Kinh Khổ

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân: Vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn

Từ năm 2007-2013, UBND xã liên tục đe dọa, cưỡng chế di dời chợ. Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra từ ngày 19-23.11.2013,

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân: Vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn

Đăng ngày 

GNsP (10.02.2016) – Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân xây dựng trên chính khu đất ‘vàng’ của dân, ép dân hoán đổi một diện tích ít hơn, cấp giấy chứng nhận sử dụng lâu dài cho dân để làm tin. Nay, thu hồi diện tích hoán đổi ấy vì là đất công, giấy chứng nhận đã cấp không có giá trị vì ‘được cấp không đúng thẩm quyền’, còn Ủy ban thì đứng vững trên đất của dân. Nếu giao dịch này diễn ra bởi những người dân với nhau, cơ quan công quyền sẽ kết tội ‘lừa đảo’! Nhưng tiếc rằng, kẻ ‘lừa đảo’ ở đây lại là Ủy ban “nhân dân”!

Sau đây là lời kêu cứu của các tiểu thương chợ Vĩnh Tân:

Từ những năm 1978, có những hộ gia đình vào khu vực mà hiện nay gọi là xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, khai phá rừng, lập nghiệp, khi đó nhà cầm quyền chưa xây đường 767 và thủy điện Trị An. Vào khoảng năm 1982, nhà cầm quyền bắt đầu quản lý do dân sinh sống tập trung nhiều hai bên đường gọi là Khu Suối Đá do đường Cây Gáo quản lý và thu thuế nông nghiệp. Và cũng trong khoảng thời gian này, nhà chức trách làm đường dân cư.

Đến năm 1987, nhà cầm quyền lập xã Vĩnh Tân, ông Năm Phúc là Bí thư xã đầu tiên và ông Khải là Chủ tịch UBND xã. Lúc đó, nhà cầm quyền địa phương chưa có trường học, trạm xá, UBND, đường ấp vào chợ… Họ không có một tấc đất nào vào thời điểm đó. Họ đã mượn cửa hàng thương nghiệp của ông Lục Văn Mạ làm trụ sở UBND xã. Một thời gian sau, họ trả lại khu đất đó cho ông Mạ, ông bán cho người khác. Hiện nay khu đất xây dựng cửa hàng bán xăng với tên là cây xăng Vĩnh Tân.

Vào thời điểm đó, UBND xã vận động nhân dân hiến đất, hoán đổi đất để xây dựng các công trình phúc lợi, như xây dựng trụ sở UBND xã là đất của ông Vòng A Sám và ông Lục Văn Mạ bị thu hồi trên 1000 m2, đổi lấy một lô đất nhỏ trong khu vực chợ Vĩnh Tân, gia đình ông Đức bị thu hồi đất để xây dựng mặt bằng chợ và nhiều người dân khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như gia đình ông Cam, ông Lâm –vợ là bà Sok Sen.., nhưng lúc đó chợ Vĩnh Tân vẫn chưa được xây dựng như hiện nay. Một thời gian sau, xã ủi mặt bằng để làm đường, các khu vực xung quanh chợ vẫn còn nhiều phiến đá lớn ngổn ngang, một số hộ dân dựng tạm cửa hàng làm bằng tranh tre để bán gạo, bán cà phê… chi phí thu được đóng góp vào quỹ ngân sách của xã.

Ủy ban Nhân dân Xã cưỡng bức người dân hoãn đổi đất và xây dựng trên khu đất ‘vàng’ của người dân

Ủy ban Nhân dân Xã cưỡng bức người dân hoãn đổi đất và xây dựng trên khu đất ‘vàng’ của người dân

Xã hoán đổi đất nhưng không có đất đền bù cho người dân, nên vào năm 1990 các hộ dân bị hoán đổi đất, yêu cầu UBND xã thực hiện dự án cấp đất chợ như xã đã hứa trước đây. Sau đó, xã xây dựng chợ Vĩnh Tân hiện nay. Sau khi chợ Vĩnh Tân khánh thành thì được xem là một trong những chợ khang trang nhất cấp xã. Ông Trần Văn Khoan, lúc đó là phó giám đốc ngân hàng và nay là phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, cũng mua kiốt ở chợ, buôn bán. Nhiều người dân ở nơi khác đến chợ kinh doanh. Từ đó cho đến nay, các tiểu thương ở chợ Vĩnh Tân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.

Chợ đi vào hoạt động được gần 15 năm thì xuống cấp, vào năm 2005, các tiểu thương đề nghị UBND xã nâng cấp chợ, kể cả phần khoán kiốt/sạp trước và sau khi nâng cấp. Ông Chủ tịch UBND xã Lại Việt Phái và bà Nguyễn Thị Sáng, giám đốc Doanh nghiệp Đức Lợi Thành, đứng ra tuyên bố nâng cấp chợ do doanh nghiệp bà Sáng đầu tư với mức giá kêu gọi các tiểu thương đóng góp kiốt là 30 triệu với diện tích khoảng 12m2, sạp là 20 triệu với diện tích khoảng 4m2 chưa tính thiết kế hệ thống thoát nước, mái che hành lang… Các khoản phát sinh này sẽ thu sau khi nâng cấp chợ. Dự án nâng cấp chợ do bà Sáng đầu tư có nhiều khuất tất và uẩn khúc không được ông Chủ tịch UBND xã giải đáp thắc mắc, khiến các tiểu thương không tin tưởng, lo lắng nên bà con không đồng tình nâng cấp chợ.

Chợ Vĩnh Tân đã xuống cấp nhưng nhà cầm không nâng cấp chợ theo lời yêu cầu của các tiểu thương

Chợ Vĩnh Tân đã xuống cấp nhưng nhà cầm không nâng cấp chợ theo lời yêu cầu của các tiểu thương

Chợ Vĩnh Tân mới nằm cách xa khu dân cư và giá sạp chợ quá cao nên tiểu thương nghèo không đủ tiền mua một cái sạp mới

Chợ Vĩnh Tân mới nằm cách xa khu dân cư và giá sạp chợ quá cao nên tiểu thương nghèo không đủ tiền mua một cái sạp mới

Các cửa hàng trong chợ mới phải đóng cửa vì không có khách

Các cửa hàng trong chợ mới phải đóng cửa vì không có khách

UBND xã và Doanh nghiệp Đức Lợi Thành vẫn quyết định xây dựng chợ Vĩnh Tân mới hiện nay trên khu đất của gia đình bà Giám đốc Sáng. Các tiểu thương đi kêu oan đến các cấp có thẩm quyền nhưng không được cấp nào giải quyết một cách thỏa đáng bởi vì họ được sự bao che của các quan chức cấp huyện như ông Võ Văn Nở, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, đã từ trần.

Hai năm sau, vào năm 2007, chợ Vĩnh Tân mới được xây dựng xong. Trong năm đó, vào tháng 11, ông Chủ tịch xã Lại Việt Phái ra thông báo đóng cửa chợ Vĩnh Tân cũ, cấm không cho các tiểu thương và người dân giao thương, nhằm gây áp lực di chuyển về chợ mới, cách chợ cũ khoảng 400m. Bà con tiểu thương kiên quyết không di dời chợ bởi vì đa số tiểu thương không đủ tiền để mua sạp chợ mới với giá từ 50 triệu – 100 triệu/1 sạp, kiốt từ 100 – 300 triệu/1 kiốt. Tại chợ mới, một số tiểu thương đã mua sạp/kiốt và trả trước 50% trị giá của một sạp/kiốt, nhưng chỉ buôn bán chưa đầy một tháng, họ đã phải bỏ sạp/kiốt vì địa điểm không phù hợp do  chợ không gần khu dân cư. Từ đó cho đến nay, chợ cũ các tiểu thương tự quản và vẫn buôn bán bình thường.

Lý do nhà cầm quyền đưa ra yêu cầu bà con tiểu thương dời chợ, bởi vì:

Thứ nhất, nhà cầm quyền di dời chợ là để xây dựng nhà văn hóa, trung tâm giáo dục cộng đồng chỉ là một cái cớ hợp thức hóa lấy đất chợ, buộc các tiểu thương di dời sang chợ mới. Xét một cách công bằng, xã còn nhiều đất, tại sao không sử dụng những khu đất khác để xây dựng nhà văn hóa mà bắt buộc phải sử dụng đất chợ? Lấy đất chợ gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế của bà con trong xã. Trong khi đó nhiều xã và nhiều nơi xây dựng nhà văn hóa, đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả đã phải khoán lại cho người dân làm nơi bán quán cà phê, hoặc nhà văn hóa để hoang, để cho dê, trâu, bò đến ở.

Thứ hai, nhà cầm quyền cho rằng, chợ Vĩnh Tân xuống cấp, trông nhếch nhác, không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy… Trong khi đó cơ sở UBND liên tục sửa chữa thậm chí đập đi đập lại xây dựng cái mới cả bạc tỷ thì tiền này ở đâu ra, ai đóng thuế nuôi các ông? Còn việc nâng cấp chợ Vĩnh Tân cũ các tiểu thương tự nguyện bỏ tiền ra nhưng các ông lại từ chối. Các ông cầm quyền thì muốn làm gì thì làm, xem dân không ra gì.

Từ năm 2007-2013, UBND xã liên tục đe dọa, cưỡng chế di dời chợ. Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra từ ngày 19-23.11.2013, từ 3 giờ sáng đến 20 giờ, nhà cầm quyền huy động lực lượng lớn công quyền bao gồm: CSGT, CSCĐ, công an, dân phòng, các cán bộ địa phương… đến cưỡng chế chợ nhưng các tiểu thương đoàn kết và kiên quyết giữ chợ cho đến cùng.

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân quyết tâm giữ chợ: chúng tôi vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn.

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân quyết tâm giữ chợ: chúng tôi vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn.

Suốt quãng thời gian đó, các tiểu thương tiếp tục đi khiếu kiện đến trung ương với mong muốn họ sẽ giải quyết nỗi oan khiên cho các tiểu thương. Nhiều đảng viên ở xã cảm thấy bất bình trong vấn đề giải tỏa đất đai và bồi thường không thỏa đáng cho các tiểu thương, họ đã lên tiếng và sau đó là bị trù dập, bị kỷ luật…

Vào tháng 5.2015, nhà cầm quyền đã giải tỏa 14 căn nhà/kiốt ngay trước mặt đường chợ Vĩnh Tân để làm đường với mức bồi thường đất rẻ mạt chỉ có 900 ngàn/1m2.

Sự việc tiếp tục lập lại vào những ngày đầu tháng 1.2016, nhà cầm quyền suốt ngày ra rả trên loa phát thanh rằng, vào đầu tháng 3.2016 họ sẽ lấy chợ.

Nhà cầm quyền không thể lấy đất chợ của chúng tôi vì đó là đất của chúng tôi qua suốt mấy chục năm qua do ông bà chúng tôi khai hoang và khai phá. Do đó, chúng tôi vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn.

Nhà cầm quyền bây giờ đòi lại đất chợ để xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, mà trước đây do người dân khai phá và hoán đổi cho nhà nước, thì bây giờ người dân có đòi lại đất của họ trước đây buộc phải hoán đổi hay không?  “Mạng sống cũng chẳng còn” nên không khí u ám bao trùm lấn át không khí “vui xuân, đón Tết” của bà con trong những ngày cận kề năm mới này!

Bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân: Vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn

Từ năm 2007-2013, UBND xã liên tục đe dọa, cưỡng chế di dời chợ. Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra từ ngày 19-23.11.2013,

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân: Vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn

Đăng ngày 

GNsP (10.02.2016) – Trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân xây dựng trên chính khu đất ‘vàng’ của dân, ép dân hoán đổi một diện tích ít hơn, cấp giấy chứng nhận sử dụng lâu dài cho dân để làm tin. Nay, thu hồi diện tích hoán đổi ấy vì là đất công, giấy chứng nhận đã cấp không có giá trị vì ‘được cấp không đúng thẩm quyền’, còn Ủy ban thì đứng vững trên đất của dân. Nếu giao dịch này diễn ra bởi những người dân với nhau, cơ quan công quyền sẽ kết tội ‘lừa đảo’! Nhưng tiếc rằng, kẻ ‘lừa đảo’ ở đây lại là Ủy ban “nhân dân”!

Sau đây là lời kêu cứu của các tiểu thương chợ Vĩnh Tân:

Từ những năm 1978, có những hộ gia đình vào khu vực mà hiện nay gọi là xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, khai phá rừng, lập nghiệp, khi đó nhà cầm quyền chưa xây đường 767 và thủy điện Trị An. Vào khoảng năm 1982, nhà cầm quyền bắt đầu quản lý do dân sinh sống tập trung nhiều hai bên đường gọi là Khu Suối Đá do đường Cây Gáo quản lý và thu thuế nông nghiệp. Và cũng trong khoảng thời gian này, nhà chức trách làm đường dân cư.

Đến năm 1987, nhà cầm quyền lập xã Vĩnh Tân, ông Năm Phúc là Bí thư xã đầu tiên và ông Khải là Chủ tịch UBND xã. Lúc đó, nhà cầm quyền địa phương chưa có trường học, trạm xá, UBND, đường ấp vào chợ… Họ không có một tấc đất nào vào thời điểm đó. Họ đã mượn cửa hàng thương nghiệp của ông Lục Văn Mạ làm trụ sở UBND xã. Một thời gian sau, họ trả lại khu đất đó cho ông Mạ, ông bán cho người khác. Hiện nay khu đất xây dựng cửa hàng bán xăng với tên là cây xăng Vĩnh Tân.

Vào thời điểm đó, UBND xã vận động nhân dân hiến đất, hoán đổi đất để xây dựng các công trình phúc lợi, như xây dựng trụ sở UBND xã là đất của ông Vòng A Sám và ông Lục Văn Mạ bị thu hồi trên 1000 m2, đổi lấy một lô đất nhỏ trong khu vực chợ Vĩnh Tân, gia đình ông Đức bị thu hồi đất để xây dựng mặt bằng chợ và nhiều người dân khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như gia đình ông Cam, ông Lâm –vợ là bà Sok Sen.., nhưng lúc đó chợ Vĩnh Tân vẫn chưa được xây dựng như hiện nay. Một thời gian sau, xã ủi mặt bằng để làm đường, các khu vực xung quanh chợ vẫn còn nhiều phiến đá lớn ngổn ngang, một số hộ dân dựng tạm cửa hàng làm bằng tranh tre để bán gạo, bán cà phê… chi phí thu được đóng góp vào quỹ ngân sách của xã.

Ủy ban Nhân dân Xã cưỡng bức người dân hoãn đổi đất và xây dựng trên khu đất ‘vàng’ của người dân

Ủy ban Nhân dân Xã cưỡng bức người dân hoãn đổi đất và xây dựng trên khu đất ‘vàng’ của người dân

Xã hoán đổi đất nhưng không có đất đền bù cho người dân, nên vào năm 1990 các hộ dân bị hoán đổi đất, yêu cầu UBND xã thực hiện dự án cấp đất chợ như xã đã hứa trước đây. Sau đó, xã xây dựng chợ Vĩnh Tân hiện nay. Sau khi chợ Vĩnh Tân khánh thành thì được xem là một trong những chợ khang trang nhất cấp xã. Ông Trần Văn Khoan, lúc đó là phó giám đốc ngân hàng và nay là phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, cũng mua kiốt ở chợ, buôn bán. Nhiều người dân ở nơi khác đến chợ kinh doanh. Từ đó cho đến nay, các tiểu thương ở chợ Vĩnh Tân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.

Chợ đi vào hoạt động được gần 15 năm thì xuống cấp, vào năm 2005, các tiểu thương đề nghị UBND xã nâng cấp chợ, kể cả phần khoán kiốt/sạp trước và sau khi nâng cấp. Ông Chủ tịch UBND xã Lại Việt Phái và bà Nguyễn Thị Sáng, giám đốc Doanh nghiệp Đức Lợi Thành, đứng ra tuyên bố nâng cấp chợ do doanh nghiệp bà Sáng đầu tư với mức giá kêu gọi các tiểu thương đóng góp kiốt là 30 triệu với diện tích khoảng 12m2, sạp là 20 triệu với diện tích khoảng 4m2 chưa tính thiết kế hệ thống thoát nước, mái che hành lang… Các khoản phát sinh này sẽ thu sau khi nâng cấp chợ. Dự án nâng cấp chợ do bà Sáng đầu tư có nhiều khuất tất và uẩn khúc không được ông Chủ tịch UBND xã giải đáp thắc mắc, khiến các tiểu thương không tin tưởng, lo lắng nên bà con không đồng tình nâng cấp chợ.

Chợ Vĩnh Tân đã xuống cấp nhưng nhà cầm không nâng cấp chợ theo lời yêu cầu của các tiểu thương

Chợ Vĩnh Tân đã xuống cấp nhưng nhà cầm không nâng cấp chợ theo lời yêu cầu của các tiểu thương

Chợ Vĩnh Tân mới nằm cách xa khu dân cư và giá sạp chợ quá cao nên tiểu thương nghèo không đủ tiền mua một cái sạp mới

Chợ Vĩnh Tân mới nằm cách xa khu dân cư và giá sạp chợ quá cao nên tiểu thương nghèo không đủ tiền mua một cái sạp mới

Các cửa hàng trong chợ mới phải đóng cửa vì không có khách

Các cửa hàng trong chợ mới phải đóng cửa vì không có khách

UBND xã và Doanh nghiệp Đức Lợi Thành vẫn quyết định xây dựng chợ Vĩnh Tân mới hiện nay trên khu đất của gia đình bà Giám đốc Sáng. Các tiểu thương đi kêu oan đến các cấp có thẩm quyền nhưng không được cấp nào giải quyết một cách thỏa đáng bởi vì họ được sự bao che của các quan chức cấp huyện như ông Võ Văn Nở, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, đã từ trần.

Hai năm sau, vào năm 2007, chợ Vĩnh Tân mới được xây dựng xong. Trong năm đó, vào tháng 11, ông Chủ tịch xã Lại Việt Phái ra thông báo đóng cửa chợ Vĩnh Tân cũ, cấm không cho các tiểu thương và người dân giao thương, nhằm gây áp lực di chuyển về chợ mới, cách chợ cũ khoảng 400m. Bà con tiểu thương kiên quyết không di dời chợ bởi vì đa số tiểu thương không đủ tiền để mua sạp chợ mới với giá từ 50 triệu – 100 triệu/1 sạp, kiốt từ 100 – 300 triệu/1 kiốt. Tại chợ mới, một số tiểu thương đã mua sạp/kiốt và trả trước 50% trị giá của một sạp/kiốt, nhưng chỉ buôn bán chưa đầy một tháng, họ đã phải bỏ sạp/kiốt vì địa điểm không phù hợp do  chợ không gần khu dân cư. Từ đó cho đến nay, chợ cũ các tiểu thương tự quản và vẫn buôn bán bình thường.

Lý do nhà cầm quyền đưa ra yêu cầu bà con tiểu thương dời chợ, bởi vì:

Thứ nhất, nhà cầm quyền di dời chợ là để xây dựng nhà văn hóa, trung tâm giáo dục cộng đồng chỉ là một cái cớ hợp thức hóa lấy đất chợ, buộc các tiểu thương di dời sang chợ mới. Xét một cách công bằng, xã còn nhiều đất, tại sao không sử dụng những khu đất khác để xây dựng nhà văn hóa mà bắt buộc phải sử dụng đất chợ? Lấy đất chợ gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế của bà con trong xã. Trong khi đó nhiều xã và nhiều nơi xây dựng nhà văn hóa, đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả đã phải khoán lại cho người dân làm nơi bán quán cà phê, hoặc nhà văn hóa để hoang, để cho dê, trâu, bò đến ở.

Thứ hai, nhà cầm quyền cho rằng, chợ Vĩnh Tân xuống cấp, trông nhếch nhác, không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy… Trong khi đó cơ sở UBND liên tục sửa chữa thậm chí đập đi đập lại xây dựng cái mới cả bạc tỷ thì tiền này ở đâu ra, ai đóng thuế nuôi các ông? Còn việc nâng cấp chợ Vĩnh Tân cũ các tiểu thương tự nguyện bỏ tiền ra nhưng các ông lại từ chối. Các ông cầm quyền thì muốn làm gì thì làm, xem dân không ra gì.

Từ năm 2007-2013, UBND xã liên tục đe dọa, cưỡng chế di dời chợ. Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra từ ngày 19-23.11.2013, từ 3 giờ sáng đến 20 giờ, nhà cầm quyền huy động lực lượng lớn công quyền bao gồm: CSGT, CSCĐ, công an, dân phòng, các cán bộ địa phương… đến cưỡng chế chợ nhưng các tiểu thương đoàn kết và kiên quyết giữ chợ cho đến cùng.

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân quyết tâm giữ chợ: chúng tôi vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn.

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân quyết tâm giữ chợ: chúng tôi vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn.

Suốt quãng thời gian đó, các tiểu thương tiếp tục đi khiếu kiện đến trung ương với mong muốn họ sẽ giải quyết nỗi oan khiên cho các tiểu thương. Nhiều đảng viên ở xã cảm thấy bất bình trong vấn đề giải tỏa đất đai và bồi thường không thỏa đáng cho các tiểu thương, họ đã lên tiếng và sau đó là bị trù dập, bị kỷ luật…

Vào tháng 5.2015, nhà cầm quyền đã giải tỏa 14 căn nhà/kiốt ngay trước mặt đường chợ Vĩnh Tân để làm đường với mức bồi thường đất rẻ mạt chỉ có 900 ngàn/1m2.

Sự việc tiếp tục lập lại vào những ngày đầu tháng 1.2016, nhà cầm quyền suốt ngày ra rả trên loa phát thanh rằng, vào đầu tháng 3.2016 họ sẽ lấy chợ.

Nhà cầm quyền không thể lấy đất chợ của chúng tôi vì đó là đất của chúng tôi qua suốt mấy chục năm qua do ông bà chúng tôi khai hoang và khai phá. Do đó, chúng tôi vì sự sống phải giữ chợ, không giữ được chợ thì mạng sống cũng chẳng còn.

Nhà cầm quyền bây giờ đòi lại đất chợ để xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, mà trước đây do người dân khai phá và hoán đổi cho nhà nước, thì bây giờ người dân có đòi lại đất của họ trước đây buộc phải hoán đổi hay không?  “Mạng sống cũng chẳng còn” nên không khí u ám bao trùm lấn át không khí “vui xuân, đón Tết” của bà con trong những ngày cận kề năm mới này!

Bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm