Kinh Đời

Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh

Đó là một buổi chiểu của năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm không lời đáp.


Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi lớp. Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngã một tương lai, vì lý lịch. 

Trong suốt những năm theo học ở các trường đại học, tôi học khôn được một chuyện là ở quê hương mình, lý lịch có thể giúp một người đi xa đến bao nhiêu, và ngược lại, có thể tàn phá hành trình đến tương lai nhanh đến nhường nào. 

Cho đến hôm nay, khi câu chuyện về anh thanh niên 30 tuổi nhận chức giám đốc Sở ở tỉnh Quảng Nam bị đưa vào các cuộc tranh cãi, tôi lại đọc thấy các phát ngôn trên các trang báo của Nhà nước bảo vệ cho vị giám đốc Sở trẻ trung ấy bằng những lời lẽ nhân ái mà tôi và thế hệ tôi chỉ có mơ mới thấy. 

Trả lời phỏng vấn của báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, nói rằng người tài không cần xét là con ai. Còn độc giả Vu Gia thì viết trên VietnamNet rằng “nhắc đến lý lịch làm gì?”. 

Tôi chúc phúc cho anh giám đốc Sở 30 tuổi ấy. Và hy vọng rằng nếu anh may mắn được bảo vệ ở đủ chiều cho chức vị ấy, hãy cố gắng chứng minh khả năng của mình với đất quê Quảng Nam nghèo khó. Anh hãy chứng minh là một người lãnh đạo minh bạch và tử tế để vượt qua mọi cái nhìn ghẻ lạnh của dân chúng lúc này. 

Anh ta may mắn hơn những người bạn của tôi, của thế hệ tôi. 

Những ai từng học qua ở Nhạc Viện vào cuối thập niên 90 chắc đều còn nhớ tay chơi viola tài hoa Phúc Hải. Anh được nhận học ở Nhạc Viện bởi ngay từ lúc thi tuyển, các thầy cô chuyên môn đã nhận ra đó là một tài năng hiếm có. Những năm cuối của bậc đại học, Phúc Hải được các chuyên gia âm nhạc của Nga đến nghe và lập tức chọn để cho học bổng tu nghiệp ở Moscow. Cũng như mọi câu chuyện lãng mạn về âm nhạc, như Đặng Thái Sơn, sinh viên Phúc Hải có thể thử sức mình ở một môi trường thử thách với tài năng của anh. 

Thế nhưng vào buổi chiều hôm đó, Phúc Hải được tin anh không được nhận học bổng đi du học, vì ba của anh là thành phần của chế độ cũ. Thầy tôi, giáo sư Đinh Sơn, một đảng viên có hơn 30 tuổi đảng, là người ra sức bảo vệ sinh viên Phúc Hải nhưng rồi thất bại. Ông buồn bã nói với tôi rằng có lẽ ở đất nước này, chuyện lý lịch là một cái bẫy công khai nhưng ai cũng phải bị vướng một lần. 

Tôi chúc cho tất cả những bạn trẻ làm quan ở tuổi thanh xuân phơi phới hôm nay, sẽ không có những ngày tháng hoang tàn như bạn bè tôi. Dù bên tai tôi nghe vẫn vo ve những xảo ngữ về chuyện lý lịch không quan trọng, tôi vẫn mong đất nước này người tài có thể cống hiến, và tham vọng cha truyền con nối chức vụ chỉ hiếm hoi ở bọn đê tiện. 

Buồn chán, anh sinh viên Phúc Hải tài năng mà tôi biết đã bỏ trường và bỏ hẳn đàn. Sau đó ít lâu anh đi nước ngoài theo diện H.O. Anh là một trong nhiều trường hợp không may về lý lịch. 

Lý lịch không phải là chuyện của hôm qua hay hôm nay mới trở thành chuyện bàn cãi, mà Việt Nam đã từ lâu ghi nhận câu chuyện của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn với lý lịch có cha Đặng Đình Hưng, là một nghệ sĩ bị chỉ định cư trú kèm theo dõi của công an vì đã tham gia các phong trào Trăm Hoa Đua Nở, Nhân Văn Giai Phẩm. Nếu không có nghệ sĩ dương cầm người Nga Issac Katz ra sức bảo vệ và tìm đủ mọi cách để mang ra khỏi Việt Nam vào năm 1974, thì chưa chắc thế giới đã có một Khôi nguyên người Châu Á giải Chopin quốc tế tại Warsaw, Ba Lan vào 1980. 

Chúng ta không muốn nói về lý lịch. Thật vậy. Nhưng rõ ràng lý lịch đã là một hiện thực bất khả biện trên đất nước này, và đã gieo không ít hoang tàn lên tuổi trẻ của chúng ta và nhiều người khác. Vậy hãy đối diện với nó, trò chuyện với nó, chứ đừng tảng lờ và giả nhân giả nghĩa. 

Tháng 9/2015, tôi gặp lại anh Nguyễn Hoàng Phương, từng là một trong những tay chơi Oboe xuất sắc của khoa kèn và dàn nhạc giao hưởng của Sài Gòn. Năm 1993, anh Phương cũng từng được cử dự tuyển đi du học ở Nga, như một trong những hạt nhân xuất sắc của dàn nhạc giao hưởng thành phố. Thế nhưng trước vài giờ vào phòng thi tuyển với chuyên gia người Nga, anh được thông báo của bên giáo vụ cho biếtanh không đủ tư cách dự tuyển, cũng do có ba là sĩ quan VNCH – dù ba anh đã rời trại cải tạo và về nhà vài năm trước đó. 

Còn rất nhiều người mà tôi chưa thể kể hết ở đây. Còn rất nhiều những câu chuyện mà thỉnh thoảng, khi chúng tôi ngồi lại, buồn ngơ ngác vì chỉ thấy hoang tàn trên tuổi xanh của thế hệ mình. Chẳng bao giờ chúng ta có thể thấu hiểu được mất mát nếu cứ giả vờ như những kẻ bại liệt lương tri và ý thức. 

Mất mát sẽ là một bài học gần gũi và nhân ái nhất để nhận ra rằng lý lịch chỉ là chuyện vặt cần phải bước qua, nếu tuổi trẻ sớm được trao cho cơ hội để cống hiến danh dự, trách nhiệm cho tổ quốc. Nhưng tuổi trẻ sẽ mãi mãi hoang tàn, nếu chỉ biết nhìn quê hương như những phần ăn giấm giúi cho nhau dưới gầm bàn quyền lực.Tuổi trẻ đó, thời đại đó, sẽ không khác gì dành cho loài dã thú. 

(cho H.)

Tuấn Khanh

Bluesea chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh

Đó là một buổi chiểu của năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm không lời đáp.


Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi lớp. Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngã một tương lai, vì lý lịch. 

Trong suốt những năm theo học ở các trường đại học, tôi học khôn được một chuyện là ở quê hương mình, lý lịch có thể giúp một người đi xa đến bao nhiêu, và ngược lại, có thể tàn phá hành trình đến tương lai nhanh đến nhường nào. 

Cho đến hôm nay, khi câu chuyện về anh thanh niên 30 tuổi nhận chức giám đốc Sở ở tỉnh Quảng Nam bị đưa vào các cuộc tranh cãi, tôi lại đọc thấy các phát ngôn trên các trang báo của Nhà nước bảo vệ cho vị giám đốc Sở trẻ trung ấy bằng những lời lẽ nhân ái mà tôi và thế hệ tôi chỉ có mơ mới thấy. 

Trả lời phỏng vấn của báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, nói rằng người tài không cần xét là con ai. Còn độc giả Vu Gia thì viết trên VietnamNet rằng “nhắc đến lý lịch làm gì?”. 

Tôi chúc phúc cho anh giám đốc Sở 30 tuổi ấy. Và hy vọng rằng nếu anh may mắn được bảo vệ ở đủ chiều cho chức vị ấy, hãy cố gắng chứng minh khả năng của mình với đất quê Quảng Nam nghèo khó. Anh hãy chứng minh là một người lãnh đạo minh bạch và tử tế để vượt qua mọi cái nhìn ghẻ lạnh của dân chúng lúc này. 

Anh ta may mắn hơn những người bạn của tôi, của thế hệ tôi. 

Những ai từng học qua ở Nhạc Viện vào cuối thập niên 90 chắc đều còn nhớ tay chơi viola tài hoa Phúc Hải. Anh được nhận học ở Nhạc Viện bởi ngay từ lúc thi tuyển, các thầy cô chuyên môn đã nhận ra đó là một tài năng hiếm có. Những năm cuối của bậc đại học, Phúc Hải được các chuyên gia âm nhạc của Nga đến nghe và lập tức chọn để cho học bổng tu nghiệp ở Moscow. Cũng như mọi câu chuyện lãng mạn về âm nhạc, như Đặng Thái Sơn, sinh viên Phúc Hải có thể thử sức mình ở một môi trường thử thách với tài năng của anh. 

Thế nhưng vào buổi chiều hôm đó, Phúc Hải được tin anh không được nhận học bổng đi du học, vì ba của anh là thành phần của chế độ cũ. Thầy tôi, giáo sư Đinh Sơn, một đảng viên có hơn 30 tuổi đảng, là người ra sức bảo vệ sinh viên Phúc Hải nhưng rồi thất bại. Ông buồn bã nói với tôi rằng có lẽ ở đất nước này, chuyện lý lịch là một cái bẫy công khai nhưng ai cũng phải bị vướng một lần. 

Tôi chúc cho tất cả những bạn trẻ làm quan ở tuổi thanh xuân phơi phới hôm nay, sẽ không có những ngày tháng hoang tàn như bạn bè tôi. Dù bên tai tôi nghe vẫn vo ve những xảo ngữ về chuyện lý lịch không quan trọng, tôi vẫn mong đất nước này người tài có thể cống hiến, và tham vọng cha truyền con nối chức vụ chỉ hiếm hoi ở bọn đê tiện. 

Buồn chán, anh sinh viên Phúc Hải tài năng mà tôi biết đã bỏ trường và bỏ hẳn đàn. Sau đó ít lâu anh đi nước ngoài theo diện H.O. Anh là một trong nhiều trường hợp không may về lý lịch. 

Lý lịch không phải là chuyện của hôm qua hay hôm nay mới trở thành chuyện bàn cãi, mà Việt Nam đã từ lâu ghi nhận câu chuyện của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn với lý lịch có cha Đặng Đình Hưng, là một nghệ sĩ bị chỉ định cư trú kèm theo dõi của công an vì đã tham gia các phong trào Trăm Hoa Đua Nở, Nhân Văn Giai Phẩm. Nếu không có nghệ sĩ dương cầm người Nga Issac Katz ra sức bảo vệ và tìm đủ mọi cách để mang ra khỏi Việt Nam vào năm 1974, thì chưa chắc thế giới đã có một Khôi nguyên người Châu Á giải Chopin quốc tế tại Warsaw, Ba Lan vào 1980. 

Chúng ta không muốn nói về lý lịch. Thật vậy. Nhưng rõ ràng lý lịch đã là một hiện thực bất khả biện trên đất nước này, và đã gieo không ít hoang tàn lên tuổi trẻ của chúng ta và nhiều người khác. Vậy hãy đối diện với nó, trò chuyện với nó, chứ đừng tảng lờ và giả nhân giả nghĩa. 

Tháng 9/2015, tôi gặp lại anh Nguyễn Hoàng Phương, từng là một trong những tay chơi Oboe xuất sắc của khoa kèn và dàn nhạc giao hưởng của Sài Gòn. Năm 1993, anh Phương cũng từng được cử dự tuyển đi du học ở Nga, như một trong những hạt nhân xuất sắc của dàn nhạc giao hưởng thành phố. Thế nhưng trước vài giờ vào phòng thi tuyển với chuyên gia người Nga, anh được thông báo của bên giáo vụ cho biếtanh không đủ tư cách dự tuyển, cũng do có ba là sĩ quan VNCH – dù ba anh đã rời trại cải tạo và về nhà vài năm trước đó. 

Còn rất nhiều người mà tôi chưa thể kể hết ở đây. Còn rất nhiều những câu chuyện mà thỉnh thoảng, khi chúng tôi ngồi lại, buồn ngơ ngác vì chỉ thấy hoang tàn trên tuổi xanh của thế hệ mình. Chẳng bao giờ chúng ta có thể thấu hiểu được mất mát nếu cứ giả vờ như những kẻ bại liệt lương tri và ý thức. 

Mất mát sẽ là một bài học gần gũi và nhân ái nhất để nhận ra rằng lý lịch chỉ là chuyện vặt cần phải bước qua, nếu tuổi trẻ sớm được trao cho cơ hội để cống hiến danh dự, trách nhiệm cho tổ quốc. Nhưng tuổi trẻ sẽ mãi mãi hoang tàn, nếu chỉ biết nhìn quê hương như những phần ăn giấm giúi cho nhau dưới gầm bàn quyền lực.Tuổi trẻ đó, thời đại đó, sẽ không khác gì dành cho loài dã thú. 

(cho H.)

Tuấn Khanh

Bluesea chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm