Đoạn Đường Chiến Binh

Tình ĐỒNG HƯƠNG - Bảo Định

Sau Tết Mậu Thân, năm 1968, tôi trở lại quân ngũ theo lệnh gọi tái ngũ của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Tôi vào lính năm 1962, theo học khóa 13 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.

 

Sau Tết Mậu Thân, năm 1968, tôi trở lại quân ngũ theo lệnh gọi tái ngũ của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Tôi vào lính năm 1962, theo học khóa 13 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Hơn bốn năm xông pha ngoài mặt trận, đôi dày saut dẫm nát núi rừng vùng tiền sơn, các tỉnh Nam Ngãi, rồi chuyển vào vùng Đức Hòa, Đức Huệ, tỉnh Hậu Nghĩa, vùng Cần Giuộc, Cần Đước, tỉnh Long An, và các quận sát biên giới Việt Miên thuộc tỉnh Tây Ninh, tôi cảm thấy mệt mỏi và nghĩ mình đã bỏ phí thời trai. Tuổi thanh xuân qua mau, "ba vạn sáu nghìn ngày là mấy", mà mình tiêu pha hoang phí tuổi đời trong các cánh rừng già hay núi non hiểm trở, hoặc nơi thôn dã buồn thiu. Quanh năm suốt tháng chỉ làm bạn với trăng sao, với gió núi mưa nguồn. Súng là vợ, đạn là con. Ba lô không rời vai, dày trận không rời chân. Đêm nằm võng đong đưa tha hồ cho muổi đốt.
       Đúng bốn năm thi hành quân dịch pháp định - Sĩ quan bốn năm, Hạ sĩ quan 3 năm, Binh sĩ quân dịch thì 2 năm - Tôi làm đơn xin giải ngũ. Nhưng chưa được hai năm sống thoãi mái cuộc sống của một phó thường dân Nam Bộ - Ngày xưa người chinh phu của cụ Đặng Trần Côn và bà Đoàn Thị Điểm thì được sống trong hoàn cảnh "Nước thanh bình ba trăm năm cũ"
       Nhưng ngày nay, bọn cộng sản phương Bắc với chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực, dân chúng chỉ mới sống thanh bình được vài năm, thì chúng đã xâm nhập, gây chiến rồi mở cuộc tổng công kích và nổi dậy khắp nước, khiến toàn miền Nam sôi sục không khí chiến tranh. Trước kia người lính Cộng Hòa phải vào tận rừng sâu, leo lên núi cao mới tìm được Việt cộng để tiêu diệt chúng. Người lính Cộng Hòa đã vất vả trăm chiều để ngăn chặn chúng từ xa. Hậu phương và tiền tuyến có lằn ranh rỏ rệt. Trong lúc ở tận rừng sâu, nơi núi thẳm, hay tại những thôn xóm hẻo lánh xa xôi, người lính Cộng Hòa và người dân quê khốn khổ hằng ngày, hằng giờ, đối diện với chiến tranh tàn khốc và hủy diệt do bọn Việt cộng gây ra, thì ở thành thị, một số người vô trách nhiệm, bọn tham nhũng, bọn cậy quyền thế, bọn con cha, cháu ông, trốn tránh quân dịch, hay nếu có đi thì tìm cách chạy chọt về các nha sở trung ương, vẫn sống thác loạn, vẫn bất nhân. Họ ngoảnh mặt làm ngơ, coi như cuộc chiến là của ai, của những người lính mà thôi. Mãi về sau này, khi cuộc chiến sắp đến hồi ngã ngũ thì mới có phong trào Hậu phương yểm trợ Tiền tuyến, hình thành các đơn vị kết nghĩa, như Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao công kết nghĩa với Sư đoàn 18 Bộ Binh. Nhưng bây giờ thì chiến tranh đã đến, đến tận đường phố, vào cả trong nhà. Tòa Đại sứ Mỹ, nơi được canh gác cẩn mật, nghiêm phòng, nhưng cũng lọt được vào bên trong 13 tên đặc công Việt cộng. Cả khu vực thương mại Chợ Lớn chìm trong biển lữa. Đặc biệt tại cố đô Huế, chúng đã chiếm đóng 25 ngày đêm trong đại nội. Chúng tha hồ bắn giết người dân lành một cách vô tội vạ. Những tên Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, là những tên đồ tể man rợ của xứ Huế, đã để lại một vết nhơ trong lịch sử đất Thần kinh, mà muôn đời không rửa sạch được, dù có tát cạn nước biển đông. Tội của chúng thì không bút mực nào tả hết, và dù có chặt hết cây rừng cũng không ghi hết tội.
       Để đương đầu với đại hiểm họa một mất một còn này của đất nước, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải tức khắc ban hành lệnh Tổng động viên, huy động toàn quân, toàn dân ra tiền tuyến. Thật ra tiền tuyến và hậu phương bây giờ đã là một, lằn ranh không còn nữa, đã bị xóa đi từ cái đêm mồng một Tết năm Mậu Thân khi Cộng quân dồng loạt mở cuộc tổng tấn công trên khắp 44 tỉnh và thành phố của VNCH. Là một người lính trừ bị, "động vi binh, tịnh vi dân", tôi lại phải "Áo nhung trao quan vũ từ đây". Tôi lên đường trình diện tái ngũ sớm. Và chỉ trong một ngày, từ một thư sinh yếu đuối, nếu không muốn nói "trói gà không chặt", tôi đã khoác lên người bộ quân phục rằn ri, với chiếc mũ nồi màu nâu. Tôi đã trở thành người lính Biệt động của Binh chủng Biệt Động Quân oai hùng. Ở trường hợp của tôi, "chiếc áo cà sa đã làm cho tôi trở thành thầy tu". Tôi được đưa về phục vụ tại Tiểu đoàn 34/BĐQ đồn trú tại Lộc Giang, quận Trảng Bàng thuộc tỉnh Hậu Nghĩa. Tôi trình diện Thiếu tá Xiếng, Tiểu đoàn trưởng. Thấy tôi với nét mặt còn phảng phất đôi chút thư sinh, thể chất yếu đuối, không được rắn chắc oai hùng như một người lính Biệt Động thật thụ, ông nói:
       - Tôi biết anh từng làm Đại đội trưởng lâu năm, từ hồi còn Chuẩn úy. Nhưng Biệt Động Quân khác Bộ Binh. Chiến thuật mỗi binh chủng có sự khác biệt. Anh cần một thời gian học hỏi chiến thuật mới của binh chủng thiện chiến này. Anh sẽ đi theo quan sát các Đại đội.
       Đầu tiên tôi theo Đại đội 4 của Đại úy Mạnh, (khóa 20 Võ bị Đà Lạt). Sau một thời gian ngắn, tôi đi theo Đại đội 3 của Đại úy Nhơn, khóa 17 Võ bị Đà Lạt - Được biết Đại úy Nhơn tử trận tại Quảng Trị khi được thuyên chuyển ra Vùng 1, làm Tiểu đoàn trưởng 37/BĐQ, đươc truy thăng cố Trung tá - Tôi đi làm "cố vấn" cho các đại đội của Tiểu đoàn 34/BĐQ một thời gian thì được lệnh thuyên chuyển đi Tiểu đoàn 31/BĐQ, đồn trú ở tỉnh Phước Long, để làm Đại đội trưởng. Có lẽ tôi đã hấp thụ được mười thành công lực nên sư phụ, Thiếu tá Xiếng hay Liên đoàn trưởng Liên đoàn 3/BĐQ, Trung tá Phạm Văn Phúc cho xuống núi.
       Tôi hăm hở mừng vui xuống núi với ước mong đem tài học của mình giúp đời, giúp người. Thật ra thì không phải tôi xuống núi mà là lên núi. Từ giã vùng đồng bằng tỉnh Hậu Nghĩa để lên vùng núi non trùng trùng điệp điệp của tỉnh Phước Long, nơi có ngọn núi cao ngất và nổi tiếng là núi Bà Rá. Vào thời Pháp thuộc, đây là nơi đày ải các chính trị phạm, những người Việt Nam yêu nước chống Pháp, hay những phần tử khủng bố cộng sản. Bà Rá là nơi rừng thiêng nước độc. Ngày đi thì có, ngày về thì không.
       Lúc bấy giờ là đầu Xuân năm 1968, Bắc quân phối hợp với bọn Việt cộng đang trên đà thắng thế, nhờ đạt được yếu tố bất ngờ khi ngang nhiên vi phạm cuộc hưu chiến hằng năm để nhân dân hai miền Nam Bắc hưởng Tết vui Xuân. Chúng đã bất ngờ đồng loạt nổ súng tấn công sau bài thơ chúc Tết của lão Hồ đọc trên đài phát thanh Hà Nội, được đài phát thanh của Mặt trận Nguyễn Hữu Thọ tiếp vận. Bài thơ là lệnh tấn công của lão Hồ:

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
 Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà.
 ....
 Tiến lên thắng lợi ắt về ta."
       Trong lúc phe ta lo vui Xuân hưởng Tết, chỉ để lại một nửa thực lực hay ít hơn phòng thủ đơn vị. Chính Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đang về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết. May mà Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ còn ở Saigon. Nhưng nếu quê hương Sơn Tây của ông ấy nằm ở miền Nam, thì có lẽ ông cũng đã về đó để đá gà thưởng Xuân. Trong những giờ phút đầu tiên của trận chiến, Phó Tổng Thống Kỳ đã tỏ ra xuất sắc trong cương vị của một lãnh tụ quốc gia. Những trận đánh dữ dội, long trời lở đất đã diễn ra trên khắp các đô thị Miền Nam. Các đơn vị QLVNCH lập tức được điều động về giữ thành, giữ dân, nên các vùng xa bị bỏ ngỏ, nhất là vùng rừng núi. Đường sá giao thông bị tắc nghẽn. Việt cộng đắp mô, đóng chốt khắp nơi. Phương tiện di chuyển độc nhất lên Phước Long trong thời gian này là đường hàng không. Tôi đến Phước Long trong tình trạng đó. Vừa bước xuống máy bay là phải chạy ngay ra hầm trú để tránh đạn pháo kích của Việt côïng.       Phước Long, một tỉnh vùng cao thuộc Vùng 3 Chiến thuật, giáp ranh với Vùng 2 Cao nguyên. Đây là miền đất trù phú. Đất rộng, người thưa. Người dân địa phương chuyên sống về nghề làm rẫy, và nghề trồng cây công nghiệp như cà phê và cao su. Họ phần lớn thuộc dân miền ngoài, từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Họ đến đây lập nghiệp do lời kêu gọi di dân khẩn hoang từ thời Đệ Nhất Côïng Hòa. Tất cả họ đều là những người nghèo khổ. Tại quê nhà họ không có đất để canh tác, chỉ đi làm mướn. Quần quật từ sáng tinh mơ đến chiều tối vẫn không đủ ăn vì đất hẹp người đông. Hưởng ứng lời kêu gọi, họ đã nhanh chóng tự nguyện đến đây khẩn hoang lập ấp, với sự trợ giúp thiết thực trong buổi ban đầu của chính phủ. Chẳng mấy chốc, họ đã có cái ăn, cái mặc. Cuộc sống của họ trở nên sung túc, nếu không muốn nói là giàu có. Đây là một chính sách đầy tính nhân đạo và thiết thực của Chính phủ Vịệt Nam thời Đệ I Cộng Hòa. Trái lại bọn cộng sản thì đem con bỏ chợ. Chúng lùa đi hàng trăm, hàng nghìn "dân ngụy" hay vợ con gia đình "ngụy quân, ngụy quyền", ép buộc họ bỏ lại nhà cửa và sản nghiệp để đi vùng "kinh tế mới". Tức là phải từ bỏ cái tốt đi tìm cái xấu theo chính sách của đảng là bần cùng hóa nhân dân, khi chúng xâm chiếm Miền Nam, mà thực chất là để đày ải và trả thù.
       Tiểu đoàn trưởng TĐ31/BĐQ lúc bấy giờ là Đại úy Đào Trọng Vượng. Ông người nhỏ con, không oai phong lẫm liệt như binh chủng đòi hỏi. Nhưng ông rất nghiêm. Ông thích hát nhạc Trịnh Công Sơn. Có lẽ bài ông thích nhất là "Gia tài của mẹ". Chẳng thế mà cứ sau mỗi bữa cơm chiều, ông bắt tất cả sĩ quan ngồi trong bàn ăn phải hát: "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ thằng Tây ..." Hình như đó là một thông lệ, và đã trở thành thói quen.
       Trình diện Đại úy Tiểu đoàn trưởng xong, tôi được đưa ra Đại đội 3 của Đại úy Bùi Văn Bé để chuẩn bị bàn giao chức vụ Đại đội trưởng, như tờ Sự vụ lệnh của Liên đoàn 3 ghi "Bổ sung chức vụ Đại đội trưởng", do Trung tá Phạm Văn Phúc ký. Đại úy Bé sẽ về Tiểu đoàn làm Sĩ quan Hành quân kiêm Huấn luyện. (Được biết Đại úy Bé về sau thuyên chuyển qua Địa Phương Quân, lên Thiếu tá làm Tiểu đoàn trưởng một Tiểu đoàn tại Bến Lức, Long An. Ông là người bắt chận đoàn xe buôn lậu "còi hụ Long An". Tuy là người có công lớn, rốt cuộc biến thành người có tội và bị giáng cấp xuống làm Binh Nhì. Ngày xưa cụ Nguyễn Công Trứ đang làm Tướng bị vua Tự Đức giáng xuống làm lính, khi gặp người bạn hỏi, cụ vẫn tươi cười trả lời: "Khi làm Tướng không lấy làm vinh thì lúc làm lính không lấy làm nhục". Nhưng ngày nay Thiếu tá Bé hẳn không có được cái tâm trạng đó. Chắc chắn ông phải uất ức khi thấy đời sao quá phi lý và bất công!).
       Đại đội phó của Bé lúc bấy giờ là Thiếu úy Nguyễn Văn Học. Chỉ mới lần đầu gặp gỡ, tình thân đã đến với chúng tôi. Chúng tôi coi nhau như anh em. Bà xã của Học cùng cháu trai đầu lòng độ ba tuổi đi theo đơn vị - lính thú đời nay hạnh phúc hơn lính thú đời xưa, được mang theo vợ con, và ít khi phải gặp cảnh "Đông ăn măng trúc, Xuân ăn giá...".  Chúng tôi cùng ăn cơm chung. Một kỷ niệm khó quên là mỗi lần cơm nấu xong, vợ chồng Học bảo cháu trai đi mời, hôm nào thằng cu nhớ lời bố mẹ dặn, phải nói năng lịch sự thì cháu nói mời bác xuống "xi mâm" (xơi cơm), hôm nào mê chơi thì chỉ nhớ mời bác "năng mâm" (ăn cơm) mà thôi. Hai chữ "năng mâm" tôi vẫn nhớ hoài và liên tưởng đến những kỷ niệm khó quên lúc mới vừa đến Phước Long.
     Đúng "Huynh Đệ Chi Binh là đó anh Hai". Học định cư tại Nam Cali, đang làm Chủ bút Tập San BĐQ. Sau một tuần lễ làm quen với Đại đội, coi như thực tập, chuẩn bị bàn giao thì Tiểu đoàn đưa xuống Đại úy Mạnh, chỉ định Mạnh làm Đại đội trưởng, còn tôi xuống làm Đại đội phó. Đại đội phó Học xuống làm trung đội trưởng! Tôi đã biết Mạnh hồi ở Tiểu đoàn 34/BĐQ. Lúc mới tái ngũ ra đơn vị, tôi có đi theo Đại đội của Mạnh một thời gian. Bây giờ "lệnh lạc" đổi khác. Là quân nhân tôi phải thi hành lệnh. Đúng ra tôi có quyền rời Tiểu đoàn về trình diện Liên đoàn, để có thể thuyên chuyển đi đơn vị khác. Nhưng tính tôi ưa an phận. Có một điều trớ trêu, khá nghịch lý là Đại đội 1 do Đại úy Khánh làm Đại đội trưởng. Nay Khánh về làm Tiểu đoàn phó, Đại đội phó là một Chuẩn úy, được Tiểu đoàn trưởng cho mang lon Trung úy (chúng tôi gọi là Trung úy Tiểu đoàn, không có trong ngạch trật của QLVNCH) để làm Đại đội trưởng.
       Công vịệc của Đại đội phó thì rất nhàn hạ. Đêm đêm dẫn hai Trung đội đi phục kích, có khi là một Trung đội tăng cường. Ban ngày thì ngủ hoặc ra phố chợ chơi. Tỉnh lỵ Phước Long quá nhỏ và nghèo nàn. Chỉ đi "dăm ba phút" là hết, giống như lời của môt bài hát "Em Pleiku má đỏ môi hồng". Chính trong thời gian rảnh rỗi này, tôi đã có dịp nhiều lần ra nhà lồng chợ ăn uống. Tôi thích nhất ở đây là gánh bún bò của một bà cụ người Huế. Tôi đã có dịp ngồi ăn tại gánh bún này. Đúng là "tha hương ngộ cố tri". Được gặp bà cụ Huế, một người đồng hương, được nghe giọng nói Huế, được ăn bún bò Huế, do chính người Huế nấu thì không gì thích thú bằng. Tôi không nhớ hồi còn đi học ở Huế, tôi đã có dịp nào ăn bún bò "Mụ Rớt" chưa - Bún bò Mụ Rớt nổi tiếng đất Thần kinh.
       Bún bò là một đặc sản của người Huế. Ai đến Huế mà chưa một lần ăn bún bò Huế là coi như chưa đến Huế. Ngày nay bún bò không còn là đặc sản của riêng người Huế mà là của người Việt tại Hải ngoại. Ở đâu trên quê hương hải ngoại này có người Việt định cư là ở đó có bún bò. Bún bò đã đi vào từng gia đình của người Việt tỵ nạn. Muốn ăn tô bún bò đúng nghĩa bún bò thì phải ăn bún bò tại Huế, do chính người Huế nấu trong khung cảnh một buổi sáng mùa Đông. Bên ngoài thì trời mưa lất phất như mưa phùn đất Bắc. Thời tiết thì lạnh, vừa đủ lạnh để mặc áo ấm, và khi nói hay thở thì một làn khói bay ra từ miệng. Nếu đó là miệng có đôi môi xinh xắn của cô gái Huế thì thật tuyệt vời, với những tiếng mô răng tê rứa rất là dễ thương, nghe như một lời thơ. Gánh bún bò hay quày bún bò với lò lửa liu riu. Nồi nước xúp bốc khói. Trên mặt đọng lại một lớp váng mỏng đủ màu sắc, nhưng nhiều nhất là màu hồng của ớt. Những cục xương giò, những tép sả, những miếng huyết...nhào lên, lặn xuống theo nhịp sôi của nồi xúp.Trên bàn bày các thứ gia vi nào tiêu, muối, ớt, nào nước mắm, nước tương, nào bắp chuối thái mỏng, nào rau thơm. Nhưng không có giá sống. Giá sống mà ăn chung với bún bò thì đó không phải là tô bún bò chính hiệu. Bún thì phải dùng loại bún sợi to gần bằng đầu mút đũa, trắng và dẻo. Đặc biệt phải có một chén tương ớt kiểu Huế. Ăn bún bò mà thiếu loại tương ớt này thì mất ngon. Ăn bún bò phải cay, phải hít hà, phải chảy nước mắt mới là cách ăn bún bò sành điệu. Điệu Huế!
       Ngay trong lần ăn bún bò đầu tiên tại gánh bún của bà cụ Huế, hai bà cháu đã có dịp nhắc lại những câu chuyện về Huế, về quê hương nghèo khó, mùa Đông thiếu áo, mùa Hè xót xa. Trời hành cơn lụt mỗi năm. Ăn xong bà cụ còn cắt cho một khoanh mít mật thật ngon để tráng miệng. Đến khi ăn xong, tôi trả tiền thì bà cụ la rầy:
       - Tổ cha mi (bây giờ bà cụ không gọi tôi bằng Trung úy nửa mà bằng tiếng mi thân mật). Bộ tau (tao, tôi) không đủ tiền mời mi một đọi (tô) bún răng? Nhớ khi nào không bận hành quân ra đây mệ mời bún và mít. (Bà cụ đã đổi cách xưng từ tui (tôi) thành mệ thân mật. Bà cụ cũng cở tuổi Mệ Nội hay Mệ Ngoại tôi).
       Một buổi chiều tôi đang ở tại doanh trại của Đại đội thì ngưồi lính gác cổng vào báo cáo:
       - Trình Trung úy, có một cậu thanh niên tự xưng là người làng muốn gặp Trung úy. Hiện đang chờ trước cổng.
       Tôi liền ra gặp thì thấy một thanh niên độ tuổi hai mươi đứng chờ với một trái mít to tướng. Sau vài lời thăm hỏi thì được biết cậu thanh niên là con trai lớn của một chú hàng xóm tại quê nhà, vẫn phụ giúp ông bà tôi cày cấy. Chú ấy biết tôi đóng quân ở đây, nên sai con mang trái mít (thổ sản nhà chú trồng) ra biếu. Gia đình chú là một trong những gia đình đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động di dân khẩn hoang lập ấp vào định cư tại vùng đất màu mỡ này. Ban đầu chú ấy cũng nghi ngờ và không mấy tin tưởng. nhưng người trưởng ban vận động là một người Dì của tôi, chỗ thân tình, nên cũng cố thử một phen chớ mất mát gì. Nhà cửa vẫn để lại đó. Đồ đạc thì cái nào không mang theo cứ việc bỏ lại có người giữ. Sau này nếu không thích có thể trở về. Phương tiện di chuyển có chính phủ lo, lại được trợ cấp trong thời gian đầu lập nghiệp. Trái lại, bọn Cộng sản Bắc Việt, sau khi thu tóm miền Nam vào tay chúng, những "ngụy dân", và gia đình "ngụy quân, ngụy quyền" bị lùa đi vùng "kinh tế mới", mà thực chất chỉ là những trại tù, phải bỏ lại nhà cửa và sản nghiệp. Nếu ai chịu đựng không nổi mà trốn về thành phố thì cũng không thể trở về căn nhà của mình, vì đã bị bọn cán bộ của chúng chiếm giữ. Những người này phải sống vất vưởng đầu đường xó chợ. Không có hộ khẩu, không xin được việc làm, đành phải đi ăn xin, hay làm những nghề đốn mạt trong xã hội. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ tại sao lực lượng cái bang, và thành phần chị em ta phát triễn mạnh sau ngày bọn Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam ngày 30/4/75.
       Bây giờ gia đình của chú ấy đã có cuộc sống sung túc. Không biết do đâu chú ấy biết tôi ở đây nên sai con ra thăm. Nhưng bi đát thay, sau này được biết toàn bộ gia đình của chú đã chết thảm khi Cộng quân Bắc Việt mở cuộc tấn chiếm Phước Long, mở đầu cho những trận đánh lớn sau này, và đã dẫn đến sự tan rã hoàn toàn của QLVNCH, và Nước Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Có chăng chỉ còn lại trong lòng người dân tỵ nạn trên khắp năm châu, bốn bể, và trong lòng người dân quốc nội còn yêu chuộng TỰ-DO, DÂN CHỦ, CÔNG-BÌNH, BÁC-ÁI.

Bảo Định, tháng 5, 2006

www.bietdongquan.com/baochi/munau/so18

Tân Sơn Hòa chuyển

 

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tình ĐỒNG HƯƠNG - Bảo Định

Sau Tết Mậu Thân, năm 1968, tôi trở lại quân ngũ theo lệnh gọi tái ngũ của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Tôi vào lính năm 1962, theo học khóa 13 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.

 

Sau Tết Mậu Thân, năm 1968, tôi trở lại quân ngũ theo lệnh gọi tái ngũ của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Tôi vào lính năm 1962, theo học khóa 13 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Hơn bốn năm xông pha ngoài mặt trận, đôi dày saut dẫm nát núi rừng vùng tiền sơn, các tỉnh Nam Ngãi, rồi chuyển vào vùng Đức Hòa, Đức Huệ, tỉnh Hậu Nghĩa, vùng Cần Giuộc, Cần Đước, tỉnh Long An, và các quận sát biên giới Việt Miên thuộc tỉnh Tây Ninh, tôi cảm thấy mệt mỏi và nghĩ mình đã bỏ phí thời trai. Tuổi thanh xuân qua mau, "ba vạn sáu nghìn ngày là mấy", mà mình tiêu pha hoang phí tuổi đời trong các cánh rừng già hay núi non hiểm trở, hoặc nơi thôn dã buồn thiu. Quanh năm suốt tháng chỉ làm bạn với trăng sao, với gió núi mưa nguồn. Súng là vợ, đạn là con. Ba lô không rời vai, dày trận không rời chân. Đêm nằm võng đong đưa tha hồ cho muổi đốt.
       Đúng bốn năm thi hành quân dịch pháp định - Sĩ quan bốn năm, Hạ sĩ quan 3 năm, Binh sĩ quân dịch thì 2 năm - Tôi làm đơn xin giải ngũ. Nhưng chưa được hai năm sống thoãi mái cuộc sống của một phó thường dân Nam Bộ - Ngày xưa người chinh phu của cụ Đặng Trần Côn và bà Đoàn Thị Điểm thì được sống trong hoàn cảnh "Nước thanh bình ba trăm năm cũ"
       Nhưng ngày nay, bọn cộng sản phương Bắc với chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực, dân chúng chỉ mới sống thanh bình được vài năm, thì chúng đã xâm nhập, gây chiến rồi mở cuộc tổng công kích và nổi dậy khắp nước, khiến toàn miền Nam sôi sục không khí chiến tranh. Trước kia người lính Cộng Hòa phải vào tận rừng sâu, leo lên núi cao mới tìm được Việt cộng để tiêu diệt chúng. Người lính Cộng Hòa đã vất vả trăm chiều để ngăn chặn chúng từ xa. Hậu phương và tiền tuyến có lằn ranh rỏ rệt. Trong lúc ở tận rừng sâu, nơi núi thẳm, hay tại những thôn xóm hẻo lánh xa xôi, người lính Cộng Hòa và người dân quê khốn khổ hằng ngày, hằng giờ, đối diện với chiến tranh tàn khốc và hủy diệt do bọn Việt cộng gây ra, thì ở thành thị, một số người vô trách nhiệm, bọn tham nhũng, bọn cậy quyền thế, bọn con cha, cháu ông, trốn tránh quân dịch, hay nếu có đi thì tìm cách chạy chọt về các nha sở trung ương, vẫn sống thác loạn, vẫn bất nhân. Họ ngoảnh mặt làm ngơ, coi như cuộc chiến là của ai, của những người lính mà thôi. Mãi về sau này, khi cuộc chiến sắp đến hồi ngã ngũ thì mới có phong trào Hậu phương yểm trợ Tiền tuyến, hình thành các đơn vị kết nghĩa, như Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao công kết nghĩa với Sư đoàn 18 Bộ Binh. Nhưng bây giờ thì chiến tranh đã đến, đến tận đường phố, vào cả trong nhà. Tòa Đại sứ Mỹ, nơi được canh gác cẩn mật, nghiêm phòng, nhưng cũng lọt được vào bên trong 13 tên đặc công Việt cộng. Cả khu vực thương mại Chợ Lớn chìm trong biển lữa. Đặc biệt tại cố đô Huế, chúng đã chiếm đóng 25 ngày đêm trong đại nội. Chúng tha hồ bắn giết người dân lành một cách vô tội vạ. Những tên Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, là những tên đồ tể man rợ của xứ Huế, đã để lại một vết nhơ trong lịch sử đất Thần kinh, mà muôn đời không rửa sạch được, dù có tát cạn nước biển đông. Tội của chúng thì không bút mực nào tả hết, và dù có chặt hết cây rừng cũng không ghi hết tội.
       Để đương đầu với đại hiểm họa một mất một còn này của đất nước, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải tức khắc ban hành lệnh Tổng động viên, huy động toàn quân, toàn dân ra tiền tuyến. Thật ra tiền tuyến và hậu phương bây giờ đã là một, lằn ranh không còn nữa, đã bị xóa đi từ cái đêm mồng một Tết năm Mậu Thân khi Cộng quân dồng loạt mở cuộc tổng tấn công trên khắp 44 tỉnh và thành phố của VNCH. Là một người lính trừ bị, "động vi binh, tịnh vi dân", tôi lại phải "Áo nhung trao quan vũ từ đây". Tôi lên đường trình diện tái ngũ sớm. Và chỉ trong một ngày, từ một thư sinh yếu đuối, nếu không muốn nói "trói gà không chặt", tôi đã khoác lên người bộ quân phục rằn ri, với chiếc mũ nồi màu nâu. Tôi đã trở thành người lính Biệt động của Binh chủng Biệt Động Quân oai hùng. Ở trường hợp của tôi, "chiếc áo cà sa đã làm cho tôi trở thành thầy tu". Tôi được đưa về phục vụ tại Tiểu đoàn 34/BĐQ đồn trú tại Lộc Giang, quận Trảng Bàng thuộc tỉnh Hậu Nghĩa. Tôi trình diện Thiếu tá Xiếng, Tiểu đoàn trưởng. Thấy tôi với nét mặt còn phảng phất đôi chút thư sinh, thể chất yếu đuối, không được rắn chắc oai hùng như một người lính Biệt Động thật thụ, ông nói:
       - Tôi biết anh từng làm Đại đội trưởng lâu năm, từ hồi còn Chuẩn úy. Nhưng Biệt Động Quân khác Bộ Binh. Chiến thuật mỗi binh chủng có sự khác biệt. Anh cần một thời gian học hỏi chiến thuật mới của binh chủng thiện chiến này. Anh sẽ đi theo quan sát các Đại đội.
       Đầu tiên tôi theo Đại đội 4 của Đại úy Mạnh, (khóa 20 Võ bị Đà Lạt). Sau một thời gian ngắn, tôi đi theo Đại đội 3 của Đại úy Nhơn, khóa 17 Võ bị Đà Lạt - Được biết Đại úy Nhơn tử trận tại Quảng Trị khi được thuyên chuyển ra Vùng 1, làm Tiểu đoàn trưởng 37/BĐQ, đươc truy thăng cố Trung tá - Tôi đi làm "cố vấn" cho các đại đội của Tiểu đoàn 34/BĐQ một thời gian thì được lệnh thuyên chuyển đi Tiểu đoàn 31/BĐQ, đồn trú ở tỉnh Phước Long, để làm Đại đội trưởng. Có lẽ tôi đã hấp thụ được mười thành công lực nên sư phụ, Thiếu tá Xiếng hay Liên đoàn trưởng Liên đoàn 3/BĐQ, Trung tá Phạm Văn Phúc cho xuống núi.
       Tôi hăm hở mừng vui xuống núi với ước mong đem tài học của mình giúp đời, giúp người. Thật ra thì không phải tôi xuống núi mà là lên núi. Từ giã vùng đồng bằng tỉnh Hậu Nghĩa để lên vùng núi non trùng trùng điệp điệp của tỉnh Phước Long, nơi có ngọn núi cao ngất và nổi tiếng là núi Bà Rá. Vào thời Pháp thuộc, đây là nơi đày ải các chính trị phạm, những người Việt Nam yêu nước chống Pháp, hay những phần tử khủng bố cộng sản. Bà Rá là nơi rừng thiêng nước độc. Ngày đi thì có, ngày về thì không.
       Lúc bấy giờ là đầu Xuân năm 1968, Bắc quân phối hợp với bọn Việt cộng đang trên đà thắng thế, nhờ đạt được yếu tố bất ngờ khi ngang nhiên vi phạm cuộc hưu chiến hằng năm để nhân dân hai miền Nam Bắc hưởng Tết vui Xuân. Chúng đã bất ngờ đồng loạt nổ súng tấn công sau bài thơ chúc Tết của lão Hồ đọc trên đài phát thanh Hà Nội, được đài phát thanh của Mặt trận Nguyễn Hữu Thọ tiếp vận. Bài thơ là lệnh tấn công của lão Hồ:

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
 Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà.
 ....
 Tiến lên thắng lợi ắt về ta."
       Trong lúc phe ta lo vui Xuân hưởng Tết, chỉ để lại một nửa thực lực hay ít hơn phòng thủ đơn vị. Chính Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đang về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết. May mà Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ còn ở Saigon. Nhưng nếu quê hương Sơn Tây của ông ấy nằm ở miền Nam, thì có lẽ ông cũng đã về đó để đá gà thưởng Xuân. Trong những giờ phút đầu tiên của trận chiến, Phó Tổng Thống Kỳ đã tỏ ra xuất sắc trong cương vị của một lãnh tụ quốc gia. Những trận đánh dữ dội, long trời lở đất đã diễn ra trên khắp các đô thị Miền Nam. Các đơn vị QLVNCH lập tức được điều động về giữ thành, giữ dân, nên các vùng xa bị bỏ ngỏ, nhất là vùng rừng núi. Đường sá giao thông bị tắc nghẽn. Việt cộng đắp mô, đóng chốt khắp nơi. Phương tiện di chuyển độc nhất lên Phước Long trong thời gian này là đường hàng không. Tôi đến Phước Long trong tình trạng đó. Vừa bước xuống máy bay là phải chạy ngay ra hầm trú để tránh đạn pháo kích của Việt côïng.       Phước Long, một tỉnh vùng cao thuộc Vùng 3 Chiến thuật, giáp ranh với Vùng 2 Cao nguyên. Đây là miền đất trù phú. Đất rộng, người thưa. Người dân địa phương chuyên sống về nghề làm rẫy, và nghề trồng cây công nghiệp như cà phê và cao su. Họ phần lớn thuộc dân miền ngoài, từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Họ đến đây lập nghiệp do lời kêu gọi di dân khẩn hoang từ thời Đệ Nhất Côïng Hòa. Tất cả họ đều là những người nghèo khổ. Tại quê nhà họ không có đất để canh tác, chỉ đi làm mướn. Quần quật từ sáng tinh mơ đến chiều tối vẫn không đủ ăn vì đất hẹp người đông. Hưởng ứng lời kêu gọi, họ đã nhanh chóng tự nguyện đến đây khẩn hoang lập ấp, với sự trợ giúp thiết thực trong buổi ban đầu của chính phủ. Chẳng mấy chốc, họ đã có cái ăn, cái mặc. Cuộc sống của họ trở nên sung túc, nếu không muốn nói là giàu có. Đây là một chính sách đầy tính nhân đạo và thiết thực của Chính phủ Vịệt Nam thời Đệ I Cộng Hòa. Trái lại bọn cộng sản thì đem con bỏ chợ. Chúng lùa đi hàng trăm, hàng nghìn "dân ngụy" hay vợ con gia đình "ngụy quân, ngụy quyền", ép buộc họ bỏ lại nhà cửa và sản nghiệp để đi vùng "kinh tế mới". Tức là phải từ bỏ cái tốt đi tìm cái xấu theo chính sách của đảng là bần cùng hóa nhân dân, khi chúng xâm chiếm Miền Nam, mà thực chất là để đày ải và trả thù.
       Tiểu đoàn trưởng TĐ31/BĐQ lúc bấy giờ là Đại úy Đào Trọng Vượng. Ông người nhỏ con, không oai phong lẫm liệt như binh chủng đòi hỏi. Nhưng ông rất nghiêm. Ông thích hát nhạc Trịnh Công Sơn. Có lẽ bài ông thích nhất là "Gia tài của mẹ". Chẳng thế mà cứ sau mỗi bữa cơm chiều, ông bắt tất cả sĩ quan ngồi trong bàn ăn phải hát: "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ thằng Tây ..." Hình như đó là một thông lệ, và đã trở thành thói quen.
       Trình diện Đại úy Tiểu đoàn trưởng xong, tôi được đưa ra Đại đội 3 của Đại úy Bùi Văn Bé để chuẩn bị bàn giao chức vụ Đại đội trưởng, như tờ Sự vụ lệnh của Liên đoàn 3 ghi "Bổ sung chức vụ Đại đội trưởng", do Trung tá Phạm Văn Phúc ký. Đại úy Bé sẽ về Tiểu đoàn làm Sĩ quan Hành quân kiêm Huấn luyện. (Được biết Đại úy Bé về sau thuyên chuyển qua Địa Phương Quân, lên Thiếu tá làm Tiểu đoàn trưởng một Tiểu đoàn tại Bến Lức, Long An. Ông là người bắt chận đoàn xe buôn lậu "còi hụ Long An". Tuy là người có công lớn, rốt cuộc biến thành người có tội và bị giáng cấp xuống làm Binh Nhì. Ngày xưa cụ Nguyễn Công Trứ đang làm Tướng bị vua Tự Đức giáng xuống làm lính, khi gặp người bạn hỏi, cụ vẫn tươi cười trả lời: "Khi làm Tướng không lấy làm vinh thì lúc làm lính không lấy làm nhục". Nhưng ngày nay Thiếu tá Bé hẳn không có được cái tâm trạng đó. Chắc chắn ông phải uất ức khi thấy đời sao quá phi lý và bất công!).
       Đại đội phó của Bé lúc bấy giờ là Thiếu úy Nguyễn Văn Học. Chỉ mới lần đầu gặp gỡ, tình thân đã đến với chúng tôi. Chúng tôi coi nhau như anh em. Bà xã của Học cùng cháu trai đầu lòng độ ba tuổi đi theo đơn vị - lính thú đời nay hạnh phúc hơn lính thú đời xưa, được mang theo vợ con, và ít khi phải gặp cảnh "Đông ăn măng trúc, Xuân ăn giá...".  Chúng tôi cùng ăn cơm chung. Một kỷ niệm khó quên là mỗi lần cơm nấu xong, vợ chồng Học bảo cháu trai đi mời, hôm nào thằng cu nhớ lời bố mẹ dặn, phải nói năng lịch sự thì cháu nói mời bác xuống "xi mâm" (xơi cơm), hôm nào mê chơi thì chỉ nhớ mời bác "năng mâm" (ăn cơm) mà thôi. Hai chữ "năng mâm" tôi vẫn nhớ hoài và liên tưởng đến những kỷ niệm khó quên lúc mới vừa đến Phước Long.
     Đúng "Huynh Đệ Chi Binh là đó anh Hai". Học định cư tại Nam Cali, đang làm Chủ bút Tập San BĐQ. Sau một tuần lễ làm quen với Đại đội, coi như thực tập, chuẩn bị bàn giao thì Tiểu đoàn đưa xuống Đại úy Mạnh, chỉ định Mạnh làm Đại đội trưởng, còn tôi xuống làm Đại đội phó. Đại đội phó Học xuống làm trung đội trưởng! Tôi đã biết Mạnh hồi ở Tiểu đoàn 34/BĐQ. Lúc mới tái ngũ ra đơn vị, tôi có đi theo Đại đội của Mạnh một thời gian. Bây giờ "lệnh lạc" đổi khác. Là quân nhân tôi phải thi hành lệnh. Đúng ra tôi có quyền rời Tiểu đoàn về trình diện Liên đoàn, để có thể thuyên chuyển đi đơn vị khác. Nhưng tính tôi ưa an phận. Có một điều trớ trêu, khá nghịch lý là Đại đội 1 do Đại úy Khánh làm Đại đội trưởng. Nay Khánh về làm Tiểu đoàn phó, Đại đội phó là một Chuẩn úy, được Tiểu đoàn trưởng cho mang lon Trung úy (chúng tôi gọi là Trung úy Tiểu đoàn, không có trong ngạch trật của QLVNCH) để làm Đại đội trưởng.
       Công vịệc của Đại đội phó thì rất nhàn hạ. Đêm đêm dẫn hai Trung đội đi phục kích, có khi là một Trung đội tăng cường. Ban ngày thì ngủ hoặc ra phố chợ chơi. Tỉnh lỵ Phước Long quá nhỏ và nghèo nàn. Chỉ đi "dăm ba phút" là hết, giống như lời của môt bài hát "Em Pleiku má đỏ môi hồng". Chính trong thời gian rảnh rỗi này, tôi đã có dịp nhiều lần ra nhà lồng chợ ăn uống. Tôi thích nhất ở đây là gánh bún bò của một bà cụ người Huế. Tôi đã có dịp ngồi ăn tại gánh bún này. Đúng là "tha hương ngộ cố tri". Được gặp bà cụ Huế, một người đồng hương, được nghe giọng nói Huế, được ăn bún bò Huế, do chính người Huế nấu thì không gì thích thú bằng. Tôi không nhớ hồi còn đi học ở Huế, tôi đã có dịp nào ăn bún bò "Mụ Rớt" chưa - Bún bò Mụ Rớt nổi tiếng đất Thần kinh.
       Bún bò là một đặc sản của người Huế. Ai đến Huế mà chưa một lần ăn bún bò Huế là coi như chưa đến Huế. Ngày nay bún bò không còn là đặc sản của riêng người Huế mà là của người Việt tại Hải ngoại. Ở đâu trên quê hương hải ngoại này có người Việt định cư là ở đó có bún bò. Bún bò đã đi vào từng gia đình của người Việt tỵ nạn. Muốn ăn tô bún bò đúng nghĩa bún bò thì phải ăn bún bò tại Huế, do chính người Huế nấu trong khung cảnh một buổi sáng mùa Đông. Bên ngoài thì trời mưa lất phất như mưa phùn đất Bắc. Thời tiết thì lạnh, vừa đủ lạnh để mặc áo ấm, và khi nói hay thở thì một làn khói bay ra từ miệng. Nếu đó là miệng có đôi môi xinh xắn của cô gái Huế thì thật tuyệt vời, với những tiếng mô răng tê rứa rất là dễ thương, nghe như một lời thơ. Gánh bún bò hay quày bún bò với lò lửa liu riu. Nồi nước xúp bốc khói. Trên mặt đọng lại một lớp váng mỏng đủ màu sắc, nhưng nhiều nhất là màu hồng của ớt. Những cục xương giò, những tép sả, những miếng huyết...nhào lên, lặn xuống theo nhịp sôi của nồi xúp.Trên bàn bày các thứ gia vi nào tiêu, muối, ớt, nào nước mắm, nước tương, nào bắp chuối thái mỏng, nào rau thơm. Nhưng không có giá sống. Giá sống mà ăn chung với bún bò thì đó không phải là tô bún bò chính hiệu. Bún thì phải dùng loại bún sợi to gần bằng đầu mút đũa, trắng và dẻo. Đặc biệt phải có một chén tương ớt kiểu Huế. Ăn bún bò mà thiếu loại tương ớt này thì mất ngon. Ăn bún bò phải cay, phải hít hà, phải chảy nước mắt mới là cách ăn bún bò sành điệu. Điệu Huế!
       Ngay trong lần ăn bún bò đầu tiên tại gánh bún của bà cụ Huế, hai bà cháu đã có dịp nhắc lại những câu chuyện về Huế, về quê hương nghèo khó, mùa Đông thiếu áo, mùa Hè xót xa. Trời hành cơn lụt mỗi năm. Ăn xong bà cụ còn cắt cho một khoanh mít mật thật ngon để tráng miệng. Đến khi ăn xong, tôi trả tiền thì bà cụ la rầy:
       - Tổ cha mi (bây giờ bà cụ không gọi tôi bằng Trung úy nửa mà bằng tiếng mi thân mật). Bộ tau (tao, tôi) không đủ tiền mời mi một đọi (tô) bún răng? Nhớ khi nào không bận hành quân ra đây mệ mời bún và mít. (Bà cụ đã đổi cách xưng từ tui (tôi) thành mệ thân mật. Bà cụ cũng cở tuổi Mệ Nội hay Mệ Ngoại tôi).
       Một buổi chiều tôi đang ở tại doanh trại của Đại đội thì ngưồi lính gác cổng vào báo cáo:
       - Trình Trung úy, có một cậu thanh niên tự xưng là người làng muốn gặp Trung úy. Hiện đang chờ trước cổng.
       Tôi liền ra gặp thì thấy một thanh niên độ tuổi hai mươi đứng chờ với một trái mít to tướng. Sau vài lời thăm hỏi thì được biết cậu thanh niên là con trai lớn của một chú hàng xóm tại quê nhà, vẫn phụ giúp ông bà tôi cày cấy. Chú ấy biết tôi đóng quân ở đây, nên sai con mang trái mít (thổ sản nhà chú trồng) ra biếu. Gia đình chú là một trong những gia đình đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động di dân khẩn hoang lập ấp vào định cư tại vùng đất màu mỡ này. Ban đầu chú ấy cũng nghi ngờ và không mấy tin tưởng. nhưng người trưởng ban vận động là một người Dì của tôi, chỗ thân tình, nên cũng cố thử một phen chớ mất mát gì. Nhà cửa vẫn để lại đó. Đồ đạc thì cái nào không mang theo cứ việc bỏ lại có người giữ. Sau này nếu không thích có thể trở về. Phương tiện di chuyển có chính phủ lo, lại được trợ cấp trong thời gian đầu lập nghiệp. Trái lại, bọn Cộng sản Bắc Việt, sau khi thu tóm miền Nam vào tay chúng, những "ngụy dân", và gia đình "ngụy quân, ngụy quyền" bị lùa đi vùng "kinh tế mới", mà thực chất chỉ là những trại tù, phải bỏ lại nhà cửa và sản nghiệp. Nếu ai chịu đựng không nổi mà trốn về thành phố thì cũng không thể trở về căn nhà của mình, vì đã bị bọn cán bộ của chúng chiếm giữ. Những người này phải sống vất vưởng đầu đường xó chợ. Không có hộ khẩu, không xin được việc làm, đành phải đi ăn xin, hay làm những nghề đốn mạt trong xã hội. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ tại sao lực lượng cái bang, và thành phần chị em ta phát triễn mạnh sau ngày bọn Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam ngày 30/4/75.
       Bây giờ gia đình của chú ấy đã có cuộc sống sung túc. Không biết do đâu chú ấy biết tôi ở đây nên sai con ra thăm. Nhưng bi đát thay, sau này được biết toàn bộ gia đình của chú đã chết thảm khi Cộng quân Bắc Việt mở cuộc tấn chiếm Phước Long, mở đầu cho những trận đánh lớn sau này, và đã dẫn đến sự tan rã hoàn toàn của QLVNCH, và Nước Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Có chăng chỉ còn lại trong lòng người dân tỵ nạn trên khắp năm châu, bốn bể, và trong lòng người dân quốc nội còn yêu chuộng TỰ-DO, DÂN CHỦ, CÔNG-BÌNH, BÁC-ÁI.

Bảo Định, tháng 5, 2006

www.bietdongquan.com/baochi/munau/so18

Tân Sơn Hòa chuyển

 

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm