể lại.

Những ngày đầu mới bước chân ra Hà Nội, ông Thành lang thang ở khắp các bến tàu, bến xe, ai thuê gì thì làm đấy, miễn là ra tiền và không dính dáng đến pháp luật. Sau mỗi buổi làm việc, ông thường dạt vào các vỉa hè, hay những căn nhà bỏ hoang để ngủ. Được một thời gian, ông Thành chuyển về khu vực cầu Long Biên và bãi giữa sông Hồng tìm nơi tá túc. Cũng tại đây, ông gặp bà Nguyễn Thị Thủy, người phụ nữ đã gắn đó với ông gần nửa cuộc đời. Ông Thành nói vui: “Nó đúng là cái duyên thật, vì lúc đó, chúng tôi đến với nhau đâu phải bởi tình yêu. Chính xác là tôi đã “nhặt” bà ấy về, dần dần thì yêu nhau. Giờ mới có cặp đôi già lênh đênh trên sông nước như thế này chứ”.

Câu chuyện cổ tích với người vợ “nhặt”

Rít một hơi thuốc lào thật sâu, rồi từ từ nhả ra một làn khói trắng đục, vẻ mặt đầy sảng khoái, ông Thành ngâm nga: “Thuốc lào chồng hút vợ say, thằng bé cầm điếu lăn quay ra nhà…”. Rồi ông Thành tiếp lời bằng giọng hơi chùng xuống: “Sống với nhau gần nửa cuộc đời rồi, chúng tôi cũng chưa có với nhau một đứa con nào, đọc thơ cho vui vậy thôi. Giờ muốn có một đứa con để nương tựa lúc già cũng không thể được, chỉ có hai tấm thân già này nương tựa vào nhau thôi”. Đưa ánh mắt buồn buồn nhìn xa xăm ra phía lòng sông, ông Thành kể tiếp về ngày định mệnh đưa ông gặp bà Thủy.

“Tôi vẫn còn nhớ đó là ngày 26/9/1969. Sau khi mang ốc đi bán, trên đường trở về qua ga Long Biên, tôi tình cờ nhìn thấy một người phụ nữ đang lui cui quét gạo rơi ở sân ga. Nhìn thấy hình ảnh đó, trong lòng tôi dấy lên sự thương cảm. Lân la hỏi chuyện, tôi được biết bà tên Thủy, người ở tận Thái Bình. Cuộc sống của bà cũng vất vả, mẹ mất sớm, cha đi lấy vợ hai, bà Thủy phải sống cảnh dì ghẻ con chồng. Nghe vậy, tôi đánh liều hỏi bà ấy: “Hay là bà về ở cùng với tôi”. Khi nghe tôi nói vậy, bà ấy khóc. Đó là giây phút, tôi không bao giờ quên được”, ông Thành cho biết. Đưa cánh tay có hình xăm ngày 26/9/1969 cho chúng tôi xem, ông Thành khoe: “Tôi sợ già sẽ lẫn cẫn không nhớ, nên tôi đã xăm lên tay ngày quan trọng nhất của cuộc đời mình, cái ngày mà chúng tôi trở thành vợ chồng ấy”.

Thấy ông Thành nói vậy, bà Thủy chen ngang vào câu chuyện giữa chúng tôi, bà bảo: “Ngày trước sống với mẹ ghẻ nên tôi bị bà ấy mắng chửi tối ngày. Sau đó, bà ấy còn ép tôi phải lấy một người mà mình không thích. Không thể chấp nhận cuộc sống như vậy, tôi đã bỏ nhà ra Hà Nội. Những ngày đầu, tôi cũng phải lang thang tự kiếm sống như ông Thành, tối đến phải chui vào các toa tàu để ngủ. Cũng may hôm đó, ông trời run rủi cho tôi gặp được ông Thành, nếu không đời tôi cũng chẳng biết sẽ thế nào”. Theo bà Thủy tâm sự, bà về ở với ông Thành đúng theo kiểu “vợ nhặt”, nhưng trong suốt 40 năm ăn ở cùng nhau, bà chưa bao giờ cảm thấy ân hận về quyết định của mình. Rồi bà tếu táo: “Tôi nhớ nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” phải mất một bát bánh đúc mới có được vợ. Nhưng ông Thành nhà tôi có vợ mà chẳng mất một cái gì cả”. Chuyện ông Thành – bà Thủy đúng là chuyện vá víu lại bằng tình, bằng nghĩa của hai cuộc đời bất hạnh. Con cái không có, vốn liếng làm ăn thì lại càng không, ông bà tiếp tục mò cua bắt ốc, nhặt rác mưu sinh. Mấy năm trước, bà Thủy còn khỏe, mắt còn tinh, hai ông bà cùng nhau lặn lội khắp các đường phố ở Hà Nội để kiếm sống. Hai năm trở lại đây, bà Thủy đã bắt đầu yếu đi, lưng đã còng, mắt đã mờ đục nên không cùng ông đồng hành trong cuộc mưu sinh được nữa.

Trời đã về chiều, gió từ sông thổi lên càng lúc càng mạnh hơn. Chúng tôi chia tay ông Thành, bà Thủy mà trong lòng không khỏi âu lo. Không biết đêm nay, gió sông Hồng thổi mạnh liệu ông bà có được ngon giấc. Con thuyền lại tiếp tục chóng chành theo từng đợt sóng, và trên con thuyền ấy là những phận người nổi trôi, phiêu bạt. Không biết đến khi nào gió sông Hồng mới lặng, để cuộc đời của ông Thành, bà Thủy không còn phải lênh đênh theo từng con sóng nữa.

Theo Tuấn Kiệt
Gia đình & Xã hội




**********************
Vụ Chánh Tín vỡ nợ: “Chí Trung “tiêu xài” danh tiếng của mình hơi hoang phí“

Ngay sau khi thông tin NSƯT Chánh Tín lâm tình trạng nợ nần, sắp phải ra đường vì mất nhà, nghệ sĩ Chí Trung đã phát động lời kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp, công chúng yêu điện ảnh giúp đỡ bằng cách công khai tài khoản của NSƯT Chánh Tín. 

Việc làm của nghệ sĩ Chí Trung đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi xung quanh chuyện này. Rất nhiều văn nghệ sĩ, công chúng yêu điện ảnh đã ủng hộ hành động này của NS Chí Trung bằng cách chuyển tiền giúp đỡ nghệ sĩ Chánh Tín, người muốn mời vợ chồng ông về nhà ở cùng, người sung đất, xây nhà và đặc biệt, có người còn ngỏ ý muốn mua lại ngôi nhà vợ chồng NSƯT Chánh Tín đang ở và tặng lại ông.

Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ, giúp đỡ vật chất cho NSƯT Nguyễn Chánh Tín theo lời kêu gọi của một số nghệ sĩ như Chí Trung thì cũng có nhiều ý kiến trái chiều phản đối. Nhiều lời xúc phạm, không ít lời chỉ trích... Câu chuyện tưởng chừng nhưng là chuyện riêng của cá nhân NSƯT Chánh Tín giờ đã phủ sóng mặt báo và khắp diễn đàn... Không chỉ có NSƯT Chánh Tín bị soi từ chuyện đời tư cho đến từng lời ăn, tiếng nói mà nghệ sĩ Chí Trung, người đứng ra kêu gọi giúp đỡ cũng nhận không ít "gạch đá". Việc này khiến không ít bạn bè, fan hâm mộ Chí Trung tỏ ra bức xúc.

Tối 21.3, nhà báo Hoàng Hường - từng là diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ - đăng một bài viết tỏ thái độ bức xúc vì dư luận "ném gạch đá" về phía NS Chí Trung.

 Nhà báo, cựu diễn viên nhà hát Tuổi trẻ Hoàng Hường
Chị chia sẻ: "Dù muốn dù không vẫn bị chú ý, mình đọc kỹ lưỡng từ các bài báo lẫn comment. Mình không biết Chánh Tín ngoài đời, hâm mộ cũng vừa vừa, và tất nhiên không đủ tư cách phán xét bất cứ chuyện gì về việc cá nhân anh ấy. Mình chỉ quan tâm đến nhân vật thứ hai trong chuyện này: Chí Trung".
 
Nhà báo Hoàng Hường chia sẻ câu chuyện cách đây hơn 10 năm, khi chị vẫn là diễn viên trong đoàn kịch Nhà hát Tuổi trẻ, khi chị mới là cô sinh viên bỡ ngỡ mới ra trường và những kỷ niệm về tấm lòng của NS Chí Trung, người mà chị luôn kính trọng.

Hoàng Hường kể: "Cách đây hơn 10 năm, mình là diễn viên trong đoàn kịch của Chí Trung, trẻ, mới ra trường, vô danh.. cùng lứa với Hiệp gà; suốt mấy năm làm việc, có nhiều kỷ niệm. Nhưng điều mình nhớ nhất Chí Trung luôn tìm mọi cách bảo vệ đàn em, như cách anh ấy nói "diễn viên trẻ năm nào ra trường vô khối, nhà hát cũng muốn thanh lọc, nhưng nếu anh buông tay, các em ra đường chắc chắn hỏng". Mình và nhiều bạn khác đến lập nghiệp và lạc lõng giữa thành phố này. Có lần mình đã rời đoàn đi thử công việc ở một công ty, không phù hợp mình bỏ việc. Chí Trung nhắn mình quay lại đoàn, phân vai, tập vở... thật tâm muốn mình có điều kiện vươn lên. Anh ấy không cần lấy lòng một diễn viên không tên tuổi, những chuyện này cũng không bao giờ lên báo.

Mình kể lại vì thấy scandal Chánh Tín khiến Chí Trung cũng bị ném đá tơi tả "đứng trên vai người khác để đánh bóng" "mượn tên tuổi người khác làm hàng", "kẻ cơ hội"... cũng cảm thấy hình như hơi nặng nề. Mình chẳng dám bình luận việc làm và động cơ của anh ấy. Chí Trung chắc đủ bản lĩnh và trải đời không cần mình bảo vệ. Mình chỉ kể câu chuyện này để thấy rằng ngoài người đã có danh như Chánh Tín, Chí Trung còn chìa tay với đàn em, những người không có tác dụng 'làm hàng'. Bài này mình viết cách đây mấy năm, có nhắc đến chuyện Chí Trung từng đưa Hiệp Gà về nhà "nuôi nhốt" cho Hiệp cai nghiện, việc đó cũng không phải "làm hàng". Trong chuyện Chánh Tín, nếu có trách, chỉ trách anh ấy đã "tiêu xài" danh tiếng của mình hơi vội vàng và hoang phí.

Mình thừa nhận status này có chút cảm tính cá nhân, từ quan hệ cá nhân. Nhưng quan hệ cá nhân sẽ có cái khác: quan sát ở cự ly gần hơn để biết một ai đó thực tế hơn. Với nhiều triệu người ở nước này thì Chí Trung là nghệ sĩ nổi tiếng, Táo giao thông... lấp lánh; với người khác Chí Trung là người bán vé sòng phẳng tính toán. Chắc là Chí Trung có tất cả những điều ấy, và với mình Chí Trung còn là một Người Anh".




***************************

Sát thủ máu lạnh đập chết người tình sau khi ân ái


Đó là một vụ án mạng chấn động dư luận tỉnh Bình Dương trong những ngày qua. Vụ án này, một lần nữa là một hồi chuông cảnh tỉnh về việc chạy theo những mối tình trên “thế giới ảo” một cách dễ dãi, mù quáng. 
WP_20140320_001-1.jpg
Nhiều kẻ lợi dụng mạng internet để thực hiện hành vi lừa đảo, thậm chí còn gây án giết người

Theo một cán bộ điều tra thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Bình Dương, trong vụ án Trần Ngọc Thuận sát hại bạn gái mới quen qua mạng internet để cướp tài sản có thể thấy nạn nhân đã quá chủ quan khi không tìm hiểu nhân thân "người tình".
Mất mạng dưới tay "người tình internet"
Theo cơ quan điều tra, giữa tháng 1/2014, trong một lần "dạo chơi" trên internet, Trần Ngọc Thuận (19 tuổi, quê Bến Tre) đã làm quen được với Phạm Hồng D.T. (23 tuổi, ngụ phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương). Thuận vốn có khiếu tán tỉnh nên nhanh chóng làm lay động trái tim nàng.
Từ những câu tán tỉnh trên thế giới “ảo”, Thuận đã chóng vánh chiếm được trái tim của chị T. Qua đó, Thuận đã biết được cô bạn gái này có xe tay ga, điện thoại xịn nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản.
DSC03347.jpg
Sát thủ máu lạnh Trần Ngọc Thuận tại cơ quan điều tra

Sau nhiều lần Thuận gạ gẫm, hẹn gặp T. thì "con mồi" cũng đồng tình.
Sáng 17/3, Thuận đón xe từ tỉnh Bến Tre đến Bình Dương để gặp T. Trên đường đến chỗ hẹn, Thuận ghé ngang một cửa hàng vật liệu xây dựng mua một chiếc búa đinh thủ sẵn trong người.
Sau khi gặp được chị T, Thuận vui mừng khôn xiết và nhanh chóng chở cô gái đáng thương này đi dạo quanh phố phường Bình Dương.
Sau những lời đường mật, thấy nạn nhân đã “vào tròng” Thuận đã vạch kế hoạch dẫn dụ cô gái đến nhà nghỉ N.A “tâm sự”. Sau khi vào phòng, Thuận đã lén giấu chiếc búa dưới gầm giường. Đến 15h10' chiều cùng ngày, lợi dụng lúc T. đang nằm xem tivi, Thuận bất ngờ lấy búa lao đến đập liên tiếp vào đầu T. cho đến khi T. gục hẳn. Sau khi hạ sát bạn gái, Thuận dùng mền trùm kín nạn nhân rồi lấy 2 điện thoại, ví tiền, nhẫn vàng và chìa khoá xe máy rời khỏi phòng.
Phát hiện hành động lạ lùng của Thuận khi rời khỏi khách sạn nên quản lý khách sạn yêu cầu Thuận đứng lại đồng thời cử người lên phòng kiểm tra. Nhân viên chạy lên kiểm tra tá hỏa phát hiện nạn nhân nằm bất tỉnh, xung quanh có nhiều vết máu. Ngay sau đó quản lý khách sạn tri hô cùng người dân bao vây bắt giữ Thuận. Chị T. được đưa đi cấp nhưng như do vết thương quá nặng nên đã tử vong.
Cảnh báo những mối tình trên “thế giới ảo”
“Sập bẫy” tình trên mạng internet giờ đây không còn xa lạ, không chỉ xảy ra ở lứa tuổi teen "ăn chưa no, lo chưa tới" mà không ít vụ xảy ra với những người đã lập gia đình, con cái khôn lớn. Họ đã phải trả giá đắt bằng vật chất lẫn tinh thần, thậm chí là cả mạng sống của mình.
Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) đã lập hồ sơ xử lý Nguyễn Văn Ngân (44 tuổi, quê Cà Mau) vì hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sống đơn thân nuôi con đã nhiều năm nên chị O. (ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) thường lên mạng internet tìm bạn tâm sự. Trong dịp lễ Valentine, chị O. lên mạng và làm quen với Ngân. Lúc này Ngân tự giới thiệu là quản lý đầm tôm tại TP.Cà Mau, từng có vợ con nhưng đã ly hôn.
WP_20140320_001.jpg
Nhiều cô gái trở thành nạn nhân của những mối tình thông qua mạng Internet (ảnh minh họa)

Thấy Ngân có vẻ chân tình nên chị O. cũng dốc bầu tâm sự, từ đó hai người trở nên thân thiết, trao đổi số điện thoại liên lạc. Sau đó, chị O. ngỏ lời mời Ngân đến thăm nhà. Những ngày ở nhà chị O., Ngân được chị dẫn đi ăn uống cùng bạn bè của chị. Biết chị O. đã “sập bẫy”, Ngân bắt đầu thực hiện kế hoạch đã vạch sẵn.
Theo đó, trong một lần đi ăn, Ngân bất ngờ thông báo vừa đánh mất chiếc ví đựng 28.000 USD, đây là số tiền Ngân mang theo để mua thuốc và thức ăn cho tôm. Ngân còn than thở nếu không có tiền mua thuốc thì đầm tôm hàng chục hécta sẽ mất trắng và ngỏ ý muốn mượn tiền chị O.
Với khả năng diễn xuất quá bài bản của nhân tình, chị O. không hề nghi ngờ, gom góp hết tiền dành dụm, đi vay mượn thêm khắp nơi để đưa cho Ngân gần 100 triệu đồng.
Cầm được số tiền trên, Ngân từ biệt chị O. về Cà Mau lo cho đầm tôm và buông lời hứa hẹn sẽ sớm gặp lại. Thế nhưng, khi chị O. gọi điện thoại hỏi thăm Ngân thì mới tá hỏa vì nhân tình đã bặt vô âm tín, số thuê bao ngoài vùng phủ sóng. Biết mình bị lừa, chị O. liền đến cơ quan công an địa phương trình báo.
Quyết tâm tóm được kẻ lừa đảo, đoán rằng gã nhân tình sẽ lên mạng để “tìm mồi”, chị O. đã lập một “nick chát” mới giả làm quen với y. Ban đầu, Ngân cũng “diễn” lại toàn bộ những gì đã “diễn” với chị O. trước đó. Chiều 4/3, hẹn được Ngân đến khu vực TP.Biên Hòa gặp mặt, chị O. đã trình báo công an. Khoảng 18h cùng ngày, tại quán cà phê N. (phường Tân Hiệp), trong lúc đang ngồi chờ “người tình” đến, Ngân đã bị các trinh sát mật phục tóm gọn. Tại cơ quan công an, Ngân đã thừa nhận hành vi chiếm đoạt tiền của chị O.
Một cán bộ công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo: “Hầu hết các vụ án xuất phát từ chuyện tình cảm thông qua internet đều có đặc điểm chung là các đối tượng lừa đảo thường dùng lời ngon ngọt dụ dỗ, khiến đối phương tin tưởng nên mất cảnh giác rồi tiếp cận, lợi dụng sơ hở thực hiện hành vi phạm tội. Cách tốt nhất là mọi người, đặc biệt là phụ nữ cần hết sức tỉnh táo với những mối quan hệ “ảo”, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra”.


*******************************

Cuộc sống ê chề của người phụ nữ bán dâm trước mặt con


Con đường sa chân vào làm gái mại dâm có trăm ngàn lý do mà có lẽ đến tận bây giờ cũng ít người hình dung nổi.
13786625586899-1395218705078.jpg
Những giấc ngủ quý giá bên đứa con gái 7 tuổi và cậu con trai 5 tuổi.


Cách đây không lâu, một nhiếp ảnh gia người Bolvia đã đăng tải trên mạng bộ ảnh về cuộc sống ê chề của bà mẹ trẻ đi bán dâm để nuôi con. Bộ ảnh đã nhận được nhiều nhận xét trái chiều khác nhau. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều nó cũng đã khiến nhiều người rung động.
Không phải là một cô gái trẻ xinh đẹp, thậm chí đã có 2 con nhưng người phụ nữ 24 tuổi Leila vẫn từng ngày, từng giờ bán thân nuôi miệng.
Leila ra đời từ rất sớm và cô có một tình yêu thật đẹp ở tuổi thiếu nữ.
13786625593249-1395218705161.jpg
Để rồi dậy sớm trang điểm và "đi làm".
Leila có con từ khi cô 17 tuổi sau một lần lầm lỡ với bạn trai. Hôn nhân từ rất sớm khiến cả cô và chồng liên tục rơi vào khủng hoảng tài chính. Sau 2 năm sinh đứa con đầu tiên, Leila sinh thêm cậu con trai thứ 2 và "địa ngục" gia đình bắt đầu từ đấy.
Cuộc sống liên tục gắn liền với những cuộc cãi vã, mắng chửi. Một ngày đẹp trời sau khi đi chợ về Leila phát hiện chồng mình đã bỏ đi và để lại hai đứa con.
13786625602042-1395218705380.jpg
Địa bàn làm việc của bà mẹ trẻ là các khu đèn đỏ và nhà nghỉ.
Không trình độ học thức, không tài sản trong tay người mẹ trẻ Leila dường như tuyệt vọng không biết bằng cách nào để sống và nuôi con.
Và bán dâm là con đường mà Leila lựa chọn. Hằng ngày để kiếm tiền, bà mẹ trẻ Leila phải dậy sớm, lo ăn uống cho hai đứa con rồi trang điểm thật đẹp để "đứng đường". Địa bàn làm việc của cô xoay quanh những khu phố đèn đỏ và nhà nghỉ. Leila cho biết, để cao giá cô thường không tiết lộ chuyện mình có con.
13786625582535-1395218705034.jpg
 

Trong căn nhà ọp ẹp dựng tạm bên khu vườn, hai đứa trẻ tự chăm sóc nhau để chờ mẹ bán dâmtrở về.
Ngày này qua ngày khác, công việc bán dâm của Leila vẫn tiếp diễn và cứ đến chiều tối hai đứa trẻ lại ngồi ở bậc thềm nhà chờ mẹ. Tuy nhiên, có những hôm đông khách Leila về nhà rất muộn.
Ê chề hơn có những lần Leila đành dẫn khách về chính nhà mình để "kiếm chác" thêm tiền nhà nghỉ. Những lúc đó hai đứa trẻ bị buộc phải ra khỏi nhà để không phải chứng kiến cảnh tượng ê chề của mẹ.
13786625599488-1395218705114.jpg
 

13786625597837-1395218705210.jpg
 

13786625605472-1395218705525.jpg
Những đứa trẻ tự tìm niềm vui cho chính mình.


13786625598179-1395218705249.jpg
 

13786625608404-1395218705440.jpg
 

13786625593315-1395218705341.jpg
 

13786625594203-1395218705300.jpg
Rồi ngồi cửa để chờ mẹ.


13786625604208-1395218705471.jpg
Cuộc sống ê chề của người mẹ bán dâm.


*****************************

Một gia đình ở Hà Nội bị "nhốt, khủng bố" bằng mắm tôm, lòng cá thối


Cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Đình Trang (74 tuổi, thường trú tại số nhà 12, ngõ 85A, tổ 35, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) và bà Chu Thị Hải Lộc hơn một năm nay luôn là những thấp thỏm, lo âu khi nhà “bốc mùi”. Từ tháng 6/2013 tới nay, đã gần 20 lần, nhà của ông bà bị kẻ lạ mặt “khủng bố” bằng mắm tôm, dầu luyn, lòng cá thối. Không chỉ dừng lại ở đó, căn nhà ông Lộc nhiều khi còn bị những kẻ lạ mặt dùng khóa chữ U do họ tự mang tới để tự khóa trái và “cô lập” những người trong gia đình.
Khi được hỏi về những mối “thù oán” có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, bà Lộc nói rằng, rất có thể đây là hành động đe dọa, “khủng bố” tinh thần nhằm xiết nợ của nhóm đối tượng vay nặng lãi. Mà người vay là cô con dâu thứ hai tên Mùng Thị D. Hiện tại, D và con trai bà Lộc đã ly hôn và không còn mối quan hệ gì với gia đình. Còn gia đình ông Trang, bà Lộc xưa nay không gây thù chuốc oán với bất cứ ai.
nemmamtomsoha2-b55b3.JPG
Ngôi nhà ông bà Trang giữa lòng Thủ đô nhưng phải bảo vệ bằng nilon, bạt... để tránh "khủng bố" bằng chất thải.
Bà Lộc kể, vào khoảng đầu tháng 6/2013, từng nhóm, từng tốp đối tượng lạ mặt, xăm trổ đầy mình đã kéo đến nhà để đòi ông bà phải trả nợ thay con dâu và còn đe dọa. Sau khi được nghe giải thích về tình trạng hôn nhân của hai vợ chồng chị D, những nhóm người này mới bỏ đi. Nhưng họ vẫn chỉ vào mặt hai vợ chồng ông Trang và bảo: “Nếu ông bà mà không trả thì đến lúc đừng có trách!”.
Tình trạng “xiết nợ” ấy không chỉ diễn ra 1, 2 lần mà liên tiếp những ngày sau đó, hai vợ chồng ông Trang phải đón những vị khách “không mời” với thái độ bất nhã.
nemmamtomsoha-b55b3.JPG
Vợ chồng ông Trang, bà Lộc.
Sự việc bắt đầu được đẩy lên “cao trào” vào khoảng 23h ngày 14/6/2013 khi con trai ông Trang đi làm về và phát hiện cửa ngoài đã bị ai đó dùng loại khóa chữ U khóa lại. Trên sàn và tường nhà nhoe nhoét mắm tôm, dầu luyn, sơn đen trộn lẫn với nhau bốc mùi hôi thối nồng nặc đựng trong những bịch nilon bị ai đó ném vào. Hai ông bà ngủ trên nhà nên không hay biết.
Theo ông Trang, ngay khi sự việc xảy ra, gia đình ông đã gọi điện báo cho công an phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) đến phá khóa để "giải cứu" đồng thời lập biên bản vụ việc.
Chỉ ba ngày sau khi bị “khủng bố” lần thứ nhất, đêm 17/6/2013, gia đình ông Trang tiếp tục bị “nhốt” và ném phân, mắm tôm, lòng cá thối,…  vào nhà lần thứ hai. Do lần này bị khóa trái cửa bên ngoài bằng hai lần khóa nên lại phải gọi điện cho công an phường mang búa và kìm phá khóa đến “giải cứu” cả nhà. Đồng thời, phía công an cũng lấy lời khai, lập biên bản hiện trường.
nemmamtomsoha1-b55b3.jpg
Những vệt chất thải còn lưu lại trên nền nhà.
Không chỉ có gia đình mình bị ảnh hưởng mà hàng xóm cũng không chịu nổi những thứ mùi nhiều lần bốc ra từ căn nhà của ông Trang.
Ông Trang cho biết, tính từ tháng 6/2013 đến nay, tháng nào gia đình ông cũng vài lần bị “khủng bố” bằng mắm tôm và chất thải vào nhà. Theo thời gian, “tần suất” và mức độ “rùng rợn” của việc bị ném chất thải vào nhà cũng tăng dần lên và có thể là bất cứ thời điểm nào trong ngày.
“Chiều 29 Tết Nguyên đán, khi cả gia đình đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng rồ ga xe máy rồi một bịch mắm tôm, lòng cá thối trộn sơn, nhớt thải bị ném thẳng vào giữa nhà. Đến khi cả nhà chạy ra thì các đối tượng kia đã phóng xe đi mất”, bà Lộc kể lại.
nemmamtomsoha4-b55b3.jpg
Phía sau lớp bạt là cả lớp vỉ sắt vì ông bà sợ bị họ tẩm xăng đốt nhà.
Theo ông Trang, mỗi lần bị “khủng bố”, gia đình ông đều báo với tổ dân phố, trình báo với công an phường, gửi đơn kêu cứu đi các nơi. Công an cũng đã lấy lời khai, lập biên bản vụ việc, chụp ảnh hiện trường nhiều lần nhưng gia đình ông vẫn bị “khủng bố” như cơm bữa.
Chính vì vậy, gia đình ông Trang phải “tự lực cánh sinh”, tự nghĩ ra các “phương án” ngăn việc bị “khủng bố” bằng mắm tôm và chất thải vào nhà. Toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ của gia đình đã được “gia cố” bằng 4 lớp nilông và nhựa cứng. Phía bên ngoài, gia đình ông phải sử dụng một tấm bạt lớn căng từ trên tầng ba xuống tầng một và cửa lúc nào cũng đóng kín để ngăn ngừa và phòng bị.
Tưởng đó là biện pháp an toàn nhưng trong hai ngày 13 và 14/3/2014, các đối tượng kia đã dùng dao rạch bạt, xé lớp nhựa cứng bên ngoài cửa rồi ném chất thải vào nhà.
nemmamtomsoha3-b55b3.JPG
Chiếc khóa chữ U mà nhóm đối tượng lạ mặt khóa bên ngoài khiến gia đình ông Ngô Đình Trang phải gọi công an tới phá khóa "giải cứu" (Ảnh gia đình ông Trang cung cấp)
Biết được tất cả các thứ kia chỉ là “giải pháp tình thế” và có thể bị phá hỏng bất cứ lúc nào. Để “tính kế lâu dài”, ông Trang đã viết đơn xin chính quyền địa phương cho làm một chiếc “*g bảo vệ”’ hàn bằng sắt, bên ngoài bọc tôn để tự bảo vệ bản thân và gia đình.
“Dù chính quyền chưa cho phép nhưng gia đình vẫn đánh liều để làm, tôi chỉ sợ chúng nó đổ xăng vào đốt nhà lúc nào không biết thôi”, ông Ngô Đình Trang nói.
Thậm chí, có lần, các đối tượng này còn ném cả chai thủy tinh lên tầng 3 và bị vỡ vụn. Cháu của ông bà dẫm vào những mảnh vỡ, hiện tại vẫn còn mảnh thủy tinh găm trong chân.

****************************

Xem và chiêm ngưỡng cá chép lạ giá nghìn đô giữa Sài Gòn



A2-e1085.jpg
Một người trực tiếp nuôi và chăm sóc loại cá này trong hồ ở khu du lịch ở huyện Hóc Môn cho biết, đây là cá chép thuộc dòng cá Koi rất được ưa chuộng trên thế giới.

A4-e1085.jpg
Hiện trong hồ đang nuôi 220 con các Koi, toàn bộ thức ăn của loại cá này được đưa từ Nhật sang và chúng sống trong môi trường nước từ 22 – 24 độ C.

A3-e1085.jpg
Tùy vào đặc điểm của từng con cá mà cá Koi sẽ có giá trị khác nhau, con thấp nhất có giá vài nghìn đến hàng chục nghìn USD.

A5-e1085.jpg
Người Nhật Bản quan niệm, cá Koi là biểu tượng cho sự dũng cảm, khả năng sinh sôi và tuổi thọ, ngoài ra loài vật đem lại sự may mắn, giàu sang và thịnh vượng. Cá Koi Nhật Bản được biết đến với hơn 20 loại nhưng dòng Red Chagoi vẫn được coi là vua của các loại cá Koi.

A9-e1085.jpg
 

A8-e1085.jpg
Đây là loại cá lạ...

A10-e1085.jpg
...có màu sắc đặc biệt và lần đầu tiên được nuôi và chăm sóc ở TP.HCM nên thú hút sự của nhiều bạn trẻ chiêm ngưỡng.


****************************

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh


Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc khiến 2 vợ chồng tử vong. Cú va chạm mạnh cũng đã khiến cho em bé trong bụng người mẹ “bắn” ra ngoài nằm bên vệ đường cách hiện trường vụ tai nạn 3 mét.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Khi chị Wang Zhau, 40 tuổi, bắt đầu chuyển dạ, chị và chồng là anh Mao 42 tuổi đi xe máy đến bệnh viện để sinh thì không may gặp nạn trên đường đi. Vụ tai nạn khiến vợ chồng anh Mao tử vong, riêng chị Zhau bị xe tải cán qua người.

Cú va chạm mạnh khiến em bé bụng “bắn” ra ngoài đến 3 mét và rơi trên mặt đường. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là em bé chỉ bị xây xát nhẹ và không bị nguy hiểm nào đến tính mạng. Bé trai có cân nặng 3,8kg, được đặt tên là Xiao Zhao.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Chan Chie, phát ngôn viên cảnh sát cho biết, vì không muốn mất thời gian đợi xe cứu thương đến nên anh Mao quyết định chợ vợ đến bệnh viện bằng xe máy và không may trên đường đi gặp nạn.  

“Những nhân chứng qua đường kể lại rằng khi người phụ nữ bị chiếc xe tải cán lên người, cô ấy đã cố gắng mở đường sinh cho đứa con. Tuy nhiên, một số nhân chứng khác lại nói rằng khi chị Zhau bị xe tải cán lên người thì em bé trong bụng bắn ra ngoài 3 mét”, Chan Chien kể lại.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Theo phân tích của các bác sĩ, có thể do lực va chạm quá mạnh nên em bé đã thoát ra ngoài qua đường khoang bụng, đồng thời bao nước ối chính là “ân nhân” cứu mạng em bé.

Vụ tai nạn thương tâm của cặp vợ chồng cũng như câu chuyện sống sót kỳ diệu của em bé được đưa lên trang đầu của các tờ báo Trung Quốc và nhận được rất nhiều lời cảm thông chia sẻ.

Em bé chào đời trong lúc mẹ bị xe cán qua người vẫn khỏe mạnh

Hội từ thiện thành phố Hạ Môn đã quyên góp và ủng hộ số tiền 5.000 Nhân dân tệ để hỗ trợ nuôi dưỡng em bé tội nghiệp. Trong khi đó tại bệnh viện, có rất nhiều người đã đến thăm và cầu nguyện cho bé Xiao Zhao khỏe mạnh.

Bác sĩ Kuan-Yin Fan tại bệnh viện Hạ Môn cho biết: “Em bé hiện đang tiến triển tốt và chúng tôi không thấy có dấu hiệu nguy kịch đối với bé. Bé sẽ nhanh chóng bình phục và sẽ được xuất viện để gia đình chăm sóc nếu họ đồng ý”.

Đình Huế

Đình Huế
Tổng hợp



*************************

Dị nhân liệt 2 chân 40 năm săn cá “khủng”


Bị liệt cả 2 chân nhưng ông Lê Kim Hoa ở Thanh Hóa đã không ít lần đưa được những con cá vược nặng vài chục ký lên bờ. Gần 40 năm săn cá, người đàn ông tật nguyền này nuôi sống cả gia đình, cho các con ăn học đàng hoàng.

Cá vược, loài cá được người dân vùng sông nước xứ Thanh mệnh danh là “thủy thần” sông Mã, là “cọp” dưới đáy sông. Loại cá một thời vang bóng trên sông Mã đã gắn liền với tên tuổi của một tay câu rất “dị” - Hoa “què”. Mặc dù bị liệt 2 chân nhưng ông Lê Kim Hoa (SN 1960, ngụ xã Hoằng Long, TP Thanh Hóa) lại có biệt tài săn cá vược “khủng” trên sông mà ngay cả những người lành lặn cũng khó làm được. Nghề câu cá trên sông đã nuôi sống gia đình ông, là “cầu nối” đưa các con ông đến giảng đường đại học.

“Rái cá” trên sông

Men theo con đê ven sông Mã, qua mấy ngôi làng nhỏ nằm bên chân cây cầu Hàm Rồng mới vào những ngày đầu tháng 3 mưa phùn rả rích, chúng tôi đã tới được nhà lão ngư Lê Kim Hoa. Gặp ông không khó, bởi nhắc đến Hoa “què”, người dân trong vùng ai cũng biết, họ biết đến ông không phải vì đôi chân bị liệt mà chính là cái biệt tài săn cá vược trên sông của lão ngư này.

Sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ khi lọt lòng mẹ ông đã không thể đi lại được trên chính đôi chân của mình. Học đến năm lớp 7, ông phải ở nhà vì đôi chân không còn cử động được nữa. Buồn, chán không biết làm gì, ông đánh liều dong thuyền ra sông Mã theo mọi người đi câu. Những ngày đầu đi trên sông ông rất sợ vì chân mình thế này, chẳng may lộn cổ xuống sông chỉ có làm mồi cho hà bá. Nhưng lạ thay, một lần ông bị một con cá lớn cắn câu, kéo lộn nhào xuống sông, ông mới phát hiện ra rằng mình không bị chìm mà vẫn nổi. Từ đó, lão ngư Hoa “què” gắn chặt đời mình với nghề sông nước.

Dị nhân liệt 2 chân 40 năm săn cá “khủng”
Sau bao nhiêu năm lăn lộn sông nước nuôi con, giờ đây ông Hoa trở về nghỉ ngơi tuổi già bên người vợ của mình

“Từ cái ngày biết mình có bị ném xuống sông cũng chẳng chết, lúc nào tôi cũng ở dưới sông, năm thì mười họa hay có công việc gì tôi mới lên bờ. Lúc thì đi câu, khi nước xuống lại đi thả lưới… Ở trên bờ thì tôi đúng là một kẻ vô dụng vì chỉ làm bạn với xe lăn, nhưng dưới sông tôi chính là “rái cá”. Ở khúc sông này chẳng có vũng, hộc hay luồng lạch nào tôi không thuộc nằm lòng cả” - lão ngư trải lòng.

Rồi ông chia sẻ, câu cá vược có thể câu quang năm nhưng để có được cá to và nhiều thì từ tháng 10 đến tháng 2, 3 năm sau. Ở chân cầu Hàm Rồng có một vụng nước sâu 30 - 40 m, đến mùa cá lại ngược sông về trú ẩn và kiếm ăn. Đây là thời điểm mà ngư dân sống nước vào mùa mưu sinh. “Chúng bơi hàng đàn ngược sông kiếm ăn, nhiều con cá to ngạnh nổi lên như những lưỡi lê. Cá nhiều là thế, nhưng săn được một con cá vược khủng thì không phải ai cũng làm được”. 

Dụng cụ đi săn vược của “cần thủ” đặc biệt này thật đơn giản, chỉ vài chiếc lưỡi câu, một cuộn cước, một chiếc vợt to như miệng thúng và “vật bất li thân” là chiếc thuyên nan đơn (loại 1 người ngồi). Ông nói con thuyền chính là đôi chân để ông có thể vùng vẫy trên sông nước.

Suýt làm mồi cho “hà bá”

Gần 40 năm lênh đênh trên sông với đôi chân tật nguyền của mình, ông Hoa không nhớ mình đã đưa lên bờ bao nhiêu con cá, từ cá ké, cá ngạnh, cá chép, đến cá vược… Được con nào vợ ông mỗi sáng sớm lại mang đến chợ bán lấy tiền nuôi cả gia đình, lo tiền ăn học cho 2 đứa con.

“Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên mình câu được một con cá vược nặng gần 20 chục ký. Hôm đó vào khoảng 1 giờ chiều, tôi buông cần lần cuối để chuẩn bị về, vì nước sông bắt đầu rút. Bất ngờ cuộn cước trên mạn thuyền cửa tôi cứ lao đi vun vút, biết có cá lớn, tôi liền cầm cuộc cước để khống chế con cá nhưng chú cá đã kéo tôi lộn nhào xuống sông Mã cố thoát thân”, ông kể.

Dòng sông Mã, nơi dị nhân từng đánh vật với những con cá khủng để mưu sinh
Dòng sông Mã, nơi "dị nhân" từng đánh vật với những con cá khủng để mưu sinh

Con cá bị mắc câu hăng máu cứ thế lao đi và kéo theo ông chạy dọc sông đến vài km, lúc này ở trên bờ bà con làng xóm kéo ra đầy sông, ai cũng lo lắng. Sau 2 giờ vật lộn với ông bất thành, chú cá vược đành ngửa bụng nổi lên mặt nước, lúc này ông cũng mệt nhoài và được người dân dong thuyền đưa cả người lẫn cá vào bờ. Hôm đó làng xóm kéo đến rất đông để xem cá. Nó nặng hơn 18kg và dài gần 2m - ông Hoa nhớ lại.

Sau lần bị con cá vược quần cho tơi tả trên sông, khoảng 10 năm sau ông lại bị một con vược “khủng” khác kéo lộn nhào xuống sông Mã, đây được xem là con cá lớn nhất trong nghiệp đi câu của ông. Nó nặng gần 40kg và to như cái bàn uống nước, cũng là con cá vược lớn nhất trên sông Mã từng được đưa lên bờ. Ông Hoa kể, thời đi câu với ông còn có ông Thành ở phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, cũng có lần câu được một con cá vược rất to, nặng khoảng 70kg. Tuy nhiên sau nửa ngày quẩn thảo, con cá đã giật đứt dây câu trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Giờ đây, khi đã ngoài 50 tuổi, sức khỏe kém dần, con cái cũng đã khôn lớn trưởng thành, ông ít xuống thuyền câu hơn, chỉ thi thoảng theo anh em đội câu cho đỡ nhớ nghề. Phần lớn thời gian ông ở nhà làm lưỡi câu, đan lưới bán cho dân chài trong vùng. “Khoảng 1 năm nay, tôi không còn hành nghề nữa, do tuổi cao nên các con tôi không cho đi. Với lại khoảng 10 năm trở lại đây nạn đánh bắt cá bằng kích điện hoành hành nên cá vược trên sông Mã bỗng dưng không còn nữa. Nghề câu cũng từ đó mà mai một”, ông Hoa chia sẻ.

Nguyễn Thùy




******************************


Mai mốt " rì thai " xong,chắc tui phải dzìa nông thôn làm guộng quá các cụ ơi !




















Phung Tran chuyển

*************************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm